Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

gioi thieu sach thu vien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.52 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 9</b>


Kính thưa các thầy cơ giáo và tồn thể các em học sinh thân mến


Trong khơng khí của những ngày mùa thu lịch sử. Đón ngày Tết độc lập của
dân tộc, chúng ta không thể quên quá khứ một thời vô cùng vẻ vang của cha anh, của
những người đã ngã xuống lấy máu đào tô thắm thêm trang sử oai hùng của dân tộc.
Hàng triệu con người đã hi sinh vì nền đọc lập của Tổ quốc, có những người mà tuổi
đời và tuổi quân còn quá trẻ. Để hiểu thêm những con người như thế, cô xin giới thiệu
với các em cuốn sách có tựa đề Mãi mai tuổi hai mươi.


Một cuốn sách bình thường như bao cuốn sách khác mà các em đã thấy và đã
cầm lên trong đời, nhưng cô mong các em hãy tĩnh tâm lại giây phút, nhìn vào chân
dung một con người hiện hình trên trang bìa và đọc vào dịng chữ dưới tên sách. Khi
đó các em sẽ thấy đây khơng phải là cuốn sách bình thường nữa, khơng phải là cuốn
sách nữa, mà là một cuộc đời, một số phận một số phận đại diện cho thế hệ thanh niên
Việt Nam thời chiến. Cuốn sách đặc biệt của ngày hơm nay có một cái tên rất trẻ, tràn
đầy sức sống: " <b>Mãi mãi tuổi hai mươi</b>" Các em sẽ đọc vào trang sách và sẽ thấy mình
đang đọc một trái tim, đọc một tâm hồn của một con người.


<i>“<b>Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi” </b>là</i>cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc viết
từ ngày nhập ngũ tháng 9/1971 đến ngày 30/7/1972 do Đặng Vương Hưng sưu tầm,
giới thiệu và được NXB Thanh Niên ấn hành vào tháng 10/2005, có khổ sách
13x19cm và độ dày 296 trang.


Nguyễn văn Thạc sinh 1952 tại Hà Nội, nhập ngũ năm 1971 và hi sinh tại chiến
trường khi chưa đầy 10 tháng tuổi quân và hai mươi tuổi đời. Cuốn Mãi mãi tuổi 20
mươi có đầu đề do Nguyễn Văn Thạc đặt tên là <b>Chuyện đời</b> ghi lại những điều mà
anh trải qua trong cuộc đời lính ngắn ngủi, cả những điều anh cảm nhận từ cuộc sống
của những ngày cịn là chàng sinh viên, là học sinh. Vì vậy đọc cuốn nhật kí ta như
đọc một tác phẩm văn học với nhiều hình thức thể hiện khác nhau: tự sự, trữ tình,
chính luận.



Các em thân mến, người các em gặp trên trang sách này là một người trai Hà
Nội. Khi anh bước chân vào ngưỡng cửa đại học là khi cuộc chiến tranh Việt Nam
đang thời kỳ căng thẳng, ác liệt nhất.


Anh học giỏi cả “xã hội” và “tự nhiên. Ở trung học anh đoạt giải nhất thi học
sinh giỏi văn toàn miền Bắc, ở đại học anh là sinh viên xuất sắc của khoa Toán - Cơ
Đại học Tổng hợp Hà Nội. Anh có thể được chọn một con đường khác vào đời.
Nhưng anh và cả thế hệ của anh, năm tháng ấy đã cởi áo sinh viên khốc lên mình áo
lính. Khơng có sự lựa chọn nào khác khi Tổ quốc lâm nguy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>“<b>Mãi mãi tuổi hai mươi”</b></i> trước hết là một cuốn nhật ký đầy đặn theo đúng
nghĩa của nó. Cuốn nhật ký được bắt đầu viết từ ngày 02/10/1971 (thời gian đầu của
cuộc đời quân ngũ) và kết thúc ngày 24/5/1972 (trước khi hành quân vào tuyến lửa).


Khoảng khắc thời gian ngắn ngủi chưa đầy một năm, một lát cắt trong cuộc đời
con người nhưng nó cho ta thấy thế giới tâm tư phong phú, thấy cả tâm hồn anh, con
người anh và đằng sau đó là một thế hệ đẹp đẽ đã sống và ra đi trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, theo tiếng gọi của Tổ quốc.


Ngay từ đầu, cuốn nhật ký đã mở ra những trang đẹp nhất của tâm hồn anh với
khát vọng ra đi, lý tưởng chiến đấu và ý thức trách nhiệm vì Tổ quốc. Anh
viết: <i>“Mình đã bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ là từ 9/3/1971,</i>
<i>tháng ba của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu và hoa bằng lăng nước”</i> và anh khát
khao:<i>“Chóng tới gia đình lớn. Nơi ta gửi gắm thời thanh xuân của mình”</i>. Xuyên
suốt cuốn nhật ký là khát vọng được vào tuyến lửa, giáp mặt quân thù.


Vì là nhật ký – Anh ghi cho mình thơi, cuốn sách mà anh tự nghĩ sẽ khơng bao
giờ có ai đọc nên tự nó đã phơ diễn trung thành thế giới tâm tư anh: Khi phơi phới
niềm vui lên đường nhưng cũng khơng ít khi buồn nản, chán chường... Song tình u,


niềm tin vẫn là nốt chủ đạo trong tâm hồn anh. Chàng thanh niên Hà Nội - Nguyễn
Văn Thạc còn dành phần lớn tâm tư của mình cho người mà mình yêu dấu. Hình ảnh
Như Anh – người con gái anh yêu xuyên suốt cuốn nhật ký. Nhiều khi người đọc có
cảm tưởng, anh đang trị chuyện cùng Như Anh, viết cho Như Anh. Hình ảnh người
con gái ấy ám ảnh anh khi buồn vui, khi đau khổ, nâng anh dậy và tiếp sức cho anh
nuôi sống lý tưởng, ước mơ; lời vẫy gọi thiết tha của ngày về. Tình cảm trong sáng,
thuần khiết đó đã tạo nên một khoảng trời dịu dàng, bình yên đầy lãng mạn trong cuốn
nhật ký.


Đây là một tình yêu lý tưởng tiêu biểu của thanh niên thời chiến tranh ấy.
Chàng trai ra trận, cô gái đi học xa, tình u vượt thời gian và khơng gian chín lên
trong tình cảm nhớ thương mong ngóng đợi chờ hi vọng của hai người.


Chị đã hỏi anh câu hỏi “<i>Hạnh phúc là gì?</i>” khi hai người cịn là học sinh. Câu
hỏi hạnh phúc bao lứa đôi thời chiến đã hỏi và tìm cách định nghĩa cho mình. Và khi
vào lính anh đã viết thư cho chị hẹn ngày 30-4-1975 anh về gặp chị và sẽ trả lời. Lời
hẹn hò như tiên tri ấy của Nguyễn Văn Thạc đã ngân một nốt trầm lắng trong lòng
người con gái anh yêu, trong lòng những người cùng thế hệ, và đọng lại hôm nay một
niềm bi tráng. Ngày 30-4-1975 đã qua nhưng Nguyễn Văn Thạc không về, bao nhiêu
người nữa như anh khơng về. Câu hỏi hạnh phúc vẫn đi tìm câu trả lời ở phía trước...


Bên cạnh dịng “suy nghĩ” cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi<i>”</i>cho ta thấy
những “sự kiện” hay nói đúng hơn hình ảnh đất nước và con người Việt Nam một thời
khói lửa chiến tranh vừa đau thương ác liệt vừa bình dị, vừa dữ dội vừa yên lành. Trên
mỗi đoạn đường anh đi là một miền quê và những con người được khắc họa trung
thực, có nét đáng yêu đáng quý nhưng anh cũng khơng ngần ngại nói lên những cái
xấu, cái bề bộn của một thời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Hơn một tháng sau anh đã hi sinh khi mới chưa đầy 10 tháng tuổi quân và chớm
20 tuổi đời. Cũng như bao người lính khác, anh bình thản vào trận, bình thản biết


mình có thể ngã xuống. Và cái anh để lại cho đời, khi sự sống đã hiến dâng cho đất
nước, là cuốn sổ ghi chép này và những bức thư gửi cho gia đình và người con gái anh
yêu.


Và trước khi để các em đọc và suy ngẫm về trang viết cuộc đời anh,cơ xin dẫn
lại những dịng anh gửi gắm lại cho tất cả những ai đang được sống hôm nay: <i>“Ừ, nếu</i>
<i>như tôi không trở lại - Ai sẽ thay tơi viết tiếp những dịng sau này? Tơi chỉ ao ước</i>
<i>rằng ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ tồn là những dịng vui vẻ và</i>
<i>đơng đúc. Đừng để trống trải và bí ẩn như những trang giấy này”.</i>


Các bạn thân mến, các bạn đã có cuốn sách này chưa? Và các bạn đã dọn mình
để bước vào khoảng <i>“trống trải và bí ẩn”</i>của một con người mãi mãi tuổi hai mươi
chưa? Nhật kí "<i><b>Mãi mãi tuổi hai mươi"</b></i> của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc sẽ là một cuốn sách
thật ý nghĩa, một tư liệu quý giá mà thư viện trường ThCS Tam Hưng muốn gửi đến độc
giả. Hi vọng các bạn tìm đọc cuốn sách với mã số


Người thực hiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10</b>


<b>MỘT SỐ LỜI DẠY VÀ MẨU CHUYỆN VỀ</b>


<b>TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ TỊCH</b>



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×