Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Hoàn thiện Quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 195

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 79 trang )

Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC 3
MTV DỆT 19/5 3
1.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV DỆT 19/5

3
1.1.1.Giới thiệu về Công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19/5 3
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển 3
1.2.CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV DỆT 19/5 6
1.2.1.Sản phẩm và thị trường 6
1.2.2.Cơ cấu tổ chức 8
1.2.3.Nguồn nhân lực 13
1.2.4.Cơ sở vật chất và trang thiết 17
1.2.5.Quy trình sản xuất 18
1.2.6.Đặc điểm nguyên vật liệu 21
1.2.7.Đặc điểm về vốn 22
1.3.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV DỆT 19/5 TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

23
1.3.1.Kết quả kinh doanh 23
1.3.2.Các hoạt động khác 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI
CÔNG TY DỆT 19/5 27
2.1. KHÁCH HÀNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY DỆT 19/5

27
2.1.1. Phân loại khách hàng theo tầm quan trọng 27
2.1.2. Phân loại khách hàng theo thị trường 28
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY DỆT 19/5



31
2.2.1. Tìm kiếm, phân loại và lựa chọn khách hàng 32
2.2.2. Thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu chung về khách hàng 33
2.2.3. Phân tích thống kê dữ liệu 34
2.2.4. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng 34
2.2.5. Đánh giá hiệu quả 40
2.3.ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG HIỆN TẠI TẠI CÔNG TY

40
2.3.1. Ưu điểm 40
2.3.2. Hạn chế 41
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế 42
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TY DỆT 19/5 TRONG THỜI GIAN TỚI

44
3.1.1. Phương hướng chung của toàn Công ty Dệt 19/5 44
3.1.2. Phương hướng về Quản trị Quan hệ khách hàng 46
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
Chuyên đề thực tập
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY DỆT
19/5

46
3.2.1. Xây dựng chíến lược về Quản trị quan hệ khách hàng 46
3.2.2. Thành lập bộ phận chuyên trách về Quản trị quan hệ khách hàng 51
3.2.3. Áp dụng phần mềm Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) 56
3.2.4. Nâng cao nhận thức về Quản trị quan hệ khách hàng cho nhân viên 61
3.2.5. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp định hướng khách hàng 63
3.2.6. Xây dựng và chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ ứng dụng 65

3.2.7. Đánh giá, duy trì và cải tiến hoạt động Quản trị quan hệ khách hàng 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC 3
MTV DỆT 19/5 3
1.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV DỆT 19/5

3
1.1.1.Giới thiệu về Công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19/5 3
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển 3
1.2.CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV DỆT 19/5 6
1.2.1.Sản phẩm và thị trường 6
1.2.1.1.Sản phẩm 6
1.2.1.2.Thị trường 7
Thị phần của Công ty trên thị trường (bảng 1.1) 7
Bảng 1.1 Thị phần của Công ty qua các năm 2009- 2011 8
1.2.2.Cơ cấu tổ chức 8
1.2.2.1.Ban lãnh đạo 8
1.2.2.2.Các phòng ban chức năng 9
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19/5 10
1.2.3.Nguồn nhân lực 13
Bảng 1.2 Cơ cấu giới tính lao động công ty qua các năm 13
Hình 1.2 Biểu đồ số lượng Lao động công ty Dệt 19/5 từ năm 2007- 2011 14
Hình 1.3 Cơ cấu lao động phân theo giới tính năm 2011 14
Bảng 1.3 Lao động Công ty theo trình độ và cấp bậc kỹ thuật 15
Hình 1.4 Cơ cấu lao động Công ty theo trình độ và cấp bậc kỹ thuật 2011 15
Bảng 1.4 Phân chia lao động Công ty theo các tiêu chí 16
1.2.4.Cơ sở vật chất và trang thiết 17

Bảng 1.5 Danh mục máy móc thiết bị của Công ty Dệt 19/5 17
1.2.5.Quy trình sản xuất 18
1.2.5.1.Quy trình sản xuất Sợi 18
Hình 1.5 Quy trình hoạt động phân xưởng sợi 19
1.2.5.2. Quy trình Dệt 20
Hình 1.6 Quy trình hoạt động phân xưởng Dệt 20
1.2.5.3.Quy trình may thêu 20
Hình 1.7 Quy trình hoạt động phân xưởng may thêu 20
1.2.5.4. Quy trình Ngành hoàn thành 21
Hình 1.8 Quy trình hoạt động ngành hoàn thành 21
1.2.6.Đặc điểm nguyên vật liệu 21
1.2.7.Đặc điểm về vốn 22
Bảng 1.6 Cơ cấu vốn của Công ty năm 2010, 2011 22
Hình 1.9 Cơ cấu vốn Công ty năm 2010 và 2011 23
1.3.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV DỆT 19/5 TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

23
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
Chuyên đề thực tập
1.3.1.Kết quả kinh doanh 23
Bảng 1.7 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm 24
Hình 1.10 Doanh thu thuần Công ty qua các năm 2007-2011 24
Hình 1.11 Lợi nhuận Công ty giai đoan 2007 - 2011 25
Bảng 1.8 Sản lượng mặt hàng giai đoạn 2007 - 2011 25
25
Bảng 1.9 Tình hình tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2007 - 2011 25
1.3.2.Các hoạt động khác 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI
CÔNG TY DỆT 19/5 27

2.1. KHÁCH HÀNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY DỆT 19/5

27
2.1.1. Phân loại khách hàng theo tầm quan trọng 27
Bảng 2.1 Số lượng khách hàng theo nhóm khách hàng năm 2011 27
Hình 2.1. Doanh số Công ty phân theo nhóm khách hàng năm 2011 28
2.1.2. Phân loại khách hàng theo thị trường 28
Bảng 2.2 Cơ cấu khách hàng theo thị trường 28
Hình 2.2 Cơ cấu khách hàng theo thị trường 29
2.1.3.1. Thị trường nội địa 29
Bảng 2.3 Cơ cấu khách hàng trong nước theo khu vực địa lý 29
Bảng 2.4 Doanh thu một số khách hàng lớn trong nước năm 2011 30
2.1.2.2. Thị trường xuất khẩu 30
Bảng 2.5 Cơ cấu khách hàng nước ngoài của Công ty năm 2011 30
Bảng 2.6 Doanh thu một số khách hàng lớn nước ngoài năm 2011 31
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY DỆT 19/5

31
2.2.1. Tìm kiếm, phân loại và lựa chọn khách hàng 32
2.2.2. Thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu chung về khách hàng 33
2.2.2.1. Thu thập thông tin về khách hàng 33
2.2.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng 33
2.2.3. Phân tích thống kê dữ liệu 34
2.2.4. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng 34
2.2.4.2. Hoạt động giới thiệu sản phẩm, xúc tiến hỗn hợp 35
Hình 2.3 Quy trình phát triển mẫu với khách hàng cũ 36
Hình 2.4 Quy trình phát triển mẫu với khách hàng mới 36
2.2.4.3. Thiết lập mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 37
2.2.4.4. Chính sách ưu đãi đối với khách hàng 38
2.2.4.5. Tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng 39

2.2.5. Đánh giá hiệu quả 40
2.3.ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG HIỆN TẠI TẠI CÔNG TY

40
2.3.1. Ưu điểm 40
Bảng 2.7 Biến động khách hàng giai đoạn 2009 - 2011 40
Hình 2.5 Biến động khách hàng giai đoạn 2009-2011 40
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
Chuyên đề thực tập
2.3.2. Hạn chế 41
Bảng 2.8 Số lượng phàn nàn của khách hàng giai đoạn 2009-2011 41
Hình 2.6 Số lượng phàn nàn của khách hàng giai đoạn 2009 - 2011 41
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế 42
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TY DỆT 19/5 TRONG THỜI GIAN TỚI

44
3.1.1. Phương hướng chung của toàn Công ty Dệt 19/5 44
3.1.2. Phương hướng về Quản trị Quan hệ khách hàng 46
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY DỆT
19/5

46
3.2.1. Xây dựng chíến lược về Quản trị quan hệ khách hàng 46
Hình 3.1. Ma trận chiến lược CRM 48
48
3.2.2. Thành lập bộ phận chuyên trách về Quản trị quan hệ khách hàng 51
3.2.2.1. Sự cần thiết phải thực hiện 51
3.2.2.2. Các công việc cần thực hiện 51
3.2.2.3. Nguồn lực thực hiện 55
3.2.2.4. Chi phí thực hiện 55

3.2.2.5. Kết quả thu được 55
3.2.3. Áp dụng phần mềm Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) 56
3.2.3.1. Sự cần thiết phải thực hiện 56
3.2.3.2. Các công việc cần thực hiện 57
Bảng 3.1 Bảng giá thuê phần mềm CRM 59
3.2.3.3. Nguồn lực thực hiện 59
3.2.3.4. Chi phí thực hiện 60
3.2.3.5. Kết quả thực hiện 60
3.2.4. Nâng cao nhận thức về Quản trị quan hệ khách hàng cho nhân viên 61
3.2.4.1. Sự cần thiết phải thực hiện 61
3.2.4.2. Các công việc cần thực hiện 61
3.2.4 3. Nguồn lực thực hiện 62
3.2.4.4. Chi phí thực hiện 62
3.2.4.5. Kết quả thu được 62
3.2.5. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp định hướng khách hàng 63
3.2.4.1. Sự cần thiết phải thực hiện giải pháp 63
3.2.4.2. Các công việc cần thực hiện 63
3.2.4.3. Nguồn lực thực hiện 64
3.2.4.4. Kết quả thực hiện 65
3.2.6. Xây dựng và chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ ứng dụng 65
3.2.6.1. Sự cần thiết 65
3.2.6.2. Các công việc thực hiện 65
Hình 3.2 Quy trình thu thập, xử lý thông tin khách hàng 67
Hình 3.3 Quy trình giải quyết khiếu nại khách hàng 69
3.2.6.3. Nguồn lực thực hiện 70
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
Chuyên đề thực tập
3.2.6.4. Kết quả thực hiện 70
3.2.7. Đánh giá, duy trì và cải tiến hoạt động Quản trị quan hệ khách hàng 70
3.2.7.1. Sự cần thiết 70

3.2.7.2. Các công việc cần thực hiện 70
Hình 3.4 Mô hình đánh giá hoạt động Quản trị Quan hệ khách hàng 71
3.2.7.3. Nguồn lực thực hiện 71
3.2.7.4. Kết quả thực hiện 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
Chuyên đề thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào cuối
năm 2007 đã đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử phát triển của nền kinh tế
quốc dân. Sự kiện này không chỉ tạo ra những cơ hội mới thúc đẩy sự tăng trưởng
của các ngành xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài cũng như toàn bộ nền kinh tế
mà còn đặt nước ta trước sự cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế toàn cầu. Tác
động trực tiếp nhất có thể thấy khi nước ta gia nhập WTO là sự tự do thương mại
hóa và xóa bỏ các hàng rào thuế quan, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam
mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài đồng thời cũng tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh tế của nước ta một cách thuận
lợi hơn. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, khách hàng chính
là chìa khóa để mỗi doanh nghiệp không chỉ hoạt động trong lĩnh vực dich vụ mà
còn trong lĩnh vực sản xuất có thể tồn tại và phát triển. Chính vì vậy hoạt động
Quản trị quan hệ khách hàng là một nhân tố vô cùng quan trọng trong chiến lược
phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay không phải doanh nghiệp nào
cũng chú trọng đến công tác này hoặc cũng đã chú ý nhưng vì điều kiện về trình độ,
về nguồn lực mà hoạt động này chưa thực sự được tổ chức một cách bài bản và
chuyên nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên (MTV) Dệt 19/5 (gọi
tắt là Công ty Dệt 19/5) là một trong những công ty có truyền thống lâu đời trong
ngành dệt may. Qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, Công ty đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn, đón nhận nhiều huân, huy chương và bằng khen của quận
ủy, thành phố, các ngành và các cấp. Với sản phẩm đa dạng và phong phú, quy mô

sản xuất được đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu, Công ty đã và đang từng bước
khẳng định mình, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong nước,
góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn ngành. Chính vì vậy, em đã
xin thực tập tại Công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19/5 để có thể học hỏi và vận
dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, bước đầu giúp em có những kinh
nghiệm và trải nghiệm cần thiết để có thể hoàn thiện bản thân.
Qua thời gian thực tập tại đây em nhận thấy Công ty đã chú trọng đến vấn đề
chất lượng sản phẩm và nhu cầu của khách hàng, luôn cố gắng đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng một cách tốt nhất. Tuy nhiên các hoạt động Quản trị mối quan hệ
khách hàng của công ty còn sơ sài và chưa được hoàn thiện dẫn đến chưa đạt được
hiệu quả mong đợi. Xuất phát từ sự cần thiết đó và tổng hợp kiến thức đã học trong
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
1
Chuyên đề thực tập
nhà trường, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện Quản trị quan hệ khách
hàng tại Công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19/5” làm chuyên đề thực tập của
mình với hi vọng đây là tài liệu có thể góp phần giúp công tác Quản trị quan hệ
khách hàng của Công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Bài viết gồm có 3 phần chính
là:
Chương 1: Giới thiệu về Công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19/5
Chương 2: Thực trạng Quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dệt 19/5
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện Quản trị quan hệ khách hàng tại Công
ty Dệt 19/5
Để có thể thực hiện được bài viết này em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo
tận tình của Cô giáo hướng dẫn - TS.Đỗ Thị Đông và các cô chú, anh chị trong
Công ty Dệt 19/5 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bài viết
này. Tuy nhiên do hạn chế về trình độ và kiến thức thực tế nên không thể tránh khỏi
thiếu sót, rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn.
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50

2
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC
MTV DỆT 19/5
1.1. Tổng quan về Công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19/5
1.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19/5
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội là
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng ký và
hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp nhà nước Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, có điều lệ tổ chức và hoạt động do Ủy ban nhân dân thành phố hà Nội phê
duyệt.
Công ty có những đặc điểm sau:
Tên đầy đủ tiếng Việt Công ty TNHH Nhà nước MTV Dệt 19/5
Tên giao dịch quốc tế Hà Nội May 19 Textile Company.
Tên giao dịch tiếng Việt Công ty Dệt 19/5 Hà nội.
Tên viết tắt Hatexco.
Hình thức pháp lý Công ty TNHH nhà nước một thành viên
Giấy phép ĐKKD: Số 108747 do Trọng tài kinh tế Thành phố Hà
Nội cấp ngày 27/7/1993
Giám đốc: Ông Đỗ Văn Minh
Điện thoại: 84 – 4-3 858 4551/ 3858 9763/ 3 858 4616
Số fax: 84 – 4 3858 5392
Mã số thuế: 0100100495 – 1 Cục thuế thành phố Hà Nội
Số tài khoản 0.021.000.000.738 (Ngân hàng ngoại thương
Hà Nội)
Địa chỉ: 203 Nguyễn Huy Tưởng,Thanh Xuân, Hà Nội
Tỉnh/ Thành phố: Hà Nội
Thư điện tử:
Vốn pháp lệnh: 32 tỷ đồng
Vốn điều lệ: 40 tỷ đồng

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.
Qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, lịch sử Công ty Dệt 19/5 Hà Nội có
thể chia thành 4 giai đoạn phát triển.
Giai đoạn 1: Từ năm 1959 đến năm 1973
 Tháng 5/ 1959, Xí Nghiệp Dệt 8/5- tiền thân của công ty TNHH nhà nước
một thành viên Dệt 19/5- ra đời (kỷ niệm kỳ họp Quốc hội đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà 8/5/1946), được thành phố công nhận là Xí Nghiệp Quốc
Doanh, có trụ sở đặt tại số 4 ngõ 1 Hàng Chuối- Hà Nội. Xí Nghiệp được hợp nhất
từ một số cơ sở dệt tư nhân và các hợp tác xã dệt khăn mặt, bít tất, vải kaki, vải
phin,popơlin….như Việt Thắng, Tây Hồ, Hòa Bình.
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
3
Chuyên đề thực tập
 Năm 1964, Xí Nghiệp được Nhà nước đầu tư thêm 50 máy dệt của Trung
Quốc đưa vào sản xuất. Ở thời điểm này, đất nước có chiến tranh nên Xí Nghiệp
chuyển sang sản xuất thời chiến theo chủ trương của Đảng: “Vừa sản xuất, vừa
chiến đấu”.
 Năm 1967, Thành phố quyết định tách bộ phận dệt bít tất của Xí Nghiệp
thành Xí Nghiệp Dệt Kim Hà Nội, do vậy sau này nhiệm vụ chính của Xí Nghiệp là
dệt vải bạt các loại.
Giai đoạn 2: Từ năm 1974 đến năm 1988
 Theo quyết định của thành phố Hà Nội, nhà máy đổi tên thành Xí nghiệp Dệt
Bạt Hà Nội với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất cung cấp vải phục vụ Quốc phòng
nên việc tiêu thụ và sản xuất ổn định.
 Năm 1980, Xí Nghiệp xây dựng cơ sở mới ở Nhân Chính - Thanh Xuân -
Hà Nội với tổng diện tích là 4,5 ha và chính thức đi vào hoạt động năm 1985. Nhờ
có đầu tư ban đầu khá lớn với việc mua sắm thêm 100 máy dệt các loại của Tiệp
Khắc nên năng suất của nhà máy lại tăng lên đáng kể, hàng năm sản xuất ra hơn 1,8
triệu mét vải mét vải quy chuẩn các loại. Số lượng công nhân viên của xí nghiệp
cũng tăng khoảng 520 người.

 Năm 1983, do nhu cầu giới thiệu tính chất ngành sản xuất, nhà máy được Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định đổi tên thành Nhà Máy Dệt 19/5.
 Năm 1988, Nhà máy đưa vào thực tế sản xuất 209 máy dệt các loại với hơn
1500 công nhân, hàng năm sản xuất ra 500 tấn sợi và 2,7 triệu mét vải quy chuẩn
các loại. Đây là giai đoạn mở rộng đầu tiên có tính quyết định tới sự phát triển sau
này của Công ty.
Giai đoạn 3: Từ năm 1989 đến năm 2004
 Năm 1993, Theo quyết định số 255/ QĐ- UB ngày 08/07/1993 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội, Nhà Máy Dệt 19/5 được đổi tên thành Công Ty Dệt
19/5 Hà Nội trực thuộc sở Công nghiệp Hà Nội, đánh dấu những bước phát triển và
trưởng thành vượt bậc của công ty. Cũng vào thời điểm này công ty dệt 19/5 đã
mạnh dạn góp vốn liên doanh với nhà đầu tư Singapore thành lập nên “Tập Đoàn
Sản Xuất Hàng Dệt May 19/5”. Đây là một trong những liên doanh đầu tiên trong
ngành dệt may tại Việt Nam.
 Năm 1994, Nhà nước cấp gần 1.7 tỷ đồng bổ sung vào nguồn vốn ngắn hạn
của Công ty.
 Năm 1998, Công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền sợi gồm 2 máy chải, 2
máy ghép, 1 máy sợi thô, 4 máy sợi con với tổng giá trị gần 4 tỷ đồng.
 Năm 2002, Công ty tham gia liên doanh với tập đoàn Norflk, Singapore,
thành lập nên công ty Norfolk- Hatexco.
 Tháng 6/2002, sau nhiều nỗ lực công ty được tổ chức Quốc tế QMS( Quality
management system) của Australia cấp chứng chỉ ISO 9002 khẳng định chất lượng
sản phẩm của doanh nghiệp với bạn hàng.
 Tháng 12/2002, công ty đã mở rộng sang lĩnh vực may thêu với hơn 600.000
sản phẩm may/năm và 1,5 triệu sản phẩm thêu/năm, đưa giá trị xuất khẩu của công
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
4
Chuyên đề thực tập
ty lên đến 180.000 USD, trở thành một doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu của thành
phố Hà Nội.

 Năm 2004: Đưa phân xưởng thêu vào hoạt động với công suất 600.000.000
mũi/năm.
Giai đoạn 4: Từ năm 2005 đến nay
 Ngày 22/8/2005, Công ty Dệt 19/5 Hà nội chuyển đổi thành Công ty TNHH
Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà nội theo Quyết định số 2903/2005/QĐ-UB
của UBND Thành phố Hà nội, Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm
2005.
 Với chiến lược từ năm 2005-2010 là xây dựng Công ty ổn định lâu dài, phấn
đấu trở thành doanh nghiệp “hiện đại, liên hợp, khép kín dây chuyền sản xuất”, từ
đầu năm 2004, Công ty đã đầu tư 600 tỷ đồng tại khu công nghiệp Đồng Văn - Hà
Nam, trên tổng diện tích khoảng 100.000m2 đồng thời triển khai thực hiện giai đoạn
I với một dây chuyền dệt, máy móc thiết bị của Hãng Picanol (Bỉ) hiện đại nhất
hiện nay, với mức đầu tư trên 30 tỷ đồng. Dây chuyền cung cấp từ 2,5 đến 3 triệu
mét vải chất lượng cao/năm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho thị trường may mặc
trong nước, đồng thời triển khai đầu tư dây chuyền kéo sợi, máy móc thiết bị hiện
đại của châu Âu, có mức đầu tư 100 tỷ đồng, công suất 3.000 tấn/năm. Dự kiến, dự
án sẽ đi vào hoạt động đầu năm 2006, đưa doanh thu của Công ty năm 2010 lên trên
350 tỷ đồng và thu hút thêm 300 lao động trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
 Năm 2007: Đưa vào sản xuất nhà máy kéo sợi công suất 3000 tấn/ năm tại
Đồng Văn với số lượng công nhân viên là 870 người. Cũng trong năm này, Công ty
đã đầu tư một dây truyền sản xuất sợi cotton với chủ yếu là thiết bị của Châu Âu
(Đức) với công suất 3.500 tấn/năm.
 Năm 2011: Sáp nhập công ty TNHH 1 thành viên Dệt Minh Khai vào công
ty theo công văn số 900 /UBND-KT của Văn phòng chính phủ ngày 30/01/2011.
Qua hơn 50 năm hình thành và phát triển công ty đã đạt được một số thành
công nhất định như: Huân chương lao động hạng 3 (1976), Huân chương lao động
hạng nhì (1983), Huân chương lao động hạng nhất (1996), Huân chương chiến công
hạng 3 (1996), nhiều năm liền liên tục đạt đơn vị quản lý giỏi của sở và được nhận
cờ, bằng khen của thành phố , nhiều năm liền đạt danh hiệu đảng bộ trong sạch
vững mạnh và được Công đoàn và đoàn thanh niên đạt vững mạnh, xuất sắc cấp

Quận, Thành Phố.
Hiện nay Công ty Dệt 19/5 Hà Nội có 4 cơ sở sản xuất chính là
 Cơ sở 1: tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội có diện tích
45000 m2
 Cơ sở 2: tại 89 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội với diện tích 8000
m2
 Cơ sở 3: tại thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội với diện tích
15000 m2
 Cơ sở 4: tại Khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam có diện tích 100.000 m2.
Và 2 liên doanh là:
 Liên doanh 1: Norfolk – Hatexco
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
5
Chuyên đề thực tập
 Liên doanh 2: Công Ty TNHH Tập Đoàn Sản Xuất Hàng Dệt May 19/5.
Với 5 nhà máy: nhà máy Dệt Hà Nội, nhà máy Sợi Hà Nội, nhà máy Thêu Hà
Nội, nhà máy Dệt Hà Nam và nhà máy Minh Khai.
Để có thể tồn tại phát triển lâu dài và bền vững, Công ty đã xây dựng chiến
lược phát triển cho từng giai đoạn một cách cụ thể, khoa học và hợp lý. Đặc biệt,
trước yêu cầu và đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng và sự cạnh tranh khốc
liệt của cơ chế thị trường cũng như sức ép của nền kinh tế hội nhập, Công ty đã
mạnh dạn nghiên cứu triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến
trên thế giới, như: ISO 9001-2000, ISO 14000, TQM, SA 8000 và Hệ thống tích
hợp các hệ thống quản lý chất lượng…đạt được kết quả và hiệu quả cao. Nhờ đó
thương hiệu HATEXCO đã dần khẳng định được vị thế của mình không những ở
thị trường trong nước mà còn chiếm được lòng tin yêu của khách hàng trên thế giới.
1.2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty TNHH nhà
nước MTV Dệt 19/5
1.2.1. Sản phẩm và thị trường
1.2.1.1. Sản phẩm

Theo giấy chứng nhận ĐKKD số 108747 do Trọng tài kinh tế Thành phố Hà
Nội cấp ngày 27/7/1993, ngành nghề kinh doanh của công ty gồm:
 Kinh doanh các sản phẩm bông, vải, sợi, may mặc và giầy dép các loại, hàng
dệt thoi, dệt kim, hàng thuê và các sản phẩm phụ trợ.
 Sản xuất và cung cấp hơi nước, nước nóng.
 Xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh, liên kết
 Nhập khẩu và mua bán thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa
chất phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường
 Lắp ráp và mua bán máy móc, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thiêt
bị viễn thông
 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng
 Cho thuê nhà ở, nhà xưởng, văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại, kho
tàng, bến bãi và máy móc thiết bị.
 Khai thác, lọc và phân phối nước
 Dịch vụ giặt, là, tẩy, nhuộm, hấp các sản phẩm may mặc.
 Đào tạo công nhân phục vụ các ngành dệt, sợi, nhuộm, thuê, mau, cơ khí,
điện, điện tử, tin học, công nghệ thông tin.
 Công ty được liên doanh, liên kết với đơn vị kinh tế trong và ngoài nước,
làm đại diện, văn phòng, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng.
Hiện nay, sản phẩm của công ty bao gồm:
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
6
Chuyên đề thực tập
 Vải các loại: Có công suất 6.500.000m/năm phục vụ ngành may mặc dân
dụng, sản xuất giầy vải, quân trang, thiết bị nội thất, túi cặp và một phần may mặc
thời trang.
 Sợi cotton: công suất 4.500 tấn /năm.
 Sản phẩm may: Công ty đã đầu tư một dây truyền may thêu với công suất
3.600.000 sản phẩm/năm xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU và phục vụ một phần thị
trường trong nước.

 Vừa qua vào năm 2011, Công ty mới mở rộng thêm việc sản xuất và tiêu thụ
khăn các loại ở thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
1.2.1.2. Thị trường
Do các sản phẩm của công ty sản xuất không trực tiếp đến tay người tiêu
dùng, mà là đầu vào cho các đơn vị sản xuất khác, nên khách hàng chủ yếu là các
công ty may, công ty sản xuất giày vải dùng sản phẩm của công ty làm vật liệu đầu
vào.
 Thị trường nội địa:
Sản phẩm chính của công ty được tiêu thụ làm đầu vào cho các công ty dệt
may và da giầy trên khắp cả nước. Hiện tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội có khoảng 100
khách hàng trong nước, tập trung ở Miền Nam (chiếm 60% doanh thu hàng năm)
với các sản phẩm chủ yếu là vải bạt và vải dân dụng. Ở thị trường Miền Bắc có các
công ty giày như: công ty giày Thượng Đình, công ty giày Phú Thọ, công ty giày
Việt Trì, công ty Cao Su Hà Nội… ở thị trường miền Trung cũng đang được chú
trọng phát triển với khách hàng lớn là công ty giày Huế.
 Thị trường xuất khẩu:
Hiện nay công ty xuất khẩu các sản phẩm ra rất nhiều nước trên thế giới trong
đó chủ yếu xuất khẩu sợi sang các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, EU… các
sản phẩm thêu gia công từ các đơn đặt hàng quốc tế cũng chiếm thị phần đáng kể
mặc dù về chất lượng, phương thức và thời hạn thanh toán chưa được hoàn thiện.
 Thị phần của công ty trên thị trường
Thị phần của Công ty trên thị trường (bảng 1.1)
Theo bảng ta thấy công ty Dệt 19/5 có thị phần tăng qua các năm. Năm 2009
thị phần công ty chiếm 16.5% chỉ đứng sau Dệt Vĩnh Phú (21.7%) và Dệt Phong
Phú (19.5%) thì đến năm 2011 công ty vẫn giữ nguyên vị trí nhưng với thị phần cao
hơn (19.2%).
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
7
Chuyên đề thực tập
Bảng 1.1 Thị phần của Công ty qua các năm 2009- 2011

Tên công ty
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Thị
phần
(%)
Vị trí
Thị
phần
(%)
Vị trí
Thị phần
(%)
Vị trí
Công ty Dệt
19/5 Hà Nội
16.5 3 17.5 3 19.2 3
Dệt Vĩnh Phú 21.7 1 21.7 1 21.8 1
Dệt
Phong Phú
19.5 2 19.5 2 19.4 2
Dệt len
Mùa Đông
2.7 7 2.7 7 2.6 7
Dệt kim
Hà Nội
3.5 5 3.5 5 3.5 5
Dệt
Minh Khai
1.4 8 1.4 8 0.6 8
Công ty

Phương Nam
2.1 6 2.1 6 2.2 6
Nhuộm Tô
Châu
14.5 4 14.5 4 14.5 4
(Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường)
1.2.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.2.1. Ban lãnh đạo
- Tổng giám đốc: Là người lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của Công ty.
Chịu trách nhiệm cá nhân trước cấp trên về mọi hoạt động, công tác của Công ty.
Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng lao động tiền lương và phòng Vật tư
- Phó tổng giám đốc kinh doanh: Là người chỉ đạo sản xuất kinh doanh và tiêu
thụ sản phẩm, đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại, công tác chiến lược sản
phẩm. Phụ trách trực tiếp các phòng kế hoạch thị trường, các nhà máy và các chi
nhánh.
- Phó tổng giám đốc kỹ thuật và đầu tư: Là người phụ trách công tác đầu tư cơ
bản, công tác trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, khoa học. Phụ trách trực tiếp
phòng kỹ thuật và phòng quản lý chất lượng
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
8
Chuyên đề thực tập
- Phó tổng giám đốc tài chính nội vụ: là người chỉ đạo công tác tài chính, kế
toán, công tác hòa giải tranh chấp lao động, kỷ luật lao động tại Công ty. Phụ trách
trực tiếp các phòng tài vụ và phòng hành chính tổng hợp.
1.2.2.2. Các phòng ban chức năng
 Phòng kế hoạch thị trường
- Có chức năng tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trong lĩnh vực định
hướng và phát triển sản xuất trước mắt cũng như lâu dài.
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh, phòng
có chức năng tham mưu và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc trong việc

lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường, điều độ sản
xuất, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
- Tham mưu cho tổng giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế trong
lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, đánh giá. Lựa chọn nhà cung ứng nguyên liệu.
- Tổ chức, theo dõi, thực hiện việc vận chuyển thành phẩm nhằm đảm bảo
cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng cao.
- Quản lý, sử dụng hóa đơn tự in của công ty theo đúng hướng dẫn của cơ
quan thuế và quy định của công ty.
- Tổ chức, theo dõi và thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu thị hiếu,
nhu cầu của khách hàng để đưa ra các kế hoạch sản xuất, chiến lược thu hút khách
hàng và mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn có liên quan
trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hóa
sản xuất.
 Phòng Tổ chức lao động
- Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc triển khai công tác quản
lý tiền lương, thu nhập, công tác phát triển nguồn nhân lực, công tác tổ chức cán bộ
và công tác pháp luật trong toàn công ty.
- Tổ chức xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, lập và quản lý hồ
sơ lao động, hợp đồng lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Tuyển dụng lao động có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của hệ thống quản
lý chất lượng và nhu cầu sản xuất, kinh doanh của công ty. Lập kế hoạch và tổ chức
công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức
nâng bậc, nâng lương hàng năm.
Giữ chức năng thường trực hội đồng kỷ luật, hội đồng bảo hộ lao động và giám sát
công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường của công ty.
- Xây dựng và giám sát thực hiện các nội quy, quy chế của công ty đảm bảo
đáp ứng với thực thế sản xuất kinh doanh của công ty và phù hợp với pháp luật hiện
hành.

- Tổ chức, theo dõi thực hiện các quy trình và hướng dẫn công việc có liên
quan trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000
- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp lý
hóa sản xuất.
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
9
Chuyên đề thực tập
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH nhà nước MTV Dệt 19/5
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
10
Phó TGĐ phụ
trách kinh doanh
CHỦ TỊCH KIÊM
TỔNG GIÁM ĐỐC
KHU VỰC LIÊN
DOANH LIÊN KẾT
Phó TGĐ phụ trách kỹ
thuật và đầu tư
P. Vật tư
P. Tổ chức
lao động
P. Kỹ thuật
sản xuất
P. Quản lý
chất lượng
P. Kế hoạch
thị trường
Nhà máy
dệt Hà Nội

Nhà máy sợi
Hà Nội
Nhà máy
thêu Hà Nội
Nhà máy sợi
Hà Nam
Nhà máy
dệt Hà Nam
Phó TGĐ phụ trách
tài chính- nội chính
P. Tài vụ
P.Hànhchín
h tổng hợp
Chuyên đề thực tập
 Phòng Tài vụ
- Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về mặt quản lý tài chính, hạch toán
kế toán trong toàn công ty.
- Tổ chức và triển khai các quy định của nhà nước về kế toán thống kê, quản
lý các đối tượng tài chính theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính của công
ty.
- Tổ chức hạch toán nội bộ và phân tích hoạt động kinh tế hàng năm của công
ty
- Tổ chức lưu trữ toàn bộ chứng từ, sổ sách và biểu kế toán theo quy định hiện
hành
- Tổ chức, theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn có liên quan
trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp lý
hóa sản xuất.
 Phòng Vật tư
- Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc quản lý vật tư, nguyên

nhiên liệu, thành phẩm và bán thành phẩm trong toàn công ty.
- Thường xuyên theo dõi nắm vững pháp luật và chế độ chính sách hiện hành
của nhà nước về xuất nhập khẩu để tiến hành mua vật tư và xuất các sản phẩm đảm
bảo đạt hiệu quả kinh tế.
- Xây dựng kế hoạch cân đối nhu cầu vật tư, nguyên nhiên vật liệu, bảo đảm
cung ứng, cấp phát, hạch toán kịp thời đúng tiến độ theo yêu cầu kế hoạch sản xuất
kinh doanh.
- Tổ chức, theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn có liên quan
trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp lý
hóa sản xuất.
 Phòng Kỹ thuật sản xuất
- Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật,
quản lý máy móc, thiết bị và định hướng phát triển khoa học kỹ thuật trước mắt
cũng như lâu dài của công ty.
- Tổ chức nghiên cứu thiết kế, chế thử sản phẩm mới theo kế hoạch của công
ty và khách hàng, thực hiện công tác điều độ sản xuất của công ty.
- Tổ chức triển khai đề tài, dự án, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứng dụng công
nghệ hiện đại vào sản xuất.
- Quản lý máy móc thiết bị toàn công ty và lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng
theo định kỳ và đột xuất, lập các hướng dẫn công việc và quy trình về sử dụng thiết
bị đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Tổ chức giám định các thiết bị có yêu cầu quản lý nghiêm ngặt
- Triển khai công tác thi tay nghề và nâng bậc công nhân
- Tổ chức theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn có liên quan
trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp lý
hóa sản xuất.
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
11

Chuyên đề thực tập
 Phòng Quản lý chất lượng
- Tham mưu công việc cho tổng giám đốc trong công tác quản lý chất lượng
sản phẩm của toàn công ty.
- Thường trực công tác ISO toàn công ty.
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra chất lượng vật tư, bán thành phẩm đầu
vào, các chi tiết sản phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất.
- Xác định và thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các phân xưởng.
- Phân tích và tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý các dữ liệu thông tin trong quá
trình sản xuất có liên quan đến chất lượng sản phẩm.
- Tham gia tổ chức và trực tiếp tham gia các đợt đánh giá hệ thống quản lý
chất lượng do công ty hoặc các đơn vi ngoài công ty thực hiện.
- Theo dõi và đề xuất những thay đổi trong hệ thống quản lý chất lượng trình
lãnh đạo xem xét. Tham gia giúp lãnh đạo công ty về nội dung và chương trình cho
buổi họp định kỳ xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
- Tổ chức, theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn có liên quan
trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp lý
hóa sản xuất.
 Phòng hành chính tổng hợp
- Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc bảo vệ tài sản, giữ gìn an
ninh trật tự trong toàn công ty. Thực hiện công tác phòng chống lụt bão, phòng cháy
chữa cháy của công ty.
- Thực hiện nghiệp vụ hành chính, quản lý đất đai, nhà xưởng, phương tiện
vận tải và cung cấp thiết bị văn phòng toàn công ty.
- Thực hiện công tác quốc phòng, chính sách hậu phương quân đội và luật
nghĩa vụ quân sự, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên.
- Thường trực công ty trong công tác đền ơn đáp nghĩa và hoạt động từ thiện
của công ty.
- Tổ chức và triển khai thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ công

nhân viên theo chế độ của Nhà nước.
- Tổ chức, theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn có liên quan
trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp lý
hóa sản xuất.
 Các nhà máy
- Thực hiện sản xuất sợi theo kế hoạch của công ty đảm bảo đủ số lượng, đúng
chất lượng và khuyến khích vượt mức kế hoạch đề ra.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công ty để sản xuất, quản lý lao
động, quản lý máy móc, thiết bị… tại công ty.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp lý
hóa sản xuất.
 Các chi nhánh của công ty
- Thực hiện quản lý các hoạt động của chi nhánh trên cơ sở ủy quyền của
Tổng giám đốc và theo quy chế hoạt động cụ thể.
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
12
Chuyên đề thực tập
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp
lý hóa sản xuất.
 Các đơn vị liên doanh liên kết
- Hoạt động theo điều lệ cụ thể của doanh nghiệp đảm bảo các bên cùng có
lợi trên cơ sở vốn góp và quyền lợi có liên quan.
- Hợp tác, giúp đỡ công ty trong lĩnh vực sản xuất, thị trường, đầu tư phát
triển và các lĩnh vực khác mà công ty có yêu cầu.
 Ngành hoàn thành
- Đóng gói thành phẩm phục vụ cho các nhà máy.
- Đóng gói sản phẩm của nhà máy dệt Hà Nội, nhà máy dệt Hà Nam, nhà
máy sợi Hà Nội và nhà máy sợi Hà Nam.
1.2.3. Nguồn nhân lực

Do đặc trưng của ngành dệt may là sử dụng nhiều lao động và đòi hỏi sự tỉ mỉ,
khéo léo, cẩn thận do đó lao động làm việc trong các khâu sản xuất chính của công
ty hầu hết là nữ và một số ít là nam ở các khâu sửa chữa, bảo vệ và hành chính. Tỷ
lệ nam nữ cán bộ công nhân viên của công ty như bảng sau:
Bảng 1.2 Cơ cấu giới tính lao động công ty qua các năm
(Đv: Người)
Năm
Giới tính
2007 2008 2009 2010 2011
Nam 245 220 237 187 200
Nữ 720 703 743 709 788
Tổng 965 923 980 896 988
(Nguồn: Phòng Tổ Chức Lao Động)
Theo đó ta có biểu đồ số lượng lao động của công ty qua các năm
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
13
Chuyên đề thực tập
Hình 1.2 Biểu đồ số lượng Lao động công ty Dệt 19/5 từ năm 2007- 2011
(Đv: Người)
Xét về cơ cấu lao động thì tổng số lao động nữ trong toàn Công ty cao gấp 3
lần lao động nam. Điều này là phù hợp với đặc trưng của lao động trong ngành dệt
may. Lao động nam trong Công ty chủ yếu làm việc ở các vị trí như hỗ trợ kỹ thuật,
sữa chữa và hành chính, lao động chính là lao động nữ chủ yếu hoạt động ở các
phân xưởng dệt may. Qua biểu đồ ta thấy, tổng số lao động trong Công ty biến động
không nhiều, năm 2007 toàn Công ty có 965 người thì đến năm 2011 số lao động
hiện có là 988 người, chênh lệch tăng 23 người. Năm 2010 khi kinh tế đang trong
thời kỳ suy thoái Công ty đã xem xét, giảm lao động còn 896 người để cắt giảm chi
phí hoạt động nhưng đến năm 2011 khi kinh tế đã được khắc phục phần nào thì hoạt
động sản xuất được khôi phục đồng thời Công ty còn mở rộng hoạt động sang lĩnh
vực khăn vải các loại do đó đã tuyển thêm 94 lao động đưa con số lao động của

Công ty lên 988 lao đông.
Cơ cấu lao động phân theo giới tính của Công ty năm 2011 được minh họa
theo hình dưới đây:
Hình 1.3 Cơ cấu lao động phân theo giới tính năm 2011
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
14
Chuyên đề thực tập
Theo sơ đồ có thể thấy vào năm 2011 tỷ lệ nữ trong Công ty là 20.8% còn tỷ
lệ lao động nam là 79.2%, tỷ lệ nữ gấp gần 4 lần tỷ lệ lao động nam trong Công ty.
Không chỉ phân chia lao động theo giới tính, cơ cấu lao động Công ty còn
được phân chia theo trình độ và cấp bậc kỹ thuật (TĐ & CBKT) để tiện sử dụng và
quản lý
Bảng 1.3 Lao động Công ty theo trình độ và cấp bậc kỹ thuật
Đvt: Người
TT
Năm
TĐ & CBKT 2007 2008 2009 2010 2011
11 Đại học 98 94 112 112 121
22 Cao đẳng 15 14 17 11 19
33 Trung học 15 11 15 14 15
44 CNKT bậc 5-7 138 131 135 130 143
55 CNKT bậc 1-4 699 673 701 629 690
( Nguồn:Phòng Tổ Chức Lao Động)
Có thể thấy số lao động có trình độ đại học và cao đẳng của Công ty qua tăng
dần qua các năm trừ năm 2008 khi có khủng hoảng kinh tế. Năm 2007 có 98 lao
động có trình độ đại học thì đến năm 2011 con số này là 121 lao động, số lao động
này chủ yếu làm việc tại văn phòng và các vị trí lãnh đạo chủ chốt, ngoài ra thì số
Công nhân kỹ thuật có tay nghề cao cũng tăng dần qua các năm, vào năm 2007 số
này là 138 lao động thì đến năm 2011 là 143 người. Công nhân có tay nghề thấp
(bậc 1-4) được duy trì không biến động nhiều qua các năm.

Minh họa cơ cấu lao động phân theo trình độ và cấp bậc kỹ thuật của Công ty
năm 2011 như sau:
Hình 1.4 Cơ cấu lao động Công ty theo trình độ và cấp bậc kỹ thuật 2011
Năm 2011 tỷ lệ lao động có trình độ đại học chiếm 12.25% tổng lao động toàn
Công ty, trình độ cao đẳng chiếm 1.92%, trung học chiếm 1.52 %, Công nhân kỹ
thuật có tay nghề cao chiếm 14.47%, và Công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc 1- 4
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
15
Chuyên đề thực tập
chiếm đại đa số (69.84%). Tỷ lệ lao động theo trình độ cấp bậc kỹ thuật của Công ty
phù hợp với đặc trưng chung của các Công ty sản xuất, số lao động có tay nghề thấp
cao và số lao động có tay nghề cao chiếm tỷ lệ ít hơn.
Ngoài phân chia lao động theo giới tính Công ty còn phân chia lao động theo
tính chất Công việc và chức năng Công việc cũng như bộ phận hoạt động để tiện
quản lý:
Bảng 1.4 Phân chia lao động Công ty theo các tiêu chí
STT
Năm
Tiêu chí
2007 2008 2009 2010 2011
1 Theo tính chất Công việc
Lao động trực tiếp 845 814 832 794 869
Lao động gián tiếp 120 109 148 102 119
2 Theo chức năng Công việc
Lãnh đạo chủ chốt 4 4 4 4 4
Cán bộ chủ chốt 42 42 44 45 46
Cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật 62 60 61 63 65
Nhân viên thường 30 25 28 35 38
Công nhân kỹ thuật 827 792 843 749 835
3 Theo bộ phận

Phân xưởng dệt 238 228 234 225 418
Phân xưởng sợi 313 292 292 251 282
Phân xưởng may thêu 264 258 258 267 -
Văn phòng 120 115 115 124 139
Bộ phận hoàn thành 17 15 15 15 115
Bộ phận KCS 13 15 15 14 34
Tổng lao động 965 923 980 896 988
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)
Cũng như cơ cấu lao động theo giới tính và theo trình độ cấp bậc kỹ thuật, lao
động của Công ty phân theo các tiêu chí theo bảng trên cũng không biến động
nhiều, tương đối ổn định. Riêng chỉ có lao động theo bộ phận vào năm 2011 thì
phân xưởng may thêu của Công ty ngừng hoạt động, do đó Công nhân viên hoạt
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
16
Chuyên đề thực tập
động trong bộ phận này một phần được nghỉ việc, một phần được chuyển sang bộ
phận khác tạo nên sự biến động của các phân xưởng khác trong toàn Công ty.
Qua trên ta thấy tình hình lao động của Công ty tương đối ổn định và ít biến
động qua các năm. Tại Công ty, lao động được phân thành các nhóm tùy theo tính
chất Công việc, trình độ kỹ thuật hay bộ phận hoạt động cũng như chức năng Công
việc để thuận tiện hơn trong quá trình quản lý. Công ty cũng đã chú trọng đến Công
tác đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho cán bộ Công nhân viên trong Công ty
qua các lớp đào tạo ngắn hạn trong hay ngoài Công việc, cũng như cử cán bộ nguồn
đi học tại các trường đào tạo chuyên nghiệp về quản lý doanh nghiệp để nâng cao
kiến thức, kỹ năng cho người lao động.
1.2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết
Để có thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt với quy mô lớn và năng suất
cao thì điều kiện cần là phải có máy móc thiết bị hiện đại, tân tiến. Chính vì vậy
Công ty đã mạnh dạn đầu tư các thiết bị hiện đại và mới nhất được nhập khẩu từ
Châu Âu, đạt tiêu chuẩn Châu Âu, máy móc đều có Công suất và tuổi thọ cao, tính

năng giảm ồn và tự động hóa cao.
Hiện nay, máy móc của Công ty bao gồm các loại sau:
Bảng 1.5 Danh mục máy móc thiết bị của Công ty Dệt 19/5
Tên máy Xuất xứ Số lượng Năm đưa vào sản xuất
Máy đậu Trung Quốc 2 1996
Máy đậu Ba Lan 2 1994
Máy đậu Tiệp Khắc 2 2002
Máy se Trung Quốc 17 1966
Máy se Trung Quốc 2 1993
Máy se Trung Quốc 2 1993
Máy se Trung Quốc 1 2002
Máy ống Trung Quốc 2 1966
Máy ống Ba Lan 2 1996
Máy suốt Liên Xô 4 1988
Máy mắc Pháp 1 1966
Máy dệt Trung Quốc 2 1993
Máy dệt Trung Quốc 44 1966
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
17
Chuyên đề thực tập
Máy dệt USA 24 1999
Máy chảy - 3 1998
Máy ghép - 1 1998
Máy thô - 1 1998
Máy sợi con - 4 1998
Máy thêu Australia 10 2003
Máy dệt Bỉ 20 2005
(Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất)
Bên cạnh đó, Công ty cũng đã chú trọng đến Công tác đảm bảo sức khỏe và an
toàn lao động cho người lao động, các máy móc đều có nội quy, hướng dẫn sử dụng

máy một cách rõ ràng và chi tiết, đồng thời trang bị đầy đủ bảo hộ cho người lao
động. Ngoài ra Công ty cũng đã đầu tư các thiết bị giảm ồn, thiết bị hút bụi và điều
tiết không khí để đảm bảo sức khỏe nhân viên.
1.2.5. Quy trình sản xuất
Phương pháp sản xuất là sản xuất theo loạt lớn, liên tục, chuyên môn hóa theo
Công nghệ tiên tiến có tính tự động hóa cao của Châu Âu, quá trình sản xuất được
quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000 – 2000. Do vậy nên chất lượng sản phẩm đồng
đều và ít phụ thuộc vào tay nghề Công nhân
Hiện nay Công ty có 4 phân xưởng là: phân xưởng sợi, phân xưởng dệt, phân
xưởng may thêu và ngành hoàn thành. Hoạt động sản xuất của Công ty là quy trình
sản xuất dây chuyền hàng loạt với quy mô lớn theo dây chuyền nước chảy, đầu ra
của khâu trước là đầu vào của khâu ngay sau đó.
1.2.5.1. Quy trình sản xuất Sợi
Là phân xưởng có quy trình hoạt động phức tạp nhất trong các phân xưởng.
Quá trình hoạt động qua các Công đoạn sau:
 Cung bông: Là khâu đầu tiên của dây chuyền kéo sợi, nguyên liệu đầu
vào chính là nguyên liệu của dây chuyền kéo sợi – các xơ bông thiên
nhiên. Các xơ bông khi qua máy cung bông được xé tơi, trộn đều, loại
trừ tạp chất và hình thành các lớp bông có chiều dài và chiều rộng nhất
định, sau đó được cuốn lại thành từng cuộn gọi là quả bông. Quả bông
được kiểm tra theo các tiêu chuẩn nhất định, nếu đạt thì mới được đưa
tiếp sang máy chải để tiếp tục gia Công.
 Máy chải: Máy chải có nhiệm vụ tiếp tục xé tơi miếng bông và tách
thành từng xơ riêng biệt, loại trừ tạp chất và các xơ ngắn và nhỏ sau đó
trộn đều các loại bông tốt và xấu với nhau rồi làm thành con cúi chải
theo yêu cầu kỹ thuật.
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
18
Chuyên đề thực tập
Hình 1.5 Quy trình hoạt động phân xưởng sợi

(Nguồn:Phòng kỹ thuật sản xuất)
 Máy ghép: Qua máy ghép, tùy theo số sợi mà các cúi chải được ghép
thành các cúi sợi có chi số khác nhau. Từ đây, tùy theo đơn hàng mà
phân ra làm 2 dây chuyền kéo sợi khác nhau là dây chuyền sợi cọc và
dây chuyền sợi kéo OE
• Dây chuyền sợi cọc
- Sợi thô: Cúi sợi từ máy ghép ở Công đoạn này được tạo thành quả sợi
thô có các thông số theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
- Sợi con: Là Công đoạn cuối cùng của quá trình gia Công xơ thành sợi.
Quả sợi thô khi đi qua máy được kéo dài và se săn lại tạo thành sợi con
có độ nhỏ (chi số) cần thiết và đạt những chỉ tiêu nhất định về chất
lượng như độ săn, độ bền, độ đều, sau đó được quấn thành ống sợi có
khối lượng và hình dạng nhất định thuận lợi cho quá trình sử dụng sau
này.
 Đánh ống: Sợi búp từ máy sợi con được cắm lên giàn tở của máy ống.
Sợi được tở ra dẫn lên vòng sứ rồi đi qua bộ lọc điện tử. Khi sợi đi qua
bộ lọc điện tử bộ cảm ứng sẽ phát hiện ra đoạn to hoặc đoạn nhỏ hơn quy
định của thân sợi và tự động cắt đứt. Sợi sau khi đi qua bộ lọc điện tử sẽ
đi qua nhành hoa tới que thăm sợi. Tác dụng của que thăm sợi là khi có
Nguyễn Thi Thùy Dương QTCL50
19
OE
T.P Sợi
Cung
bông
Ghép Sợi
thô
Sợi
con
Đánh

ống
T.P Sợi
đơn
Chải
TP
Sợi
Xe
XeĐậu

×