TRỢ CẤP NGHỀ CÁ:
VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG KHI THAM GIA WTO
HƯỚNG DẪN MANG TÍNH GIỚI THIỆU
Tháng 5 năm 2008
Tài liệu này giới thiệu về vấn đề trợ cấp nghề cá và thực trạng khi tham gia vào tổ
chức thương mại quốc tế (WTO). Nội dung của tài liệu này không phản ánh bất kỳ
quan điểm nào của UNEP hay các thành viên thuộc tổ ch
ức này.
Để biết thêm thông tin hãy liên lạc với Anja von Moltke, bộ phận Thương mại và
Kinh tế của UNEP, chi nhánh tại Geneva (
) hay truy cập web
site
1. Xóa bỏ các khoản trợ cấp nghề cá có hại: vấn đề ưu tiên
mang tính toàn cầu
Trợ cấp nghề cá đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu bởi một lý do đơn giản
đó là quần đàn cá trên toàn thế giới đang phải đối mặt với sự cạn kiệt chưa từng có
trong lịch sử; và các trợ cấp không hợp lý cũng góp phần đáng kể vào việc làm cạn
kiệt nguồn lợi thiên nhiên này.
Theo tài liệu của FAO, hơn 3/4 nguồn lợi cá trên phạm vi toàn cầ
u đã bị khai thác,
đạt tới giới hạn sinh học của chúng, thậm chí vượt ngưỡng. Và trong khi các đội tàu
khai thác vẫn duy trì quy mô lớn hơn rất nhiều so với mức độ khai thác bền vững,
sản lượng khai thác biển giảm đáng kể từ những năm cuối của thập kỷ 80, do sự cạn
kiệt của nguồn lợi ngày càng tăng.
1
Khai thác quá mức là kết quả của nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chính
là do năng lực khai thác quá tải của các ngành công nghiệp khai thác, kết hợp với sự
yếu kém trong hệ thống quản lý của mỗi quốc gia, cũng như trên toàn cầu. Một yếu
tố quan trọng đó là nhiều quốc gia đã trợ cấp một cách thiếu khôn ngoan cho ngành
công nghiệp khai thác thủy sản trong nước.
Ước tính các khoản trợ cấp nghề cá hàng năm tr
ị giá khoảng 15 đến 35 tỷ USD
2
, trợ
cấp nghề cá dưới nhiều hình thức – có thể là các khoản tiền mặt trực tiếp, miễn
giảm thuế, bảo lãnh các khoản vay và thậm chí là cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
1
FAO, Hiện trạng của nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản toàn cầu 2006 (Rome 2007).
2
See, e.g., M. Milazzo, “Nhìn lại trợ cấp nghề cá thế giới”, Tài liệu kỹ thuật của Ngân hàng thế giới số
406 (1998); WWF, “Thực tế khó khăn, các vấn đề bị che dấu: tổng quan về các dự liệu hiện hành về trợ
cấp nghề cá (2001), R. Sumalia và D. Pauly, “Catching more bait: Ước tính lại các trợ cấp nghề cá toàn
cầu”, (Trung tâm nghề cá Columbia, Vương Quốc Anh, 2006).
Các khoản trợ cấp được áp dụng ngang nhau với nhiều mục đích, từ việc trực tiếp
đẩy mạnh năng lực khai thác và trợ cấp cho việc ngừng khai thác trước thời hạn hay
giảm số lượng tàu khai thác.
Mặc dù các khoản trợ cấp nghề cá được đưa ra một cách hợp lý có thể giúp đạt
được việc thực hiện khai thác có trách nhiệm, các chuyên gia nghề cá và các nhà
kinh tế đồng ý r
ằng nhiều khoản trợ cấp nghề cá làm gia tăng tình trạng khai thác
quá mức. Có thể thấy rằng trợ cấp nghề cá làm biến dạng cạnh tranh, chủ yếu gây
bất lợi đối với các nước đang phát triển
3
. Các khoản trợ cấp chủ yếu là do các nước
có tiềm lực kinh tế lớn. Mặc dù thông tin chi tiết về các khoản trợ cấp thường không
được công bố, vẫn có nghi ngờ rằng các đội tàu được trợ cấp có lợi thế hơn trong
cuộc đua dẫn đến việc làm suy giảm các quần đàn cá.
2. Các thỏa thuận của WTO: quá trình hướng tới sự nhất trí
Các khoản trợ cấp lần đầu tiên được đề cập đến trong chương trình nghị sự quốc tế
vào những năm 1990, các nghiên cứu tiếp theo được tiến hành bởi FAO, UNEP,
WWF và Ngân hàng Thế giới, cùng với các tổ chức khác. Kết quả từ các nghiên cứu
này cho thấy mức độ trợ cấp đáng kể và mối quan hệ chặt chẽ giữa trợ cấp với sự
cạn kiệt c
ủa nguồn lợi cá. Vào năm 1998, một vài tổ chức xã hội, hình thành bởi
liên hiệp các chính phủ dưới tên gọi “những người bạn của cá”, bắt đầu kêu gọi
WTO có hành động đương đầu với vấn đề trợ cấp nghề cá
4
. Năm 2001, tiếng nói
của tổ chức này đã được khẳng định trong bản tuyên bố của các bộ trưởng, khởi đầu
cho vòng đàm phán Doha trao cho các thành viên của WTO sự ủy thác
3
Hai tài liệu đưa ra danh về về các nước trợ cấp hàng đầu có sự sai khác: nghiên cứu của WWF năm
2001 và báo cáo của trung tâm nghề cá thuộc trường Đại học Columbia (xem chú thích 2). Nghiên cứu
của Trung tâm Nghề cá cho thấy các nước đang phát triển chiếm tới một nửa các khoản trợ cấp nghề cá,
nhưng mức độ trợ cấp của mỗi nước kém xa các nền kinh tế chính. Cả hai nghiên cứu này đều nhấn
mạnh
đến một vài vấn đề gây tranh cãi do thiếu các dữ liệu cần thiếu.
4
Tại các thời điểm khác nhau, các thành viên của Liên minh những người bạn của cá gồm có Argentina,
Úc, Chi Lê, Ecuado, Iceland, New Zealand, Nauy, Philippine, Peru và Mỹ.
“Làm sáng tỏ và nâng cao các nguyên tắc của tổ chức thương
mại quốc tế WTO về các trợ cấp nghề cá, cân nhắc tầm quan
trọng của lĩnh vực này đối với các nước đang phát triển.”
Hàng năm trợ cấp cho nghề cá chiếm khoảng
15 đến 35 tỷ USD – tương đương với 25% giá
trị khai thác cá biển…
…. Trong khi không phải tất cả các khoản trợ
cấp đều gây hại, nhìn chung các chuyên gia đều
cho rằng nhiều khoản trợ cấp nghề cá có thể
làm gia tăng khai thác quá mức.
Từ ban đầu, các cuộc thảo luận liên quan đến trợ cấp nghề cá đã vượt quá khái niệm
“mọi việc đâu sẽ vào đấy” tại WTO. Mặc dù vấn đề này được phân công cho Nhóm
Đàm phán về các quy định– cùng với các vấn đề thương mại quan trọng khác như
chống phá giá, trợ cấp công nghiệp, và các thỏa thuận thương mại vùng – một chỉ
dẫn tham khảo bất thường trong văn bản củ
a hội nghị các bộ trưởng tại Doha đã
định hướng các cuộc thảo luận về trợ cấp nghề cá trực tiếp dẫn đến đến việc làm
nảy sinh tác động đến môi trường. Vài tháng sau đó, khi các nhà lãnh đạo thế giới
gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh tòan cầu tại Johannesburg năm 2002 bàn về phát
triển bền vững, thì các kết luận quan trọng về trợ cấp nghề
cá của tổ chức WTO
được xem như ưu tiên hàng đầu để đạt được sự phát triển bền vững nghề cá.
Tiến trình trợ cấp nghề cá của tổ chức thương mại toàn cầu WTO*
1990s
Các nghiên cứu của FAO, UNEP và các tổ chức khác đã
cho thấy trợ cấp nghề cá góp phần vào khai thác quá mức
nguồn lợi;
1998
Các tổ chức dân sự và hội những người bạn của cá bắt đầu
kêu gọi hành động của WTO về vấn đề trợ cấp nghề cá;
2001
Tuyên bố Doha của WTO làm sáng tỏ và nâng cao các
nguyên tắc của WTO về trợ cấp nghề cá;
2002
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững đưa
ra kết luận quan trọng về các thỏa thuận trợ cấp nghề cá
của WTO xem đây như là ưu tiên hàng đầu để đạt được sự
phát triển bền vững cho nghề cá;
2003 - 2004
Kêu gọi sự nhất trí trong thỏa thuận về vấn đề môi trường
trong các qui tắc ứng xử về trợ cấp nghề cá mới;
2005
Bản tuyên bố của các bộ trưởng tại Hồng Kông kêu gọi
cấm các khoản trợ cấp nghề cá góp phần vào “quá tải
cường lực” (overcapacity) và khai thác quá mức; quan tâm
đến các giải pháp đặc biệt và phân biệt;
2005 - 2007
Đề xuất về các vấn đề cụ thể đã được các đoàn đại biểu
trình lên Nhóm thỏa thuận về điều lệ của tổ chức WTO;
11/2007
Bản dự thảo về trợ cấp nghề cá sửa đổi (TN/RL/W/213)
được trình lên Nhóm thảo luận về điều lệ;
Đến nay
Các cuộc thảo luận chính thức và không chính thức cũng
như các thỏa thuận dựa trên bản dự thảo.
* Một vài tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ - bao gồm UNEP, OECD, FAO, WWF,
ICTSD và Oceana – đã cung cấp các đầu vào kỹ thuật và diễn đàn cho các cuộc thảo luận không
chính thức trong suốt quá trình này.
Năm đầu tiên sau vòng đàm phán Doha, cuộc thảo luận về trợ cấp nghề cá tập trung
vào phạm vi và sức mạnh của ủy thác đàm phán. Tuy nhiên, vào mùa xuân năm
2004 sự thống nhất đã tăng lên một cách đáng kể. Khi đó câu hỏi về việc có hay
không đã được thay thế bằng câu hỏi hợp tác quốc tế sẽ như thế nào để đổi mới trợ
cấp nghề cá
5
. Năm 2003, Liên minh Châu Âu (EU) đã tuyên bố ủng hộ các quy định
mới của WTO về trợ cấp nghề cá, bao gồm lệnh cấm các trợ cấp làm “quá tải cường
lực” (overcapacity). Cùng thời gian này Trung Quốc cũng đã chấp thuận yêu cầu về
bảo vệ môi trường của cuộc đàm phán.
Một năm sau, Nhật Bản đã trình một văn bản được gọi là tiếp cận “từ dưới lên” để
xác định các trợ cấp bị cấm. Các bước phát triển này, cùng với các dấu hiệu cho
thấy các nước đang phát triển ủng hộ các trợ cấp nghề cá lành mạnh thể hiện qua cái
gọi là “giải pháp đặc biệt và mang tính khác biệt” – mở đường cho việc thông qua
hiệp định và tháng 12 năm 2005 t
ại vòng đàm phán các bộ trưởng WTO tại Hồng
Kông.
Trong khi các nhà ngoại giao gắng sức một cách vô ích để thông qua “phương thức”
về vấn đề trọng yếu khác tại vòng đàm phán Doha (như trợ cấp nông nghiệp và
hàng rào thuế công nghiệp), thì các bộ trưởng đã cho ra một bản ủy thác thỏa thuận
sửa đổi đề cập đến lệnh cấm có hiệu lực đối với các trợ cấp nghề cá góp ph
ần vào
việc tăng cường cường lực khai thác và khai thác quá mức nguồn lợi (tham khảo
hộp dưới đây).
Bản cam kết Hồng Kông về tác động đến môi trường do các chính sách trợ cấp nghề
cá đã thành tiêu điểm trên toàn thế giới và đưa các cuộc thảo luận lên mức độ quan
tâm mới. Tranh luận về trợ cấp nghề cá đầu tiên chủ yếu tập trung về ph
ạm vi và
tăng cường uỷ nhiệm đàm phán Doha, thì nay tập sự tập trung nhanh chóng chuyển
sang phạm vi và sự tăng cường về lệnh cấm đối với một số trợ cấp nghề cá. Hai
năm sau hội nghị các Bộ trưởng tại Hồng Kông, các bản đề xuất về trợ cấp nghề cá
đã được các đoàn đại biểu trình lên. Giữa các bản đề xuất này tồn tại c
ả các điểm
thống nhất và mẫu thuẫn.
Trong khi đó vòng đàm phán Doha gặp phải rất nhất nhiều khó khăn và chậm trễ -
5
Tham khảo bản tóm tắt của Chủ tọa, Hội thảo của UNEP về trợ cấp nghề cá và quản lý nghề cá bền
vững, 26-27 tháng 4 năm 2004 (tài liệu trên mạng, địa chỉ trang web ở phần cuối tài liệu này).
Tuyên b
ố Hồng Kông
“Chúng tôi (các bộ trưởng) nhắc lại cam kết tại Doha nhằm tăng cường sự ủng hộ
qua lại giữa thương mại và môi trường, ghi nhận rằng đã đạt được sự đồng ý chung
về việc nhóm cần phải tăng cường các nguyên tắc về trợ cấp đối với nghề cá, thông
qua việc nghiêm cấm một số hình thức trợ cấp nghề cá góp phần vào“quá tải cường
lực”(overcapacity) và khai thác quá mức, và kêu gọi các thành viên tích cực tham gia
vào thực hiện các hành động cụ thể, xây dựng các thuộc tính cơ bản và mở rộng của
các nguyên tắc này, phải minh bạch, rõ ràng và có hiệu lực. Biện pháp đặc biệt và
phân biệt mang tính hợp lý, hiệu quả đối với các nước đang phát triển và kém phát
triển cần phải được cân nhắc trong các thoả thuận về trợ cấp nghề cá, cần xem xét
tầm quan trọng của nghề cá với các ưu tiên phát triển, giảm nghèo, sinh kế và các
vấn đề liên quan đến an ninh lương thực…”
Tuyên bố Hồng Kông, Phụ lục D, 1.9
với sự tiếp tục chia rẽ giữa các thành viên chính về nông nghiệp và hàng rào thuế
công nghiệp. Các cuộc đàm phán về trợ cấp nghề cá nhìn chung không bị chậm trễ
so với các cuộc thoả thuận khác, điều này đã cho phép việc tiếp tục các cuộc đàm
phán chính thức và không chính thức về các vấn đề chính
6
. Kết quả là vào cuối
tháng 11 năm 2007, chủ tịch của Nhóm thoả thuận về luật đã đưa ra bản dự thảo đầu
tiên dưới tên “dự thảo của chủ tọa” đề cập tới các nguyên tắc dự kiến của WTO về
các vấn đề như trợ cấp nghề cá, chống phá giá và các biện pháp bù đắp.
3. Các vấn đề chính: sự bền vững, sinh kế và phát triển
Sau hội nghị Bộ trưởng tại Hồng Kông, các kết quả đạt được chưa đặt được dấu
chấm hết cho những bất đồng về các tác động mong muốn đối với các khoản trợ cấp
nghề cá. Các thảo luận trước và sau khi bản dự thảo được đưa ra đã vạch ra được
một số vấn đề tồn tại quan trọng cần được giả
i quyết. Các vấn đề này liên quan đến
5 câu hỏi:
(a) Phạm vi các khoản trợ cấp nghề cá cần cấm?
(b) Tiêu chuẩn bền vững nào nên được xem là điều kiện hay giới hạn đối với các
khoản trợ cấp nghề cá được phép duy trì?
(c) Cơ chế thể chế mới nào nên được hình thành cho phép các tổ chức liên chính
phủ, như FAO, trong việc thực thi tiêu chuẩn bền vững các khoản tr
ợ cấp
nghề cá?
(d) Đối với các nước đang phát triển thì phạm vi và đặc tính của “biện pháp đặc
6
Ví dụ đầu ra của các cuộc hội thảo được đồng tài trợ bởi UNEP (các đường link được trình bày ở phần
sau).
“Dự thảo của chủ tọa”:
Bản dự thảo hợp pháp đầu tiên về trợ cấp nghề cá đã được Chủ tịch nhóm thoả thuận
về điều lệ đưa ra vào ngày 30 tháng 11 năm 2007. Các đề xuất trong bảo dự thảo gồm
có:
• Cấm các trợ cấp nghề cá trực tiếp làm tăng cường cường lực và năng lực khai
thác, cũng như bất kỳ trợ cấp nào ảnh hưởng đến các quần đàn cá “đã bị khai
thác một cách cạn kiệt”;
• Một số trợ cấp được đặc cách, không bị cấm ví dụ như trợ cấp về an toàn tàu
thuyền hay giảm năng lực khai thác;
• Áp dụng với phần lớn các trợ cấp nghề cá thực hiện trong các hệ thống quản lý
nghề cá cơ bản;
• Cho phép các nước đang phát triển sử dụng hầu hết các trợ cấp bị cấm, tuỳ
thuộc vào quản lý và các điều kiện cụ thể khác;
• Hình thành cơ chế cho phép sự tham gia của FAO vào việc xem xét các biện
pháp để hoàn thiện tiêu chuẩn quản lý nghề cá; và
• Tăng cường luật lệ của WTO trong việc thông báo đối với các trợ cấp nghề cá.
ài liệ O / / /213 (30 há 11 200 ) h l