Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.08 KB, 6 trang )

VẤN ĐỀ TỰ CHỦ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
Hoàng Văn Thái
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Tóm tắt: Tự chủ đại học là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn
xã hội và là xu thế tất yếu trong quản trị/quản lý cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.
Tự chủ sẽ là đòn bẩy giúp các cơ sở giáo dục đại học chuyển mình mạnh mẽ theo
hướng tích cực nhằm đạt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước
trong bối cảnh đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong bài
viết này, sau khi làm rõ những vấn đề lí luận về tự chủ đại học, tóm tắt khái quát về
thể chế chủ trương tự chủ trong giáo dục đại học của Việt Nam, tác giả đề xuất những
giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả triển khai tự chủ của các cơ sở giáo
dục đại học công lập ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Tự chủ đại học; Giáo dục đại học; Cơ sở giáo dục đại học.
1. Mở đầu
Đổi mới quản trị/quản lý các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) hướng đến mơ
hình tự chủ là xu hướng phát triển tất yếu của GDĐH Việt Nam trước tác động mạnh
mẽ của tồn cầu hóa, cách mạng cơng nghiệp 4.0 và trong giai đoạn GDĐH thế giới
đang chuyển mình mạnh mẽ từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng. Tự chủ đại
học (TCĐH) là điều kiện, bước đi quan trọng để các cơ sở GDĐH đổi mới cơng tác
quản trị và phát huy tính chủ động, sáng tạo, thích ứng nhằm hoạt động một cách có
hiệu quả, gắn kết đào tạo với như cầu của thị trường lao động.
Tới thời điểm hiện nay, trải qua hơn hai thập kỷ, Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều cơ chế, chính sách, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để nhiều cơ sở GDĐH
trên phạm vi cả nước thí điểm triển khai tự chủ và thực hiện trách nhiệm giải trình.
TCĐH ở Việt Nam đang được triển khai thực hiện tích cực với việc hồn thiện và ban
hành mới nhiều cơ chế, chính sách, hướng dẫn tạo cở sở pháp lí cho tự chủ của các cơ
sở GDĐH. Đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH đã được Quốc
hội khóa XIV thơng qua tại kỳ họp thứ 5 (Luật GDĐH sửa đổi năm 2018) vào ngày
19/11/2018 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ sẽ có tác
động lớn tạo ra thay đổi, chuyển biến tích cực trong tiến trình hồn thiện cơ chế tự chủ
ở các cơ sở GDĐH tại Việt Nam.


Để triển khai thực hiện tốt tự chủ trong thực tiễn các cơ sở GDĐH, các nhà
quản lý các cấp và những người tham gia cần nhận thức đầy đủ, tường minh những
vấn đề lí luận cơ bản về TCĐH, những vấn đề thể chế liên quan và triển khai đồng bộ
các giải pháp phù hợp với thực tiễn của cơ sở GDĐH.
2. Tự chủ đại học
2.1. Quan niệm về tự chủ đại học
Trên thế giới hiện đang có nhiều quan niệm khác nhau về TCĐH (University
autonomy) tùy theo nhận thức về vai tròn của nhà nước đối với GDĐH như [dẫn theo
Julia Iwinska & Liviu Matei (2014), tr.18-19]: “TCĐH là mức độ tự do của trường đại
219


học trong việc tự điều hành” hoặc “TCĐH là một điều kiện ở đó cơ sở GDĐH quyết
định cách thức triển khai các cơng việc của mình” hoặc “TCĐH là sự độc lập trong
xây dựng chiến lược cho trường đại học và lựa chọn công cụ và phương pháp tiếp cận
để đạt mục đích đã xác định” hoặc “TCĐH là mức độ tự do của cơ sở GDĐH trong
việc vận hành các cơng việc của mình mà khơng có việc điều hành và ảnh hưởng của
cơ quan quản lý các cấp”...
Trong bài viết này, có thể hiểu, TCĐH là mức độ tự do cần thiết đối với các tác
nhân can thiệp bên ngoài của cơ sở GDĐH trong việc quyết định những cơng việc
chính của mình; thể hiện khả năng chủ động của cơ sở GDĐH trong việc xác định và
lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu, tự quyết định về hoạt động chuyên môn, học
thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động khác trên cơ sở quy định
của pháp luật và năng lực của mình.
2.2. Mục đích tự chủ đại học
TCĐH giúp các cơ sở GDĐH có điều kiện để hoạt động hiệu quả hơn; nâng cao
không ngừng chất lượng, hiệu quả và hiệu suất của mình; đáp ứng tốt hơn các quy luật
giá trị và quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
giúp cho việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta và hội nhập khu vực, thế giới của Việt
Nam thuận lợi, nhanh và hiệu quả hơn.

2.3. Các dạng thức tự chủ đại học
TCĐH có thể phân chia thành hai dạng thức là tự chủ thực chất (substantive
autonomy) và tự chủ về thủ tục (procedural autonomy). Tự chủ thực chất còn được gọi
là tự chủ học thuật hay tự chủ chuyên môn là quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH trong
việc xác định mục tiêu học thuật và chương trình đào tạo, chủ yếu tập trung vào vấn đề
tuyển sinh và mở các chuyên ngành đào tạo. Các nội dung cơ bản liên quan đến tự chủ
thực chất như: quyền quyết định về thiết kế chương trình giảng dạy, chính sách nghiên
cứu khoa học, tiêu chuẩn và quy mô tuyển sinh, cơ chế đảm bảo chất lượng, chính
sách lương cho giảng viên, chuyên viên nghiên cứu và các mức độ khen thưởng... Tự
chủ thủ tục thể hiện quyền xác định các phương tiện trong việc thực hiện mục tiêu và
chương trình đã đặt ra mà không được quyền quyết định các mục tiêu, các phương tiện
này như là: quyền sở hữu và quản lý tài sản, quyền tự chủ về tài chính (quyền quyết
đinh chính sách học phí, chính sách huy động vốn, chính sách chi tiêu để đạt mục tiêu,
thiết kế chính sách lương...)
2.4. Các thành tố của tự chủ đại học
Theo Hiệp hội các trường đại học châu Âu (European University Association –
EUA), TCĐH được quan tâm chủ yếu ở bốn cấu phần [5]: Tự chủ về mặt tổ chức; tự
chủ về tài chính, tự chủ về mặt nhân sự và tự chủ về hoạt động học thuật.
- Tự chủ về mặt tổ chức (Organisational autonomy): Về bản chất, đó là sự chủ
động về cách thức quản lí nguồn lực bên trong của cơ sở GDĐH nhằm mục tiêu phát
triển; hiểu khác đi chính là khả năng của các cơ sở GDĐH trong việc tự đưa ra các
quyết định liên quan đến cơ cấu tổ chức nội bộ và quy trình ra quyết định, như đội ngũ
lãnh đạo, các bộ phận có quyền đưa ra quyết định, tư cách pháp nhân và cơ cấu tổ
chức nội bộ.
- Tự chủ về tài chính (Financial autonomy): là khả năng của các cơ sở GDĐH
trong việc tự đưa ra các quyết định liên quan đến tài chính chi tiêu nội bộ hay chính là
sự tự do của cơ sở GDĐH trong sử dụng các nguồn lực tài chính theo chiến lược ưu
220



tiên lựa chọn, bao gồm các vấn đề tài chính như: phân bổ kinh phí, cung cấp tài chính
tự nguyện, vận hành tài chính và trách nhiệm giải trình. Về bản chất, đó là sự chủ động
về việc đảm bảo các nguồn lực bên trong phục vụ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu
khoa học của cơ sở GDĐH.
- Tự chủ về mặt nhân sự (Staffing autonomy) đề cập đến khả năng của cơ sở
GDĐH trong việc tự quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý nguồn nhân lực, bao
gồm việc tuyển chọn nhân sự, mức tiền lương, sa thải và thăng tiến trong nghề nghiệp.
- Tự chủ về hoạt động học thuật (Academic autonomy) đề cập đến khả năng của
cơ sở GDĐH trong việc tự quyết định các vấn đề liên quan đến nội dung học thuật,
nghiên cứu, giảng dạy như tuyển chọn, thu nhận sinh viên, nội dung giảng dạy, đảm
bảo chất lượng giảng dạy, đưa ra các chương trình đào tạo và ngơn ngữ giảng dạy
trong cơ sở GDĐH.
3. Khái quát pháp luật về tự chủ trong giáo dục đại học ở Việt Nam
Thực hiện chủ trương đổi mới GDĐH, một số văn bản chính thức được ban
hành đã tạo hành lang pháp lý cho TCĐH và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH.
Có thể kể đến các văn bản tiêu biểu là:
- Luật Giáo dục năm 1998 (Luật số 11/1998/QH10) đánh dấu sự chuyển biến
tích cực trong nhận thức của các cấp quản lí về TCĐH bằng sự ghi nhận quyền tự chủ
và tự chịu trách nhiệm của trường cao đẳng, trường đại học.
- Luật Giáo dục năm 2005 (Luật số 38/2005/QH11) xác lập quyền tự chủ và
trách nhiệm xã hội của cơ sở GDĐH, ghi nhận quyền tự chủ của trường đại học với
nội dung tương tự quan niệm của các nước phát triển, thể hiện tập trung ở những quy
định về thực hiện phân cơng, phân cấp quản lí giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục; khẳng định Nhà nước sẽ tăng cường quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
- Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ chính thức trao
quyền tự chủ về tài chính cho các trường đại học.
- Luật GDĐH năm 2012 (có hiệu lực năm 2013) quy định về quyền tự chủ cho
các trường đại học.
- Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/06/2014 của Chính phủ về Chương trình

hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm
đó là “Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở
GDĐH”.
- Mới đây nhất, Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 và Nghị định số 99/2019/NĐCP đã có nhiều quy định mới về nhiều vấn đề liên quan đến tự chủ và trách nhiệm giải
trình của các cơ sở GDĐH. Trong đó, tại Điều 32 của Luật GDĐH sửa đổi năm 2018
và Điều 13 của Nghị định số 99/2019/NĐ-CP đã quy định rõ các điều kiện để thực
hiện quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH, nội hàm quyền tự chủ học thuật và hoạt động
chuyên môn, tự chủ về tổ chức và bộ máy nhân sự, tự chủ về tài chính và tài sản, trách
nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH Việt Nam.
Nhìn chung, thơng qua các quy định văn bản pháp luật liên quan đến TCĐH
được đề cập cho thấy, Đảng và Nhà nước đã chú trọng và cố gắng tạo ra hành lang
pháp lí cho quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH. TCĐH trên các văn bản pháp lí đã có
những thay đổi theo hướng các cơ sở GDĐH ngày càng được giao nhiều quyền hơn.
221


Q trình hồn thiện quyền tự chủ cho thấy chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà
nước, vừa khẳng định vừa tăng quyền tự chủ cũng như sự chuyển biến trong nhận thức
về vấn đề trao quyền cho các cơ sở GDĐH từ rất e ngại đến thừa nhận chính thức về
mặt pháp lí; góp phần đưa hệ thống GDĐH Việt Nam bước ra khỏi thời kì khó khăn và
đem lại nhiều thành tựu mới. Mặc dù nhận thức pháp lí về tự chủ có bước tiến nhưng
cịn thiếu triệt để, phần nào còn thiếu nhất quán và sự đồng bộ trong các chủ trương
chính sách. Lý do căn bản cho sự chưa đồng bộ và tình trạng cịn thiếu nhiều văn bản
quản lý điều hành trong thực hiện TCĐH ở Việt Nam là chưa có đủ cơ sở khoa học
cũng như thực tiễn làm căn cứ cho việc xây dựng hệ thống văn bản này. Thực tế cho
thấy, việc triển khai TCĐH đang gặp mâu thuẫn, bất cập giữa một bên là những điều
kiện biên với một bên là những điều kiện thực tế.
4. Đề xuất khuyến nghị, giải pháp
Để góp phần nâng cao hiệu quả triển khai tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình
trong các cơ sở GDĐH hiện nay, cần triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp ở cả cấp

độ vĩ mô và cấp độ vi mô. Trong nội dung bài viết, tác giả xin đề xuất một số khuyến
nghị, giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục rà soát, bổ sung và điều chỉnh các văn bản pháp luật về tự
chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH. Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 và
Nghị định 99/2019/NĐ-CP đã có những bước tiến đáng kể về pháp luật liên quan đến
TCĐH và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH. Tuy nhiên, hệ thống văn bản hướng
dẫn triển khai chưa được cụ thể, chưa phù hợp với đặc điểm của từng nhóm cơ sở
GDĐH (định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng); hệ thống tiêu chuẩn đánh
giá năng lực tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH Việt Nam hiện nay
chưa có. Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 đã quy định chức năng của Hội đồng trường là
giám sát trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn
của mình. Tuy nhiên, hiện nay khơng có quy định và hướng dẫn liên quan đến quyền
lợi của từng thành viên hội đồng cho phù hợp với văn hóa Việt Nam. Cần có những
văn bản pháp luật và hướng dẫn cụ thể hơn nữa về tự chủ học thuật xác định quyền
quyết định những vấn đề được nghiên cứu, giảng dạy và cách thức triển khai của cơ sở
GDĐH.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác truyền thông nội bộ và đổi mới, nâng cao nhận
thức cho đội ngũ. Vấn đề truyền thơng nội bộ đóng vai trị quan trọng giúp các thành
viên (cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, sinh viên...) hiểu rõ, hiểu đúng về đổi mới
hoạt động của cơ sở GDĐH theo hướng tự chủ, từ đó mỗi thành viên hình thành thái
độ tích cực, quan điểm phù hợp với các hoạt động theo hướng tự chủ. Các cơ sở
GDĐH cần tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ để tư tưởng tự chủ là tư tưởng chủ
đạo trong hoạt động chuyên môn của từng đơn vị, từng cá nhân; hình thành nhận thức
sâu sắc, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo hướng tự chủ là xu thế chung của nhiều
nước trên thế giới; giúp phân biệt cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ và không theo
hướng tự chủ. Để thực hiện giải pháp này, mỗi cơ sở GDĐH cần tăng cường tổ chức
quảng bá, công khai minh bạch thông tin về các hoạt động trên website song ngữ Việt
– Anh của cơ sở mình; tăng cường tổ chức tập huấn, trao đổi, thảo luận cho các thành
viên của cơ sở GDĐH tại các buổi sinh hoạt chuyên môn ở đơn vị, sinh hoạt tập thể ở
mỗi tổ chức đoàn thể; lãnh đạo cơ sở GDĐH, các đơn vị, khoa trực thuộc cần tăng

cường động viên các thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tăng cường sử dụng
cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ số và mạng internet trong nâng cao chất lượng thực
hiện nhiệm vụ chun mơn của mình.
222


Thứ ba, đổi mới, nâng cao năng lực quản trị cơ sở GDĐH theo hướng tự chủ.
Thực tiễn hiện nay ở các cơ sở GDĐH cho thấy, phần lớn đội ngũ lãnh đạo, quản lý và
thành viên của cơ sở là những nhà chun mơn. Do đó, kiến thức và kỹ năng quản trị
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mang nặng dấu ấn của phong cách quản lý không theo
hướng tự chủ và trách nhiệm giải trình. Để triển khai hiệu quả tự chủ, mỗi cơ sở
GDĐH cần xây dựng đội ngũ viên chức lãnh đạo, quản lý có phẩm chất đạo đức đủ về
số lượng và có chất lượng; cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng
lực thực hiện nhiện nhiệm vụ phù hợp với từng đơn vị chuyên môn trực thuộc, chú
trọng vào sự tự chủ và chịu trách nhiệm của mọi thành viên trong đơn vị. Các cơ sở
GDĐH cần tăng cường nghiên cứu áp dụng mơ hình quản trị đồng cấp (quản lý
ngang), ở đó các đơn vị trực thuộc cùng nhau xây dựng các bộ tiêu chuẩn chất lượng
để tạo sự đồng thuận trên mọi hoạt động của cơ sở GDĐH.
Thứ tư, tăng cường triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng nội bộ và xây
dựng văn hóa tự chủ. Thực hiện tốt công tác đảm bảo chất lượng nội bộ là nền tảng
quan trọng của hoạt động quản trị trong cơ sở GDĐH một cách chủ động, bền vững và
nâng cao năng lực sáng tạo, thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn của mọi
thành viên trong cơ sở GDĐH. Xây dựng văn hóa tự chủ thực chất là việc xây dựng
văn hóa chất lượng phù hợp đặc trưng ở mỗi một cơ sở GDĐH, theo đó, mọi thành
viên của cơ sở GDĐH (từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên, nhân viên, sinh viên,
học viên...) đều biết rõ cơng việc của mình và các cơng việc liên quan đến cơng việc
của mình đảm nhiệm thế nào là có chất lượng. Từ đó, mỗi thành viên mới chủ động
thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu chất lượng ấy và đây được coi là một trong những
minh chứng quan trọng cho việc triển khai tự chủ đầy đủ nhất của một cơ sở GDĐH.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát và tăng cường kiểm định chất

lượng. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát việc triển khai tự chủ tại các cơ sở GDĐH; xử lý nghiêm những cơ sở
GDĐH không đảm bảo đủ điều kiện chất lượng theo quy định; cần mạnh tay xử lý
những cơ sở GDĐH có vi phạm, vi phạm kéo dài, không khắc phục những vi phạm đã
được chỉ ra bằng việc đình chỉ tuyển sinh, cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh, có thể đình chỉ
hoạt động. Cơ quan quản lý cần tăng cường và nâng cao hiệu quả kiểm định chất
lượng giáo dục, phân tầng, xếp hạng cơ sở GDĐH trong nước; kiểm tra, giám sát
thường xuyên việc công khai minh bạch các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng
và chất lượng đào tạo của các cơ sở GDĐH đã được giao quyền tự chủ.
5. Kết luận
Tăng cường TCĐH là một yêu cầu quan trọng đầu tiên trong quá trình đổi mới
GDĐH trên thế giới. Tự chủ là một thuộc tính vốn có của mỗi cơ sở GDĐH. Tăng
cường tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của mỗi cơ sở GDĐH Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với chủ trương, đường lối mở cửa và
hội nhập của Đảng, Nhà nước ta. Nhìn chung, các văn bản pháp luật liên quan đến
TCĐH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện, có những bước tiến theo hướng tháo gỡ
khó khăn cho các cơ sở GDĐH. Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 và Nghị định
99/2019/NĐ-CP đã tạo một hành lang pháp lý tương đối phù hợp về vấn đề TCĐH gắn
với trách nhiệm giải trình. Việc vận dụng phù hợp pháp luật liên quan đến tự chủ cập
nhật nhất của Việt Nam và triển khai đồng bộ các khuyến nghị, giải pháp được bài viết
đề xuất sẽ có tác động tạo ra thay đổi, chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả trong
tiến triển khai TCĐH, giúp các cơ sở GDĐH thực hiện quyền tự chủ một cách rộng
rãi, hiệu quả trên cơ sở tận dụng tốt các nguồn lực do nhà nước đầu tư ban đầu, phát
223


huy nội lực, tinh thần chủ động, sáng tạo, sự hợp tác toàn diện để nâng cao chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực, hội nhập quốc tế theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Minh Hiền - Nguyễn Vũ Bích Hiền đồng chủ biên (2019), Quản lý và lãnh
đạo nhà trường, NXB ĐHSP.
[2] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2019), Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày
30/12/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
[3] Đỗ Thị Minh (2018), Cơ chế quản trị đại học tự chủ và yêu cầu hoàn thiện pháp
luật tự chủ đại học ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34,
Số 4 (2018).
[4] Quốc hội nước CHXHCNVN (2018), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018).
[5] Enora Bennetot Pruvot & Thomas Estermann (2017), University autonomy in
Europe III - The scorecard 2017, Copyright © European University Association
2017.
[6] Julia Iwinska & Liviu Matei (2014), University autonomy – A practical handbook,
Central European University, Budapest, Hungary. Assessed online at:
/>57/autonomyhandbook.pdf

224



×