Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Khám phá bí mật bầu khí quyển của một hành tinh ngoại hệ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.12 KB, 2 trang )

Khám phá bí mật bầu khí quyển của một hành
tinh ngoại hệ
Tác giả: Thohry
18/12/2007
Bằng cách sử dụng kính thiên văn vũ trụ Hubble của Nasa và Esa, một
nhóm các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên phát hiện ra bằng chứng rõ
ràng về các đám sương mù trong bầu khí quyển một hành tinh ngoại hệ
quay xung quanh một ngôi sao xa xôi.
Các quan sát được thực hiện đúng thời gian hành tinh khổng lồ có mã
số HD 189733b đi ngang qua trước mặt ngôi sao mẹ của nó. Khi chùm
ánh sáng của ngôi sao mẹ đâm xuyên qua tầng khí quyển của hành tinh, các chất khí trên đó ‘đánh dấu’ sự
có mặt của mình vào ngay luồng ánh sáng của ngôi sao mẹ.
Hành tinh này thuộc dạng “sao Mộc nóng”, nó bay rất gần với ngôi sao chủ và có kích thước lớn hơn cả sao
Mộc (thật). Do bay quá gần ngôi sao mẹ, lớp khí quyển xung quanh hành tinh này có nhiệt độ lên tới 700 độ
C. Bằng cách đo sự biến động của ánh sáng của ngôi sao khi hành tinh này đi ngang qua, các nhà khoa
học nhận thấy rằng HD 189733b không hề có bất cứ một mặt trăng hay vành vật chất tương tự như sao
Thổ nào.
Ống kính ACS kết hợp với một thiết bị tán sắc đặc biệt (grism) đã cho phép các nhà khoa học đo được rất
chính xác phổ của hành tinh HD 189733b, và do đó có thể kết luận được về thành phần bầu khí quyển của
hành tinh này. Độ chính xác tuyệt vời của phương pháp này chỉ có thể thực hiện được ngoài vũ trụ (do
không bị nhiễu xạ bởi bầu khí quyển Trái đất). Ngoài ra, thực tế HD 189733b là một hành tinh lớn, bay xung
quanh một ngôi sao khá nhỏ (khoảng 76% Mặt trời của chúng ta) cũng là một nguyên nhân dẫn tới thành
công của phương pháp đo.
Ở những điểm phổ mà các nhà khoa học đoán rằng sẽ xuất hiện các nguyên tố Na, K và H2O thì lại hoàn
toàn không có. So sánh các kết quả đo phổ trên với phổ đặc trưng của chính hành tinh này cho phép các
nhà khoa học kết luận rằng trong bầu khí quyển của HD 189733b tồn tại một lớp sương mù dầy , kéo suốt
độ cao khoảng 1000km. Như vậy bầu khí quyển ở đây sẽ luôn phủ màn sương giống như bầu trời đỏ rực
của thủ đô Aten lúc hoàng hôn (xem ảnh), hoặc giống như sao Kim hoặc mặt trăng Titan của sao Thổ trong
hệ Mặt trời. Theo các nhà khoa học, bản chất màn sương này là do các hạt ôxít sắt, silicat hay ô xít nhôm
rất nhỏ (nhỏ hơn 1 micromet) bị ngưng tụ tạo thành.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đo đạc và tính toán sự dao động về độ sáng của ngôi sao mẹ qua những


lần quan sát khác nhau, từ đó suy ra trên ngôi sao này có tồn tại các “vết đen sao” tương tự như vết đen
Mặt trời. Các vết đen này chiếm khoảng vài phần trăm diện tích bề mặt ngôi sao và có nhiệt độ thấp hơn
những khu vực bình thường khác khoảng 1000 độ C. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một vết đen sao có
đường kính lớn hơn 80000 km trên bề mặt của HD 189733 - ngôi sao chủ của hành tinh HD 189733b.
Theo Hubblesites
Minh họa hành tinh HD 189733b đang đi ngang qua ngôi sao mẹ
Hoàng hôn đỏ ở Aten - Hy lạp

×