Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tài liệu Hiện trạng cây trồng chuyển gien/CNSH năm 2008: 13 năm được thương mại ... doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 22 trang )




Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp


BÁO CÁO TÓM TẮT

BÁO CÁO SỐ 39
Hiện trạng cây trồng chuyển gien/CNSH năm 2008

Tác giả

CLIVE JAMES
Người sáng lập và Chủ tịch Ban điều hành của ISAAA

Số 39 – 2008


Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008



2
Các nhà đồng tài trợ

Fondazione Bussolera-Branca, Italy
Ibercaja, Tây Ban Nha
ISAAA


ISAAA xin gửi lời cám ơn chân thành tới Bussolera-Branca và
Ibercaja đã hỗ trợ việc chuẩn bị cho Bản báo cáo tóm tắt này và phân
phát miễn phí đến các nước đang phát triển. Mục đích của bản báo cáo
tóm tắt này là nhằm cung cấp thông tin về cây trồng sinh học cho cộng
đồng khoa học và xã hội ………….. liên quan đến vai trò tiềm năng
trong việc đóng góp vào vấn đề an ninh toàn cầu về lương thực, thức
ăn chăn nuôi và chất xơ và vì một nền nông nghiệp ổn định hơn. Tác
giả bản báo cáo này, không phải các nhà đồng tài trợ, sẽ chịu hoàn
toàn trách nhiệm về các thông tin trong bản xuất bản này và bất kỳ lỗi
nào do bỏ sót hay dịch sai.
Nhà xuất bản
Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong
nông nghiệp (ISAAA)
Bản quyền
ISAAA 2008. Bảo lưu mọi quyền. ISAAA khuyến khích việc chia sẻ
thông tin trên toàn cầu về bản báo cáo tóm tắt số 39, không phần nào
trong bản xuất bản này được phép sao chép dưới bất kỳ hình thức nào
hoặc phương tiện nào, điện tử hay máy móc, bằng cách photo, thu âm
hay các cách khác khi chưa được sự cho phép của ISAAA. Việc sao
chép toàn bộ bản báo cáo này, hay các phần cho mục đích giáo dục
hoặc không vì mục đích thương mại được khuyến khích với sự xác
nhận và cho phép của ISAAA.
Trích dẫn
James, Clive, 2008. Tình trạng cây trồng công nghệ sinh học/ cây
chuyển gen (GM) được đưa vào thương mại hoá trên toàn cầu năm
2008. Bản báo cáo tóm tắt số 39 của ISAAA, Ithaca, NY.
ISBN
978-1-892456-44-3
Xuất bản và giá
Xin liên hệ trung tâm ISAAA tại Đông Nam Á để nhận bản photo theo

điạ chỉ
Mua trên mạng tại
để nhận bản cứng toàn bộ Bản báo cáo tóm tắt số
39, bản tóm tắt và cuốn Tính trạng đặc biệt “Khả năng chịu hạn của
giống ngô: Thực tế mới được phát hiện” – tác giả: giáo sư Greg O.
Edmeades, giá US$50 bao gồm chi phí vận chuyển bằng đường bưu
điện. Xuất bản miễn phí cho các nước đang phát triển.
Thông tin về ISAAA
Để có thông tin về ISAAA, liên hệ trung tâm gần nhất:

Trung tâm ISAAA
tại Châu Mỹ
417 Bradfield Hall
Đại học Cornel
Ithaca NY 14853.
USA
Trung tâm ISAAA
tại Châu Phi
c/o CIP
PO 25171
Nairobi
Kenya
Trung tâm ISAAA
tại Đông Nam Á
c/o IRRI
DAPO Box 7777
Metro Manila
Philippines

Liên hệ

Gửi email đến


Thông tin về tất cả các bản báo cáo tóm tắt của ISAAA, xem tại
website


Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008



3

Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008
13 năm đầu tiên được đưa vào thương mại hóa (1996 - 2008)

Giới thiệu

Bản báo cáo tóm tắt này tập trung vào những điểm đáng chú ý của cây trồng CNSH trong năm
2008, thông tin đầy đủ được đề cập trong báo cáo tóm tắt số 39. Báo cáo cũng đồng thời cung cấp
thêm thông tin cho độc giả về các giống ngô chuyển gien và giống ngô thông thường có khả năng
chịu hạn.

Nhờ những lợi ích to lớn và lâu dài cho môi trường, kinh tế và phúc lợi xã hội, cây trồng CNSH
tiếp tục được trồng rộng rãi trong năm 2008, năm thứ 13 được đưa vào thương mại hoá trên thị
trường. Đã có nhiều tiến triển trên một số phương diện quan trọng trong năm 2008, đáng
chú ý là số nước trồng cây trồng sinh học trên toàn cầu nhiều hơn; những tiến bộ đáng kể ở
Châu phi nơi gặp nhiều khó khăn nhất; việc gia tăng áp dụng các cây trồng CNSH đa tính
trạng (stacked trait); việc đưa vào giới thiệu các cây trồng sinh học mới. Đây là những diễn
biến rất quan trọng cho thấy cây trồng sinh học đang góp phần tích cực vào việc giải quyết những

thách thức chính mà xã hội toàn cầu đang phải đối mặt, bao gồm: an ninh lương thực, giá lương
thực tăng cao; phát triển bền vững; xoá đói giảm nghèo và việc hạn chế những thách thức
do sự thay đổi khí hậu gây nên.

Số nước trồng cây trồng sinh học đã lên tới con số 25 - một mốc lịch sử - một làn sóng mới
về việc đưa cây trồng sinh học vào canh tác, góp phần vào sự tăng trưởng rộng khắp toàn
cầu và gia tăng đáng kể tổng diện tích trồng cây trồng chuyển gien trên toàn thế giới.

Cần chú ý rằng trong năm 2008, số nước trồng cây CNSH đã lên tới 25 nước, một mốc kỷ
lục mới (Bảng 1 và Đồ thị 1). Số lượng các nước trồng cây CNSH liên tục tăng kể từ khi được
đưa vào thương mại hoá trên thị trường, từ 6 nước năm 1996 – năm đầu tiên cây CNSH được đưa
vào canh tác – lên đến 18 nước năm 2003 và 25 nước năm 2009. Làn sóng ứng dụng CNSH này
do một số yếu tố thúc đẩy như: số nước trồng cây CNSH gia tăng (thêm 3 nước trong năm
2008), châu Phi đạt được những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực CNSH từ 1 nước năm 2007
lên tới 3 nước năm 2008 (Bên cạnh Nam phi có thêm Burkina Faso và Ai Cập đưa cây trồng
CNSH vào canh tác), Bolivia lần đầu tiên trồng đậu tương chuyển gien, các nước đã trồng
cây CNSH tiếp tục trồng thêm những giống cây mới (Braxin trồng ngô Bt, Australia trồng
cải canola chuyển gien, Mỹ và Canada cũng bắt đầu sử dụng củ cải đường CNSH), gia tăng
việc sử dụng tính trạng tổng hợp ở cây ngô và bông, đưa số nước triển khai tính trạng này
lên 10 nước. Làn sóng ứng dụng giống cây trồng đa tính trạng mới này nối tiếp với làn sóng
trồng cây CNSH đầu tiên, tạo nên sự phát triển nhanh chóng của cây trồng CNSH trên toàn thế
giới. Trong năm 2008, tổng diện tích đất trồng cây CNSH trên toàn thế giới từ trước tới nay
đã đạt mức 2 tỉ mẫu Anh (tương đương với 800 triệu ha), sau khi đạt con số 1 tỉ mẫu Anh
vào năm 2005 thì chỉ mất có 3 năm để diện tích trồng cây CNSH đạt thêm 1 tỷ mẫu tiếp
theo. Năm 2008, số nước đang phát triển canh tác cây CNSH đã vượt số nước phát triển

Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008




4
trồng loại cây này (15 nước đang phát triển so với 10 nước công nghiệp), dự đoán xu hướng
này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới số nước trồng cây CNSH lên tới 40 vào năm 2015 -
năm cuối của thập niên thứ 2 cây trồng CNSH được đưa vào canh tác. Năm 2015 cũng là hạn
chót để đạt được Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDG - toàn thế giới cùng hành động để làm
giảm 1 nửa số người nghèo đói - mà cây trồng CNSH là một giải pháp thích hợp và quan trọng có
thể đóng góp cho mục tiêu nhân đạo quan trọng này.

Những tiến bộ ở châu Phi - lần đầu tiên 2 nước Ai Cập và Burkina Faso trồng cây CNSH

Bảng 1. Diện tích trồng cây CNSH trên toàn cầu năm 2008: phân theo nước (triệu ha)

Thứ tự Nước Diện tích
(Triệu ha)
Loại cây CNSH được canh tác
1* Hoa kỳ* 62,5 Đậu tương, ngô, bông, cải dầu canola, bí đỏ, đu
đủ, cỏ alfalfa, củ cải đường.
2* Achentina* 21,0 Đậu tương, ngô, bông
3* Braxin* 15,8 Đậu tương, ngô, bông
4* Ấn Độ* 7,6 Bông
5* Canada* 7,6 Cải dầu canola, ngô, đậu tương, củ cải đường
6* Trung Quốc* 3,8 Bông, cà chua, dương, petunia, đu đủ, ớt ngọt
7* Paraguay* 2,7 Đậu tương
8* Nam Phi* 1,8 Ngô, đậu tương, bông
9* Uruguay* 0,7 Đậu tương, ngô
10* Bolivia* 0,6 Đậu tương
11* Philippine* 0,4 Ngô
12* Ôxtralia* 0,2 Bông, cải dầu canola, hướng dương
13* Mê xi cô* 0,1 Bông, đậu tương
14* Tây ban Nha* 0,1 Ngô

15 Chile <0,1 Ngô, đậu tương, cải dầu canola
16 Côlombia <0,1 Bông, hướng dương
17 Honduras <0,1 Ngô
18 Burkina Faso <0,1 Bông
19 Cộng hoà Séc <0,1 Ngô
20 Rumania <0,1 Ngô
21 Bồ Đào Nha <0,1 Ngô
22
Đức <0,1 Ngô
23 Ba Lan <0,1 Ngô
24 Slovakia <0,1 Ngô
25 Ai Cập <0,1 Ngô
* 14 nước có diện tích trồng thuộc loại lớn, từ 50.000 ha trở lên
Nguồn: Clive James, 2008
Châu Phi là nơi sinh sống của hơn 900 triệu người, chiếm 14% dân số thế giới. Đây là châu lục
duy nhất sản lượng lương thực tính theo đầu người ngày càng giảm, nạn đói và suy dinh dưỡng
tàn phá sức khỏe của1/3 dân số châu Phi. Đáng chú ý là trong năm 2008, trong 3 nước mới đưa
cây trồng CNSH vào canh tác thì 2 nước là từ Châu Phi, Châu lục gặp nhiều khó khăn nhất và
cần áp dụng CNSH vào nông nghiệp nhất. Trong 12 năm đầu tiên ứng dụng cây trồng CNSH

Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008



5
(1996 - 2007), Nam Phi là nước duy nhất ở châu Phi hưởng lợi từ việc thương mại hoá cây trồng
CNSH. Châu Phi hiện đang bị coi là châu lục khó ứng dụng và chấp thuận cây CNSH nhất. Vì
thế, việc lần đầu tiên Burkina Faso trồng 8.500 ha bông Bt và Ai Cập trồng 700 ha ngô Bt có tầm
quan trọng đặc biệt ở châu lục này. Lần đầu tiên có 3 nước tiên phong về CNSH, phân bổ trên
3 vùng chính của châu lục này: Nam Phi ở vùng Đông Nam, Burkina Faso ở Tây Phi và Ai

Cập ở Bắc Phi. Vị trí địa lý chiến lược của 3 nước này sẽ góp phần phổ biến CNSH tới tất cả các
nước còn lại, là mô hình, đường lối phát triển CNSH cho các nước lân cận noi theo. Hy vọng
ngày càng có nhiều người nông dân châu Phi ứng dụng CNSH để họ có thể hưởng lợi từ mô
hình “vừa học vừa làm”, một đặc điểm quan trọng trong sự thành công của cây bông Bt ở
Trung Quốc và Ấn Độ. Tháng 12 năm 2008, Kenya - một nước trồng cây CNSH quan trọng ở
Đông Phi - đã thông qua Luật An toàn sinh học (chỉ còn chờ Tổng thống Kenya ký duyệt), tạo
điều kiện thuận lợi cho áp dụng cây trồng CNSH trong nông nghiệp.
Đồ thị 1. Bản đồ phân bố các nước trồng cây CNSH & các nước có diện tích trồng lớn năm
2008


Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008



6
Bolivia là nước thứ 9 ở châu Mỹ La-tinh ứng dụng cây CNSH

Nước thứ 3 lần đầu tiên sử dụng cây CNSH trong năm 2008 là Bolivia, quốc gia vùng An-đet của
Mỹ La-tinh. Bolivia là nước sản xuất đậu tương lớn thứ 8 trên thế giới, trước đây Bolivia
không cạnh tranh được với 2 nước làng giềng Braxin và Paraguay vì 2 nước này đã sử
dụng giống đậu tương RR chịu thuốc diệt cỏ từ nhiều năm nay. Boliva là nước thứ 9 ở khu
vực Mỹ La-tinh hưởng lợi từ việc canh tác cây trồng CNSH; các nước còn lại ở Mỹ La-tinh (xếp
theo thứ tự diện tích đất trồng cây CNSH) là Argentina, Braxin, Paraguay, Uruguay, Bolivia,
Mexico, Chile, Colombia và Honduras. Bolivia đã trồng 600 ngàn ha đậu tương RR trong năm
2008.

Tổng diện tích đất trồng cây CNSH tiếp tục tăng mạnh trên toàn cầu trong năm 2008, đạt
125 triệu ha, hoặc 166 triệu ha (diện tích trồng tính theo tính trạng)


Năm 2008, diện tích đất trồng cây CNSH tiếp tục tăng mạnh, đạt 125 triệu ha, tăng so với
con số 114,3 triệu ha năm 2007. Mức tăng “ bên ngoài” đối với diện tích đất canh tác trong
năm vừa qua là 10,7 triệu ha (cao thứ 6 trong 13 năm), tương đương 9,4%, trong khi “mức
tăng thực tế” đơn vị chính xác hơn được tính theo “diện tích canh tác theo tính trạng” của
cây trồng CNSH trên toàn thế giới năm 2008 là 22 triệu ha, tăng 15% so với năm 2007, gần
gấp đôi so với “mức tăng bên ngoài” ở trên. Cách tính toàn bộ diện tích trồng cây CNSH theo
đặc tính (trait hectares) cũng giống như tính số dặm bay (khi mà có trên 1 hành khách trên máy
bay) một cách chính xác bằng “quãng đường tính theo hành khách/dặm hành khách” thay vì chỉ
tính “quãng đường” không thôi. Nếu tính theo cách trên thì tổng diện tích đất trồng cây CNSH
tính theo đặc tính năm 2008 tăng từ 143,7 triệu ha năm 2007 lên 166 triệu ha. Đúng như dự đoán,
những nước mới tham gia vào cộng đồng CNSH nông nghiệp ngày càng sử dụng nhiều những
giống cây CNSH đa tính trạng thay vì những giống chỉ mang tính trạng đơn lẻ như trước đây, tỉ
lệ ứng dụng tính trạng tổng hợp này ở cây ngô và đậu tương đạt mức cao nhất. Cụ thể trong năm
2008, 85% trong tổng số 35,3 triệu ha trồng ngô của Mỹ là các giống ngô CNSH, 78% trong số
đó là những giống lai mang từ 2 đến 3 tính trạng; chỉ có 22% còn lại là những giống lai đơn tính
trạng. Ngô SmartStax
TM
có chứa 8 gien quy định nhiều tính trạng khác nhau, dự kiến sẽ được đưa
vào canh tác tại Mỹ từ năm 2010. Tương tự, bông CNSH cũng chiếm hơn 90% diện tích trồng
bông của Hoa Kỳ, Australia và Nam Phi, tỷ lệ những giống bông nhiều tính trạng ở 3 nước này
lần lượt là 75%, 81% và 83%. Rõ ràng là đặc tính tổng hợp ở cây CNSH ngày càng trở nên quan
trọng và góp phần quan trọng trong việc tính mức tăng diện tích một cách chính xác theo đặc tính
được triển khai cũng như diện tích trồng đơn thuần. Đáng chú ý cây trồng CNSH là công nghệ
được áp dụng nhanh nhất trong nông nghiệp với diện tích đất canh tác cây CNSH tăng 74 lần từ
năm 1996 đến năm 2008.

Năm 2008, lần đầu tiên, tổng diện tích luỹ kế trồng cây CNSH, tính trong khoảng thời gian
từ năm 1996 đến 2008, vượt mức 2 tỷ mẫu (tương đương 800 triệu hecta). Phải mất 10 năm
để tổng diện tích luỹ kế đạt con số 1 tỷ mẫu (tức là vào năm 2005), nhưng chỉ mất có 3 năm
để diện tích luỹ kế tăng thêm 1 tỷ mẫu, đạt con số 2 tỷ mẫu năm 2008. Đặc biệt, trong số 25


Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008



7
nước trồng cây trồng công nghệ sinh học, có 15 nước là các nước đang phát triển so với 10
nước là các nước công nghiệp.

Tổng diện tích đất trồng cây CNSH phải mất 10 năm đầu tiên để đạt tới mốc 1 tỉ mẫu, nhưng chỉ
sau 3 năm tiếp theo (2008), tổng diện tích đất trồng đã đạt mức 2 tỉ mẫu. Dự kiến tổng diện tích
đất sẽ lên tới 3 tỉ mẫu Anh trong năm 2011, và sẽ đạt 4 tỉ mẫu (1,6 triệu ha) vào năm 2015, năm
cuối cùng của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Trong năm 2008, số nước trồng cây CNSH đã
tăng lên thành 25 nước, bao gồm 15 nước đang phát triển và 10 nước công nghiệp. 8 nước dẫn
đầu trồng hơn 1 triệu ha, sắp xếp theo diện tích giảm dần là Hoa Kỳ (62,5 triệu ha), Argentina
(21 triệu ha), Braxin (15,8 triệu ha), Ấn Độ (7,6 triệu ha), Canada (7,6 triệu ha), Trung
Quốc (3,8 triệu ha), Paraguay (2,7 triệu ha) và Nam Phi (1,8 triệu ha). Các nước đang phát
triển đang dần nắm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của CNSH, tiêu biểu là Ấn Độ,
với tỉ lệ tăng trường năm 2008 so với 2007 là 23, giành vị trí thứ 4 của Canada trong năm 2008.
17 nước còn lại, sắp xếp theo diện tích trồng cây CNSH giảm dần là: Uruguay, Bolivia,
Phillipin, Australia, Mexico, Tây Ban Nha, Chilê, Colombia, Honduras, Burkina Faso, CH Séc,
Rumani, Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Slovakia và Ai Cập. Sự phát triển mạnh mẽ của CNSH trong
năm 2008 sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của cây trồng CNSH trên toàn cầu trong
thời gian tới. Chỉ từ năm 1996 đến 2008, diện tích trồng cây CNSH đã tăng gấp 74 lần, trở
thành công nghệ cây trồng được áp dụng nhanh nhất trong lịch sử gần đây. Tỉ lệ này cho
thấy các giống cây trồng CNSH đã phát triển tốt và mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường,
xã hội... cho mọi hộ nông dân ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Tỉ lệ ứng dụng cũng
cho thấy người nông dân ngày càng tin tưởng CNSH, hàng triệu người ở hơn 25 quốc gia
trên thế giới đã trồng cây trồng CNSH trong nhiều năm liên tục, sau khi được chứng kiến
và học hỏi kinh nghiệm từ những giống cây trồng tiên tiến này trên chính những thửa

ruộng của họ hay từ những thửa ruộng lân cận. Tỉ lệ tái canh tác cây CNSH rất cao, đạt gần
100% cho thấy người nông dân rất hài lòng với cây trồng CNSH - công nghệ giúp họ quản lý cây
trồng hiệu quả hơn, giảm chi phí sản xuất, cho năng suất và lợi nhuận cao, bảo vệ sức khỏe và
môi trường, làm giảm số lượng thuốc trừ sâu truyền thống, góp phần xây dựng nền nông nghiệp
bền vững trên thế giới. Tốc độ phát triển nhanh của cây trồng CNSH cho thấy công nghệ này
mang lại nhiều lợi ích ổn định, lâu dài cho người nông dân, ở cả các nước phát triển và đang phát
triển.

Củ cải đường RR
®
, giống cây CNSH mới được sử dụng ở Mỹ và Canada

Năm 2008, lần đầu tiên giống củ cải đường RR chịu thuốc diệt cỏ được trồng rộng rãi ở Mỹ và
một vùng nhỏ ở Canada. Ở Mỹ, diện tích trồng củ cải đường RR chiếm 59% tổng diện tích
427.246 ha trồng củ cải (tương đương với 257.975 ha), dự đoán tỉ lệ canh tác giống RR này trong
năm 2009 sẽ đạt 90%, Sự thành công của củ cải đường RR sẽ thúc đẩy sự phát triển của mía
CNSH - loại cây đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển ở một số nước trên thế giới.

5 nước gồm Ai Cập, Burkina Faso, Boliva, Braxin và Australia lần đầu tiên sử dụng những
cây CNSH đã được các nước khác trồng


Hiện trạng cây trồng CNSH/chuyển gien trên toàn cầu năm 2008



8
Ai Cập, Burkina Faso, Boliva, Braxin và Australia lần đầu tiên sử dụng những giống cây CNSH
đã được các nước khác sử dụng, như: Ai Cập bắt đầu trồng ngô Bt., Burkina Faso trồng bông Bt.,
Bolivia trồng đậu tương RR. Một số nước cũng lần đầu tiên sử dụng những giống cây trồng mới

là Braxin trồng ngô Bt., Australia trồng cải canola CNSH. Năm 2008 việc triển khai mạnh mẽ
các giống cây trồng CNSH quan trọng tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong 7 năm còn
lại của thập kỷ thứ hai (từ năm 2006-2015). Năm 2008, trong số 25 nước ứng dụng CNSH, có 17
nước tiếp tục trồng ngô CNSH (giống năm 2007), 10 nước trồng đậu tương CNSH (tăng thêm 1
nước so với năm ngoái), 10 nước trồng bông CNSH (tăng thêm 1 nước) và 3 nước trồng cải
canola CNSH. Ngoài ra, 2 nước là Mỹ và Trung Quốc có trồng đu đủ kháng virut, 2 nước
Australia và Colombia trồng hoa cẩm chướng CNSH, ngoài ra Trung Quốc trồng cây dương
(poplar) CNSH và Mỹ trồng cỏ alfalfa và bí CNSH.

Tỉ lệ ứng dụng cây trồng CNSH theo giống cây trồng

Đậu tương CNSH tiếp tục là giống cây chính được trồng trong năm 2008 với diện tích 65,8
triệu ha, chiếm 53% diện tích đất trồng cây CNSH trên toàn cầu, tiếp theo là ngô CNSH
(37,3 triệu ha, chiếm 30%), bông CNSH (15,5 triệu ha, chiếm 12%) và cải canola chuyển gien
(5,9 triệu ha, chiếm 5% diện tích đất trồng cây CNSH trên toàn cầu).
Tỉ lệ ứng dụng theo tính trạng.

Kể từ khi được đưa vào canh tác đại trà từ năm 1996 đến năm 2008, tính trạng chịu thuốc diệt cỏ
tiếp tục là tính trạng được ứng dụng rộng rãi nhất. Năm 2008, tính trạng này được triển khai ở
đậu tương, ngô, cải canola, bông và alfalfa, chiếm 63%, tương đương với 79 triệu ha tổng
diện tích đất trồng cây CNSH trên toàn cầu. Trong vòng 2 năm liên tiếp, các giống cây mang
2 tính trạng và 3 tính trạng phát triển mạnh mẽ, được trồng trên diện tích lớn (26,9 triệu ha, tương
đương với 22% diện tích cây trồng CNSH trên toàn cầu), nhiều hơn so với cây đơn tính trạng
kháng sâu bệnh (chỉ được trồng trên diện tích 19,1 triệu ha, tương đương với 15% tổng diện tích
đất). Cây đa tính trạng là nhóm cây CNSH tăng số lượng nhanh nhất trong năm 2007 và
2008, với tỉ lệ tăng trưởng 23%, cao hơn nhiều so với cây đơn tính trạng chịu thuốc diệt cỏ
(tăng 9%) và kháng sâu bệnh (giảm 6%).

Cây đa tính trạng - giống cây CNSH ngày càng giữu vị trí quan trọng. Đã có 10 nước trên
thế giới trồng những giống cây này trong năm 2008.


Cây trồng CNSH mang nhiều tính trạng ngày càng trở nên quan trọng đối với ngành nông
nghiệp, sẽ trở thành xu hướng ứng dụng trong tương lai, đáp ứng các nhu cầu của người
nông dân và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Hiện cây đa tính trạng đã được 10 nước
trên thế giới ứng dụng, đó là Mỹ, Canada, Philipin, Australia, Mexico, Nam Phi, Honduras,
Chile, Colombia và Argentina (7 nước trong số đó là nước đang phát triển), ngoài ra còn
nhiều nước trên thế giới cũng sẽ sử dụng công nghệ này trong tương lai. Trong năm 2008 có 26,9
triệu ha cây trồng CNSH đa tính trạng được trồng trên toàn thế giới, tăng so với 21,8 triệu ha năm
2007. Năm vừa qua, Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về diện tích đất trồng cây CNSH đa tính trạng,
với 41% trong 62,5 triệu ha đất trồng cây CNSH được bao phủ bởi những giống cây đa tính

×