Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.45 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN VIỆT MINH VỚI CÁCH MẠNG *** A. Đánh giá chung: Đánh giá vai trò của Mặt trận Việt Minh, Tuyên ngôn của Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt họp tháng 3-1951 nêu rõ: “Việt Minh có công lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, chống quân cướp nước. Công đức ấy tất cả mọi người Việt Nam phải ghi nhớ. Lịch sử của Việt Minh 10 năm đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc cũng là những trang sử vẻ vang vào bậc nhất của dân tộc Việt Nam ta”. Mặt trận Việt Minh đã tập hợp đông đảo quần chúng hình thành nên lực lượng chính trị đông đảo dưới sự lãnh đạo của Đảng, động viên sức mạnh của cả dân tộc, thực hiện chính sách đại đoàn kết. Trên cơ phát triển các đoàn thể cứu quốc trong mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng hình thành và phát triển , cùng với lực lượng quần chúng đông đảo tạo nên sức mạnh tổng hợp, nổi dậy giành chính quyền. Mặt trận Việt Minh là sáng tạo của Đảng, của Hồ Chí Minh, là một điển hình trong công tác mặt trận của Đảng Mặt trận Việt Minh ra đời và giành được chính quyền trước hết là kết quả của sự định hình đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương về chỉ đạo chiến lược giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong; giữa dân tộc và giai cấp. Đây cũng là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với đặc điểm lịch sử, cụ thể của Việt Nam. Việt Minh còn là sản phẩm của sự đúc kết, kế thừa mô hình các hình thức tổ chức Mặt trận trước đó nhưng có sự phát triển về chất lượng trong việc vận dụng chiến lược và sách lược liên minh nhằm tập hợp tối đa các lực lượng tổ chức và cá nhân có thể tập hợp được. Sức hấp dẫn kỳ lạ của Việt Minh chính là ở chỗ đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, làm cho mọi người Việt Nam ai cũng thấy rõ vị trí, quyền lợi, trách nhiệm của mình trong tổ chức đó. Vì vậy, nhân dân tin tưởng, làm theo và sẵn sàng hy sinh, bảo vệ Việt Minh. Việt Minh có được những thành tích vẻ vang đó trước hết là do đường lối cách mạng nói chung và chủ trương, chính sách mặt trận nói riêng của Đảng đúng đắn, sáng tạo, hợp lòng dân, trong đó nổi bật là tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc - linh hồn của những chủ trương, đường lối đó. Uy tín to lớn và sự chỉ đạo trực tiếp của Người đã tạo cho nhân dân niềm tin vào Mặt trận Việt Minh. Thành công và uy tín của Việt Minh cũng đồng nghĩa với thành công và uy tín của Đảng - một Đảng đã thực sự hóa thân vào Mặt trận, sống cùng dân để lãnh đạo dân làm cách.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> mạng; vừa đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, vừa tôn trọng tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, khuyến khích và tạo điều kiện để Mặt trận hoạt động có hiệu quả. Đối với cách mạng tháng Tám 1945 mặt trận Việt Minh có vai trò to lớn trong việc chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng và trực tiếp hiệu triệu toàn dân nổi dậy trong tổng khởi nghĩa B.Vai trò của mặt trận Việt Minh với cách mạng tháng Tám. 1. Hoàn cảnh ra đời. a. Thế giới. Đầu 1941, Đức chiếm xong Châu Âu. 6/1941, Đức tấn công Liên Xô. Thế giới chia làm 2 trận tuyến:Lực lượng dân chủ và phe phát xít Đức, Ý, Nhật. b. Trong nước. Đầu năm 1941, sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc trở về để trực tiếp cùng Trung ương lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sau một thời gian chuẩn bị, Người thay mặt cho Quốc tế Cộng sản triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (khoá I) họp từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941 tại Pắc Bó (Cao Bằng). Hội nghị đã xem xét lại toàn bộ chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương và đề ra những chủ trương, quyết sách mang tính lịch sử. Phân tích những diễn biến của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Hội nghị nhất trí với những đánh giá của các Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939) và lần thứ 7 (111940) đồng thời dự báo: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên Xô – một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công” (1) Về tình hình trong nước, Hội nghị nhận định: Mặc dù bị đàn áp dã man song phong trào cách mạng xứ Đông Dương vẫn sôi nổi và phát triển mạnh mẽ. Cách mạng Việt Nam lúc này phải là cách mạng giải phóng dân tộc. Để làm tròn nhiệm vụ đó, công việc cốt yếu của Đảng lúc này là phải liên minh tất cả các lực lượng của các giai cấp, đảng phái, các nhóm cách mạng cứu nước, các tôn giáo, các dân tộc kháng Nhật. Trước mắt, tất thảy các yêu sách của bộ phận mà có hại đến quyền lợi của dân tộc thì phải gác lại để giải quyết sau. Vì vậy, Hội nghị quyết định tạm gác khẩu hiệu cách mạng thổ địa để lôi kéo địa chủ tiến bộ, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp, Nhật. Hội nghị nhấn mạnh: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, không thực hiện được độc lập, tự do cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp vạn năm cũng không đòi lại được”.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh.Khẩu hiệu chính của Việt Minh là : Phản Pháp, kháng Nhật, liên Hoa, độc lập. Không chỉ đề cập những vấn đề thuộc chủ trương, chính sách Mặt trận, Hội nghị Trung ương 8 còn đề ra một cách toàn diện những vấn đề về nội dung, nhiệm vụ, phương thức tổ chức và hoạt động của Mặt trận Việt Minh và các tổ chức, đoàn thể quần chúng. Hội nghị nêu rõ: Khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm và quyết định lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của Mặt trận Việt Minh và sẽ là cờ của Tổ quốc khi giành được chính quyền. Ngày 25-10-1941 Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ. Chương trình của Việt Minh nêu rõ: Muốn cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, Việt Minh phải liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị, giai cấp, tất cả đoàn kết lại để đánh đuổi Pháp – Nhật giành quyền độc lập cho xứ sở, đồng thời phải hết sức giúp đỡ Ai Lao và Cao Miên để cùng thành lập Đông Dương độc lập đồng minh. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Mặt trận trình bày rõ ràng đường lối, chính sách, phương pháp tiến hành và tổ chức lực lượng đấu tranh để thực hiện mục đích cứu nước của mình. Nhờ có chính sách đúng, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của các tầng lớp nhân dân mà tổ chức và phong trào Việt Minh phát triển nhanh chóng và lan rộng ra khắp nước. Trong thực tế giảng dạy cho thấy, khi học về kiến thức giai đoạn này học sinh thường khó nắm bắt vì vậy giáo viên phải có biên pháp khắc sâu kiến thức, làm rõ bản chất từng vấn đề lịch sử. Cụ thể, trong phần nội dung của hội nghị Trung ương Đảng VIII gồm các nội dung cơ bản sau: - Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu - Hạ thấp nhiệm vụ dân chủ - Thành lập mặt trận Việt Minh Giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào bản chất theo chuỗi lô gic sau: 1. Lúc này, giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, nhiệm vụ mạng nào là cấp bách nhất=> Nhiệm vụ giải phóng dân tộc 2. Vì sao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lại là nhiệm vụ cáp bách nhất?=> Vì mâu thuẫn gay gắt nhất nổi lên hàng đầu lúc này là mâu thuẫn dân tộc. 3. Vì sao mâu thuẫn gay gắt nhất nổi lên hàng đầu lúc này là mâu thuẫn dân tộc.=> Vì năm 1940 Nhật vào Việt Nam . Nhật và Pháp ra sức vơ vét bóc lột nhân dân ta, đưa nhân dân ta rơi vào cảnh một cổ đôi tròng. Nhân dân ta rên xiết dưới ách thống trị của Nhật Pháp….
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 4. Nhiệm vụ dân chủ hạ thấp như thế nào? => Tạm gác khẩu hiệu cách mạng thổ địa, chỉ thực hiện tịch thu ruộng đất của đế quốc việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công, tiến tới người cày có ruộng. Như vậy nhiệm vụ dân chủ hạ thấp xuống mức: Tịch thu ruộng đất nhưng không phải ruộng đất của địa chủ nói chung mà chỉ là ruộng đất của đế quốc việt gian . Chia cho dân cày nghèo chứ không phải là chia cho dân cày. 5. Vì sao phải hạ thấp nhiệm vụ dân chủ? => Vì: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, không thực hiện được độc lập, tự do cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp vạn năm cũng không đòi lại được” 6. Vì sao phải thành lập mặt trận Việt Minh=>Sở dĩ lúc này ta chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh vì xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc lúc này là nhiệm vụ bức thiết nhằm giải quyết mâu thuẫn gay gắt nhất, nổi lên hàng đầu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phát xít Nhật. Để phát huy sức mạnh dân tộc ở mỗi nước Đông Dương cần phải đặt vấn đề dân tộc trong mỗi nước vì vậy mỗi nước phải có mặt trận dân tộc thống nhất riêng nên Việt Nam phải thành lập mặt trận Việt Minh. 2.Vai trò của Mặt trận Việt Minh với cách mạng tháng Tám a. Xây dựng lực lượng chính trị. - Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các hội Cứu quốc. - Năm 1942, khắp 9 châu của Cao Bằng đều có hội cứu quốc, trong đó có 3 châu hoàn toàn. - Uỷ ban liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng được thành lập. - Năm 1943, Uỷ ban Việt Minh Cao – Bắc – Lạng thành lập 19 ban xung phong Nam tiến... giành chính quyền . - Ngoài đối tượng là nông dân, công nhân ở nông thôn và thành thị Đảng, mặt trận Việt Minh còn chú trọng xây dựng lực lượng trong cả học sinh, sinh viên, tư sản dân tộc - Báo chí của Đảng, của mặt trận Việt Minh được phổ biến, xuất bản rộng rãi như : Chặt Xiềng, Kèn gọi lính, Việt Nam độc lập, Cờ giải phóng… - Như vậy, trong phần sự chuẩn bị về lực lượng chính trị cho Tổng khởi nghĩa của mặt trận Việt Minh ta thấy ngoài đối tượng là nông dân, công nhân ở nông thôn và thành thị Đảng, mặt trận Việt Minh còn chú trọng xây dựng lực lượng trong cả học sinh, sinh viên, tư sản dân tộc…có thể liên hệ với hạn chế trong Luận cương chính trị 1930 là chưa thấy hết khả năng của lực lượng tư sản dân tộc, tiểu tư sản nên chưa xác định đây cũng là động lực quan trọng của cách mạng , thông qua đó khắc sâu kiến thức cho HS..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Mặt khác để rèn cho HS khả năng nhận định, quan sát , đánh giá vấn đề lịch sử ,trong phần sự chuẩn bị về lực lượng chính trị cho Tổng khởi nghĩa của mặt trận Việt Minh có thể so sánh:. 1936-1939. 1941-1945. Nhành lúa Chặt Xiềng Bạn dân Kèn gọi lính Tin Tức Giải phóng Tiền Phong Việt Nam Độc Lập … … Thông qua việc so sánh trên có thể thấy, ngay từ tên của các tờ báo thời kì 1941-1945 của Đảng, mặt trận Viêt Minh cũng đã thể hiện tính cấp thiết mục tiêu cách mạng giai đoạn này là giải phóng đất nước khác với tên của các tờ báo thời kì 1936-1939 thể hiện mục tiêu cách mạng là dân chủ. Có thể liên hệ đến thời kì 1930- 1931, so sánh giữa các tổ chức hình thấp với các tổ chức hình thức cao thông qua tên của các tổ chức như: Hình thức thấp: Hội Ái Hữu, Hội Tương Tế, Hội Thể Dục, Thể Thao; Hình cao như : Hội Cứu Tế Đỏ, Hội Phụ Nữ Giải Phóng… Rõ ràng , thông qua tên gọi ta có thể nhận thấy mức độ của các hình thức tổ chức. Như Hội Cứu Tế , nhưng không phải là Cứu Tế mà là Cứu Tế Đỏ. Hội Phụ Nữ nhưng không phải là Phụ nữ mà là Hội Phụ Nữ Giải Phóng… b. Xây dựng lực lượng vũ trang. - Lực lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng là đội du kích Bắc Sơn. - Năm 1941 chuyển thành Cứu quốc quân hoạt động tại căn cứ Bắc Sơn-Võ Nhai. - 7-5-1944 Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa. - Tháng 5/1944 ra chỉ thị “ Sắm sửa vũ khí đuổi thù chung”, không khí cách mạng sôi sục khắp căn cứ Tháng 10-1944 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có thư Kính cáo đồng bào, kêu gọi các bậc phú hào yêu nước, công, nông, binh, phụ nữ, công chức, tiểu thương cần nhận rõ trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thẩy. Chúng ta phải đoàn kết lại để đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi, lửa nóng. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm. Ngày 22-12-1944 thay mặt Tổng bộ Việt Minh, lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc ra Chỉ thị thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. -Ngày 9-3-1945 Nhật hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương. Nhân sự kiện này, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã kịp thời ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Thực hiện Chỉ thị đó, cao trào cách mạng xuất hiện ở nhiều nơi. Tại Cao – Bắc – Lạng, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân giải phóng hàng loạt châu, xã. - 15/4/1945, Hội nghị quân sự Bắc Kì họp quyết định hợp nhất các lực lượng vũ trang Việt Nam thành Việt Nam giải phóng quân..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Nhiều thị xã, thành phố, ngay cả Hà Nội, Việt Minh đã trừ khử bọn tay sai đắc lực của Nhật. -Đến cách mạng tháng Tám, mặt trận Việt Minh đã phát triển rộng khắp và đóng vai trò quan trọng trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. c.Chuẩn bị về căn cứ địa cách mạng. -Khu căn cư địa Bắc Sơn- Võ Nhai được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1940 chủ trương xây dựng - Sau khi về nước Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa dựa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển . Như vậy năm 1941 căn cứ địa Cao Bằng hình thành. - 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc thành lập gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số vùng ở các tỉnh lân cận. Khu căn cứ địa được mở rộng. d. Hiệu triêụ toàn dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám -1945. Nắm bắt đúng thời cơ phát xít Đức đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc kêu gọi đồng bào đứng lên dưới ngọn cờ của Việt Minh, hãy “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào trong 2 ngày 16 và 17-8-1945. Đại hội đã nhiệt liệt tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa do Đảng Cộng sản Đông Dương kiến nghị, thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của Việt Minh, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca. Đại hội đã cử ra Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam, một hình thức của Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam do lãnh tụ Hồ Chí Minh – tức Nguyễn Ái Quốc làm Chủ tịch. Chỉ trong vòng hai tuần lễ cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trên phạm vi cả nước. Mặt trận Việt Minh được thành lập theo sáng kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp các tầng lớp nhân dân, các đảng phải yêu nước và các tổ chức cứu quốc đoàn kết, động viên toàn dân vùng lên giành chính quyền, đưa cách mạng tháng Tám đến thắng lợi, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.-.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>