Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế biển ở huyện quảng xương tỉnh thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.86 KB, 96 trang )

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp Đại học là một cơ hội để sinh viên chúng tôi
nghiên cứu khoa học, tìm tịi tri thức, nhất là lại được tìm hiểu ở chính q
hương của mình lại càng là một may mắn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước
đầu tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên tôi gặp rất nhiều
khó khăn trong q trình thực hiện đề tài.
Để hồn thành khóa luận này ngồi sự nỗ lực, cố gắng của bản, tơi
cịn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Địa Lý, các cấp
chính quyền huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa), Sở Nơng nghiệp huyện
Quảng Xương, các xã ven biển của huyện..., gia đình và tập thể lớp 48A Địa
lý Trường Đại Học Vinh.
Trước tiên tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
cô giáo - Thạc sỹ Hoàng Phan Hải Yến - người đã tận tâm, tận lực giúp đỡ
và hướng dẫn tơi trong q trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp. Đồng
thời, tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa lý đã giúp đỡ tơi
trong việc hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các cấp ban ngành của UBND huyện Quảng Xương,
sở Nông nghiệp và các xã ven biển...đã nhiệt tình giúp đỡ tơi thu thập nguồn
tài liệu phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình đã hỗ trợ tơi rất nhiều trong
q trình làm khóa luận.
Do hạn chế của trình độ bản thân, thời gian và phương tiện nghiên
cứu nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự
quan tâm góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.
Đại học Vinh, tháng 5/2011
Người thực hiện

Nguyễn Thị Gấm



CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH
GTVT
TTCN
VLXD
CN-XDCB
NTTS
UBND
BCĐ

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Giao thông vận tải
Tiểu thủ công nghiệp
Vật liệu xây dựng
Công nghiệp - xây dựng cơ bản
Nuôi trồng thủy sản
Ủy Ban Nhân Dân
Ban chỉ đạo


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Diện tích, dân số của cả nước và vùng ven biển
năm 2009.

25

Bảng 1.2 Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản Việt Nam
giai đoạn 2005 – 2009.
26

Bảng 1.3 Khối lượng hàng hố thơng qua các cảng biển Việt
Nam do Trung ương quản lý, giai đoạn 2000 – 2008.
32
Bảng 1.4 Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển của
ngành vận tải biển Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009.
33
Bảng 2.1 Quy mô GDP và GDP/người của huyện Quảng Xương.
50
Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế huyện
Quảng Xương qua các thời kỳ.
51
Bảng 2.3 Tỷ trọng ngành thủy sản Quảng Xương.
52
Bảng 2.4 Sản lượng và cơ cấu hải sản khai thác huyện Quảng Xương. 57
Bảng 2.5 Sản lượng và giá trị nuôi trồng thủy sản huyện Quảng Xương. 59


DANH MỤC BẢN, BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1.1: Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản Việt Nam
giai đoạn 2000 - 2009.
Biểu đồ 1.2: Tình hình khai thác và xuất khẩu dầu thô của
Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GDP 2000.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu GDP năm 2009.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu GDP ngành nông - lâm - thủy sản của huyện
Quảng Xương năm 2009.
Biểu đồ 2.4 : Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản Quảng Xương
(2005 - 2009).
Biểu đồ 2.5: Sản lượng và giá trị khai thác thủy sản huyện

Quảng Xương giai đoạn 2005 - 2009.
Biểu đồ 2.6: Diện tích ni trồng thủy sản của huyện Quảng Xương
giai đoạn 2005 - 2009.
Bản đồ
: Bản đồ hành chính huyện Quảng Xương

27
29
51
51
53
53
56
59


MỤC LỤC
Trang
Bảng 1.4. Khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển của ngành vận tải biển
Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009.................................................................................37


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện thế giới ngày nay, dân số tăng nhanh, q trình đơ
thị hoá quá mức, các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt,…
thì “tiến ra biển” đang là một xu thế tất yếu - một sự lựa chọn đúng đắn và
hợp lý của nhân loại. Vì vậy, thế kỷ XXI được coi là “thế kỷ của biển và
đại dương”. Tất cả các quốc gia có biển và khơng có biển đều coi “hướng
ra biển” là một chiến lược hàng đầu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế

đất nước.
Việt Nam - quốc gia đứng thứ 27 trong tổng 156 quốc gia có
biển trên thế giới. Vị trí và tiềm năng vùng biển nước ta trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước là vô cùng to lớn và trọng yếu. Đó là vùng
cửa mở cho nước ta tiến ra biển khơi, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, hội
nhập quốc tế, đấu tranh bảo vệ an ninh, chủ quyền của đất nước. Nhận thức
rõ vai trò của biển và kinh tế biển, Chỉ thị 20-CT/TW của Bộ Chính trị chỉ
rõ: “Vùng biển, ven biển và hải đảo là địa bàn chiến lược, có vị trí quyết
định đối với sự phát triển của đất nước ta. Cần phát huy mọi tiềm năng và
lợi thế của vùng biển, ven biển và hải đảo cùng với sức mạnh của cả nước
để xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển và kinh tế biển, có
cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu với một số ngành mũi nhọn, làm động
lực thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI cũng khẳng định “Phát triển mạnh kinh tế biển xứng với vị
thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế với đảm bảo quốc
phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển. Phát triển nhanh một số khu
kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành cơng nghiệp
năng lượng, đóng tàu, xi măng, chế biến thủy sản chất lượng cao... Đẩy
nhanh tốc độ đơ thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế
tiến ra biển gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các
ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ
nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải... Phát triển cảng biển, dịch vụ cảng và
vận tải biển, sông - biển; phát triển các đội tàu, cơng nghiệp đóng mới và
sửa chữa tàu biển... Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và

6


lợi thế của từng đảo” (Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG - Sự thật. 2011. Tr 121 - 122).

Cũng như các địa phương có biển, trong những năm qua huyện
Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung đầu tư khai thác các
nguồn lực của biển và ven biển. Kinh tế biển đã từng bước khẳng định
được vị trí, vai trị quan trọng trong nền kinh tế và được coi là mũi nhọn
trong phát triển kinh tế của huyện.
Là một sinh viên ngành Địa lý, khi bắt đầu cơng tác nghiên cứu khoa
học, tơi ln mong muốn mình sẽ có một đề tài nghiên cứu về quê hương,
về mảnh đất mình đã sinh ra và lớn lên. Nhận thấy những tiềm năng kinh
tế biển của huyện Quảng xương rất lớn, nhưng thực trạng khai thác tiềm
năng còn nhiều hạn chế, tơi đã quyết định chọn đề: “Phân tích tiềm năng và
thực trạng phát triển kinh tế biển ở huyện Quảng Xương”. Với mong muốn
rằng mình có thể góp một phần nhỏ vào sự phát triến kinh tế của quê
hương.
2. Mục tiêu của đề tài
Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế biển để vận dụng vào
phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế biển huyện Quảng
Xương, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế biển của huyện
trong tương lai.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài tập trung giải quyết ba nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế biển.
- Đánh giá ảnh hưởng của các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội và
phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển huyện Quảng Xương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế biển huyện Quảng
Xương đến năm 2020.
4. Giới hạn đề tài
Về nội dung:
- Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội
đến phát triển kinh tế biển huyện Quảng Xương.


7


- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển huyện Quảng Xương ở
các ngành nông - lâm - ngư nghiệp (khu vực I), công nghiệp (khu vực II),
dịch vụ (khu vực III).
Về lãnh thổ:
- Tập trung vào vùng biển và ven biển, đặc biệt là các xã giáp biển
của huyện Quảng Xương.
Về thời gian:
- Đề tài tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2000 2010.
5. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm tổng hợp
Mọi sự vật và hiện tượng địa lý đều tồn tại và phát triển trong một
không gian lãnh thổ nhất định, các đối tượng nghiên cứu đều có mối quan
hệ, tác động qua lại, mối quan hệ nhân quả trong quá trình phát triển. Khoa
học địa lý tìm ra các tác động đó để thấy được các quy luật cũng như dự
kiến sự phát triển của chúng.
Kinh tế biển là một bộ phận quan trọng trong sự phát triển của nền
kinh tế. Bởi vậy, nghiên cứu kinh tế biển là nghiên cứu mối quan hệ tương
tác giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong một phạm vi lãnh thổ
nhất định, từ đó thấy được hiện tượng trong các mối liên hệ khái quát, tổng
hợp.
- Quan điểm lãnh thổ
Mọi sự vật và hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định.
Vì vậy, cần phải gắn đối tượng nghiên cứu với khơng gian xung quanh mà
nó đang tồn tại. Bởi vậy, khi nghiên cứu kinh tế biển Quảng Xương phải
được đặt trong sự phát triển kinh tế của toàn huyện và cả tỉnh Thanh Hóa.
- Quan điểm hệ thống
Để đảm bảo tính hệ thống, làm cho q trình nghiên cứu trở nên

lôgic, thông suốt và sâu sắc, kinh tế biển Quảng Xương phải đặt trong mối
quan hệ với hệ thống lớn hơn là kinh tế biển Thanh Hóa và khu vực ven
biển Bắc Trung Bộ, để thấy được mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố với
nhau trong cùng một hệ thống và giữa các hệ thống, từ đó có thể đánh giá
chính xác vấn đề cần nghiên cứu.
8


- Quan điểm lịch sử
Mọi sự vật, hiện tượng địa lý đều có nguồn gốc phát sinh, phát triển
riêng, quá trình nghiên cứu phải đặt các đối tượng vào các quan hệ trong sự
vận động và hoàn cảnh cụ thể. Chính vì vậy, vận dụng quan điểm này ta
thấy được thực trạng phát triển kinh tế biển của huyện Quảng Xương. Từ
đó đánh giá được những khả năng, triển vọng phát triển của biển trong hiện
tại và đề ra được những giải pháp phát triển và định hướng phát triển trong
tương lai.
- Quan điểm phát triển bền vững
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là một nguồn lực quan
trọng cho các ngành kinh tế phát triển. Đồng thời, hoạt động kinh tế đã tác
động không nhỏ đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Cả hai
yếu tố này luôn kết hợp với nhau trong thế vận động, biến đổi với mục tiêu
chung là hình thành một nền kinh tế hoàn thiện và hợp lý trên cơ sở phát
triển theo hướng bền vững. Chính vì vậy, ta cần phải nắm rõ mối quan hệ
này để thấy được tầm quan trọng của nguồn lực tự nhiên đối với sự phát
triển kinh tế biển, nhưng mặt khác phải có các giải pháp hiệu quả để khai
thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái phục vụ
cho mục đích phát triển bền vững.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Để đánh giá chính xác sự phát triển kinh tế biển thì chúng ta phải sử

dụng rất nhiều các chỉ tiêu kinh tế khác có liên quan. Trong q trình làm
luận văn, tôi đã tiến hành thu thập số liệu, tài lịêu từ nhiều nguồn khác
nhau: từ các phòng ban, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Quảng Xương…, từ các phương tiện thông tin đại chúng như Iternet, các
tạp chí kinh tế, tạp chí nơng nghiệp, tạp chí thuỷ sản; từ thư viện Đại học
Vinh…
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Để có sự đánh giá và nhìn nhận khách quan về vấn đề nghiên cứu,
ngoài việc thu thập số liệu, tơi cịn tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát trên
địa bàn dải ven biển. Qua đó, bổ sung thêm kiến thức thực tế và sưu tầm
hình ảnh minh hoạ cho luận văn của mình thêm tính thuyết phục.
9


- Phương pháp thống kê toán học
Những số liệu thu thập được thường không đủ cung cấp chỉ tiêu cho
nghiên cứu. Vì vậy, trên cơ sở số liệu đã thu thập,sử dụng phương pháp
thống kê toán học và một số phương pháp tính đơn giản để tìm ra các chỉ
tiêu, thông số cần thiết phục vụ cho nội dung đề tài.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Từ các số liệu, tài liệu đã thu thập, tôi sử dụng phương pháp phân
tích, so sánh, tổng hợp để đánh giá, phát hiện vấn đề. Đáng chú ý tôi sử
dụng phương pháp phân tích S.W.O.T(điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức).
- Phương pháp bản đồ
Trên cơ sở thống kê về các ngành kinh tế biển Quảng Xương, về
kinh tế- xã hội của các xã ven biển và sử dụng bán đồ nền là bản đồ hành
chính, bản đồ địa hình huyện Quảng Xương để thành lập bản đồ chuyên đề
thể hiện tiềm năng và hiện trạng phát triển các ngành kinh tế biển của
huyện.

7. Những đóng góp chính của luận văn
- Luận văn đã tổng quan một số lí luận và thực tiễn về phát triển kinh
tế biển.
- Làm rõ những lợi thế, thách thức và thực trạng phát triển các ngành
kinh tế biển của huyện Quảng Xương.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng phát
triển kinh tế biển của Quảng Xương.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của đề tài được trình bày
trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế biển.
- Chương 2: Nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế biển huyện
Quảng Xương.
- Chương 3: Các giải pháp phát triển kinh tế biển huyện Quảng
Xương đến năm 2020.

10


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ BIỂN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về kinh tế biển
Biển và đại dương thế giới chiếm 71% diện tích bề mặt Trái đất (361
triệu km2/510 km2), xét về nhiều mặt, tiềm năng biển cả lớn hơn nhiều so
với đất liền, song do đặc thù môi trường mà việc khai thác sử dụng tài
nguyên này còn nhiều hạn chế. Từ xa xưa, loài người đã biết sử dụng biển
cho những mục đích khác nhau phục vụ đời sống. Thuật ngữ: “kinh tế
biển” cũng ra đời gần với những hoạt động khai thác biển của con người.

Thực tế thì hoạt động kinh tế biển đã có từ khi lồi người xuất hiện
trên Trái Đất, tuy nhiên do trình độ khoa học và cơng nghệ cịn thấp, tiềm
năng của biển chưa được quan tâm đánh giá đầy đủ nên nó hồn tồn phát
triển một cách tự phát với cơ cấu đơn điệu. Dần dần nhận thức của con
người về tiềm năng biển cả ngày càng được thay đổi, khoa học kĩ thuật về
biển đạt đến trình độ cao, con người đã tăng cường các hoạt động không
chỉ khai thác các nguồn lợi hải sản của biển, đại dương mà còn sử dụng cả
những nguồn lợi phi sinh vật, những nguồn lợi ở đáy đaị dương (khoáng
sản, bùn biển…), các nguồn năng lượng (sóng, thuỷ triều, gió, nước nặng,
địa nhiệt…), tài nguyên du lịch biển, khai thác các đảo… thậm chí xây
dựng cả những hịn đảo nhân tạo trên biển (như ở Nhật Bản)… từ đó tạo
nên tính đa dạng của các hoạt động kinh tế ở biển.
Như vậy, kinh tế biển được hiểu là một phức hợp những ngành được
phát triển và phân bố trên những dải ven biển, biển và hải đảo, dựa vào việc
sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các tiềm năng, nguồn lợi của biển.
Về cơ cấu ngành, kinh tế biển bao gồm: khai thác, ni trồng hải sản,
du lịch biển khai thác khống sản, giao thơng vận tải biển,kinh tế biển,
đóng tàu…
Về cơ cấu lãnh thổ, theo nghĩa rộng, kinh tế biển bao gồm: kinh tế
ven biển, kinh tế biển và kinh tế đảo.

11


Kinh tế biển là một phức hợp các ngành kinh tế khá phức tạp cả về
phương diện ngành và lãnh thổ. Kinh tế biển cùng với kinh tế đất liền là
một bộ phận hữu cơ hợp thành nền kinh tế quốc dân. Nó bao gồm hệ thống
đầy đủ các phân ngành từ công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải đến
du lịch, thương mại. Vì vậy, kinh tế biển muốn phát triển phải có sự liên
kết chặt chẽ với kinh tế đất liền, gắn với cơ sở hạ tầng trên đất liền - nơi

cung cấp cho biển nguồn lao động, các phương tiện kỹ thuật, nơi chế biến,
tiêu thụ các sản phẩm của biển. Trình độ khai thác tài nguyên biển được
quyết định phần lớn trình độ phát triển lực lượng sản xuất trên đất liền.
1.1.2. Cơ cấu kinh tế biển
Khi hiểu biết của con người về biển còn hạn chế thì hoạt động khai
thác biển cũng hồn tồn mang tính chất tự phát với sự đơn điệu về số
lượng ngành, chủ yếu là hoạt động đánh bắt hải sản mang tính chất “săn
bắt, hái lượm” và hoạt động vận tải biển chưa có gì đáng nói. Bằng những
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong đó có tiến bộ trong
khoa học nghiên cứu về biển, xuất phát từ nhu cầu về nguyên liệu cho sản
xuất và từ những vấn đề nảy sinh, con người đã tiến hành chinh phục biển
cả với những hoạt động hết sức đa dạng tạo nên một hệ thống các ngành
kinh tế biển phức tạp mà qua tổng kết của nhiều hội nghị quốc tế về biển,
cấu trúc kinh tế biển được xác định gồm các chun ngành chính sau:
-Khai thác, ni trồng hải sản.
-Khai thác khống sản.
-Kinh tế cảng.
-Kinh tế đóng tàu.
-Giao thơng vận tải biển.
-Du lịch biển.
Các nước có biển trên thế giới tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể về tiềm
năng biển, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mình mà xác định một
cơ cấu kinh tế phù hợp với ngành nào là chủ chốt. Ví dụ: Hà Lan, Xingapo,
Nhật Bản… nhờ những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, địa mạo bờ biển
mà có phương hướng phát triển trọng điểm với ưu tiên số một dành cho
kinh tế cảng, kinh tế vận tải biển. Đối với các nước đang phát triển ở trình
độ khai thác biển cịn thấp như Việt Nam thì việc xác định phương hướng
12



trọng điểm, thứ tự ưu tiên là vấn đề rất quan trọng trong việc đẩy mạnh
phát triển kinh tế biển.
1.1.3. Vai trò kinh tế của biển và đại dương
Trong thời đại hiện nay, khi dân số ngày càng tăng lên, q trình
cơng nghiệp hố - hiện đại hố phát triển mạnh đã và đang làm cho tài
nguyên trên đất liền ngày càng trở nên khan hiếm. Để giải quyết những vấn
đề toàn cầu về lương thực - thực phẩm cũng như nguyên nhiên liệu và năng
lượng thì nhân loại buộc phải chọn cho mình một con đường khơn ngoan
hơn là “tiến ra biển”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật trong
những thập kỉ gần đây đã cho phép lồi người có thể khai thác, sử dụng
nhiều loại tài nguyên của biển và thế kỉ XXI được dự đoán sẽ thực sự là
‘‘thế kỉ của biển và đại dương” .
Mặc dù biển và đại dương chiếm tứi 3|4 diện tích bề mặt trái đất
nhưng khơng phải quốc gia nào cũng có biển, những nước khơng có biển
đó là một thiệt thịi vì tiềm năng biển cả là vơ cùng lớn.
- Biển là cái nôi của sự đa dạng sinh học. Người ta đã xác định biển
có 18 vạn loài động vật và 2 vạn loài thực vật, khả năng sản xuất của biển
và đại dương khoảng 500 tỷ tấn sinh khối/năm. Theo FAO, biển có khả
năng khai thác 100 triệu tấn cá/năm, hiện nay sản lượng khai thác cá biển
hàng năm của toàn thế giới ước đạt khoảng 80 triệu tấn/năm, song thực ra
người ta mới chỉ đánh cá ở 1/10 số vùng có thể đánh bắt được và chỉ đánh
cá ở lớp nước không sâu lắm. Như vậy, biển vẫn còn tiềm năng rất lớn về
hải sản mà con người chưa khai thác hết.
- Biển rất giàu tài ngyên khoáng sản. Trong biển chứa gần như tất cả
các loại tài nguyên khoáng sản đã phát hiện trên đất liền. Trong nước biển
có ít nhất 50 ngun tố hố học khác nhau kể cả những chất q hiếm như
vàng, bạc, chất phóng xạ,… Chỉ riêng về muối ăn, hằng năm biển cung cấp
khoảng một nửa sản lượng muối ăn cho tồn thế giới, nước biển cịn rất sẵn
kim loại Magiê (chiếm tới 99% trữ lượng của thế giới) là một kim loại rất
bền, dẻo dùng trong công nghệ sản xuất máy bay và tên lửa. Dầu mỏ và khí

đốt tiềm tàng dưới đáy biển một trữ lượng lớn, theo đánh giá của Viện
nghiên cứu dầu mỏ Pháp, trữ lượng dầu mỏ đã thăm dò của thế giới là 95 tỷ

13


tấn, khí thiên nhiên là 98,5 nghìn tỷ m3, trong đó 26% lượng dầu và 25%
lượng khí phân bố ngồi biển.
Ngồi ra, dọc ven bờ đáy biển cịn phát hiện nhiều mỏ cuội kết đa
kim lớn tồn tại dưới dạng thể rắn và bùn nhão với trữ lượng rất lớn. Các mỏ
ven bờ bao gồm nhiều loại chủ yếu để làm vật liệu xây dựng như cát, thạch
anh, đá kim cương, kim hồng thạch,… Dưới đáy đại dương có nhiều mỏ
cuội kết Mangan với tổng trữ lượng khoảng 400 tỷ tấn, đồng 8,8 tỷ tấn,
coban 5,8 tỷ tấn, niken 16,4 tỷ tấn và nhiều kim loại khác như kẽm, chì,
thiếc…
- Biển và đại dương tiềm tàng những nguồn năng lượng lớn. Năng
lượng từ dịng chảy (khoảng 5 tỷ kw), sóng (khoảng 2 - 3 tỷ kw), thuỷ triều
(1tỷ kw), chênh lệch (2,2 tỷ kw), chênh lệch (2,6 tỷ kw)… Đây là những
nguồn tài ngun vơ tận mà lồi người chưa sử dụng được nhiều.
- Biển và đại dương là tạo điều kiện thuận lợi để phát triển giao
thông vận tải. Vận tải biển có chi phí giảm hơn rất nhiều so với các loại
hình vận tải khác. Hiện nay giao thơng vận tải biển chiếm giữ vai trị quan
trọng trong quan hệ thương mại quốc tế, có tính chất sống còn đối với một
số quốc đảo. Tổng khối lượng vận tải đường biển hiện nay đạt 16 tỷ tấn/
năm chiếm 3,4 tổng khối lượng hàng hoá trao đổi của thế giới. Sự hình
thành các đường giao thơng biển quốc tế còn tác động mạnh mẽ tới cục
diện địa lý - kinh tế - chính trị và xu thế tồn cầu hoá của thế giới ngày nay.
- Biển là một yếu tố quan trọng tạo ra môi trường tự nhiên. Biển có
ảnh hưởng mạnh mẽ tới các yếu tố tự nhiên khác như khơng khí, đất đai
vùng dun hải, các sơng hồ và các vịnh. Biển đóng một vai trị quan trọng

trong chu trình sinh - địa - hố tạo ra các yếu tố phục vụ cho đời sống con
người như nước, cacbon, lưu huỳnh, phốt pho, ôxi và nitơ. Biển cịn đóng
vai trị là bộ máy tiếp ơxi cho khí quyển, nơi hấp thụ khí thải cacbon, là
nguồn cung cấp liên tục và thường xuyên lượng nước ngọt. Biển còn là nơi
hấp thụ chuyển hoá các loại chất thải mà nếu khơng có biển thì hành tinh
của chúng ta sẽ ngập trong bãi rác.
- Trong kết cấu lãnh thổ của môi trường biển vùng ven biển là một bộ
phận vô cùng quan trọng xét cả về tiềm năng và điều kiện kinh tế - xã hội.
Vùng ven biển được xác định là bàn đạp để tiến ra biển. Đây là những khu
14


vực thu hút mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của con người, trung tâm kinh
tế - xã hội của thế giới, khoảng 95 % lượng cá đánh bắt của thế giới khai
thác từ các vùng ven biển, khoảng 60% dân số thế giới sống tại các vùng
ven biển, 2/3 số thành phố trên thế giới có số dân trên 2,5 triệu người cũng
nằm ở vùng ven biển.
Nguồn lợi to lớn của biển và đại dương đã khẳng định vai trị của nó
đối với đời sống con người. Tài ngun biển ngày nay đã và đang được
khai thác ngày càng mạnh phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Sự
đa dạng về các loại tài nguyên là cơ sở để hình thành và phát triển hệ thống
các ngành kinh tế biển. Hầu hết các ngành kinh tế biển là những ngành
được xác định là mũi nhọn, là động lực của nền kinh tế các quốc gia có
biển.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế biển.
Biển được coi là ”mặt tiền” lớn của một quốc gia. Vì vậy, trong quá
trình phát triển thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế
- xã hội. Với việc nắm bắt các lợi thế và hạn chế những khó khăn của các
yếu tố nêu trên sẽ tạo nên sự phát triển bền vững và lâu dài.
1.1.4.1. Vị trí địa lý

Vị trí địa lý của lãnh thổ với đất liền, với biển, với các quốc gia trong
khu vực và nằm trong một đới tự nhiên nhất định sẽ có ảnh hưởng tới
phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế, tới việc trao đổi và phân công
lao động ở vùng biển và ven biển.
Việt Nam là một quốc gia bán đảo, nằm ở rìa phía Đơng của bán đảo
Đơng Dương, thuộc bờ Tây Thái Bình Dương, gần trung tâm khu vực
Đơng Nam Á.
Với vị trí địa lý như vậy, Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế
phát triển năng động nhất thế giới, đó là khu vực Đông Nam Á, lại giáp với
Trung Quốc, gần các NIE châu Á, nằm gần Nhật Bản. Trong hai thập kỷ
qua, đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới (từ 6% 10%) đã tạo điều kiện thuận lợi và những cơ hội lớn để các vùng giáp biển
có thể tiếp thu kinh nghiệm quý báu cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng
thời có thể tranh thủ tối đa nguồn vốn, kỹ thuật - công nghệ hiện đại từ các

15


nước trên, là thị trường quan trọng để xuất khẩu các mặt hàng đặc trưng
của biển.
Việt Nam còn được xác định là nằm ở ranh giới trung gian, nơi tiếp
giáp giữa các lục địa (châu Á và châu Đại Dương) và giữa các đại dương
(Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương), nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải
và hàng không huyết mạch của thế giới đã tạo ra những điều kiện thuận lợi
để vùng biển có thể phát triển đẩy đủ các loại hình giao thơng như đường
bộ, đường sắt, đường biển,
đường hàng không và đặc biệt là điều kiện quan trọng để hình thành hệ
thống cảng nước sâu ven biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Với chiều dài 3.260 km, nếu tính cả bờ biển của các đảo và quần đảo
trên biển Đơng thì chiều dài này còn lớn hơn nhiều. Điều này đã làm cho
chỉ số về tính biển của nước ta đứng hàng đầu trong các nước trên bán đảo

Đơng Dương. Tính biển đã tạo nên những cảnh trí đẹp, nên thơ, có giá trị
cao về mặt thẩm mỹ du lịch ở suốt chiều dài đất nước, đặc biệt ở vùng ven
biển.
Tính chất biển cũng nâng cao vai trò của vùng ven biển, hải đảo và
biển Đông trong việc phát triển tổng hợp kinh tế biển và vị trí của kinh tế
biển trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Biển là ”mặt tiền” của Việt Nam thông ra Thái Bình Dương, mở cửa
ra nước ngồi. Với bờ biển dài, bao lấy lãnh thổ ở cả 3 hướng Đông, Nam
và Tây Nam, không một nơi nào trên đất nước ta cách xa biển khoảng 500
km. Vì vậy, biển đã gắn bó mật thiết và ảnh hưởng đến mọi miền đất nước.
Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các trục giao thông ven biển và
nối với các vùng sâu trong nội địa sẽ cho phép vùng biển nước ta trở thành
vùng trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tới mọi miền của tổ quốc, thu
hút cả vùng Tây Nam Trung Quốc, Lào, Đông Bắc Thái Lan và
Campuchia.
1.1.4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Ngoài yếu tố về vị trí địa lý, trong q trình phát triển và phân bố các
ngành kinh tế, biển còn chịu tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên, nhất là ngành nơng nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, khai thác
khống sản...
16


a. Địa hình
Địa hình ở vùng biển quy định phương hướng phát triển kinh tế - xã
hội. Thường ở vùng biển có địa hình rất đa dạng và phức tạp, tương ứng
với mỗi dạng địa hình cịn có các kiểu địa hình khác nhau.
Ví dụ: địa hình ở vùng biển Việt Nam rất đa dạng và phức tạp với
gần 40 kiểu địa hình khác nhau thuộc 4 nhóm chính:
- Nhóm kiểu địa hình núi (gồm 11 kiểu): được tách ra khỏi các địa

hình khác bởi độ chênh cao trên 150 m. Phần lớn núi ở ven biển là núi tái
sinh, được hình thành sau thời kỳ bình ổn kiến tạo, tạo thành các bề mặt
bán bình nguyên rộng rãi vào thời kỳ Paleogen. Các chuyển động phân dị
tân kiến tạo đã dẫn tới sự thành tạo các hệ thống núi này. Đối với nhóm địa
hình này cần có kế hoạch khai thác sử dụng một cách hợp lý, tránh những
tác động có hại của các q trình ngoại sinh, đồng thời cần bảo vệ lớp phủ
thực vật để bảo vệ lớp phủ thổ nhưỡng.
- Nhóm kiểu địa hình đồi (gồm 4 kiểu): được tách ra khỏi các địa hình
khác bởi độ chênh lệch cao từ 10 - 150 m. Địa hình đồi có nguồn gốc xâm
thực - bóc mịn phát triển trên các bề mặt pediment hoặc thềm sông, biển
thuộc đới chuyển tiếp giữa vùng nâng và hạ. Tại khu vực phía Bắc, điển
hình là ven biển Quảng Ninh, địa hình đồi thường có dạng bát úp, bị chia
cắt mạnh bởi có mạng lưới xâm thực dày. Cịn từ đèo Hải Vân trở vào
thường là các dãy đồi mạng lưới xâm thực thưa có dạng máng trũng, xâm
thực kéo dài. Nhìn chung, nhóm địa hình này có diện phân bố khá lớn và
khá thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày (chè, cà phê)
hoặc cây màu...Tuy nhiên, trong q trình khai thác cần có các biện pháp
canh tác hợp lý, tránh phá hủy cân bằng của trắc diện sườn, gây xói mịn,
thối hóa đất và các q trình mương xói, nhất là đối với dạng đồi bát úp.
- Nhóm địa hình đồng bằng (có 16 kiểu): gồm hai phụ nhóm là đồng
bằng tích tụ trên các trũng tân kiến tạo và đồng bằng tích tụ, tích tụ - bóc
mịn trên rìa miền nâng. Đối với địa hình đồng bằng trên các trũng vòng
tân kiến tạo là các đồng bằng delta lớn, rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, trước hết là lúa và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhưng trong quá
trình khai thác, sử dụng cần đề phịng bị tái nhiễm mặn. Riêng nhóm địa
hình đồng bằng rìa miền nâng thường
17


nhỏ hẹp, song có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng như: cây lương

thực, cây công nghiệp, rau, màu các loại...Tuy nhiên, đối với nhóm địa
hình này cần có các biện pháp hạn chế q trình rửa trơi, thối hóa đất và
chống cát bay, cát chảy...
- Nhóm địa hình bãi biển và bờ (gồm 6 kiểu): chịu tác động trực tiếp
của biển thông qua giao động của mực thủy triều được xếp vào nhóm địa
hình bãi, bị ngập nước lúc triều lên và phơi ra lúc triều rút. Trên quan điểm
động lực, địa hình bãi cịn đang ở giai đoạn hình thành, chúng có thể biến
đổi hàng năm do những đột biến như bão, nước dồn, nước rút. Nhóm địa
hình này có khả năng ni trồng thủy hải sản (tôm, cá, nước lợ, rau câu...)
và xây dựng các cơ sở du lịch - nghỉ dưỡng, song cần chú ý đến vấn đề cấp
nước ngọt.
b. Khí hậu
Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng, chế độ
gió và cả những bất thường của thời tiết như bão, lũ , hạn hán, gió nóng...
có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật ni trong
ngành nơng nghiệp, tính mùa vụ trong ngành du lịch và giao thông vận tải,
ảnh hưởng đến việc khai thác và đánh bắt thủy hải sản, đến hoạt động của
ngành cơng nghiệp khai khống, ngành chế biến lương thực - thực phẩm ở
vùng biển. Dưới một góc độ nào đó, khí hậu cịn ảnh hưởng đến doanh thu
của biển, nhất là trong ngành du lịch và cả trong tiêu thụ sản phẩm.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu tác động đan
xen của nhiều yếu tố như vị trí địa lý, hồn lưu gió mùa, sự tương tác biển
và lục địa, điều kiện địa hình, đặc điểm đường bờ biển... vùng biển Việt
Nam có khí hậu rất đặc sắc của chế độ khí hậu miền duyên hải với sự phân
hóa rõ rệt của chế độ nhiệt và chế độ mưa ẩm.
- Chế độ nhiệt: Biển Việt Nam nằm trải dài trên 15 vĩ độ nên chế độ
nhiệt bị phân hóa mạnh theo khơng gian và thời gian. Nhiệt độ khơng khí
trung bình năm giao động từ 23 0C - 240C ở phía Bắc và khoảng 260C 270C ở phía Nam. Nhiệt độ cũng có sự thay đổi rõ rệt theo mùa, vào mùa
đông, nhiệt độ trung bình dưới 180C, về mùa hạ trên 200C.
- Chế độ gió: biển Việt Nam chịu ảnh hưởng đồng thời của gió mùa

Đơng Bắc về mùa đơng (từ Móng Cái tới Hải Vân), gió mùa Tây Nam về
18


mùa hè (chủ yếu từ Đà Nẵng trở vào), biển miền Trung vào mùa hè cịn
chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khơ nóng. Tốc độ gió ở khu vực ven biển
cao hơn hẳn so với khu vực nội địa.
- Chế độ mưa: lượng mưa phân bố tăng dần từ 2.000 mm/năm ở ven
biển Móng Cái đến 2.400 mm/năm ở Bắc đèo Hải Vân. Từ Nam đèo Hải
Vân, lượng mưa giảm dần và đạt giá trị thấp nhất (800 mm/năm) tại Phan
Thiết, rồi lại tăng dần từ Cà Mau, Hà Tiên. Cơ chế mùa mưa ở ven biển
cũng rất đa dạng. Mùa mưa bắt đầu muộn nhất ở ven biển Trung Bộ và
sớm dần về hai phía Bắc và Nam.
Nói tóm lại, khí hậu có sự phân hóa rõ nét giữa các vùng có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc chỉ đạo phát triển sản xuất nông, ngư nghiệp ở
ven biển. Tại những khu vực khác nhau, do ảnh hưởng của các yếu tố khí
hậu khác nhau nên mùa vụ sản xuất nông nghiệp cũng như mùa vụ đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản, cũng rất khác nhau.
c. Nước và các đặc điểm hải văn
Muốn duy trì mọi hoạt động sản xuất và cư trú cần phải có đầy đủ
nguồn nước ngọt nhằm phục vụ cho sinh hoạt, có sản xuất, cho tưới tiêu...
Nguồn nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng vật
nuôi và hiệu quả sản xuất nông nghiệp; mức độ thuận lợi hay khó khăn về
nguồn cung cấp hoặc
thốt nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp cơng nghiệp.
Nhiều ngành công nghiệp quan trọng ở ven biển thường được phân bố gần
nguồn nước như công nghiệp luyện kim, công nghiệp dệt, cơng nghiệp
giấy, hóa chất và chế biến thực phẩm... Ngoài ra, các hoạt động du lịch và
dịch vụ khác cũng rất cần tới nguồn nước. Ngoài ra, các đặc trưng hải văn
điển hình của vùng biển như: chế độ gió, sóng, thủy triều, dịng chảy ven

bờ... cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế biển.
Vùng biển Việt Nam có mạng lưới thủy văn khá dày đặc, trung bình
20 - 25 km đường bờ lại có một cửa sơng đổ ra biển. Chế độ nước vùng
cửa sông ven biển rất khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là
tác động của thủy triều và đặc điểm dòng chảy mặt của lãnh thổ. Hiện nay,
nguồn nước mặt nhìn chung chưa bị ơ nhiễm, đáp ứng được yêu cầu về
chất lượng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, sự biến đổi
19


của nguồn nước mặt trong năm có thể chia thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ
và mùa cạn với chế độ nước rất khác nhau.
Về mùa lũ, lưu lượng dòng chảy thường chiếm 60 - 90% lượng dòng
chảy cả năm, lượng nước tập trung nhanh vào lịng sơng và đưa về hạ lưu
ra biển nên thường xảy ra lũ lụt, vì vậy cần tích cực phịng chống lũ lụt ở
các khu vực cửa sơng.
Về mùa cạn, lưu lượng dịng chảy chỉ chiếm 10 - 40% lượng dòng
chảy cả năm, lượng bốc hơi lại rất cao nên thường thiếu nước nghiêm
trọng, đồng thời sẽ xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn tại các khu vực ven
biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho
công nghiệp và cho sinh hoạt.
Ngoài nguồn nước nêu trên, riêng ở vùng ven biển cịn có các đặc
trưng hải văn điển hình của biển:
- Chế độ sóng: sóng ở vùng biển ven bờ có hướng và độ cao hợp với
trường gió hoạt động theo mùa và khi truyền vào bờ còn tùy thuộc vào địa
hình bờ và đáy. Độ cao sóng trung bình khoảng 0,8 - 1,0 m và có xu hưởng
tăng dần từ Bắc vào Nam, nhưng độ cao sóng cực đại lại giảm dần.
- Chế độ thủy triều: ở vùng biển nước ta rất đặc sắc, đa dạng và có
tác động mạnh mẽ đến chế độ thủy văn của các vùng cửa sơng ven biển.
Tại dải ven biển có đủ 4 loại thủy triều đã được biết trên thế giới đó là: bán

nhật triều đều, bán nhật triều khơng đều, nhật triều đều, nhật triều không
đều. Biên độ triều thay đổi rất lớn giữa các khu vực, nơi nhỏ nhất chỉ dưới
0,5 m và nơi lớn nhất trên 5 m.
- Chế độ dòng chảy ven bờ: đây là một trong những yếu tố hải văn
hết sức phức tạp, chúng luôn biến đổi phức tạp theo tầng và theo mùa gió,
đặc biệt là ở vùng biển ven bờ. Dịng chảy ven bờ là dòng tổng hợp của
nhiều thành phần như dịng triều, dịng sóng, dịng chảy sơng... Tùy từng
nơi mà mức độ ảnh hưởng của từng dòng thành phần cũng khác nhau.
- Các hiện tượng hải văn bất thường khác như: bão, sóng lớn và nước
dâng trong bão, lũ và ngập lụt... gây thiệt hải rất lớn cho sản xuất và đời
sống ở vùng ven biển.
Nhìn chung, cần phải có sự phối hợp quản lý và điều tiết nước từ
những khu vực đầu nguồn để hạn chế bớt khả năng lũ lụt, đồng thời trữ
20


nước cho mùa khô. Mặt khác, các hoạt động kinh tế dự kiến phát triển ở
biển và ven biển cần phải chú ý đến quy luật thay đổi của thủy triều, đặc
biệt là khi có bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt... Đối với việc thiết kế xây dựng
các công trình biển như đề biển, cơng trình ngăn triều, ngăn mặn và các
cơng trình khác...cần đặc biệt chú ý đến các giá trị cực trị của mực nước
triều và tần suất xuất hiện của chúng để có những phương án thích hợp.
d. Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành trồng trọt và
chăn nuôi. Không thể sản xuất nông nghiệp nếu như thiếu đất đai. Quỹ đất,
cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến
quy mô và phương hướng sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật
nuôi, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng. Trong công nghiệp và các
ngành sản xuất khác cũng vậy, đất đai là nơi để xây dựng nhà xưởng, các
xí nghiệp cơng nghiệp, các khu vực tập trung công nghiệp. Quỹ đất dành

cho công nghiệp và các điều kiện về địa chất cơng trình ít nhiều có ảnh
hưởng tới quy mơ hoạt động và vốn kiến thiết cơ bản.
Vùng biển là khu vực chịu tác động đan xen của hàng loạt các yếu tố
tự nhiên và kinh tế - xã hội nên đất đai rất phong phú về chủng loại và
phức tạp về tính chất bởi vậy, việc khai thác, sử dụng từng loại đất cũng
cần có những biện pháp phù hợp.
Ở vùng ven biển Việt Nam, có 37 loại đất khác nhau thuộc các
nhóm:
- Nhóm đất cát ven biển: có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị rửa trôi bề
mặt và theo chiều sâu, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng kém...trong
quá trình khai thác sử dụng cần lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý, tăng
cường thâm canh bằng các biện pháp bón tổng hợp các loại phân bón với
lượng phân hữu cơ cao và bón nhiều lần để hạn chế bớt rửa trôi, đồng thời
hạn chế việc xới xáo đất để chống bốc thốt nước trong đất.
- Nhóm đất mặn: có độ phì nhiêu khá và trung bình, tuy nhiên chỉ
tiêu quan trọng nhất là độ mặn, vì vậy canh tác trên loại đất này cần bố trí
mùa vụ hợp lý, tăng cường các biện pháp cải tạo đất mặn, kết hợp trồng lúa
nước với rửa mặn, cần bón nhiều phân hữu cơ để tăng tính đệm cho đất và
khả năng chịu mặn cho cây.
21


- Nhóm đất phèn: có độ chua cao do hàm lượng bazơ lớn nên cần
phải lựa chọn tập hợp cây trồng có khả năng chịu phèn cao như dứa, sắn...
Áp dụng đồng bộ các biện pháp cải tạo đất như thau chua, rửa mặn, bón
vơi, lân, bố trí mùa vụ hợp lý, áp dụng các kỹ thuật canh tác thích hợp...
- Nhóm đất phù sa: thường là loại đất tốt nhất đối với lúa, hoa màu,
rau đậu và các cây công nghiệp... nên hầu hết đã được khai thác, sử dụng
vào sản xuất nơng nghiệp. Trong q trình khai thác, sử dụng đất này cần
hết sức tiết kiệm đất, hạn chế việc sử dụng vào mục đích khác

- Nhóm đất xám - bạc màu: là loại đất nghèo nhưng nếu chú ý cải tạo
đất và áp dụng các biện pháp thâm canh thì vẫn cho năng suất khá.
- Nhóm đất đen: đây là nhóm đất duy nhất ở Việt Nam có khống vật
sét mơnơriơnit, do đó có tính hấp thụ cation rất cao. Do đất khá giàu sét
nên dễ bị khô cứng, cần phải chú ý các biện pháp chống hạn cho cây.
- Nhóm đất đỏ vàng: thường có độ phì nhiêu thấp, tầng đất thường
mỏng và lẫn nhiều sỏi, sạn do vậy khi khai thác cần có những biện pháp
tích cực để bảo vệ đất như tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng ở vùng
ven biển.
e. Sinh vật
Các tài nguyên sinh vật ở biển thường rất phong phú và đa dạng, là
cơ sở để phát triển các ngành kinh tế như nông nghiệp và công nghiệp. Sự
đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật là tiền đề để hình thành và phát
triển các giống vật ni, cây trồng, tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông,
ngư nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái.
Các loại tài nguyên sinh vật ở trên cạn và cả ở dưới biển cũng có tác
động tới sản xuất cơng nghiệp. Rừng và hoạt động lâm nghiệp trên đất liền
ven biển là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp giấy, chế biến gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp. Sự
phong phú về nguồn thủy, hải sản với nhiều loại động thực vật dưới nước
có giá trị kinh tế là cơ sở để phát triển ngành cơng nghiệp chế biến thủy hải
sản.
f. Khống sản
Khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý
nghĩa hàng đầu đối với sự phát triển và phân bố cơng nghiệp. Khống sản
22


được coi là ”bánh mỳ” cho các ngành công nghiệp. Số lượng, chủng loại,
trữ lượng, chất lượng khoáng sản và sự kết hợp các loại khoáng sản ở vùng

biển và ven biển sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp cơng
nghiệp.
Ở vùng biển và ven biển là khu vực tập trung rất nhiều loại khoáng
sản có giá trị như: than, dầu khí, sắt, vật liệu xây dựng... đây là những
nguồn tài nguyên quý giá không chỉ ở hiện tại mà cả ở tương lai. Tuy
nhiên, khống sản là loại tài ngun khơng thể tái tạo được. Chính vì vậy,
việc khai thác và sử dụng hợp lý các loại tài nguyên này có ý nghĩa to lớn
trong việc bảo vệ nguồn nguyên, nhiên liệu cho ngành công nghiệp, đảm
bảo cho sự phát triển bền vững.
Ở ven biển Việt Nam có nhiều loại khống sản có giá trị lớn như:
than ở Quảng Ninh, sắt ở Thạch Khê (Hà Tĩnh), dầu mỏ, khí đốt ở Bà Rịa Vũng Tàu... với trữ lượng và chất lượng cao. Đây là cơ sở quan trọng để
phát triển ngành công nghiệp với cơ cấu đa dạng, góp phần vào sự nghiệp
CNH - HĐH đất nước.
1.1.4.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự
phát triển kinh tế biển. Tùy thuộc vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế mà
có sự đáp ứng khác nhau về chất lượng và số lượng dân cư. Về cơ bản, dân
cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các ngành
kinh tế ở biển dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ.
- Dưới góc độ là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩm
hàng hóa, nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển các
ngành kinh tế theo chiều rộng và theo chiều sâu. Ngành nông, ngư nghiệp
thường địi hỏi nguồn lao động lớn, có sức khỏe, có kinh nghiệm trong sản
xuất; ngành cơng nghiệp và dịch vụ địi hỏi lao động phải có trình độ kỹ
thuật cao, đội ngũ công nhân lành nghề đã qua đào tạo...
- Dưới góc độ là nguồn tiêu thụ, cần quan tâm đến truyền thống, tập
quán ăn uống, quy mô, cơ cấu và thu nhập với khả năng tạo ra các loại
hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người dân. Khi tập quán và nhu cầu tiêu
dùng thay đổi sẽ làm biến đổi quy mơ, hướng chun mơn hóa của các

23


ngành, đặc biệt là ngành cơng nghiệp, từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu
hẹp không gian cũng như cơ cấu của ngành sản xuất.
Vùng ven biển là địa bàn có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển hơn
các vùng khác, do vậy, đây thường là nơi tập trung dân cư đông đúc, thu
hút dân cư và nguồn lao động từ nhiều nơi khác đến sinh sống. Đặc biệt
với xu thế ”tiến ra biển” hiện nay, việc khai thác tài nguyên, nguồn lợi ở
biển, ven biển thường mang lại hiệu quả kinh tế cao, cùng với tốc độ đơ thị
hóa nhanh đã dẫn đến tình trạng dân cư và lao động ở nơi khác đến để phát
triển sản xuất làm cho dân số ven biển tăng, nhất là ở các đô thị lớn. Đây
sẽ là một nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế trong tương lai
nhưng cũng là một gánh nặng lớn đối với dải ven biển trong vấn đề giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là các khu vực
nông thôn ven biển.
b. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng cuộc sống cho dân cư, nâng cao năng lực sản xuất và chất
lượng sản phẩm cho các ngành kinh tế biển.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của
Nhà nước nên hệ thống kết cấu hạ tầng ở vùng ven biển đã được hành
thành trên diện rộng, tương đối phát triển so với các vùng phía Tây và một
số vùng đồng bằng khác. Đặc biệt hệ thống kết cấu hạ tầng ở các vùng kinh
tế trọng điểm và các trung tâm đô thị, công nghiệp lớn ven biển đã được
xây dựng tương đối đồng bộ. Đến nay, phần lớn các tuyến giao thơng chính
ở ven biển và các trục Đơng - Tây quan trọng đã và đang được nâng cấp
mở rộng, tạo điều kiện khá thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và phát triển
giao lưu. Hệ thống cảng biển đã được xây dựng ở hầu hết các địa phương
ven biển, trong đó có một số cảng quan trọng làm đầu mối giao lưu chính

của cả nước. Hệ thống cấp điện, cấp thốt nước, thơng tin liên lạc cũng
được nâng cấp cải tạo một bước, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sản
xuất và sinh hoạt của dân cư.
Song nhìn chung, về cơ bản cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng ven
biển hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém và thiếu đồng bộ nên phát huy hiệu
quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Mạng lưới giao thông
24


chủ yếu mới được nâng cấp, cải tạo các trục chính, chưa hồn chỉnh; sự
phát triển các cảng biển địa phương một cách tràn lan, thiếu quy hoạch, gây
lãng phí rất lớn; hàng loạt các khu công nghiệp ven biển đã được thành lập
nhưng xây dựng hạ tầng chậm và thiếu đồng bộ nên hiệu quả đầu tư thấp.
Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước nhiều nơi chất lượng chưa cao và chưa
đồng bộ. Đặc biệt hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, kể cả hạ tầng sản
xuất, hạ tầng xã hội còn kém, lạc hậu...Tất cả những tồn tại, yếu kém đó đã
ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, thu hút đầu tư và tiền đề cần thiết cho sự
tăng tốc phát triển trong thời gian tới.
c. Vốn và khoa học - công nghệ
Nguồn vốn và khoa học - cơng nghệ đã thực sự trở thành địn bẩy
thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế nói chung, kinh tế biển nói riêng.
Nguồn vốn có vai trị to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố
các ngành kinh tế biển, nhất là đối với các nước đang phát triển như ở Việt
Nam. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bố, sử dụng một cách có hiệu quả
sẽ tác động đến tăng trưởng, mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình
phát triển trong nơng nghiệp (ni trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ...), trong
công nghiệp (khai thác các mỏ khống sản, xây dựng các khu cơng
nghiệp...), trong dịch vụ (xây dựng hệ thống giao thông, các điểm nghỉ
dưỡng du lịch...); đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất....
Khoa học và công nghệ không những tạo ra những khả năng mới vào

sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỷ trọng của
chúng trong tồn ngành nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ, làm cho việc
khai thác, sử dụng tài nguyên, sự phân bố các ngành kinh tế trở nên hợp lý,
có hiệu quả, kéo theo những thay đổi về quy luật phân bố sản xuất mà còn
nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành kinh tế với
công nghệ tiên tiến, mở ra triển vọng phát triển của chúng trong tương lai.
Hiện nay, nguồn vốn kết hợp với tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã làm
cho con người có thể khai thác được những mỏ than nằm sâu trong lòng đất
mà trước đây chưa thể khai thác được; khai thác, chế biến dầu mỏ, khí đốt
với trữ lượng và chất lượng cao. Trong nông nghiệp, nhờ nghiên cứu và
ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, con người có thể hạn chế được
những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp,
25


×