Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.95 KB, 83 trang )







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



Một số giải pháp nhằm mở rộng thị
trường xuất khẩu và thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu của Tổng công ty Rau
quả Việt Nam






TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
VÀ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY


RAU QUẢ VIỆT NAM.



Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sỹ Nguyễn Thanh Bình
Sinh viên thực hiện :
Nguyễn Quốc Vinh
Khoa :
Kinh tế Ngoại thương
Lớp :
A2 CN8



HÀ NỘI, 5 - 2003
LỜI NÓI ĐẦU.



2
Nước ta là một nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho sự phát
triển phong phú đa dạng của nhiều loại thực vật, đặc biệt là những loài rau
quả nhiệt đới. Ngay từ ngày xưa ông cha ta đã khai thác chúng và sử dụng
như một nguồn thực phẩm và là những vị thuốc hữu dụng để chữa trị các
chứng bệnh, nhiều loại rau quả đ
ã trở thành những đặc sản độc đáo của đất
Việt.
Cũng như bao vật phẩm khác, mặt hàng rau quả đã trở thành một mặt
hàng thực phẩm thiết yếu , có nhu cầu vươn rộng ra không chỉ thị trường

trong nước mà cả thị trường nước ngoài.
Nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng
một nền kinh tế mở, hiện đại, Ngo
ại thương trở thành một nhân tố thúc đẩy sự
phát triển của ngành nông nghiệp và trở thành bộ phận của nhân tố này. Thực
tế cho thấy, các mặt mặt hàng và các sản phẩm chế biến từ rau quả nói riêng
và các sản phẩm nông nghiệp nói chung đối với các nước đang phát triển là
những mặt hàng xuất khẩu mang tính chiến lược thu ngoại tệ cho đất nước.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung c
ũng như hoạt động xuất khẩu mặt
hàng rau quả nói riêng phức tạp hơn rất nhiều so với việc bán sản phẩm trên
thị trường nội địa, nhất là khi có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cùng một loại
hàng hoá sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh về tiêu thụ sản phẩm trên thị trường
(nội) Thế giới.
Để có thể tồn tại và phát triển, bất k
ỳ một doanh nghiệp kinh doanh
Quốc tế nào cũng đều phải có những biện pháp nhằm duy trì và phát triển thị
trường xuất khẩu của mình. Đó là yêu cầu tất yếu và cơ bản nhất của kinh
doanh hiện đại. Song để có được một chiến lược phát triển thị trường xuất
khẩu phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần
phải dựa vào ti
ềm lực của chính bản thân mình, xu hướng vận động của xã
hội mà đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển thị trường xuất
khẩu. Đây chính là vấn đề mà Tổng công ty Rau quả Việt Nam dành nhiều


3
mối quan tâm nhất trong chiến lược phát triển của Tổng công ty, tìm ra những
thị trường mới, xâm nhập củng cố và duy trì những thị trường truyền thống.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, sau những năm trau dồi kiến thức và

lý luận trong trường Đại học Ngoại Thương, qua thời gian thực tập tại Tổng
công ty Rau quả Việt Nam, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầ
y, cô giáo,
các cán bộ công nhân viên của Tổng công ty, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn
của cô giáo, Thạc Sỹ Nguyễn Thanh Bình, em đã chọn đề tài: "Một số giải
pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của
Tổng công ty Rau quả Việt Nam".
Bằng phương pháp duy vật biện chứng, luận văn nhằm đánh giá khái
quát những vấn đề th
ị trường xuất khẩu, xác định phương hướng mục tiêu
trong thời gian tới, đồng thời kiến nghị những biện pháp, chính sách nhằm
phát triển thị trường xuất khẩu hàng rau quả của Tổng công ty trong những
năm tới.
Kết cấu của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn chia làm 3
phần:

Chương I: Đôi nét khái quát về Tổng công ty rau quả Việt Nam.

Chương II: Phân tích thực trạng thị trường và phát triển thị trường xuất
khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam.

Chương III: Một số biện pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường
xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam.
Sau đây là phần nội dung chi tiết.





4



CHƯƠNG I

ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY RAU
QUẢ
VIỆT NAM

I. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
Tổng công ty rau quả Việt Nam (VEGETEXCO) ra đời ngày 11 tháng
2 năm 1988 theo Quyết định số 63NN-TCCB/QĐ của Bộ Công nghiệp và
Nông nghiệp thực phẩm, nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trên
cơ sở hợp nhất các đơn vị có quan hệ sản xuất chế biến và xuất khẩu rau quả của
ba bộ: Nông nghiệp, Công nghiệp thực phẩm và Ngoại thương, đó là các
đơn vị:
Liên hiệp các xí nghiệp công nghiệp Phủ Quì, Tổng công ty rau quả Trung ương
và Tổng công ty xuất nhập rau quả. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu một
chặng đường thăng trầm của ngành rau quả, trên đường vươn tới khẳng định
mình với tư cách là một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật, có vị trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân.
Trước ngày thành lập VEGETEXCO ngành rau quả được phân làm 3
khối: Kh
ối sản xuất rau quả (Tổng công ty rau quả TW - Bộ Nông nghiệp
quản lý), khối xuất nhập khẩu (Do các Công ty xuất nhập khẩu rau thuộc Bộ
Ngoại thương đảm nhiệm) và khối chế biến rau quả (Liên hiệp các xí nghiệp
công nghiệp Phủ Quì, do Liên hiệp các xí nghiệp đồ hộp - Bộ Công nghiệp
thực phẩm quản lý).
Điểm nổi bật của ngành rau quả thời kỳ này là: Gắn liề

n với cơ chế bao
cấp, có thị trường ổn định và quá mức thời gian hoạt động trong hoàn cảnh
đất nước có chiến tranh. Song đây là thời kỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc tạo lập cho ngành một cơ sở vật chất kỹ thuật cùng đội ngũ các chuyên


5
gia, các cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo làm nòng cốt cho ngành trong giai đoạn
hiện nay. Nhìn khái quát, sản phẩm xuất khẩu của ngành trong giai đoạn này
có lúc tăng, lúc giảm.
Kể từ năm 1986 tới trước lúc thành lập Tổng công ty rau quả Việt Nam
nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường,
đồng thời chịu tác động do những biến động về
tình hình chính trị - kinh tế -
xã hội của các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu. Ngành rau quả đã lâm vào
tình trạng hết sức khó khăn, hầu hết các chỉ tiêu giao hàng sang Liên Xô (Cũ).
Một thị trường ổn định và lớn nhất trong những năm trước đây, đều không
thực hiện đầy đủ. Khó khăn này do nhiều nguyên nhân trong đó nổi lên vấn
đề kết cấu tổ chức của ngành chưa phù hợp. Ngành b
ị chia cắt thành 3 khối
độc lập do 3 Bộ quản lý. Điều đó vừa không phù hợp logic phát triển của
ngành với tính chất là một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật, vừa hạn chế khả
năng thích ứng của ngành trước những đòi hỏi đa dạng, khắt khe của cơ chế
thị trường. Sự bất hợp lý ấy thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Cả 3 khối sả
n xuất, chế biến và xuất khẩu đều nhằm vào một sản phẩm
chung là rau quả, vì thế quan hệ giữa 3 khối này là quan hệ trong một chỉnh thể,
vừa hết sức gắn bó, vừa phối hợp nhịp nhàng thì mới có khả năng mang lại hiệu
quả cao. Bởi vậy, việc tách chỉnh thể này thành 3 khối độc lập trên thực tế đã
hạn chế rất nhiều kh

ả năng phối hợp hỗ trợ thích ứng của cả 3 khu vực. Mặt khác
còn làm cho các bộ phận này có khi mâu thuẫn, cạnh tranh lẫn nhau, gây ảnh
hưởng xấu chung tới lợi ích của toàn ngành.
- Để thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển ngành rau quả nếu duy trì hiện
trạng cũ của ngành thì rất khó tạo được sự hấp dẫn với nước ngoài bởi họ phải
làm việc với 3 đối tác. Ng
ược lại. nếu chỉ làm việc đầu tư cho khối sản xuất
rau quả thì họ ngại, bởi xưa nay đầu tư vào nông nghiệp là một việc làm rất
mạo hiểm.
- Trong cả 3 khu vực, sản xuất rau quả giữ vai trò nền tảng. Song trên
thực tế, khu vực này thường phải gánh nhiều thua thiệt, rủi ro nhất do ảnh


6
hưởng của thời tiết, do đặc thù của sản phẩm rau quả là loại thu hoạch theo
thời vụ, khó bảo quản. Bởi vậy, để tăng khối lượng, chủng loại hàng rau quả
xuất khẩu cần thiết phải có chính sách đầu tư, hỗ trợ về mặt tài chính cũng
như thu mua kịp thời về khu vực này. Nhưng nếu ngành bị chia cắt thì khó
thực hiệ
n.
- Nhận thức được những bất hợp lý trên và để mở ra những khả năng để
ngành rau quả thực sự trở thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật, đủ khả
năng thích ứng với cơ chế thị trường, phát huy được tiềm năng về rau quả
nhiệt đới của đất nước, tháng 2/1988, Chính phủ đã quyết định hợp nhất 3
khối trên về 1 đầ
u mối, đó là Tổng công ty rau quả Việt Nam.

1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN:
1.2.1 Giai đoạn: 1988 - 1990:
Là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp, sản xuất kinh doanh của Tổng

công ty nằm trong quỹ đạo của chương trình hợp tác rau quả Việt Xô ( 1986 -
1990). Do vậy kinh ngạch XNK của Tổng công ty chiếm tỷ trọng lớn. Chẳng
hạn như xuất nhập khẩu rau quả tươi và chế biến sang thị trườ
ng Liên Xô
chiếm 97,7% kim ngạch XNK và ngược lại 26,52% số vật tư thời kỳ này
được nhập từ Liên Xô để phục vụ chương trình hợp tác Việt Xô. Về nông
nghiệp thì diện tích gieo trồng hàng năm bị giảm dần nên năng suất về sản
xuất nông nghiệp không cao mỗi năm giá trị tổng sản lượng tăng 10% nhưng
chủ yếu do tăng: cam (16276 tấn), dứa (57.774 tấn), chè búp khô (1218 tấn).
Còn khố
i lượng sản xuất công nghiệp đạt tới 84.790 tấn. bình quân mỗi năm
sản xuất được 28260 tấn, năm cao nhất đạt 30100 tấn.
1.2.2 Giai đoạn 1990 - 1995
Đây là thời kỳ cả nước bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Mặc dù chương trình hợp tác Việt Xô không còn nữa
nhưng Tổng công ty vẫn cố gắng duy trì sản xuất để
tiếp tục phát triển. Nhưng
do ảnh hưởng của tình hình chung nên tổng sản lượng của Tổng công ty giảm.


7
Tuy vậy cũng phải thừa nhận rằng nhờ có sự thay đổi trong phương hướng hoạt
động làm cho Tổng công ty đã đưa những vật tư thiết bị cần thiết chứ không
nhập khẩu như trước kia.
Về sản xuất nông nghiệp; Thực hiện chính sách khoán ruộng đất đến từng
hộ gia đình nên diện tích gieo trồng đã được tăng dần, bình quân tăng 3,5% m
ỗi
năm và giá trị tổng sản lượng cũng tăng tương ứng. Nhờ đó các nhà máy cũng
được cung cấp nguồn nguyên liệu đầy đủ.
Về sản xuất công nghiệp: Do các trang thiết bị của nhà máy lạc hậu nên

chất lượng sản phẩm và mẫu mã chưa phù hợp dẫn đến chưa đủ sức cạnh
tranh trên thị trường thế giới. Nên khối lượng sản phẩ
m thời kỳ này chỉ đạt
61.712 tấn, bình quân mỗi năm 12.340 tấn.
1.2.3 Giai đoạn 1996 -nay :
Bắt đầu từ năm 1996 Tổng công ty hoạt động với mô hình mới theo
quyết định 90 CP. Trong giai đoạn này Tổng công ty đã xác định phương
hướng hoạt động, từng bước ổn định và phát triển.
Về nông nghiệp hầu hết các nông trường đã được bàn giao về địa phương
quản lý, Tổ
ng công ty chỉ còn lại 4 nông trường. Việc giao khoán vườn cây, đất
của nông trường còn lại cho người lao động vẫn được duy trì và củng cố, diện tích
gieo trồng và sản lượng thu hoạch hàng năm tăng 10 - 12%
Về công nghiệp; Vẫn còn gặp nhiều khó khăn, máy móc thiết bị trong
tình trạng lạc hậu chưa được đổi mới, nguyên liệu cho sản xuất thiếu do vùng
tài liệu chưa quy hoạch tập trung, giá nguyên liệu tăng giả
m thất thường, các
yếu tố đầu vào khác đều tăng giá làm giá thành sản phẩm tăng. Ngoài ra giá
các sản phẩm tương tự trên thị trường quốc tế tiếp tục giảm làm cho khối
lượng sản phẩm công ty đạt mức thấp ( năm 1996 là 9470 tấn, năm 1997 là
11321 tấn).
Về hoạt động xuất nhập khẩu, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ của các n
ước trong khu vực đã gây khó khăn cho hoạt động


8
XNK, biến động tăng tỷ giá đồng USD trong nước đã làm cho khả năng nhập
khẩu bị hạn chế. Kim ngạch trả nợ Nga giảm dần ( năm 91-95 là 40,2%, năm
1997 là 17,4%). Tổng kim ngạch XNK thời kỳ này bình quân mỗi năm là 4,96

triệu USD tăng 24% bình quân 10 năm hoạt động của công ty.
Tổng công ty đã đẩy mạnh hoạt động liên doanh với đối tác nước ngoài. Tổng
công ty có 3 liên doanh mới và 2 dự án Liên hiệp qu
ốc tài trợ, 2 hợp đồng hợp
tác, lập 7 dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.

2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ.
Mô hình cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Rau quả Việt Nam:































HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN TÀI
CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC I
PHỤ TRÁCH
KINH DOANH
PHÒNG
KẾ TOÁN
TÀI VỤ
PHÒNG
KỸ
THUẬT
CÔNG
NGHỆ
PHÓ GIÁM
ĐỐC II PHỤ
TRÁCH NỘI
CHÍNH

HÀNH
CHÍNH

QUẢN
TRỊ
SẢN
XUẤT
TỔ CHỨC
PHÓ GIÁM
ĐỐC III
KIÊM GIÁM
ĐỐC CÔNG
TY XNK III
TP. HCM
PHÒNG
KINH
DOANH:
1, 2, 3, 4,
5, 6, 7

CÔNG
TY XNL
1, 2, 3
PHÒNG
XÚC
TIẾN
THƯƠNG
MẠI

XÂY
DỰNG

BẢN

SẢN
XUẤT
TẠI
NHÀ
MÁY
NÔNG


9






10

A. Hội đồng quản trị (5 người)
Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn thực hiện chức năng quản lý, giám sát mọi hoạt động
của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo
nhiệm vụ mà Nhà nước giao.
Thành phần:
- Chủ tịch
- Một thành viên kiêm Tổng giám đốc
- Một thành viên kiêm trưởng ban kiểm sát
- Hai chuyên gia giỏi về lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty.
Hội đồng quản trị Công ty làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ
hàng Quý, ngoài ra có thể có những cuộc họp bất thường để giải quyết những
vấn đề cấp bách của Tổng công ty. Nhiệm kỳ của Hộ

i đồng quản trị là 5 năm.

B. Bộ máy điềuhành
Bộ máy điềuhành gồm có: - Tổng giám đốc
- Giúp việc cho Tổng giám đốc
- Hai Phó Tổng giám đốc
- Khối văn phòng Tổng công ty

B.1. Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Bộ
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, quản lý toàn bộ
con người, phương tiện, tài sản và điều hành các hoạt
động của Tổng công ty. Tham gia lập kế hoạch và triển khai kế hoạch sản
xuất kinh doanh. Đại diện cho Tổng công ty ký kết các hợp đồng. Có quyền
huy động, điều chỉnh, điều động vốn và các tài sản của đơn vị thành viên.


11
Là người đại diện cao nhất cho quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công nhân
viên trong Tổng công ty. Có quyền quyết định và tuyển dụng lao động, xử lý kỷ
luật, sa thải lao động trong Tổng công ty khi vi phạm kỷ luật.
B.2. Phó Tổng giám đốc (2 người)
Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành một hoặc
một số lĩnh vực hoạt động của Tổ
ng công ty theo sự phân công của Tổng
Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ
được Tổng Giám đốc phân công thực hiện.
Phó Tổng giám đốc có trách nhiệm thường xuyên tham mưu, bàn bạc
cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức, tài chính, sản xuất kinh doanh... tạo

điều kiện cho Tổng Giám đốc nắm bắt, điều chỉnh kế hoạch và triển khai kế
hoạch xuống các b
ộ phận.

B.3. Phòng Tổ chức cơ bản (4 người)
Có chức năng giúp việc, tham mưu cho Tổng Giám đốc thực hiện công
tác tổ chức nhân sự, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật... trong Tổng công
ty, phụ trách công tác đời sống của cán bộ Tổng công ty, quan hệ đối ngoại,
quản lý chế độ tiền lương, tiền thưởng, an toàn lao động và chế độ bảo hiểm
xã hội theo chế độ, chính sách c
ủa Nhà nước, quản lý chặt chẽ số lượng, chất
lượng cán bộ công nhân viên, hồ sơ lý lịch cáon bộ, công nhân viên, bố trí sắp
xếp các vị trí công tác phù hợp với trình độ năng lực của người lao động.

B.4. Phòng Kinh tế tài chính (12 người)
Có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi tài chính hàng năm dựa trên kế hoạch
sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Theo dõi tài sản cố định và tình hình
sử dụng tài sản c
ố định của Tổng công ty. Phối hợp với Phòng sản xuất kinh
doanh điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với tình hình
thực trạng.


12
Quản lý các nguồn vốn, hoạch toán thu chi tài chính, thực hiện tính giá
thành sản phẩm, tham mưu cho Tổng Giám đốc sử dụng các loại nguồn vốn
để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh, làm công tác chi lương và các chế độ lao động
khác cho cán bộ nhân viên trong Văn phòng Tổng công ty, thanh quyết toán
thu chi tài chính kịp thời, thực hiện chế độ báo cáo tài chính giúp cho Ban

giám đốc điều hành có lãi.

B.5. Phòng quản lý sản xuất kinh doanh.
Là Phòng tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty, đôn đốc giám sát việc thực hiện kế
hoạch đã được phê duyệt, từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn để trình lên
Ban giám đốc, làm nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm trên
cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu cho từng bộ phận s
ản xuất kinh doanh. Phối
hợp với các phòng ban, các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh để tổng hợp
hoàn thiện kế hoạch trình cấp trên phê duyệt. Nghiên cứu môi trường kinh
doanh để kịp thời điều chỉnh kế hoạch, theo dõi thực hiện kế hoạch của các bộ
phận sản xuất kinh doanh và lập báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty.

B.6. Phòng Văn phòng
Có chứ
c năng giúp việc cho Tổng Giám đốc như quản lý tài sản và các thiết
bị văn phòng của Văn phòng Tổng công ty. Làm công tác tạp vụ, văn thư, bảo vệ
nhà xưởng, đất đai, vệ sinh công nghiệp, điều tiết cung ứng vật tư, xe cộ. Thực
hiện công tác tổ chức, thi đua, hội họp, quan hệ đối ngoại...

B.7. Khối Phòng xuất nhập khẩu và kinh doanh
Cùng với các Công ty xuất nh
ập khẩu, các Phòng xuất nhập khẩu và kinh
doanh chịu trách nhiệm kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng được Bộ


13
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho phép, xây dựng các phương án kinh

doanh - xuất nhập khẩu trình cấp trên phê duyệt, thường xuyên theo dõi nắm
bắt các thông tin kinh tế trong nước; nghiên cứu thực hiện kinh doanh xuất
nhập khẩu đạt hiệu quả cao, quan hệ tốt với khách hàng, đảm bảo uy tín cho
Tổng công ty, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc
biệt chú trọng khâu thanh toán quốc tế.
Các phòng bình đẳng trong việc thự
c hiện nhiệm vụ được giao, có nhiệm
vụ phối hợp, hợp tác với nhau để giải quyết những việc có liên quan. Khi
không thống nhất ý kiến thì kịp thời trình với lãnh đạo phụ trách công việc đó
để giải quyết, không được gây cản trở và chậm trễ công việc khi cần thiết. Đối
với việc có liên quan đến nhiều phòng, Tổng Giám đốc chỉ định phòng chủ trì,
các phòng khác có trách nhiệm phối h
ợp giải quyết.
Các phòng kinh doanh được phân định thị trường như sau:
- Phòng xuất nhập khẩu I: Châu Á trừ Tây Á, các nước Châu Á thuộc
Liên Xô (cũ), úc, cửa khẩu Lạng Sơn.
- Phòng xuất nhập khẩu II: Liên Xô (cũ), Đông Âu
- Phòng xuất nhập khẩu III: Châu Mỹ, Phi, Âu (trừ Đông Âu), Tây Á
- Phòng kinh doanh tổng hợp: Thị trường nội địa, cửa khẩu Móng Cái.
- Phòng kinh doanh dịch vụ tổng hợp: Tất cả các thị trường, cửa
khẩu Lào Cai.
Việc phân định các thị trường chỉ mang tính tương đối, các Phòng khi có
khách hàng ở thị trường khác thì có thể làm trực tiếp nhưng không được chồng
chéo, cạnh tranh lẫn nhau.


3. NHÂN SỰ VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ.
Từ khi thành lập, tổng số lao động của Tổng công ty là 37463 người,
đến năm 2002 chỉ còn 5855 người, như vậy đã giảm đi 31608 người (khoảng
84,37%) do nhiều nguyên nhân:



14

- Giảm do thực hiện quyết định 176: 111 7.985 người
- Do chuyển 30 đơn vị về địa phương: 11.232 người
- Do hưu trí thôi việc và do nguyên nhân khác: 12.391 người
Bảng 1: Tình hình cơ cấu lực lượng lao động hiện nay

ST
T
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm
I Tổng lao động
- Nông nghiệp
- Công nghiệp
- Khối công nghiệp
- Khối thương mại
- Khối liên doanh
- Văn phòng Tổng công
ty
Người
%
---
---
---
---
---
5855
31
37

8
16
6
2
6865
22
51
7
13
5,2
1,8
II Chia theo giới tính
- Lao động nam
- Lao động nữ
---
---
---

41,5
58,5

42
58
III Chia theo độ tuổi
- Dưới 30 tuổi
- Từ 31 tuổi đến 45 tuổi
- Trên 45 tuổi
---
---
---

---

12
58
30

14
57,5
28,5
IV Chia theo trình độ
- Trên đại học
- Đại học
- Trung học - Cao đẳng
- Lao động phổ thông
---
---
---
---
---

0,4
14
7,6
78

0,4
14,6
10
75




15
4. KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.
Năm 1988 tổng số vốn là 49,043 tỷ VNĐ
Năm 1991 tổng số vốn là 109,6 tỷ VNĐ
Năm 2000 tổng số vốn là 163,6 tỷ VNĐ
Năm 2002, tình hình tài chính của công ty như sau:


16
Bảng 2 : Bảng cân đối tài sản của Tổng công ty năm 2002
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
Tài sản Nguồn vốn
Vốn lưu động
Vốn cố định
Tài sản cố định
Vốn XDCB
Vốn liên doanh
27,2
136,2
93,6
13,3
29,3
Ngân sách
Vốn tự bổ sung
Vốn vay
71,4
48,6
43,6

Tổng tài sản 163,6 Tổng nguồn vốn 163,6
Vốn kinh doanh: 163,6
Doanh thu: 532,2
Lợi nhuận: 2,72

Bảng 3: Tỷ số tài chính của Tổng công ty

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
1 Khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán hiện hành % 63
2 Tỷ số về vốn
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Lần 5,7
- Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 3,3
3 Tỷ số về khả năng thanh toán
- Nợ phải trả trên tổng tài sản % 27
- Tỷ trọng vốn bổ sung % 30
- Tỷ trọng vốn lưu động % 17
4 Tỷ số về khả năng sinh lời %
- Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm % 0.5
- Doanh lợi vốn tự có % 5.7
- Tỷ suất thu hồi vốn đầu tư % 1.7

Tổng tài sản tương đối thấp (163,6 tỷ VNĐ, trung bình mỗi đơn vị thành
viên chỉ có 5,5 tỷ) chủ yếu là tài sản cố định ( chiếm 83%), trong khi đó phần
lớn tài sản cố định (máy móc thiết bị) đã lạc hậu rất khó phát huy tính chủ
động sản xuất kinh doanh của tổng công ty.


17
- Khả năng thanh toán hiện hành của Tổng công ty là rất thấp (63%)

trong khi tỷ số nợ trên tổng tài sản nhỏ (27%) thể hiện tình trạng vốn lưu động
là rất nhỏ. Đây là khó khăn rất lớn đối với Tổng công ty. Do hoạt động sản
xuất kinh doanh mang tính thời vụ, cần vốn lưu động rất lớn để mua nguyên
liệu tập trung trong thời gian ngắn ( vì mua của nông dân không đượ
c mua
chịu).
- Tỷ trọng nguồn vốn của Tổng công ty chưa hợp lý, không tập trung
phát triển mạnh vào khâu tiêu thụ sản phẩm nên công ty chưa tận dụng hết
vốn có thể huy động được.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định và vòng quay toàn bộ vốn của Tổng
công ty tương đối cao, nhưng chỉ tập trung vào một vài nhà máy và các đơn vị
thương mại. Các công ty XNK đã chủ độ
ng mở rộng kinh doanh ra ngoài sản
phẩm của Tổng công ty (năm 99, 2000 sản phẩm của Tổng công ty chỉ còn
chiếm 52,2% kim ngạch XNK) đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho sản phẩm
Tổng công ty.
Hiện nay tỷ số về khả năng sinh lời thấp, trong khi tỷ số về hoạt động
khá cao thể hiện tình trạng hoạt động kém hiệu quả. Trong thực tế năm 2001
Tổng công ty có 7 doanh nghiệp thua l
ỗ (chiếm 28%), một số doanh nghiệp
có doanh số cao nhưng chỉ bù đắp cho chi phí, các doanh nghiệp có lãi cao
chủ yếu là các liên doanh nhưng phần hùn vốn của ta thường nhỏ (30%). Do
tình hình như vậy nên việc đầu tư phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào ngân
sách Nhà nước, không chủ động được trong kinh doanh.
Nhập khẩu trực tiếp rau, hoa quả, giống rau quả, thực phẩm, máy móc,
vận tư, thiết bị phương tiện vận tải nguyên vậ
t liệu phục vụ cho các đơn vị
trong và ngoài ngành.
* Các đơn vị thành viên của Tổng công ty: Thực hiện chức năng nghiên
cứu, sản xuất chế biến các sản phẩm Nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu của

thị trường trong và ngoài nước.


18
Các nhà máy sản xuất liên doanh: Chủ yếu chế biến các loại rau quả. hoa
quả tươi, nước giải khát, đồ hộp, các loại bao bì đóng gói, liên doanh liên kết
trong các lĩnh vực khoa học, trồng trọt chế biến và xuất khẩu.
Các nông trường chủ yếu là trồng cây lương thực thực phẩm phục vụ
trực tiếp cho xuất khẩu và cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy gia
công chế biến.
Việ
n nghiên cứu thực hiện chức năng nghiên cứu giống rau quả hoa
màu, nghiên cứu các loại thuốc trừ sâu, xây dựng quy trình sản xuất rau sạch,
nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Nghiên cứu khoa học
kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và chế biến một cách có hiệu quả.
Các công ty Thương mại thực hiện các chức năng kinh doanh xuất nhập
khẩu:
Mô hình 90 được áp dụng cho nền kinh t
ế thị trường góp phần nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các cơ sở và các phòng ban trực
thuộc Tổng công ty.
Mô hình này phát huy được tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo của
đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty.
Bảng 4: Số lượng các đơn vị thành viên qua các thời kỳ:
STT Đơn vị 88-90 91-98 99-02
1 Khối sản xuất nông nghiệp 31 4 3
2 Khối sản xuất công nghiệp 15 11 12
3 Khối kinh doanh thương mại 9 9 8
4 Khối nghiên cứu 4 1 1
5 Bệnh viện điều dưỡng 5

6 Khối liên doanh 2 5
7 Phòng ban Tổng công ty 12 5 12



19
Bảng 5: Giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn (1997 - 2002) của Tổng
công ty Rau quả Việt Nam
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
1999 22,9 15,1
2000 21 19,4
2001 20,100 19
2002 22,4 20,610

II. KẾT QUẢ KINH DOANH CHUNG CỦA TỔNG CÔNG TY.

Các Công ty xuất nhập khẩu đều rất chủ động trong việc tìm kiếm thị
trường, linh hoạt trong kinh doanh, thực hiện được chủ trương lãnh đạo của
Tổng Công ty là: Trong cơ chế thị trường khi xuất khẩu gặp khó khăn thì đẩy
mạnh nhập khẩu lấy nhập bù xuất sao cho đạt hiệu quả. Chính vì thế mà trong
thời gian qua tất cả các Công ty đề
u dạt mức tăng trưởng khá, đóng góp vào
thành tích chung của Tổng Công ty như bảng sau:
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu của các đơn vị thời kỳ 1999−2001.
Kim ngạch xuất khẩu (RCN−USD)
Tỷ trọng %
Đơn vị
1999 2000 2001 1999 2000 2001
Cty XNK RQ1 3.082.665 5.791.858,8 6.649.054 15.63 15,22 16,44

946.516,89
Cty XNK RQ2 650.850,58 1.400.845 3,3 2,49 3,46
Cty XNK RQ3 7.825.985,2 14.675.277 13.703.774 39,68 38,55 33,94
Cty Vtư xuất nhập khẩu 2.950.522,6 8.430.554,3 11.634.165 14,96 22,54 28,76
Cty GN−XNK Hải phòng
2.025.327 3,35 2.36 5
Cty SXDVXK rau quả 480.865 1,19
Cty TP−XK Tân Bình
71.040 0,17
Vp.Tổng Công ty 3.072.803,6 5.552.800,9 4.464.452 15,58 14,59 11,03
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng
Công ty rau quả Việt Nam)


20
Từ bảng 6 ta dễ dàng nhận thấy rằng kim ngạch xuất nhập khẩu tham
gia của Công ty xuất nhập khẩu rau quả III vào tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của Tổng công ty đạt giá trị cao nhất là 36.205.036 USD chiếm 31,6%
thời kỳ 1999−2001. Việc đạt được thành tích trên là do trong kim ngạch xuất
nhập khẩu của Công ty XNK rau quả III có phần xuất khẩu uỷ thác cho xí
nghiệp sản xuất và dịch v
ụ xuất khẩu rau quả. Tuy nhiên nếu xét theo từng
năm thì kim ngạch XNK tham gia của Công ty XNK rau quả III là không ổn
định, nếu như năm 2000 tăng 87,52% so với năm 1999 thì đến năm 2001 lại
giảm 6,26% so với năm 2000. Tỷ trọng tham gia XNK của Công ty XNK rau
quả III càng giảm dần qua các năm năm 1999 (39,68%), 2000 (38,55%), 2001
(33,94%). Nguyên nhân là do cuối năm 2000 nhà nước thay đổi cơ chế điều
hành XNK mở rộng cho phép các doanh nghiệp trực tiếp XNK thì hai đơn vị
mớ
i là Công ty sản xuất dịch vụ xuất khẩu rau quả và Công ty thực phẩm xuất

khẩu Tân Bình đã triển khai nhanh chónh tìm kiếm thị trường XNK trực tiếp.
Chính vì thế mà so với năm 2000 và so với kế hoạch bởi các đơn vị trên đã
không còn uỷ thác xuất khẩu qua công ty rau quả III nữa.
Công ty vật tư xuất nhập khẩu cũng đóng góp phần lớn vào tổng kim
ngạch xuất khẩu của Tổ
ng công ty trong giai đoạn này với kim ngạch xuất
nhập khẩu tham gia đạt 23.015.241,6 USD đứng thứ 2 sau công ty xuất nhập
khẩu rau quả III chiếm tỷ trọng 20,09%. Đây cũng là đơn vị có mức tăng
trưởng cao nhất và đều đặn trong 3 năm 1999, 2000, 2001 cụ thể năm 2000
tăng 185,7% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 45,5% so với kế hoạch năm
2001 và tăng 38% so với thực hiện năm 2000 góp pơhần xứ
ng đáng vào thực
hiện kế hoạch của Tổng công ty rau quả Việt nam.
Công ty xuất nhập khẩu rau quả I cũng góp phần đáng kể vào kim
ngạch xuất nhập khẩu chung của Tổng công ty với kim ngạch xuất nhập khẩu
là 15.523.577,8 USD đứng thứ 3 sau kim ngạch của Công ty xuất nhập khẩu
rau quả III và Công ty vật tư xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng 13,55%. Điều
đáng nói là kim ngạ
ch xuất nhập khẩu của Công ty XNK rau quả I ngày càng


21
tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2000 tăng 87,88% so với năm 1999 và năm
2001tăng 14,8% so với năm 2000.
Văn phòng Tổng Công ty đóng góp cũng không nhỏ, đạt kim ngạch
13.090.056,5 USD chiếm tỷ trọng 11,43% đứng thứ 4 sau 3 đơn vị là Công ty
XNK rau quả III, Công ty vt XNK, Công ty XNK rau quả I.
Công ty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình cũng đóng góp một phần không
nhỏ trong tổng kim ngạch XNK của Tổng công ty.





22
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU RAU
QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT
NAM

I. CÁC KHU VỰC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY.
Trong hoạt động kinh doanh XNK Tổng công ty luôn quan tâm đến giữ
vững và phát triển thị trường. Trong thời kỳ nền kinh tế đóng thị trường chính
của Tổng Công ty là Liên xô và các nước Đông Âu. Các sản phẩm được xuất
sang khu vực này chủ yếu theo nghị định thư giữa hai chính phủ, có thể trả
nợ, đổi hàng lấy vũ khí, lương thực máy móc thiế
t bị, do đó thị trường của
Tổng công ty lúc này ít biến động do có sự bảo đảm của nàh nước. Kể từ
những năm 1990 khi những biến động về chính trị ở khu vực này nổ ra thì
Tổng công ty đã mất đi một thị trường truyền thống, tổng kim ngạch XNK
giảm mạnh. Trước tình hình đó Tổng công ty đã phải tìm cách tiếp cận thị
trường mớ
i.
Từ những năm 1988−1990 Tổng công ty mới chỉ quan hệ với 18 nước
trên thế giới, đến năm 1992 tăng lên 29 nước, năm 1993 là 34 nước, năm
1999 là 36 nước, năm 2000 là 43 nước, năm 2001 thêm 9 thị trường mới là :
Canada, Libăng, Pakistan, Mondavia, Áo, Srilanka, Rumani, Isaren, song lại
giảm đi 2 thị trường là Sip và Irland.
Bảng 7: Một số thị trường lớn của Tổng công ty
STT Thị trường Đơn vị

∑ Kim
ngạch
Xuất khẩu
Tỷ trọng
XK(%)
1 Nga Nghìn RCN 7272 7272 100
2 Nhật Nghìn RCN 5815 1742 30
3 Singapore Nghìn RCN 4491 2826 63
4 Hàn Quốc -------- 3977 202 5


23
5 Mỹ -------- 2157 1334 62
STT Thị trường Đơn vị
∑ Kim
ngạch
Xuất khẩu
Tỷ trọng
XK(%)
6 Đài Loan -------- 2093 1161 55
7 Hà Lan -------- 1618 83 5
8 Mông Cổ -------- 1343 1343 100
9 Thuỵ Sĩ -------- 834 368 44
10 Trung Quốc -------- 834 494 59
11 Italia -------- 705 244 35
12 Thái Lan -------- 636 17 3
13 Pháp -------- 570 218 38
14 Hồng Kông -------- 541 445 82
15 Đức -------- 522 291 54
Những thị trường có kim ngạch XNK trên 500.000 USD với tổng kim

ngạch ngày càng tăng.
Năm 1999: 16 nước với tổng kim ngạch XNK là 33.898.061 USD.
Năm 2000: 15 nước với tổng kim ngạch XNK là 36.627.071 USD.
Năm 2001: 18 nước với tổng kim ngạch XNK là 40.331.529 USD.
Tuy có những thị trường cơ kim ngạch rất nhỏ bé chỉ trên dưới 10.000
USD nhưng đã thể hiện được tinh thần năng dộng chịu khó tìm kiếm thị
trường của các đơn vị
kinh doanh XNK, đồng thời cũng là tiền đề để Tổng
công ty tăng kim ngạch XNK trong những năm tới. Sau đây là cơ cấu thị
trường của Tổng công ty trong những năm gần đây.
Bảng 8 : Cơ cấu thị trường xuất khẩu.
<% giá trị hàng xuất khẩu>
Thị trường xuất khẩu 2000 2001 2002
Nga 37.03 25.62 25.53


24
Các nước ASEAN 16.39 18.36 13.95
Nhật bản 8.83 10.77 9.54
Thị trường xuất khẩu 2000 2001 2002
Mỹ 6.70 8.3 7.01
Tây Âu 5.25 11.05 12.61
Mông Cổ 6.82 4.025 2.3
Đài Loan 5.75 5.4 5.78
Đông Âu 4.04 2.08 2.73
Trung Quốc 2.5 4.9 5.72
Thị trường khác 6.63 9.27 16.86
(Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất khẩu năm 1999

2002)


Nhìn vào bảng trên ta thấy rõ sự biến động về cơ cấu thị trường nói
chung và thị trường xuất khẩu của Tổng công ty nói riêng. Nếu như những
năm trước 19994 Tổng công ty chỉ biết những thị trường ở các nước XHCN
chưa xuất khẩu sang Tây Âu, Nhật Bản thì đến nay đã có sự thay đổi.
Thị trường Nga vẫn là thị trường lớn nhất và tương đối
ổn định trong
những năm qua. Tuy nhiên tỷ trọng % giá trị hàng xuất khẩu sang thị trường
này cũng đang giảm dần trong những năm gần đây. Năm 2000 là 37,03%
xuống còn 22,53% vào năm 2002. Thị trường các nước Đông Âu cũng không
ổn định năm 2000 chiếm tỷ lệ 4,04% xuống còn 2,73% năm 2002. Như vậy là
quy mô thị trường truyền thống giảm dần trong thời gian qua do nền kinh tế
Nga gặp nhiều khó kh
ăn và điều đó ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của
Tổng công ty. Thay vào đó là sự tăng lên của thị trường các nước ASEAN,
Nhật, Mỹ, Tây Âu.
Thị trường các nước ASEAN với tỷ lệ % giá trị hàng xuất khẩu dứng
thứ 2 sau thị trường Nga nhưng cũng không ổn định trong những năm gần
đây, năm 2000 là 16,39% năm 2001 là 18,36% và năm 2002 là 13,95%.

×