Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Giáo án mơn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
TUẦN 1
Tập đọc (Tiết 1+2)
BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp
của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: cảm xúc háo hức, vui vẻ của ácc bạn học sinh trong ngày khai giảng
lớp 2.
- Hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật
trong chuyện.
- Có tình cảm q mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc
nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Em đã chuẩn bị những gì cho ngày khai - HS thảo luận theo cặp.
giảng?
- 2-3 HS chia sẻ.
+ Cảm xúc của em như thế nào?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá kiến thức
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu.
- Cả lớp đọc thầm.
- Luyện đọc câu: GV gọi HS đọc nối tiếp từng - HS đọc nối tiếp.
câu.
- Luyện đọc từ khó: lống, rối rít, ríu rít, rụt
rè, níu, vùng dậy, …
- HS lắng nghe.
- Luyện đọc lời nhân vật:
+ GV đọc mẫu lời nhân vật: giọng nhanh, thể - 2-3 HS đọc.
hiện sự phấn khích.
- 2-3 HS luyện đọc.
+ YC HS luyện đọc.
- Luyện đọc câu dài: Nhưng vừa đến cổng
trường,/ tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp/ đang
ríu rít nói cười/ ở trong sân; Ngay cạnh
chúng tơi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
1
chặt tay bố mẹ,/ thật giống tơi năm ngối.;…
- Giải nghĩa từ khó: háo hức, tủm tỉm, ríu rít,
rụt rè, ….
- Luyện đọc đoạn: GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong
sgk/tr.11.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời
hoàn thiện vào VBTTV/tr.4.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách
trả lời đầy đủ câu.
- 2-3 HS chia sẻ.
- 3 HS đọc nối tiếp các đoạn.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Đáp án đúng: a, b, c.
C2: Bạn ấy khơng thực hiện được mong
muốn vì các bạn khác cũng muốn đến
sớm và nhiều bạn đến trước bạn ấy.
C3: Điểm thay đổi: tính cách, học tập,
quan hệ bạn bè, tình cảm với thầy cơ,
trường lớp, …
C4: Thứ tự tranh: 3-2-1.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 2-3 HS đọc.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản
đọc.
- Gọi HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/ tr.11.
- 2-3 HS đọc.
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1 đồng thời hoàn - 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao
thiện vào VBTTV/tr.4.
lại chọn ý đó.
- Tuyên dương, nhận xét.
- Yêu cầu 2: HDHS đóng vai để luyện nói lời - HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng
chào tạm biệt, lời chào thầy cơ, bạn bè.
vai luyện nói theo yêu cầu.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- 4-5 nhóm lên bảng.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dị:
- HS chia sẻ.
- Hơm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
__________________________________________
Tập viết (Tiết 3)
CHỮ HOA A
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Biết viết chữ viết hoa A cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Ánh nắng tràn ngập sân trường.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
2
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa A.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là
mẫu chữ hoa gì?
- 1-2 HS chia sẻ.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá kiến thức
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa A.
+ Chữ hoa A gồm mấy nét?
- 2-3 HS chia sẻ.
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ
hoa A.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết - HS quan sát.
vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- HS quan sát, lắng nghe.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
- HS luyện viết bảng con.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng
dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu
ý cho HS:
- 3-4 HS đọc.
+ Viết chữ hoa A đầu câu.
- HS quan sát, lắng nghe.
+ Cách nối từ A sang n.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao,
dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa A và
câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- HS thực hiện.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hơm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS chia sẻ.
__________________________________________
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
3
Nói và nghe (Tiết 4)
NHỮNG NGÀY HÈ CỦA EM
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ.
- Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá kiến thức
- 1-2 HS chia sẻ.
* Hoạt động 1: Kể về điều đáng nhớ
trong kì nghỉ hè.
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh,
trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
+ Trong tranh có những ai?
+ Mọi người đang làm gì?
- Theo em, các tranh muốn nói về các sự
việc diễn ra trong thời gian nào?
- Tổ chức cho HS kể về kì nghỉ hè, lưu ý - 1-2 HS trả lời.
chọn những điều nổi bật, đáng nhớ nhất.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ
- Nhận xét, động viên HS.
trước lớp.
* Hoạt động 2: Cảm xúc của em khi trở
lại trường sau kì nghỉ hè.
- YC HS nhớ lại những ngày khi kết thúc
kì nghỉ hè, cảm xúc khi quay lại trường
học.
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách bạn theo cặp.
diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- HS lắng nghe, nhận xét.
* Hoạt động 3: Vận dụng:
- HDHS viết 2-3 câu về kì nghỉ hè: có thể
viết một hoạt động em thích nhất, một nơi
em từng đến, cảm xúc, suy nghĩ của em - HS lắng nghe.
trong kì nghỉ hè, …
- YCHS hồn thiện bài tập trong VBTTV,
tr.4,5.
4
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dị:
- Hơm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
__________________________________________
Tập đọc (Tiết 5 + 6)
BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: cần phải biết quý trọng thời gian, yêu lao động; nếu để nó trơi qua
sẽ khơng lấy lại được.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ vật; kĩ
năng đặt câu.
- Biết yêu quý thời gian, yêu quý lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
* Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài Tôi là học sinh lớp 2.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- Nêu những thay đổi khi bạn ấy lên lớp 2?
- 1-2 HS trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá kiến thức
- 2-3 HS chia sẻ.
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu.
- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp - Cả lớp đọc thầm.
từng khổ thơ.
- HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc từ khó: lịch cũ, nụ hồng, tỏa, hạt
lúa, chín vàng, gặt hái, vẫn cịn,…
- HS đọc nối tiếp.
- Giải nghĩa từ khó: vở hồng.
- Luyện đọc nhóm: GV quan sát, hỗ trợ HS.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- Các nhóm luyện đọc theo cặp.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong
sgk/tr.14.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời - HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
5
hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.5.
C1: Bạn nhỏ hỏi bố ngày hơm qua đâu
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách rồi.
trả lời đầy đủ câu.
C2: Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ
trồng; trên cành hoa trong vườn; nụ hồng
lớn thêm mãi, đợi đến ngày tỏa hương,
trong vở hồng của em.
- HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ.
C3: Bố dặn bạn nhỏ phải học hành chăm
- Nhận xét, tuyên dương HS.
chỉ để “ngày qua vẫn còn”.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- HS thực hiện.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản
đọc.
- Gọi HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/ tr.14.
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn
thiện bài 2 trong VBTTV/tr.5.
- Tuyên dương, nhận xét.
- Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm
được.
- GV sửa cho HS cách diễn đạt.
- YCHS viết câu vào bài 2, VBTTV/tr.6.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dị:
- Hơm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS nêu nối tiếp.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
__________________________________________
Chính tả (Tiết 7)
NGHE – VIẾT: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Tổ chức cho HS hát
2. Khám phá kiến thức
6
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi:
+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào
bảng con.
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở sốt lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc YC bài 2, 3.
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.6.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm
tra.
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dị:
- Hơm nay em học bài gì?
- HS chia sẻ.
- GV nhận xét giờ học.
__________________________________________
Luyện từ và câu (Tiết 8)
TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, HOẠT ĐỘNG. CÂU GIỚI THIỆU
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.
- Đặt được câu giới thiệu theo mẫu.
- Phát triển vốn từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động.
- Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Khám phá kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ sự vật,
hoạt động.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- 1-2 HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- 1-2 HS trả lời.
- YC HS quan sát tranh, nêu:
- 3-4 HS nêu.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
7
+ Tên các đồ vật.
+ Các hoạt động.
+ Tên đồ vật: quần áo, khăn mặt, cặp sách,
mũ.
+ Các hoạt động: đi học, viết bảng, chải
tóc.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- YC HS làm bài vào VBT/ tr.6.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét.
- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 2: Viết câu giới thiệu.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC.
- 1-2 HS đọc.
- Bài YC làm gì?
- 1-2 HS trả lời.
- Gọi HS đọc các từ ngữ cột A, cột B.
- 3-4 HS đọc.
- GV tổ chức HS ghép các từ ngữ tạo thành - HS chia sẻ câu trả lời.
câu giới thiệu.
- YC làm vào VBT tr.7.
- HS làm bài.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài 3.
- HS đọc.
- HDHS đặt câu theo mẫu ở bài 2.
- HS đặt câu (Tôi là học sinh lớp 2B).
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dị:
- Hơm nay em học bài gì?
- HS chia sẻ.
- GV nhận xét giờ học.
__________________________________________
Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)
VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về bản thân.
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích theo chủ đề.
- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu bản thân.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Khám phá kiến thức
* Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- 1-2 HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- 1-2 HS trả lời.
8
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
- YC HS quan sát tranh, hỏi:
+ Bình và Khang gặp nhau ở đâu?
- 2-3 HS trả lời:
+ Bình và Khang gặp nhau ở sân bóng đá.
+ Khang giới thiệu tên, lớp, sở thích.
+ Khang đã giới thiệu những gì về mình?
- HDHS nói và đáp khi giới thiệu về bản
thân.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS lên thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS
nghe.
- YC HS thực hành viết vào VBT tr.7.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.
- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu
chuyện.
- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu
chuyện, tên tác giả.
- Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của
HS.
3. Củng cố, dặn dị:
- Hơm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thực hiện nói theo cặp.
- 2-3 cặp thực hiện.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
- 1-2 HS đọc.
- HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư
viện lớp.
- HS chia sẻ theo nhóm 4.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
Bài 18: TỚ NHỚ CẬU
I
MỤC TIÊU
Giúp HS:
1. Đọc đúng các tiếng có vần khó, đọc rõ ràng câu chuyện Tớ nhớ cậu, bước đầu
biết đọc lời nhân vật với ngữ điệu phù hợp. Nhận biết được các sự việc trong câu
chuyện và cách thể hiện tình cảm bạn bè của nhân vật sóc và kiến.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
9
2. Nghe – viết đúng chính tả đoạn bài Tớ nhớ cậu (Từ Kiến là ... đến bày tỏ nỗi nhớ
nhung); biết trình bày tên bài và đoạn văn; biết viết hoa chữ cái đầu tên truyện,
đầu câu. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/ k; iêu/ ươu; en/ eng.
3. Phát triển vốn từ chỉ tình cảm bạn bè; Nhận biết câu hỏi, câu kể, câu bộc lộ cảm
xúc.
4. Viết được 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.
5. Đọc mở rộng bài thơ viết về tình bạn.
6. Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. Biết yêu quý bạn bè.
II CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
– Đề tài (câu chuyện viết về điều gì?) và đặc điểm VB tự sự.
– Đoạn văn kể lại một sự việc.
2. Phương tiện dạy học
– GV chuẩn bị clip bài thơ Tình bạn của tác giả Trần Thị Hương hoặc clip về
cảnh vui chơi của HS lớp mình trong giờ ra chơi hoặc trong một hoạt động
ngoại khoá.
– GV chuẩn bị một số bài thơ về tình bạn để tổ chức tiết dạy Đọc mở rộng như:
Rừng sao vui, Bập bênh, Bí mật của thủ mơn, Đội lân xóm em, Bơng hoa trên
bãi biển,...
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1 – 2
ÔN BÀI CŨ
HS đọc 1 đoạn bài Gọi bạn và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài
học đó.
ĐỌC
10
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
1. Khởi động
– GV có thể cho HS nghe một bài hát về tình bạn của thiếu nhi.
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm theo câu hỏi gợi ý:
+ Khi chơi cùng với bạn em cảm thấy thế nào? (rất vui, rất thích, cảm thấy thoải
mái,...)
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
11
+ Khi xa bạn em cảm thấy thế nào? (rất buồn, không muốn xa bạn, rất nhớ bạn,
mong được gặp lại bạn,...)
+ Đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp.
– GV giới thiệu bài mới: Tớ nhớ cậu.
Lưu ý: GV cũng có thể cho HS xem clip về cảnh HS lớp mình đang vui chơi
cùng nhau. Sau đó u cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý: Khi chơi cùng
với bạn, em cảm thấy thế nào?
2.
Đọc văn bản
– GV hướng dẫn cả lớp:
+ GV giới thiệu: Bài đọc nói về tình bạn thân thiết giữa kiến và sóc nhưng vì kiến
chuyển nhà nên hai bạn phải xa nhau. Các em đoán xem hai bạn đã làm thế nào
để thể hiện tình cảm nhớ mong dành cho nhau?
+ GV đọc mẫu toàn bài đọc. Chú ý đọc đúng lời người kể chuyện bằng ngữ điệu
nhẹ nhàng; Những câu trong thư của sóc gửi kiến và kiến gửi sóc được đọc
bằng giọng biểu cảm, thể hiện nỗi nhớ mong; Ngắt giọng, nhấn giọng đúng
chỗ. HS đọc thầm theo GV.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đọc đối với các em như
nắn nót, nhận lời,... (miền Bắc); thường xuyên, viết thư,... (miền Nam)
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài. (VD: Kiến khơng làm sao / cho sóc
biết / nó rất nhớ bạn; Cứ thế / nó cặm cụi viết đi viết lại / trong nhiều giờ liền;
Không lâu sau / sóc nhận được một lá thư / do kiến gửi đến;…)
+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến Sóc gật đầu nhận lời, đoạn 2:
tiếp theo đến A, thư của sóc; đoạn 3: cịn lại).
– HS luyện đọc theo nhóm:
+ HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm cho đến hết bài.
+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
12
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
+ GV mời 1 – 2 HS đọc lời giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB (cặm
cụi, nắn nót).
– GV mời 1 HS đọc lại toàn bộ văn bản.
3.
Trả lời câu hỏi
Tùy đối tượng HS, GV có thể hướng dẫn HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp, nhóm.
Câu 1. Khi chia tay sóc, kiến có cảm xúc thế nào?
– HS làm việc chung cả lớp:
+ Một HS đọc to câu hỏi, cả lớp đọc thầm.
+ GV nhắc HS đọc lại đoạn 1 và tìm câu trả lời.
+ GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án: Khi chia
tay sóc, kiến rất buồn.
Câu 2. Sóc đồng ý với kiến điều gì?
– HS làm việc theo cặp:
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
13
+ Đọc thầm câu hỏi.
+ Từng em trả lời câu hỏi, sau đó thống nhất câu trả lời. VD: Sóc đồng ý thường
xuyên nhớ tới kiến.
– HS làm việc chung cả lớp:
+ GV mới 2 – 3 em trả lời câu hỏi.
+ GV khích lệ HS có cách diễn đạt khác nhau.
– GV có thể nêu 1 câu hỏi để kết nối các sự việc trong câu chuyện: Sóc đã làm gì
để giữ lời hứa với kiến?
+ Mời HS xung phong phát biểu.
+ Thống nhất câu trả lời: Sóc đã viết thư cho kiến.
Câu 3. Vì sao kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc ?
– HS làm việc nhóm:
Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp án: Kiến phải
viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì kiến chưa biết cách diễn tả bằng tình cảm
của mình.
– GV mời 2 – 3 HS trả lởi câu hỏi trước lớp và nhận xét.
Câu 4. Theo em, hai bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu không nhận được thư của
nhau?
– HS làm việc cá nhân và nhóm:
+ Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm.
+ GV mời 2 – 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét. Vì đây
là câu hỏi mở, GV nên khuyến khích HS trình bày theo quan điểm riêng. (Em
nghĩ là nếu hai bạn không nhận được thư của nhau thì hai bạn sẽ rất buồn / Hai
bạn sẽ rất nhớ nhau / Có thể kiến sẽ giận sóc vì khơng giữ lời hứa.)
Lưu ý: Sau khi chốt câu trả lời, tùy theo đối tượng HS, GV có thể mở rộng câu
14
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
hỏi liên hệ thực tế. Chẳng hạn, trong câu chuyện Tớ nhớ cậu, kiến và sóc viết
thư cho nhau để thể hiện tình bạn thân thiết. Cịn các em thường làm gì để thể
hiện tình bạn thân thiết? (em thường rủ bạn đi học cùng, em thường gọi điện
trao đổi bài với bạn, em cho bạn mượn những quyển truyện hay,...)
– GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.
4. Luyện tập sau bài đọc
Câu 1. Đóng vai sóc và kiến để nói lời chào kiến khi chia tay.
HS thảo luận nhóm và thực hành đóng vai:
– GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm, thay nhau đóng vai sóc nói lời chia
tay, đóng vai kiến đáp lời chia tay.
VD:
(1) Kiến: Tạm biệt cậu! Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy!
Sóc: Tất nhiên rồi! Tạm biệt cậu nhé!
(2) Sóc: Chào cậu nhé! Tớ mong được gặp lại cậu.
Kiến: Tạm biệt cậu! Nhớ viết thư cho tớ nhé!
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
15
– GV mời một số nhóm lên đóng kịch trước lớp.
Các nhóm khác quan sát và nhận xét bạn về tư thế, tác phong, vẻ mặt cùng lời nói.
Câu 2. Em sẽ nói với bạn thế nào khi: – Bạn chuyển đến một ngôi trường khác; –
Tan học, em về trước. Bạn ở lại chờ bố mẹ đến đón.
– HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm:
+ Từng em suy nghĩ về tình huống, sau đó trao đổi nhóm.
+ Trong mỗi nhóm, HS đổi vai cho nhau để nói lời chào tạm biệt và đáp lời chào
tạm biệt.
– Ở tình huống thứ nhất, GV nêu câu hỏi gợi ý thảo luận: Hãy tưởng tượng em
và bạn học chung một lớp. Sau đó, gia đình bạn chuyển đến nơi khác sinh
sống, bạn chuyển đến một trường học mới. Trong tình huống đó, em sẽ nói gì
với bạn? Nếu em là bạn, em sẽ đáp lời chào tạm biệt ấy thế nào?
– Ở tình huống thứ hai, GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bằng gợi ý: Nếu em
về trước bạn, em sẽ nói gì với bạn? (Chào cậu nhé, tớ về trước đây./ Hẹn gặp
cậu vào sáng mai nhé!/ Cậu ở lại sau nhé! Chắc là bố mẹ cậu sắp đến đón rồi
đấy./ Tạm biệt cậu nhé. À tớ có một quyển truyện tranh rất hay. Cậu có thích
đọc trong lúc chờ bố mẹ đến đón khơng? Tớ cho cậu mượn.). Nếu em là người
ở lại, em sẽ nói gì với bạn? (Tạm biệt cậu!/ Cậu về trước nhé!,…)
– Một số HS đại diện nhóm nói và đáp lời chào tạm biệt trước lớp. GV và cả lớp
nhận xét, chốt lại nội dung trả lời đúng.
Lưu ý: Tuỳ điều kiện thời gian, GV có thể chỉ cho HS thực hiện 1 trong 2 tình
huống.
5.
Luyện đọc lại
1 HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.
TIẾT 3
16
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
VIẾT
1.
Nghe – viết:
– GV nêu yêu cầu nghe – viết bài Tớ nhớ cậu: Kiến là bạn thân của sóc. Hằng
ngày, hai bạn rủ nhau đi học. Một ngày nọ, nhà kiến chuyển sang một cánh
rừng khác. Sóc và kiến rất buồn. Hai bạn tìm cách gửi thư cho nhau để bày tỏ
nỗi nhớ.
– GV đọc 1 lần đoạn văn sẽ viết chính tả cho HS nghe.
– GV mời 1 – 2 HS đọc lại đoạn văn trước lớp.
– GV hướng dẫn HS :
+ Quan sát những dấu câu có trong đoạn văn sẽ viết (có thể cho HS nhìn trong
SGK hoặc GV chiếu đoạn văn trên màn hình), giúp các em biết nêu tên các dấu
câu: dấu phẩy (2 lần xuất hiện) và dấu chấm (5 lần xuất hiện).
+ Viết hoa tên bài, viết hoa chữ đầu câu.
+ Viết những tiếng khó hoặc những tiếng dễ viết sai lẫn do ảnh hưởng của cách
phát âm địa phương.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
17
VD: chuyển, sang,... (miền Bắc); rủ, buồn,... (miền Nam).
– GV đọc tên bài, đọc từng cụm từ hoặc câu ngắn cho HS viết vào vở.
– GV đọc lại đoạn văn cho HS sốt lại bài viết. Sau đó, HS đổi vở cho nhau để
phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo nhóm.
– GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.
2. Tìm từ có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k gọi tên mỗi con vật trong hình. Viết các từ tìm
được vào vở.
– GV cho HS quan sát tranh con cua, con cơng, con kì đà, con kiến.
– 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.
– HS làm việc cá nhân, tìm và viết vào vở từ bắt đầu bằng c hoặc k con vật được
vẽ trong tranh.
– GV dán lên bảng 4 tờ phiếu dưới mỗi tranh, phát bút dạ mời 4 HS thi làm bài .
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: cua, cơng, kì đà, kiến.
3. Hồn thành bài tập a hoặc b
a. Chọn tiếng có vần iêu hoặc ươu thay cho ơ vng.
– HS làm việc theo nhóm:
+ GV chiếu đoạn văn cần hoàn chỉnh lên bảng và mời 1 HS đọc yêu cầu (đọc cả từ
trong ngoặc đơn).
+ HS thảo luận, chọn tiếng có vần iêu hoặc ươu trong ngoặc đơn thay cho ơ
vng.
Sau đó viết tiếng tìm được vào phiếu học tập hoặc vào vở.
– GV mời 1 – 2 HS lên bảng chữa bài tập. Cả lớp nhận xét. GV chữa bài tập:
nhiều, hươu, khướu.
b. Tìm từ ngữ có tiếng chứa en hoặc eng
– HS làm việc theo nhóm:
18
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
+ HS thảo luận để tìm tiếng có vần en hoặc eng. VD: dế mèn, thẹn thùng, bẽn
lẽn, xen kẽ, len lỏi; xà beng, leng keng, cái xẻng, quên béng,... Viết từ đã hoàn
thành vào phiếu học tập hoặc vào vở.
– GV có thể tổ chức hoạt động học tập này dưới hình thức chơi trị chơi hoặc thi
tìm từ ngữ.
+ GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án
đúng.
– GV nhận xét tiết học.
TIẾT 4
LUYỆN TẬP VỀ TỪ VÀ CÂU
Bài tập 1. Tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè
– HS làm việc theo nhóm:
+ HS nối tiếp nhau tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè (Nên viết từ ngữ tìm được vào
phiếu học tập của nhóm hoặc viết vào vở. VD: thân thiết, gắn bó, chia sẻ, quý
mến,...).
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
19
– GV tổ chức chữa bài trước lớp:
+ Đại diện một số nhóm phát biểu kết quả làm việc của nhóm.
+ Cả lớp nhận xét thống nhất đáp án.
– GV khen ngợi các nhóm tìm được nhiều từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè.
– Lưu ý: GV cũng có thể thay hình thức trình bày trước lớp bằng các trị chơi.
Bài tập 2. Chọn từ ngữ thích hợp thay cho ô vuông (thân thiết, nhớ, vui đùa)
– GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm.
– GV chiếu từ ngữ cần chọn lên bảng. GV gọi 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
– GV chiếu đoạn văn cần hoàn thiện lên bảng. u cầu nhóm thảo luận, tìm
trong thẻ từ những từ ngữ phù hợp.
– GV yêu cầu các nhóm giơ cao thẻ từ có từ ngữ tìm được. Sau đó mời đại diện
một nhóm lên trước lớp trình bày kết quả thảo luận.
– GV và HS nhận xét đánh giá, thống nhất đáp án.
Để rèn tư duy phản biện, tùy theo đối tượng HS, GV có thể hỏi: Vì sao khơng
chọn từ “vui đùa”? Vì sao “nhớ” khơng thể đứng ở vị trí ơ trống thứ nhất hoặc
thứ ba?
– GV mời 1 HS đọc đoạn văn đã hoàn thiện.
Bài tập 3. Chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B
– HS làm việc chung cả lớp:
+ GV nêu mục đích của BT3: Bài tập này yêu cầu HS hiểu được từng câu dùng
để làm gì, từ đó tìm được câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B.
+ GV mời 1 − 2 HS đọc yêu cầu (đọc cả nội dung trong khung). Cả lớp đọc thầm.
+ Từng HS làm bài tập sau đó thảo luận nhóm.
– HS làm việc theo nhóm:
+ Từng HS làm bài tập sau đó thảo luận nhóm.
20
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
+ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, trao đổi theo gợi ý: Câu 1 cho biết hai
bạn thường làm gì? Câu 2 hỏi về điều gì? Câu 3 thể hiện cảm xúc gì của
kiến dành cho sóc? Câu 1/2/3/ dùng để làm gì? (kể lại sự việc/ hỏi điều
chưa biết/ bộc lộ cảm xúc). Nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu? (dấu chấm,
dấu hỏi chấm, dấu chấm than).
– Một số HS trình bày kết quả thảo luận. GV và HS chốt lại nội dung trả lời.
TIẾT 5 – 6
LUYỆN TẬP
1.
Nói về việc làm của các bạn trong tranh
– HS làm việc nhóm:
+ GV chiếu từng tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận nhóm theo
câu hỏi gợi ý: Tranh vẽ cảnh gì? Vì sao em biết?
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
21
+ Một số HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. GV và HS chốt lại nội
dung tranh:
+ Tranh 1: Trên con đường làng, có ba bạn học sinh đi đến trường. Các bạn vừa
đi vừa chuyện trò vui vẻ, vẻ mặt tươi cười. Phía xa, một em nhỏ được mẹ đưa
đến trường. Cánh đồng lúa ven đang đang chín rộ.
+ Tranh 2: Ba bạn đang cùng nhau thảo luận nhóm/ trao đổi bài. Trên bàn có mấy
quyển sách. Một bạn ngồi giữa đang lấy tay chỉ vào sách. Hai bạn còn lại đang
lắng nghe. Một bạn đặt tay lên cằm như đang suy nghĩ. Có lẽ các bạn đang thảo
luận về một vấn đề khá thú vị.
+ Tranh 3: Khung cảnh sân trường giờ ra chơi. Một nhóm 3 bạn đang chơi nhảy
dây. Bạn nam có vẻ nhảy dây rất khéo, bàn chân của bạn đưa lên nhịp nhàng
theo sợi dây. Một nhóm hai bạn khác đang chơi đá cầu. Trái cầu đang bay lên
theo bàn chân của bạn nam. Bạn nữ trong tư thế sẵn sàng đón trái cầu. Giờ ra
chơi của các bạn thật là vui.
2. Viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng bạn
– HS làm việc chung cả lớp:
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
+ GV mời 2 − 3 HS hỏi đáp cùng GV theo từng câu hỏi gợi ý:
+ Em đã tham gia hoạt động gì cùng bạn?( học tập/ vui chơi/ sinh hoạt câu lạc bộ
võ thuật, sinh hoạt câu lạc bộ nghệ thuật, câu lạc bộ cờ vua...).
+ Hoạt động đó diễn ra ở đâu? (trong lớp học, trên sân trường, trong thư viện,
trong vườn trường,...)
+ Em và các bạn đã làm những gì? (cùng học tốn, học tiếng Việt, học vẽ, thảo
luận nhóm, chơi trị chơi trong giờ ra chơi, đọc sách, sinh hoạt sao Nhi đồng,
cùng em chơi trốn tìm, cùng chia quà bánh cho nhau,…)
+ Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó? (vui, thoải mái, thích, ln
muốn được vui chơi/ học tập cùng bạn).
22
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
– HS hoạt động cặp đơi, cùng nói về hoạt động tham gia cùng bạn.
– HS làm việc cá nhân:
+ Từng HS viết đoạn văn vào vở. Viết xong, đổi bài cho bạn cùng soát và sửa
lỗi diễn đạt.
– HS làm việc chung cả lớp: Một số HS đọc bài trước lớp. HS nghe nhận xét của
thầy cô và các bạn.
– GV thu vở, đánh giá bài làm của HS.
TIẾT 6
ĐỌC MỞ RỘNG
1. Tìm đọc một bài thơ về tình bạn
– GV cho HS nghe một bài thơ viết về tình bạn, chẳng hạn bài Tình bạn của tác
giả Trần Thị Hương. GV hỏi HS: Việc các bạn đến thăm thỏ nâu bị ốm thể hiện
điều gì?
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
23
(tình bạn thân thiết/ tình cảm của các bạn trong lớp dành cho thỏ nâu/ các bạn
mong thỏ nâu khỏi ốm để đi học).
– GV giới thiệu nội dung đọc mở rộng: Thơ về tình bạn.
– HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm:
+ Mỗi HS chọn đọc một bài thơ. Khi đọc, chú ý đến những điều sau: Tên của bài
thơ, tên của tác giả, nội dung bài thơ viết về ai, về việc gì?
+ Viết vào vở những điều em đã tìm hiểu được về bài thơ
+ Trao đổi với bạn về bài thơ em chọn đọc.
– GV tổ chức đánh giá hoạt động đọc của cá nhân, nhóm:
+ GV gọi 3 – 4 HS giới thiệu bài thơ mình đã chuẩn bị.
+ GV và HS nhận xét, góp ý.
2.
Nói về những điều em thích trong bài thơ đó.
– HS làm việc cá nhân và theo nhóm:
+ Từng HS suy nghĩ về những điều mình thích trong bài thơ. Đó có thể là câu
thơ, hình ảnh thơ HS cho là thú vị hoặc nhân vật trong bài thơ, cách gieo vần
trong bài thơ,...
+ Trao đổi với bạn điều mình thích trong bài thơ.
– GV tổ chức đánh giá hoạt động đọc của cá nhân, nhóm:
+ GV gọi 3 – 4 HS chia sẻ điều em thích trong bài thơ.
+ GV và HS nhận xét góp ý.
– HS viết một câu thơ vào sổ tay.
CỦNG CỐ
– GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung
chính. Sau bài 18 – Tớ nhớ cậu, các em đã:
24
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
+ Hiểu được tình bạn gắn bó thân thiết. Biết cách nói và đáp lời chào lúc chia tay
+ Viết bài chính tả và làm bài tập chính tả.
+ Nhận biết từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè.
+ Viết được 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.
– HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay khơng thích, cụ thể ở
những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về
bài học.
– GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
– Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188
25