Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vai trò của nhà nước với việc phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.45 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Nội dung
I. Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
1. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
2. Vai trò của kinh tế nông thôn trong htời kỳ quá độ
II. Vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế nông thôn
1. Vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế
2. Vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế nông thôn
Thực trạng kinh tế nông thôn ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước đối với phát triển kinh tế
nông thôn
Chính sách của Nhà nước tác động đến nông nghiệp, nông thôn
Thành tựu đạt được
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang
2
3
3
4
5
5
6
6
7
10
12
14
15


1
LỜI GIỚI THIỆU
Định hướng cho sự phát triển của đất nước là một việc hết sức quan
trọng: đi theo chủ nghĩa tư bản (CNTB), trở thành một nước xã hội chủ nghĩa
(XHCN) hay chỉ là một quốc gia trung lập…? Câu hỏi đó hiện nay đang làm
đau đầu các nguyên thủ quốc gia, những người nắm trong tay vận mệnh của đất
nước. Mặc dù hiện nay có rất nhiều nước quyết định đi theo CNTB nhưng Việt
Nam chúng ta vẫn giữ vững quyết tâm trở thành một nước XHCN với mục tiêu:
“ Xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằn dân chủ, văn
minh”. Tuy nhiên, con đường xây dựng thành công CNXH ở nước ta vẫn còn
rất nhiều vất vả, gian lao, hiện nay chúng ta vẫn đang ở thời kỳ qúa độ (TKQĐ),
đang cố gắng xây dựng những điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho CNXH sau
này. Có lẽ rằng, trong giai đoạn hiện nay việc có được một nền kinh tế phát
triển với tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn ổn định ở mức cao là điều mà mọi
người đều mong muốn. Để làm được điều đó bên cạnh việc tập trung mọi nguồn
lực đề phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ chúng ta cũng không nên coi
thường vai trò của kinh tế nông thôn. Bởi lẽ xuất phát điểm của nước ta là một
nước nông ngiệp, nghề nông từ xưa đến nay vẫn luôn đem lại nguồn thu nhập
chính, vẫn luôn gắn bó và trở thành một bộ phận không thể thiếu của đại bộ
phận người dân Việt Nam. Tuy nhiên, với những khó khăn, thách thức mà
chúng ta đang phải đối mặt hiện nay thì kinh tế nông thôn khó lòng phát triển
được nếu như không có sự quan tâm đúng mức, kịp thời cùng với những chính
sách hiệu quả và hợp lý của Nhà nước. Chính vì vậy tôi quyết định đề tài “Vai
trò của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta hiện
nay” cho đề án kinh tế chính trị của mình.
2
NỘI DUNG
I. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam chúng ta hiện nay đang ở TKQĐ lên CNXH bỏ qua giai đoạn
phát triển TBCN. Với xuất phát điểm là một nước nông ngiệp nghèo nàn, lạc
hậu nên TKQĐ ở Việt Nam sẽ kéo dài với nhiều rất khó khăn và trở ngại song
không vì thế mà chúng ta từ bỏ con đường mà mình đã chọn bởi lẽ quá độ lên
CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một tất yếu lịch sử đối với nước ta:
Như chúng ta đã biết, TKQĐ là một thời kỳ lịch sử mà bất cứ quốc gia
nào cũng phải trải qua ngay cả đối với những nước có nền kinh tế rất phát triển,
bởi lẽ, ở các nước này, tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao, nhưng vẫn còn
cần phải cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hóa mới.
Đối với một nước vừa mới trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại
còn nặng nề, những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều, các thế lực thù địch
thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ XHCN và nền độc lập dân tộc như Việt
Nam chúng ta thì càng cần phải trải qua một TKQĐ lâu dài.
Bên cạnh đó, thực tiễn đã khẳng định một sự thật CNTB là một chế độ lỗi
thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng sẽ được thay thế bằng hình thái kinh tế
- xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa, khẳng định CNTB không phải là tương
lai của loài người, chỉ có CNXH mới là xã hội đích thực mà nhân loại cần vươn
tới. Việc lựa chọn con đường quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB là phù hợp với
xu thế của thời đại, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân.
Điều đó đã thể hiện sự quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam là
một quá trình tất yếu.
Mục tiêu của CNXH ở nước ta là: xây dựng một xã hội dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện được mục tiêu đó
điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế xã hội; phải xây
dựng được một nền kinh tế với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học
và kỹ thuật tiên tiến. Muốn vậy trong TKQĐ chúng ta phải thực hiện các nhiệm
vụ kinh tế cơ bản sau:
- Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN.
3

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
2. Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ
Nông nghiệp, nông thôn là khu vực đặc biệt của nền kinh tế. Sự phát triển
của khu vực này có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN. Vậy nông nghiệp,
nông thôn là gì ? Chúng ta có thể hiểu một cách khái quát:
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con
người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản
phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình như lương thực, thực phẩm…Nông nghiệp
theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế
gắn với địa bàn nông thôn. Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn bao
gồm nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp…Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn bao gồm các thành
phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể...
Nông nghiệp, nông thôn có những vai trò không thể phủ nhận:
Nông nghiệp, nông thôn cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội. Nhu
cầu ăn là nhu cầu cơ bản, hàng đầu của con người. Xã hội có thể thiếu nhiều
loại sản phẩm nhưng không thể thiếu lương thực, thực phẩm.Do đó, việc thỏa
mãn các nhu cầu về lương thực, thực phẩm trở thành điều kiện khá quan trọng
để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. sự phát triển của nông nghiệp có ý nghĩa
quyết định đối với việc thỏa mãn nhu cầu này.
Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ. Các
ngành công nghiệp nhẹ như: Chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt,
giấy, đường… phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp. Quy
mô, tốc độ tăng trưởng của các nguồn nguyên liệu là nhân tố quan trọng quyết
đinh quy mô, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp này.
Nông nghiệp cung cấp một phần vốn để công nghiệp hóa. Công nghiệp
hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ quá độ lên CNXH. Để

công nghiệp hóa thành công, đất nước phải giải quyết rất nhiều vấn đề và phải
có vốn. Là nước nông nghiệp thông qua việc xuất khẩu nông sản phẩm, nông
nghiệp, nông thôn có thể góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.
4
Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công
nghiệp và dịch vụ. Với những nước lạc hậu, nông nghiệp nông thôn tập trung
phần lớn lao dộng và dân cư, do đó, đây là thị trường quan trọng của công
nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp, nông thôn càng phát triển thì nhu cầu về hàng
hóa, tư liệu sản xuất cũng như nhu cầu về dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp đều
tăng… Mặt khác, sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn làm cho mức sống
của người nông dân tăng lên, nhu cầu của họ về các sản phẩm công nghiệp, nhu
cầu về dịch vụ, văn hóa, y tế… ngày càng tăng.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã
hội. Nông thôn là khu vực kinh tế lớn,tập trung phần lớn dân cư của đất nước.
Phát triển kinh tế nông thôn, một mặt đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm
cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, là thị trường của công nghiệp nhẹ,
dịch vụ… Do đó, phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định, phát triển nền
kinh tế quốc dân. Mặt khác, phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần củng
cố liên minh công nông, tăng cường sức mạnh cuả chuyên chính vô sản.
Có thể nói, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào nông nghiệp, nông thôn vẫn
giữ một vị trí quan trọng không thể thay thế trong sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước. Vì vậy, bên cạnh tập trung cho phát triển công nghiệp và
dịch vụ, việc quan tâm và đầu tư đúng mức cho nông nghiệp, nông thôn cũng là
một nhiệm vụ cần thiết không thể bỏ qua nhất là trong giai đoạn hiện nay.
II. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
THÔN
1. Vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế
Hiện nay, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, chặng đường trước mắt còn nhiều khó khăn thử thách rất cần có sự
quản lý của Nhà nước.

Nhà nước đảm bảo sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và thiết lập khuôn
khổ pháp lý tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế phát triển.Khuôn khổ
luật pháp mà Nhà nước thiết lập có tác động sâu sắc tới hành vi của các chủ thể
kinh tế, điều chỉnh hành vi kinh tế của họ.
Nhà nước định hướng cho sự phát triển kinh tế và thực hiện điều tiết các
hoạt động kinh tế để đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả
cao, đặc biệt là đảm bảo công bằng xã hội, giảm bớt được sự chênh lệch giữa
giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn , giữa các vùng của đất nước. Nhà
5
nước xây dựng các chiến lược và quy hoạch phát triển trực tiếp đầu tư vào một
số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.
Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu qủa, ngăn chặn các
nhữn tác động bên ngoài có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của
người dân. Sự xuất hiện của độc quyền làm giảm tính hiệu quả của hoạt động
thị trường, vì vây, Nhà nước đứng ra bảo vệ cạnh tranh, chống độc quyền, nâng
cao tính hiệu quả của thị trường.
2. Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế nông thôn
2.1 Thực trạng kinh tế nông thôn ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, mặc dù đã đạt được
nhiều tiến bộ, thành tựu: đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trước năm
1989, trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, cơ cấu nông nghiệp chuển
dich dần theo hướng sản xuất hàng hóa… song nông nghiệp, nông thôn nước ta
vẫn còn rất nhiều nhược điểm, hạn chế, xuất hiện những mâu thuẫn mới.
Nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng tuyệt đối, tiểu thủ công nghiệp
chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nông nghiệp mang tính độc canh, manh mún; sản xuất
nông nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, các hoạt động sản xuất ở
nông thôn hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào lao động thủ công kỹ thuật lạc hậu.
Trình độ phát triển của nông nghiệp, nông thôn thấp kém hơn so với các
ngành, các khu vực kinh tế khác: sự phân công lao dộng còn ở trình độ thấp, tỷ
lệ thuần nông còn nặng. các nông hộ, vì vậy vừa sản xuất lương thực, vừa phải

sản xuất các thứ khác, tức là “nhỏ mà đủ’. Không những thế họ còn phải làm đủ
các việc từ trồng trọt, đến thu hoạch và cả tiêu thụ…
Cư dân nông thôn chiếm tỷ lệ lớn trong dân số cả nước nhưng mức thu
nhập, mức sống rất thấp. Số thanh niên chưa có việc làm cao trong khi đó kinh
tế thành thị và hương trấn vẫn chưa đủ sức thu hút số lao dộng dư thừa.
Bên cạnh đó, sức cạnh tranh của các hàng hóa nông sản vẫn còn hạn chế
trên thị trường trong nước và xuất khẩu do: chất lượng còn thấp, chi phí cao,
chủng loại đơn điệu, vệ sinh an toàn, thực phẩm thấp, quy cách và mẫu mã chưa
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tình trạng cung vượt cầu diễn ra phổ biến
và kéo dài đối với hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đã dẫn đến giá lương thực,
thực phẩm giảm và đứng ở mức thấp, kéo theo sức mua của nông dân và thị
trường nông thôn tăng chậm.
6

×