Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Giáo trình Quản lý và Tổ chức y tế - Trường Trung học Y tế Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.62 KB, 117 trang )

TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ LÀO CAI

BÀI GIẢNG
QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC Y TÉ
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO Y SỸ, ĐIỀU DƯỠNG,
DƯỢC SĨ TRUNG CẤP
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Lào Cai, năm 2016
1


Lời nói đầu
Để thống nhất nội dung giảng dạy trong Nhà
trường, đáp ứng nhu cầu tài liệu học tập và tham khảo
cho giáo viên và học sinh, Trường Trung học Y tế Lào Cai
tổ chức biên soạn, biên tập giáo trình và bài giảng các
mơn học dùng đào tạo các đối tượng học sinh trong Nhà
trường.
Căn cứ chương trình mơn Quản lý và Tổ chức y tế
trong chương trình đào tạo Y sỹ của Trường Trung học Y
tế Lào Cai, Bộ môn Y cơ sở tiến hành biên tập giáo trình
Quản lý và Tổ chức y tế dùng làm tài liệu giảng dạy, học
tập cho giáo viên, học sinh trung cấp ngành Y - Dược.
Giáo trình được tái bản năm 2016 có cập nhật,
chỉnh sửa và bổ sung những kiến thức mới, song chắc
khơng tránh khỏi cịn có những thiếu sót và hạn chế nhất
định. Trong q trình sử dụng rất mong nhận được ý kiến
góp ý của các bạn đồng nghiệp và học sinh để tập giáo
trình ngày càng hoàn chỉnh.
TÁC GIẢ


BS, CK1. Nguyễn Quang Tĩnh

2


GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
Học phần: QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC Y TẾ
Ngành: Trung cấp Y - Dược
Thời lượng: (Lý thuyết: 30

Thực hành:0)

I. Mục tiêu học phần: Sau khi học xong, học sinh có khả
năng:
1. Trình bày được hệ thống tổ chức Y tế Việt Nam,
các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước
về công tác Y tế, nhiệm vụ của ngành y tế trong giai đoạn
hiện nay.
2. Trình bày khái niệm về đạo đức y tế, những
nguyên tắc và đặc trưng cơ bản về phẩm chất đạo đức
người làm công tác y tế.
3. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ
chức quản lý y tế tại bệnh viện và tuyến y tế cở sở, vận
dụng để thực hiện quản lý y tế các các tuyến trên có hiệu
quả.
II. Nội dung
TT

Nội dung
Giới thiệu và hướng dẫn học tập học phần


1

Những quan điểm, đường lối của Đảng về cơng
tác Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Chiến lược Chăm sóc và Bảo vệ sức khoẻ nhân
dân trong giai đoạn hiện nay.
3

Số
tiết
4


2

Hệ thống tổ chức ngành Y tế

2

3

Đạo đức của người cán bộ Y tế.

2

4

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu


2

5

Tổ chức và quản lý Bệnh viên

2

6

Tổ chức và quản lý y tế cơ sở

2

7

Đại cương về quản lý Y tế

2

8

Lập kế hoạch Y tế

8

9

Giám sát


2

10

Theo dõi và đánh giá hoạt động Y tế

2

11

Chức trách, nhiệm vụ người y sỹ, dược sỹ, hộ
sinh trung cấp

2

III. Hình thức thi kết thúc học phần: Tự luận
Kết cấu đề thi: Đề thi gồm có 4 câu trong 4 phần:
Phần 1: Hệ thống và quan điểm phát triển ngành y
tế
Phần 2: Chức năng, nhiệm vụ của cá nhân và các
đơn vị y tế
Phần 3: Quản lý y tế
Phần 4: Liên hệ tổng hợp

4


Bài 1: QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH
CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ CƠNG TÁC CHĂM
SĨC VÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN

MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong, học sinh có
khả năng:
1. Nêu được 5 quan điểm chỉ đạo và mục tiêu cơng
tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong tình hình
mới của Đảng.
2. Trình bày được quan điểm, mục tiêu của Chiến
lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Kể được tên các giải pháp chủ yếu của Chiến
lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
NỘI DUNG
1. Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu của Đảng về cơng tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới
1.1. Quan điểm chỉ đạo
- Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và
của tồn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ
nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn
nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là
một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và

5


Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho phát
triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.
- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng
công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận
lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao

sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phát triển bảo hiểm y tế tồn dân, nhằm từng bước
đạt tới cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự
chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giầu với
người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em,
người già; công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế.
- Thực hiện chăm sóc sức khoẻ tồn diện: gắn
phịng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập
luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ. Phát triển đồng
thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; kết hợp đơng y và tây
y.
- Xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe
gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước; thực hiện tốt
việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo
trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là bổn
phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là
trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc, các đồn thể nhân dân và các tổ chức xã hội,
trong đó ngành y tế giữ vai trị nịng cốt về chun mơn và
kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát
triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

6


- Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển
chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ,
nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề

nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy
và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người
mẹ hiền”.
1.2. Mục tiêu
Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức
khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nịi, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn
nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ
từ trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của
nhân dân, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố,
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn
đến 2030
2.1.Quan điểm
- Sức khỏe là vốn q nhất của mỗi con người và
của toàn xã hội; dịch vụ y tế công là dịch vụ xã hội đặc
biệt, khơng vì mục tiêu lợi nhuận; đầu tư cho y tế là đầu tư
phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội.
- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam
theo hướng Công bằng – Hiệu quả - Phát triển; bảo đảm
mọi người dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc
thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách,
người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới,

7


hải đảo và các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận

với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng.
- Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng
đồng; là trách nhiệm của các Bộ, ngành, các cấp ủy Đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và
các tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong đó ngành y tế giữ
vai trị nịng cốt về chun mơn và kỹ thuật.
- Nhà nước thống nhất quản lý vĩ mô, định hướng
phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân thơng qua hệ thống pháp luật và chính
sách; điều tiết, phân bổ nguồn lực; quản lý chất lượng dịch
vụ y tế và giá dịch vụ y tế.
- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong
các đơn vị y tế gắn với việc thực hiện lộ trình bảo hiểm y
tế tồn dân để nhanh chóng thích ứng với thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong các hoạt
động của ngành y tế.
- Kết hợp hài hòa giữa củng cố mạng lưới y tế cơ
sở với phát triển chuyên sâu; giữa phát triển y tế cơng lập
với y tế ngồi cơng lập; giữa y học hiện đại với y học cổ
truyền.
2.2. Mục tiêu
2.2.1. Mục tiêu chung
Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng
các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được sống trong
cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần.
8



Giảm tỉ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ,
nâng cao chất lượng dân số.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Giảm tỉ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống
chế các bệnh truyền nhiễm, các bệnh dịch thường gặp và
mới nổi, không để dịch lớn xảy ra. Hạn chế, tiến tới kiểm
soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm,
các bệnh liên quan đến mơi trường, lối sống, hành vi, an
tồn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng, bệnh học đường.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình
trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Phát triển y tế
phổ cập, bác sỹ gia đình, đẩy mạnh CSSKBĐ, bao phủ y
tế toàn dân kết hợp với phát triển y tế chuyên sâu. Tăng
cường phối hợp cơng – tư. Hiện đại hóa và phát triển y
học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
- Chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý, khống chế
tốc độ tăng tỉ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng
dân số, đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe
sinh sản có chất lượng, tăng cường lồng ghép các yếu tố
về dân số vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.
- Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và
chất lượng; tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông
thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và
một số chuyên khoa; chú trọng phát triển nhân lực y tế
trình độ cao; mở rộng đào tạo điều dưỡng trình độ đại học,
cao đẳng, tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sỹ và điều
9



dưỡng, kỹ thuật viên…, bảo đảm cân đối giữa đào tạo và
sử dụng nhân lực y tế.
- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành
y tế, tăng nhanh đầu tư công cho y tế, phát triển bảo hiểm
y tế toàn dân, giảm tỉ lệ chi trực tiếp từ hộ gia đình cho
chăm sóc sức khỏe; sử dụng nguồn tài chính ngành y tế
hiệu quả.
- Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y
tế, máu, chế phẩm máu và trang thiết bị y tế có chất lượng
với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh
của nhân dân; quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp
lý, an toàn và hiệu quả.
- Nâng cao năng lực quản lý và năng lực thực hiện
chính sách y tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển
hệ thống thông tin y tế đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát
triển ngành y tế.
2.2.3. Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020

TT

Chỉ tiêu

Năm
2020

Chỉ tiêu đầu vào
1


Số bác sỹ/ vạn dân

9,0

2

Số dược sỹ đại học/ vạn dân

2,2

3

Tỉ lệ thơn bản có NVYT hoạt động (%)

> 90

4

Tỉ lệ trạm y tế xã có bác sỹ hoạt động (%)

90

5

Trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi

>95

6


Tỉ lệ giường bệnh/ vạn dân (không bao gồm 26,0
giường trạm y tế xã)
10


7

Trong đó gường bệnh viện ngồi cơng lập

2,0

Chỉ tiêu hoạt động
8

Tỉ lệ trẻ <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%)

>90

9

Tỉ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế

80

10

Tỉ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế (%)

>80


12

Tỉ lệ khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ 25
truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học
hiện đại (%)

12

Tỉ lệ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xử lý 100
chất thải y tế đạt tiêu chuẩn
Chỉ tiêu đầu ra

13

Tuổi thọ trung bình (tuổi)

75,0

14

Tỉ suất chết mẹ (100000 trẻ đẻ ra sống)

<52,0

15

Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (1000 trẻ 11,0
đẻ ra sống)

16


Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (1000 trẻ 16,0
đẻ ra sống)

17

Qui mô dân số (triệu người)

<98,0

18

Tốc độ tăng dân số hàng năm (%)

1,00

19

Tỉ số giới tính khi sinh (trai/ 100 gái)

<115

20

Tỉ lệ nhiễm HIV/ AIDS trong cộng đồng (%) <0,3

21

Tỉ lệ chi trực tiếp từ hộ gia đình cho chăm <40
sóc sức khỏe trong tổng chi cho y tế


11


2.3. Các giải pháp chủ yếu
- Phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế.
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đổi
mới CSSKBĐ.
- Đẩy mạnh cơng tác y tế dự phịng, nâng cao sức
khỏe, phịng chống HIV/AIDS và an tồn vệ sinh thực
phẩm.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh và phục hồi chức năng.
- Phát triển y dược học cổ truyền.
- Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số kế hoạch hóa gia đình.
- Phát triển nhân lực y tế.
- Phát triển khoa học – công nghệ y tế.
- Đổi mới cơng tác tài chính và đầu tư.
- Phát triển công nghiệp dược, sản xuất vắc xin,
sinh phẩm, trang thiết bị và tăng cường đầu tư cơ sở hạ
tầng y tế.
- Tăng cường hợp tác quốc tế.
- Phát triển hệ thống thông tin y tế.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông – giáo dục sức
khỏe.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về y tế

12



LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày quan điểm và mục tiêu của Đảng về
công tác CSSK nhân dân trong giai đoạn hiện nay?
2. Trình bày quan điểm Chiến lược quốc gia bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn
2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030?
3. Trình bày mục tiêu Chiến lược quốc gia bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 2020, tầm nhìn đến năm 2030?

13


Bài 2
HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM
MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong, học sinh có
khả năng:
1. Nêu được khái niệm về y xã hội học và tổ chức y tế
2. Trình bày được 4 đặc trưng cơ bản của bộ máy tổ chức
y tế.
3. Vẽ và giải thích được mơ hình tổ chức của ngành y tế.
4. Trình bày được tổ chức, chức năng các tuyến y tế địa
phương.
NỘI DUNG
1. Khái niệm tổ chức y tế
Y học xã hội là khoa học nghiên cứu tình trạng sức
khỏe, thể lực, bệnh tật của cộng đồng và xã hội, nghiên
cứu các điều kiện sống, điều kiện làm việc, các yếu tố tự
nhiên và xã hội ảnh hưởng tới tình trạng trên, đề xuất các
biện pháp nhằm cải thiện và phát huy các điều kiện có lợi
và hạn chế các điều kiện có hại cho sức khỏe của cộng

đồng và xã hội.
Tổ chức y tế là một bộ phận của y học xã hội, là
khoa học nghiên cứu nhiệm vụ, vạch kế hoạch, xây dựng
cơ cấu tổ chức mạng lưới y tế, phân tích các hoạt động y
tế nhằm thực hiện mục tiêu của y tế.

14


2. Những đặc điểm chung về hệ thống tổ chức bộ máy
y tế Việt Nam
2.1. Các cơ sở y tế gần dân, rộng khắp ở mọi khu
vực từ thành thị đến nông thôn từ biên giới đến hải đảo,
miền núi vùng sâu, xa đều có khả năng đáp ứng nhu cầu
CSSK nhân dân.
2.2. Xây dựng theo hướng dự phòng chủ động tích
cực: Mạng lưới y tế rộng khắp làm tốt cơng tác tham mưu
cho các cấp phịng chống các dịch bệnh lưu hành, sử lý
kịp thời, nhanh chóng các vụ dịch. Thực hiện tốt công tác
khám chữa bệnh ngoại trú, tại nhà với các bệnh thông
thường.
2.3. Các cơ sở y tế xây dựng phù hợp với phân
tuyến kỹ thuật, với trình độ khoa học, khả năng điều hành
quản lý, tình hình kinh tế; đảm bảo cơng tác phát hiện, xử
trí dịch, bệnh, theo dõi lâu dài tình hình sức khỏe bệnh tật
ở từng địa phương: Qui mô cơ sở từng tuyến về trình độ,
giường bệnh, cơ cấu cán bộ, diện tích sử dụng phù hợp
đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
2.4. Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng
phục vụ phù hợp với tình hình hiện tại và phát triển trong

tương lai. Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân
cùng làm để phát triển cân đối giữa các khu vực.
Chất lượng trình độ chun mơn và đạo đức khơng
ngừng nâng cao, ứng dụng rộng rãi và triệt để các thành
tựu khoa học kỹ thuật hiện đại.
Phát huy mọi tiềm lực về cơ sở vật chất trang thiết
bị, nhân lực trong các cơ sở y tế nhà nước, liên doanh và
tư nhân.
15


3. Mơ hình tổ chức
3.1. Theo tổ chức hành chính nhà nước
3.1.1. Tuyến Y tế trung ương
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế
dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng;
giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ
truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ
phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế
hoạch hóa gia đình; quản lý nhà nước các dịch vụ công
trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Cơ cấu tổ chức Bộ y tế gồm: Văn phòng Bộ; các
Vụ, Viện, Tổng cục, Cục, thanh tra Bộ, báo Sức khỏe và
Đời sống, tạp chí Y học thực hành và tạp chí Dược học.
3.1.2. Tuyến Y tế địa phương
- Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Sở y
tế và các đơn vị trực thuộc.
- Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh: Phòng y tế và các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến huyện

bao gồm: Trung tâm y tế, bệnh viện huyện, trung tâm dân
số - KHHGĐ, trung tâm vệ sinh an toàn thực phẩm, ...
- Cơ sở xã, phường, cơ quan, trường học: Trạm y
tế.
- Y tế thôn bản.
- Các đơn vị y tế từ tuyến huyện, quận trở xuống
còn được gọi là tuyến y tế cơ sở.

16


3.2. Theo công tác chuyên môn
- Khu vực y tế chuyên sâu bao gồm toàn bộ các cơ
sở y tế tuyến tỉnh và tuyến trung ương có nhiệm vụ đi sâu
vào nghiên cứu khoa học, chỉ đạo khoa học kỹ thuật, thực
hiện các kỹ thuật cao, mũi nhọn và chỉ đạo tuyến đối với
tuyến dưới.
- Khu vực y tế phổ cập bao gồm các cơ sở y tế địa
phương có nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của nhân dân địa phương; thực hiện nội dung chăm sóc
sức khỏe ban đầu.

Hình 1: Sơ đồ mơ hình chung
tổ chức bộ máy y tế Nhà nước

17


3.3. Theo thành phần kinh tế
- Cơ sở y tế cơng lập.

- Cơ sở y tế ngồi cơng lập.
4. Tổ chức, chức năng các tuyến y tế địa phương
4.1. Sở y tế
Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) có chức năng tham mưu, giúp
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế
dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược
cổ truyền; thuốc phịng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ
phẩm; an tồn vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân
số; bảo hiểm y tế (gọi chung là y tế); chịu sự chỉ đạo, quản
lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra,
kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
Cơ cấu tổ chức Sở Y tế gồm:
- Lãnh đạo Sở: Giám đốc và Phó Giám đốc;
Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách
nhiệm trước Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh và trước pháp luật về tồn bộ hoạt động của Sở;
Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu
trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các
nhiệm vụ được phân cơng; khi Giám đốc Sở vắng mặt,
một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc uỷ nhiệm điều hành
các hoạt động của Sở;

18


- Các tổ chức chun mơn, nghiệp vụ thuộc Sở:

Phịng Nghiệp vụ y, phòng Nghiệp vụ dược, phòng Kế
hoạch - Tài chính, phịng Tổ chức cán bộ, thanh tra, văn
phịng; phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân hoặc tổ
chức có tên gọi khác (được thành lập theo đặc thù một số
tỉnh).
- Chi cục trực thuộc Sở: Chi cục Dân số - Kế hoạch
hố gia đình; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:
* Tuyến tỉnh:
+ Lĩnh vực y tế dự phòng, gồm các Trung tâm: Y tế
dự phòng; Phòng, chống HIV/AIDS; Phịng, chống Sốt rét
- ký sinh trùng - cơn trùng ở những tỉnh được phân loại có
sốt rét trọng điểm; Kiểm dịch y tế ở những tỉnh có cửa
khẩu quốc tế; Bảo vệ Sức khoẻ lao động và Môi trường ở
những tỉnh có nhiều khu cơng nghiệp;
+ Lĩnh vực chuyên ngành, gồm các trung tâm:
Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản; Kiểm nghiệm; Truyền thơng
giáo dục sức khoẻ; Phịng chống bệnh xã hội (gồm các
bệnh lao, phong-da liễu, tâm thần, mắt) ở những tỉnh
khơng có bệnh viện chun khoa tương ứng; Nội tiết;
Giám định (Y khoa, Pháp y, Pháp y tâm thần); Vận
chuyển cấp cứu;
+ Lĩnh vực khám, chữa bệnh và phục hồi chức
năng, gồm: Bệnh viện Đa khoa; Bệnh viện y dược cổ
truyền; các bệnh viện chuyên khoa. Mỗi khu vực cụm dân
liên huyện có Bệnh viên đa khoa khu vực.
+ Lĩnh vực đào tạo: Trường Cao đẳng hoặc Trung
học y tế.
19



* Tuyến huyện:
+ Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trung tâm Y tế huyện);
nơi chưa có đủ điều kiện tách riêng bệnh viện thì thực hiện
hai chức năng: y tế dự phịng và khám, chữa bệnh; nơi có
đủ điều kiện thành lập bệnh viện thì Trung tâm Y tế huyện
chỉ thực hiện chức năng y tế dự phòng.
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị sự nghiệp
thuộc Trung tâm Y tế huyện.
4.2. Phòng Y tế
Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) có chức
năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn
huyện; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu
sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Y tế.
4.3. Trạm Y tế xã, phường, thị trấn
Trạm y tế là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là Trung tâm Y tế huyện), được thành lập theo đơn
vị hành chính xã, phường, thị trấn.
Trạm Y tế xã có chức năng cung cấp, thực hiện các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa
bàn xã.
4.4. Y tế thôn bản
20



Y tế thơn bản khơng có tổ chức tại thơn, bản, chỉ có
nhân lực bán chuyên trách; nhân viên y tế thôn, bản bao
gồm:
- Nhân viên y tế thôn, bản làm cơng tác chăm sóc
sức khỏe ban đầu (gọi là nhân viên y tế thôn, bản);
- Nhân viên y tế thơn bản làm cơng tác chăm sóc
sức khỏe bà mẹ và trẻ em (gọi là cô đỡ thôn, bản) ở thơn,
bản có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, cịn tồn tại
phong tục, tập qn khơng đến khám thai, quản lý thai và
đẻ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thuộc vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có diện tích
rộng, giao thơng khó khăn, phức tạp, khả năng tiếp cận
của người dân với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạn chế.
Nhân viên y tế thơn, bản làm cơng tác chăm sóc
sức khỏe ban đầu có chức năng tham gia chăm sóc sức
khỏe ban đầu tại thơn, bản.
Cơ đỡ thơn, bản có chức năng tham gia cơng tác
chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại thơn, bản.
4.5. Y tế ngồi cơng lập
Thực hiện theo chủ trương đổi mới của đảng và nhà
nước về xã hội hố cơng tác y tế, chính thức được hành
nghề từ năm 1989 và phương thức hoạt động theo Luật
khám chữa bệnh, Luật dược và các văn bản hiện hành.
Các loại hình y tế ngồi cơng lập: Bệnh viện, nhà
hộ sinh, phòng khám đa khoa hoặc chuyên khoa, nha
khoa, thăm dò chức năng, X quang, giải phẫu thẩm mỹ,
điều dưỡng và PHCN, dịch vụ y tế tiêm, thay băng,
KHHGĐ.

21


Lĩnh vực dược: Nhà thuốc, đại lý cho các doanh
nghiệp, doanh nghiệp tư, cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn, cơ sở kinh doanh y học cổ truyền.
Một số vấn đề tồn tại của Y tế ngồi cơng lập cần
giải quyết:
- Vì chạy theo lợi nhuận nên các cơ sở y tế ngồi
cơng lập tập trung nhiều ở thành phố, thị xã, thị trấn nơi
thuận tiện. Nông thôn, vùng sâu, vùng xa y tế tư nhân ít
hoạt động.
- Vì lợi nhuận nên các cơ sở y tế ngồi cơng lập
khơng chịu đầu tư vào hạ tầng cơ sở dẫn đến tình trạng vi
phạm qui chế: diện tích cơ sở thiếu, phương tiện làm việc
cũ, thiếu, ...
- Một số y tế ngồi cơng lập khơng chỉ vi phạm qui
chế hành nghề y dược tư nhân mà còn vi phạm đạo đức
nghề nghiệp, pháp luật gây những hậu quả xấu cho người
bệnh và xã hội: Bán thuốc kém phẩm chất, thuốc không
đúng bệnh, chữa bệnh quá hoặc không đúng phạm vi cho
phép,...
LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày đặc điểm chung của hệ thống tổ chức bộ
máy ngành y tế Việt Nam?
2. Vẽ và giải thích sơ đồ mơ hình chung tổ chức bộ máy
Y tế Nhà nước Việt Nam?
3. Trình bày chức năng của sở y tế, phòng y tế, trạm y tế
và y tế thôn bản?


22


Bài 3: ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI NHÂN VIÊN Y TẾ
MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học, học sinh có khả
năng:
1. Trình bày được khái niệm về đạo đức và đạo đức y
học.
2. Trình bày được qui định về mối quan hệ giữa người
nhân viên y tế với người bệnh và các đối tượng khác trong
q trình cơng tác được qui định tại tiêu chuẩn đạo đức
của người làm công tác y tế
3. Trình bày được nội dung cơ bản của Qui tắc ứng xử
của công chức, viên chức, người lao động làm việc trong
các cơ sở y tế do Bộ Y tế ban hành.
4. Thực hiện được các tiêu chuẩn đạo đức và qui tắc ứng
xử của người nhân viên y tế, trong q trình học tập và
cơng tác.
NỘI DUNG
1. Khái niệm về đạo đức và đạo đức y học
1.1. Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là qui tắc chung để sử sự giữa con người
với con người trong cuộc sống xã hội. Trong xã hội văn
minh và phát triển thì đạo đức và pháp luật sẽ điều chỉnh
hành vi của con người đối với con người, con người đối
với xã hội trong đó đạo đức do xã hội qui định còn pháp
luật do Quốc hội qui định.
23



1.2. Khái niệm về đạo đức y học
Đạo đức y học là hành vi sử sự của người nhân viên
y tế với người bệnh và thân nhân của họ trong q trình
khám chữa bệnh nhằm đạt được lợi ích tối đa cho người
bệnh; Là cách sử sự giữa các đối tượng hoạt động trong
nội bộ của ngành y tế với các tổ chức xã hội, đồn thể
khác.
Mục đích của qui định về y đức là: Qui định cách
sử sự của cán bộ y tế trong công tác hàng ngày như
chuyên môn, nhiệm vụ, quan hệ giao dịch để đảm bảo các
quyền lợi của họ trong lúc thừa hành nhiệm vụ trước
pháp luật.
Đạo đức y học chịu sự chi phối của đạo đức xã hội
và pháp luật.
2. Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế (Qui
định về y đức )
2.1. Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao
quí. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải
nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương
tâm và trách nhiệm cao hết lịng yêu nghề, luôn rèn luyện
nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Khơng
ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng
cao trình độ chun mơn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó
khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân.
2.2. Tơn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc
các qui chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh
làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều

24



trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ y tế
và sự chấp nhận của người bệnh.
2.3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh
của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người
bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần đảm bảo kín đáo và
lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong chính sách
ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh.
Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và
gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh
tốn các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
2.4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ,
ln có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục chỉnh tề, sạch
sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh; phải giải thích tình
hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng
hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách,
quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi,
khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi
phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu
cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng
thời thơng báo cho gia đình người bệnh biết.
2.5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đốn, xử trí
kịp thời khơng được đun đẩy người bệnh.
2.6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và đảm
bảo sử dụng thuốc hợp lý, an tồn; khơng vì lợi ích cá
nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc
không đúng với yêu cầu và mức độ người bệnh.
2.7. Khơng được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm
vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người

bệnh.
25


×