Báo cáo tổ chức hội nghề cá
DỰ ÁN QUẢN LÝ TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG ĐẦM PHÁ
DỰ ÁN IMOLA
REP1B3.2V
Báo cáo tổ chức hội nghề cá
Sunil N. Siriwardena
Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, Rome
Tháng Tám 2007
Nội dung
1.0 Nền tảng
2.0 Điều khoản tham chiếu
3.0 Kế hoạch thành lập và củng cố hội nghề cá địa phương
3.1 Nhận xét và đề nghị về kế hoạch công việc soạn để thành lập và củng cố Hội
Nghề Cá địa phương mới
3.2 Nhận xét và đề nghị cho kế hoạch củng cố các Hội Nghề Cá địa phương đã
thành lập
4.0 Điều lệ và qui chế tỉnh về giải quyết xung đột và giám sát cho Hội Nghề Cá
4.1 Điều lệ mẫu
4.2 Qui chế tỉnh về giải quyết xung đột và giám sát
5.0 Đề xuất và nhận định về vai trò của các cấp quản lý xã, huyên và tỉnh để đảm bảo
đồng quản lý thuỷ sản thành công ở tỉnh Thừa Thiên Huế
6.0 Các hội thảo tập huấn
6.1 Hội thảo tập huấn xác định mục đích, mục tiêu và qui chế quản lý
6.2 Hội thảo tập huấn cho nhân viên kĩ thuật dự án IMOLA đánh giá nông thôn
nhanh và các công cụ có cộng đồng cùng tham gia để thu thập và ghi chép thông
tin, giám sát và đánh giá các hoạt động của nhóm cộng đồng.
7.0 Đề xuất thành lập Hội Nghề Cá vì mục đích quản lý nghề cá thành công cho nhân
viên kĩ thuật dự án IMOLA và các trung tâm thúc đẩy đóng tại xã
7.1 Những hoạt động theo sau tập huấn cho nhân viên kĩ thuật dự án IMOLA
7.2 Các trung tâm thúc đẩy đóng tại xã
Phụ lục I: Một số công cụ đánh giá nông thôn nhanh dùng để thu thập thông tin
Phụ lục II: Công cụ để các hội nghề cá tự giám sát và đánh giá
Phụ lục III: Đánh giá môi trường và các điều kiện hiện có của các khu vực để các hội
nghề cá đồng quản lý thành công nghề cá
Phụ lục IV: Các điều kiện đồng quản lý thuỷ sản thành công
Phụ lục V: Hệ thống dữ liệu của thôn: sổ ghi chép cấp thôn
Phụ lục VI: Lịch trình
Phụ lục VII: Cá nhân đã gặp
1
1.0 NỀN TẢNG
Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là hệ thống đầm phá ven biển lớn nhất ỏ vùng Đông Nam Á và được xem
có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế. Hệ thống đầm phá này trải dài trên 5 huyện, tiếp xúc
với 86 thôn với 7000 ngư cụ. Đầm phá này dài 70 km dọc theo bờ biển đông, diện tích mặt nước 22000 ha
của nó hỗ trợ sinh kế cho 300000 người mà phần lớn là cư dân nghèo làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản hoặc các hoạt động nông nghiệp khác dọc ven biển. Trong 300000 người đó thì có khoảng 100000
người phụ thuộc vào đánh bắt và nuôi trồng thủy sản làm sinh kế, còn 200000 người sinh nhai bằng các
hoạt động khác, gồm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản phụ trợ (Tuyên, 2005). Trước tầm quan trọng về
sinh thái và sinh kế của đầm phá, và trước thực trạng gia tăng xung đột giữa các thành phần khai thác tài
nguyên do áp lực đánh bắt gia tăng, chính quyền Tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhìn thấy nhu cầu phải có chiến
lược quản lý hiệu quả để đảm bảo bền vững cho nghề cá đầm phá.
Tháng Mười Hai 2005, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Qui Chế Quản Lý Thủy Sản Đầm Phá ở
Tỉnh Thừa Thiên Huế (Qui chế quản lý đầm phá). Qui chế này tạo ra một môi trường pháp lý mới trong
tỉnh vì nó thiết lập Hội Nghề Cá làm đối tác quan trọng trong quản lý nghề cá đầm phá. Những đặc điểm
quan trọng của qui chế là: a) phân quyền quản lý, trong đó có quyền thông qua qui chế và biện pháp quản lý
cho các Hội Nghề Cá đã thành lập chính thức, và b) xác định Hội Nghề Cá chịu trách nhiệm giám sát và
giải quyết xung đột trên vùng mặt nước đánh bắt đầm phá.
Do vậy, Dự án Quản Lý Tổng Hợp Đầm Phá (IMOLA) ở Tỉnh Thừa Thiên Huế, do Chính Phủ Ý hỗ trợ
ngân sách và Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) điều hành kĩ thuật, đã hỗ trợ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế,
cụ thể là, Sở Thủy Sản phát triển chiến lược đồng quản lý tài nguyên nghề cá ở đầm phá. Theo chương
trình hỗ trợ kĩ thuật cho dự án, Sunil N. Siriwardena (sau đây gọi là báo cáo viên), Tư vấn Quốc Tế về tổ
chức hội nghề cá đã hoàn thành nhiệm vụ được giao trong một chuyến công tác 15 ngày. Báo cáo này trình
bày nhiệm vụ và kết quả của chuyến công tác 15 ngày này. Trong một chuyến công tác dài hai tuần trước
đó, báo cáo viên đã báo cáo những khía cạnh của qui chế này, việc thành lập và cơ cấu hoạt động của Hội
Nghề Cá.
2.0 ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Báo cáo viên đã thực hiện công tác từ 21 tháng Bảy đến 02 tháng Tám và đã thực hiện các hoạt động theo
Điều Khoản Tham Chiếu như sau:
§ Phân tích kế hoạch công việc hiện tại của dự án IMOLA và những hợp phần cùng phương pháp v.v.
thành lập và củng cố Hội Nghề Cá và kết quả của hai chuyến công tác về pháp lý của bà Anniken
Skonhoft để đưa ra những đề xuất.
§ Đưa ra những đề xuất để lồng các hoạt động thành lập chi hội nghề cá vào hoạt động của trung tâm
thúc đẩy tại xã để khuyến khích những hoạt động quản lý nghề cá đầm phá.
§ Đưa ra đề xuất cách các cấp quản lý khác nhau (như Xã, Huyện và Tỉnh) có thể tham gia vào đồng
quản lý tài nguyên đầm phá tốt nhất.
§ Tập huấn cho cán bộ kĩ thuật Nhóm Nhân Lực về:
§ Các công cụ ghi chép và đánh giá thông tin
§ Đánh giá tác động và giám sát các hoạt động của các tổ hội
§ Hộc tập chung để hỗ trợ:
hình thành và điều phối các kế hoạch quản lý nghề cá cấp địa phương
triển khai các kế hoạch cấp địa phương
đánh giá và cải thiện các kế hoạch cấp địa phương
§ Dựa trên tập huấn trên đưa ra đề xuất cho cán bộ kĩ thuật của Nhóm Nhân Lực để đảm bảo tập huấn
này có thể thích nghi với tình hình địa phương
Người đọc nên chú ý rằng những đề xuất này lồng vào những phần liên quan và báo cáo này không có phần
đề xuất riêng biệt.
2
3.0 KẾ HOẠCH THÀNH LẬP VÀ CỦNG CỐ HỘI NGHỀ CÁ ĐỊA PHƯƠNG
3.1 Nhận xét và đề nghị về kế hoạch công việc soạn để thành lập và củng cố Hội Nghề Cá địa phương
mới
Những nhận xét và đề nghị dưới đây là dựa vào thảo luận với các tư vấn quốc gia (Gs. Trương Văn Tuyển
và ông Nguyễn Lương Hiền) và Chuyên viên Hợp tác (ông Arie van Duijn) và những thảo luận tiếp theo
với CVT dự án (Gs. Massimo Sarti). Kế hoạch gồm có hai loại công việc, họp hội thảo và công việc chuẩn
bị. Công việc chuẩn bị gồm những sắp xếp trước và chuẩn bị tài liệu cho những cuộc họp sắp đến. Khi đưa
ra những ý kiến và đề nghị này, chúng tôi đã xét đến dữ kiện trên.
a) Hoạt động I của kế hoạch đã tất vào thời gian diễn ra các cuộc thảo luận và do vậy, nên xem đó là hoạt
động I trong kế hoạch đã chỉnh sửa.
b) Hoạt động II và III nên gộp lại thành một vì mục tiêu của hai hoạt động có thể thành tựu cùng lúc (hai
hoạt động này trình bày chung là hoạt động II trong kế hoạch đã chỉnh sửa). Một khi đã nâng cao được
nhận thức về điều lệ của VINAFIS, điều lệ Tỉnh hội và tầm quan trọng của đồng quản lý nghề cá như đã kế
hoạch trong hoạt động III, mục tiêu của hoạt động II là cung cấp hiểu biết ban đầu về Hội Nghề Cá và đồng
quản lý nghề cá đã thành tựu. Do vậy, hai cuộc họp riêng biệt theo như mục tiêu đề ra trong hoạt động II &
III là không cần thiết vì trùng lặp.
c) Kế hoạch cho hoạt động IV gồm những công việc sau:
· Thu thập và đánh giá các đơn xin gia nhập
· Hoàn tất những thủ tục chưa xong
· Thống nhất những thủ tục cho Hội Nghề Cá
· Phân công nhiệm vụ cho thành viên BCH lâm thời
· Hướng dẫn xây dựng điều lệ Hội Nghề Cá địa phương
· Hướng dẫn xây dựng qui chế
Những nhiệm vụ Thống nhất những thủ tục cho Hội Nghề Cá và Phân công nhiệm vụ cho thành viên
BCH lâm thời có thể hoàn thành trong hoạt động gộp II và III trên đây vì mục tiêu của nó là cải thiện hiểu
biết về thành lập hội nghề cá địa phương. Những nhiệm vụ ‘Hướng dẫn xây dựng điều lệ Hội Nghề Cá địa
phương, Hướng dẫn xây dựng qui chế’ là những nhiệm vụ chính trong hoạt động VI và nên gộp với hoạt
động VI. Do vậy, phần còn lại của những công việc trong hoạt động IV trở thành công việc chuẩn bị và cần
các cuộc họp trực tiếp giữa cán bộ dự án và cán bộ liên quan. Do vậy, hoạt động IV nên xem là công việc
chuẩn bị trong quá trình này.
d) Những công việc trong hoạt động V, ‘Báo cáo kết quả họp thôn về việc thành lập Hội Nghề Cá địa
phương (một trong những kết quả của hoạt động gộp II & III), Ra mắt BCH lâm thời với UBND xã, (một
trong những kết quả của hoạt động gộp II & III), và Hiệp thương giữa chính quyền xã và Tỉnh Hội’ không
bảo đảm việc sắp xếp các cuộc họp nhóm kiểu hội thảo. Việc này cần các cuộc họp trực tiếp giữa cán bộ dự
án và cán bộ liên quan và quảng bá thông tin.
e) Hoạt động VI nên xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất và nên dành để xây dựng các mục
tiêu quản lý và qui chế quản lý cho các Hội Nghề Cá (hoạt động này đại diện là hoạt động III trong kế
hoạch công việc đã chỉnh sửa). Dự án đã phác thảo điều lệ Hội Nghề Cá và điều lệ này có thể đưa ra cho
các thành phần liên quan thảo luận trong hoạt động II & III để đạt được thỏa thuận cho bản thảo cuối cùng
(hoạt động II trong kế hoạch đã chỉnh sửa). Quá trình này có thể thúc đẩy nhanh bằng cách phát bản thảo
cho các thành phần liên quan trước cuộc họp (xem kế hoạch đã chỉnh sửa dưới đây). Dự án nên tạo điều
kiện dễ dàng cho các thành phần liên quan cùng tham gia phát triển các mục tiêu quản lý và qui chế quản lý
càng sớm càng tốt. Khi đã đạt được điều này thì cộng đồng sẽ hiểu được trách nhiệm và nhiệm vụ của họ.
Các mục tiêu quản lý và qui chế quản lý đã được soạn cho hai hoặc ba Hội Nghề Cá có thể dùng để thảo
luận với các bên liên quan ở những vùng khác, điều chỉnh cho thích nghi với những vấn đề đặc trưng ở
3
những vùng đó để xây dựng những mục tiêu và qui chế cho Hội Nghề Cá ở đó. Những mục tiêu quản lý và
qui chế quản lý này nên xem là điều kiện bước đầu để một Hội Nghề Cá bắt đầu hoạt động.
f) Những nhiệm vụ phân trong các hoạt động VII và VIII là biên soạn tài liệu, và mang tính cách chuẩn bị,
và do vậy, không cần các cuộc họp có nhiều bên tham gia.
g) Hoạt động IX có thể tiến hành theo kế hoạch (hoạt động này chính là hoạt động IV trong kế hoạch đã
chỉnh sửa).
h) Trong những công việc dự định trong hoạt động X, xây dựng kế hoạch phát triển nghề cá và/hoặc NTTS
có thể không thành công nếu chỉ có những người liệt kê trong hoạt động này tham gia thôi (trưởng thôn,
BCH lâm thời, đại diện UBND). Hoạt động này nên thực hiện theo qui trình lập kế hoạch có đầy đủ các
thành phần liên quan và đầy đủ đại diện của cộng đồng sử dụng nguồn lợi tham gia. Có thể đã có kế hoạch
tổng thể cấp xã và do vậy, nên đặt trọng tâm vào việc xây dựng kế hoạch phát triển nghề cá và/hoặc NTTS.
Những kế hoạch này có thể soạn sau khi thành lập chính thức hội nghề cá, và không nhất thiết phải có mới
có thể chính thức thành lập Hội Nghề Cá. Do vậy, chúng tôi đề nghị hoạt động X nên giới hạn vào việc xây
dựng kế hoạch tài chính (hoạt động này chính là hoạt động V trong kế hoạch đã chỉnh sửa) trước khi chính
thức thành lập Hội Nghề Cá. Soạn thảo kế hoạch phát triển nghề cá và NTTS và cung cấp đầu vào cho các
kế hoạch tổng thể có thể thực hiện khi các Hội Nghề Cá đã chính thức thành lập và đi vào hoạt động (hoạt
động này chính là hoạt động VIII trong kế hoạch đã chỉnh sửa.)
Kế hoạch đã chỉnh sửa về qui trình thành lập và củng cố các tân Hội Nghề Cá địa phương (xem Phụ
lục 7 bài Thành lập và Củng cố Hội Nghề Cá để tham khảo kế hoạch gốc)
Bước Họp với Đối tượng Nội dung Tài liệu Kết quả Ghi chú
I UB xã Đảng Uỷ xã, Chủ tịch HĐND,
C.T UBND xã, P.CT phụ trách
kinh tế, Chánh VP xã, cán bộ địa
chính, thống kê xã, CT Mặt trận xã,
Hội nông dân, Hội phụ nữ, trưởng
thôn.
Phòng NNPTNT huyện
Thường vụ Hội nghề cá tỉnh
Đại diện Dự án IMOLA
Số lượng: 20
Dự án tiếp cận với xã
về thành lập chi hội
nghề cá và đồng quản lý.
Thảo luận với địa
phương các nộ dung sẽ
làm để thành lập chi hội
nghề ở địa phương (thôn
hoặc xã hoặc nghề).
Điều lệ hội nghề
cá VN.
Quyết định của
UBND tỉnh thông
qua Điều lệ hội
nghề cá T.T.Huế.
Mạng lưới hội
nghề cá T.T.Huế.
Quyết định của
UBND tỉnh về:
Quy chế quản lý
khai thác thuỷ sản
đầm phá.
Quy chế quản lý
vùng nuôi tập
trung.
* UBND xã, Dự án
IMOLA thống nhất giới
thiệu để thôn hoặc cụm
nghề để được giúp đỡ
tuyên truyền thành lập
chi hội nghề cá cơ sở
UBND xã cử 1 cán bộ
theo giỏi giúp đỡ để vận
động thành lập hội.
Nửa ngày
Công việc chuẩn bị 1: Chuẩn bị sẵn tờ rơi về Hội Nghề cá và Đồng Quản lý, Điều lệ TW Hội và Tỉnh Hội, Điều lệ Hội nghề cá mẫu, mẫu đơn gia nhập cho những
người tham gia Hoạt động II trước hoạt động này. Yêu cầu họ cung cấp những vấn đề quan tâm về những mặt đề cập trong các văn bản trước Hoạt động II. Dành
thời gian thích hợp cho họ chuẩn bị. Giao cho cán bộ kĩ thuật gom các tờ viết về vấn đề quan tâm trước hoạt động II. Yêu cầu những người tham dự đưa các vấn
đề quan tâm ra tại cuộc họp nếu chưa nộp trước.
4
Bước Họp với Đối tượng Nội dung Tài liệu Kết quả Ghi chú
II Thôn hoặc cụm
nghề
Trưởng thôn
Đại diện cơ sở sản xuất (hợp tác
xã)
+ Đại diện tổ, đội tự quản
+ Một số đại diện gia đình ngư dân
Một số cá nhân (tích cực, sản xuất
giởi...)
Đại diện xã (cán bộ được xã cử)
Số lượng: 30
Thảo luận với người
tham dự về những vấn
đề phát xuất từ các văn
bản đã cung cấp
Điều lệ Hội
nghề cá VN.
Điều lệ Hội
nghề cá tỉnh.
Mạng lưới hội
nghề cá
T.T.Huế.
Tờ rơi về hội
nghề cá và Đồng
quản lý
Điều lệ mẫu của
Hội nghề cá
Mẫu gia nhập
Hiểu biết ban đầu về
Hội nghề cá và đồng
quản lý.
Thống nhất Điều lệ Hội
Thống nhất Mẫu đơn
gia nhập
Danh sách thành viên
BCH lâm thời và phân
công nhiệm vụ
Bắt đầu thu nhận thành
viên
Một ngày
Công việc chuẩn bị 2: Soạn bản thảo cuối cùng của điều lệ Hội Nghề Cá, danh sách hội viên và ủy viên BCH và đưa vào báo cáo kết quả hoạt động II để phân
phát. Chuẩn bị mẫu hiệp thương cho UB xã và Tỉnh Hội. Thỏa thuận về mẫu hiệp thương giữa xã và Tỉnh Hội có thể tiến tới dần dần qua các cuộc họp. Phát các
qui chế liên quan hiện hành cho người tham dự trước hoạt động VI (chẳng hạn, qui chế về ngư cụ, qui chế về môi trường, qui chế quản lý NTTS và các qui chế
liên quan khác)
III Thôn hoặc cụm
nghề
BCH lâm thời
Trưởng thôn
Đại diện HTX, đại diện tổ, đội tự
quản
Một số đại diện gia đình ngư dân.
Một số cá nhân (tích cực, sản xuất
giởi...)
Đại diện xã (cán bộ được xã cử)
Cán bộ Tỉnh hội
Đại diện Sở TS
Số lượng: 15 20
Xác định mục tiêu quản
lý và qui chế quản lý
cùng với thông tin cần
cho Hội Nghề Cá thực
hiện qui chế quản lý
Qui chế về ngư
cụ, qui chế về
môi trường, qui
chế quản lý
NTTS và các qui
chế liên quan
khác.
Việc xây dựng
mục tiêu quản lý
và qui chế quản lý
sẽ do các bên
tham gia đóng
góp
Xác định được:
Mục tiêu quản lý,
Qui chế quản lý,
Và thông tin cần cho
Hội Nghề Cá thực hiện
qui chế
Một ngày
Công việc chuẩn bị 3: Sắp xếp để thành lập Hội Nghề Cá và BCH lâm thời, thông báo quyết định thành lập Hội Nghề Cá và giấy phép cùng con dấu của Sở Công
An tại các cuộc học trực tiếp, và chuẩn bị cho lễ ra mắt hoạt động Hội Nghề Cá
IV Lễ ra mắt Hội
Nghề Cá
Các ban ngành lãnh đạo xã (Chủ
tịch HĐND, C.T UBND xã, CT
Mặt trận xã, Hội nông dân, Hội phụ
nữ, trưởng thôn).
Phòng NNPTNT huyện
Thường vụ Hội nghề cá tỉnh
Đại diện Dự án IMOLA
Đại diện Sở TS
Thành viên chính thức của Hội
nghề cá
Các nhóm đội khác
Số lượng: 60
Lễ ra mắt Chi hội nghề
cá và Chi hội bắt đầu
hoạt động
Quyết định
thành lập Hội
Nghề Cá và BCH
lâm thời.
Giấy phép cùng
con dấu của Sở
Công An
Phát biểu giao
nhiệm vụ của
Thường vụ hội
nghề cá,
Phát biểu của
Chủ tịch UBND
xã về phương
hướng hoạt động
của Chi hội,
Phát biểu nhận
nhiệm vụ của
BCH Chi hội;
Phát biểu của
đại diện IMOLA
Đọc Quyết định thành
lập Chi hội;
Phát biểu của CT UB
xã về phương hướng
hoạt động Chi hội,
Phát biểu giao nhiệm
vụ của Tỉnh Hội, trao
con dấu cho BCH lâm
thời,
Ra mắt BCH lâm thời
và phát biểu nhận nhiệm
vụ
Nửa ngày
V Trưởng thôn,
BCH lâm thời
Trưởng thôn;
BCH lâm thời;
Cán bộ xã cử;
BCH lâm thời,
Cán bộ xã cử;
Đại diện Tỉnh hội
Đại diện Sở TS
Số lượng: 1215
Xây dựng kế hoạch tài
chính
Kế hoạch tài chính cho
chi hội
Nửa ngày
5
Bước Họp với Đối tượng Nội dung Tài liệu Kết quả Ghi chú
VI Họp Chi hội Trưởng thôn;
BCH lâm thời;
Hội viên
Số lượng: 4550
Mục đích của cuộc họp
hội thảo này là để điều
chỉnh:
điều lệ chi hội
kế hoạch tài chính
mục tiêu quản lý và qui
chế quản lý
Các văn bản của
các hoạt động
trước có liên quan
tới:
điều lệ chi hội
kế hoạch tài
chính
mục tiêu quản lý
và qui chế quản lý
Các văn bản được điều
chỉnh để thông qua
Nửa ngày
VII Đại Hội chi hội Đảng Uỷ, HĐND, UBND,
MTTQ, Hội nông dân;
Hội Phụ nữ,
Công an, Thanh niên;
Đại diện Tỉnh Hội,
Đại diện Hội nông dân huyện,
Đại diện Phòng NNPTNT huyện;
Đại diện Sở Thuỷ sản,
Đại diện IMOLA,
Hội viên chính thức Chi hội,
Số lượng: 60 người
Điều lệ chi hội nghề
cá,
Các quy chế quản lý
của chi hội,
Bầu BCH chi hội
Bầu Ban kiểm tra
Các văn bản của
chi hội đã được
thông qua trong
cuộc họp VI
Thông qua:
Điều lệ chi hội,
mục tiêu quản lý và qui
chế quản lý
BCH mới,
Ban kiểm tra
một ngày
VIII Cộng đồng lập
kế hoạch chung
Trưởng thôn
Thành viên BCH
Đại diện:
Các nhóm quản lý và những
người sử dụng tài nguyên
Tỉnh hội
UB xã
Sở TS
Phòng NNPTNT Huyện
Số lượng – 30
Lập kế hoạch chung Thu thập kế
hoạch tổng thể và
thông tin hiện có;
Bản đồ sử dụng
đất và đầm phá
Kế hoạch phát triển nghề
cá và/hoặc NTTS
Xác định đầu vào cho kế
hoạch tổng thể hiện có
Một ngày
3.2 Nhận xét và đề nghị cho kế hoạch củng cố các Hội Nghề Cá địa phương đã thành lập
a) Hoạt động I của kế hoạch đã hoàn tất vào thời điểm tổ chức các cuộc thảo luận, và do đó có thể coi
là hoạt động I trong kế hoạch đã điều chỉnh.
b) Ba trong bốn cuộc họp đã kế hoạch dưới hoạt động II đã hoàn tất, chúng tôi đề nghị hoàn tất cuộc
họp thứ IV.
c) Nội dung của hoạt động IIA chỉ mang tính dự bị thôi. Sắp xếp để chuẩn bị cho lễ ra mắt và thông
báo quyết định thành lập Hội Nghề Cá cần có các cuộc họp trực tiếp và không nhất thiết phải đòi
hỏi các cuộc họp kiểu hội thảo.
d) Hoạt động IIB có thể tiến hành theo kế hoạch.
e) Hoạt động III dành để điều chỉnh Điều lệ và qui chế quản lý Hội Nghề Cá (hoạt động này sửa
thành hoạt động III trong kế hoạch chỉnh sửa.) Có một chỗ lược bỏ đáng lưu ý trước bước này là
hội thảo cho các bên tham gia xây dựng mục tiêu và qui chế quản lý. Xin xem những nhận xét/đề
xuất tại mục e) của phần 3.1 trên. Sự tham gia của các thành phần liên quan rất quan trọng cho
việc xây dựng các mục tiêu và qui chế quản lý. Chúng tôi đề nghị làm khác với phương pháp
mang tính thủ tục đã dự định cho việc xây dựng mục tiêu và qui chế quản lý mà chỉ có trưởng
thôn, thành viên BCH lâm thời và người của UB xã tham gia.
f) Xin coi những nhận xét/đề xuất cho hoạt động IV tại mục h) của phần 3.1 (hoạt động này đã sửa
thành hoạt động IV và VII trong kế hoạch chỉnh sửa.)
g) Hoạt động V có thể tiến hành theo kế hoạch, có một số chỉnh sửa về nội dung đã trình bày trong kế
hoạch chỉnh sửa (xem hoạt động V của kế hoạch chỉnh sửa)
6
Kế hoạch chỉnh sửa cho qui trình củng cố Hội nghề cá hiện có (xem Phụ lục 6 có kế hoạch gốc trong
Bài về Thành lập và Củng cố Hội nghề cá)
Bước Họp với Đối tượng Nội dung Tài liệu Kết quả Ghi Chú
I UBND xã Đảng Uỷ xã, Chủ tịch HĐND,
C.T UBND xã, P.CT phụ trách
kinh tế, Chánh VP xã, cán bộ địa
chính, thống kê xã, CT Mặt trận
xã, Hội nông dân, Hội phụ nữ,
trưởng thôn
Phòng NNPTNT huyện
Thường vụ Hội nghề cá tỉnh.
Đại diện IMOLA
Số lượng: 20 người
Dự án tiếp cận với xã
về thành lập chi hội
nghề cá và đồng quản
lý.
Thảo luận với địa
phương các nội dung sẽ
làm để thành lập/củng
cố chi hội nghề ở địa
phương (thôn hoặc xã
hoặc nghề).
Điều lệ hội nghề
cá VN.
Quyết định của
UBND tỉnh thông
qua Điều lệ hội
nghề cá T.T.Huế.
Mạng lưới hội
nghề cá T.T.Huế.
Quyết định của
UBND tỉnh về:
Quy chế quản lý
khai thác thuỷ
sản đầm phá.
Quy chế quản lý
vùng nuôi tập
trung.
* UBND xã, Dự án IMOLA
thống nhất giới thiệu để thôn
[...]
hoặc cụm nghề [... để được
giúp đỡ tuyên truyền thành
lập chi hội nghề cá cơ sở
UBND xã cử 1 cán bộ theo
giỏi giúp đỡ để vận động
thành lập hội.
Nửa ngày
II Thôn hoặc cụm
nghề
Đại diện xã
Trưởng thôn ngư
Đại diện tổ, đội tự quản, cơ sở
sản xuất.
Các ngư dân nồng cốt, sản xuất
giỏi, năng nổ nhiệt tình
Số lượng: 30 người
Nâng cao nhận thức
của người dân về Hội
Nghề cá và Đồng quản
lý
Tổng kết hội viên và
các nhóm tổ,
Tổng kết văn bản Hội
Nghề Cá
Thống nhất kế hoạch
phân hội và củng cố,
Tổng kết đơn gia nhập
hội
Điều lệ hội nghề
cá TW và tỉnh
hội.
Điều lệ mẫu chi
hội nghề cá cơ sở
Danh sách
mạng lưới hội
nghề cá TT Huế.
Mẫu đơn xin gia
nhập chi hội nghề
cá cơ sở.
Biên bản hiệp
thương.
Tờ rơi về hội
nghề cá.
Củng cố danh sách hội viên
và phân hội;
Nâng cao được nhận thức về
hoạt động cộng đồng và hội
nghề cá
Phát triển hội viên
Thống nhất kế hoạch phân
hội và củng cố
Nửa ngày
II.A UBND xã/
BCH lâm thời
Lãnh đạo UBND xã,
Chánh VP UBND xã,
Trưởng thôn,
BCH lâm thời
Số lượng: 10 người
Thông báo QĐ thành
lập Chi hội nghề cá,
Phân công để tổ chức
lễ ra mắt Chi hội nghề
cá
Quyết định
thành lập Chi hội
nghề cá cơ sở
cùng BCH lâm
thời Chi hội
Phân công trách nhiệm để tổ
chức lễ ra mắt (e.g. các báo
cáo và diễn văn đọc tại buổi
lễ)
1/2 ngày
7
Bước Họp với Đối tượng Nội dung Tài liệu Kết quả Ghi Chú
II.B Lễ ra mắt Chi
Hội
Lãnh đạo UB xã và các phòng
ban (Đảng Uỷ; HĐND; UBND
xã; MTTQ; Hội nông dân;
Hội Phụ nữ; Công an;
Thanh niên; Trưởng thôn)
Đại diện Hội nghề cá tỉnh;
Đại diện Hội nông dân huyện;
Đại diện Phòng NNPTNT huyện;
Đại diện Sở Thuỷ sản;
Đại diện IMOLA;
Hội viên chính thức của Chi hội;
Số lượng: 60 người
Lễ ra mắt và triển khai
hoạt động của Chi hội
nghề cá cơ sở.
Quyết định
thành lập Chi hội
cùng BCH lâm
thời;
Phát biểu giao
nhiệm vụ của
Thường vụ hội
nghề cá,
Phát biểu của
Chủ tịch UBND
xã về phương
hướng hoạt động
của Chi hội,
Phát biểu nhận
nhiệm vụ của
BCH Chi hội;
Phát biểu của
đại diện IMOLA
Đọc Quyết định thành lập
Chi hội;
Phát biểu của CT UB xã về
phương hướng hoạt động Chi
hội,
Phát biểu giao nhiệm vụ của
Tỉnh Hội, trao con dấu cho
BCH lâm thời,
Ra mắt BCH lâm thời và
phát biểu nhận nhiệm vụ
Nửa ngày
(chỉ có ở
Vinh
Hiền)
III Thôn hoặc
nhóm nghề
Trưởng thôn;
BCH lâm thời;
Cán bộ xã cử;
Cán bộ Tỉnh hội;
Cán bộ Sở TS;
Nhóm tự quản
Số lượng: 15 20 người
Xác định mục tiêu quản
lý và qui chế quản lý
cùng với thông tin cần
cho Hội Nghề Cá thực
hiện qui chế quản lý
Qui chế về ngư
cụ, qui chế về
môi trường, qui
chế quản lý
NTTS và các qui
chế liên quan
khác.
Việc xây dựng
mục tiêu quản lý
và qui chế quản
lý sẽ do các bên
tham gia đóng
góp
Xác định được:
Mục tiêu quản lý,
Qui chế quản lý,
Và thông tin cần cho Hội
Nghề Cá thực hiện qui chế
Một ngày
IV Trưởng thôn,
BCH lâm thời
Trưởng thôn;
BCH lâm thời;
Cán bộ xã cử;
BCH lâm thời,
Cán bộ xã cử;
Đại diện Tỉnh hội
Đại diện Sở TS
Số lượng: 1215
Xây dựng kế hoạch tài
chính
Kế hoạch tài chính cho chi
hội
Nửa ngày
V Họp Chi hội Trưởng thôn;
BCH lâm thời;
Hội viên
Số lượng: 4550
Mục đích của cuộc họp
hội thảo này là để điều
chỉnh:
điều lệ chi hội
kế hoạch tài chính
mục tiêu quản lý và
qui chế quản lý
Các văn bản của
các cuộc họp III,
IV
Các văn bản được điều chỉnh
để thông qua
Nửa ngày
8
Bước Họp với Đối tượng Nội dung Tài liệu Kết quả Ghi Chú
VI Đại Hội chi hội Đảng Uỷ, HĐND, UBND,
MTTQ, Hội nông dân;
Hội Phụ nữ,
Công an, Thanh niên;
Đại diện Tỉnh Hội,
Đại diện Hội nông dân huyện,
Đại diện Phòng NNPTNT
huyện;
Đại diện Sở Thuỷ sản,
Đại diện IMOLA,
Hội viên chính thức Chi hội,
Số lượng: 60 người
Báo cáo hoạt động
Hội nghề cá và kế
hoạch nhiệm kỳ của
chủ tịch Hội nghề cá
Điều lệ chi hội nghề
cá,
Các quy chế quản lý
của chi hội,
Bầu BCH chi hội
Bầu (Phó) CT Hội nghề
cá
Bầu Ban kiểm tra
Các văn bản
thông qua tại
cuộc họp V
Thông qua:
Kế hoạch tổng thể
Điều lệ chi hội nghề cá
Các quy chế quản lý của chi
hội
Bầu được:
BCH chi hội
(Phó) CT Hội nghề cá
Ban kiểm tra
Nửa ngày
VII Cộng đồng lập
kế hoạch chung
Trưởng thôn
Thành viên BCH
Đại diện:
Các nhóm quản lý và những
người sử dụng tài nguyên
Tỉnh hội
UB xã
Sở TS
Phòng NNPTNT Huyện
Số lượng – 30
Lập kế hoạch chung Thu thập kế
hoạch tổng thể và
thông tin hiện có;
Bản đồ sử dụng
đất và đầm phá
Kế hoạch phát triển nghề cá
và/hoặc NTTS
Xác định đầu vào cho kế
hoạch tổng thể hiện có
Một ngày
4.0 ĐIỀU LỆ VÀ QUI CHẾ TỈNH VỀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ GIÁM SÁT CHO HỘI NGHỀ
CÁ
Các công cụ pháp lý mẫu (điều lệ mẫu và qui chế tỉnh về giải quyết xung đột và giám sát) cùng với bài chú
thích của Anniken Skonhoft, Chuyên viên Luật, Vụ Luật Phát Triển FAO Rome soạn đều do Dự án
IMOLA cung cấp cho báo cáo viên. Sau khi nghiên cứu Điều Khoản Công Việc, điều lệ mẫu và qui chế về
giải quyết xung đột và giám sát mẫu, báo cáo viên có những nhận định sau để sau này cải thiện.
4.1 Điều lệ mẫu
Điều 3 – Mục tiêu
Có thể đưa vào mục tiêu thứ năm “qui chế quản lý” và như vậy mục tiêu này đọc thành “Làm cơ quan quản
lý trong quyền hạn cho phép, với quyền và nhiệm vụ qui định tại luật pháp quốc gia, tỉnh và địa phương, và
theo đó, thông qua và thực hiện các biện pháp và qui chế quản lý nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản”. Khái
niệm “biện pháp quản lý” nên hiểu là những phương pháp và quá trình chứ không nên hiểu là các qui chế
quản lý.
Điều 4 Hội viên
Điều 4 của điều lệ hạn chế hội viên vào những những ai trên 18 tuổi và có tham gia vào nghề cá hoặc
NTTS trong một thôn nhất định của một xã nhất định. Nói cách khác, điều này định nghĩa hội viên của Hội
Nghề Cá. Định nghĩa hội viên này mang tính cách loại trừ hơn bao quát và ngăn những người sử dụng tài
nguyên khác trở thành thành phần của hội. Mục tiêu ban đầu của việc thiết lập Hội Nghề Cá là phân quyền
quản lý và điều chỉnh những chiến lược đồng quản lý để quản lý nghề cá ở đầm phá. Những hoạt động
đồng quản lý cần một mức độ hợp tác và tham gia nhất định giữa các thành phần; vì vậy, quản lý tùy thuộc
rất nhiều vào hành động và tương quan của cộng đồng người sử dụng tài nguyên, vào những thiết chế nghề
cá và tổ chức nhà nước. Nếu tính đến mục đích của qui chế gần đây về việc triển khai đồng quản lý qua các
Hội Nghề Cá thì cần phải có nhiều hợp tác và tham gia của các bên vì qui chế này ngoài điều khoản này ra
thì không còn chỗ nào qui định việc các thành phần sử dụng tài nguyên khác trở thành hội viên và đối tác
9
của hội nghề cá. Cũng nên xét một cơ quan có thực hiện chức năng thành công không là tùy có thực hiện
các qui chế hay không, tùy chi phí thực hiện và tính hiệu quả của các chế tài (sanctions).
Điều 5 – Quyền và nhiệm vụ của hội viên
Những mục sau chúng tôi đề nghị đưa vào quyền và nhiệm vụ của hội viên.
Khoản 1 của quyền và nhiệm vụ của hội viên có thể sửa như sau ‘Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; bảo vệ và
sản xuất bền vững tài nguyên thủy sinh (thay cho tái tạo nguồn lợi thủy sinh) và bảo vệ môi trường’.
Thêm “Chấp hành và hỗ trợ thực hiện các qui chế quản lý’ làm khoản 9 của quyền và nhiệm vụ hội viên.
Điều 12 – Chức năng (của Đại Hội)
Khoản 7 có thể điều chỉnh thành ‘Thông qua hoặc sửa đổi các qui chế và biện pháp quản lý theo như qui
định trong các qui chế thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phuơng;
Điều 15 – Chức năng (của Ban Chấp Hành)
Khoản 6 có thể điều chỉnh thành ‘Lập các kiến nghị lên Đại Hội về việc thông qua hoặc chỉnh sửa các biện
pháp và qui chế quản lý theo như qui định trong qui chế quốc gia và tỉnh về thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ
sản’.
Thêm ‘Nâng cao nhận thức cho hội viên về phát triển nghề cá và nuôi trồng thủy sản bền vững’ thành
khoản 14 của mục Chức năng (Ban Chấp Hành).
Điều 19 – Thành phần và nhiệm kỳ (của Ban Kiểm Tra) và Điều – 20 Chức năng của Ban Kiểm Tra
Có một cơ chế trách nhiệm giải trình là một trong những điều kiện thành công của đồng quản lý nghề cá.
Về trách nhiệm giải trình thì điều lệ mẫu có giải thích chức năng của Ban Kiểm Tra là giám sát chức năng
và hoạt động của Hội Nghề Cá, và nhân đó khuyến khích quá trình đồng quản lý. Điều lệ mẫu viết cụ thể
Ban Kiểm Tra sẽ gồm ba thành viên do Đại Hội bầu chọn làm trong nhiệm kì một năm. Cần phải nói rõ là
‘không có thành viên Ban Chấp Hành nào được chỉ định vào Ban Kiểm Tra’ vì chỉ định như vậy sẽ tạo nên
xung đột về lợi ích. Thành viên Ban Kiểm Tra nên là người thuộc về các thành phần khác trong quá trình
đồng quản lý.
Điều 23 – Nguồn tài chính
Khoản 3 của Nguồn tài chính có thể điều chỉnh thành ‘trợ cấp của chính phủ hoặc chính quyền địa phương,
hỗ trợ của các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ và các nhà hảo tâm’.
Thêm ‘Nhận một phần chia sẻ từ các khoản phạt vi phạm qui chế quản lý.’
Điều 24 – Sử dụng các khoản tiền
Thêm ‘Nâng cao nhận thức cho hội viên về phát triển nghề cá và nuôi trồng thủy sản bền vững’.
4.2 Qui chế tỉnh về giải quyết xung đột và giám sát
Điều 3 trong Chương 2 – Giám sát của Qui chế tỉnh về giải quyết xung đột và giám sát cho các hội nghề cá
địa phương như sau
‘Các Hội Nghề Cá địa phương chịu trách nhiệm giám sát tất cả hoạt động thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản
trong vùng thẩm quyền của Hội.’
10
Mục đích của giám sát là đảm bảo các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng được tiến hành theo đúng luật pháp
thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản, và ngăn chặn các hành vi vi phạm luật pháp này.
Biện pháp chế tài trong trường hợp phát hiện một hoạt động có thể đưa tới vi phạm là nhanh chóng ngăn
chặn hoạt động phi pháp đó bằng cách vô hiệu hóa, cảnh cáo hoặc tịch thu ngư cụ và dụng cụ. Việc một hội
viên Hội đang đi tuần tra tịch thu ngư cụ có thể là một vấn đề rất nhạy cảm, và có thể việc này đòi hỏi can
thiệp của cán bộ cưỡng chế luật. Nếu hội viên đó không thể ngăn hoạt động phi pháp thì hoạt động này nên
báo cho các cán bộ cưỡng pháp luật để tịch thu hơn là tự thực hiện. Tất cả hội viên nên chịu trách nhiệm
giám sát, trong khi cưỡng chế nên là trách nhiệm của UBND xã và công an xã. Hơn nữa, qui chế mẫu
không qui định mức phạt nào làm biện pháp chế tài. Nên có mức phạt cho những vi phạm qui chế và nên có
cơ chế cho Hội nghề cá nhận một phần của khoản tiền thu phạt.
11
5.0 ĐỀ XUẤT VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CẤP QUẢN LÝ XÃ, HUYỆN VÀ TỈNH
ĐỂ ĐẢM BẢO ĐỒNG QUẢN LÝ THỦY SẢN THÀNH CÔNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Đồng quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều phương thức quản lý có người sử dụng hay chủ tài
nguyên tham gia vào quá trình quản lý. Những phương thức đó sẽ có nhiều mức độ can thiệp và tham gia
của các cơ quan chính phủ làm đối tác. Do vậy, các hoạt động đồng quản lý cần một mức độ hợp tác và
tham gia nhất định giữa các đối tác, vì đó, thành tích quản lý tùy thuộc nhiều việc làm và tương quan giữa
nhóm/cộng đồng sử dụng tài nguyên và tùy thuộc tổ chức thủy sản và cơ cấu nhà nước có tại chỗ. Theo
điều 4 của Qui Chế Quản Lý Đầm Phá, Hội Nghề Cá cấp địa phương là “các tổ chức xã hộinghề nghiệp”
và các hội này hoạt động do Đảng Cộng Sản và chính quyền xã lãnh đạo, Sở Thủy Sản và Phòng NNPTNT
Huyện hỗ trợ, và hội nghề cá cấp cao hơn, tức là Tỉnh Hội, hướng dẫn. Do vậy, các tổ chức này trở thành
“đối tác trực tiếp” của đồng quản lý và những đề xuất/nhận xét sau liên quan tới các đối tác trên.
· Những điều kiện ảnh hưởng đến đồng quản lý thành công có thể áp dụng cho ba cấp khác nhau:
tổng cộng đồng (the supracommunity), cộng đồng và cá nhân (Pomeroy và những người khác,
2001). Cấp tổng cộng đồng thì những yếu tố thành công chính là có hay không có một chính sách
định nghĩa quyền sử dụng đối với thủy sản, có hay không có một nhân tố thay đổi ngoại lai để
khởi đầu quá trình đồng quản lý. Trong trường hợp này, dự án IMOLA đóng vai trò nhân tố thay
đổi ngoại lai đó, nhân tố này tài trợ và hỗ trợ thành lập các Hội Nghề Cá cho đồng quản lý nghề
cá. Cấp cộng đồng thì ranh giới, hội viên nhóm, quyền sở hữu và mục tiêu quản lý cần phải định
nghĩa rõ ràng, còn lãnh đạo địa phương, hỗ trợ của chính phủ, sự tham gia của cộng đồng và
nguồn tài chính bền vững là những điều kiện thiết yếu cho thành công. Cuối cùng, cấp cá nhân thì
cần phải có động lực cho người tham gia cân nhắc chi phí và lợi ích.
· Do vậy, muốn hữu ích thì xem xét các điều kiện thành công đồng quản lý nghề cá hiện có tại nhiều
xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế để xem những “đối tác trực tiếp” ở cấp xã và cấp tỉnh có thể
đóng góp cách nào hữu hiệu nhất để đảm bảo thành công của đồng quản lý. Đồng quản lý thành
công không cần thiết luôn luôn phải thỏa mãn tất cả điều kiện, nhưng thông thường thì, càng thỏa
mãn nhiều điều kiện chừng nào thì cơ hội thành công đồng quản lý lớn chừng đó. (Pomeroy và
những người khác, 2001).
Các điều kiện đồng quản lý thành công thủy sản ở các xã đầm phá của Tỉnh Thừa Thiên Huế
Điều kiện Có/không
có
Hiện trạng/ghi chú
1 Chính sách và pháp luật ủy
quyền
Có Nghị định về thủy sản đã thông qua. Nhiều
người chưa biết.
2 Nhân tố bên ngoài có tác động
đến thay đổi
Có Dự án IMOLA tham gia nhiều. Khi dự án kết
thúc thì sao?
3 Phân vùng thích hợp và ranh
giới đã xác định rõ ràng
Không có Các ranh giới xác định chưa rõ lắm. Chưa có
điều kiện loại trừ hoặc quyền sở hữu rõ ràng
4 Định nghĩa hội viên rõ ràng. Có Những ai tham gia vào đánh bắt và NTTS là hội
viên. Không có chỗ cho những người sử dụng
tài nguyên khác dự phần vào.
5 Liên kết cộng đồng/nhóm Cần tìm hiểu
6 Tất cả thành phần chịu ảnh
hưởng có dự phần vào các
quyết định quản lý.
Không có Không phải tất cả hội viên cộng đồng đều dự
phần vào. Những người sử dụng tài nguyên
khác cũng nên tham gia.
7 Lãnh đạo địa phương thích hợp Có Có các nhà lãnh đạo xã/thôn
8 Chuyển giao quyền lực, xây
dựng năng lực và chuẩn bị xã
hội
Ở mức độ
nào?
IMOLA hỗ trợ nâng cao năng lực và cộng đồng
tham gia. (Chuyển giao quyền lực tùy thuộc vào
bao nhiều quyền được chuyển giao cho cộng
đồng.)
9 Tổ chức cộng đồng Có Đang tiến hành. IMOLA và Sở TS hỗ trợ
10 Hỗ trợ lâu dài cho chính quyền Có Có hỗ trợ của các Ban Ngành Thủy Sản
12
địa phương
11 Quyển sở hữu đối với tài
nguyên
Có?? Các qui chế mới đảm bảo quyền sử dụng?
Quyền sở hữu đối với nghề cá đã định nghĩa
hay giao rõ ràng cho người sử dụng tài
nguyên chưa?
12 Nguồn tài chính đủ và bền
vững
Không Hiện nay các nguồn này là do IMOLA hỗ
trợ. Chưa có kế hoạch thay thế sau IMOLA
13 Tinh thần sở hữu cộng đồng
đối với quá trình đồng quản lý
Không Chưa có mục tiêu do các bên liên quan cùng
xây dựng
14
Trách nhiệm giải trình Có Điều lệ mẫu có bao gồm Ban Kiểm Tra để đảm
bảo trách nhiệm giải trình.
15
Cơ chế quản lý xung đột Có Có qui chế mẫu về việc giải quyết xung đột
16 Mục tiêu quản lý rõ ràng Không Cần xây dựng
17 Thực hiện qui chế quản lý Không Cần hình thành và thực hiện
18 Cấu trúc thúc đẩy cá nhân Có Có động cơ thúc đẩy Chính quyền
Tỉnh/Huyện/Xã và người sử dụng tài nguyên
tham dự vào đồng quản lý.
Nguồn các chỉ số: (Pomeroy và những người khác, 2001).
· Có một số điều kiện thành công của đồng quản lý tìm thấy ở các xã ven biển Tỉnh Thừa Thiên
Huế. Điều quan trọng là có một chính sách và qui chế chuyền năng lực và hội viên Hội Nghề Cá
định nghĩa rõ ràng, qui chế mẫu bảo đảm trách nhiệm giải trình và giải quyết xung đột, và một
nhân tố thay đổi ngoại lai (dự án IMOLA), hỗ trợ lâu dài của chính quyền, và động cơ cho các cá
nhân tham dự vào quá trình. Tuy nhiên, có những điều kiện khác hiện chưa có, và do vậy kết quả
đồng quản lý có thể chỉ ở mức độ giới hạn. Những “đối tác trực tiếp” nên đảm bảo thỏa mãn
những điều kiện thành công sẽ thảo luận dưới đây.
· Mặc dù có qui chế để phân quyền quản lý tài nguyên thủy sản đầm phá cho người sử dụng tài
nguyên, nhiều cộng đồng vẫn chưa nhận thức được quyền và trách nhiệm của họ có được do qui
chế. Sở Thủy Sản cùng với Tỉnh Hội Nghề Cá qua các dự án phát triển, tổ chức phi chính phủ ở
các xã, UBND xã và trưởng thôn nên sắp xếp cho các cộng đồng nghề cá và nuôi trồng thủy sản
nhận thức được các qui chế mới và trách nhiệm và quyền họ có được do qui chế mới. Có thể sử
dụng tờ rơi tại các cộng đồng thôn cho mục đích này.
· Nếu không thấy trước được lợi ích thiết thực thì thành viên cộng đồng ngại dành thời gian và công
sức cho đồng quản lý nghề cá. Chủ yếu là họ có thể nhận ra có thể giảm thiểu đánh bắt phi pháp
nhờ đồng quản lý. Tuy nhiên, mục tiêu chính của họ trong đồng quản lý cũng là gia tăng hay duy
trì sản lượng. Mặc dù thành viên cộng đồng thường tin là đồng quản lý nghề cá sẽ giúp giữ gìn trữ
lượng cá để đảm bảo đánh bắt bền vững, nhưng nếu trữ lượng hiện tại vẫn chưa biết được thì
không thể xác định mục tiêu giữ gìn trữ lượng có thể thành tựu được ở mức độ nào hay không. Do
vậy, để có đồng quản lý thành công thì quan trọng là phải xác định trữ lượng hiện tại. Sở TS nên
nắm lấy vai trò trong quá trình đánh giá này nhờ một nhân tố thay đổi ngoại lai. Hoặc dự án
IMOLA cũng có thể hoàn thành mục tiêu này trong pha hai.
· Sở TS và Tỉnh Hội cùng các ban ngành liên quan có tham gia vào nghiên cứu, giáo dục và quản lý
nghề cá và NTTS nên giúp đỡ cho các Hội Nghề Cá có đủ thông tin cần thiết để thành lập và triển
khai các qui chế quản lý vùng đánh bắt và các biện pháp quản lý. Những thông tin đó có thể gồm
qui định về kích thước mắt lưới, kích thước cực tiểu và cực đại hiệu quả nhất, công nghệ mới về
các ngư cụ thân thiện môi trường, đường di cư của cá, bãi đẻ và vùng sinh dưỡng, các phương
pháp quản lý tối ưu trong nuôi tôm và NTTS trong vùng nước kín, v.v. Không chỉ qui định mắt
lưới tối thiểu để ngăn chặn tác động tiêu cực đối với trữ lượng cá mà cả mắt lưới cực đại được
phép sử dụng cũng quan trọng không kém. Nếu không, một thời gian sau khi triển khai đồng quản
lý thì thành viên trong cộng đồng nhận ra là đánh bắt trái phép đã giảm, nhưng sản lượng đánh bắt
riêng biệt cũng giảm theo thời gian. Cho nên có thể họ thấy có ít lợi ích từ đồng quản lý vì đồng
quản lý chưa đạt được một trong những mục tiêu chính của nó. Kinh nghiệm ở những nước khác
13
cho thấy kích thước mắt lưới lớn cũng có thể gây hại cho trữ lượng cá vì lưới loại đó bắt cá lớn, cá
đẻ; cũng ảnh hưởng đến trữ lượng. Do vậy, để triển khai biện pháp quản lý đối với đánh bắt trái
phép để giữ gìn trữ lượng cá, thì ngoài những điều khác ra, kiến thức về những thông tin kĩ thụât
đã được khoa học xác minh như kích thước mắt lưới lớn được phép sử dụng cũng nên cho Hội
Nhgề Cá biết.
· Vì qui chế mới có ý định giảm tình trạng khai thác quá mức tài nguyên đầm phá nhờ các hội nghề
cá cấp địa phương (bằng phương pháp đồng quản lý) nên cần có một kế hoạch quản lý và bảo tồn
đầm phá tổng thể được mọi người hiểu đúng đắn. Sở Thủy Sản nên nhắc cho Ban Quản Lý Dự án
Sông Hương đưa nhu cầu này thành một nhu cầu ưu tiên để tìm kiếm hỗ trợ của các cơ quan bên
ngoài hoặc nên chủ động sắp xếp hỗ trợ bên ngoài để xây dựng được một kế hoạch có xác định
các vùng bảo tồn và quản lý.
· Một trong những trở ngại đối với đồng quản lý Thủy Sản ở đầm phá Thừa Thiên Huế có liên quan
đến ranh giới của tài nguyên cần quản lý. Không có các ranh giới phân định rõ ràng tài nguyên cần
quản lý có thể đưa tới các khó khăn đối với việc xác định người trong vùng và ngoài vùng. Do
vậy, có thể phát sinh tình trạng thiếu kiểm soát đối với việc tiếp cận quá tải, giới hạn vai trò người
sử dụng tài nguyên có thể thực hiện rất hiệu quả trong một số hoạt động quản lý nhất định (như
kiểm soát mức độ khai thác trong nghề cá), và hạn chế người sử dụng tài nguyên tham gia vào quá
trình đồng quản lý. Qui Chế Quản Lý Đầm Phá phân quyền sở hữu và quyền quản lý cho một
nhóm người sử dụng đã xác định như hội viên Hội Nghề Cá, có thể qui chế này đã có ý xác định
ranh giới đối với tài nguyên và bảo đảm quyền sở hữu và tính pháp lý của nghề cá đầm phá. Có
những khó khăn thực tiễn trong việc phân định ranh giới cho các đơn vị nhỏ hơn như thôn. Tuy
nhiên, nên có các ranh giới dễ nhận biết giữa các xã. Cấp xã có thể là cấp độ đồng quản lý tốt vì
những tính chất vật lý và sinh học của một nghề cá không cho phép đồng quản lý nhỏ lẻ vì cá
không bị giới hạn bởi ranh giới địa lý. Do vậy, nỗ lực đồng quản lý với các biện pháp quản lý
tương tự trong một vùng lớn hơn sẽ dễ hiệu quả hơn và “các đối tác trực tiếp” nên thỏa thuận để
phân định ranh giới giữa các xã và khuyến khích đồng quản lý nghề cá trên cấp xã.
· Cấp ra quyết định càng cao chừng nào thì đồng quản lý càng ít phụ thuộc vào người sử dụng bấy
nhiêu. Do vậy, “các đối tác trực tiếp” nên có vai trò hợp tác trong xây dựng mô hình đồng quản lý
và triển khai nó, trong đó có cả xây dựng mục tiêu quản lý và qui chế quản lý. Việc xây dựng mục
tiêu quản lý và qui chế quản lý cùng với các bên liên quan sẽ tạo ra tinh thần sở hữu nghề cá đầm
phá. Nếu không, các bên liên quan khác nhau sẽ có những mục tiêu khác nhau đối với nghề cá
đầm phá, và những mục tiêu khó đạt được có nguy cơ đưa đến thất vọng trong quá trình đồng quản
lý. Hơn nữa, Sở TS nên đảm bảo Tỉnh Hội liên hệ trực tiếp với Hội Nghề Cá địa phương và đảm
bảo không có tầng lớp quản lý phụ nào giữa Tỉnh Hội và Hội Nghề Cá địa phương về cấu trúc
chức năng.
· Qui Chế Quản Lý Đầm Phá qui định việc UBND Tỉnh phân quyền quản lý cho các chi Hội Nghề
Cá qua UBND Huyện, bằng cách trao cho họ “quyền đánh bắt” và thông qua “các biện pháp quản
lý”. Tuy nhiên, những “quyền đánh bắt” (theo qui định tại điều 13 của qui chế này) và “biện pháp
quản lý” này (theo qui định tại điều 11 của qui chế này) chủ yếu là để bảo vệ môi trường đầm phá
và ngăn chặn đánh bắt trái phép. Không rõ có phải “quyền đánh bắt” được trao cho chi Hội Nghề
Cá này có phải là quyền ước định tài nguyên (resource estimation) và phân định tài nguyên
(resource allocation) không. Theo điều 13 của qui chế thì “quyền đánh bắt” là quyền cho phép chi
Hội Nghề Cá quản lý nghề cá đầm phá theo cách sau:
“UBND Tỉnh ủy quyền cho UBND các huyện có vùng đầm phá cấp quyền khai thác thủy sản cho các tổ chức ngư dân cấp thôn, xã,
trong vùng mặt nước cụ thể thuộc địa bàn quản lý trên cơ sở số lượng, chủng loại ngư cụ, mùa vụ và đối tượng đánh bắt.
Quyền khai thác thủy sản trên vùng nước đầm phá bao gồm các quyền hạn và trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp
luật thủy sản, trách nhiệm bảo vệ ngư trường, phát triển nguồn lợi thủy sản, trách nhiệm bảo đảm luồng tuyến giao thông thủy, trách
nhiệm phòng chống suy thoái môi trường vùng nước và nghĩa vụ thuế cho Nhà nước.”
Điều 11 của Qui Chế qui định Chi Hội Nghề Cá có quyền thông qua các biện pháp quản lý:
14
Nhà nước khuyến khích Chi hội Nghề Cá cấp cơ sở xây dựng “qui chế tự quản” trên cơ sở pháp luật Nhà nước, để cụ thể, chi tiết hóa
các qui định của cộng đồng, nhằm bảo vệ ngư trường, nguồn lợi thủy sản và một số vấn đề liên quan: môi trường vùng nước, giao
thông thủy nội địa, quản lý thuế khai thác thủy sản, v.v.
Nếu việc ước định tài nguyên và phân định tài nguyên không nằm trong tầm “quyền đánh bắt” phân cho
người dân, thì quyền lực ra quyết định về những khía cạnh quản lý này thuộc về các cấp độ cao hơn và do
vậy, đồng quản lý ít dựa vào người sử dụng tài nguyên hơn. Vì vậy, trong việc ra các quyết định liên quan
đến ước định tài nguyên và phân định tài nguyên cần phải có các “đối tác trực tiếp” trong đồng quản lý này
đóng vai trò hợp tác hơn với người sử dụng tài nguyên. Theo cách này thì các “đối tác trực tiếp” nâng
người sử dụng tài nguyên lên thành các nhà đồng quản lý tài nguyên, nhờ đó mà chia sẻ được quyền lực và
cân bằng quyền và trách nhiệm.
· Qui chế giải quyết xung đột mẫu không có qui định chế tài nào, chẳng hạn như tiền phạt vi phạm
các qui chế quản lý. Các “đối tác trực tiếp” nên thảo luận với các Hội Nghề Cá để áp đặt chế tài
như tiền phạt và phương thức thực hiện và phân chia tiền thu phạt. Đó sẽ là một nguồn sinh quĩ
cho Hội Nghề cá để hỗ trợ các chi phí hành chính và thực hiện luật. Cần phải có các khoản sinh
thu nhập cho Hội Nghề Cá để duy trì bền vững các hoạt động đồng quản lý.
6.0 CÁC HỘI THẢO TẬP HUẤN
6.1 Hội thảo tập huấn xác định mục đích, mục tiêu và qui chế quản lý
Mục tiêu
Mục tiêu chính của hội thảo tập huấn xác định mục đích, mục tiêu và qui chế quản lý là xây dựng năng lực
cho cộng đồng thôn, hội viên Tỉnh Hội Nghề Cá và cán bộ kĩ thuật IMOLA thực hiện phương pháp cùng
tham gia để hỗ trợ các thành viên Hội Nghề Cá tương lai xác định mục đích, mục tiêu và qui chế quản lý
cho Hội Nghề Cá của họ. Chúng tôi có ý định để phương pháp cùng tham gia sử dụng trong hội thảo tập
huấn nhân này cho viên kĩ thuật IMOLA sử dụng để hỗ trợ các cộng đồng thôn xác định mục đích, mục tiêu
và qui chế quản lý tại các thôn.
Tham dự
Hội thảo tập huấn tổ chức tại xã Quảng Công có tổng cộng 15 người gồm hộ viên của hai Chi Hội Nghề Cá
xã Quảng Công, hội viên một Chi Hội Nghề Cá xã Hải Dương, Phó CT UBND xã Hải Dương, Chuyên viên
NTTS và đại diện TT Thúc Đẩy xã Quảng Công đến tham dự. Có một nhược điểm lớn là sự thiếu cân bằng
giới nghiêm trọng, trong tất cả người tham dự chỉ có một là nữ. Nhân viên kĩ thuật IMOLA nhận được tập
huấn tại hội thảo.
Phương pháp sử dụng trong tập huấn
Các nhóm xây dựng các phát biểu và xếp thứ tự các phát biểu đó, sau đó đạt đồng thuận với nhóm chính về
các mục đích quản lý và mục tiêu quản lý; sau đó dựa trên các kết quả có được để xây dựng mục đích quản
lý và mục tiêu quản lý. Do hội thảo bắt đầu trễ nên không có đủ thời gian quan sát toàn bộ quá trình xây
dựng qui chế quản lý. Tuy nhiên, chúng tôi đã giải thích qui trình phương pháp xây dựng các phát biểu và
xếp hạng và xây dựng đồng thuận cho các nhóm. Trọng tâm đặt vào cho các nhóm là nên xác định thông tin
pháp lý và kĩ thuật cần thiết để triển khai từng qui chế vùng đánh bắt và thảo luận xem thành phần nào chịu
trách nhiệm cung cấp thông tin này và nguồn các thôn tin này nằm ở đâu.
Kết quả của hội thảo cùng tham gia
Các nhóm phát biểu kỳ vọng về việc phát triển môi trường đầm phá đến 2017
Nhóm 1:
15
Đầm phá được quản lý tốt về mặt môi trường vào năm 2017.
Sinh kế cải thiện và có lợi ích kinh tế từ tài nguyên đầm phá
Môi trường đầm phá không có chất ô nhiễm
Nhóm 2:
Phát triển thủy sản có qui hoạch ở đầm phá
Môi trường đầm phá không có chất ô nhiễm
Hội nghề cá hoạt động có hiệu quả cho quản lý đầm phá
Nhóm 3
Nghề cá và công nghiệp NTTS đầm phá phát triển bền vững
Môi trường đầm phá không có chất ô nhiễm
Tài nguyên thủy sản quản lý bền vững ở đầm phá
Xếp thứ tự ưu tiên các phát biểu
· Phát triển thủy sản có qui hoạch ở đầm phá
· Môi trường đầm phá không có chất ô nhiễm
· Sinh kế cải thiện và có lợi ích kinh tế từ tài nguyên đầm phá
· Tài nguyên thủy sản quản lý bền vững ở đầm phá
· Hội nghề cá hoạt động có hiệu quả cho quản lý đầm phá
Phát biểu đã được đồng thuận là mục đích quản lý
· Một đầm phá quản lý tốt về mặt môi trường và tài nguyên thủy sản phát triển bền vững để cải
thiện sinh kế và lợi ích kinh tế cho cộng đồng
Phát biểu của các nhóm về những điều họ muốn có ở môi trường đầm phá để đạt được mục đích quản lý
đến 2017 đã đồng thuận trên đây.
Nhóm 1
Tái tạo tài nguyên đã suy thoái và cải thiện các tác động tiêu cực đối với môi trường
Cộng đồng tham gia NTTS hiểu rõ các qui chế thủy sản
Ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức tài nguyên
Các qui chế thủy sản thực thi đúng cách
Chất thải vào môi trường đầm phá có xử lý
Nhóm 2
Bảo đảm thông thoáng giao thông đường thủy
Môi trường đầm phá hoàn toàn vắng bóng nghề khai thác trái phép
Các qui chế thủy sản thực thi đúng cách
Nhóm 3
Các qui chế thủy sản thực thi đúng cách
Phân vùng quản lý và bảo tồn
Phân vùng theo nghề
Sắp xếp lại ngư cụ để giảm áp lực
Xếp thứ tự ưu tiên các phát biểu