Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu CHỤP ẢNH MẪU CÁ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.02 KB, 9 trang )

CHỤP ẢNH MẪU CÁ
Bài viết này nhằm mục đích chia xẻ kinh nghiệm với các bạn làm trong ngành sinh học hoặc các
ngành liên quan về vấn đề chụp ảnh các mẫu cá khi đi điều tra thực địa trong rừng, không có các
thiết bị phụ trợ chụp ảnh cá như ở nhà. Dĩ nhiên ai quan tâm cũng có thể tham khảo. Rất mong nhận
được được sự đóng góp thêm của các bạn!
I. Vài lời về chụp ảnh cá và mẫu cá
So với các đối tượng trên cạn, chụp ảnh cá gặp khó khăn hơn do tính chất đặc thù của sinh
vật dưới nước. Đối với cá trong điều kiện tự nhiên, thiết bị lý tưởng nhất là máy chụp ảnh dưới
nước, và tất nhiên bạn phải bỏ ra một số tiền kha khá để mua thiết bị chuyên dụng!:-)) Ngoài ra, chỉ
ở biển nước mới đủ trong để bạn chụp ảnh dưới nước thôi. Với cá nước ngọt trong sông, hồ thì máy
chụp ảnh dưới nước thường cũng bó tay, trừ những con suối lớn và nước trong vắt! Với cá còn
sống trong hồ kính, bạn gặp phải một khó khăn khác là bị kính chắn phản chiếu và khó lấy nét tự
động, còn lấy nét bằng tay thì cũng không phải lúc nào cũng dễ vì nhiều loài cá nuôi trong hồ thường
bơi tung tăng. Với cá còn sống trong hồ kính, muốn có được một tấm ảnh đẹp, thường người ta phải
thiết lập nguồn sáng cố định chiếu vào hồ cá. Ở ngoài hồ, phía chụp ảnh thường để tối, để tránh
phản chiếu ánh sáng và đổ bóng từ mặt kính này của hồ. Nói chung, chụp ảnh cá và các động vật
còn sống dưới nước là một thử thách và đôi khi làm bạn “điên đầu” vì khó đạt được một bức ảnh
ưng ý, đặc biệt khi bạn không phải người chụp ảnh chuyên nghiệp, không có thiết bị phụ trợ!
II. Chụp mẫu cá
Trong bài viết này, tôi chủ yếu trình bày kinh nghiệm học được về chụp ảnh mẫu cá, tức là
mẫu vật đã chết, dễ hơn so với chụp ảnh cá còn sống, tuy nhiên không phải không có khó khăn. Tất
nhiên, tôi không bàn luận gì về các kiến thức chụp ảnh như tốc độ, khẩu độ,... và các vấn đề kỹ thuật
chụp ảnh cơ bản khác, những điều mà một người chụp ảnh cần phải biết để có được một tấm ảnh
bình thường đạt yêu cầu. Tất nhiên, trong bài này chỉ trình bày cách chụp những mẫu cá tương đối
nhỏ, kích thước thường không quá 30cm, vừa đặt trong một khay nhỏ mà bạn có thể dễ dàng mang
vào rừng.
Với mẫu cá, một trong những thử thách đáng kể nhất là ghi lại được màu sắc trung thực của
nó, vì hầu hết các loài cá sau khi chết biến đổi màu sắc, trong khi màu sắc là một trong những yếu tố
quan trọng để nhận diện loài về mặt hình thái ngoài trước khi đi vào phân tích mẫu chi tiết. Ở một số
loài, sau khi chết vài giờ đồng hồ, nếu bảo quản mẫu tốt (trong nước đá chẳng hạn), màu sẽ được
lưu giữ gần giống với màu thực. Nhưng ở một số loài, ngay sau khi chết, con cá biến đổi màu sắc


Biên soạn trên OpenOffice vi 2.0 Cập nhật lần cuối 9-IV-2006 1/9
mạnh đến nỗi hầu như không còn giống gì với lúc còn sống. Ở một số loài khác, ngay cả lúc còn
sống trong hồ, màu sắc cũng thay đổi đáng kể tùy theo trạng thái con cá. Chắc bạn cũng đã từng
thấy một con cá chọi (cá xiêm, cá đá) (Betta splendens, họ Belontiidae) khi ở trạng thái “xung trận”
thì màu sắc rực rỡ như thế nào, còn khi thua trận thì màu sắc nhợt nhạt như cá chết rồi! Với bọn cá
này, muốn chụp được một tấm ảnh đẹp, thường bạn chỉ có thể chụp nó trong hồ nuôi, ở trạng thái
màu sắc đẹp nhất, hoặc chụp khi con cá ở trong điều kiện tự nhiên.
Với mẫu cá, khi chụp trên cạn, bạn gặp một khó khăn nữa là vảy cá phản chiếu ánh sáng,
ngay cả với các loài cá da trơn không vảy, bạn vẫn bị hiện tượng phản chiếu ánh sáng do nước bám
trên thân cá. Ngoài ra, mẫu cá chỉ có thể chụp khi ướt.
Khá nhiều người chụp ảnh cá và mẫu cá chuyên nghiệp có những thiết bị chuyên biệt (phần
lớn là họ tự “chế” ra) để giải quyết các vấn đề này.
Trong trường hợp đi điều tra ngoài thực địa dài ngày, bạn sẽ gặp một số khó khăn liên quan
đến chụp ảnh mẫu cá như sau:
– Mẫu nên được chụp càng sớm càng tốt, thường là ngay sau khi chết, để bảo toàn màu sắc.
– Các thiết bị phụ trợ chụp ảnh nếu có thì lỉnh kà lỉnh kỉnh, soạn ra trước khi chụp cũng khá
mất thời gian, chẳng lẽ cứ bắt được một loài cá, bạn lại dựng thiết bị ra chụp ngay?
– Đem theo nhiều thiết bị chụp ảnh chuyên dụng khi đi rừng không phải là điều dễ dàng, khiến
cho balô của bạn nặng thêm, ngoài ra mục đích chính là nghiên cứu cá, chụp ảnh chỉ là một
phần trong đó!
Như vậy khi điều tra thực địa, để chụp được một ảnh mẫu cá đẹp, không chỉ về mặt nghệ
thuật, chất lượng ảnh mà còn “đẹp” cả về phương diện phản ánh được rõ ràng, trung thực các đặc
điểm hình thái ngoài của con vật để hỗ trợ cho phân loại (trong đó màu sắc là quan trọng nhất), bạn
phải suy nghĩ đến nhiều yếu tố như: cân đối giữa hiệu quả thu mẫu và đầu tư thời gian cho chụp ảnh
Biên soạn trên OpenOffice vi 2.0 Cập nhật lần cuối 9-IV-2006 2/9
Hình 1. Trái: một chú cá đuôi cờ đực (Macropodus opercularis, họ Belontiidae) khi còn bơi lội tung tăng trong tự
nhiên. Phải: loài cá này ngay sau khi chết (ảnh chụp "ké" cá của người đánh cá!). Bạn có thể thấy ở loài này, khi
chết màu sắc thay đổi hoàn toàn và trông rất xấu!
mẫu, tiết kiệm thời gian, không phải mang theo nhiều thiết bị hỗ trợ chụp ảnh để gọn nhẹ trong lúc đi
rừng, tiết kiệm pin khi phải dùng máy ảnh (số) dài ngày trong rừng, không làm hỏng máy ảnh khi

thao tác trong môi trường gần nước và hóa chất (cồn, formol),... Lưu ý rằng khi chụp “hỏng ăn” một
mẫu cá, bạn không có cơ hội sửa sai, vì mẫu sau khi đã bảo quản trong cồn hoặc formol
(formaldehyde) sẽ mất màu và lúc đó giá trị nghệ thuật của ảnh chụp sẽ không còn, chỉ còn giá trị
khoa học mà thôi, không thể hiện được cái đẹp của một mẫu vật cá còn tươi nữa. Bạn xem vài hình
minh họa dưới đây để thấy rõ hơn điều này.
Ghi chú: Mấy hình minh họa trên đây chụp cách đây 6 năm, dùng máy ảnh số Mavica của Sony, ghi
vào đĩa mềm 1.44MB, một đĩa mềm chụp được đến mấy chục ảnh! Ôi, công nghệ! :-))
III. Cách chụp mẫu cá mà tôi học được
Tôi có điều kiện được làm việc với một trong những chuyên gia về cá ở Đông Nam Á là
Tyson Roberts. Ông này cũng quan tâm đến vấn đề chụp ảnh mẫu cá với một số khó khăn mà tôi đã
đề cập ở phần trên. Ông nói rằng mình không biết gì nhiều về các kỹ thuật chụp ảnh, phần lớn ảnh
chụp đều để ở chế độ tự động, cứ đưa lên là bấm máy, không ngắm nghía gì nhiều! Vì thế, đối với
ông ta, chuẩn bị mẫu chụp ảnh cho hoàn hảo là yếu tố quan trọng nhất. Về phương diện phân loại
cá, tất nhiên thu được mẫu một loài hay, loài mới, bảo quản mẫu tốt, định danh chính xác,... là
những ưu tiên cao nhất của người làm phân loại cá. Tuy nhiên, ảnh chụp cũng là một hỗ trợ cho
công tác phân loại và nếu trong một báo cáo khoa học về cá, bạn sử dụng các ảnh chụp mẫu thật
đẹp, phản ánh thật chính xác các loài cá thì giá trị của báo cáo càng cao, đúng không các bạn? Tôi
sẽ trình bày cách chuẩn bị và chụp mẫu cá mà tôi học được từ chuyên gia này và một số nhận xét
liên quan đến phương pháp này.
Biên soạn trên OpenOffice vi 2.0 Cập nhật lần cuối 9-IV-2006 3/9
Hình 2. Barilius sp. (họ Cyprinidae). Trái: mẫu vừa bắt đem lên cạn, phải: mẫu cố định trong formol khoảng 1 tuần.
Hình 3. Botia morleti (họ Cobitidae). Trái: mẫu vừa bắt, phải: mẫu trong formol.
1. Bảo quản mẫu cá dùng để chụp ảnh ngay sau khi thu được mẫu
Mẫu cá đem lên cạn chết và mất màu rất nhanh, trừ khi bạn rộng chúng trong bể chứa. Nếu
giữ cá sống, bạn cũng rất lỉnh kỉnh với các xô, thùng, bể chứa phải xách dọc đường đi điều tra trước
khi quay về điểm cắm trại. Hơn nữa, nhiều loài cá ở suối đòi hỏi hàm lượng ôxy trong nước rất cao
và nước chảy. Khi giữ bọn này trong thùng chứa, nhiệt độ nước thường lên cao, làm giảm lượng ôxy
hòa tan trong nước, và bọn này kiểu gì cũng chết rất nhanh, trừ khi bạn có máy sục khí chạy pin. Do
vậy, sau khi có mẫu, bạn chuyển ngay vào nước đá. Nếu có một hộp cách nhiệt tốt, bạn có thể giữ
nước đá đến 1-2 ngày trong rừng, khi không có điều kiện quay ra vùng dân cư để mua nước đá. Bảo

quản ngay lập tức mẫu cá trong nước đá có vài ưu điểm sau:
– Nước đá gần như một chất gây mê đối với cá, khiến cá chết theo kiểu lịm đi từ từ một cách
không đau đớn, âu cũng là một cách giết mẫu vật nhân đạo!
– Cá được bảo quản màu sắc khá tốt, gần giống với màu lúc còn sống (trừ một số nhóm, các
chi tiết màu sắc tinh xảo nhất gần như mất ngay khi con cá vừa chết, ví dụ như ở một số
nhóm cá bống suối, ánh xanh lóng lánh trên mang và vi ngực rất đẹp mất ngay khi con cá
chết hoặc gần chết).
– Mẫu cá để một ngày trong nước đá (từ sáng đến chiều trong một ngày điều tra) vẫn còn
tương đối mềm, bạn có thể xoè các vây ra và cố định hình dạng vây trước khi chụp ảnh. Cá
khi chết các vây thường xếp lại, chụp ảnh những mẫu này chán phèo và không phản ánh
đúng hình dạng con cá cần thiết cho phân loại!:-))
– Bạn có thể chứa được nhiều mẫu cá trong một khoảng không gian hạn chế, thuận tiện cho
việc di chuyển trong khi đi thực địa.
– Bạn có thể chuẩn bị dụng cụ chụp ảnh vào cuối ngày (hoặc thậm chí sáng ngày hôm sau, vì
ở trong rừng thường không đủ ánh sáng để chụp ảnh khi quay về điểm cắm trại), và chụp
một lần tất cả các mẫu thu được trong ngày, tiết kiệm thời gian bày biện, soạn dụng cụ chụp
ảnh, và cũng thuận tiện cho việc ghi chép, sắp xếp mẫu.
Nếu không có nước đá, có thể bạn sẽ phải cố định và chụp mẫu ngay sau khi thu được một
mẻ cá đánh lên, hoặc giữ cho cá sống càng lâu càng tốt trong thùng chứa và đợi khi đủ số lượng để
dựng “đồ nghề” chụp ảnh ra một lần cho bõ công, thực hiện ngay trên đường đi điều tra trong ngày,
không đợi lúc quay về nơi cắm trại!
2. Cố định mẫu
Như đã đề cập, cá khi chết các vây thường xếp lại, bạn phải dựng các vây lên thì mẫu mới
đẹp và giúp nhận thấy các tia vây rõ ràng, một đặc điểm quan trọng trong nhận diện mẫu vật (không
phải chỉ để cho hình đẹp mà còn dễ dàng trong phân tích mẫu sau này). Cách thực hiện như sau:
Biên soạn trên OpenOffice vi 2.0 Cập nhật lần cuối 9-IV-2006 4/9
– Chuẩn bị formol đậm đặc (không pha loãng xuống nồng độ 10% như khi dùng để cố định
mẫu cá), khay nhỏ để đựng mẫu cần xử lý, bông gòn để tẩm formol.
– Nhẹ nhàng dựng từ từ một vây cá lên (ví dụ vây lưng) cho căng hết cỡ. Cẩn thận đừng kéo
quá tay mà làm rách màng vây ra khỏi các tia vây, vì nếu xảy ra chuyện đó thì “vô phương

cứu chữa” và vây cá sẽ sụp xuống hoàn toàn! Phần lớn các loài cá bống có vây lưng rất
mỏng manh và dễ rách màng vây, bạn càng phải cẩn thận với bọn này!
– Dùng bông gòn tẩm formol đậm đặc đặt lên cái vây cá vừa dựng lên đó, sát phần gốc vây
chỗ tiếp xúc với thân cá, giữ nguyên như vậy một thời gian, lâu mau tùy theo loài cá, nhưng
thường mất khoảng vài phút. Formol đậm đặc sẽ làm cho mô cơ tại gốc các tia vây cứng lại
và giữ nguyên cho vi cá dựng lên cố định.
– Làm tương tự cho tất cả các vây. Đối với các vây chẵn (vây ngực và vây bụng), bạn chỉ
dựng các vi ở một bên cá, vây đối xứng phải xếp lại. Như vậy ảnh sẽ được được chụp từ
phía các vây xoè ra, các vây bên kia xếp lại tránh làm “rối” ảnh chụp mẫu.
– Mẫu nào xử lý xong bạn nên chuyển ngay trở lại vào nước đá để tránh cho con cá bị mất
màu. Nếu định để mẫu qua đêm rồi sáng hôm sau mới chụp, bạn có thể giữ mẫu đã cố định
trong formol loãng (khoảng 7-8%) và ngâm bình chứa mẫu cá trong nước đá để bảo quản
màu sắc.
– Thực hiện cố định vây tất cả các mẫu cần chụp ảnh một lượt rồi sau đó hãy thực hiện chụp
một lần cho đỡ tốn công.
• Ghi chú: Khi tiếp xúc với formol bạn nên đi găng tay y tế và tránh hít hơi formol, vì đây là chất có
khả năng gây ung thư (carcinogen)! Một số người còn cho rằng hít hơi formol lâu dài có thể gây
vô sinh!!! Tuy nhiên, khi cố định vây cá (xem phần dưới), với các loài cá nhỏ hoặc có vây rất
mềm, ngón tay bạn không tiếp xúc trực tiếp với mẫu nên khó cảm nhận được sức căng khi kéo
vây cá lên, và găng tay “lùng nhùng” dễ làm hỏng mẫu. Do vậy nhiều khi bạn vẫn phải để tay
trần tiếp xúc với formol, chấp nhận “hy sinh” cho khoa học (và cả nghệ thuật nữa) vậy!:-))
Biên soạn trên OpenOffice vi 2.0 Cập nhật lần cuối 9-IV-2006 5/9
Hình 4. Mẫu cá có xử lý cố định các vây và không xử lý cố định vây. Trái: mẫu chụp ngay sau khi bắt, không xử lý,
chụp trên cạn, nền trắng. Phải: mẫu có xử lý cố định các vây, chụp trong nước. Hai hình là hai con cá đều thuộc
giống Garra (cá sứt mũi), họ Cyprinidae, nhưng thuộc hai loài khác nhau.

×