Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận CNKHXH: ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.77 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lương Minh Hạnh
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thùy Dương

MSSV: 20201443

Mã lớp bài tập: 126367

Hà Nội, tháng 7 năm 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN HỌC
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Điểm

Nhận xét của giảng viên

TÊN ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG TƠN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lương Minh Hạnh
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thùy Dương MSSV: 20201443


Mã lớp bài tập: 126367

Hà Nội, tháng 7 năm 2021

2


MỤC LỤC
Phần mở đầu…………………………………………………………………………………
1
Phần

nội

dung………………………………………………………………………………..3
Chương

1:



sở



luận

chung……………………………………………………………..3
1.1.Tơn giáo…………………………………………………….……………………..3
1.1.1.Quan niệm……………………………………………...………………..3

1.1.2.Vai trị……………………………………………………………………4
1.1.3.Nguồn gốc……………………………………………………………….4
1.2.Tính chất tơn giáo………………………………………………………….………
5
1.2.1.Tính lịch sử của tơn giáo……………………………………………...
….5
1.2.2. Tính quần chúng của tơn giáo………………………………………...
….5
1.2.3.

Tính

chính

trị

của

tơn

giáo……………………………………………….6
Chương 2: Khái qt về tơn giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo
đến

đời

sống

tinh


thần

của

người

Việt

Nam

trong



hội

hiện

đại……………………………..6
2.1.Khái qt về tôn giáo ở Việt Nam…………………………………………….……
6
2.1.1.Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam………………………………………..
….6
2.1.2.Tình hình tơn giáo tại Việt Nam hiện nay……………………………...…
8
3


2.2.Ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
trong xã hội hiện đại………………………………………………………………...…

8
2.2.1.Phương diện phong tục tập quán, văn hóa lâu đời……………………...
…9
2.2.2.Phương

diện

đạo

đức,



tưởng,

suy

nghĩ……………………………….14
2.2.3.Phương diện văn học nghệ thuật……………………………………..…
16
Chương 3: Giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
tôn giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện đại…………...
……………….17
Kết luận chung………………………………………………………………………………20
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………...……………
21

4



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã nhận
định tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có những giá trị
tốt đẹp về đạo đức, văn hóa. Vấn đề đạo đức tôn giáo đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu. Các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức nhân
bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt
Nam hiện nay. Vì lẽ đó, tơi chọn chủ đề “ Ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến
đời sống tinh thần của người Việt Nam trong xã hội hiện đại” để nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, trong suốt một thời kỳ dài, chúng ta quan niệm tôn giáo sẽ mất đi cùng
với quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Do đó, vấn đề tơn giáo ít được các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Những năm gần đây, trước yêu cầu của sự nghiệp
cách mạng trong thời kỳ đổi mới vấn đề tôn giáo được đặt ra và địi hỏi có sự nhìn
nhận, phân tích và đánh giá lại dưới những góc độ khác nhau, đặc biệt là dưới góc độ
văn hóa. Vì vậy, đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu về tơn giáo, về văn hóa tơn
giáo và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội. Tổng thể, những nghiên cứu đều
thống nhất quan điểm thừa nhận văn hóa tơn giáo có ảnh hưởng tích cực đến văn hóa
Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc. Song, cũng có những
yếu tố tiêu cực cần khắc phục bằng những giải pháp cụ thể và thực tiễn. Tuy nhiên,
do yêu cầu của xã hội hiện nay, việc nghiên cứu về văn hóa tơn giáo ở dạng chun
biệt vẫn rất thiết thực và cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài làm rõ quan điểm chủ nghĩa Mác Lê-nin về tơn giáo và từ đó
nói về sự ảnh hưởng của tôn giáo với đời sống tinh thần người Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Tiểu luận nghiên cứu một số ảnh hưởng của tôn giáo nói chung đến đời sống văn hóa

tinh thần của người Việt trên một số lĩnh vực cụ thể: tư tưởng, phong tục, văn học
nghệ thuật dưới góc độ mơn chủ nghĩa xã hội khoa học. Những lĩnh vực này rất gần
gũi và gắn bó với sinh hoạt đời sống văn hoá tinh thần của người Việt
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Tiểu luận nghiên cứu tôn giáo trong mối quan hệ với đời sống văn hố tinh thần từ
góc độ chủ nghĩa xã hội khoa học, sử dụng tổng hợp các phương pháp như kết hợp
logic với cơ sở, lý luận gắn với thực tiễn, phương pháp phân tích, so sánh và tổng
hợp tư liệu...
6. Đóng góp của đề tài
5


Trên cơ sở phân tích, đưa ra một số một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị văn
hóa tôn giáo tốt đẹp, khắc phục những hạn chế trong tơn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Ngồi ra, tiểu luận có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo
7. Kết cấu của đề tài

Đề tài được kết cấu thành 3 chương, 4 tiết và 21 trang

6


NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
1.1.

Tôn giáo
1.1.1. Quan niệm

Theo định nghĩa của giáo hội (thần học) thì tơn giáo là mối liên hệ của con

người với Thượng đế, với Thần linh, với cái tuyệt đối, với một lực lượng nào đó, với
sự siêu việt hóa,… Nhà thần học và triết học Tin Lành giáo, R. Otto (1869-1937) cho
rằng tôn giáo là “sự thể nghiệm cái thần thánh”.
Theo định nghĩa sinh học và tâm lý học về tôn giáo, tìm kiếm cơ sở của tơn
giáo trong các q trình sinh học hay tâm sinh học của con người. Một trong những
người sáng lập ra tâm lý học tôn giáo là nhà triết học theo chủ nghĩa thực dụng người
Mỹ, V. Jemes (1842-1910) giải thích: “Chúng ta thỏa thuận gọi tơn giáo là tổng thể
những tình cảm, hành vi và kinh nghiệm của cá nhân riêng biệt vì nội dung của
chúng quy định quan hệ với cái mà tôn giáo tôn sùng - Thượng đế”.
Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng tôn giáo là rất đa dạng, được
phân biệt tùy thuộc vào các nguyên tắc và xuất phát điểm. Hai ông đã nêu đặc trưng
tôn giáo dựa trên quan niệm duy vật biện chứng. Các ông cho rằng tơn giáo khơng có
lịch sử riêng của mình, khơng có bản chất đặc biệt và nội dung đặc biệt nằm ngồi
thế giới. Tơn giáo phát triển trong bối cảnh lịch sử xã hội, sự tiến hóa của tơn giáo
diễn ra tùy thuộc vào sự phát triển của sản xuất xã hội, của hệ thống quan hệ xã hội.
Trong tôn giáo, con người biến thế giới kinh nghiệm của mình thành một bản chất
tưởng tượng, đứng đối lập với nó như một vật xa lạ.
C. Mác viết: “…tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa
tìm được bản thân mình hoặc đã để mất bản thân mình một lần nữa. ... Con người
chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra
tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược”.
Ph. Ăngghen viết: “…tất cả tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào
trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống
hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang
hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
7


Như vậy, có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về tơn giáo. Dưới góc độ
khoa học, mỗi nhà nghiên cứu đều có cách nhìn nhận vấn đề tơn giáo theo hướng

nghiên cứu của mình. Trên quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, có thể nói rằng,
tơn giáo là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu
về tinh thần của con người trong xã hội, tơn giáo tạo cho con người có niềm tin vào
thế giới vơ hình nơi hư vơ, nhưng con người vẫn sống trong cuộc sống hữu hình nơi
trần thế, đồng thời tôn giáo quy định những luật lệ, nghi thức mang tính thiêng liêng
để con người thực hành, tuân theo.
1.1.2. Vai trò

Từ những cách hiểu và lý giải trên, ta nhận thấy vai trị của tơn giáo. Tơn giáo
là chỗ dựa tinh thần vững chắc của con người, là nơi có hệ thống chuẩn mực đạo đức
để con người noi theo và cũng là nơi khơi nguồn cảm hứng để sáng tạo văn hóa, nghệ
thuật, kiến trúc.
1.1.3. Nguồn gốc
1.1.3.1.
Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội của tôn giáo

Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, do lực lượng sản xuất chưa phát triển,
trước thiên nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con người cảm thấy yếu
đuối và bất lực, khơng giải thích được, nên con người đã gán cho tự nhiên những
sức mạnh, quyền lực thần bí.
Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, có áp bức bắt cơng. do khơng giải
thích được nguồn gốc của sự phân hoá giai cấp và áp bức bóc lột bất cơng, tội
ác .... cộng với lo sợ trước sự thông trị của các lực lượng xã hội. con người trơng
chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế.
1.1.3.2.

Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo

Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã
hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Khi cịn những điều mà khoa học chưa

giải thích được thì điều đó thường được giải thích thơng qua lăng kính các tôn
giáo. Ngay cả những vấn đề đã được khoa học chứng minh, nhưng do trình độ dân
trí thấp, chưa thể nhận thức đầy đủ, thì đây vẫn là điều kiện, là mảnh đất cho tôn
giáo ra đời, tồn tại và phát triển. Nghĩa là, điều gì mà con người chưa nhận thức
được, điều đó dễ bị tơn giáo thay thế. Mác viết: “Chính sự dốt nát của con người
8


mà sinh ra tơn giáo, và chính tơn giáo lại kìm hãm con người trong sự dốt nát ấy”.
Thực chất nguồn gốc nhận thức của tơn giáo chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường
điệu mặt chủ thể của nhận thức con người, biến cái nội dung khách quan thành cái
siêu nhiên, thần thánh.
1.1.3.3.

Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo

Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay trong những lúc ốm
đau, bệnh tật; ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý muốn được
bình n khi làm một việc lớn (ví dụ: ma chay, cưới xin, làm nhà,…) con người
cũng dễ tìm đến với tơn giáo. Thậm chí cả những tình cảm tích cực như tình u,
lịng biết ơn, lịng kính trọng cũng dễ dẫn con người đến với tơn giáo (ví dụ: thờ
các anh hùng dân tộc, thờ thành hoàng làng...).
Tổng lại, những nguồn gốc của tơn giáo có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Trong đó, nguồn gốc kinh tế – xã hội có vai trị quyết định.
Tóm lại, con người sinh ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sinh ra con người.
Tơn giáo cịn tồn tại lâu dài. Chỉ khi nào những nguồn gốc của tơn giáo khơng
cịn nữa, thì khi đó tơn giáo sẽ tự mất đi.
1.2.

Tính chất của tơn giáo

1.2.1. Tính lịch sử của tơn giáo
Tơn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nghĩa là nó có sự hình

thành, tồn tại và phát triển và có khả năng biến đổi trong những giai đoạn lịch sử nhất
định để thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã hội. Khi các điều kiện kinh tế - xã
hội, lịch sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo. Trong q trình vận động của
các tơn giáo, chính các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn
giáo bị phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đến một giai đoạn lịch sử nào đó,
khi khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được
bản chất các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tơn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó
trong đời sống xã hội và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi người.
1.2.2. Tính quần chúng của tơn giáo

9


Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phô biến ở tất cả các dân tộc, quốc gia, châu
lục. Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ rất đơng đảo
(gần 3/4 dân số thế giới) mà cịn thể hiện ở chỗ, các tơn giáo là nơi sinh hoạt văn hoá,
tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Dù tôn giáo hướng con người vào
niềm tin hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia, song nó ln ln phản ánh khát vọng
của những người lao động về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Nhiều tơn giáo có
tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện, vì vậy, được nhiều người ở các tầng lớp khác
nhau trong xã hội, đặc biệt là quần chúng lao động, tin theo.
1.2.3. Tính chính trị của tơn giáo

Khi xã hội chưa có giai cấp. tôn giáo chỉ phản ánh nhận thức hồn nhiên, ngây
thơ của con người về bản thân và thế giới xung quanh mình, tơn giáo chưa mang tính
chính trị. Tính chất chính trị của tơn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai

cấp, có sự khác biệt, sự đối kháng về lợi ích giai cấp. Trước hết, do tôn giáo là sản
phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các
giai cấp khác nhau trong cuộc đâu tranh giai cấp, đầu tranh dân tộc, nên tơn giáo
mang tính chính trị. Mặt khác, khi các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụng tơn giáo để
phục vụ cho lợi ích giai cấp mình, chống lại các giai cấp lao động và tiến bộ xã hội,
tơn giáo mang tính chính trị tiêu cực, phản tiến bộ.
Vì vậy, cần nhận rõ rằng, đa số quần chúng tín đồ đến với tơn giáo nhằm thoả
mãn nhu cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thể lực chính trị
- xã hội lợi dụng thực hiện mục đích ngồi tơn giáo của họ.
Chương 2: Khái quát về tôn giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo
đến đời sống tinh thần của người Việt Nam trong xã hội hiện đại
2.1.

Khái quát về tôn giáo ở Việt Nam
2.1.1. Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau và
cũng là quốc gia đa tơn giáo, tín ngưỡng. Theo thống kê, trên tồn quốc, hiện
nay có 95% dân số nước ta có đời sống tín ngưỡng. Trong đó, có nhiều tín
ngưỡng gắn với lễ và hội, mỗi tín ngưỡng, mỗi vùng lại có những lễ hội riêng
mang đậm nét văn hóa của từng khu vực. Các dân tộc trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và
tâm linh của mình. Việt Nam nằm ở vị trí giữa ngã ba của Đông Nam Á - là
10


nơi giao lưu của nhiều luồng tư tưởng văn hoá khác nhau và có vị trí thuận lợi
cho việc tiếp thu hai nền văn minh ở phương Đơng, đó là nền văn minh Trung
Hoa và văn minh Ấn Độ.
Với địa hình đa dạng, thiên nhiên vừa ưu đãi vừa ln đặt con người
trước những nguy cơ, thiệt hại nặng nề của thời tiết khắc nghiệt. Do đó,

thường nảy sinh tâm lý sợ hãi dẫn đến nhu cầu cậy nhờ vào sự che chở của các
lực lượng siêu nhiên. Việt Nam vốn là nơi quần cư của nhiều tộc người, lại có
sự pha tạp của nhiều dịng máu nên nhu cầu tâm linh cũng vô cùng phong phú,
đa dạng. Cùng với đó, văn hóa thờ phụng được hình thành qua lịch sử lâu đời.
Trong tâm thức của người Việt luôn tiềm ẩn, chứa đựng đạo lý “uống nước,
nhớ nguồn”. Điều đó thể hiện rất rõ trong đời sống, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn
giáo của họ qua các đặc điểm kể sau
Thứ nhất: Việt Nam là một quốc gia có nhiều tơn giáo
Nước ta hiện nay có l3 tơn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân
(Phật giáo, Công Giáo, Hồi giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Tứ
Ấn Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Baha'i, Minh Lý đạo - Tam Tông miếu,
Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Bà la
môn) và trên 40 tổ chức tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức hoặc đã
đăng ký hoạt động với khoảng 24 triệu tín đồ, 95.000 chức sắc và hơn 23.250
cơ sở thờ tự. Các tổ chức tôn giáo có nhiều hình thức tồn tại khác nhau. Có tơn
giáo du nhập từ bên ngồi như Phật giáo, Cơng Giáo, Tin lành, Hồi giáo; có
tơn giáo nội sinh, như Cao Đài, Hịa Hảo.
Thứ hai: Tơn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hịa bình
và khơng có xung đột, chiến tranh tôn giáo
Các tôn giáo ở Việt Nam có sự đa dạng về nguồn gốc và truyền thống
lịch sử. Mỗi tơn giáo ở Việt Nam có q trình lịch sử tồn tại và phát triển khác
nhau, nên sự gắn bó với dân tộc cũng khác nhau. Tín đồ của các tơn giáo khác
nhau cùng chung sống hịa bình trên một địa bàn, giữa họ có sự tơn trọng niềm
tin của nhau và chưa từng xảy ra xung đột, chiến tranh tơn giáo. Thực tế cho
thấy, khơng có một tôn giáo nào du nhập vào Việt Nam mà không mang dấu
ấn, không chịu ảnh hưởng của bản sắc văn hóa Việt Nam.
Thứ ba: Tín đồ các tơn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động,
có lịng u nước, tinh thần dân tộc
Tín đồ các tơn giáo Việt Nam chủ yếu là người lao động... Trong các
giai đoạn lịch sử, tín đồ các tơn giáo cùng với các tầng lớp nhân dân làm nên

11


những thắng lợi to lớn, vẻ vang của dân tộc và có ước vọng sống “Tốt đời, đẹp
đạo”.
Thứ tư: Hàng ngũ chức sắc các tơn giáo có vai trị, vị trí quan trọng
trong giáo hội, có uy tín, ảnh hưởng tới tín đồ
Trong giai đoạn hiện nay, hàng ngũ chức sắc các tôn giáo ở Việt Nam
luôn chịu sự tác động của tỉnh hình chính trị - xã hội trong và ngồi nước,
nhưng nhìn chung xu hướng tiến bộ trong hàng ngũ chức sắc ngày càng phát
triển.
Thứ năm: Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá
nhân tơn giáo ở nước ngồi
Nhìn chung các tơn giáo ở nước ta đều có quan hệ với các tổ chức, cá
nhân tơn giáo ở nước ngồi hoặc các tổ chức tôn giáo quốc tế. Đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần
200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đây là điều kiện gián tiếp
củng cố và phát sinh mối quan hệ giữa các tôn giáo Việt Nam với các nước
trên thế giới.
2.1.2. Tình hình tơn giáo tại Việt Nam hiện nay
Mặc dù sự hình thành và phạm vi ảnh hưởng với số lượng tín đồ và tác
động chính trị - xã hội khơng giống nhau. Nhưng nhìn chung đồng bào tơn
giáo đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, nhiều tín đồ và giáo sỹ đã nhận thức đúng chính sách, luật
pháp của Nhà nước, làm tốt cả “việc đạo” và “việc đời”. Tình hình kinh tế, an
ninh chính trị và trật tự xã hội ở nhiều vùng tôn giáo khá ổn định. Tuy nhiên,
do nhiều nguyên nhân khác nhau, một bộ phận đồng bào có tín ngưỡng tơn
giáo cịn băn khoăn, lo lắng tình hình hoạt động tơn giáo cịn có những diễn
biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định.

2.2.

Ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến đời sống tinh thần của người Việt
Nam trong xã hội hiện đại
Nói đến ảnh hưởng của tơn giáo đến đời sống văn hóa tinh thần xã hội
chúng ta nhất thiết không thể quên rằng, với tư cách là một thành tố của kiến
trúc thượng tầng, tơn giáo ln có sự tác động trở lại với cơ sở hiện thực, và
đơi khi có những tác động rộng lớn, sâu sắc đáp ứng những khát vọng của con
người.
12


Bởi chừng nào con người có niềm tin tơn giáo còn sống trong thế gian,
họ vẫn mong muốn được sống trong xã hội công bằng, nhân ái thông qua
những hành động chủ động được thơi thúc bởi lý trí và tình cảm tự nhiên của
những cá thể trong một cộng đồng. Tơn giáo đã tìm thấy ở đó những chất liệu
thật nhất, gần gũi với con người nhất để tạo dựng nên hệ thống ln lý, đạo
đức của mình.
Lịng tin vào tha lực - các lực lượng siêu nhiên - chính là tinh thần tín
ngưỡng của người Việt thuở xưa. Tín ngưỡng của người Việt xuất hiện từ thuở
đó và trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, tín ngưỡng đó vẫn là một trong
những điểm tựa vững chắc - điểm tựa văn hóa tâm linh giúp người Việt tồn tại
và phát triển, giữ được bản sắc của mình. Điều này cho thấy tín ngưỡng người
Việt đã góp một phần khơng nhỏ: đó là q trình "thăng hoa" và linh thiêng
hóa những cố kết cộng đồng bằng những sợi dây tâm linh, tín ngưỡng, góp
phần cố kết những phần tử xã hội
Như vậy ta thấy, tôn giáo ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tinh thần
của người Việt Nam, ta xét theo các phương diện
2.2.1. Phương diện phong tục tập quán, văn hóa lâu đời
Những thập niên gần đây, trong bối cảnh tồn cầu hóa, đời sống tơn

giáo thế giới diễn biến đa dạng và phức tạp. Số lượng các tôn giáo không
ngừng gia tăng. Sự biến đổi theo khuynh hướng hội nhập thế nói trên đã đem
lại cho đời sống tôn giáo thế giới một sự khởi sắc mới, đóng góp tích cực cho
xã hội, đồng thời, tạo ra nhiều hệ lụy phức tạp cho đời sống của nhân loại.
Trong bối cảnh đó, chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước đã làm cho
đời sống tôn giáo ở Việt Nam có những biến chuyển đáng kể. Những biến đổi
trong đời sống tơn giáo ở Việt Nam hiện đại có tác động rất lớn tới phong tục,
tập quán của người dân Việt Nam trên cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.
2.2.1.1.

Tác động tích cực
Trong bối cảnh các sinh hoạt tôn giáo được khởi sắc, nhiều

phong tục, tập quán chứa đựng giá trị nhân văn của dân tộc cũng được
phục hồi trở lại và được thực hành sống động trong đời sống xã hội.
Các phong tục như đi lễ chùa đầu năm, ăn chay, phóng sinh gắn với
những biến đổi của Phật giáo là những ví dụ điển hình.
13


Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống
của người dân Việt Nam từ ngàn xưa. Sau lễ giao thừa, người dân lên
chùa cầu cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc,…Những năm
gần đây, cùng với đà phát triển của đất nước, nhiều ngôi chùa được
trùng tu và xây mới khang trang ở khắp các tỉnh, thành. Người đi lễ
chùa vào các ngày rằm, mùng một hằng tháng, vào dịp lễ tết ngày càng
đơng hơn. Sau nghi lễ giao thừa chào đón năm mới, đền, chùa và các cơ
sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian ln nườm nượp khách dâng hương.
Khơng khí nhộn nhịp này diễn ra từ ngày đầu năm mới đến hết tháng
Giêng.

Ăn chay theo quan niệm của đại đa số tín đồ Phật giáo, Việt
Nam, ăn chay mang đến cho con người thân tâm thanh tịnh và lòng từ
bi với chúng sinh. Ngày nay, số người theo Phật giáo và thực hành ăn
chay ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, có khá nhiều quán ăn, nhà hàng
chuyên phục vụ đồ chay cho nhu cầu ăn chay ngày càng đông của
người dân. Tuy nhiên, không phải 100% số người ăn chay ở Việt Nam
hiện nay đều là tín đồ Phật giáo, nhưng đa phần trong đó đều có ảnh
hưởng từ niềm tin Phật giáo.
Tục phóng sinh cũng mang ý nghĩa sâu xa nhằm chuyển tải
thông điệp từ bi và tôn trọng sự sống mn lồi của Đức Phật. Phong
tục này đã có ảnh hưởng từ lâu trong dân gian Việt Nam và những năm
gần đây cũng được một số nhà tu hành Phật giáo quan tâm phục hồi trở
lại.
Có thể nói đó là những phong tục đẹp được duy trì trong sinh
hoạt Phật giáo ở Việt Nam, đã góp phần giáo dục tinh thần hướng thiện
cho con người Việt Nam từ xưa đến nay.
Ngoài ra, một số phong tục, tập quán khác cũng chịu tác động
rất lớn từ sự biến đổi của Phật giáo. Xu hướng các bạn trẻ tìm đến nhà
chùa làm lễ hằng thuận (kết hơn) để tăng tính thiêng cho nghi lễ hôn
nhân đang gia tăng ở nhiều nơi trong cả nước. Cùng với đó, tang ma
của một bộ phận người dân Việt Nam hiện nay (người Kinh) cũng có sự
hiện diện của nhà sư làm lễ cầu siêu, cùng đó là các nghi lễ như lập đàn
cúng 35 ngày, 49 ngày,... cũng gia tăng ở nhiều địa phương. Những
hoạt động trên nếu được tổ chức ở những chừng mực nhất định sẽ có
14


tác dụng thỏa mãn nhu cầu tâm linh, cân bằng đời sống tinh thần cho
một bộ phận người dân, là một nét đẹp mà Phật giáo đem lại cho văn
hóa truyền thống dân tộc.

Với đạo Tin lành, sự hiện diện của tôn giáo này cùng với những
giáo lý, luật lệ, lễ nghi của nó đã làm thay đổi hẳn lề lối sinh hoạt, cách
sống và hành vi ứng xử trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào dân
tộc thiểu số (DTTS) theo đạo. Từ niềm tin vào thế giới đa thần, một bộ
phận đồng bào DTTS chuyển sang niềm tin vào thế giới độc thần với sự
sáng tạo của Chúa. Khi theo đạo, đồng bào DTTS được giải phóng khỏi
những ràng buộc của các lễ nghi phiền toái, tốn kém và những kiêng cữ
lạc hậu, dần dần hình thành trong cộng đồng một nếp sống mới. Thực tế
tại khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên cho thấy, ở làng
bản nào có đơng người DTTS theo đạo Tin lành thì ở đó lối sống của
đồng bào có nhiều mặt tiến bộ hơn như: ăn ở hợp vệ sinh hơn, khu vực
nhà ở và nguồn nước sinh hoạt được quan tâm hơn; đường vào các làng
bản được dọn dẹp sạch sẽ; các hủ tục lạc hậu giảm bớt; khi ốm đau đã
khơng cịn tin vào việc cúng ma, trừ tà mà đã biết đến cơ sở y tế để
khám, chữa bệnh; đã khơng cịn để người chết ở lâu trong nhà gây ô
nhiễm như trước; cưới xin, tang ma không tổ chức dài ngày mà tiết
kiệm hơn, tang ma khơng phải mổ trâu, mổ bị cúng tế linh đình
Trước đây, đời sống sinh hoạt, giao lưu của đồng bào các DTTS
thường chỉ khép kín trong nội bộ dịng họ, làng bản, tộc người thì từ khi
theo đạo Tin lành, quan hệ giao lưu được mở rộng ra với đồng đạo bên
ngồi phạm vi đó. Ngồi ra, sinh hoạt tơn giáo cũng là mơi trường để
các tín đồ học hỏi, tăng cường hiểu biết những kiến thức mới giúp đồng
bào có thêm tri thức về chăn ni, trồng trọt, kinh doanh, buôn bán và
trở nên năng động hơn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1.2.
Tác động tiêu cực
Bên cạnh tác động tích cực, biến đổi tơn giáo ở Việt Nam cũng
có tác động tiêu cực khơng nhỏ tới phong tục, tập quán của người Việt
Nam, để lại những hệ lụy cho văn hóa dân tộc. Cùng với sự sôi động
của đời sống tôn giáo, nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu cũng có cơ hội hồi

sinh mạnh mẽ.

15


Với Phật giáo, sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng xu
thế thế tục hóa đã làm cho nhiều phong tục, tập quán truyền thống được
dung chứa trong sinh hoạt Phật giáo dần trở nên biến dạng, sai lệch.
Phong tục đi lễ chùa đầu năm, tục phóng sinh có ý nghĩa nhân
văn sâu sắc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những phong tục này
đang bị thực hành một cách sai lệch, biến tướng. Rất nhiều người
khơng cịn quan tâm đến ý nghĩa thực sự của việc đi lễ chùa đầu năm,
của việc phóng sinh, ăn chay,.. mà thực hành các phong tục đó theo
phong trào và mang tính hình thức. Mùa lễ hội đầu năm, người người,
nhà nhà đi lễ chùa để cầu đủ thứ theo nhu cầu trần tục, xơ bồ. Nghi lễ
phóng sinh hiện nay cũng được thực hiện theo phong trào, cho có lệ mà
quên mất ý nghĩa thực sự. Nhiều người khi phóng sinh xong, chim, cá
lại bị bắt trở lại và đem bán tiếp. Chính vì vậy, sau một số nghi lễ
phóng sinh của nhà chùa, chim, cá không những không được cứu mạng
mà cịn chết hàng loạt.
Bên cạnh đó, sự biến động tơn giáo đã hình thành thị trường tơn
giáo với các loại hình dịch vụ tâm linh. Điều đó có thể nhận thấy rất rõ
trong hoạt động của Phật giáo. Sinh hoạt Phật giáo ở một số nơi đang bị
biến tướng với những hoạt động tiêu cực, có tác động rất xấu tới đời
sống xã hội. Hiện tượng dâng sao, giải hạn ở một số chùa khu vực miền
Bắc hay hiện tượng cúng oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng gần đây gây
ra nhiều hệ lụy xấu cho Phật giáo và cho xã hội.
Trong xu thế mới, việc thực hành đức tin của tín đồ Cơng giáo
Việt Nam cũng có những biến đổi nhất định và cũng có những tác động
tiêu cực nhất định tới đời sống của đồng bào. Theo Kitơ giáo, Đức

Maria và các thánh khơng có quyền ban ơn mà chỉ có vai trị “cầu bầu”
làm trung gian giữa Thiên Chúa và tín đồ, nhưng với người Công giáo
Việt Nam, Đức mẹ Maria từ lâu đã được tơn xưng là Thánh Mẫu với
lịng thành kính vơ hạn. Nên gần đây, một bộ phận người Công giáo
Việt Nam cũng có chiều hướng sùng kính Đức Mẹ một cách thái quá
theo chiều hướng mê tín dị đoan.
Tác động tiêu cực nhất của sự biến đổi tôn giáo đối với phong
tục, tập quán truyền thống của người Việt Nam là sự phát triển và tác
động của đạo Tin lành đối với phong tục tập quán truyền thống của
16


đồng bào DTTS. Nhiều giá trị tốt đẹp trong phong tục tập quán truyền
thống của đồng bào đã bị ảnh hưởng thậm chí bị loại bỏ hồn tồn.
Chẳng hạn, với người Mơng, thờ cúng tổ tiên, dịng họ,... là một trong
những tín ngưỡng truyền thống, là chất keo cố kết mọi thành viên trong
gia đình, dịng họ và cộng đồng. Tuy nhiên, với bộ phận người Mông
theo đạo Tin lành, do sự khác biệt trong đức tin nên các nghi lễ nói trên
đều bị xóa bỏ và được thay thế hồn tồn bằng các nghi lễ tơn giáo. Kết
quả khảo sát gần đây cho thấy, chỉ có 4,4% người Mơng theo đạo Tin
lành ở khu vực Tây Bắc còn thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Người
Mơng cũng có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như: Lễ Tạ ơn, Lễ Nào
cống, Lễ hội Gầu tào,…Các lễ hội của người Mơng cịn chứa đựng khá
nhiều giá trị văn hóa độc đáo, tuy nhiên, hiện nay chỉ cịn 6,1% người
Mơng theo đạo tham gia vào các lễ hội dân tộc nói trên
Bên cạnh đó, một số hiện tượng tơn giáo mới xuất hiện trong
những thập niên gần đây cũng có tác động không nhỏ đến phong tục,
tập quán truyền thống của dân tộc. Những hiện tượng tôn giáo mới liên
quan đến thờ cúng Vua Hùng, thờ cúng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các
danh nhân văn hóa của dân tộc xuất hiện ngày càng nhiều và nhiều

phần gây ảnh hưởng tiêu cực tới tư tưởng và đời sống tinh thần. Ở một
số địa phương, tín đồ theo các hiện tượng tơn giáo mới nói trên đã dỡ
bỏ bàn thờ tổ tiên, gây xung đột, mất đồn kết trong gia đình, dịng họ.
Đặc biệt, xuất hiện những hiện tượng tơn giáo mang tính phản văn hóa,
phi nhân tính có tác động cực kỳ tiêu cực đối với văn hóa, đạo đức, với
thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Gần đây nhất là sự phát triển của Hội
thánh Đức Chúa Trời Mẹ tại nhiều tỉnh thành trong cả nước dấy lên hồi
chuông báo động về những tác động tiêu cực của các hiện tượng tơn
giáo mới đối với văn hóa, phong tục, đạo đức truyền thống của dân tộc
trong thời kỳ mới. Hoặc hoạt động của nhóm người tu theo pháp mơn lạ
gây nên cái chết cho hai người ở Bình Dương cũng cho thấy, hiện
tượng tơn giáo mới khơng chỉ có tác động xấu đến văn hóa, phong tục,
đạo đức truyền thống mà cịn có tác động xấu đến an ninh, trật tự xã
hội.
2.2.2. Phương diện đạo đức, tư tưởng, suy nghĩ
17


Ta nhận thấy tư tưởng và suy nghĩ cá nhân là những điều có thể
lan truyền trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày, do đó chúng ta sẽ
phân tích sự ảnh hưởng của tơn giáo có thể coi là phổ biến nhất hiện
nay, đó là Phật giáo. Vì lẽ phổ biến nên sự ảnh hưởng ngày càng được
lan rộng.
2.2.2.1.

Những ảnh hưởng tích cực
Sự hịa nhập của tinh thần từ bi, hỷ xả với tinh thần

2.2.2.1.1.


yêu nước Việt Nam
Phật giáo với những giá trị xây dựng từ tinh thần đại từ, đại bi,
cứu khổ, cứu nạn đã hòa quyện với tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa Việt
Nam. Sự hòa nhập của Phật giáo được thể hiện trong suốt chiều dài lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đã có rất nhiều vị cao tăng là
quốc sư, giúp vua trị nước, an dân thời phong kiến. Thời kỳ đầu của chế
độ phong kiến, chùa chiền cũng là nơi đào tạo giới trí thức, dạy dân
cách tổ chức đời sống.
2.2.2.1.2. Ảnh hưởng trong quan hệ ứng xử, giao tiếp
Đạo đức Phật giáo hòa nhập với các giá trị đạo đức của dân tộc
trở thành phương tiện diễn đạt quan niệm đạo đức truyền thống của
người Việt Nam. Các thuật ngữ như “từ bi, hỷ xả”, “vô ngã, vị tha”,
“cứu nhân độ thế”, “tu nhân tích đức”, …đã khơng cịn nguyên nghĩa
của riêng Phật giáo, mà trở thành một phần trong lẽ sống của người
Việt, trở thành ngôn ngữ thường ngày. Cách thức giao tiếp, ứng xử của
người Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quan niệm Phật
giáo. Nét phổ biến nhận thấy là cái thật, cái thiện ở cả thân, khẩu, ý. Về
ứng xử, giao tiếp trong gia đình, Phật giáo đề cao sự hịa thuận và trách
nhiệm của các bậc cha mẹ, anh em, vợ chồng…. Điều này được thể
hiện rất nhiều trong ca dao, tục ngữ Việt Nam: “Đi khắp thế gian,
không ai tốt bằng mẹ/Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha” đã
trở thành đạo lý, lẽ sống của người Việt.
2.2.2.1.3.
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong sự cơng
bằng, bình đẳng
Tư tưởng bình đẳng, cơng bằng của Phật giáo khi du nhập và
phát triển ở Việt Nam đã hòa nhập với tư tưởng, cơng bằng, bình đẳng
của người Việt Nam. Cơ sở của sự ảnh hưởng hòa nhập này dường như
bắt nguồn từ tư tưởng bình quân nguyên thủy của nền văn minh làng
18



xã. Phật giáo chủ trương thiết lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa
mọi người và cho rằng mọi người đều bình đẳng như nhau, trong mỗi
người đều có phật tính; trong quan hệ với người khác, mỗi cá nhân
khơng được cầu lợi cho mình… có ảnh hưởng rất lớn đối với quan
niệm sống của người Việt, điển hình như: “Một người vì mọi người,
mọi người vì một người”.
2.2.2.1.4. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo về tính trung thực
Trong giáo lý của nhà Phật, tính trung thực thuộc vào giới
“khơng nói dối” của ngũ giới. Trung thực ở ý là trung tâm điều chỉnh
hành vi theo luật nhân quả, nhân nào quả ấy. Theo đó, sự dối trá sẽ bị
nghiệp báo.
Ảnh hưởng trong tính thiện, tình nghĩa và tình thương
Tính thiện, tình nghĩa và tình thương mang bản sắc Việt Nam

2.2.2.1.5.

được con người Việt Nam hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ
nước. Phật giáo đã hịa đồng với tư tưởng truyền thống Việt Nam để
xây dựng tính thiện, tình nghĩa và tình thương. Đó là, tình “thương
người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”… Tình thương, tình
nghĩa, tính thiện thể hiện cả trong quan hệ với hiện và trong quan hệ
với quá khứ như: uống nước nhớ nguồn
2.2.2.1.6. Ảnh hưởng trong tấm lòng bao dung rộng lớn
Phật giáo đã góp phần cùng với dân tộc Việt Nam trong việc
xây dựng tấm lòng bao dung rộng lớn, vơ ngã, vị tha. Nó được thể hiện
trước lỗi lầm của con người. Trong cách ứng xử của người Việt thể hiện
rất rõ như: “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. Tinh thần
bao dung còn được thể hiện trong cách ứng xử với kẻ thù khi chúng bại

trận, trong chính sách nhân đạo đối với tù binh, hàng binh...
2.2.2.1.7. Ảnh hưởng trong tinh thần tự lực, tự chủ của mỗi
người
Phật giáo khẳng định mỗi cá nhân là chủ nhân của chính mình,
khơng phải làm nơ lệ của người khác kể cả nô lệ cho đức Phật, hãy “tự
đốt đuốc mà đi”. Tư tưởng này của Phật giáo khiến con người được giải
phóng khỏi sự trói buộc của thần quyền, nhờ đó mà được tự do. Chính
con người phải tự quyết định số phận và tiền đồ của chính mình.
2.2.2.2.
Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực, Phật giáo cũng có những tác
động tiêu cực không nhỏ tới đời sống của người Việt Nam. Với cách
19


nhìn cuộc đời là bể khổ khơng bờ bến, thốt khổ bằng tu tâm, dưỡng
tính để diệt trừ vơ minh đạt giác ngộ, Phật giáo đưa lại quan niệm sống
bi quan, yếm thế, coi cuộc đời chỉ là phù hoa, thoảng qua, là sống gửi,
thác về. Nó khiến khơng ít người Việt dễ chùn bước khi gặp khó khăn,
sống bng trôi cho qua ngày. Khi gặp trắc trở một số người Việt
thường nghĩ đến số phận, nghiệp chướng, nhân quả, hình thành tính
cách bị động, ít chịu vươn lên, hạn chế năng lực đấu tranh xã hội của
những con người hiện thực, thậm chí thờ ơ, do dự đối với cái tiêu cực,
cái ác đang gây bất bình trong xã hội; khơng tin tưởng vào hoạt động
đấu tranh tích cực cải tạo, mà chờ đợi, tin vào nhân quả tự đến.
2.2.3. Phương diện văn học nghệ thuật
Một trong những đặc trưng của văn học nghệ thuật là phản ánh
hiện thực, nó khơng phải sự mơ phỏng, minh hoạ hiện thực một cách
hời hợt, dễ dãi. Vì vậy sự hiện diện của tôn giáo như một mảng của
hiện thực đời sống con người vào trong tác phẩm văn học nghệ thuật

cũng là một thực tế, một sự tất yếu.
Có thể nói, mối quan hệ giữa tôn giáo và văn học nghệ thuật là
một mối quan hệ gắn bó lâu bền và đã được kiểm nghiệm qua thời gian.
Các tư tưởng, giáo lý tôn giáo bên cạnh các phương thức tồn tại thông
thường như nghi thức, niềm tin hoặc kiến trúc, điêu khắc... cịn mượn
hình thức biểu hiện bằng chính ngơn ngữ, hình tượng văn học để tồn
tại, lưu truyền. Về phần mình, văn học cũng tìm thấy ở tơn giáo một
nguồn mạch vô tận về đề tài, cảm hứng, motip, nhân vật, cốt
truyện...Có thể nói “tơn giáo đã góp phần tạo nên nhiều kỳ tích trong
nghệ thuật”. Hai xu hướng chính trong các tác phẩm văn học ghi đậm
dấu ấn tôn giáo là: các nhà văn dùng những tư tưởng sâu sắc, đầy nhân
bản, hướng thiện và mang đậm ý niệm triết học của tôn giáo để soi sáng
thế tục và ngược lại. Song, tác phẩm văn học nếu chỉ dừng lại ở minh
hoạ hay truyền bá nội dung tư tưởng tơn giáo thì khó có thể trở thành
kiệt tác. Ở những tác phẩm lớn, thường thấy tơn giáo đóng vai trị như
một chất liệu nghệ thuật, có những chức năng nghệ thuật riêng nhưng
quan trọng nhất là nó giúp khám phá đời sống, tâm hồn con người ở
chiều sâu mới.

20


Về cụ thể, chúng ta có thể kể đến những tác phẩm như Ánh đạo
vàng của Võ Đình Cường và Đường xưa mây trắng của Thích Nhất
Hạnh nhưng nhiều ý kiến cho rằng hai tác phẩm này chỉ là truyện kể về
đời Phật qua thao tác “diễn nôm” từ kinh Phật, chưa phải là tiểu thuyết
và phải đến tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tơi của Hồ Anh Thái
thì hình tượng Đức Phật mới trở thành hình tượng xuyên suốt trong một
tác phẩm văn chương có thể nói là thành công trên văn đàn Việt Nam
khi dám dấn bước vào một đề tài hấp dẫn và cực kỳ khó viết: Cuộc đời

Đức Phật.
Những biểu hiện của yếu tố tôn giáo trong văn học phong phú,
đa dạng, phức tạp, nhiều cấp độ, nhiều tầng bậc như thế nên việc xác
định, giải mã nó để đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm thật khơng
mấy dễ dàng. Đứng ở góc độ nào đó thì những yếu tố tơn giáo là những
chất liệu nghệ thuật có những chức năng và tác dụng trong việc tạo
dựng tác phẩm văn học cũng như chuyển tải tư tưởng, nghệ thuật của
tác giả.
Chương 3: Giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
tôn giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện đại
Tín ngưỡng, tơn giáo là vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm. Vì vậy, việc đề ra chính sách
và thực hiện chính sách đối với tín ngưỡng, tơn giáo là vấn đề khó khăn, phức tạp, phải hết
sức thận trọng. Do vậy, yêu cầu đặt ra là Đảng và Nhà nước phải dựa trên quan điểm của
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và căn cứ vào những đặc điểm của tôn giáo
ở Việt Nam để đề ra chủ trương, chính sách đối với cơng tác tín ngưỡng, tơn giáo. Xác định
rõ vai trị, thừa nhận tơn giáo là một hiện tượng xã hội còn tồn tại lâu dài, đồng thời tơn
trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Đồng thời, để khắc phục những yếu tố tiêu cực
của tôn giáo, cần quan tâm đến cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, coi trọng tuyên
truyền, vận động giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học
cho quần chúng nhân dân và các tín đồ. Đồng bào có đạo hay khơng có đạo đều là cơng dân
Việt Nam, có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau trước pháp luật.
Tình hình thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta trong những năm qua, về cơ bản
các chính sách tơn giáo ngày càng được cụ thể hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn nguyện vọng
của chức sắc và tín đồ. Nhờ chính sách phát triển kinh tế phù hợp đã làm cho đời sống vật
21


chất và tinh thần của chức sắc, tín đồ được nâng lên, hoạt động của các tôn giáo sôi nổi hơn
trước; việc xây mới, sửa chữa cơ sở thờ tự đã được nhà nước quan tâm. Chúng ta đã củng cố
khối đồn kết những người có tín ngưỡng, tơn giáo với nhau. Chức sắc, tín đồ ngày càng tin

tưởng vào chính sách của Đảng, vào cơng cuộc đổi mới ở nước ta. Đồng thời chúng ta đã
ngăn chặn, phá vỡ được những âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tơn giáo vì mục
đích kinh tế, chính trị…
Trong khi thấy rõ ưu điểm, thành tựu như vậy, chúng ta cũng thấy một số hạn chế, đó
là: Các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng tôn giáo để thục hiện âm mưu “DBHB” đối với
nước ta. Chính sách tơn giáo của ta vẫn cịn chung chung, chậm được cụ thể hố, một số cán
bộ đảng viên cịn hạn chế trong việc nhận thức, đánh giá thấp tầm quan trọng của công tác
tôn giáo. Việc giải quyết vấn đề tơ giáo ở nơi này hay nơi khác cịn nhiều bất cập và đã tác
động tiêu cực đến việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Một bộ phận
khơng nhỏ chức sắc, tín đồ các tơn giáo có biểu hiện suy thối đạo đức, lợi dụng tơn giáo để
tun truyền mê tín dị đoan, kiếm tiền bất chính. Nhiều vụ việc nổi cộm liên quan đến tín
ngưỡng, tơn giáo cịn xảy ra, và có những lúc chúng ta vẫn bị động hoặc xử lý vụ việc liên
quan đến tôn giáo thiếu tế nhị - làm mất lịng tin của chức sắc, tín đồ, là kẽ hở cho kẻ xấu lợi
dụng.
Từ đó, ta thấy việc nắm vững những quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách của nhà
nước trên lĩnh vực tôn giáo nhằm phát huy tính tích cực và tự giác của tồn dân. Vì vậy
Đảng ta đã xác định: tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,
đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Nội dung cốt lõi
của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của
hệ thống chính trị và việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều
phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Với nhận thức như vậy, để làm tốt cơng tác vận động
quần chúng nhân dân nói chung và các tín đồ tơn giáo nói riêng, chúng ta cần lưu ý và thực
hiện tốt một số nội dung sau:
-

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về cơng tác tơn giáo trong các tín đồ tơn giáo để họ hiểu, thực hiện đúng

-


quan điểm của chúng ta đối với tôn giáo.
Để cơng tác vận động quần chúng có kết quả, địi hỏi cán bộ làm cơng tác vận
động phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng; được trang bị đầy đủ kiến
thức về tơn giáo; có kỹ năng, gọi đúng chức sắc và biết tôn trọng họ, gần gũi họ
nhưng phải giữ vị thế của mình; phải tuyệt đối tơn trọng những sinh hoạt tín
22


ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Đồng thời kiên trì thuyết
phục, tránh những hành vi thơ bạo và không được gợi lại những gam màu tối, đặc
-

biệt không được tranh luận những lĩnh vực nhạy cảm…
Để tránh bị các thế lực chính trị lợi dụng tơn giáo, chúng ta cần chú trọng vận
động quần chúng nêu cao cảnh giác trước những âm mưu “DBHB” của các thế
lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Cần phân biệt rõ tín đồ tơn
giáo với người lợi dụng tôn giáo, phần tử phản động lợi dụng tôn giáo với những
chức sắc, nhà tu hành và quần chúng tốt để tuyên truyền, vận động. Khi giải quyết
vấn đề tơn giáo phải thật sự khéo léo, có chứng cứ rõ ràng, có sức thuyết phục,
khơng nóng vội, chủ quan. Điển hình kể tới vụ Nguyễn Văn Lý, Thích Trí Tựu tại

-

Huế.
Thường xuyên quán triệt các quan điểm, chính sách về tín ngưỡng, tơn giáo của
Đảng, nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và những người làm công tác vận
động quần chúng nhằm nâng cao nhận thức về công tác tôn giáo. Thực hiện tốt
qui chế dân chủ ở cơ sở; đổi mới nội dung, phương thức cơng tác vận động đồng
bào tín đồ các tơn giáo, phù hợp với đặc điểm của đồng bào có nhu cầu ln gắn


-

bó với sinh hoạt tơn giáo và tổ chức tơn giáo.
Củng cố, kiện tồn bộ máy tổ chức làm cơng tác tơn giáo của Đảng, chính quyền,
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân; xây dựng qui chế phối hợp phát huy sức mạnh
và hiệu quả công tác của hệ thống chính trị. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp, nhất là tại địa phương

Những giải pháp nêu trên, đó là những giải pháp cơ bản trong cơng tác vận động
quần chúng tín đồ và chức sắc các tơn giáo, góp phần cùng với hệ thống các giải pháp trên
các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hố, quốc phịng, an ninh để từng bước xây dựng một xã
hội mới ngày càng tự do, ấm no, hạnh phúc hơn, góp phần hạn chế những tiêu cực của các
tôn giáo.

23


KẾT LUẬN CHUNG
Như trên đã phân tích, đạo đức tơn giáo có nhiều điểm tích cực, phù hợp với xã hội ta
hiện nay. Song, cũng sẽ là không khoa học, nếu chúng ta tuyệt đối hóa đạo đức tơn giáo, thổi
phồng vai trị của nó. Ph.Ăngghen từng khẳng định rằng, ngay cả một số yếu tố tiến bộ của
đạo đức tôn giáo cũng chỉ giống với đạo đức mới của chúng ta về mặt hình thức mà thơi. Vì
vậy, mặc dù tôn giáo "là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn của hiện thực" nhưng rất
cuộc nó vẫn chỉ là một sự phản kháng mang tính tiêu cực, thụ động của con người mà thơi.
Có thể nói, trong điều kiện hiện nay, việc phân tích vai trị của đạo đức tôn giáo để
khẳng định một cách khách quan, khoa học những đóng góp, đồng thời chỉ ra những ảnh
hưởng tiêu che của nó trong đời sống xã hội là điều cần thiết. Chúng ta hy vọng rằng, những
giá trị nhân văn, hướng thiện, những chuẩn mực đạo đức tiến bộ trong tôn giáo sẽ giúp phần
làm phong phú hệ giá trị đạo đức của dân tộc và hữu ích trong cơng cuộc xây dựng xã hội
mới.

Tín ngưỡng, tơn giáo là vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm. Vì vậy, việc đề ra chính sách và
thực hiện chính sách đối với tín ngưỡng, tơn giáo là vấn đề khó khăn, phức tạp, phải hết sức
thận trọng.

24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tác giả, Tác phẩm, NXB, Năm xuất
bản.
1, GS. TS Hồng Chí Bảo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Giáo dục và
Đào tạo ,2019
2, TS Nguyễn Đức Lữ chủ biên, Bài giảng Lý luận khoa học về tín ngưỡng và tơn
giáo, Học viện chính trị quốc gia, 2001.
3, Vũ Đức Chính, Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh
thần người Việt hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
4, Nguồn tài liệu từ các trang web trên internet:
- Ban tơn giáo chính phủ />- Tôn giáo và dân tộc />- Cơ quan nghiên cứu Học viện chính trị thành phố HCM: />- Đảng Cộng sản Việt Nam: />- Ban tuyên giáo Trung ương:
-

/>Tạp chí tổ chức nhà nước: />
25


×