Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp & chuẩn mực kế toán công quốc tế:Khoảng cách và những việc cần làm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.14 KB, 4 trang )

Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp & chuẩn mực kế toán công quốc
tế:Khoảng cách và những việc cần làm
Tạp chí kế tóan, 05-10-2008. Số lần xem: 1987
Hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) công quốc tế do Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFA) ban
hành làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) ở các đơn vị trực thuộc
khu vực công. Theo đó, BCTC của từng đơn vị trong lĩnh vực công và BCTC hợp nhất của
Chính phủ đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực công đều phải lập và trình bày theo một khuôn
mẫu thống nhẩt cho phù hợp với hệ thống CMKT công quốc tế. Chế độ kế toán hành chính
sự nghiệp (HCSN) Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) ,
Luật Kế toán và các chính sách tài chính áp dụng cho đơn vị HCSN vẫn còn nhiều điểm khác
biệt so với hệ thống CMKT công quốc tế.
Thứ nhất , về hệ thống BCTC. Theo CMKT công quốc tế (IPSAS ) , các đơn vị hoạt động
trong lĩnh vực công hàng năm phải lập BCTC là những đơn vị kinh tế có thể sử dụng kinh
phí NSNN nhưng chịu sự kiểm soát của Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.Các đơn vị kinh tế thuộc lĩnh vực công phải lập BCTC theo IPSAS là các đơn vị hoạt
động theo nguyên tắc tự cân đối thu chi . Chênh lệch gữa các khoản thu ( bao gồm cả kinh
phí NS cấp ) đã sử dụng trong quá trình hoạt động là thặng dư hoặc thâm hụt thuần (doanh
nghiệp gọi là lãi, lỗ) của đơn vị trong kỳ kế toán . Theo đó , IPSAS quy định các đơn vị thuộc
lĩnh vực công hàng năm phải lập 4 BCTC để công khai là : Bảng cân đối kế toán để phản ánh
tình hình tài chính ; Báo cáo kết quả hoạt động để phản ánh quá trình hoạt động và xác
định thặng dư hoặc thâm hụt của đơn vị trong kỳ kế toán;Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ;
Thuyết minh BCTC.
Còn ở Việt Nam, chế độ kế toán HCSN quy định , các đơn vị HCSN ( là đơn vị thụ hưởng
NSNN chứ chưa phải là đơn vị kinh tế theo IPSAS và các đơn vị HCSN khác) phải lập 6 báo
cáo. Đó là, bảng cân đối tài khoản (mẫu B01-H) thực chất là một phương pháp kiểm tra của
kế toán.Bảng cân đối tài khoản không phản ánh được tình hình tài chính , thực trạng , tài
sản , nguồn vốn của đơn vị như đối với bảng cân đối kế toán.Do vậy, người sử dụng thông
tin không thấy được tài sản và nợ phải trả theo hai loại ngắn hạn và dài hạn cũng như cơ
cấu tài sản , nguồn vốn (phân theo 2 loại nợ phải trả và VCSH )của đơn vị.Báo cáo “Tổng
hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng “ (Mẫu B02-H ) ; “Báo cáo thu, chi
hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD”(Mẫu B03-H ) đế phản ánh tình hình hoạt động của


đơn vị HCSN.
Theo qui định tại IPSAS , đơn vị thuộc lĩnh vực công phải lập báo cáo kết quả hoạt động để
phản ánh thu, chi phát sinh trong quá trình hoạt động để xác định thặng dư hoặc thâm hụt
thuần của đơn vị trong kì kế toán.Còn theo Chế độ kế toán HCSN , toàn bộ các khoản kinh
phí đơn vị đã tiếp nhận và sử dụng trong kì kế toán được phản ánh riêng ở báo cáo B02-H.
Nếu thực hiện theo IPSAS , toàn bộ các khoản thu bao gồm cả số kinh phí đã tíêp nhận và
các khoản chi bao gồm cả số kinh phí đã sử dụng phát sinh trong kỳ được phản ánh vào báo
cáo kết quả hoạt động.Còn ở Việt Nam , toàn bộ các khoản thu , chi của đơn vị HCSN được
phản ánh ở 2 báo cáo riêng biệt trong đó , kinh phí đã tiếp nhận và sử dụng phản ánh ở báo
cáo B02-H; Các khoản thu , chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD phản ánh ở báo cáo
B03-H . Theo IPSAS , các đơn vị thuộc lĩnh vực công phải xác định thặng dư hoặc thâm hụt
thuần trên cơ sở so sánh chênh lệch các khoản thu , chi phát sinh trong kỳ .Cũng theo
IPSAS , các khoản thu chi phát sinh trong quá trình hoạt động cuả đơn vị được phản ánh
theo nguyên tắc cơ sở dồn tích .Còn theo qui định của Chế độ kế toán HCSN , toàn bộ quá
trình tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN và các khoản thu , chi của hoạt động sự nghiệp
được phản ánh về cơ bản theo nguyên tắc cơ sở tiền mặt , các khoản thu , chi của hoạt động
SXKD được phản ánh theo nguyên tắc cơ sở dồn tích.
Có thể nói , chỉ các nước phát triển mới có khả năng áp dụng ngay IPSAS vì bộ chuẩn mực
này được xây dựng trên cơ sở nền tài chính công ở các quốc gia phát triển ở mức độ cao,
trong đó , quan hệ NSNN với các đơn vị SN được thực hiện theo đơn đặt hàng , hoạt động sự
nghiệp của đơn vị này được coi là các dịch vụ công thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà
nước và khi hoàn thành nghiệm thu sẽ được Nhà nước thanh toán.Các đơn vị thuộc lĩnh vực
công ở các nước này là các đơn vị hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế , tự cân đối
thu, chi.
Quy định cuả IPSAS cho khu vực công là hoàn toàn phù hợp với các nước có nền kinh tế
phát triển , cũng như hệ thống CMKT quốc tế áp dụng cho khu vực tư nhân hoàn toàn phù
hợp với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển ở mức độ cao với loại hình DN chủ yếu
là công ty cổ phần niêm yết.Trong khu vực công , thể chế chính trị , quan hệ cấp phát ,
thanh toán giữa NSNN với các đơn vị thuộc lĩnh vực công và tài chính công giữa các quốc gia
còn nhiều khác biệt.

Thực tế ở Việt Nam , hệ thống BCTC của đơn vị HCSN theo qui định hiện hành đã đáp ứng
được yêu cầu quản lý nhà nước , phù hơp với Luật NSNN và các chính sách quản lý tài chính
đối với các đơn vị HCSN.Tuy nhiên , BCTC của đơn vị HCSN hiện nay mới chỉ là 1 bộ phận
cấu thành để tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách nhằm phục vụ điều hành ngân
sách của Quốc hội .BCTC của đơn vị HCSN hiện nay chưa phải là BCTC của 1 đơn vị kinh tế
bị kiểm soát , phục vụ cho việc hợp nhất BCTC của Chính phủ để công khai nhằm cung cấp
đầy đủ thông tin giúp cho tất cả công dân có thể kiểm tra , giám sát , đánh giá năng lực tài
chính và kết quả hoạt động của quốc gia trong từng năm tài chính.
Trong hệ thống BCTC của đơn vị HCSN hiện nay chưa có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .Do đó ,
để thực hiện được IPSAS thì việc đầu tiên bắt buộc phải tiến hành , đó là các quy định về
quản lý ngân sách và tài chính công phải được nghiên cứu , xem xét để ban hành cho phù
hợp với thong lệ chung của các nước. Tiếp đó , Việt Nam cần phải nghiên cứu nắm vững
IPSAS , học tập kinh nghiệm , cách làm các nước để nghiên cứu , ban hành Hệ thống CMKT
công sao cho phù hợp với thể chế chính trị , tính chất nhà nước , với đặc điểm và yêu cầu
quản lý kinh tế của Việt Nam.
Thứ hai , về đặc điểm đơn vị HCSN ở Việt Nam . Các đơn vị HCSN ở Việt Nam hiện đang
thực hiện nhiều hoạt động SXKD và đầu tư tài chính dưới nhiều hình thức khác nhau, chưa
được qui định đầy đủ , nên không có cơ sở để qui định về kế toán . Các hoạt động SXKD và
đầu tư tài chính đang diễn ra ở các đơn vị HCSN chưa có hướng dẫn như: kế toán doanh thu
cung cấp dịch vụ (đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ như dịch vụ KHKT… ) ; kế
toán chi phí đi vay , hang tồn kho , thuê tài sản , các khoản dự phòng , công cụ tài chính.
Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quỳên tự chủ , tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ , tổ chức bộ máy , biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập quy định : Đơn vị HCSN của các hoạt động liên doanh, liên kểt cần thực
hiện theo qui định Chuẩn mực số 07-Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết, Chuẩn
mực 08 – Thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh ( ban hành theo Quyết định
số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ tài chính) là Chuẩn mực kế toán doanh
nghiệp nên không phù hợp với CMKT số 07,08 hướng dẫn về hoạt động liên doanh , liên kết
của IPSAS áp dụng cho khu vực công.

Từ việc quy định gượng ép như vậy nên các đơn vị HCSN thực hiện không thống nhất , các
cơ quan nhà nước không có căn cứ xử lý khi kiểm tra , kiểm toán.Do vậy , trong thời gian
sớm nhất , Việt Nam cần nghiên cứu , xây dựng để ban hành ngay 1 số Chuẩn mực kế toán
công trên cơ sở IPSAS nhưng phù hợp với điều kiện của Việt Nam làm cơ sở pháp lý cho việc
hướng dẫn kế toán như : Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho , doanh thu bán hang và cung
cấp dịch vụ , hơp đồng xấy dựng , thuê tài sản , chi phí đi vay , kế toán các khoản đầu tư
vào công ty liên kết , thông tin tài chính về các khoản vốn góp lien doanh.
Thứ ba , về lập báo cáo tài chính hợp nhất.Theo chuẩn mực kế toán công quốc tế , đơn vị
kinh tế (đơn vị báo cáo )là một hoặc một nhóm đơn vị kiểm soát và một hoặc nhiều đơn vị bị
kiểm soát : đơn vị kiểm soát phải lập BCTC hợp nhất của các đơn vị bị kiểm soát. Để lập
BCTC hợp nhất , đơn vị kiểm soát phải xác định các đợn vị bị kiểm soát.Theo IPSAS , kiểm
soát là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị nhằm thu được lợi
ích từ hoạt động của các đơn vị đó và đơn vị phải có quyền kiểm soát theo qui định của pháp
luật hoặc theo những thoả thuận chính thức , như : Đơn vị có thẩm quyền quyết định thành
lập và chi phối các chính sách tài chính và hoạt động ; có quyền giải thể , thu hồi , xử lý tài
sản và có trách nhiệm về các khoản nợ phải trả của các đơn vị khi giải thể .
Như vậy theo IPSAS , chính phủ và từng Bộ , ngành , tỉnh , thành phố … đều là các đơn vị
kinh tế , đều phải lập BCTC trên cơ sở hệ thống CMKT công . BCTC của Chính phủ theo
IPSAS phải được hợp nhất từ BCTC của tất cả các đơn vị trung gian do Chính phủ kiểm soát
, trong đó , bào gồm cả đơn vị được hoặc không được Nhà nước cấp kinh phí , vốn ; đơn vị
có thể hoạt động độc lập không được Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định thành lập hoặc giải thể… Các đơn vị chịu sự kiểm soát của Chính phủ phải được
hợp nhất vào BCTC của Chính phủ.
Trong xu thế hội nhập , các quốc gia phải lập BCTC hợp nhất cho toàn bộ lĩnh vực công theo
khuôn mẫu thống nhất của IPSAS để phản ánh tình hình tài chính , kết quả hoạt động và
xác định thặng dư , thâm hụt cho từng năm để có thể so sánh trên phạm vi toàn cầu theo 1
tiêu chí chung nhất . BCTC của từng quốc gia không phù hợp với CMKT công quốc tế thì
không thể so sánh và khó có thể thừa nhận của quốc tế đối với quốc gia . Điều này không
chỉ là sự cần thiết , yêu cầu của hoạt động kinh tế , đầu tư đa quốc ga mà quan trọng hơn là
việc công bố các thông tin minh bạch sẽ tạo ra lợi thế cho các khoản đi vay , cho vay giữa

các quốc gia và với các tổ chức quốc tế .
Tuy nhiên , ở Việt Nam , việc lập Báo cáo quyết toán NS để phục vụ điều hành ngân sách
của Quốc hội đã quá quen thuộc , cong việc lập BCTC cho toàn bộ khu vực công theo hệ
thống CMKT công còn quá xa lạ . Các khái niệm về khu vực công và sử dụng trong CMKT
công còn quá xa lạ và phức tạp với Việt Nam .Như đơn vị kinh tế trong lĩnh vực công phải
lập BCTC ; BCTC hợp nhất ; đơn vị kiểm soát ; đơn vị bị kiểm soát ; kiểm soát vì mục đích
BCTC ; lợi ích và sở hữu của cổ đông thiểu số ; hoạt động liên doanh liên kết giữa các chính
phủ của các nước ; hoạt động đầu tư , kể cả đầu tư của Nhà nước đã vượt ra ngoài biên giới
quốc gia.
Khoảng cách giữa chế độ Kế toán HCSN Việt Nam với CMKT công quốc tế là khá lớn.Do đó ,
ban hành CMKT công là việc cần phải làm ngay. Để làm được điều đó phải chuyển biến về
nhận thức; phải đổi mới phương thức quản lý NSNN.
TS Hà Thị Ngọc Hà-Bộ Tài chính (Tạp chí Kế toán)

×