Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Giao duc tre can biet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.69 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đánh mắng làm giảm trí thơng minh của trẻ</b>


Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy những trẻ thường xun bị đánh, mắng có chỉ số thơng


minh trung bình thấp hơn những trẻ khác.



Ảnh minh họa của <i>irishtimes.com</i>.


<i>Telegraph cho biết, tiến sĩ Murray Straus, một nhà xã hội học của Đại học New Hampshire (Mỹ) đã nghiên cứu tác động của những hình phạt thể xác trong suốt</i>
40 năm. Ơng cho rằng việc người lớn nói chuyện với trẻ mỗi khi chúng mắc lỗi thúc đẩy sự phát triển của não. Ngược lại, những hình phạt thể xác có thể làm
giảm khả năng tư duy của trẻ do chúng sợ hãi.


Để chứng minh, Straus và một đồng nghiệp thu thập dữ liệu của một cuộc khảo sát về sức khỏe trẻ em trên phạm vi toàn nước Mỹ năm 1986. Trong cuộc khảo
sát này, người ta lấy dữ liệu của 1.510 trẻ trong độ tuổi từ 2 tới 9. Chỉ số thơng minh (IQ), tình trạng sử dụng các hình phạt thể xác của cha mẹ các em được ghi
lại theo từng năm. Straus chia trẻ thành hai nhóm. Một nhóm gồm các em từ 2 tới 4 tuổi, nhóm cịn lại gồm các em từ 5 tới 9 tuổi.


Sau khi phân tích dữ liệu, hai nhà nghiên cứu nhận thấy 93% bà mẹ có trẻ từ 2 tới 4 tuổi đánh con ít nhất một lần/tuần. Trong khi đó chỉ có 58% bà mẹ áp dụng
hình phạt thể xác đối với trẻ từ 5 tới 9 tuổi. Gần một nửa bà mẹ có con từ 2 tới 4 tuổi đánh con hơn 3 lần/tuần.


4 năm sau, những đứa trẻ 2-4 tuổi chưa bao giờ bị đánh có chỉ số IQ trung bình cao hơn 5,5 điểm so với những em thường xuyên chịu hình phạt thể xác. Tương
tự, những trẻ 5-9 tuổi không bao giờ bị đánh có chỉ số IQ trung bình cao hơn 2 điểm so với những trẻ bị đánh từ một lần/tuần trở lên.


Straus đã tính tới nhiều yếu tố có thể tác động tới trí thơng minh của trẻ trước khi kết luận hình phạt thể xác làm giảm chỉ số IQ. Ông cho rằng ở trẻ 2-4 tuổi, sự
phát triển trí não của chúng phụ thuộc vào người mẹ.


“Nghiên cứu này cho thấy cha mẹ không nên tát vào mặt trẻ hay phát vào mơng chúng trong bất kỳ hồn cảnh nào. Số lần áp dụng hình phạt thể xác càng nhiều
thì tác động tiêu cực càng lớn”, Straus phát biểu.


Straus còn thu thập dữ liệu về trẻ em tại 32 nước để so sánh. Ông nhận thấy ở những nước mà người dân coi việc đánh con cái là chuyện bình thường, chỉ số IQ
của trẻ em thấp hơn hẳn so với những nước cấm hành vi đánh đập trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>


<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×