Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Nguyễn Trung Trực & trận chiến cuối cùng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.48 KB, 6 trang )

Nguyễn Trung Trực & trận chiến cuối cùng
Trận Cửa Cạn xảy ra tại Cửa Cạn (Phú Quốc) vào khoảng đầu tháng 9 năm
1886 và kéo dài cho đến khoảng 10 cùng năm thì kết thúc, sau khi vị chủ
tướng của nghĩa quân là Nguyễn Trung Trực bị quân Pháp bắt. Đây là trận
chiến cuối cùng của cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo vào nửa cuối thế kỷ 19
ở Nam Bộ, Việt Nam.
Sau khi đánh chiếm và làm chủ đồn Rạch Giá, hai ngày sau (ngày 18 tháng 6
năm 1868), Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho liền cử Thiếu tá hải quân A. Léonard
Ausart mang quân từ Vĩnh Long sang tiếp cứu.
Đến ngày 21, đoàn quân trên theo kênh Thoại Hà tiến đến Sọc Suông (nay
thuộc xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang) và bắt đầu phản công dữ
dội. Mặc dù, nghĩa quân đã chống ngăn quyết liệt, nhưng trước vũ khí quá
mạnh của đối phương, Nguyễn Trung Trực đành phải cho quân rút về đồn
Rạch Giá, rồi rút luôn đến Ba Trại (Hòn Chông, nay thuộc huyện Kiên
Lương, tỉnh Kiên Giang). Pháp liền cho quân đuổi theo thiết lập vòng vây và
chặn hết các con đường tiếp tế đến nơi đó. Không thể ở đó được, Nguyễn
Trung Trực đã lệnh cho quân bí mật dùng ghe vượt khoảng 45 km đường
biển để ra đảo Phú Quốc.
Ngay khi đến đảo, Nguyễn Trung Trực cho nghĩa quân hợp lực cùng người
dân trên đảo đốn cây lấy gỗ để xây dựng chiến lũy và ngăn vàm sông Cửa
Cạn.
Cửa Cạn là tên một con sông dài 15 km, nay thuộc xã Cửa Cạn, huyện Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang. Sông bắt nguồn trên dãy núi Hàm Ninh chảy theo
hướng Tây-Tây Nam, qua cánh rừng Cấm, đồng Cây Sao, đồng Bà, rồi đổ ra
vịnh Thái Lan.
Lợi dụng địa hình, địa vật ở đây, Nguyễn Trung Trực đã đặt một căn cứ có
tên là Ba Trại Ngoài để trấn giữ vàm sông Cửa Cạn; và một căn cứ khác tựa
lưng vào dãy núi Hàm Ninh, có tên là Ba Trại Trong.
Khoảng đầu tháng 9 năm 1868, tàu chiến Groeland do Buochet Rivière chỉ
huy theo ra đến đảo. Tìm hiểu mục tiêu xong, thủy quân Pháp dùng súng đại
bác bắn dữ dội vào chiến lũy Cửa Cạn. Sau khi tốn nhiều đạn pháo, chiến


lũy bị phá tan, tức thì, quân Pháp đổ bộ lên đảo. Một trận kịch chiến liền
diễn ra tại vàm Cửa Cạn. Tuy chống trả quyết liệt, nhưng trước hỏa lực quá
mạnh của đối phương, nghĩa quân đành phải vừa chống ngăn vừa rút dần lên
núi Hàm Ninh. Nhờ núi cao rừng rậm che khuất và nhờ lối đánh du kích rất
có hiệu quả, nên quân Pháp không dám truy đuổi.
Ngày 19 tháng 9, tàu chiến Groeland trở về Hà Tiên rước Lãnh binh Tấn
cùng 150 lính mã-tà
[1]
từ Gò Công sang chi viện.
Theo kế hoạch của Lãnh binh Tấn, quân lính phong tỏa mọi ngõ ngách ở
đảo. Những ghe tàu nào có dấu hiệu khả nghi đến tiếp tế lương thực và đạn
dược đều bị ngăn chặn. Tấn lại cho bắt hết người dân ở nơi nghĩa quân đang
lẩn trốn, nhằm cô lập họ. Cùng lúc ấy, ở chợ Rạch Giá, thực dân Pháp cho
treo giải thưởng: Ai bày mưu bắt được ông Trực sẽ được thưởng 200 quan
tiền; ai bắt sống hay hạ sát được ông, sẽ được thưởng 500 quan tiền.
Một ngày trong tháng 10 năm 1886, chủ tướng Nguyễn Trung Trực bị Pháp
bắt, trận chiến Cửa Cạn kể như kết thúc. Tuy nhiên, việc Nguyễn Trung
Trực bị bắt hay ra hàng, các sử liệu ghi không giống nhau. Lược trích ở các
sách:
 Việt sử tân biên, quyển 5, tập thượng:
...Hương chức và dân trên đảo bị đội Tấn dọa phải theo và phụ lực với
hắn để bao vây bọn ông Trực. Sau hai trận ghê gớm, bọn ông Trực
phải trốn vào trong núi. Đội Tấn rượt theo, nghĩa quân bị kẹt trong
một khe núi nhỏ hẹp. Cùng đường, bọn ông Trực phải ra hàng...
Và một nhân sĩ miền Nam còn cho rằng (vì ham tiền thưởng) có kẻ chỉ
cho Pháp bắt mẹ ông. Pháp liền đến Hà Tiên bắt được bà và dọa giết
nếu ông không ra hàng. Người Pháp thi hành đúng theo kế hoạch này,
quả nhiên ông ra hàng.
[2]


 Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực:
Bị vây khổn, bị cô lập nên không bao lâu, Nguyễn Trung Trực đối mặt
với tình cảnh: lương thực, đạn dược đều cạn kiệt, và mẹ thì lâm cảnh
lao tù. Đắn đo mãi, cuối cùng ông viết thư cho Lãnh binh Tấn biết, ông
sẽ ra hàng nếu Pháp chấp thuận ba điều kiện:
-Một là, bãi bỏ lệnh bao vây đảo.
-Hai là, phải thả nghĩa quân và người dân bị bắt, để họ được về quê
sinh sống và yên ổn làm ăn.
-Ba là, phải thả ngay mẹ ông, và đưa đảo cho ông gặp mặt.
Thực dân Pháp chấp nhận ngay, nhưng họ chỉ thực hiện được hai điều
kiện đầu; còn điều kiện thứ ba, viện cớ mẹ ông đang bệnh nặng nên
chưa thể đưa ra đảo được. Ngày ra hàng, Nguyễn Trung Trực ăn mặc
chỉnh tề và đã được người Pháp tiếp đón với thái độ rất xem trọng.
Gặp lại ông, Lãnh binh Tấn liền lấy tình bạn xưa (trước đây hai người
có quen nhau vì cùng theo Trương Định kháng Pháp) ra đối đãi ân
cần, tử tế. Trên con tàu về lại đất liền, Tấn không ngớt lời khuyên dụ...
[3]

 Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam:
...Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn
công đảo. Đến tháng 10 năm 1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân
& nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt. Chúng nhiều
lần mua chuộc, dụ dỗ, nhưng ông không đầu hàng.
[4]

 Hỏi đáp lịch sử Việt nam, tập 4:
...Sau một số trận giao tranh, lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng nề
và ông bị địch bắt đưa về Rạch Giá.
[5]


 Việt Nam thế kỷ XIX:
...Tháng 9 năm 1868, thực dân kéo ra Phú Quốc. Nghĩa quân chiến
đấu quyết liệt, cuối cùng Nguyễn Trung Trực bị bọn tay sai bắt nộp
cho Pháp, giải về Sài Gòn. Ngày 27 tháng 10 năm 1968, ông bị địch
giải về Rạch Giá xử tử.
[6]

 Les premières années de la Cochinchine, Colonie Francaise:
Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng, chỉ vì thiếu lương thực và vì mạng
sống của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại
Phú Quốc.
[7]

Nhưng theo lời khai ít ỏi của Nguyễn Trung Trực khi ông bị giam cầm ở
Khám Lớn Sài Gòn với Đại úy Piquet, thanh tra bổn quốc sự vụ, thì sự việc
như thế này, trích biên bản hỏi cung:
...Tôi cho biết rõ rằng tôi đã tự ý quy thuận lãnh binh Tấn. Vì hắn đến
đảo, hắn bảo viết thơ yêu cầu tôi quy hàng, vì chúng tôi bị bao vây
trong núi không có gì để sống, tôi bảo một người dân trói tôi và dẫn tôi
đến Tấn. Nếu tôi muốn tiếp tục chiến đấu, hắn không bắt tôi được dễ
dàng như thế...
[8]

Rất tiếc là bản cáo của Lãnh binh Tấn gửi cho Thống đốc Nam kỳ về "Việc
bắt Nguyễn Trung trực và Tổng binh Cân" đã bị thất lạc từ ngày 23 tháng 5
năm 1950, vì thế sự việc chưa được tường tận.
[9]
Thông tim thêm
Về người mẹ
Tương truyền, Nguyễn Trung Trực rất có hiếu với mẹ. Sau khi cha mất, bỏ

lại 8 người con khiến mẹ ông phải sớm hôm tảo tần vất vả. Lúc ở Tân An
(Long An) hay khi ở Cà Mau, là con trưởng, hàng ngày ông phải đi đánh bắt
cá để có tiền mua gạo nuôi mẹ và em. Lúc ông đến ở Tà Niên, chuẩn bị tấn
công đồn Kiên Giang, ông đưa mẹ đến ẩn náu ở nhà ông Dương Công
Thuyên ở chợ Rạch Giá. Đến khi rút Hòn Chông, ông cũng đưa mẹ đi theo..
Chỉ đến khi vượt biển ra đảo Phú Quốc, ông mới đành phải để mẹ ở lại.
Theo sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, thì có người cho
rằng thực dân Pháp đã sai bắt mẹ ông, rồi tìm mọi cách để bà viết thư
khuyên con ra hàng, nhưng bà không nghe. Về sau, biết tin con ra hàng, bà
tức giận thổ huyết mà chết. Nhưng có người lại nói rằng mẹ ông không bị
quân Pháp bắt. Đây là chuyện bịa để buộc ông vì chữ hiếu mà ra hàng. Lúc
Pháp tấn công Hòn Chông, thì bà đã đi lánh nạn ở đâu không rõ. Nhưng sau
đó bà về ẩn náu ở Tân Thuận (nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà
Mau) rồi mất ở đó.
[10]
Nhưng ở một vài sách đã dẫn bên trên và trong lời khai của ông Trực đều
không có chi tiết này.
Nơi chôn cất sau khi bị chém
Bắt được Nguyễn Trung Trực, Pháp đưa ông lên giam ở Khám Lớn Sài Gòn
để lấy khẩu cung (xem Trận đồn Kiên Giang). Theo Việt sử tân biên, mặc dù
Lãnh binh Tấn đã hết sức can thiệp để Pháp tha mạng cho ông Trực, nhưng
Đô đốc Ohier không chịu. Y nói rằng không thể tha được "một người đã
không coi luật quốc tế ra gì, đã hạ một cái đồn của chúng ta và giết chết 30
người Pháp!"
[11]
Và rồi ngày 27 tháng 10 năm 1868, Pháp sai người hành
quyết ông tại chợ Rạch Giá.
Trước năm 1975, có người cho rằng: Chém ông Trực xong, người Pháp cho
ráp đầu mình lại rồi cho liệm vào hòm đem chôn cất tử tế. Mộ ông chôn
trong vòng thành ông Chánh, cách cầu ông Chánh chừng 70m. Mộ chiếm

một khu đất chừng 100 thước vuông, xây cao lên quá 3 thước, chung quang
có xiềng xích bằng sắt, nhưng khi người Pháp trở lại lần thứ hai (1946), cho
phá đi, bây giờ hãy còn vết tích.
[12]
Nhưng theo sách Hỏi đáp cuộc khởi
nghĩa Nguyễn Trung Trực, thì đây là mả của một Trung úy hải quân Pháp, và
ngôi mộ ấy đã bị phá vỡ năm 1945 khi đồng bào miền Nam cùng nổi dậy.
Lại có người cho rằng quân Pháp đã cho chôn mình ông ở sau dinh Tỉnh
trưởng (cũ), còn đầu ông thì đem bêu ở chợ Rạch Giá. Một đêm, có người
lẻn đến lấy mất.
Thực tế, cùng bị chém với ông Trực buổi ấy còn có hai người nữa nhưng
không rõ tên tuổi và đã phạm tội gì. Chém xong, Pháp đem chôn tất cả ở
phía sau dinh Tỉnh trưởng cũ (nay là Cung thiếu nhi TP. Rạch Giá, nằm kề
bên UBND tỉnh Kiên Giang), rồi không rõ ai đã trồng bên mộ một cây đa.
Năm 1986 chánh quyền tỉnh Kiên Giang đã tìm được hài cốt ông ở nơi ấy và
đã di táng về bên trong khuôn viên đình thờ Nguyễn Trung Trực tại TP.
Rạch Giá.
Bùi Thụy Đào Nguyên, soạn và tự tải lên.
Chú thích
1. ^ Mã-tà, tiếng Mã Lai, nghĩa là lính đánh thuê, trong hàng ngũ quân
đội Pháp. Xem thêm: [1]
2. ^ Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, quyển 5, tập thượng. Tác giả tự
xuất bản, Sài Gòn, 1962, tr. 198-199.
3. ^ Nhiều người soạn, Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.
Nxb QĐND, 2008, tr. 62-64.
4. ^ Nguyễn Q. Thắng & Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt
Nam. Nxb KHXH, 1992, tr. 675.
5. ^ Nhiều người soạn, Hỏi đáp lịch sử Việt nam, tập 4. Nxb Trẻ, 2007,
tr. 48.
6. ^ Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ XIX. Nxb TP. HCM, 2002, tr.

303.
7. ^ Giám đốc Sở Nội vụ Paulin Vial, Les premières années de la
Cochinchine, Colonie Francaise, 2 quyển, Challamet Ainé, Libraire
Editeru, Paris, 1874, tr.124.
8. ^ Dẫn lại theo Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, tr. 70.
9. ^ Theo Nguyễn Nghị, Nguyễn Trung Trực qua một số tư liệu của Pháp
cho biết: "Nhiều hồ sơ tương đối quan trọng trong những năm 1860
đến đầu thập niên 1870, đã được ghi là phát hiện mất. Theo một số
nhà chuyên môn thì người Pháp khi trở lại Việt Nam đã lấy đi..."(Nam
Bộ - xưa và nay, NXB TP. HCM và tạp chí Xưa và Nay, năm 2005,
tr.255.
10.^ Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, tr. 61-62.

×