Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Van 8Tuan 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.34 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> NGỮ VĂN – BÀI 9</b>


Ngày soạn: 20 /10/2012 Ngày dạy: 22/10/2012 Dạy lớp 8A- 8B


<i><b> Tiết 33 – 34 Văn bản: </b></i><b>HAI CÂY PHONG</b>
(Trích Người thầy đầu tiên )


<i><b> Aimatốp </b></i>


<b>-I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:</b>
<i>1. Về kiến thức: </i>


- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích. Sự gắn bó của
người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.


- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
<i>2. Về kĩ năng: </i>


- Đọc – hiểu một văn bản có có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những
đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biaaur cảm trong một đoạn trích tự sự.


- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn
trích.


<i>3. Về thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.</i>
<b>II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS</b>


<i>a. Chuẩn bị của GV:</i> Nghiên cứu SGK, SGV Tài liệu "Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS" Tập II; soạn giáo án.


<i>b. Chuẩn bị của HS:</i> Học bài cũ; đọc, tóm tắt và trả lời các câu hỏi phần Đọc


-Hiểu văn bản.


<b>III. TIẾN TRìNH BÀI DẠY</b>


<i><b>* Ổn định tổ chức:</b></i>


- Kiểm tra sĩ số lớp 8 A, B: /32


- Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn.


<i><b>1. Kiểm tra bài cũ:</b> KT Miệng (15 phút)</i>


<i>* Câu hỏi: Phân tích ngắn gọn tâm trạng của Giơn-xi trong đoạn trích Chiếc lá</i>
<i>cuối cùng của O. Hen-ri?</i>


<i>* Đáp án – Biểu điểm:</i>


Khi phân tích tâm trạng của Giôn-xi phải đảm bảo các ý sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Khi thấy dây thường xuân vẫn còn một chiếc lá cuối cùng kiên cường chống
trọi với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống Giơn-xi đã có sự thay đổi trong
suy nghĩ, hành động: cô đã lấy lại được niềm tin, lạc quan trong lòng trỗi dậy một sức
sống mới, một nghị lực mới để chiến thắng bệnh tật, chiến thắng giây phút yếu đuối
của tâm hồn. (5 điểm).


<i>* Đặt vấn đề vào bài mới (1') Các em yêu q, hơm nay cơ trị chúng ta sẽ</i>
cùng nhau đến thăm đất nước Cư-rơ-gư-xtan xa xơi và tươi đẹp, có núi đồi, thảo
nguyên, những dãy núi trập trùng và áng mây lơ lửng bên trên "chẳng khác nào một
đoàn chiến hạm đang bơi về một nơi về một nơi nào đấy" (An-đrây Tu-cốp) để làm
quen với nhà văn nổi tiếng của đất nước này là Ai-ma-tốp qua đoạn trích Hai cây


<i>phong.</i>


(Ghi đầu bài)


<i><b>2. Dạy nội dung bài mới</b> (29 phú)t</i>
<b>I. Đọc và tìm hiểu chung (14 phút)</b>


<i><b>1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm</b></i>


HS: Đọc phần chú thích <sub></sub> SGK (tr - 99)


<b>TB: Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà văn Ai-ma-tốp?</b>


GV: Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên
trường Đại học nông nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Từ năm 1956 ông học trường viết văn
mang tên Gc-ki ở thủ đơ Mát-xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959) ơng làm phóng
viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan. Tác phẩm đầu tiên khiến ông nổi tiếng
là tập Chuyện núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm
1963) gồm ba truyện: Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ và Mắt lạc
<i>đà. Ơng cịn viết nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như: Cánh đồng mẹ (1963), Vĩnh biệt</i>
<i>Gun-xa-rư (1967), Con tàu trắng (1970), và Một ngày dài hơn thế kỉ (1980)...Đề tài</i>
chủ yếu trong các truyện ngắn của ông là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất
lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu tình bạn, tinh thần
dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời kì chiến tranh, thái độ tích cực đấu
tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc
của những tập tục lạc hậu.


- Ai-ma-tốp sáng tác bằng hai thứ tiếng Cư-rơ-gư-xtan và tiếng Nga. Ông là ủy
viên BCH hội nhà văn Liên xô năm 1967 và được tặng Giải thưởng Quốc gia Liên xô
năm 1968.



<i>- Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn của Cư-rơ-gư-xtan. (trước đây là một</i>
<i>nước thuộc Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Xơ viết) </i>


<b>TB: Nêu xuất xứ của đoạn trích?</b>


- Văn bản Hai cây phong là phần đầu truyện Người thầy đầu tiên, nhan đề là
do nhà biên soạn SGK đặt.


<i>- Văn bản "Hai cây phong" là phần đầu truyện "Người thầy đầu tiên”.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

của thế kỉ XX. Thời đó trình độ phát triển ở nơi đây còn rất thấp, tư tưởng phong kiến
gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rúm. Cô bé An-tư-nai
mồ cơi sống trong gia đình chú thím ở làng Ku-ku-rêu, chẳng được học hành và chịu
sự giám sát, sai khiến hà khắc của bà thím. Thầy Đuy-sen được Đồn thanh niên cử
về làng để mở trường dạy học đã kịp thời cứu giúp cho em đến trường học. Bà thím
ác nghiệt ép gả bán An-tư-nai làm vợ lẽ cho người ta. Một lần nữa em lại được thầy
Đuy-sen giải thoát, đưa lên tỉnh học rồi đến học tiếp ở Mát-xcơ-va. Sau này trở thành
nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nơ-va. Cịn thầy Đuy-sen bấy giờ đã già làm nghề
đưa thư. Khi An-tư-nai cịn đang dạy học trường làng, có một hơm thầy Đuy-sen
mang về hai cây phong và bảo em: "Hai cây phong này thầy mang về cho em đây.
Chúng ta sẽ cùng trồng và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em sẽ
trưởng thành, em sẽ là một người tốt...Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non,
như đôi cây thông nhỏ này..."


<i><b>2. Đọc</b></i>


GV: Nêu yêu cầu đọc: văn bản thể hiện sự gắn bó giữa người kể chuyện (nhân vật
tôi) với hai cây phong, với quê hương nên khi đọc các em cần thể hiện được điều đó
qua giọng đọc truyền cảm, sâu lắng. Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hai cây


phong, miêu tả vẻ đẹp của quê hương qua con mắt của nhân vật tôi của đám trẻ làng
Ku-ku-rêu.


- GV đọc đoạn từ đầu đến "thân thuộc ấy" (tr - 98).
- Gọi 2 HS đọc đoạn còn lại;


- GV nhận xét và uốn nắn cách đọc của HS.


<b>TB: Giải thích nghĩa của từ: </b><i><b>thảo nguyên, phong, nông trang</b></i><b>?</b>
- HS dựa vào chú thích (3,5,11) để trả lời.


GV: Về nhà các em tìm hiểu tiếp các chú thích cịn lại.


<b>TB: Trong văn bản này có những phương thức biểu đạt nào được sử dụng?</b>
- Phương thức biểu đạt tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.


<b>TB: Câu chuyện trong văn bản được kể theo ngôi kể nào?</b>


- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, số ít (xưng tôi) và ngôi thứ nhất số
nhiều (xưng chúng tôi).


<b>Kh: Căn cứ vào đại từ nhân xưng "tôi, chúng tôi" của người kể chuyện, hãy xác</b>
<b>định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong văn bản?</b>


- Trong văn bản, người kể chuyện khi thì xưng tơi, khi thì xưng chúng tơi.
Người kể chuyện xưng chúng tôi bắt đầu từ "Vào năm học cuối cùng..." đến "lẩn sau
chân trời xa thẳm biêng biếc kia". Phần còn lại từ đầu bài văn đến "chiếc gương thần
xanh" và từ "tôi lắng nghe" đến hết, người kể chuyện xưng tơi. Do đó, văn bản này
gồm hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau.



<b>Kh: Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào (nhân danh ai) ở từng mạch</b>
<b>kể ấy?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nhưng lại nhân danh cả "bọn con trai" ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là
một đứa trẻ trong bọn.


<b>Kh: Trong mạch kể, mạch kể nào quan trọng hơn? Vì sao?</b>


- Trong hai mạch kể, mạch kể của người kể chuyện xưng tơi quan trọng hơn.
Vì căn cứ vào độ dài văn bản của hai mạch kể, vào cái thế bao bọc của mạch kể này
đối với mạch kể kia thì ta thấy mạch kể của người kể chuyện xưng tôi trong bài văn
là quan trọng hơn.


<b>Kh: Việc tác giả lồng ghép hai mạch kể như vậy có tác dụng gì?</b>


- Hai mạch kể bổ sung cho nhau diễn tả được những tình cảm, cảm xúc vừa
riêng, vừa chung; đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên và tình yêu làng quê là tình
cảm sâu sắc và rộng lớn của cả một thế hệ.


GV: Để giúp các em cảm nhận được nội dung câu chuyện và nghệ thuật kể chuyện
của tác giả, cơ trị ta đi tìm hiểu văn bản. Đối với văn bản này ta sẽ phân tích theo hai
mạch kể của người kể chuyện.


<b>II. Phân tích (15 phút)</b>


HS: Đọc thầm đoạn từ "Vào năm học cuối cùng... biêng biếc kia".
<b>TB: Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn văn vừa đọc?</b>


<i><b>1. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ</b></i>



GV: Trong mạch kể này ta có thể chia làm hai đoạn nhỏ: đoạn trên liên quan đến hai
cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè bọn trẻ chạy ào lên
phá tổ chim; đoạn dưới liên quan đến thế giới đẹp vô ngần mở ra trước mắt bọn trẻ
khi chúng ngồi trên những cành cây cao.


<b>TB: Tìm những chi tiết miêu tả hai cây phong trong kí ức tuổi thơ của tác giả?</b>
<i>- Cứ mỗi lần chúng tơi reo hị [...] hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả</i>
<i>đung đưa như muốn chào mời chúng tơi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào</i>
<i>xạc dịu hiền. Và chúng tơi, lũ nhóc con đi chân đất, công kênh nhau bám vào các mắt</i>
<i>mấu và cành cây trèo lên cao làm trấn động cả vương quốc lồi chim.</i>


<b>Kh: Miêu tả hai cây phong trong kí ức tuổi thơ, tác giả sử dụng biện pháp nghệ</b>
<b>thuật nào? Hãy phân tích?</b>


- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa, các từ ngữ có tác dụng gợi hình, gợi
cảm để miêu tả hai cây phong. Hai cây phong tuy chỉ được phác họa qua đôi ba nét
nhưng đó là những nét phác thảo tài ba của một họa sĩ. Hai cây phong "khổng lồ" với
các "mắt mấu" các "cành cao ngất" với "bóng râm mát rượi" với động tác "nghiêng
ngả, đung đưa như muốn chào mời..." lại thêm "hàng đàn chim... chao đi chao lại trên
đầu" tô điểm cho bức tranh ấy. Từ sự miêu tả của nhân vật tơi có thể thấy hai cây
phong là người bạn thân thiết, gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật tôi,
của đám con trai, bạn bè cùng trang lứa với nhân vật tôi.


<b>TB: Trong mạch kể của người kể chuyện xưng </b><i><b>chúng tơi</b></i><b>, cái gì thu hút người kể</b>
<b>chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

là cái thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng mà bọn trẻ nhìn thấy
khi trèo lên những cành cao ngất của hai cây phong.


<b>TB: Em hãy phát hiện những chi tiết miêu tả thế giới đẹp đẽ vô ngần qua con</b>


<b>mắt của bọn trẻ?</b>


<i>- Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt.</i>


<i> + Chuồng ngựa [...] chỉ như một căn nhà xép bình thường.</i>
<i> + dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong làn sương mờ đục.</i>
<i> + nhìn thấy không biết bao nhiêu,bao nhiêu là vùng đất...</i>


<i> + Những dịng sơng lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh.</i>
<i> + Chúng tôi trên nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và</i>
<i>tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ</i>
<i>lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia.</i>


<b>Kh: Em hình dung như thế nào về "thế giới đẹp đẽ vô ngần" qua sự miêu tả của</b>
<b>nhân vật </b><i><b>tôi</b></i><b>?</b>


- Dưới con mắt họa sĩ của người kể chuyện, bức tranh thiên nhiên hiện lên thật
sống động với "chân trời xa thẳm", "thảo ngun hoang vu", "dịng sơng lấp lánh",
"làn sương mờ đục" và lọt thỏm giữa không gian bao la ấy là chuồng ngựa của nơng
trang trơng bé tí tẹo. Bức tranh ấy cịn được tơ màu "nơi xa thẳm biêng biếc của thảo
nguyên", "chân trời xa thẳm biêng biếc", "làn sương mờ đục", "những dịng sơng lấp
lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc". Càng làm tăng thêm chất bí ẩn đầy sức
quyến rũ của những miền đất lạ.


Từ độ cao "ngang tầm cánh chim bay" các cậu bé đã nhìn thấy cả một thế giới đẹp đẽ
vơ ngần trong không gian bao la và ánh sáng. Làng Ku-ku-rêu trên đất nước
Cư-rơ-gư-xtan đã hiện lên dưới những đôi mắt trẻ thơ như thế nào? Này đây, "đất rộng bao
la làm chúng tôi sửng sốt", này đây "chồng ngựa của nơng trang mà chúng tơi vẫn coi
là tịa nhà rộng nhất thế gian... chỉ như căn nhà xép bình thường ".Phía xa là dải thảo
ngun hoang vu mất hút trong làn sương mờ đục và xa hơn nữa là "Những dịng


sơng lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh". Từ vị trí ấy, tầm nhìn
tuổi thơ được mở rộng, chiều suy nghĩ được khơi sâu, cả tâm hồn và trí tuệ như đang
cùng cất cánh để cảm nhận biết bao vẻ đẹp rộng dài, lắng nghe biết bao âm thanh
huyền ảo; suy nghĩ và mộng mơ, khát vọng biết bao điều thiêng liêng, kì thú.


<b>TB: Qua phân tích, em nhận thấy hình ảnh hai cây phong và trí ức tuổi thơ hiện</b>
<b>lên như thế nào?</b>


<i>* Hai cây phong là người bạn vô cùng thân thiết, gắn bó với tuổi thơ, là nơi</i>
<i>tiếp sức cho tuổi thơ mở rộng tầm nhìn để khám phá thế giới kì diệu.</i>


<b>TB: Tác giả lồng ghép hai mạch kể có tác dụng gì ?</b>


- Hai mạch kể bổ sung cho nhau diễn tả được những tình cảm, cảm xúc vừa
riêng, vừa chung; đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên và tình yêu làng quê là tình
cảm sâu sắc và rộng lớn của cả một thế hệ.


<b>Tiết 2</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Kiểm tra sĩ số lớp 8A ,8B: /32


<i><b>* Kiểm tra bài cũ KT Miệng (5’)</b></i>


<i> Câu hỏi: Việc tác giả lồng ghép hai mạch kể như vậy có tác dụng gì? Em</i>
nhận thấy hình ảnh hai cây phong và trí ức tuổi thơ hiện lên như thế nào?


<i> Đáp án – Biểu điểm:</i>


- Hai mạch kể bổ sung cho nhau diễn tả được những tình cảm, cảm xúc vừa
riêng, vừa chung; đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên và tình yêu làng quê là tình


cảm sâu sắc và rộng lớn của cả một thế hệ. (5 điểm)


- Hai cây phong là người bạn vô cùng thân thiết, gắn bó với tuổi thơ, là nơi
tiếp sức cho tuổi thơ mở rộng tầm nhìn để khám phá thế giới kì diệu.(5 điểm)


<i>Chuyển ý Ở tiết học trước các em đã thấy được hai cây thông là người bạn vơ</i>
cùng thân thiết, gắn bó với tuổi thơ của nhân vật tôi và những người bạn cùng trang
lứa. Nhờ hai cây phong mà những chú bé làng Ku-ku-rêu được mở rộng tầm nhìn,
vươn tới bao điều bổ ích. Tiếp theo tiết học này cơ cùng các em tìm hiểu mạch kể thứ
hai (người kể xưng tôi)của đoạn truyện về hai cây phong.


HS: Tóm tắt lại văn bản Hai cây phong.


<i><b>2. Hai cây phong và thầy Đuy-sen</b> (30 phút)</i>


HS: Đọc thầm đoạn từ "phía trên làng tơi" "đến"say sưa ngây ngất".
<b>TB: Hai cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào?</b>


<i>- Phía trên làng tơi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn.</i>


<i>+ chúng ln hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi.</i>
<b>TB: Em cho biết nghĩa của từ "hải đăng"? </b>


- Hải đăng: đèn biển, thường dựng ở mũi đất hoặc trên một hòn đảo để hướng
dẫn tàu thuyền đi lại ngoài khơi hoặc ra vào bến cảng.


<b>Kh: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để giới thiệu hai cây phong và</b>
<b>cho biết ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật ấy?</b>


- Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh hai cây phong với "những ngọn hải đăng


đặt trên núi". Với cách so sánh như vậy người kể muốn khẳng định vai trị khơng thể
thiếu của hai cây phong đối với mọi người. Nó như là một tín hiệu để nhận biết làng
Ku-ku-rêu của những người đi xa, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào của nhân vật
<i>tôi, của dân làng về hai cây phong.</i>


<b>Kh: Em có suy nghĩ gì về vị trí của hai cây phong ở "giữa một ngọn đồi"?</b>


- Phong là một loại cây to, thân cao và thẳng. Hai cây phong mọc sừng sững
nổi bật trên cao giữa một ngọn đồi, xung quanh chỉ toàn cỏ mọc. Điều này chứng tỏ
sức sống mãnh liệt của hai cây phong và chính nó đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho mọi
người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>- [...] mỗi lần về quê... tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt nhìn hai</i>
<i>cây phong thân thuộc ấy.</i>


<i>- Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa... nhưng tơi thì bao giờ cũng cảm biết</i>
<i>được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.</i>


<i>- [...] lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: "Ta sắp được thấy</i>
<i>chúng chưa, hai cây phong sinh đơi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi</i>
<i>mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo</i>
<i>cho đến khi say sưa ngây ngất".</i>


<b>Kh: Theo em, trong lời lẽ trên nhân vật </b><i><b>tơi</b></i><b> đã tự bộc lộ tình cảm gì của mình đối</b>
<b>với hai cây phong?</b>


- Qua những lời tâm tình của nhân vật tơi có thể thấy nhân vật tơi có tình cảm
gần gũi, u q hai cây phong như người thân yêu của mình. Dường như hình ảnh
hai cây phong ln hiện hữu trong tâm trí của nhân vật tơi "đứng xa khó lịng nhìn
thấy ngay được... lúc nào cũng nhìn rõ", "mỗi lần về quê... thân thuộc ấy" tức là việc


nhìn thấy hai cây phong sau bao ngày xa cách là một nhu cầu tình cảm khơng thể
thiếu của một con người có mối quan hệ gắn bó với hai cây phong, với q hương.
Tình cảm gắn bó ấy thể hiện thật xúc động "Đã bao lần tôi từ chốn xa xôi trở về
Ku-ku-rêu" tơi lại mong "chóng về tới làng... ngây ngất". Vậy là, bên cạnh hình ảnh hai
cây phong sừng sững, hiên ngang là hình ảnh một con người yêu quê hương tha thiết.
<b>G: Tại sao những cảm xúc đó lại gắn liền với "nỗi buồn da diết" ở nhân vật </b><i><b>tôi</b></i><b>?</b>


- Hai cây phong là hình ảnh trong sáng, tươi đẹp, thân thuộc với tuổi thơ êm
đềm của nhân vật tôi nơi làng quê, vì thế khi trở về thăm quê, nghĩ đến hai cây phong
là nhân vật tôi thấy "buồn da diết". Đó là nỗi buồn của sự xa cách, tiếc nuối những kỉ
niệm tươi đẹp của thủa ấu thơ "như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh".


HS: Đọc thầm lướt từ "Trong làng tôi" đến "chiếc gương thần xanh".


<b>TB: Trong hồi ức của nhân vật </b><i><b>tôi</b></i><b>, hai cây phong hiện lên qua những chi tiết,</b>
<b>hình ảnh nào?</b>


<i>- [...] hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng, chan chứa</i>
<i>những lời êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn</i>
<i>nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc</i>
<i>khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều...</i>


<i>+ có khi lại nghe lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm</i>


<i>+ có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng rồi khắp lá cành lại cất tiếng</i>
<i>thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão</i>
<i>dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù</i>
<i>vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.</i>


<b>TB: Tìm những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn truyện?</b>


- Dùng trí tưởng tượng, kết hợp kể, miêu tả và biểu cảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>G: Hãy phân tích các biện pháp nghệ thuật để thấy được đặc điểm của hai cây</b>
<b>phong?</b>


- Hai cây phong được miêu tả qua con mắt của người kể chuyện xưng tơi .
Hóa thân vào nhân vật tơi – người họa sĩ – nhà văn vẽ lại hình ảnh hai cây phong
bằng từ ngữ, câu văn đầy chất tạo hình, giàu nhạc điệu.


- Tuy nhiên trong bức tranh bằng ngơn từ ấy chúng ta cịn nghe thấy nhiều âm
thanh khác lớn hơn với tiếng lá reo, tiếng rì rào theo nhiều cung bậc, reo vù vù (như
các em đã học ở tiết trước mạch kể "chúng tơi cũng có nhưng ít hơn").


- Bằng trí tưởng tượng, kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm, dùng miêu tả để thể
hiện cảm xúc của tác giả được diễn tả thật dung dị, tự nhiên, tn chảy theo dịng hồi
tưởng của nhân vật tôi người họa sĩ.


- Với biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, âm thanh tiếng nói của hai cây
phong người kể chuyện "cảm" biết được chúng, tuy khơng nhìn thấy chúng, chúng có
tiếng nói riêng, có khi chúng như thì thầm thiết tha nồng thắm, có khi chúng im bặt
một thoáng rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc một người
nào. Hai cây phong được nhân hóa cao độ biết suy nghĩ nói năng, biết buồn vui.
<b>Kh: Qua phân tích em cảm nhận gì về hai cây phong?</b>


<i>* Hai cây phong khổng lồ, hiên ngang là hình ảnh của quê hương, là biểu</i>
<i>tượng của sức sống mạnh mẽ, dẻo dai, bất khuất của con người quê hương.</i>


HS: Đọc đoạn cuối của văn bản từ "Tơi lắng nghe" đến hết.
<b>TB: Tìm những chi tiết biểu hiện tâm trạng của nhân vật </b><i><b>tôi</b></i><b>?</b>



<i>- Tơi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và</i>
<i>vui sướng</i>


<i>+ chỉ có một có một điều tơi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây</i>
<i>phong </i>


<i>+ Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì...</i>
<i>+ người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì ...</i>


GV: Ở cuối văn bản hai cây phong được nhắc tới với một điều bí ẩn: người vơ danh
nào đã trồng nó và có những ước mơ gì? Hy vọng gì?


<b>Kh: Chi tiết này cho ta biết thêm điều gì về hai cây phong? Gợi cho ta hiểu thêm</b>
<b>tình cảm gì của nhân vật </b><i><b>tơi</b></i><b>?</b>


- Chi tiết này khẳng định địa vị cao cả của hai cây phong vì hai cây phong gắn
liền với người trồng nó: Thầy Đuy-sen với tấm lòng cao cả dành cho các thế hệ trẻ
làng Ku-ku-rêu.


- Những suy nghĩ của nhân vật tôi cho thấy tình u hai cây phong gắn liền với
tình u, lịng biết ơn người thầy giáo đã trồng hai cây phong ấy với ước mơ và hi
vọng về sự trở thành của trẻ em làng Ku-ku-rêu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

về trước mà người kể chuyện mới biết. Chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về
trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong
ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên,
ngày càng mở rộng kiến thức và trở thành những con người hữu ích.


<i>* Hai cây phong gắn liền với tình cảm yêu quí, biết ơn thầy Đuy-sen.</i>
<b>III.Tổng kết - ghi nhớ (6 phút) </b>



<b>Kh: Khái quát những thành công về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích </b><i><b>Hai</b></i>
<i><b>cây phong</b></i><b>?</b>


- Nghệ thuật:


<i>+ Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.</i>


<i>+ Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hopoij họa, truyền sự rung cảm đến người</i>
<i>đọc</i>


<i>+ Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú..</i>


- Nội dung: Người kể chuyện truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết
<i>và lịng xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuysen </i>
<i>-người đã gieo vào những tâm hồn trẻ thơ niềm tin, niềm khao khát hi vọng về một</i>
<i>cuộc sống tốt đẹp.</i>


* Ghi nhớ: SGK (tr - 101)


HS: Đọc ghi nhớ SGK (tr - 101)


<i><b>3. Củng cố, luyện tập</b> (2 phút)</i>


<b>H: Trong đoạn trích em thích đoạn truyện nào nhất? Vì sao? Hãy đọc thật diễn cảm</b>
đoạn truyện đó?


- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.


<i><b>4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà </b> (2 phút)</i>



- Đọc, tóm tắt và phân tích lại văn bản Hai cây phong.
- Học thuộc lịng phần ghi nhớ.


- Chuẩn bị: Ơn tập văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm để giờ sau
viết bài tập làm văn số 2.


RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ GIẢNG


- Thời gian giảng toàn bài………..
- Thời gian dành cho từng phần, từng hoạt động………...


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Ngày soạn: 20 / 10/ 2012 Ngày kiểm tra 23/ 10/ 2012
<b>Tiết 35, 36: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 </b>


<b>I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA : </b>


Biết cách làm bài văn tự sự qua thực hành viết. Biết vận dụng các kiến thức và
kĩ năng về văn tự sự đã được học ở lớp dưới: đảm bảo bố cục ba phần, đảm bảo tính
thống nhất và tính liên kết, mạch lạc


<i> </i> Rèn luyện kĩ năng viết một bài văn hoàn chỉnh, đúng chính tả, ngữ pháp, diễn
đạt theo một trình tự hợp lí.


<i> Giáo dục HS tính độc lập, tự giác tư duy, sáng tạo khi làm bài.</i>
<b> II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:</b>


- Hình thức tự luận.


- Cách thức tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài trong thời gian 90 phút.


<b>III. THIẾT LẬP MA TRẬN:</b>


- Các chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình Ngữ văn lớp 8 về văn tự sự
kết hợp với miêu tả và biểu cảm mà học sinh đã được học trong học trong 7 tuần đầu
năm học


- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề.
- Xác định khung ma trận.


<b>* Khung ma trận đề kiểm tra:</b>


Mức độ
Chủ đề


Nhận biết Thông
hiểu


Vận dụng Cộng


Cấp độ thấp Cấp độ cao


<i><b>.Tập làm văn</b></i>


Viết được bài
văn tự sự về
nhân vật lão Hạc


Nhân biết
kiểu văn


tự sự


- Hiểu yêu
cầu của đề
bài: Đóng
vai ơng
giáo kể lại
truyện lão
Hạc sang
báo tin bán
chó


- HS viết
văn bản tự
sự về lão
Hạc đủ bố
cục ba phần
trình bày
đầy đủ các
ý theo trình
tự dàn bài


Diễn đạt
lưu loát
các yếu tố
tự sự miêu
tả và biểu
cảm chân
thật đúng
đắn tự


nhiên, đáp
ứng nhu
cầu thực
tế, có sức
thuyết
phục, hợp
lí dùng từ
chính xác,


Tổng số câu 1


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Tổng % 10% 50% 3% 10% 100%
<b>VI. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA</b>


Hãy đóng vai ơng giáo trong văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao để kể lại chuyện
<i>lão Hạc sang báo tin bán chó.(87’)</i>


<b>V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM </b>
<b> * Về hình thức:</b>


- Đảm bảo được bố cục ba phần của văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu
cảm


- Văn phong lưu loát mạch lạc, cảm xúc chân thật, viết đúng chuẩn chính tả,
ngữ pháp


<b>* Về nội dung: </b>
<b> </b><i><b>a. Mở bài:</b></i>


<i><b> - </b>Nhân vật ông giáo tự giới thiệu:</i>



+ Là một thầy giáo nghèo sống giữa những người nông dân.
+ Ln suy nghĩ và đau xót về số phận người nông dân


- Người mà tôi trăn trở nhiều nhất là ông lão hàng xóm – lão Hạc. Chiều hơm
qua lão sang nhà tơi báo tin bán chó với vể mặt và tâm trạng đau khổ vô cùng.


<i><b> </b></i> <i><b> b. Thân bài:</b></i>


* Nhân vật “tôi” kể khái quát gia cảnh của lão Hạc:


- Lão Hạc rất nghèo, vợ chết. Lão có một mảnh vườn. Anh con trai duy nhất
không lấy được vợ đã bỏ đi phu đồn điền cao su, anh đã để lại cho lão Hạc một con
chó, lão Hạc gọi nó là “cậu Vàng” như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự, lão chăm
sóc nó như một đứa cháu bởi vì nó là kỉ vật duy nhất mà con trai để lại.


- Chuyện vui, chuyện buồn lão đều kể với tôi khi con lão đi, lão thui thủi một
mình làm thuê để kiếm ăn, tiền thu được từ hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu lão
để dành hết cho con. Sau trận ốm lão tiêu hết số tiền dành dụm được bấy lâu, lão lại
mất việc làm, rồi lại bão nên hoa màu bị phá sạch, gạo thì cứ kém mãi đi. Cứ tiếp tục
như vậy thì khơng biết lấy gì để ni lão và cậu Vàng, lão suy nghĩ rất nhiều, cực
chẳng đã lão phải bán cậu Vàng.


<i>* Lão Hạc đến báo tin bán chó :</i>
- Vẻ mặt của lão Hạc.


+ Đầu tiên lão cố làm ra vui vẻ, lão cười như mếu, mắt ầng ậng nước ;


+ Đột nhiên mặt lão co rúm lại, các nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt
chảy ra, cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con


nít. Lão hu hu khóc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

+ Lão tưởng tượng lời trách cứ tồi tệ của cậu Vàng đối với mình.
+ Lão đau đớn, quằn quại vì “ đi lừa một con chó”.


<i>* Tơi lúng túng, bất lực và áy náy, xót xa trước nỗi đau khổ của người hàng xóm</i>
<i>tội nghiệp.</i>


<b> - Tơi an ủi lão rằng: giết nó là hố kiếp cho nó.</b>


- Lão Hạc chua chát nói rằng: hố kiếp cho nó sống kiếp khác sướng hơn chăng?
<i>* Kể khái quát về kết cục cuộc đời lão Hạc. </i>


- Lão Hạc đã tìm đến cái chết bằng cách ăn bả chó, một cái chết đau đớn dữ
dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn bất thình lình như vậy, chỉ có tơi và
Binh Tư hiểu.


<i><b>3. Kết bài</b></i>


- Câu hỏi về số kiếp con người của lão Hạc cịn ám ảnh tơi mãi. Cịn biết bao “
lão Hạc” khác nữa trong cuộc đời này, xã hội này.


- Nhưng tôi vẫn tin tưởng và tự hào về những phẩm chất cao quý của đồng bào
mình - điều đó được khẳng định qua những tâm hồn cao đẹp như lão Hạc.


<b> Đáp án – Biểu điểm:</b>
1. Hình thức: (1 điểm)


- Bố cục đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc. Ngôi kể: Ngôi thứ nhất vai ông giáo



- Diễn đạt lưu loát, biết sử dụng từ ngữ để diễn tả cảm xúc phù hợp; viết đúng
chính tả, ngữ pháp, lời văn chân thực, tự nhiên.


- Đảm bảo phương thức tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
2. Nội dung: (9 điểm)


<b> a. Mở bài: (1 điểm)</b>


<b> - Nhân vật ông giáo tự giới thiệu. </b>
<b> b. Thân bài: (7 điểm)</b>


<b> * Nhân vật tôi kể khái quát phần đầu câu chuyện: (2 điểm)</b>


* Lão Hạc kể chuyện bán chó với tơi”( miêu tả gương mặt, cử chỉ của lão Hạc, tâm
trạng - đánh giá nhân vật)


- Vẻ mặt của lão Hạc. (1,5 điểm)


- Lão Hạc kể lại chuyện bán cậu Vàng và tâm trạng đau khổ của lão: (1,5 điểm)
<b>* Tôi lúng túng, bất lực và áy náy, xót xa trước nỗi đau khổ của người hàng xóm</b>
tội nghiệp. (1 điểm)


* Kể khái quát về kết cục cuộc đời lão Hạc. (1 điểm)
<b>c. Kết bài : (1 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Nhưng tôi vẫn tin tưởng và tự hào về những phẩm chất cao quý của đồng bào
mình - điều đó được khẳng định qua những tâm hồn cao đẹp như lão Hạc.


<b> * Thu bài - Nhận xét ý thức viết bài (2’)</b>
- GV nhận xét giờ làm bài của HS.



<b>4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra (Có tiết trả bài riêng)</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×