Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tự chủ giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tế: Tiếp cận phân tích dựa trên quan niệm hệ thống đại học và lý thuyết giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.67 KB, 13 trang )

TỰ CHỦ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TẾ:
TIẾP CẬN PHÂN TÍCH DỰA TRÊN QUAN NIỆM HỆ THỐNG ĐẠI HỌC
VÀ LÝ THUYẾT GIÁO DỤC
Phạm Huy Dũng
Trường Đại học Thăng Long
1. Đặt vấn đề
Chính sách tự chủ đại học Việt Nam bắt đầu với một nghị quyết chính phủ do
Thủ tưởng Phan Văn Khải ký năm 20051. Nghị quyết có nêu: “kết hợp hợp lý và hiệu
quả giữa việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước và việc đảm bảo
quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xã hội, tính minh bạch của các cơ sở giáo dục
đại học”. Từ năm học 2006 – 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương “cởi trói” cho
các trường đại học về tuyển sinh,tổ chức nhân sự, cấp phát văn bằng, mở ngành nghề,
chương trình đào tạo, liên thơng, học phí, tự chủ tài chính, hợp tác quốc tế. Luật Giáo
dục Đại học 2012 quy đinh về quyền tự chủ cho các trường đại học tại điều 32 của luật
do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ký năm 20122. Song, khái niệm này, chưa
có một nội hàm cụ thể thế nào là tự chủ, tự chủ thì sẽ được làm gì, và khơng được
làm gì. Năm 2013 có nghị quyết Trung ương 29-NQ/TW đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục và đào tạo do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ký và ban hành ngày 4 tháng
11 năm 20133. Trong tinh thần đó, năm 2014, lại có nghị quyết Chính phủ về thí điẻm
đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 –
2017, số 77/NQ-CP do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký và ban hành ngày 24 tháng 10
năm 20144. Do đó, việc triển khai tự chủ đại học đã được thực hiện thí điểm giai đoạn
2014 – 2017 ở 4 trường đại học trực thuộc Bộ như: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương, Đại học Hà Nội và về sau mở rộng
thêm ở các trường như : Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Viện Đại học Mở Hà
Nội, Đại học Tơn Đức Thắng, Đại học Tài chính – Marketting…có thể xem là những
bước đi đầu tiên trong việc thực hiện tự chủ đại học. Trong giai đoạn này có nhiều
chồng chéo về quyền hạn, chức năng, và nhiệm vụ giữa ban giám hiệu và hội đồng
trường. Năm 2018, luật giáo dục đại học số 34/2018/QH145 sửa đổi đã làm rõ những
vấn đề này. Nhưng, vẫn còn rất nhiều tác động trái chiều từ những co quan chủ
quản như trường hợp trường Đại học Tôn Đức Thắng, trường đại học của một số bộ


ngành chủ quản, ... Và tự chủ đại học cũng đang gây một số rối loạn phải quan tâm.

1

2

3

4

5

Thủ tướng Phan Văn Khải 2005. Nghị quyết chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt
Nam giai đoạn 2200- 2020, số 14/2005/NQ-CP, ký và ban hành ngày 02 tháng 11 năm 2005
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng 2013. Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 được Quốc Hội thông
qua ngày 18 tháng 6 năm 2012. và ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng 2013. Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 8 Khóa XI về đỏi mới căn bản,toàn
diện giáo dục và đào tạo, số 29-NQ/TW ký và ban hành ngày 4 tháng 11 năm 2013.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 2014
Nghị quyết Chính phủ về thí điẻm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai
đoạn 2014 – 2017, số 77/NQ-CP ký và ban hành ngày 24 tháng 10 năm 2014.
Chủ tịch Quốc hội Ngyễn Thị Kim Ngân 2018. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại hcj só
34/2018/QH14 ký và ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2018 và có hiệu lực ngày 01 tháng 07nnawm 2019

301


Vietnam Net 20186 nêu: “Về tự chủ giáo dục đại học, đồng tình với các ý kiến cho
rằng đang được triển khai rất tốt, Thủ tướng (Nguyễn Xuân Phúc) lưu ý, bước đi, cách
làm phải hết sức chặt chẽ, tốt hơn để không gây rối loạn” . Việc thực hiện tự chủ đại

học từ chính sách đến thực tế đã gập nhiều trắc trở, và vẫn còn gập nhiều trắc trở trong
các giai đoạn của quá trình thực hiện tự chủ đại học tại Việt Nam. Vậy, làm thế nào để
thực hiện tự chủ, và làm thế nào để việc thực hiện tự chủ không gây rối loạn khiến
phải lo ngại. Báo cáo này thử đưa ra tiếp cận nghiên cứu hệ thống để giải quyết vấn đề
được nêu trên.
2. Phương pháp nghiên cứu
Vậy, phương pháp nghiên cứu tìm lời giải cho câu hỏi trên là phương pháp sử
dụng tiếp cận nghiên cứu hệ thống. Tuy nghiên cứu hệ thống (system} không được
quan tâm bằng nghiên cứu cơ sở (institution) giáo dục từ cuối những năm 1990
(Kyvik, Svein. 20087, Kyvik, Svein, and Benedetto Lepori. 20108), báo cáo này vẫn
đặt lại vấn đề hệ thống, trở lại những vấn đề đã được nêu lên rất nhiều vào những năm
1980 và đầu nhũng năm 1990 (Clark, Burton R. 19989, Teichler, Ulrich. 198810,
Cerych, Ladislav, and Paul A. Sabatier. 198611), coi nghiên cứu hệ thống là chủ yếu để
nghiên cứu chính sách nhằm giải quyết những trắc trở và rối loạn liên quan đến tự chủ
đại học tại Việt Nam hiện nay. Với tiếp cận nghiên cứu hệ thống, báo cáo này “phân
tích hệ thống” tình hình tự chủ đại học tại Việt Nam so sánh với thực tế thực hiện tự
chủ đại học tại các hệ thống đại học thuộc các quốc gia khác, phân tích những tác động
trái chiều và sự cân đối giữa các quyền lực liên quan đến thực hiện tự chủ đại học
trong một hệ thống đại học, và phân tích vai trị của quản lý Nhà nước trong thực hiện
tự chủ đại học của một hệ thống giáo dục trên cơ sở tham khảo những cải cách gần đây
nhằm tăng cường tự chủ đại học, nêu bật những căng thẳng khác nhau trong các hệ tư
tưởng cải cách khác nhau, xem xét các giải thích truyền thống về tự chủ đại học, và tự
chủ đã được mở rộng như thế nào thông qua các lý do cải cách. Tiếp cận nghiên cứu
hệ thống dựa trên một khung phân tích cho phép phát hiện cách thức tự chủ trong
trường đại học, tìm hiểu những tác động của việc nâng cao quyền tự chủ đại học.
Khung phân tích này cịn cho phép vượt ra ngoài sự giám sát với các quy ước chính
thức hiện hành để có thể mơ tả được thực tiễn của tự chủ trường đại học mà người ta
thường gọi là tự chủ thật sự, trong cuộc sống thật (living autonomy) của đại học như
thế nào. Cuối cùng, báo cáo này giới thiệu các ý tưởng để nghiên cứu thêm về quyền
tự chủ trong cuộc sống thật với việc sử dụng khung phân tích này. Báo cáo này chủ

yếu dựa trên khung phân tích (analytical framework) của Jens Jungblut và Peter

6

7

8

9

10

11

Vietnamnet 12/09/2020 15:53:05 (GMT +7). Thủ tướng: Không để tự chủ đại học "gây rối loạn".
29/05/2018 22:05 GMT+7
Kyvik, Svein. 2008. The dynamics of change in higher education, Dynamics of Change in Higher Education:
Expansion and Contraction in an Organisational Field. Vol. 27. Dordrecht: Springer.
Kyvik, Svein. 2008. The dynamics of change in higher education, Dynamics of Change in Higher Education:
Expansion and Contraction in an Organisational Field. Vol. 27. Dordrecht: Springer.
Clark, Burton R. 1998. Creating entrepreneurial universities: Organizational pathways of transformation,
issues in higher education. New York: Pergamon
Teichler, Ulrich. 1988. Changing patterns of the higher education system. The experience of three decades,
Higher education policy series. Vol. 5. London: Jessica Kingsley Publishers.
Cerych, Ladislav, and Paul A. Sabatier. 1986. Great expectations and mixed performance. In The
implementation of higher education reforms in Europe. Stoke on Trent: Trentham Book

302



Maassen, 201712 để nghiên cứu vấn đề “Tự chủ giáo dục đại học_ Từ chính sách đến
thực tiễn”. Khung phân tích này cho rằng hệ thống giáo dục đại học có 3 thành tố: (1)
các cơ sở giáo dục dục đại học được phân loại theo chiều ngang (các trường đại học
cơng lập và các trường đại học ngồi cơng lập), và phân loại theo chiều dọc (theo chức
năng và năng lực, thí dụdaiijhocj nghiên cứu dạy tiến sĩ, đại học “grade school” dạy
thạc sĩ _ Master, đại học dạy cử nhân 4 năm), (2) Những quyền lực chi phối các cơ sở
giáo dục đại học được cân dối như thế nào, và (3) Quản lý Nhà nước (governance) một
hệ thống giáo dục tự chủ phải như thế nào. Những quan điểm này cũng rất phụ thuộc
vào cách nghĩ của những người quan tâm về tri thức, coi tri thức là một hàng hóa cơng
(public good), hay hàng hóa tư (private good), hay hàng hóa cơng tư (public private
good) theo mơ tả của Quentin David, 201013. Từ khung phân tích này, tự chủ đại học
thuộc thành tố thứ 2 “Các quyền lực chi phối các cơ sở giáo dục đại học được cân dối
như thế nào”
3. Một vài kết quả của nghiên cứu
Một vài kết quả nghiên cứu với tiếp cận hệ thống sử dụng khung phân tích Jens
và Peter 2017 bao gồm: -kết quả phân tích hệ thống giáo dục Việt Nam với tự chủ đại
học so sánh với thực tiễn thực hiện tự chủ đại học tại các hệ thống giáo dục đại học
khác, -kết quả phân tích cân bằng các hệ thống quyền lực ảnh hưởng đến tự chủ đại
học, và -kết quả phân tích quản lý nhà nước với tự chủ đại học.
3.1. Tự chủ đại học tại Việt Nam và thực tế tự chủ tại các hệ thống giáo dục
đại học
Một số tác giả như Meek và cộng sự 199614 hay Huisman 199815 cho rằng kỳ
vọng chiếm ưu thế cao của giáo dục đại học vào những năm 1990 là các cơ sở giáo dục
đại học và các hệ thống giáo dục đại học quốc gia sẽ hội tụ về một mơ hình chung,
tồn cầu. Động lực thúc đẩy kỳ vọng này là giả định rằng các xu hướng liên quan đến
thể chế và quyền tự chủ đại học, giảm bớt kiểm soát trực tiếp của chính quyền, tăng
cường cạnh tranh với các quy định hướng thị trường và các biện pháp kiểm soát trách
nhiệm giải trình của các cơ sở đại học có thể giúp giảm bớt gánh nặng của các chính
phủ thúc đẩy phát triển (Goedegebuure et al. 199316). Nhìn lại, rõ ràng là những kỳ
vọng này đã không thành hiện thực. Nếu giả định răng cải cách giáo dục giúp cho

các hệ thống giáo dục đại học trở nên giống nhau hơn, các cơ sở giáo dục đại học trở
nên đồng nhất hơn thì thực tế đã ngược lại.Cải cách đã tạo ra nhiều phân khúc tổ chức
hơn và ngày càng tăng sự đa dạng giữa các cơ quan và nội bộ của từng cơ quan

12

Jens Jungblut and Peter Maassen, 2017. Higher Education Systems, Types of. In: J.C. Shin, P. Teixeira (eds.),
Encyclopedia of International Higher Education Systems and Institutions, DOI 10.1007/978-94-017-95531_21-1
13
Quentin David, 2010. "Comparaison Internationale des Modes d’Organisation et de Financement de
l’Enseignement Supérieur," CREA Discussion Paper Series 10-24, Center for Research in Economic Analysis,
University of Luxembourg.
14
Meek, V. Lynn, Leo Goedegebuure, Osmo Kivinen, and Risto Rinne. 1996. The Mockers and mocked.
Comparative perspectives on differentiation, convergence and diversity in higher education, issues in higher
education. Oxford: Pergamon
15
Huisman, Jeroen. 1998. Differentiation and diversity in higher education systems. In Higher education:
Handbook of theory and research, vol. XIII, ed. J.C. Smart, 75–110. New York: Agathon Press.
16
Goedegebuure, Leo, Frans Kaiser, Maassen Peter, V. Lynn Meek, Frans van Vught, and Egbert De Weert.
1993. Higher education policy. An international comparative perspective: Issues in higher education. Oxford:
Pergamon Press

303


(Rosinger và cộng sự 201617; Fumasoli và cộng sự. 201418), đặc biệt là về sự khác biệt
giữa các hệ thống giáo dục đại học quốc gia (Gorntzka và Maassen 201419), hoặc hợp
đồng xã hội giữa giáo dục đại học, các cơ quan chính trị và xã hội nói chung. Điều này

có thể hiểu là nhiều quy tắc nền tảng riêng của tổ chức đại học chưa được các hệ thống
chính trị và xã hội xác nhận (Gornitzka và cộng sự 200720). Điều này cũng ngụ ý rằng
chúng ta hiện đang trong giai đoạn chuyển tiếp trong đó những cách hiểu truyền
thống và cach hiểu mới về phân quyền trong hệ thống giáo dục đại học còn được
hiểu khác nhau.
Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cũng đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp
này. Điểm 5 phần Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 29-NQ/TW đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ký và
ban hành ngày 4 tháng 11 năm 2013 nêu: “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở,
linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào
tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo”. Song, luật giáo dục đại học 20122
và luật giáo dục nghề nghiệp 201421 lại tạo thêm phân khúc tổ chức tạo thêm sự đa
dạng giữa các cơ quan (trường cao đẳng và trường đại học) và nội bộ của từng cơ quan
trong trường cao đẳng và trường đại học theo quản lý khác nhau của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm mất đi tính hệ thống, liên
thơng và linh hoạt. Hai bộ luật này lại chưa được thống nhất tại bộ luật giáo dục
chung. Từ đó các tiêu chí chất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục nói chung cũng
khó được thống nhất (Lê Viết Khuyến 201822).
3.2. Cân băng quyền lực thực hiện tự chủ đại học
Để giải tỏa những quyết định trái chiều này, cần xác định cốt lõi của vấn đề liên
quan đến phân bổ thẩm quyền trong hệ thống giáo dục đại học. Đó là quyền tự chủ.
Đàng sau các chương trình cải cách bao giờ cũng có sự tìm kiếm một thỏa thuận
(hoặc hợp đồng xã hội) giữa giáo dục đại học, các cơ quan chính trị, và xã hội nói
chung. Sự thỏa thuận này có thể được mơ tả là “... một cam kết văn hóa khá lâu dài
cho trường đại học và từ trường đại học được xác nhận bởi hệ thống chính trị xã hội
trong đó trường đại học hoạt động, coi trường đại học là một tổ chức có các quy tắc
nền tảng của riêng mình về các hoạt động phù hợp, về niềm tin nhân quả và quy phạm,
và về các nguồn lực” (Gornitzka et al. 2007: 184). Điều này ngụ ý rằng chúng ta hiện
đang ở trong một giai đoạn chuyển đổi, trong đó cách hiểu ”truyền thống” về việc
phân bổ thẩm quyền trong hệ thống giáo dục đại học khơng cịn được áp dụng nữa. Và,

một khái niệm mới để hiểu được sự phát triển liên quan đến việc phân bổ thẩm quyền
17

Rosinger, Kelly Ochs, Barrett J. Taylor, Lindsay Coco, and Sheila Slaughter. 2016. Organizational
segmentation and the prestige economy: Deprofessionalization in high- and low-resource departments. The
Journal of Higher Education 87(1): 27–54
18
Fumasoli, Tatiana, Åse Gornitzka, and Peter Maassen. 2014. University autonomy and organizational change
dynamics. ARENA Working Papers
19
Gornitzka, Åse, and Peter Maassen. 2014. Dynamics of convergence and divergence. Exploring accounts of
higher education policy change. In University adaptation in difficult economic times, ed. Paola Mattei, 13–29.
Oxford: Oxford University Press.
20
Gornitzka, Åse, Peter Maassen, Johan P. Olsen, and Bjørn Stensaker. 2007. Europe of knowledge: Search for a
new pact. In University dynamics and European integration, ed. Peter Maassen and Johan P. Olsen, 181–214.
Dordrecht: Springer Netherlands.
21
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng 2014. Luật Giáo dục Nghề nghiệp số 74/2014/QH 13 ban hành ngày
27/11/2014
22
Lê Viết Khuyến 2018. Tiếp cận hệ thống trong giáo dục bặc cao (đại học và cao dẳng). Phat biẻu tại Hội nghị
Khoa học trường Đại học Thăng Long 2018

304


trong hệ thống giáo dục đại học là quyền tự chủ. Mối quan tâm và tranh luận về tự chủ
đại học cũng lâu đời như chính bản thân trường đại học từ khi nó ra đời. Điều này cho
thấy ln có sự tìm kiếm cân bằng hiệu quả được cả hai bên chấp nhận được; sự cân

băng giữa một bên là yêu cầu của xã hội cần kiểm soát giáo dục đại học và một bên là
nhu cầu của các cơ sở giáo dục đại học mong muốn một mức độ tự do thích hợp đối
với cơng việc của chính họ. Lý do khiến cho vấn đề tự chủ đại học ln là một vấn dề
nóng từ khi có trường đại học chính vì một sự tự chủ đại học lý tưởng, theo nghĩa là
một mức độ ổn định và hoàn hảo về thể chế tự chủ chưa hề tồn tại. “Tại bất kỳ thời
điểm nào trong lịch sử, mức độ tự chủ về thể chế phản ánh tầm nhìn cơ bản chủ đạo
đối với mơ hình quản lý và tổ chức trường đại học như một tổ chức xã hội cốt lõi”
(Olsen 2007). Một lần nữa, những gì được coi là mức độ tự chủ thích hợp là một vấn
đề quan trọng trong các cuộc tranh luận chính sách liên quan đến cách thức giáo dục
đại học phải được quản lý, tổ chức và tài trợ như thế nào. Tóm lại, vài thập kỷ qua đã
chứng kiến sự thay đổi trong mối quan hệ chính thức giữa nhà nước và các trường đại
học trong nhiều hệ thống giáo dục đại học. Từ 2005 vấn đề tự chủ đại học tại Việt
Nam đã được nêu lên, đã được thí điẻm, đã được tranh luận, đã được đưa vào luật. Tổ
chức “Hội đồng trường”, “Ban Giám hiệu”, “Đảng ủy” hiện nay có thể được coi là
một thỏa thuận cam kết giữa trường đại học và hệ thống chính trị xã hội với kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó các trường đại học Việt Nam
hoạt động để thúc đẩy đào tạo và nghiên cứu trong các trường đại học đáp ứng yêu
cầu nhân lực cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội thời kỳ cách mạng công nghệ và hội
nhập. Việc tồn tại một vài trắc trở hay một vài “rối loạn” cũng là tất yếu. Vấn đề là bản
cam kết giữa trường đại học và quản lý xã hội cần chỉnh sửa thế nào cho phù hợp hơn
dựa trên nghiên cứu hệ thống để chỉnh sửa mặt này không ảnh hưởng tới mặt khác của
vấn đề, của hệ thống.
Trong thập kỷ qua, một số nghiên cứu về quyền tự chủ đại học đã được thực
hiện (ví dụ, Estermann và cộng sự 2011; Enders và cộng sự 2013) đưa ra một góc nhìn
rộng khi kể đến một số quốc gia đã chính thức thực hiện quyền tự chủ đại học có thể
quan sát và nhận xét được. Tuy nhiên, kết quả quan sát và nhận xét vẫn chưa đưa ra
được một cái nhìn sâu sắc dựa trên thực nghiệm về Hệ thống Giáo dục Đại học, chưa
nêu lên được ảnh hưởng của những thay đổi cơ chế tự chủ bên trong các cơ sở giáo
dục đại học như thế nào. Các nghiên cứu này nói chung mới chỉ tập trung vào các
khuôn khổ pháp lý, các quy định, các đề xuất cải cách, các chính sách, hoặc các mơ

hình tài chính. Những nghiên cứu này mới mô tả hệ thống vá cấp độ tự chủ đại học,
chưa mở rộng quan sát về những gì xảy ra bên trong tổ chức học thuật. Nghiên cứu về
tự chủ đại học ở Việt Nam chưa có nhiều. Một vài báo cáo về thí điểm thực hiện tự
chủ đại học của một số trường mới chỉ mơ tả tình hình thực hiện tự chủ của những
trường này như thế nào, chưa có nhận xét về ảnh hưởng của những thay đổi bên trong
trường liên quan đến những thay đổi này (Nguyễn Thị Phước 201923; Trần Quang Huy
và Phạm Thị Bích Ngọc 201624; Nguyễn Tài Năng. Trường Đại học Luật, Đại học Huế

23

24

Nguyễn Thị Phước 2019.Thực trạng quyền tự chủ của các trường đại học công lập ở Việt nam hiện nay.
Trường Đại Học Hà Tĩnh. Được đăng: Thứ hai, 19 Tháng 8 2019
Trần Quang Huy và Phạm Thị Bích Ngọc 2016. Học hỏi của tổ chức trong bối cảnh tự chủ đại học. Tạp chí
Khoa học Giáo dục số 127, tháng 4 năm 2016. />
305


202025). Cũng có nhận xét rằng trường Đại học Tơn Đức Thắng nhờ có tự chủ đại học
mà vượt trội thuộc top 500 trường đại học tốt nhất thế giới (Lâm Quang Thiệp 2019 26);
song, vấn đề hiện nay đang xẩy ra ở trường Đại học Tôn Đức Thắng đang đặt ra nhiều
câu hỏi phải nghiên cứu để trả lời liên quan đến pháp lý, đến tài chính.
Fumasoli et al. 2014 18 cho rằng quan tâm nghiên cứu về mối quan hệ chính
thức giữa các trường đại học cơng lập và cơ quan Nhà Nước chỉ ở một mức độ rất hạn
chế. Quan tâm tiếp theo vê học thuật là “quyền tự chủ sống”, nghĩa là cách thức mà
những thay đổi trong mối quan hệ giữa quản trị Nhà nước và các trường đại học
được nhận thức, diễn giải, phiên dịch, vận hành và sử dụng bên trong các tổ chức
đại học như thế nào. Do đó, cả hai vấn đề cùng được quan tâm; đó là quyền hạn được
phân phối chính thức như thế nào trong hệ thống giáo dục đại học và cách thức tự chủ

đại học được giải thích và sử dụng trên thực tế trong các cơ sở giáo dục đại học như
thế nào. Hai vấn đề này tạo thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng liên quan với
nhau để tăng cường hiểu biết về động lực thay đổi trong các hệ thống giáo dục đại học.
Vấn đề nghiên cứu tự chủ đại học ở Việt Nam cũng vậy. Để giải quyết những trắc trở
hay những rối loạn có thể xẩy ra, nghiên cứu cần được thực hiện có hệ thống, quan
tâm đến sự cân đối giữa các quyền hạn được phân phối chính thức trong hệ thống giáo
dục (Đảng, Chính quyền và cơ sở đại học), quan tâm đến nhận thức, cách diễn giải,
cách vận hành tự chủ trong các tổ chức đại học với quan hệ giữa Nhà nước và cơ sở
đại học dựa trên cam kết thực hiện tự chủ đại học.
3.3. Quản lý Nhà nước thực hiện tự chủ đại học
Quản lý Nhà nước (governance) bao gồm cả quản lý sự cân đối giữa các thế lực
quyền lực trong và ngoài hệ thống giáo dục đại học. Việc tự chủ đại học còn nhiều trắc
trở và rối loạn như nêu ở trên. Để giải quyết những trắc trở và rối loạn này, hệ thống
giáo dục đại học cần có sự cân đối giữa các thế lực quyền lực trong và ngoài hệ thống
cũng như đã trình bầy ở trên. Ngồi ra cấn có sự quản lý Nhà nước (governance) để
quản lý và điều hòa cân đối những thế lực quyền lực này. Như vậy, quản lý nhà nước
cần phân loại các trường đại học theo chiều ngang cũng như theo chiều dọc để quan lý,
điều hòa cân đối các thế lực quyền lực trong và ngoài hệ thống giáo dục đại học để
”quản lý nhằm tnhằ” hiện tự chủ đại học. Vấn đề ở đây là xây dựng các mơ hình quản
lý cấp hệ thống của nhà nước (system level governance) đối với giáo dục đại học.
Clark 19839 đã đưa ra cách nhìn về các mơ hình này. Nếu sự phân phối của thẩm
quyền có thể được hiểu là "cái gì _ What " của quản trị cấp hệ thống thì quản trị cấp hệ
thống nhà nước được sử dụng để trả lời câu hỏi “như thế nào _ How”. Quản lý giáo
dục và giáo dục đại học Việt Nam đã có những thay đổi cùng với thay đổi kinh tế xã
hội nói chung. Việc điều hịa phân phối trách nhiệm giữa cơ quan chủ quản, cơ sở giáo
dục, các cấp quản lý hành chính xã hội liên quan (ngồi trường) cũng như việc điều
hòa phân phối trách nhiệm giữa Đảng ủy, Ban Giám hiệu và Hội đồng trường (trong
Nguyễn Tài Năng (Trường Đại học Luật, Đại học Huế) 2020. Tự chủ tài chính khi thực hiện tự chủ đại học Nghiên cứu tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế. 28/03/2020 lúc 11:00
(GMT). Tạp chí Cơng thương online
26

Lâm Quang Thiệp 2019. Nếu khơng có tự chủ thì Đại học Tôn Đức Thắng không thể vượt trội như vậy. Trong
Hồng Thủy: Những quy định nào đang bó chặt chủ trương tự chủ đại học của Trung ương? (GDVN) – Chậm
sửa đổi Luật Đấu thầu 2013 đã tạo ra mâu thuẫn với quy định của Luật 34/2018/QH14, trái chủ trương tự chủ
đơn vị sự nghiệp công, cản trở tự chủ đại học. Giáo dục net19/12/2019 09:00. />25

306


trường) được hiểu là cái gì (WHAT?) của quản trị. Vấn đề còn lại ở đây là quản trị như
thế nào (HOW?).
Tương tự như các bộ phận khác của khu vực công, giáo dục đại học trải qua
những thay đổi đáng kể trong mối quan hệ của nó với nhà nước, đặc biệt là sau sự “đổi
mới _ nâng cấp” của “Quản lý công kiểu mới” (New-Publiv-Management “NPM”) với những ý tưởng và lý tưởng liên quan trong những năm 1980, gắn với niềm tin rằng
những hình thức mới về quản lý Nhà nước (state governance) sẽ dẫn đến cải thiện hiệu
quả của các dịch vụ công và hy vọng rằng sẽ có các tác động ảnh hưởng tốt đến cấu
trúc hệ thống. Trong phần mở đầu, báo cáo này đã nêu qúa trình thực hiện tự chủ đại
học ở Việt Nam, được coi là một quá trình đổi mới quản lý giáo dục từ 2005 đến nay.
Cụ thể hơn, nghị định chính phủ số 127/ 2018/ND_CP do Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Văn Phúc ký ngày 21/ 9/ 2018 thay thế nghị định chính phủ số 115/ 2010/
NĐ_CP do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 24/ 12/ 2010 đã phân
định rõ hơn công tác quản lý Nhà nước với quản trị cơ sở ngành giáo dục, đẩy mạnh
phân cấp, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý giáo dục và chính
quyền địa phương, tạo động lực và tính chủ động cho cơ sở. Nghị định này cũng có thể
coi là một NPM của Việt Nam. Song, vẫn còn nhiều trác trở, nhiều rối loạn, vì vậy cần
những nghiên cứu hệ thống để giải quyết vấn đề. Vught (1997)27, chẳng hạn, phân biệt
sự kiểm soát trực tiếp của nhà nước đối với giáo dục đại học so với sự giám sát của
nhà nước. Trong khi cái đầu tiên (kiểm soát trực tiếp) đại diện cho sự kiểm soát trực
tiếp của các chủ thể nhà nước đối với hầu hết các vấn đề liên quan đến giáo dục đại
học, thì cái sau đó (giám sát của nhà nước) lại thể hiện cách thức quản lý Nhà nước
(governance) về những gì Nhà nước có trách nhiệm để xác định những điều kiện

khung trong đó giáo dục đại học dự kiến sẽ hoạt động với mức độ tự chủ đáng kể của
cơ sở đại học. Neave (200928; 201229), đã đề cập đến sự gia tăng của “trạng thái đánh
giá” chuyển trọng tâm của nó từ kiểm sốt quá trình trực tiếp sang đánh giá đầu ra.
Gornitzka và Maassen (2000)30 phân biệt bốn mơ hình (modes) được Nhà nước sử
dụng để quản lý các hệ thóng giáo dục đại học. Các mơ hình này khác nhau bởi 2 điểm
là vai trò quản lý Nhà nước và bản chất của quyền tự chủ nghề nghiệp trong giáo dục
đại học. Bốn mơ hình này là: (1) Mơ hình chủ quyền có giới hạn hợp lý (sovereign
rationality-bounded mode); (2) Mơ hình thể chế cơ sở (institutional mode), với các
quyết định từ bản thân các cơ sở đại học; (3) Mơ hình đa nguyên doanh nghiệp
(corporate-pluralist mode) có sự thương thảo đồng thuận trong các quyết định theo
phương thức doanh nghiệp, và (4) Mơ hình siêu thị (supermarket mode) sử dụng cơ
chế thị trường để điều khiển. Báo cáo này cho rằng mơ hình quản lý Nhà nước giáo
dục đại học của Việt Nam khơng thuộc một mơ hình cụ thể nào nói trên. Theo kinh
nghiệm điều tra sự phát triển quốc gia (bỏ qua thỏa thuận trong quản lý giáo dục) cho
thấy bối cảnh thể chế hiện tại định hình các đường lối cải cách, dẫn đến sự đa dạng các
27

28

29

30

Van Vught, Frans. 1997. The effects of alternative governance structures. A comparative analysis of higher
education policy in five EU member states. In Political institutions and public policy: Perspectives on
European decision making, ed. Bernard Steunenberg and Frans van Vught, 115–137. Dordrecht: Kluwer
Academic Publishers
Neave, Guy. 2009. The evaluative state as policy in transition: A historical and anatomical study. In
International handbook of comparative education, ed. Robert Cowen and Andreas M. Kazamias, 551–568.
Dordecht: Springer.

Neave, Guy. 2012. The evaluative state, institutional autonomy and re-engineering higher education in
Western Europe: the prince and his pleasure (issues in higher education). Basingstoke: Palgrave MacMillan.
Gornitzka, Åse, and Peter Maassen. 2000. Hybrid steering approaches with respect to European higher
education. Higher Education Policy 13(3): 267–285 doi: 10.1016/ S0952-8733(00)00012-X.

307


loại hình quản trị. Cũng như vậy, nghiên cứu thực nghiệm cho phát triển các dàn xếp
để quản lý Nhà nước (governance) hệ thống giáo dục đại học quốc gia gợi ý rằng bối
cảnh hiện tại của cơ sở đại học tạo lối đi cho đổi mới, dẫn tới sự đa dạng lâu dài của
những loại hình quản lý Nhà Nước. Vì vậy, mơ hình quản lý quản trị Việt Nam về cơ
bản dựa theo bối cảnh thể chế hiện tại. Cùng các mơ hình quản lý Nhà nước nói trên,
ba quá trình đã được xác định, với giả định xảy ra song song để dẫn đến sự khác biệt
trong giáo dục đại học quốc gia, và được sắp xếp như sau: (1) lấy cảm hứng từ NPM
tập trung vào các thị trường coi như công cụ chỉ đạo giáo dục đại học, (2) thể chế hóa
hành động tập thể trong khuôn khổ quản trị mạng (network governance), và (3) Tiếp
cận Neo-Weberian tập trung vào các chức năng quản trị và chính thức hóa các khía
cạnh mới của các hoạt động công cộng (Paradeise et al. 2009)31.
Báo cáo này cho rằng: “việc nghiên cứu hệ thống giáo dục đại học Viêt Nam
để tìm kiếm một mô hình quản lý Nhà nước thích hợp với quá trình giả định được
xác định xẩy ra song song là cần thiết cho tự chủ đại học”. Những phương pháp tiếp
cận nói trên được lập luận để cùng tồn tại trong mỗi lĩnh vực giáo dục đại học với các
trọng điểm quốc gia khác nhau và dẫn đến “các hình thức thể hiện khác nhau của
quyền lực công cộng”(Paradeise et al. 200930; p. 246). Theo cách tương tự, Olsen nhấn
mạnh sự tồn tại của các cách tiếp cận chỉ đạo khác nhau và đặt câu hỏi "Loại trường
đại học nào để làm gì cho loại loại xã hội nào? ” (Olsen 2007, trang 25) 32 cho thấy sự
cạnh tranh tiềm ẩn giữa các chủ thể chính trị về câu hỏi làm thế nào để quản lý giáo
dục đại học. Nghiên cứu mơ hình quản lý và quá trình giả định cần quan tâm đến câu
hỏi “Loại trường đại học nào phải làm gì cho xã hội?” Nói như vậy có nghĩa là trong

quản lý Nhà nước giáo dục đại học cần phân loại trường đại học để quản lý. Các hệ
thống và các loại hình “Giáo dục đại học” tùy thuộc vào sở thích của các vai trò liên
quan đến thỏa thuận giữa “giáo dục đại học” và “xã hội”. Vì vậy, nếu các trường đại
học có thể là cơng cụ để định hình xã hội, và nếu mơ hình quản lý Nhà Nước quản trị
giáo dục đại học phản ánh những tiếp cận khác nhau đối với chỉ đạo khu vực cơng,
người ta có thể mong đợi rằng các tác nhân chính trị sẽ thể hiện sở thích khác nhau
liên quan đến câu hỏi này (Jungblut 2015)33. Vì vậy, những thay đổi chính trị kinh tế
xã hội (như chuyển đổi kinh tế xã hội chủ nghĩa sang kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam) có thể tạo ra các quá trình phân lớp các cách tiếp
cận chỉ đạo khác nhau, và các quốc gia có thể tạo ra nhiều mơ hình quản lý Nhà nước
đối với giáo dục đại học thay vì một mơ hình “quản trị cơng” thuần túy (Jungblut và
Vukasovic 2013)34. Tổng quát lại, người ta có thể quan sát thấy một số xu hướng cải
cách liên quan đến quản trị hệ thống giáo dục đại học tiếp theo sau các cải cách liên
quan đến NPM, trong khi các hệ thống giáo dục đại học vẫn mang đặc trưng của các
mơ hình quản trị cơng đa dạng bắt nguồn từ cấu trúc của cơ sở đại học và được định
hình theo sở thích của tác nhân chính trị quốc gia, vùng hay địa phương.
31

32

33

34

Paradeise, Catherine, Emanuela Reale, Gaële Goastellec, and Ivar Bleiklie. 2009. Universities steering
between stories and history. In University governance, ed. Catherine Paradeise, Emanuela Reale, Ivar Bleiklie,
and Ewan Ferlie, 227–246. Dordecht: Springer
Olsen, Johan P. 2007. The institutional dynamics of the European university. In University dynamics and
European integration, ed. Peter Maassen and Johan P. Olsen, 25–54. Dordrecht: Springer Netherlands.
Jungblut, Jens. 2015. Bringing political parties into the picture – a two-dimensional analytical framework for

higher education policy. Higher Education 69(5): 867–882. doi:10.1007/s10734-014-9810-5
Jungblut, Jens, and Martina Vukasovic. 2013. And now for something completely different? Re-examining
hybrid steering approaches in higher education. Higher Education Policy 26(4): 447–461. doi:10.1057/
hep.2013.28.

308


4. Thảo luận
Một số phát hiện của nghiên cứu cho báo cáo này như sau:
-Tự chủ giáo dục đại học ở Việt Nam đã xẩy ra theo một quá trình từ năm 2005
đến nay, qua các giai đoạn: (1) từ nghị định chính phủ cho tự chủ đến luật giáo dục
đại học, (2) từ luật đến nghị định chính phủ cho thí điểm mơ hình tự chủ giáo dục đại
học, và (3) từ thí điểm đến sủa đổi luật giáo dục đại học. Trong q trình này, mơ hình
tự chủ giáo dục đại học đã dần dần hoàn chỉnh, Mỗi giai đoạn đều có việc làm được và
việc chưa làm đươc. Giai đoạn (1) chưa rõ nội hàm của tự chủ giáo dục đại học, chưa
quy định cụ thể cái gì dược làm và cái gì khơng được làm; giai đoạn (2) hình thành
dần khái niệm Hội đồng trường, song chưa định rõ quan hệ giữa Hội đồng trường, Ban
giám hiệu, và Đảng ủy; giai đoạn (3) luật sửa đổi quy định được quan hệ giữa Hội
đồng trường và Ban giám hiệu, song chưa quy định rõ quan hệ giữa cơ quan chủ quản
và quản lý Nhà nước (quản trị cơng) và cơ sở giáo dục đại học, chưa hình thanh mơ
hình quản lý Nhà nước cho một hệ thống gồm trường công và trường tư, việc bầu Hội
đồng trường tại trường tư cịn có thể rối loạn (vấn đề của trường Đại học Kinh tế và
Công Nghệ), chưa quy định rõ vai trò của cơ quan chủ quản và mức tự chủ của cơ sở
giáo dục (vấn đề của trường Đại học Tơn Đức Thắng).
-Tình hình tự chủ ở các hệ thống giáo dục đai học của nhiều quốc gia khác cũng
có những vấn đề tương tự. Nhìn chunNhì”người ta kỳ vọng có một mơ hình cơ sở đại
học chung, toàn cầu với xu hướng liên quan đến tự chủ đại hch”. Song, kỳ vọng này đã
không thành hiện thực. Vấn đề được cho là chúng ta đang ở giai đoạn chuyển tiếp,
trong đó cách nhìn truyền thống và cách nhìn mới về phân quyền trong hệ thống giáo

dục đại học cịn được hiểu khác nhau. Đơi khi khơng thống nhất ở tầm cao. Cách hiểu
khác nhau này không chỉ dẫn đến những trắc trở trong thực hiện tự chủ giáo dục đại
học, mà cịn có thể dẫn đến những sai lệch hệ thống. Nghị quyết 29 của Đảng cho răng
đổi đổi mới giáo dục phải theo hướng mở, linh hoạt, liên thơng. Trong khi đó luật giáo
dục đại học và giáo dục nghề nghiệp lại tách dạy cao đẳng nghề nghiệp khỏi dạy cử
nhân truyền thống, tách trường cao đẳng ra khỏi trường đại học. Có ý kiến cho rằng
việc tách này làm cho hệ thống giáo dục và hệ thống giáo dục đại học không mở, thiếu
linh hoạt và không liên thống cho tự chủ (Lê Viết Khuyén, Liên hiệp hội các trường
đại học và cao đẳng Việt Nam, 201935). Vấn đề trắc trở và hỗn lọan trong tụ chủ đại
học không những phải xem xét đươi góc độ nhận thức mà cịn cần được xem xét dưới
góc độ quyền lực, xem xét những quyền lực quyết định trong hệ thống giáo dục đại
học (cơ quan chủ quản, bộ hay chuyên ngành chủ quản, nhà đầu tư, cổ đơng, ...) bên
cạnh các hệ thống hành chính, xã hội và chính trị đã có hướng giải quyết trong quan hệ
giữa Hội đồng trường, Ban giám hiệu và Đảng ủy với cơ cấu tổ chức của các cơ sở
thuộc hệ thống giáo dục đại học Việt Namh
Từ nhận xét trê, cùng vói thực trạng thực hiện tự chủ đại học tại Việt Nam và
một số nước khác, và cùng với mong muốn thực hiện tốt tự chủ đại học đáp ứng yêu
cầu đẩy mạnh giáo dục đại học, phuc vụ cơng nghiệp hóa đất nước và hội nhập thời kỳ
cách mạng công nghệ, báo cáo này thử đưa ra một tiếp cận phân tich những trắc trở và
những rối loạn nói trên dẫn đến việc tìm kiếm giải pháp thích hợp cho vấn đè.Tiếp cận
này dựa vào khoa học nghiên cứu hệ thống “giáo dục đại học” (higher education
system research). Vá, khoa học nghiên cứu hệ thống giáo dục này với kết cấu 3 thành
35

Lê Viết Khuyến 2019. Phát biểu tại Hội nghị khoa học 2019. Đại học Thăng Long

309


tố của hệ thống giáo dục đại học là các cơ sở giao dục đại học, các quyền lực tác động

đến quyết định trong cơ sở giáo dục đại học và quản trị công (quản lý Nhà nước) các
cơ sở giáo dục đại học, cho ngay một hướng nghiên cứu. Đó là phải tạo ra được một sự
thỏa thuận (hợp đồng xã hội) nội bộ của cơ sở đào tạo, và một sự thỏa thuận giữa
những giữa những thế lực bên ngồi với cơ sở đào tạo. Hiện nay mơ hình cấu trúc Việt
Nam với sự hiện diện của Đảng ủy, Hội đồng trường và Ban giám hiệu đã được chấp
nhận. Vấn đề còn lại là mối quan hệ giữa 3 thành tố này với nhau với những tổ chức
ngoài trường. Tuy luật giáo dục đại học sửa đổi 2018 đã quy định tổ chức và quan hệ
giữa 3 thành tố này. Song, vận hành cụ thể còn nhiều trục trặc cần một q trình chỉnh
sửa cho thích hợp trong thực tế. Thí dụ việc kết hợp vai trị chủ tịch Hội đồng trường
kiêm bí thư Đảng ủy có hai cách nghĩ khác nhau. Việc kết hợp này tăng quyền lực cho
chủ tịch Hội đồng trường, song lại giảm tính giám sát lẫn nhau nhằm hạn chế sai lầm.
Nói một cách khác, việc quản lý cơ sở đào tạo cần đổi mơi và hoàn chỉnh dần trong
thực hiện tự chủ giáo dục đào tạo.
Một vấn đề nữa cần quan tâm trong thực hiện tự chủ giáo dục đại học là vấn đề
quản lý Nhà nước hay quản lý công (governance) hệ thống các cơ sở giáo dục đại hoc.
Quản lý một ”hệ thống các cơ sở giáo dục đại học chủ yéu là công” khác với quản lý
một ”hệ thống vừa có các cơ sở cơng, vừa có các cơ sở tc”. Cả hai loại cơ sở đào tạo
công và tư đều cần một mức độ tự chủ học thuật nhất định. Mức độ tự chủ học thuật
của cơ sở đào tạo rất phụ thuộc vào năng lực để tự chủ. Năng lực của một trường để tự
chủ không phải chỉ là thầy giáo giỏi và phương tiện dạy học tốt, nó cịn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác thí dụ định hướng của Hội đồng trường, và đàng sau Hội đồng
trường là các cổ đông nếu là trường tư, hoắc là thế lực tiềm ẩn nếu là trường công.
Việc xác định xu thế ưa thích của các thế lực tiềm ẩn tại trường công, hay các cổ đông
chủ chốt tại trường tư là một trách nhiệm của quản lý Nhà nước nhằm có sự hỗ trợ
thích hợp cho phát triển. Việc hỗn loạn của một số trường có thể có ngun nhân từ
các cổ đơng hay các thế lực tiềm ản này. Quản lý Nhà nước một hệ thống giáo dục đại
học có cả trường cơng và trường tư cần quan tâm đến một khoa học nữa là kinh tế giáo
dục. Có thể coi kinh tế giáo dục là một phần của nghiên cứu hệ thống giáo dục, hoặc
coi kinh tế giáo dục là một khoa học luôn đi cạnh, song hành với khoa học nghiên cứu
hệ thống giáo dục. Và nói đến kinh tế giáo dục địi hỏi phải nói ngay tài chính cho giáo

dục. Trong giáo dục, tài chính cho giáo dục và kinh tế giáo dục gắn với nhau vì giáo
dục phải có tiền để sau đó sử dụng tiền như thế nào cho hiệu quả nhất. Giáo dục không
phải là một lĩnh vực làm ra tiền. Vì vậy, những chính sách liên quan đến tài chính giáo
dục cần được rõ ràng. Việc thu phí tại các đại học công lập và chi tại các đại học
này, cũng như cái gọi là quỹ chung không chia cho các trường đại học tư thục cần
được nghiên cứu tồn diện. Thực hiện quỹ chung khơng chia có thể làm cho các nhà
đầu tư, các cổ đông không sẵn sàng mở rộng hoạt động đào tạo, có thầy giỏi, có
phương tiện tốt để có đủ năng lực tự chủ học thuật.
Việc sử dụng khoa học nghiên cứu hệ thống giáo dục và khoa học kinh tế giáo
dục (là một bộ phận của khoa học nghiên cứu hệ thống giáo dục, hoặc là một khoa học
song hành với khoa học nghiên cứu hệ thống giáo dục) để giải quyết một số trắc trở và
hỗn loạn trong thực hiện tự chủ đại học trước hết đòi hỏi định nghĩa hệ thống giáo dục
đại học là gđ, và sau đó định nghĩa tự chủ đại học là gì. Nghiên cứu cũng phải phân
loại các hệ thống giáo dục đại học, và hệ thống giáo dục đại học việt Nam là hệ thống
gì, thiết kế và phương pháp nghiên cứu hệ thống giáo dục là gì. Nhiều vấn đề về hệ
thống giáo dục và phân loại giáo dục đã được Clark Burton 10839, và nhiều tác giả
310


khác mô tả. Song, nghiên cứu hệ thống giáo dục có lẽ phải sử dụng kinh nghiệm từ
nghiên cứu hệ thống y tế. Thật ra, nghiên cứu hệ thống giáo dục như trình bầy ở trên
đã rất được quan tâm vào thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, sau đó sự quan tâm này
đã được thay thế bởi nghiên cứu cơ sở đại học (institutional research) đẫn đến chuẩn
hóa các đại học, xếp loại các trường đại học thuộc top bao nhiêu đó trên thế giới. Khoa
học này trong y tế vẫn được phát triển. Việt Nam đã có 30 năm hợp tác với Thụy Điển
trong nghiên cứu hệ thống y tế tìm kiếm bằng chứng cho chính sách thực hiện đổi mới
y tế. Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội trong nhiều năm đã cùng Bộ Y tế sử dụng
khoa học nghiên cứu hệ thống y tế tìm kiếm bằng chững cho những chính sách y tế
xây dựng luật. Quyết định của Quốc hội Việt Nam về “một hệ thống y tế chăm sóc sức
khỏe toàn dân (universal health coverage) dựa trên bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân

(universal compulsory health insurance) dựa trên những bằng chứng của nghiên cứu hệ
thống y tế đã được thế giới hoan nghênh. Thành công của Nhà nước và ngành y tế Việt
Nam trong phòng chống Covit 19 có sự tham gia của màng lưới y tế cơ sở Việt Nam
thực hiện “Chăm sóc sức khỏe ban đầu” từ Alma Ata đến Astana cũng là một thành
quả của hệ thống y tế Viêt Nam được thế giới hoan nghênh. Việc sử dụng kinh nghiệm
của nghiên cứu hệ thống y tế để phát triển nghiên cứu hệ thống giáo dục là một hoạt
động có thể và nên làm, vì chỉ có thể giải quyết những vấn đề mang tính hệ thống bằng
nghiên cứu hệ thống.
Thật ra cho đến nay, ai cũng nói tự chủ đại học. Song, khi hỏi tự chủ đại học là
gì, ai cũng có câu trả lời. Nhưng, những câu trả lời này lại rất khác nhau. Chính sự
khác nhau này đã là một trắc trở không nhỏ cho việc thực hiện tự chủ đại học từ chính
sách đến thực tế. Sự khác nhau này, khơng phải do thiếu hiểu biết mà chủ yếu là do
quan điểm khác nhau. Những quan điểm này đôi khi cũng có sự thay đổi ngay đối với
một quốc gia (Keiko Yokoyama, 2007)36; và sự thay đổi này đòi hỏi nhiều thay đổi
kèm theo để giải quyết những trắc trở nhất thiết có. Tác giả Keiko Yokoyama nhận xét
các quốc gia khác nhau có thể có định nghĩa khác nhau về tự chủ đại học; thí dụ so
sánh trường hợp Anh Quốc và Nhật Bản. Trường hợp Anh Quốc coi tự chủ đại học
như lý tưởng của đại học, bảo vệ các trường đại học khỏi bị áp lực từ bên ngoài.
Trường hợp Nhật Bản hiểu tự chủ đại học trong quan hệ điều phối của Bộ Giáo dục và
các bộ liên đới. Xu thế của chính sách thị trường hóa tại 2 quốc gia này đã làm thay
đổi ý nghĩa của tự chủ đại học tại quốc gia của họ thành tự chủ theo hợp đồng
(contractual autonomy) tại Anh Quốc, và tự chủ của cơ sở đào tạo (institutional
autonomy) tại Nhật Bản. Câu hỏi ở đây là: “Định nghĩa tự chủ đại học tại Việt Nam là
gì thơng qua các văn bản nào đã công bố”. Tự chủ đại học không phải chỉ xuất phát từ
mong muốn của một quốc gia, một cộng đồng vơi định nghĩa về tự chủ của quốc gia,
của cộng đồng đó; nó cịn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giáo dục đại học của quốc
gia đó. Báo cáo này sử dụng mơ tả của Burton Clark, 198337, phân tích hệ thống giáo
dục đại học tương quan với tự chủ đại học. Các thành tố cấu thành một hệ thống giáo
dục đại học gồm các cơ sở đào tạo đại học, các vị trí quyền lực được phân bổ trong các
hệ thống học thuật, và mơ hình quản lý hệ thống của Nhà nước. Các cơ sở đào tạo

đựơc phân theo chiều ngang và theo chiều dọc. Phân theo chiều ngang gồm 4 loại: (1)
Một loại trường công trong một cấp quản lý Nhà nước, (2) Nhiều loại trường công (đại
36

37

Keiko Yokoyama, 2007). Changing Definitions of University Autonomy: The Cases of England and
Japan, Higher Education in Europe, 32:4, 399-409, DOI: 10.1080/03797720802066294
Clark, Burton R. 1983. The higher education system: Academic organization in cross-national perspective.
Berkeley: University of California Press

311


học và trường nghề bậc cao) trong một cấp quản lý Nhà nước, (3) Nhiều loại trường
công trong nhiều cấp quản lý Nhà nước (Nhà nước, chính quyền tỉnh, chính quyền
huyện, và chính quyền xã), (4) Các trường cơng và tư với nhiều loại trường trong
nhiều cấp quản lý Nhà nước. Phân loại theo chiều ngang thể hiện tính đã dạng của hệ
thống giáo dục đại học có sự bổ xung và cạnh tranh. Chính sách tự chủ đối với các loại
hình trường khác nhau có thể khác nhau. Phân loại theo chiều dọc là phân loại trên
dưới, cái này hơn cái kia, có 2 cách; hoặc dựa trên chức năng và bản chất của cơ sở
đào tạo (thí dụ đại học nghiên cứu, đại học 4 năm hay đại học nói chung, và đại học
cộng đồng); hoặc dựa trên uy tín gắn với xã hội đánh giá. Việc xếp hạng các cơ sở đào
tạo có nhiều cách khác nhau bao gồm cả mức độ tài chính và tự chủ nhất định. Có thể
xếp hạng như sau, hoặc xếp hạng trên dưới kết hợp độc quyền vị trí cơng việc cao
trong xã hội, hoặc xếp hạng trên dưới nhưng không có độc quyền vị trí cơng việc cao
trong xã hội, hoặc xếp hạng trên dưới cao thấp không rõ ràng. Việc xếp loại trên dưới
cao thấp này có thể được thực hiện chính thức bởi những cấp thẩm quyền nhất định,
hoặc khơng chính thức dựa trên lựa chọn của sinh viên và gia đình họ. Câu hỏi ở đây
là hệ thống giáo dục Việt Nam là hệ thống gì, gồm những cơ sở đào tạo nào, những cơ

sở này được phân loại như thế nào, dưới những khuân khổ quản lý nào, và liên quan
thế nào với tự chủ đại học? Phân tích trắc trở của tự chủ đại học có thể phải trả lời các
câu hỏi sau: 1. Quan niệm “tự chủ đại học”, coi tự chủ đại học là mục đích hay coi tự
chủ đại học là phương tiện? 2. Đặc thù kinh tế xã hội cua hệ thống giáo dục đại học,
coi tri thức là hàng hóa cơng, là hàng hóa tư, hay là hàng hóa nửa công và nửa tư? 3.
Nhà nước và cách quản lý Nhà nước tập quyền, phân quyền hay thị trường? 4. Có
những quyền lực nào có thể tác động vào học thuật của cơ sở đào tạo đại học? 5. Các
cơ sở đào tạo có trách nhiệm gì và ktráchcos trách nhiệm gì? Việc trả lời những câu
hỏi này phần nào giúp xác định được nguyên nhân của trắc trở trong tự chủ đại học.
Tiếp cận phân tích trắc trở dựa trên quan niệm hệ thống giáo dục đại học.Lý thuyết
nghiên cứu hệ thóng giáo dục đại học cho tự chủ đại học
5. Kết luận
Kết luận của nghiên cứu bàn giây (desk study) trong báo cáo này cho rằng tự
chủ đại học là câu chuyện cũng lâu đời như sự ra đời của đại học. Cơ sở đại học vốn
cần một mức độ tự chủ (nhất là tự chủ học thuật) để phát triển. Trong những năm gần
đây, khoa học và cơng nghệ phát triển nhanh chóng. Giáo dục đại học cần đổi mới toàn
cầu. Một xu thế đổi mới quan trọng được nhiều quốc gia quan tâm là “tự chủ đại học”,
coi tự chủ đại học là một công cụ cởi trói cho sự phát triển và truyền bá trí thức thời
đại. Song, các cơ sở giáo dục đào tạo đại học ngày nay nằm trong một hệ thống quốc
gia với những đặc thù của từng quốc gia. kỳ vọng chiếm ưu thế cao của giáo dục đại
học vào những năm 1990 là các cơ sở giáo dục đại học và các hệ thống giáo dục đại
học quốc gia sẽ hội tụ về một mơ hình chung, tồn cầu. Động lực thúc đẩy kỳ vọng
này là giả định rằng các xu hướng liên quan đến thể chế và quyền tự chủ đại học,
giảm bớt kiểm sốt trực tiếp của chính quyền, tăng cường cạnh tranh với các quy
định”hướng thị trường”, và các biện pháp kiểm sốt trách nhiệm giải trình của các cơ
sở đại học, có thể giúp giảm bớt gánh nặng của các chính phủ thúc đẩy phát triển
(Goedegebuure et al. 199338). Nhìn lại, rõ ràng là những kỳ vọng này đã không thành
38

Goedegebuure, Leo, Frans Kaiser, Maassen Peter, V. Lynn Meek, Frans van Vught, and Egbert De Weert.

1993. Higher education policy. An international comparative perspective: Issues in higher education. Oxford:
Pergamon Press

312


hiện thực. Việc thực hiện tự chủ đại học tại Việt Nam cũng như tại nhiều quốc gia
khác trên thế giới chưa có đủ bằng chứng thuyết phục và mơ hình thích hợp cho ý
tưởng này. Tại Việt Nam, tự chủ đại học cịn có những trắc trở nhất định và cịn có
một số hỗn loạn gắn với nội dung này. Việc tiến hành nghiên cứu tìm nguyên nhân và
giải pháp cho tự chủ đại học là một việc nên và cần làm. Những sự việc đang xẩy ra tại
trường Đại học Kinh tế và Công nghệ, tại trường Đại học Tơn Đức Thắng, ... địi hỏi
có một lời giải đáp thỏa đáng. Câu trả lời không hề dễ dàng. Đây là những vấn đề
mang tính hệ thống, cần có biện pháp hệ thống, không thể là biên của từng cơ sở đào
tao.
Báo cáo này đề xuất giáo dục và giáo dục đại học quay trở lại những năm 1980
và đầu 1990 để khơng chỉ quan tâm đến tiêu chí của các cơ sở đào tạo, giáo dục đại
học, mà cịn quan tâm đến cac tiêu chí hệ thống. Chính sự kết hợp giữa tiêu chí cơ sở
và tiêu chí hệ thống sẽ là chìa khóa để giải quyết những trắc trở, những hỗn loạn trong
tự chủ đại học.

313



×