Nguyễn Đức Toản, HaiVan Tunnel Project, August - 2003
Page 1 of 6
Ký kết Hợp đồng Xây dựng Hầm
(Tunnel Construction Contracting)
Tác giả: Thomas R. Kuesel,
Kỹ sư Tư vấn, Cựu Chủ tịch tập đoàn Parsons Brinckerhoff Quade & Douglas, Inc.
Biên dịch: KS. CN. Nguyễn Đức Toản
Bài đã đăng trên Tạp chí Cầu Đường Việt Nam tháng 8 năm 2003
ó thể viết một (hay vài) cuốn sách riêng
về chủ đề ký kết hợp đồng xây dựng
hầm. Mục đích của bài viết ngắn này là
nhằm giải thích vì sao việc xây dựng hầm lại khác
nhiều như vậy với xây dựng trên mặt đất, tại sao cơ
sở lý luận hiện đại của việc ký kết hợp đồng xây
dựng hầm lại phát sinh và đã phát triển như th
ế nào.
Trong luật pháp nước Anh, mà từ đó sinh ra
thông lệ của Mỹ, một hợp đồng là một sự đồng ý
(thỏa thuận) giữa hai bên trong đó một bên cam kết
thực hiện cho bên kia một nhiệm vụ nhất định, được
cả hai bên hiểu rõ, để nhận được một khoản thù lao
quy định. Luật pháp về hợp đồng xây dựng nói
chung cũng dựa trên tiền đề quan trọng này. Hệ
thống làm hợp đồng theo lối đấu thầu cạnh tranh của
Mỹ dựa trên giả thuyết rằng công việc phải thực
hiện, và các điều kiện hợp đồng để thực hiện công
việc ấy, đều được định nghĩa một cách hoàn hảo và
không mập mờ trong các tài liệu hợp đồng, nhờ đó
chỉ cần một phép so sánh đơn giản về giá bỏ thầ
u để
quyết định được một sự chọn thầu công bằng, và
hợp đồng sẽ được giao cho người bỏ thầu hợp lệ có
giá thấp nhất.
Lý tưởng này hiếm khi đạt được trong bất kỳ hợp
đồng xây dựng nào, nhưng nó lại càng đặc biệt hão
huyền đối với xây dựng hầm (hay bất cứ công trình
ngầm nào khác), do một số đặc thù cố hữu của công
tác xây dựng ngầm sau đây:
Các đường hầm luôn luôn là những kết cấu
dài, và trên những khoảng cách kéo dài thì
những đặc điểm của đất nền (và nước ngầm)
có thể thay đổi rất nhiều và không thể đoán
trước được. Mặc cho những khảo sát địa kỹ
thuật kỹ lưỡng nhất, và mặc cho những phân
tích dữ liệu sắc sảo nhất (cả hai mặt này đều
chưa đạt được một cách phổ biến), thì bản
chất chính xác của nền đất vẫn không bao
giờ được phơi bày một cách hoàn toàn cho
tới khi nó lộ ra vào lúc khai đào tại gương
hầm (và, quả thật, bản chất này vẫn có thể
thay đổi ngay sau đó do hiệu ứng phụ thuộc
thời gian). Kết quả là, công việc thực tế phải
thực hiện có thể khác với mức độ ít hay
nhiều so với những gì dự tính bởi một hay cả
hai bên vào thời điểm ký kết hợp đồng.
Các phương pháp, thiết bị, và kỹ năng đòi
hỏi để thi công hầm an toàn và kinh tế phụ
thuộc vào bản chất của nền đất, và có thể
nhạy cảm một cách không cân đối với những
thay đổi nhỏ về các đặc tính của đất. Đặc biệ
t
là, những thay đổi nhỏ về lượng nước ngầm
hay độ thấm, mà chúng đặc biệt khó dự đoán
một cách chính xác, có thể có những tác
động lớn đến vấn đề công việc phải được tiến
hành như thế nào.
Những khảo sát trước khi xây dựng có thể
quyết định đặc điểm (của những mẫu thử có
tính đại diện ít hay nhiều) của nề
n đất hiện
tại. Quá trình xây dựng có thể làm biến đổi
những đặc điểm này (ví dụ, các khe nứt của
đá bị khử ứng suất do việc đào có thể khiến
chúng mở rộng, và biến một hầm khô thành
một thác nước). Việc lựa chọn thiết bị và
phương pháp thi công của nhà thầu, cũng
như trình độ chuyên môn của công nhân, có
thể làm tăng lên hay giảm bớt những thay đổi
có hại về các đặc điểm đất nền trong khi thi
công.
C
Nguyễn Đức Toản, HaiVan Tunnel Project, August - 2003
Page 2 of 6
Trong công tác làm hầm đô thị, sự tồn tại và
vị trí của các chướng ngại vật chôn giấu chưa
biết tới cũng như các điều kiện nguy hiểm
(chẳng hạn xăng chảy ra từ các bồn chứa
dưới ngầm bỏ hoang bị rò rỉ) là rất khó xác
định trước và có thể có những tác động lớn
đến công việc.
Trong hầm đô thị, không phả
i là hiếm trường
hợp chi phí cho việc giải quyết với bên thứ
ba (quy định của chính phủ, bảo vệ công
trình kế bên, gia cố và di dời các công trình
công cộng, vận chuyển và thải bỏ vật liệu đã
khai đào, duy trì giao thông, giải phóng và
chuẩn bị công trường, khôi phục mặt đất sau
khi kết thúc thi công) có thể ngang với hoặc
vượt quá giá thành xây dựng công trình thiết
kế. Việc thống nhất kỹ càng giữa hai bên về
việc bên thứ ba sẽ hành động hoặc ứng xử
như thế nào quả thực gần như là không thể
tránh được.
Trong thực hành lập hợp đồng xây dựng truyền
thống, chủ đầu tư đổ hết mọi rủi ro lên đầu nhà thầu,
thực ra là nói rằng "anh phải giải quyết mọi vấn đề
thi công và mọi bên thứ ba, và đừng có làm phiền
tôi". Giá bỏ thầu của nhà thầu được giả định là đã
bao gồm các chi phí để giảm nhẹ mọi vấn đề liên
quan đến những điều kiện địa kỹ thuật hay điều kiện
công trường chưa biết, cũng như mọi chậm trễ hay
khó khăn gây bởi những hành động hay sự chểnh
mảng của bên thứ ba. Những điều này quả là một
canh bạc mà chủ đầu tư muốn nhà thầu phải làm.
Nhưng đồng thời, chủ đầu tư lại bảo với những
người bỏ thầu rằng hợp đồng sẽ được giao cho giá
thầu hợp lệ thấp nhất. Một sự bỏ thầu mà đã bao
gồm những chi phí dự phòng hay những ngoại lệ cho
bất cứ rủi ro nào cũng bị coi là "không đáp ứng yêu
cầu" ("nonresponsive").
Lối thực hành này sinh ra hai kết quả:
1. Các nhà thầu cẩn thận và có kinh nghiệm, mà
họ thường gộp vào giá thầu của họ các khoản
dự phòng lớn để đối phó với các rủi ro đã nhận
biết, thấy rằng giá bỏ thầu của mình hiếm khi
thấp. Trong số ít những hợp đồng mà họ đã
thắng thầu (nói chung là những hợp đồng rất
khó khăn đã làm kinh hãi và xua
đuổi các nhà
thầu kém), họ thấy rằng nếu các rủi ro không
xảy ra thì họ được một vận may bất ngờ, còn
nếu các rủi ro biến thành hiện thực thì họ có
thể phá sản. Trong không khí căng thẳng giữa
sự phất lên và vỡ nợ này, nếu vận may đến
trước nhà thầu sẽ sống, nếu vận rủi đến trước
anh ta sẽ hết đường làm ăn. Ký kết hợp đồng
xây dựng hầm là một nghề đoản mệnh.
2. Những nhà thầu ít kinh nghiệm hơn, hay liều
lĩnh hơn lại có cái nhìn lạc quan về các bất trắc
của việc xây dựng ngầm, rồi đưa rất ít hoặc
không đưa các khoản chi phí dự phòng vào giá
bỏ thầu của họ. Họ kiếm được nhiều hợp đồng
hơn, nhưng khi các bất trắc xảy ra, họ sẽ tung
ra một chiến dịch yêu sách chi phí phát sinh và
kiện cáo (claims and litigation) mạnh mẽ,
thường là với lập luận rằng bản hợp đồng đã bị
khiếm khuyết, bởi vì chủ đầu tư đã biết, hoặc
đã phải biết, hoặc đã không thực hiện các biện
pháp thích đáng nhằm phát hiện những điều
kiện bất trắc đó, mà đáng ra nhà thầu đã phải
được khuyến cáo vào lúc mời chào bỏ thầu.
Đây là tình trạng của những năm 1950, khi diễn
ra sự tăng vọt nhu cầu xây dựng ngầm trong đô thị
trên khắp nước Mỹ. Kiện tụng về xây dựng trở nên
một nghề ngày càng phổ biến và béo bở (với các luật
sư), và ngành xây dựng hầm gây nên điều tiếng xấu
với mọi chủ đầu tư và công chúng, vì dễ có xu
hướng tăng vượt lớn và không mong muốn về giá
thành và tiến độ dự án.
Điều khoản về Điều kiện Hiện trường Thay
đổi
Nguồn gốc mâu thuẫn lớn nhất là sự viện cớ đến
"các điều kiện thay đổi" (changed conditions) hay cụ
thể hơn "các điều kiện hiện trường khác đi"
(differing site conditions). Cố gắng đầu tiên để làm
dịu vấn đề này là sáng kiến của Liên đoàn Kỹ sư
quân đội Mỹ (The Corps of Engineers) về một điều
khoản hợp đồng tiêu chuẩn, mà nó đã phát triển
thành lời lẽ như sau, hiện nay đã được đưa vào các
hợp đồng xây dựng hầm một cách rộng rãi:
⒜ Nhà thầu phải nhanh chóng, và trước khi
những điều kiện đó bị xáo lộn, thông báo cho
Chủ đầu tư bằng văn bản về ⑴ những điều kiện
Nguyễn Đức Toản, HaiVan Tunnel Project, August - 2003
Page 3 of 6
vật lý dưới bề mặt hay tiềm tàng tại hiện trường
khác một cách cơ bản với những gì đã chỉ ra
trong hợp đồng, hoặc ⑵ những điều kiện vật lý
chưa biết tại hiện trường, với bản chất bất bình
thường, khác một cách cơ bản với những gì
thường gặp phải và đã được công nhận rộng rãi
là cố hữu trong công việc có tính chất giống như
đã mô tả trong hợp đồng. Chủ đầu tư phải lập
tức điều tra các điều kiện ấy, nếu thấy rằng các
điều kiện đó quả thực khác xa đến vậy và gây ra
một sự tăng lên hay giảm đi về giá thành, hay về
thời gian cần thiết của Nhà thầu, để thực hiện
bất kỳ phần việc nào theo hợp đồng này, bất kể
là có bị thay đổi hay không do những điều kiện
khác xa đó, thì phải áp dụng một sự điều chỉnh
hợp tình hợp lý, rồi sau đó sửa đổi hợp đồng
bằng văn bản cho phù hợp.
⒝ Bất kỳ yêu sách nào của Nhà thầu theo điều
khoản này cũng không được chấp thuận trừ phi
Nhà thầu đã đưa ra thông báo cần có theo khoản
⒜ nói trên; tuy nhiên, với điều kiện là, thời gian
cần kéo dài về việc đó có thể được chấp thuận
bởi Chủ đầu tư.
⒞ Không một đòi hỏi nào của Nhà thầu về một
sự điều chỉnh hợp lý trong tương lai sẽ được
chấp thuận nếu nó được đưa ra sau khi đã kết
thúc thanh toán toàn bộ theo hợp đồng này.
Một đóng góp có giá trị của điều khoản đặc biệt
này là nó đã được áp dụng ở các tòa án trong một
thời gian đủ dài để có được sự nhất trí rộng rãi giữa
các quan tòa và các luật sư về khía cạnh các từ ngữ
có hàm nghĩa gì, và vì lý do đó người ta thấy rằng
tốt nhất là nên tuân thủ cách diễn đạt này một cách
cực kỳ cẩn thận.
Điều khoản về Các điều kiện Hiện trường Thay
đổi đã cho phép các viên chức lập hợp đồng (the
contracting officer) của Chủ đầu tư thực hiện được
những điều chỉnh hợp đồng công bằng cho những
trường hợp phức tạp hơn, trong đó anh ta bằng
lương tâm trong sạch có thể thấy rằng các điều kiện
hiện trường quả thực khác biệt quá rõ ràng đến nỗi
anh ta không thể không vi phạm nhiệm vụ của anh ta
đối với Chủ đầu tư, bằng việc chấp thuận yêu sách
của Nhà thầu, nhằm bảo vệ các lợi ích của anh ta. Sự
chấp nhận rộng rãi điều khoản này bởi các tòa án đã
làm bớt căng thẳng tình trạng nới lỏng các cam kết
chặt chẽ của hợp đồng, và bầu không khí xây dựng
hầm đã được cải thiện. Các nhà thầu tài giỏi đã thấy
rằng họ được bảo vệ khỏi những rủi ro khác thường
hơn, các khoản dự phòng của họ giảm xuống, và họ
đã bắt đầu nhận được nhiều hợp đồng hơn. Các chủ
đầu tư thấy rằng chất lượng của các nhà thầu làm
hầm của họ đã tăng lên, và việc kiện cáo của họ đã
trở nên bớt khó chịu hơn.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mà chủ đầu
tư và nhà thầu không thống nhất với nhau về chuyện
các điều kiện hiện trường có thay đổi hay không, và
những trường hợp này vẫn phải kết thúc tại tòa án,
sau khi quá trình đàm phán về điều chỉnh hợp đồng
đã thất bại.
Một điều đã trở nên rõ ràng là: việc xây dựng
hầm là một nghệ thuật bí ẩn đối với giới luật pháp,
và nhiều thời gian và tiền bạc của sự kiện tụng đã
được chi cho việc đào tạo các luật sư và quan tòa
(không nói đến các ban hội thẩm) về các thuật ngữ
kỹ thuật và các vấn đề thực tế trong xây dựng hầm.
Vì sự đào tạo này rất là sơ đẳng, và hiện trường vẫn
còn là cái gì đó mơ hồ và khó hiểu đối với các luật
sư cùng quan tòa, nên họ có xu hướng cố gắng tìm ra
những căn cứ để phán quyết vụ việc trên cơ sở
những điểm tinh vi của luật pháp và viện vào những
tiền lệ pháp lý (mà họ đã hiểu rõ), hơn là những gì
khả thi, thực tế, và có thật tại gương đào hầm (mà họ
không hiểu rõ). Các vụ việc đưa ra bồi thẩm đoàn có
xu hướng được phán quyết bởi tính thuyết phục
tương đối của các luật sư bào chữa hơn là bởi bất cứ
xem xét nào mang tính công bằng tương đối của các
bên liên quan.
Tình trạng này không làm hài lòng cả các chủ đầu
tư cũng như các nhà thầu. Một gánh nặng đặc thù
chính là độ dài thời gian mà quá trình kiện tụng tiêu
tốn, điều đó có nghĩa là sự quyết toán thường xuyên
bị chậm trễ hàng năm trời (đôi khi nhiều năm) sau
khi việc xây dựng đã hoàn tất.
Một trong những tranh chấp hợp đồng xây hầm
nổi tiếng nhất thời kỳ này là đoạn khoan đầu tiên của
Hầm Eisenhower (Straight Creek) Tunnel ở
Colorado. Khoản quyết toán đã tăng gấp đôi giá hợp
đồng ban đầu, rất lâu sau khi hầm đã hoàn thành.
Phòng Đường bộ Colorado đ
ã quyết định rằng trong
đoạn hầm thứ hai cần phải có một phương thức tốt
hơn để giải quyết những tranh chấp hợp đồng. Ngài
Nguyễn Đức Toản, HaiVan Tunnel Project, August - 2003
Page 4 of 6
A.A. Mathews, một nhà tư vấn kỹ thuật xây dựng,
đã đề nghị lập một Ban Hòa giải (Mediation Board)
để giải quyết bất kỳ bất đồng nào giữa chủ đầu tư và
nhà thầu mà nó không thể dàn xếp thông qua quá
trình viết thư yêu sách theo hợp đồng. Việc này
thành công đến mức nó trở thành một mô hình cho
quá trình sau này phát triển thành Ban Xem xét
Tranh chấp (Disputes Review Board - DRB), mà đó
là một yếu tố tiêu chuẩn của các hợp đồng xây dựng
hầm hiện đại.
Một Ban Xem xét Tranh chấp bao gồm ba thành
viên, tất cả đều là những chuyên gia về xây dựng
hầm hay công nghệ hầm. Một thành viên được lựa
chọn bởi chủ đầu tư, một bởi nhà thầu, và người thứ
ba được chọn bởi hai người đầu tiên. Họ thực hiện
việc hòa giải không chính thức các vấn đề về hợp
đồng và kỹ thuật mà chủ đầu tư và nhà thầu không
thể đạt được nhất trí theo những điều khoản của hợp
đồng. Ban này cung cấp một báo cáo và khuyến nghị
bằng văn bản cho mỗi tranh chấp, nó không phải là
bắt buộc nhưng có trọng lượng lớn bởi vì các thành
viên được lựa chọn kỹ, và được công nhận vì tầm
nhìn xa trông rộng và kinh nghiệm chuyên môn của
họ. Nếu một trong hai bên bác bỏ đề nghị của Ban
Hòa giải, thì nên nhận thức rằng trong sự tranh tụng
tiếp theo tại tòa, tòa án sẽ đánh giá cao đề nghị của
Ban.
Thủ tục của Ban Xem xét Tranh chấp (DRB) đã
được công nhận là có một số thuận lợi cho cả chủ
đầu tư và nhà thầu:
Thủ tục của Ban xem xét tranh chấp DRB
tốn ít chi phí và thời gian hơn rất nhiều so
với sự kiện tụng chính thức.
Những khuyến cáo của các chuyên gia lành
nghề có nhiều khả năng là được dựa trên
những nghiên cứu mang tính thực tế hơn là
dựa trên những điểm thâm thúy khó hiểu của
luật pháp.
Việc tiết kiệm về thời gian cho giới quản lý
cấp cao dành cho giải quyết tranh chấp hợp
đồng là rất đáng kể.
Các tranh chấp được giải quyết nhanh chóng
trong khi việc xây dựng vẫn tiếp tục tiến
triển, và sự chậm tiến độ cũng như giá thành
phát sinh sẽ giảm đi.
Quá trình giải quyết ít mang tính thù địch
hơn nhiều so với kiện cáo, và môi trường
quản lý hợp đồng được cải thiện.
Quá trình áp dụng Ban xem xét tranh chấp DRB
cũng được xem là đã có một số lợi ích không ngờ tới
như sau:
Bằng chính sự hiện diện của mình, Ban Hòa
giải làm giảm mức độ xảy ra các yêu sách và
thúc đẩy việc giải quyết giữa hai bên, bởi vì
cả hai bên biết rằng Ban Hòa giải không thể
bị lừa gạt, và rằng những yêu sách không
chính đáng của nhà thầu (hay những sự cự
tuyệt độc đoán của chủ đầu tư) hầu như sẽ bị
Ban này bác bỏ.
Vì các viên chức làm hợp đồng được dỡ bỏ
gánh nặng vừa phải làm đại diện cho chủ đầu
tư vừa phải là trọng tài cho các yêu sách của
nhà thầu, nên anh ta có thể linh hoạt hơn
trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh bất
ngờ trong khi thi công. Vì anh ta có thể
chuyển giao những vấn đề nhập nhằng cho
Ban Hòa giải để có được sự giải quyết công
bằng, cho nên anh ta không cần phải tìm ra
những giải pháp đen và trắng cho những vấn
đề màu xám.
Liên quan đến tập hợp lớn nhất các tranh chấp
trong hợp đồng xây dựng hầm, tức là các Điều kiện
Hiện trường Thay đổi, chúng ta có một thủ tục đồng
hành quan trọng với DRB, đó là Báo cáo Tổng kết
Thiết kế Địa kỹ thuật (GDSR - Geotechnical Design
Summary Report), mà sự mô tả tốt nhất về nó được
cho trong cuốn Ngăn ngừa và Giải quyết Tranh chấp
khi Thi công (Avoiding and Resolving Disputes
During Construction, ASCE
1
, 1991). Hồ sơ Báo cáo
tổng kết thiết kế địa kỹ thuật GDSR, mà nó tạo
thành một phần của tài liệu hợp đồng (contract
documents), là một tập sổ sách ghi chép những điều
tra khảo sát hiện trường tiền thi công và những thí
nghiệm trong phòng của Tư vấn, cũng như một bản
thuyết minh của Tư vấn về mặt những thông tin này
đã ảnh hưởng tớ
i việc thiết kế ra sao, và có thể ảnh
hưởng đến việc thi công như thế nào. Đặc biệt,
GDSR nhằm mục đích làm sáng tỏ những khống chế
1
ASCE: American Society of Civil Engineers - Hội các Kỹ
sư Dân dụng Mỹ (N.D)
Nguyễn Đức Toản, HaiVan Tunnel Project, August - 2003
Page 5 of 6
về phương pháp thi công, thiết bị, hay những bước
thực hiện mà chúng có thể phải đưa vào trong Tiêu
chuẩn kỹ thuật (Specifications).
Nói rộng ra, Báo cáo
t
ổng kết
t
hiết kế
đ
ịa kỹ thuật
GDSR nhằm mục đích lập ra một cơ sở cho sự mời
thầu. Nó cung cấp các giả thiết về điều kiện địa kỹ
thuật hiện trường mà cả nhà thầu và chủ đầu tư bắt
buộc phải sử dụng trong việc thực hiện những trách
nhiệm tương ứng của họ theo hợp đồng. GDSR xác
định một cái hộp (box) - nếu các điều kiện thực tế
được phơi bày ra trong quá trình thi công rơi vào
hộp này, chúng được chi phối bởi hợp đồng; nếu
chúng rơi ra ngoài hộp, thì chúng đòi hỏi phải điều
chỉnh hợp đồng.
Trong những trường hợp bất đồng về việc một
điều kiện hiện trường rơi vào trong hay ra ngoài cái
hộp, vấn đề có thể được giải quyết trực tiếp nhờ đàm
phán giữa chủ đầu tư và nhà thầu, qua quá trình yêu
sách (claims process) như được quy định, và nếu
điều này thất bại, Ban xem xét tranh chấp DRB sẽ
hòa giải mối tranh chấp rồi đề xuất một phương án
giải quyết.
Cho đến nay, hơn 25 năm kinh nghiệm với quá
trình DRB đã được tích lũy. Sự giảm đi về giá thành
và thời gian yêu cầu cho giải quyết tranh chấp nhiều
tới mức quá trình này đã lan rộng từ ngành xây dựng
ngầm và hầm sang xây dựng nặng nói chung và
thậm chí sang cả các dự án nhà cửa thương mại phức
tạp. Phạm vi các hoạt động của DRB cũng mở rộng
tương tự từ tâm điểm ban đầu của nó là các điều
kiện hiện trường thay đổi tới trình độ để bao gồm tất
cả các hình thức tranh chấp về kỹ thuật và hợp đồng
(technical and contractual disputes) giữa chủ đầu tư
và nhà thầu.
Một tài liệu thảo luận kỹ lưỡng về lịch sử, hoạt
động, và các tác dụng của quá trình DRB được cho
trong Sổ tay về Ban Xem xét Tranh chấp Xây dựng
(Construction Disputes Review Board Manual), của
Mathews, Matyas, Smith, và Spercy, 1995
(McGraw-Hill).
Cũng nên có một vài lời về việc sử dụng và sử
dụng sai Báo cáo tổng kết thiết kế
địa kỹ thuật
GDSR. Nó nhằm mục đích làm sáng tỏ, tới mức độ
mà tình trạng chưa hoàn hảo của nghệ thuật xây
dựng cho phép, thói đỏng đảnh (những sự thay đổi
bất thường) khó lường của tự nhiên, và từ đó nhằm
làm giảm mức độ xảy ra những ngạc nhiên/bất ngờ
trong khi xây dựng. Đó không phải là một lời hứa
hay sự đảm bảo, v
ới chủ đầu tư hay nhà thầu, rằng
sẽ không gặp phải những điều kiện khác với những
gì đã mô tả. Đúng hơn, nó là một định nghĩa về
những gì phải bị chi phối bởi hợp đồng (và giá bỏ
thầu), và là một thông báo rằng những sai trệch khỏi
những gì đã mô tả trong GDSR sẽ là những căn cứ
hợp pháp để chỉnh sửa hợp đồng. (Tuy nhiên, lưu ý
rằng phải dự tính đến khả năng xảy ra những tranh
chấp về chuyện cái gì là một điều đưa vào hợp đồng
(inclusion) và cái gì là một sai trệch (excursion), và
những tranh cãi này phải được giải quyết nhờ quá
trình DRB).
Sự chuẩn bị một hồ sơ Báo cáo tổng kết thiết kế
địa kỹ thuật GDSR có lẽ là thách thức về đạo đức
lớn nhất mà một kỹ sư hầm gặp phải. Có thể lập ra
một hồ sơ GDSR mà nó dự báo những nguy cơ lớn
đến mức mà mọi nhà thầu sẽ tăng giá thầu của họ, và
khả năng xảy ra các yêu sách và tranh cãi về điều
kiện hiện trường thay đổi sẽ bị giảm thiểu. Đây
không phải là điều thích hợp để phục vụ lợi ích tốt
nhất của chủ đầu tư.
Cũng có thể lập ra một hồ sơ GDSR mà nó dự
báo những điều kiện quá dễ dàng đến mức mọi giá
bỏ thầu đều sẽ thấp, nhưng nguy cơ về những tranh
cãi, những thay đổi, và những khoản vượt trội giá
thành lại tăng lên rất mạnh. Đây cũng không phải là
vì lợi ích củ
a chủ đầu tư (hay của tư vấn).
Nếu chủ đầu tư không lựa chọn để cấp vốn cho
một chương trình thí nghiệm và khảo sát địa kỹ thuật
đầy đủ
2
, thì cơ sở để cho Tư vấn dự báo các điều
kiện xây dựng sẽ bị giảm đi. Nhưng ngay cả một
chương trình điều tra tiền thi công kỹ lưỡng nhất
cũng không bao giờ là hoàn hảo. Không một kỹ sư
nào, một chủ đầu tư, hay nhà thầu nào đã từng được
biết đến như là người có thể luôn luôn thông minh
hơn thiên nhiên.
Do đó, nhà tư vấn phải lập ra "cái hộp" của mình
với những thông tin nào anh ta có sẵn trong tay, rồi
sử dụng kinh nghiệm và trực giác của mình để làm
2
Thường là từ 1,5 đến 2% giá trị công trình (N.D. 2006)