Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Đối thoại nuôi cá Tra-Basa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.29 KB, 14 trang )

Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi cá Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 1


Đối thoại nuôi cá Tra-Basa
Cần Thơ, Việt Nam
Ngày 3-4 tháng 12 năm 2008

Báo cáo tổng hợp cuộc họp

















Tổng hợp bởi Quỹ Thiên Nhiên Toàn Cầu (WWF)
Flavio Corsin –

Quỹ Thiên Nhiên Toàn Cầu (WWF)
39, đường Xuân Diệu
Hà Nội, Việt Nam


www.panda.org


Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi cá Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 2

TỔNG QUAN VỀ CUỘC HỌP
Đối thoại về Nuôi cá Tra-Basa (PAD) đã nhóm họp vào ngày 3-4 tháng 12 năm 2008 tại Cần
Thơ, Việt Nam nhằm thảo luận về việc xây dựng tiêu chuẩn cho nuôi cá Tra-basa. Đây là cuộc
họp lần thứ 3 của PAD kể từ khi được thành lập vào năm 2007. Cuộc họp được hướng dẫn bởi
các thành viên khác nhau của Nhóm Thúc đẩy Tiến trình (PFG) và các Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật
(TWG). Mục tiêu mong đợi của cuộc họp là:
1. Kiểm định mức hỗ trợ cho các công việc của các nhóm TWG và thiết lập sự chia sẽ hiểu
biệt của tiến trình cho đến thời điểm này của PAD;
2. Xác định các vấn đề còn tồn tại và/ hoặc thiếu sót trong bản thảo tiêu chuẩn mà nó cần
được phân tích và thảo luận kỹ hơn;
3. Đưa ra định hướng rõ ràng nhằm hoàn thành bản tiêu chuẩn cuối cùng.

Tài liệu này cung cấp tóm lược các vấn đề chủ yếu có liên quan đến cuộc họp và các bước tiếp
theo của PAD. Bất cứ thiếu sót hay sai phạm nào là trách nhiệm duy nhất của Tổ chức Quỹ
Thiên nhiên Toàn cầu (WWF), đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp.
TRƯỚC CUỘC HỌP
Nhằm xúc tiến cuộc họp và khuyến khích sự tham gia cuộc họp, WWF đã phát đi bảng thông
cáo báo chí về cuộc họp trên các ấn phẩm thương mại thủy sản, đưa thông tin về cuộc họp lên
trang web về Đối thoại, và thông báo về cuộc họp trong tờ báo điện tử về Đối thoại. Thư mời
cũng được gởi tới tất cả các thành viên tham gia các cuộc họp PAD trước đây và những bên
liên quan khác, những ai thể hiện có quan tâm đến PAD. Họ cũng được khuyến khích chia sẽ
thư mời đến tất cả những người khác.
Nhằm giúp chuẩn bị cho cuộc họp, WWF đã tiến hành một số thảo luận qua điện thoại và email
với các thành viên trong nhóm PFG và các điều phối viên của các nhóm TWG nhằm đảm bảo
rằng các vấn đề hậu cần thích hợp đã được chuẩn bị sẵn sàng cho việc điều hành thảo luận

với tất cả các thành viên tham gia PAD. Đầu vào cho việc làm thế nào để điều hành cuộc thảo
luận tốt nhất cũng đã được tìm kiếm bởi Merrick Hoben đến từ Viện Xây dựng Đồng thuận
(CBI).
Các vấn đề chính đã được xác định qua các thảo luận là:
 Do đây là lần đầu tiên các thành viên của PAD được thấy toàn bộ bản thảo của tiêu
chuẩn, vì thế có lẽ tập hợp các ý kiến đóng góp thông qua quá trình thảo luận các nhóm
TWG sẽ thích hợp hơn là cố gắng đạt được sự nhất trí cho bản thảo của tiêu chuẩn.
 Các thành viên tham gia cần được cho phép đóng góp ý kiến trên bản thảo tiêu chuẩn
thông qua các nhóm thảo luận nhỏ và trong phần thảo luận chung, tuy nhiên cũng cho
phép các đóng góp ý kiến của từng cá nhân đơn lẻ.
 Một kế hoạch chi tiết cần được xây dựng về thời gian tiến hành các bước tiếp theo để
hoàn chỉnh tiêu chuẩn.
Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi cá Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 3


KẾT QUẢ CUỘC HỌP
Có 83 người tham gia cuộc họp. Bao gồm nông dân, nhà chế biến, người mua, nhân viên nhà
nước, nhà nghiên cứu, các bên cấp chứng nhận và đại diện của một số các tổ chức phi chính
phủ. Phần lớn thời gian cuộc họp được dành cho các nhóm thảo luận nhỏ, nơi các thành viên
tham gia cung cấp các phản hồi cho bản thảo về nguyên tắc, tiêu chí, chỉ báo và các tiêu chuẩn
đã được soạn thảo bởi các nhóm TWG trong năm nay. Tất cả các ý kiến đề xuất của các nhóm
TWG đã được trình bày trong phần trình bày chung trước khi tiến hành các thảo luận nhóm
nhỏ.
Dưới đây là một số các điểm chính theo từng chủ đề được đề cập và đã đạt được sự nhất trí tại
cuộc họp. Xin ghi chú là tất cả các tài liệu và bài trình bày được nhắc đến trong báo cáo
này đều có sẵn tại
/>additionalresources.html
Mục tiêu và tiến trình của các Đối thoại Nuôi
Điều phối viên của PAD ông Flavio Corsin và thành viên nhóm PFG ông David Graham đã trình
bày tổng quan về các Đối thoại về Nuôi, bao gồm cả PAD. Họ đã giải thích mục tiêu của các

Đối thoại và tiến trình sử dụng trong Đối thoại.

Các mục chính của bài trình bày tập trung chủ yếu vào:

 Mục tiêu của tất cả các Đối thoại Nuôi, bao gồm cả PAD, là xây dựng các tiêu chuẩn
nhẳm giảm thiểu các tác động chính của hoạt động Nuôi lên môi trường và xã hội.

 Các tiêu chuẩn sẽ được sử dụng đa năng. Chúng có thể được dùng để cấp chứng nhận
sản phẩm và điểm chuẩn cho các tiêu chuẩn khác. Chúng cũng có thể tạo ra nền tảng
cho người mua và nhà đầu tư xem xét và cũng được kết hợp vào trong các chương
trình của chính phủ.

 Các tiêu chuẩn sẽ được hướng tới cho khoảng 20% các nông trại thực hành tốt nhất
trong ngành nuôi.

 Tiến trình Đối thoại được xây dựng theo hướng mở và minh bạch, cũng như kết quả của
các tiêu chuẩn là dựa vào tính thể hiện, tính khoa học và có khả năng đo lường được.

 Cấu trúc PAD là duy nhất không giống với các cấu trúc Đối thoại khác, ở đây không có
Ban chỉ đạo quản lý tiến trình và ra tất cả các quyết định cuối cùng. Mà ở đây, nhóm
PFG quản lý tiến trình và tất cả các quyết định cuối cùng đều do toàn bộ nhóm Đối thoại
ra quyết định.

Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi cá Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 4

 Tại các cuộc họp PAD trước, tất cá các thành viên tham gia phải xác định những vấn đề
chủ yếu liên quan đến nuôi cá tra-basa và thảo ra các nguyên tắc liên quan đến mỗi tác
động. Các nhóm TWG đã tiến hành làm việc từ tháng 5 để thảo các tiêu chí, chỉ báo và
các tiêu chuẩn để trình bày tại cuộc họp toàn thể lần này.


Có sự nhất trí chung giữa các thành viên tham gia về mục tiêu và tiến trình của Đối thoại Nuôi,
bao gồm PAD. Điều quan trọng để phổ biến các vấn đề đã được xác định bởi PAD cũng như
các chiến lược nhằm giải quyết chúng đến các nông dân, những người không nằm trong 20%
thực hành tốt nhất đã được nhận thấy, đặc biệt là trong mối tương quan với nhu cầu đề giải
quyết các vấn đề cụ thể cho các nhà sản xuất quy mô nhỏ.

Các vấn đề và đề mục chủ yếu được tập trung trong quá trình thảo luận nhóm:
 Tiêu chuẩn PAD sẽ được xây dựng nhằm có khả năng đạt được dựa trên tình hình thực
tế hiện tại của 20% nông trại toàn cầu, mặc dù nó nên có khả năng áp dụng rộng rãi
trong toàn ngành nuôi cá tra-basa. Trong gia đoạn này, điều quan trọng là cung cấp
những minh chứng rõ ràng về cơ sở sử dụng để xây dựng các tiêu chuẩn PAD, đặc biệt
là các ngưỡng đang đề cập.
 Có một nhu cầu là cần làm rõ một số khái niệm sử dụng trong các tiêu chuẩn đề gạt bỏ
những mơ hồ, có thể bằng cách xây dựng bảng chú giải các thuật ngữ để tránh nhầm
lẫn. Một điều cũng quan trọng để làm rõ là các tiêu chuẩn PAD chỉ có thể áp dụng cho
nuôi thương phẩm chứ không áp dụng cho trại giống và nuôi giống.
 Những người nuôi, đặc biệt là những người nuôi quy mô nhỏ phải được tiếp tục tham
gia vào đối thoại và đòi hỏi phải có các phương tiện giúp họ tham gia để đảm bảo họ có
tiếng nói trong tiến trình xây dựng. Tiêu chuẩn PAD phải được xây dựng nhằm có khả
năng thực hiện cho tất cả các hệ thống sản xuất, bất kể quy mô. Một điều quan trọng
nữa cần ghi chú là tất cả các nhóm liên quan trong PAD là đều có tầm quan trọng như
nhau.
 Một nhu cầu nữa là xác định mô hình đơn giản về thực hành quản lý tốt hơn (BMP)
nhằm hướng dẫn các nông dân trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn.
 Thêm vào đó những người, đặc biệt là các thành viên tham gia PAD lần 3 này, nên
được cho phép tham gia vào các nhóm TWG. Hơn thế nữa những thể hiện quan tâm sẽ
được tìm kiếm và chấp nhận.
 Vì có nhu cầu để tối đa hóa sự hòa hợp trong các tiêu chuẩn PAD, các thành viên của
PFG và các điều phối viên của TWG được phân trách nhiệm để tổng hợp các tiêu chuẩn
PAD dựa theo các thảo luận của TWG. Tuy nhiên, nhóm Đối thoại PAD vẫn giữ nguyên

phần cấu trúc của PAD.
Tuân thủ pháp luật
Tóm tắt cuộc họp Đối thoại Nuôi cá Tra-Basa tháng 12 năm 2008 Trang 5

Đây có thể là thách thức để giải quyết các xung đột giữa luật pháp hay truyền thống quốc tế,
quốc gia, và địa phương, cũng như việc hiểu và áp dụng luật như thế nào. Tuy nhiên, một số
thành viên tham gia tin rằng luật quốc gia nên đặt ưu tiên hàng đầu lên trên luật quốc tế hay
địa phương.

Về luật lao động, tiêu chuẩn SA8000 hoặc luật lao động của Việt Nam đã được đề xuất sử
dụng.

Quyền tiếp cận đất nên được hợp pháp hóa thông qua các hợp đồng thuê và cũng như các
chứng nhận về thuế đất và sử dụng đất.

Ngôn ngữ sử dụng nên dể hiểu cho người bình thường.

Khả năng bao gồm thực thi pháp luật như là một nhu cầu trước tiên để cấp chứng nhận cũng
đã được thảo luận và sẽ được xem xét kỹ hơn bởi các nhóm TWG

Sử dụng đất và nước
Tiêu chuẩn vể tỷ lệ nước sử dụng nên gắn đến dung tích nguồn nước và nguồi lợi nước nhận
vào. Vì ở Đồng bằng Sông Cửu Long nước là không giới hạn, nên tiêu chuẩn nên quan tâm
đến lượng nước tiêu thụ hơn là nước sử dụng. Việc hạn chế sử dụng nước có thể dẫn đến chất
lượng nước xả thấp và sẽ tác động tiêu cực đến vấn đề an sinh của cá.

Đã có một thảo luận về vấn đề liệu hiệu suất sử dụng nước (được đề nghị bởi các nhà sản xuất
là 30000-40000m
3
nước/tấn cá) nên được áp dụng trên lượng nước sử dụng cho hoạt động

nuôi hay bao gồm cả nước dùng cho các hoạt động liên quan như chế biến thức ăn và các đầu
vào khác (ví dụ nhu cầu nước cho hoạt động sống – water footprint). Vấn đề áp dụng các tiêu
chuẩn chất lượng nước và nước sử dụng cho hoạt động nuôi bè cũng đã được tranh luận.

Không có nông trại nào ngăn cản hoàn toàn giao thông thủy, dòng chảy cũng như sự di chuyển
của thủy sinh.

Các tác động tiềm ẩn trong thiết kế cũng như xây dựng nông trại lên việc sử dụng đất và nước
và lên sự di chuyển của con người nên được xem xét trong tiêu chuẩn.

Trách nhiệm xã hội và mâu thuẫn người sử dụng
Có rất nhiều thảo luận quanh vấn đề liệu “ Trách nhiệm xã hội và mâu thuẫn người sử dụng” có
phải là phướng pháp thích hợp để mô tả các vấn đề xã hội mà chúng ta muốn đề cập trong tiêu
chuẩn. Tuy nhiên, tất cả các thành viên đã cho rằng các từ sử dụng sẽ không thay đổi, vì nó đã
được nhất trí bởi các thành viên tham gia từ cuộc họp PAD đầu tiên. Vấn đề cũng được quan
tâm nữa là bản thảo các tiêu chí, chỉ báo, và tiêu chuẩn có liên quan đến vấn đề này liệu có
xác đáng, vì dường như không có điều nào liên quan một cách rõ ràng đến việc thúc đẩy phát
triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Một điều nữa cũng được nhắc đến là sự phát triển liên
quan đến cá tra-basa là không chỉ giới hạn ở những vùng nông thôn đặc biệt là ở Bangladesh.

×