Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội thực hiện”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.51 KB, 71 trang )

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
LỜI MỞ ĐẦU
Kiểm toán là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ ở Việt Nam.Lịch sử hình
thành và phát triển của kiểm toán Việt Nam mới trải qua một quãng thời gian
17 năm, xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế thị
trường.Chính vì vậy, yêu cầu được đặt ra là các hoạt động kinh tế - tài chính
diễn ra một cách bình đẳng, minh bạch, công khai. Điều này thực sự cần thiết
đối với các nhà đầu tư, các doanh nhân, thương nhân và cả Nhà nước. Những
người quan tâm rất cần độ tin cậy cao của những thông tin kinh tế - tài chính
để sử dụng, xem xét cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư, kinh doanh, hoặc
quyết định những vấn đề về kinh tế, tài chính, ngân sách. Do đó, họ chỉ có thể
yên tâm đưa ra các quyết định kinh tế tài chính khi các thông tin do các nhà
kế toán cung cấp được đánh giá và xác minh một cách khách quan, trung thực
bởi một tổ chức hoặc các chuyên gia hành nghề độc lập. Đó chính là các hoạt
động kiểm toán do các kiểm toán viên thực hiện. Vì thế hiện nay kiểm toán
đang phát triển rất mạnh mẽ với nhiều loại hình kiểm toán và được phân loại
theo nhiều tiêu thức khác nhau. Đề tài đã áp dụng các phương pháp nghiên
cứu như tìm kiếm, tổng hợp phân tích các thông tin trên Internet, các tài liệu
chuyên ngành cũng như tham khảo ý kiến của các thầy cô và chuyên gia trong
lĩnh vực kế toán - kiểm toán.
Khi đất nước ta bước vào con đường hội nhập và phát triển thì các
dịch vụ kiểm toán ngày càng yêu cầu nâng cao chất lượng.Việc hoàn thiện về
tổ chức bộ máy kiểm toán là một trong các nhân tố quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng kiểm toán.Vì vậy nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài: “
Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ở Việt nam”. Do chưa có
nhiều kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn đề tài sẽ không thể tránh khỏi những
những thiếu sót và hạn chế.Chính vì thế, nhóm nghiên cứu Đề tài mong muốn
nhận được nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện đề tài cũng như trau dồi và
nâng cao kiến thức cần thiết.
Kiểm toán 48A
1


Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
PHẦN 1
LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN
ĐỘC LẬP VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI
1.1 Khái quát chung về kiểm toán và kiểm toán độc lập
1.1.1 Định nghĩa kiểm toán
Kiểm toán là một hoạt động có từ rất lâu đời kể từ thời mà các thông tin được
phê chuẩn bằng cách đọc lên trong một buổi họp công khai - Thuật ngữ kiểm toán
(audit) theo tiếng Latinh là “auditur” có nghĩa là nghe cũng từ đó ra đời.
Hoạt động kiểm toán gắn liền với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của
loài người.Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hoạt động kiểm toán
phát triển theo đó để đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.Những lĩnh vực
kiểm toán và loại hình kiểm toán khác nhau đã lần lượt hình thành, đặc biệt
là kiểm toán độc lập - một hoạt động rất phát triển trong nền kinh tế thị
thường hiện nay.Để tìm hiểu về kiểm toán độc lập, trước tiên ta cần hiểu về
định nghĩa Kiểm toán.Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán, nhưng
định nghĩa được chấp nhận rộng rãi là: “Kiểm toán là quá trình thu thập và
đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo
cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực kiểm toán
được thực hiện bởi các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập”( Auditing:
An Integrated approach, A.A.Arens & J.K.Loebbecker)
Kiểm toán 48A
2
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
Sơ đồ 1.1 Các yếu tố cấu thành kiểm toán

Các thuật ngữ trong định nghĩa trên được hiểu:
Kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập để có thể thực hiện cuộc kiểm
toán đảm bảo chất lượng.Năng lực là trình độ nghiệp vụ được hoàn thành qua
đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm giúp cho Kiểm toán viên(KTV) có khả năng

xét đoán công việc trong từng trường hợp cụ thể. Độc lập là yêu cầu thiết yếu
để duy trì sự khách quan của KTV và tạo được sự tin cậy của người sử dụng
kết quả kế toán.
Bằng chứng kiểm toán là sản phẩm của hoạt động kiểm toán, là cơ
sở pháp lý cho kết luận kiểm toán và cơ sở tạo niềm tin cho những người
quan tâm.
Thông tin được kiểm tra có thể là báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp, tờ khai nộp thuế, quyết toán ngân sách của cơ quan Nhà nước... Kết
quả kiểm toán sẻ giúp cho người sử dụng đánh giá sự tin cậy của các thông tin
này.
Các chuẩn mực được thiết lập là cơ sở để đánh giá các thông tin được
kiểm tra, chúng thay đổi tuỳ theo các thông tin được kiểm tra. Ví dụ, báo cáo
tài chính của đơn vị, KTV dựa vào chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành;
còn đối với tờ khai nộp thuế thì chuẩn mực để đánh giá se là luật thuế.
Báo cáo kiểm toán là văn bản trình báy ý kiến của KTV về sự phù hợp
giửa thông tin được kiểm tra va chuẩn mực đã được thiết lập.Nội dung và
Kiểm toán 48A
Kiểm toán
viên có đủ
năng lực
và độc lập
Báo cáo
kiểm toán
Thu thập
và đánh
giá các
BCKT
Các chuẩn
mực đã
được thiết

lập
Thông tin
được
kiểm
tra

Kiểm
toán
3
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
hình thức báo cáo phụ thuộc vào mục đích của từng loại kiểm toán. Thí dụ khi
kiểm toán báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, KTV phải nêu được là báo
cáo tài chính có được trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành và phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chinh, kết quả hoạt
động và lưu chuyển tiền tệ.
1.1.2 Kiểm toán độc lập - Lịch sử hình thành kiểm toán độc lập
Nhu cầu về thông tin nói chung là tất yếu đối vối con người, xét trên
góc độ cá nhân cũng như tổ chức.Các thông tin từ chính các đơn vị hoạt động
được cung cấp cho người có nhu cầu sử dụng thông tin thường thông qua các
báo cáo hay văn bản thông báo.Có rất nhiều lý do khách quan và chủ quan tác
động đến nội dung và độ tin cậy của các thông báo này và vì vậy có thể ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quyết định của người sử dụng các thông tin đó làm
cơ sở.Ví dụ: các chủ doanh nghiệp tìm cách che dấu bớt lỗ hoặc khuyếch
trương hiệu quả kinh doanh, phóng đại khả năng tài chính. Thông tin của đơn
vị cũng có thể không đảm bảo trung thực, hợp lý nếu như quá trình nhân viên
chuyên môn thực hiện công việc không đúng quy định, không đầy đủ các thủ
tục, hay dộ trình đọ hạn chế, do thiếu cẩn trọng,…Bởi vậy, cần phải có một
bên thứ ba, độc lập, khách quan có kỹ năng nghề nghiệp, địa vị và trách
nghiệm pháp lý, kiểm tra và đưa ra lời kết luận là các báo cáo tài chính của
doanh nghiệp lập ra có hợp thực không, có trung thực và hợp lý hay

không.Đó chính là công việc của các KTV độc lập thuộc các tổ chức kiểm
toán chuyên nghiệp.Luật pháp nhiều nước đã khẳng định rằng, chỉ những báo
cáo tài chính đã được xem xét và có chữ ký xác nhận của KTV độc lập mới
được coi là hợp pháp, làm cơ sở cho Nhà nước tính thuế cũng như các bên
quan tâm khác đưa ra quyết định kinh tế trong mối quan hệ với doanh nghiệp
được kiểm toán.
Trong lịch sử kinh tế - xã hội, khi nền kinh tế phát triển mạnh tạo nên sự
tách biệt rõ rệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản, nhu cầu về thẩm
định thông tin do người sử dụng tài nguyên trở nên cấp thiết.
Sự phá sản của hàng loạt tổ chức tài chính, tín dụng lớn ở Bắc Mỹ và
Tây Âu những năm 30 của thế kỷ XX đã bộc lộ rõ sự hạn chế và yếu kém
trong chức năng tự kiểm tra của kế toán và cũng đòi hỏi có một thể thức mới
đáp ứng yêu cầu quản lý cao hơn và thích hợp hơn; kiểm tra ngoài kế toán.
Cần thấy rõ một thực tế hiển nhiên là: sự tách biệt giữa thực trạng hoạt
động tài chính (thông tin tài chính phát ra) với sự ghi nhận, phản ánh những
thông tin này do kế toán thực hiện (thông tin tài chính do kế toán thu nhận,
phản ánh). Nguyên nhân là những hạn chế của các chính sách kế toán; sự mâu
thuẫn giữa tính đa dạng, phong phú và thường xuyên của các sự kiện kinh tế
với sự giới hạn khó tránh khỏi của trình độ, phương tiện... thu nhận, xử lý và
Kiểm toán 48A
4
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
phản ánh các sự kiện kinh tế. Những thông tin đã được kế toán thu nhận và
phản ánh liệu đã phản ánh trung thực hay không. Ngoài ra, còn một lượng
thông tin chưa được ghi nhận trong kế toán nhưng lại rẩt cần cho sự xác minh
thực trạng tài chính, do đó cũng cần được kiểm tra.Đây là những nguyên nhân
đòi hỏi ra đời và hoạt động của tổ chức kiểm toán độc lập. Đến nay, hoạt động
kiểm toán độc lập phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt là ở các
nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế
giới hiện nay là:

- KPMG Peat Marwich (KPMG)
- Ernst & Young (E & Y)
- Deloitte Touch Tohmatsu (DTT)
- Price Waterhouse Cooper
Để chỉ đạo các tổ chức kiểm toán độc lập trên khắp thế giới hoạt động
theo đúng tôn chỉ, mục đích nghề nghiệp, đã hình thành các tổ chức quốc tế là
“Liên đoàn Kế toán quốc tế - (IFAC).Hiệp hội kế toán chuyên nghiệp”
(ACCA) và Uỷ ban Thực hành kiểm toán quốc tế (IAPC). Liên đoàn Kế toán
quốc tế (IAFC) là tổ chức toàn cầu, được thành lập ngày 7/10/1977 theo sự
thoả thuận của 63 tổ chức kế toán chuyên nghiệp đại diện cho 49 nước. Ngày
nay, IFACđã có 100 tổ chức thành viên của 78 nước, trụ sở chính tại New
York, với 106 chi nhánh và gần 1.000.000 hội viên.Mục đích của IFACđược
ghi trong hiến chương của mình là “Phát triển và tăng cường sự phối hợp
nghiệp vụ kế toán và kiểm toán độc lập trên toàn thế giới theo các tiêu chuẩn
hài hòa”. Trong tổ chức của IFAC có “Hiệp hội Kế toán chuyên nghiệp
ACCA” để ban hành và chỉ đạo áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế phổ
biến. Còn Uỷ ban Thực hành kiểm toán quốc tế (IAPC) là Uỷ ban thường trực
của IFAC, được IFAC trao cho các quyền hạn và trách nhiệm đặc biệt, ban
hành các nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế và các dịch vụ có liên
quan.Các thành viên của IAPC do các tổ chức thành viên của các nước có
chân trong IFAC chỉ định.
Ở nước ta, trước năm 1975, ở thành phố Sài Gòn đã có văn phòng kiểm
toán của các công ty quốc tế (Price Waterhouse..).Từ khi chuyển sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhu cầu kiểm toán ở các đơn vị
có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài, các chương trình tín
dụng, phát triển, viện trợ quốc tế là khách quan và ngày càng tăng.Sự phát
triển nhanh chóng của các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, ngân hàng tư nhân, sự xuất hiện thị trường chứng
khoán.. và xu hướng cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước cũng đòi hỏi
phải có dịch vụ kiểm toán độc lập. Để đáp ưng nhu cầu ngày càng tăng của

Kiểm toán 48A
5
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
nền kinh tế, tháng 5/1991, công ty Kiểm toán Việt Nam (Vietnam Auditing
Company VACO) đã được thành lập theo giấy phêp số 957-PPLT của Hội
đòng Bộ trưởng (nay là chính phủ) và Quyết định 165/TC-QĐ-TCCB của Bộ
trưởng Bộ tài chính.Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của VACO đánh dấu
sự mở đầu tốt đẹp của dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Cho đến nay, đã
xuất hiện thêm nhiều công ty Việt Nam, tiêu biểu như: Công ty TNHH Tư
vấn và kiểm toán(A&C),Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán Sài Gòn(AFC)
…Các công ty 100% vốn nước ngoài gồm: Công ty TNHH Ernst and Young
Việt Nam(E&Y), công ty TNHH KPMG Peat Marwick Việt Nam (KPMG),
công ty TNHH Warterhouse Cooper Việt Nam(PWC),…
1.1.3 Kiểm toán viên độc lập
a.Khải niệm : Người thực hiện công việc kiểm toán được gọi chung là
Kiểm toán viên.Thông thường, kiểm toán viên hành nghề thuộc doanh nghiệp
kiểm toán được gọi là Kiểm toán viên độc lập.Danh xưng kiểm toán viên độc
lập (gọi tắt là kiểm toán viên) ở từng quốc gia có thể khác nhau.Ví dụ, ở các
nước như Mỹ, Canada, Trung Quốc, kiểm toán viên được gọi là “kế toán viên
công chứng” (Certifed public Accountant – CPA); ở Anh, Scotland gọi là
“giám thị viên kế toán” ( Chartersd Accoutant-CA),...
b.Tiêu chuẩn của kiểm toán viên:
Tuy có thể có tên gọi khác nhau, nhưng theo IAFC và luật pháp các nước
thành viên đều quy định các yêu cầu cơ bản đối với kiểm toán viên là: có kỹ
năng và khả năng nghề nghiệp, chính trực, khách quan, độc lập và tôn trọng
bí mật.
* Kỹ năng và khả năng của kiểm toán viên
Trình độ chuyên môn có được nhờ sự đào tạo, trang bị kiến thức chuyên
môn về mặt lý luận và thực tiển.Kiến thức về các lĩnh vực chủ yếu như kế
toán, pháp luật, kiểm toán,... là không thể thiếu. Kiến thức chuyên môn còn

phải dược bổ sung, cập nhật thường xuyên theo thời gian để duy trì và nâng
cao trình độ. Bên cạnh đó, kiểm toán viên độc lập phải có năng lực thực hiện
và tổ chức công việc kiểm tra, phân tích, thu thập bằng chứng.
* Đạo đức của kiểm toán viên
Kiểm toán viên phải là người đảm bảo có đạo đức nghề nghiệp thích hợp.
Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng như chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam (CM số 200) thì kiểm toán viên phải đảm bảo các nguyên tắc đạo đức
nghề nghiệp sau đây:
Kiểm toán 48A
6
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
Độc lập: Độc lập được coi là một nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm
toán viên. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải độc lập về mặt
chuyên môn; không bị sư chi phối nào động của bất kỳ lợi ích vật chất hoặc
tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độ lập nghề
nghiệp của mình (Ví dụ, không có lợi ich kinh tế với đơn vị được kiểm toán;
không có quan hệ thân thuộc với các nhà quản lý đơn vị; không vừa làm dịch
vụ kế toán và dịch vụ kiểm toán cho cùng một đơn vị,..).
Chính trực: kiểm toán viên phải đảm bảo thẳng thắn, trung thực và có
chính kiến rõ ràng.
Khách quan: Kiểm toán viên phải nhìn nhận các sự kiện, hiện tượng
đúng như nó vốn có; tôn trọng sự thật, không thiên kiến hay thành kiến.
Bảo mật: Kiểm toán viên phải báo mật các thông tin có được trong quá
trình kiểm toán; trường hợp được sự cho phép, sự uỷ quyền của đơn vị được
kiểm toán (nghĩa vụ pháp lý hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp đã
được luật pháp quy định).
Bên cạnh đó, kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán với đày
đủ năng lực chuyên môn cần thiết và với sư thận trọng cao nhất( tính hoài
nghi nghề nghiệp), phải thường xuyên thể hiện tính chuyên nghiệp trong quá
trinh kiểm toán; trau dồi, bảo vệ và năng cao uy tính nghề nghiệp, đồng thời,

phải thực hiện công việc kiểm toán theo những quy định của chuẩn mực
chuyên môn ( chuẩn mực quốc tế hay chuẩn mực quốc gia) đã được chấp
nhận.
1.2 Nguyên tắc cơ bản tổ chức bộ máy kiểm toán
1.2.1 Các khái niệm cơ bản về tổ chức
a.Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết chung của các hệ thống là thuật ngữ được L. Fon Bertalarffy
đưa vào vốn từ vựng khoa học dùng để mô tả lý thuyết các hệ thống mở và
các trạng thái cân bằng động đề xuất năm 1933 tại trường đại học tổng hợp
Chicago.Từ lĩnh vực sinh học các nguyên tắc của lý thuyết này được chuyển
sang việc giải quyết những vấn đề kỹ thuật và quản lý.
Sự xuất hiện của "Lý thuyết chung của các hệ thống", một lý thuyết
thuộc dạng những quan điểm khoa học chung mang tính hình thức và phổ
quát, đã thúc đẩy mong muốn của cộng đồng khoa học muốn tiến tới phổ quát
hoá các công cụ nhận thức khoa học và tiến tới sự nhận được đặc trưng mang
tính luận điểm của toàn bộ các phổ quát.Một trong những nhiệm vụ chính của
Kiểm toán 48A
7
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
tiếp cận này là làm rõ và phân tích các quy luật, các quan hệ qua lại chung đối
với các lĩnh vực khác nhau của hiện thực.Do vậy, cách tiếp cận hệ thống đã
được sử dụng trong lý thuyết đã nêu mang tính chất liên ngành, bởi vì nó tạo
ra cơ hội đem những quy luật và những khái niệm từ một lĩnh vực nhận thức
sang một lĩnh vực khác.Tổ hợp các khái niệm hệ thống là bộ khung khái niệm
khởi điểm, tạo ra sơ đồ nguyên nguyên tắc của sự phân chia khách thể.
Hệ thống - khái niệm trung tâm biểu thị một tập hợp các phần tử trong sự
tương tác qua lại thể hiện tính chỉnh thể và tính chung của mình.
Phần tử - đơn vị không thể chia nhỏ được nữa trong một phương thức
phân chia đã cho, và nằm trong thành phần của hệ thống, việc có những mối
liên hệ giữa các phần tử sẽ dẫn đến sự xuất hiện trong hệ thống chỉnh thể

những tính chất m
Chỉnh thể - hình thức của tồn tại hệ thống với tư cách được xác định chặt
chẽ, phản ánh sự độc lập của nó với các hệ thống khác.
Tính chỉnh thể là tính thống nhất của hệ thống như một chỉnh thể được
các phần tử thể hiện trong sự tương tác qua lại thực tế của chúng.Nó là cơ sở
ổn định của hệ thống.
b.Tổ chức – thực thể xã hội phức tạp
Theo quan niệm triết học:”Tổ chức nói rộng ra là cơ cấu tồn tại của sự
vật.Sự vât không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định
các yếu tố thuộc nội dung gì.Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự
vật”.Định nghĩa này bao quát cả các phân hệ tự nhiên và xã hội loài người.
Tổ chức là một thực thể xã hội vì tổ chức thực hiện những chức năng
nhất định trong xã hội, tổ chức gồm nhiều người, nhiều mối quan hệ trong xã
hội, và điều tất yếu tổ chức tồn tại trong một xã hội nhất định, nó thuộc một
xã hội nhất định, xã hội là môi trường cho sự hình thành tồn tại và phát triển
của tổ chức.Tổ chức bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành trong mỗi yếu tố cấu
thành đó lại có rất nhiều yếu tố cấu thành bé hơn và với mỗi yếu tố đó, mỗi
bộ phận lại có sự khác nhau về cơ cấu, mục tiêu, cơ chế quyền lực, môi
trường.Sự phức tạp của tổ chức do đó đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có sự kết hợp
của nhiều yếu tố để đạt được mục đích quản lý.Có thể nói ngắn gọn, các yếu
tố cấu thành của tổ chức như sau:
Mục tiêu: Nó phụ thuộc vào quy mô của tổ chức và chức năng nhiệm vụ
của tổ chức được giao. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức thì
mỗi tổ chức ngay từ ban đầu mỗi tổ chức đã đưa ra những mục tiêu cho tổ
chức đó ..
Kiểm toán 48A
8
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
Cơ cấu tổ chức: Mỗi tổ chức đều phải phân định rõ chức năng nhiệm vụ
quyền hạn của các bộ phận trong tổ chức để thực hiện mục tiêu đã đặt ra.

Chính vì vậy việc bố trí sắp xếp các vị trí trong tổ chức là rất quan trọng. Cơ
cấu tổ chức phụ thuộc vào quy mô tổ chức, cùng nhiệm vụ của tổ chức. Tuỳ
theo mỗi tổ chức khác nhau mà có thể sắp xếp cơ cấu khác nhau.
Nguồn lực của tổ chức: Mỗi tổ chức muốn tồn tại và phát triển được thì
các yếu tố quyết định nhất đó là nguồn lực của tổ chức.Hai yếu tố đặc trưng
của nguồn lực tổ chức là : nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kĩ thuật.Đây là
yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức.
Văn hoá của tổ chức: Các yếu tố văn hoá có ảnh hưởng lớn đến việc hình
thành nhân cách con người và đương nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến tổ chức
tồn tại trong môi trường văn hoá đó.Các yếu tố văn hóa tổ chức gồm :mối
quan hệ giữa các thành viên, ý thức chấp hành nội quy tổ chức,..
Môi trường của tổ chức: Trong thời đại ngày nay mọi tổ chức muốn cạnh
tranh thì cần có áp dụng về khoa học công nghệ mới nhằm cải tiến cách thức
quản lý, cách thức sản xuất, trang thiết bị làm việc...Sự lạc hậu của khoa học
công nghệ là yếu tố kìm hãm sự tồn tại của tổ chức.
Tóm lại, có thể nói tổ chức bao gồm rất nhiều yếu tố rất phức tạp và có
tác động qua lại lẫn nhau.Đòi hỏi người lãnh đạo trong tổ chức cần phải phối
hợp không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình để đạt được mục
tiêu của tổ chức.
1.2.2 Ý nghĩa, nguyên tắc và nhiệm vụ của tổ chức bộ máy kiểm toán
Khi đã khẳng định các yếu tố cấu thành hệ thống phương pháp kiểm
toán bao gồm cả kiểm toán chứng từ (kiểm toán cân đối, đối chiếu logic, đối
chiếu trực tiếp) và kiểm toán ngoài chứng từ (điều tra, thực nghiệm, kiểm kê),
những yếu tố này phải trở thành nhận thức và cả kinh nghiệm trong con người
và trở thành cơ chế hoạt động (kể cả phần cứng và phần mềm) của các
phương tiện cấu thành bộ máy kiểm toán
Lý thuyết hệ thống cũng chỉ rõ mối liên hệ logic giữa các yếu tố, phân hệ
và hệ thống. đó là mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung và chúng có thể
chuyển hóa cho nhau, song sự bao gồm của cái riêng trong cái chung vẫn phải
được tôn trọng trong tổ chức bộ máy kiểm toán nói riêng cũng như trong mọi

hệ thống tổ chức nói chung.Ngoài ra theo nguyên lý chung của tổ chức bộ
máy, bộ máy kiểm toán cũng có thể được tổ chức theo phương thức trực tuyến
– tham mưu hoặc phương thức chức năng có thể chọn loại hình tập trung hay
phân tán tùy quy mô và địa bàn hoạt động… tùy khả năng và phương tiện
điều hành
Kiểm toán 48A
9
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
Do có sự khác nhau về các điều kiện trên và do trình độ nhận thức và
kinh nghiệm kiểm toán cùng mức trang bị các phương tiện kiểm toán ở mỗi
nơi, mỗi lúc khác nhau nên bộ máy kiểm toán không thể tổ chức theo một
khuôn mẫu máy móc.Hơn nữa, khi đã nói tới yếu tố con người là nói tới các
quan hệ xã hội, đến truyền thống văn hóa cụ thể.Do đó, tổ chức bộ máy kiểm
toán không chỉ mang tính khoa học mà còn mang cả tính nghệ thuật
nữa.Trong trường hợp này, tính khoa học của tổ chức bộ máy đòi hỏi phải tạo
ra những mối liên hệ giữa các yếu tố, các phân hệ với hệ thống; giữa bản thân
hệ thống kiểm toán với các yếu tố khác và cả với môi trường hoạt động của hệ
thống này.Trong khi đó, tính nghệ thuật của tổ chức đòi hỏi phải phải xử lý
các mối liên hệ này thật mềm dẻo để duy trì được biên độ tổ chức ở mức cao
nhất thích ứng với điều kiện cụ thể về nhân viên, thiết bị và môi trường thực
hiện…
Tất cả các yêu cầu trên đòi hỏi khoa học về tổ chức kiểm toán trước hết
phải xác định được những nguyên tắc cơ bản về tổ chức bộ máy kiểm toán,
trên cơ sở đó xác định các mô hình tổ chức trong hang loạt các mối liên hệ
trong và ngoài hệ thống, đồng thời phân tích điều kiện và xác dịnh mục tiêu
và bước đi trong tổ chức bộ máy kiểm toán ở Việt Nam.
a.Nguyên tắc tổ chức bộ máy kiểm toán
Thứ nhất, phải xây dựng đội ngũ kiểm toán viên đủ về số lượng và bảo
đảm yêu cầu chất lượng phù hợp với từng bộ máy kiểm toán.Rõ ràng, kiểm
toán viên là yếu tố cơ bản cấu thành bộ máy kiểm toán. Sự tồn tại cũng như

chất lượng hoạt động của bộ máy kiểm toán được quyết định trước hết bởi số
lượng và chất lượng đội ngũ kiểm toán viên. Đó cũng là nguyên lý chung cho
việc tổ chức hệ thống bộ máy. Hơn nữa, hoạt động kiểm toán lại có chức năng
đặc biệt nên đòi hỏi cao với kiểm toán viên cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn
phẩm hạnh đạo đức. vì vậy, ở bất cứ đâu, cho dù khi mới xây dựng hay trong
bước đường phát triển – các tổ chức kiểm toán đều coi trọng xây dựng đội
ngũ kiểm toán viên.
Mặt khác, kiểm toán lại bao gồm nhiều loại hình với những bộ máy tổ
chức cụ thể cũng có những điểm khác nhau về nội dung và phương pháp kiểm
toán cụ thể và từ đó cả về tổ chức kiểm toán.Vì vậy, xây dựng đội ngũ kiểm
toán viên cũng đòi hỏi những yêu cầu cụ thể riêng biệt thích ứng vơi từng loại
hình, từng bộ mày kiểm toán.
Tất nhiên, gắn với đội ngũ kiểm toán viên là trang thiết bị cụ thể cho
kiểm toán: đó là những máy móc, thiết bị, phương tiện thích ứng với kỹ thuật
kiểm toán( cả phần cứng và phần mềm nếu có) và hình thành cơ chế hoạt
động thống nhất đang thực hiện chức năng kiểm toán.
Kiểm toán 48A
10
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
Hệ thống bộ máy kiểm toán phải bao gồm các phân hệ chứa đựng các
mối liên hệ trong – ngoài khác nhau phù hợp với nguyên tắc chung của lý
thuyết tổ chức và phù hợp với quy luật của phép biện chứng về liên hệ.
Thật vậy, mục tiêu của tổ chức là tạo ra mối liên hệ theo một trật tự xác
dịnh. Trong kiểm toán trật tự này được xác định khác nhau do quan hệ giữa
các mục tiêu kiểm toán khác nhau với các khách thể kiểm toán khác nhau.
Mỗi khách thể, mỗi chủ thể này lại có nhiều mỗi liên hệ khác ngoài kiểm
toán. Trong việc xử lý hàng loạt mối liên hệ phức tạp này cần phải có phương
pháp luận biện chứng giữa các sự vật, hiện tượng, giữa cái chung và cái riêng,
giữa cái mới và cái cũ
Nguyên tắc chung của mọi hệ thống tổ chức bộ máy: tập trung, dân chủ

thích ứng với từng bộ phận kiểm toán. Nguyên tắc tập trung – dân chủ do Lê-
nin đề xướng trong việc xây dựng Đảng Cộng sản và được phát triển ứng
dụng trong mối quan hệ giữa khách thể - chủ thể - môi trường kiểm toán. ở
từng phân hệ kiểm toán trong từng thời kỳ phát triển mối liên hệ chủ thể -
khách thể - môi trường kiểm toán. ở từng phân hệ kiểm toán trong từng thời
kỳ phát triển mối liên hệ chủ thể - khách thể có những điểm khác nhau song
đều được tổ chức và hoạt động trong mỗi Nhà nước cụ thể với một nguyên tắc
tổ chức chụ thể: Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Từ ý nghĩa và nguyên tắc tổ chức bộ máy kiểm toán, có thể thấy nhiệm
vụ cơ bản của tổ chức bộ máy kiểm toán là xây dựng mô hình tổ chức bộ
máy, xác định kiểu liên hệ trong từng mô hình và mối liên hệ giữa các yếu tố
cơ bản cấu thành hệ thống bộ máy kiểm toán – kiểm toán viên.
b.Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập
Bộ máy kiểm toán độc lập là tổ chức của các kiểm toán viên chuyên
nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan.là tổ
chức kinh doanh, một đơn vị kiểm toán độc lập phải thức hiện các nghĩa vụ có
quyền lợi như các tổ chức kinh doanh khác. Hơn nữa, kinh doanh dịch vụ
kiểm toán là kinh doanh một nghề chuyên sâu nên phải có kiểm toán viên đủ
điều kiện hành nghề.Do đó, chỉ có những người có chứng chỉ kiểm toán viên
và đủ điều kiện hành nghề khác nhau mới được phép tổ chức các đơn vị kinh
doanh dịch vụ này. Thông thường, cùng với dịch vụ kiểm toán, bộ máy này có
thể thực hiện các dịch vụ khác có liên quan như kế toán, thuế, tư vấn, tài
chính, tin học… Để thực hiện các loại dịch vụ này, các tổ chức kiểm toán độc
lập có quan hệ với khách hàng tự nguyện hoặc bắt buộc theo quy định của
pháp luật.
Kiểm toán 48A
11
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
1.3 Mô hình tổ chức kiểm toán độc lập trên thế giới
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập

a. Kiểm toán viên-Nhân tố hàng đầu
Theo quan điểm của kinh tế chính trị học Mác-Lênin, bất cứ phương thức
sản xuất nào của xã hội đều bao gồm hai mặt là Lực lượng sản xuất và Quan
hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất, người lao động và
khoa học kỹ thuật (thể hiện thông qua kỹ năng của người lao động hiện đại ).
Trong đó, người lao động là chủ thể và là lực lượng sản xuất cơ bản nhất,
quyết định nhất của xã hội. Kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói
riêng cũng có thể coi là một phương thức sản xuất trong xã hội hiện đại, cung
cấp các dịch vụ thay vì sản xuất ra của cải vật chất. Vì vậy, kiểm toán viên
với tư cách là người lao động luôn luôn giữ một vai trò quyết định quan trọng
và có tác động qua lại mạnh mẽ với cách thức tổ chức kiểm toán, tuân theo
quy luật thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất-quan hệ sản xuất.
Tổ chức hệ thống nhân sự trong bộ máy kiểm toán độc lập. Trong các
hãng kiểm toán, cơ cấu nhân sự điển hình được phân chia làm 4 cấp: Chủ
phần hùn (Partner) hay Cổ đông (Shareholder), Chủ nhiệm kiểm toán
(Manager), Kiểm toán viên (phụ trách hoặc giám sát công việc kiểm toán) và
các Trợ lý (Assistant). Một nhân viên mới sẽ bắt đầu công việc từ vị trí trợ lý
và sau một thời gian nhất định (khoảng 2-3 năm cho mỗi cấp bậc) có thể đạt
tới vị trí chủ phần hùn. Có thể thấy rằng việc thăng bậc trong các hãng kiểm
toán diễn ra khá nhanh và liên tục đi kèm với các trách nhiệm và nghĩa vụ
mới. Điều này là vì các nhân viên có điều kiện được thường xuyên trau dồi và
tích lũy kinh nghiệm qua quá trình tham gia kiểm toán trên thực tế. Hiện nay
do sự tiến bộ của công nghệ thông tin và cách thức thực hiện kiểm toán, các
trợ lý kiểm toán ngày càng được trao cho những nhiệm vụ phức tạp và nhiều
thử thách hơn.
Cách thức tổ chức như trên sẽ giúp các hãng kiểm toán nâng cao năng
lực,kĩ năng cũng như kinh nghiệm cho các cá nhân trong công ty. Những
nhân viên ở cấp bậc cao hơn sẽ giám sát và kiểm tra công việc thực hiện bởi
cấp bậc xếp ngay bên dưới. Một nhân viên mới vào nghề sẽ được giám sát
trực tiếp bởi kiểm toán viên cấp cao. Sau đó, công việc của anh ta có thể được

chuyển sang cho kiểm toán viên cấp trên như chủ nhiệm kiểm toán hay chủ
phần hùn-những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao nhất kiểm
tra soát xét lại.
Bảng 2-1 tóm tắt lại kinh nghiệm và trách nhiệm của từng thứ bậc của
nhân viên trong một công ty kiểm toán điển hình.
Kiểm toán 48A
12
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
Bảng 2-1 Thứ bậc và trách nhiệm tương ứng của kiểm toán viên
Trình độ
nhân sự
Kinh nghiệm
trung bình
Trách nhiệm đặc thù
Trợ lý kiểm
toán
0-2 năm
-Thực hiện hầu hết các công việc kiểm toán chi tiết
-Chuẩn bị các giấy tờ làm việc cần thiết
-Báo cáo cho nhóm trưởng cuộc kiểm toán tất cả các khúc
mắc liên quan tới kiểm toán, kế toán
Kiểm toán
viên
2-5 năm
-Hỗ trợ việc lập kế hoạch kiểm toán và chuẩn bị ngân sách
-Thực hiện điều phối và có trách nhiệm trong công việc
kiểm toán, bao gồm giám sát và xét duyệt lại công việc của
các trợ lý kiểm toán
Chủ nhiệm
kiểm toán

5-10 năm
-Phụ trách mọi hoạt động của phòng Kiểm toán
-Chỉ đạo và giám sát các hoạt động kiểm toán và quản lý
quan hệ với khách hàng
-Xét duyệt công việc của kiểm toán viên

Chủ phần hùn Trên 10 năm
-Xem xét lại toàn bộ công việc kiểm toán, có trách nhiệm
đưa ra quyết định cuối cùng (kí báo cáo kiểm toán)
-Có trách nhiệm cao nhất trong chỉ đạo kiểm toán và thực
hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng
b.Các nhân tố khác
* Chế độ kế toán, kiểm toán hiện hành.
Một nhân tố không thể thiếu trong bộ máy kiểm toán là các chế độ kế
toán, kiểm toán được ban hành nhằm hướng dẫn,định hướng cho hoạt động
kiểm toán của các tổ chức kiểm toán. Để hướng đạo cho việc soạn thảo và ban
hành những chuẩn mực cụ thể, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) đã soạn thảo
và công bố Văn bản chỉ đạo Kế toán quốc tế (IAGs). Đôi khi, Văn bản Chỉ
đạo này được đồng nghĩa với Chuẩn mực chung nhất của kiểm toán. Đến nay
đã có 29 văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế được ban hành. Mỗi Văn bản chỉ
đạo có thể chứa đựng nhiều chuẩn mực cụ thể, thậm chí nhiều loại chuẩn
mực. Trong hàng loạt chuẩn mực cụ thể, có những chuẩn mực trở thành thông
lệ quốc tế phổ biến. Tại Hoa Kỳ, có 10 chuẩn mực chung được thừa nhận phổ
Kiểm toán 48A
13
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
biến (Generally Accepted Auditing standards – GAAs). Hiện nay, ở Việt Nam
nói riêng Bộ tài chính đã ban hành là 26 chuẩn mực kế toán và 37 chuẩn mực
kiểm toán.
Hoạt động kiểm toán trong các tổ chức kiểm toán về nguyên tắc phải dựa trên

hệ thống các Chuẩn mực kiểm toán. Hệ thống Chuẩn mực trong hoạt động
kiểm toán có vai trò và tác dụng rất lớn, đó là:
• Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán là đường lối, là thước đo giúp cho các
kiểm toán viên hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong quá
trình kiểm toán.
• Dựa vào Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán, tổ chức kiểm toán xây dựng
quy trình, nội dung và tổ chức các cuộc kiểm toán đạt hiệu quả mong
muốn.
• Dựa vào Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán, các kiểm toán cấp cao có thể
kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các hoạt động kiểm toán của
từng kiểm toán viên, của các Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, giảm thiểu
rủi ro trong hoạt động kiểm toán.
• Đối với công chúng, Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán được xem là
công cụ quan trọng nhất để soi xét, kiểm soát các hoạt động của kiểm
toán viên trên các mặt: quá trình thực hiện kiểm toán, tổ chức quản lý
hoạt động kiểm toán có hợp lý không? có chặt chẽ không? có đúng với
các yêu cầu đặt ra của Hệ thống Chuẩn mực hay không?
• Dựa vào Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán và mức độ tuân thủ chuẩn
mực kiểm toán của các kiểm toán viên, công chúng có được mức độ tin
cậy đối với các kết quả kiểm toán và sự minh bạch hoá các thông tin tài
chính công khai đã được kiểm toán.
* Công nghệ thông tin-Nhân tố mới trong mô hình hiện đại
Công nghệ kế toán hiện nay trong các công ty (đặc biệt trong các công ty
lớn ) đều đã được chuyển một phần hay toàn bộ từ kế toán dạng thủ công sang
dạng kế toán máy, ứng dụng tiến bộ Công nghệ thông tin (CNTT). Ngoài ra
cũng phải kể tới việc sử dụng CNTT trong Hệ thống kiểm soát nội bộ của
Doanh nghiệp (tiêu biểu như việc dùng thẻ điện tử trong chấm công lao
động). Do đó, để có thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu xác minh và bày tỏ ý kiến
một cách đáng tin cậy thì bộ máy kiểm toán độc lập nhất thiết phải bổ sung và
phát triển cho mình một nền tảng CNTT tương xứng.

Hiện nay, ứng dụng CNTT trong kiểm toán còn đem lại nhiều lợi ích
thiết thực cho công tác thực hành kiểm toán. Ví dụ như tổ kiểm toán viên có
thể dùng phần mềm kiểm toán chuyên ngành, lấy dữ liệu là sổ cái của đơn vị
khách hàng tải vào phần mềm để tự động hóa việc lập bảng Cân đối tài khoản,
tính toán chỉ tiêu kinh doanh trong các thủ tục phân tích, hoặc thực hiện chọn
Kiểm toán 48A
14
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
mẫu bằng máy tính...
Vì những nhu cầu cấp thiết như vậy và lợi ích của việc ứng dụng công
nghệ thông tin cho nên các công ty kiểm toán lớn đều đã thành lập riêng bộ
phận Công nghệ thông tin. Bộ phận bao gồm các chuyên gia công nghệ làm
nhiệm vụ thiết kế riêng các chương trình chuyên sâu cho kiểm toán thay vì đi
mua các sản phẩm thương mại bên ngoài, đồng thời còn có thể tham gia tư
vấn cho các bộ phận khác khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng có liên quan
tới lĩnh vực CNTT.
1.3.2 Tổng quan về tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập
a. Phân loại công ty kiểm toán độc lập
*Theo hình thức doanh nghiệp
Các công ty kiểm toán được tổ chức dưới nhiều hình thức doanh nghiệp
rất đa dạng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, các quy định pháp luật
của địa phương, quốc gia có hoạt động kinh doanh.
Tại Hoa Kỳ đã và đang tồn tại 6 loại hình doanh nghiệp
(*)1
được áp dụng
cho các công ty kiểm toán. Bao gồm:
Doanh nghiệp tư nhân (Proprietorship). Doanh nghiệp được sở hữu bởi
một cá nhân duy nhất mới có thể hoạt động dưới hình thức này. Trong quá
khứ, tất cả doanh nghiệp của cá nhân đều tổ chức theo dạng Doanh nghiệp tư
nhân nhưng vài năm trở lại đây thì hầu hết đã tái tổ chức lại theo mô hình có

tính hữu hạn trách nhiệm hơn nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro khi gặp sự cố
về tranh chấp.
Công ty hợp danh thông thường ( General Partnership).Loại hình doanh
nghiệp này tương tự như Doanh nghiệp tư nhân, ngoại trừ việc nó có thể cho
phép nhiều chủ sở hữu công ty. Trước đây cũng như mô hình tư nhân thì mô
hình này cũng rất phổ biến.
Công ty hợp doanh thông thường (General Corporation). Hình thức này
có một ưu điểm đó là các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn mà
họ góp vào doanh nghiệp để kinh doanh. Tuy vậy thì hầu như các công ty
kiểm toán không được phép hoạt động dưới hình thức này vì bị giới hạn bởi
luật pháp ở nhiều bang của Hoa Kỳ. Lý do có thể là, nếu công ty có vốn đầu
1
(*) Tên các loại hình doanh nghiệp được tạm dịch sang dạng thức tương đồng nhất
trong luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam
Kiểm toán 48A
15
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
tư từ các cổ đông bên ngoài thì nhiều khả năng tính độc lập của công ty sẽ bị
ảnh hưởng vì những liên kết và ràng buộc về kinh tế.
Công ty hợp doanh chuyên ngành (Professional Corporation). Dạng thức
những công ty cung cấp các dịch vụ mang tính chất chuyên ngành và được sở
hữu bởi một hay nhiều cổ đông. Tại Hoa Kỳ thì luật liên quan tới Công ty
chuyên ngành và trách nhiệm với vốn rất khác nhau ở từng bang. Ở một số
bang, quy định về trách nhiệm công nợ tương tự như với công ty thông
thường nhưng ở các bang khác thì không được như vậy. Kết quả là hoạt động
theo mô hình Công ty hợp doanh sẽ gây ra nhiều khó khăn tới hoạt động kiểm
toán cho các khách hàng ở nhiều bang khác nhau.
Công ty TNHH (Limited Liability Company). Công ty TNHH là sự kết
hợp những đặc trưng tích cực của cả công ty hợp doanh và công ty hợp danh.
Một công ty theo kiểu này được cấu trúc và tính thuế như một công ty hợp

danh, đồng thời những chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn công nợ
giống công ty hợp doanh. Nói chung hiện nay các hãng kế toán kiểm toán
được phép hoạt động theo mô hình này ở nhiều bang của Hoa Kỳ.
Công ty TNHH hợp danh ( Limited Liability Partnership). Một công ty
dạng này được sở hữu bởi một hay nhiều chủ phần hùn, được tính thuế giống
công ty hợp danh, tuy nhiên trách nhiệm với công nợ thì cao hơn dạng Công
ty hợp doanh và Công ty TNHH. Các chủ phần hùn chỉ có trách nhiệm pháp
lý cá nhân đối với phần vốn của họ cũng như với những hoạt động của bàn
thân và những người trong phạm vi quản lý giám sát. Chủ phần hùn không có
liên đới tới những hành vi sai phạm của chủ phần hùn khác cũng như của
những nhân viên không dưới quyền. Chính vì những ưu điểm như vậy nên tất
cả các Hãng kiểm toán nhóm Big Four và nhiều công ty nhỏ hơn đều lựa chọn
mô hình này .
Tại Việt Nam hiện tại quy định về hình thức tổ chức công ty kiểm toán
(vẫn chưa cho phép hình thức văn phòng kiểm toán) được quy định cụ thể tại
Khoản 1 và khoản 3 Điều 20 Nghị định 105 như sau: "Doanh nghiệp kiểm
toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật theo các hình
thức: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân
và doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam."
*Theo quy mô hoạt động
Phân theo quy mô bộ máy kiểm toán có thể phân ra làm hai hình thức tổ
chức chính là Văn phòng kiểm toán tư và Công ty kiểm toán
Văn phòng kiểm toán tư
Kiểm toán 48A
16
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
Thực chất Văn phòng kiểm toán tư có thể coi là một dạng quy mô
nhỏ của Công ty kiểm toán với số lượng nhân viên từ 1-25 người. Mô hình
Văn phòng tư rất phát triển ở cộng Hòa Pháp (khoảng 2500 văn phòng) và các
nước Tây Âu .Ngay cả ở Mỹ, một quốc gia có nền kiểm toán tiên tiến, cũng

có tới 95% công ty nhỏ từ 1 - 25 người, ở Trung Quốc có tới 600 văn phòng
kiểm toán nhỏ ( 3 - 5 người ).
Đối tượng khách hàng của văn phòng kiểm toán tư chủ yếu là các doanh
nghiệp quy mô nhỏ hoặc các tổ chức phi lợi nhuận, cũng có thể có từ 2-3 tổ
chức thuộc sở hữu quốc doanh. Cũng vì lý do quy mô hoạt động khá nhỏ nên
nhiều văn phòng tư không thực hiện dịch vụ kiểm toán mà thay vào đó hướng
tới các dịch vụ về kế toán và thuế khóa.
Công ty kiểm toán
Công ty kiểm toán trên thế giới được phân ra làm ba nhóm chính
tùy theo quy mô hoạt động. Bao gồm:
• Nhóm Big 4 . Gồm bốn công ty kiểm toán xuyên quốc gia hàng đầu
thế giới (PricewaterhouseCoopers, Deloitte Touche Tohmatsu, Ernst
& Young, KPMG) với doanh thu ở mức hàng tỉ USD hàng năm và số
nhân viên lên tới hàng chục ngàn người. Các công ty này có văn
phòng ở tất cả các bang của Mỹ, ngoài ra còn thâm nhập khắp các thị
trường trên thế giới, cạnh tranh với công ty kiểm toán địa phương.
Một đặc điểm đáng chú ý là, tất cả 4 công ty Big 4 thực ra đều không
phải là một siêu công ty mà là một mạng lưới các công ty nhỏ hơn ở nhiều
quốc gia.Mỗi công ty trong mạng lưới sẽ thỏa thuận với nhau về việc chia sẻ
một tên chung, nhãn hiệu chung cũng như một tiêu chuẩn chất lượng. Dù vậy,
tại mỗi quốc gia, cách thức tổ chức của công ty thành viên được xây dựng dựa
trên môi trường pháp lý riêng của nước sở tại.
Hầu như toàn bộ những tập đoàn kinh tế có tầm cỡ quốc gia và quốc tế
trên thế giới đều là khách hàng của Big 4. PricewaterhouseCoopers đang cung
cấp dịch vụ cho 4 trong 10 công ty lớn nhất ở Mỹ, cũng như 4 công ty trong
top 10 ở Anh (ExxonMobil, Ford, IBM, Royal Dutch Shell...). KPMG có
khách hàng là những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng
như Citi Group, HSBC và Standard Chartered Bank. Deloitte được lựa chọn
kiểm toán cho các tập đoàn hàng không như Boeing, Lockheed Martin, các
tập đoàn CNTT như Microsoft, Dell... Trong khi đó danh sách khách hàng

của Ernst & Young bao gồm những cái tên đáng chú ý như Google, Intel,
British Airways, HP và Canon.
Kiểm toán 48A
17
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
• Nhóm các công ty cấp quốc gia ( National Firms ). Đây là các công ty
quy mô lớn, chủ yếu đặt văn phòng trong phạm vi một quốc gia. Các
công ty này về cơ bản cung cấp các dịch vụ tương tự như của các hãng
kiểm toán lớn nằm trong nhóm Big 4 và được coi là đối thủ cạnh tranh
trực tiếp của nhóm này.
Ngày nay để mở rộng tầm ảnh hưởng và sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế, các công ty cấp quốc gia (ví dụ như các công ty của Hoa Kỳ)
còn hợp tác với các công ty kiểm toán ở các quốc gia nước ngoài thông qua
việc thành lập ra các liên doanh kiểm toán. Mặt khác, việc liên doanh cũng
nhằm tới mục đích để cung cấp dịch vụ cho khách hàng là các tập đoàn quốc
tế với công việc kinh doanh và chi nhánh đặt tại nhiều nơi trên thế giới. Các
công ty tiêu biểu như McGladrey & Pullen, Grant Thorton ( đã lập liên doanh
tại Việt Nam là Grant Thorton Việt Nam),...
• Nhóm các công ty địa phương ( Local Firms ) . Chủ yếu cung cấp các
dịch vụ liên quan tới kiểm toán trong phạm vi một vùng miền cụ
thể...Tại Mỹ có khoảng 100 công ty kiểm toán được xếp vào nhóm
này với số lượng chuyên viên trung bình khoảng 50 người. Một số
công ty chỉ có duy nhất một văn phòng và cung cấp dịch vụ cho
khách hàng sở tại, số khác có nhiều văn phòng đặt tại một bang hoặc
một địa phương duy nhất, cung cấp cho một phạm vi khách hàng rộng
hơn. Công ty kiểm toán địa phương dù vậy vẫn có thể cạnh tranh với
các công ty kiểm toán lớn nằm trong nhóm Quốc gia và Quốc tế. Để
nâng cao hiệu quả, các doanh nghiệp này có thể tham gia mạng lưới
chi nhánh thuộc liên hiệp các đơn vị kiểm toán nhằm chia sẻ cho nhau
thông tin, kỹ thuật và giúp đỡ nhau về đào tạo. Ngoài ra, không ít

doanh nghiệp còn tìm tới các liên kết với quốc tế.
Kiểm toán 48A
18
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
Bảng 2-2 Thông tin tóm tắt những hãng kiểm toán hàng đầu
Hoa Kỳ 1997
Hạng Tên DT thuần (triệu) Số chủ phần hùn Số chuyên viên VP tại Mỹ %DT
( Kiểm toán/Thuế/Tư vấn)
BIG FIVE
1Andersen worldwide 5445.0$ 1673 32319 95 20/14/66
2PwC 4884.5$ 2439 26404 211 37/21/42
3Ernst & Young 4416.0$ 2172 17845 89 36/23/41
4Deloite & Touche 3600.0$ 1719 16426 106 35/20/45
5 KPMG 3000.0$ 1600 13400 130 41/25/34
CẤP QUỐC GIA
6 Grant Thorton 289.0$ 278 1979 48 42/30/28
7 McGladrey & Pullen 270.1$ 381 1883 64 45/32/23
CẤP KHU VỰC
9 Crowe, Chizek & Co 97.4$ 93 830 10 32/18/50
CẤP ĐỊA PHƯƠNG (QUY MÔ LỚN)
50 Follmer, Rudzewicz &Co 18.3$ 12 148 2 39/28/33
75 Kaufman Rossin &Co 13.8$ 14 64 2 54/32/14
Nguồn trích: Auditing: An Intergrated Approach (Arens, Loebbecke)
Nguyên gốc: Accouting Today (16/03-05/04/1998), trang 18-20
b. Các dịch vụ chính
Chủ yếu các tổ chức kiểm toán cung cấp bốn dịch vụ chính gồm: Dịch vụ
Kiểm toán, Kế toán,Thuế và Tư vấn.
Dịch vụ kiểm toán (Auditing Services). Một loại dịch vụ đảm bảo do kiểm
toán viên cung cấp nhằm đưa ra ý kiến về các thông tin được hình thành trên
cơ sở chuẩn mực nhất định. Các hãng kiểm toán cung cấp 3 loại hình kiểm

toán, bao gồm Kiểm toán báo cáo tài chính, Kiểm toán tuân thủ và Kiểm toán
hoạt động. Trong đó kiểm toán báo cáo tài chính là dịch vụ đầu tiên và đặc
trưng nhất của kiểm toán độc lập, hai loại hình còn lại mới được cung cấp
trong vài thập kỉ gần đây.
Kiểm toán hiện vẫn là nguồn thu lớn nhất trong các dịch vụ của một công
ty kiểm toán. Tuy nhiên, trước sự phát triển của các dịch vụ khác kiểm toán sẽ
Kiểm toán 48A
19
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
không còn chiếm giữ vị trí độc tôn trong mô hình kinh doanh của các hãng
kiểm toán. Theo số liệu năm 2007, dịch vụ kiểm toán có tốc độ tăng trưởng
doanh thu thấp nhất trong số các dịch vụ của nhóm Big 4, vào khoảng 12% và
tại 3 trong số 4 công ty Big 4 thì tỉ trọng doanh thu từ kiểm toán đã xuống
dưới mức 50%.
Dịch vụ kế toán sổ sách (Accouting services). Hướng tới các khách hàng
có quy mô kinh doanh nhỏ không có đầy đủ nhân lực hoặc trình độ cần thiết
cho công việc hạch toán, khi đó các công ty kiểm toán sẽ đảm trách thay
nhiệm vụ lập báo cáo tài chính. Trong nhiều trường hợp để phục vụ cho nhu
cầu sử dụng thông tin của các bên thứ ba thì việc lên báo cáo tài chính còn
được thực hiện kèm với quá trình xét duyệt hoặc kiểm toán. Tuy vậy, nói
chung, việc xét duyệt và kiểm toán mang tính tích hợp như vậy thường có ít
tính đảm bảo và độ tin cậy chỉ dừng ở mức chấp nhận được.
Dịch vụ thuế ( Tax Services). Khách hàng của kiểm toán độc lập thường
phải chi trả nhiều loại thuế cho hoạt động của mình như thuế thu nhập, thuế
tài sản và các loại lệ phí khác. Các hãng kiểm toán có Bộ phận Thuế sẽ hỗ trợ
khách hàng trong việc kê khai các loại thuế, hoặc đóng vai trò đại diện trước
các cơ quan Thuế. Dịch vụ thuế được cung cấp bởi hầu hết các hãng, và với
nhiều công ty cỡ nhỏ hoặc văn phòng tư thì thậm chí dịch vụ này còn đóng
vai trò quan trọng hơn cả dịch vụ kiểm toán.
Dịch vụ tư vấn (Management Consulting Services). Trợ giúp và cung cấp

cho khách hàng những phương thức để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh. Các dịch vụ này có thể trải rộng từ những gợi ý đơn thuần trong cải
thiện và tối ưu hoạt động kế toán cho tới những tư vấn liên quan tới nhân sự,
tài chính, chiến lược kinh doanh...Nhiều hãng kiểm toán tổ chức riêng một Bộ
phận cung cấp loại dịch vụ này. Bộ phận này có thể được chia ra theo từng
lĩnh vực tư vấn cụ thể như Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, Hệ thống thông tin quản
lý, Hỗ trợ và cố vấn tranh chấp...Làm việc trong Bộ phận Tư vấn bao gồm tập
thể các kiểm toán viên và các chuyên gia kinh doanh, những người này
thường phải có sự "cách ly" tương đối với nhân viên của Bộ phận Kiểm toán
và Thuế.
Tư vấn hiện nay đang là dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số
những dịch vụ của các hãng kiểm toán, đồng nghĩa với việc đóng góp một tỉ
lệ ngày càng cao hơn trong tổng doanh thu. Năm 2007, doanh thu từ tư vấn
của các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 tăng 20% và chiếm một tỉ lệ
khoảng 25% doanh thu, vươn lên vị trí thứ 2 về tỉ trọng (đứng sau dịch vụ
kiểm toán).
Bảng 2-3 cung cấp thông tin về doanh thu theo báo cáo năm 2008 của
các công ty kiểm toán trong nhóm Big 4 cũng như tỷ trọng đóng góp doanh
Kiểm toán 48A
20
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
thu của các nhóm dịch vụ.
Bảng 2-3 Doanh thu dịch vụ của các công ty kiểm toán Big 4 năm 2008
Hãng
DT %DT theo
các cácDV
(kiểm toán/Thuế/Tư
vấn)
Số lượng
nhân viên

Năm tài
chính
PricewaterhouseCoopers 28.2 tỷ$ 49/27/23 155,693 2008
Deloitte Touche
Tohmatsu
27.4 tỷ$ 46/22/32 165,000 2008
Ernst & Young 24.5 tỷ$ 8/27/12 135,000 2008
KPMG
22.7 tỷ$
47/21/32
137,000 2008
Nguồn trích: />Nguyên gốc: PwC, Deloite TT, E&Y, KPMG websites
c. Cơ cấu tổ chức điển hình của một công ty kiểm toán
Do công ty kiểm toán tại các quốc gia đều phải thành lập và hoạt động
theo luật Doanh nghiệp nên nói chung về cơ cấu tổ chức có nhiều điểm tương
đồng với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác. Về cơ bản, tổ chức của
một công ty kiểm toán như sau:
Hội đồng thành viên, hội đồng quản trị. Đưa ra quyết định chiến lược
phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;quyết định bộ máy
quản lí ,phương thức đầu tư, giải pháp phát triển thị trường và phân chia lợi
nhuận
Ban Giám đốc. Là bộ phận điều hành và đưa ra các quyết định về cung
cấp dịch vụ cho khách hàng , chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên
( hội đồng quản trị) về hoạt động và lợi nhuận của công ty.Trong một cuộc
kiểm toán : Ban Giám đốc thực hiện kí nhân hợp đồng với khách thể kiểm
toán, trực tiếp chỉ đạo nhóm kiểm toán thực hiện tác nghiệp tại đơn vị được
kiểm toán.Khi kết thúc thúc kiểm toán, trong Báo cáo kiểm toán viên đưa ra
phải có đầy đủ chữ kí của Kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán và chữ kí
của đại diện ban giám đốc, thể hiện rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán với
kết luận kiểm toán đưa ra.

Dưới Ban giám đốc là các phòng ban tương ứng với các hoạt động tài
chính, tổ chức nhân sự, kế toán, ban cố vẫn nghề nghiệp, phòng marketing,
Kiểm toán 48A
21
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
phòng kinh doanh tổng hợp, phòng kiểm toán chuyên trách...chịu trách nhiệm
trước ban giám đốc về lĩnh vực của mình, đồng thời có sự phối hợp giữa các
bộ phận để thực hiện công tác tổ chức của doanh nghiệp.Thông thường, trong
một cuộc kiểm toán, ban giám đốc sẽ quyết định nhóm kiểm toán viên thực
hiện kiểm toán, nhóm kiểm toán thường có từ 1 đến 2 trợ lí kiểm toán viên
cao cấp và một chủ nhiệm kiểm toán.Chủ nhiệm kiểm toán ( người phụ trách
kiểm toán ) quản lí giám sát và thiết kế chương trình kiểm toán sắp xếp một
cách khoa học và kế hoạch các công việc và nhân sự,đảm bảo sự phối hợp
giữa các kiểm toán viên.
Ban kiểm soát. Chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát chất lượng và mức độ
hoàn thành của việc cung cấp các dịch vụ của công ty kiểm toán, thành viên
ban kiểm soát lấy từ những người có kinh nghiệm về chuyên môn và có vị trí
nhất định trong công ty, độc lập trong hoạt động với nhà quản lí, đảm bảo cho
mọi công việc tiền hành theo đúng chuẩn mực và điều lệ công ty đặt ra, nâng
cao trình độ cho nhân viên trong nghề nghiệp và tổ chức hoạt động.
1.3.3 Thực tế tình hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập trên thế giới
a. Quá trình phát triển
Kiểm toán độc lập trên thế giới ra đời cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thì trường. Dịch vụ kiểm toán độc lập đã có mặt rất sớm vào nửa cuối thế
kỷ 19, các công ty kiểm toán lớn cấp quốc tế hiện nay hầu như đều có lịch sử
thành lập và phát triển hơn một thế kỷ (Công ty Price WarterHouse có trụ sở
chính ở Luân Đôn ,thành lập năm 1880, Công ty KPMG có trụ sở tại
Amstelveen, Hà Lan bắt đầu kinh doanh từ năm 1870, Công ty Ernst &
Young và Deloitte Touche Tohmatsu thậm chí còn khởi nghiệp sớm hơn,
tương ứng vào năm 1849 và 1845) và phát triển mạnh mẽ thâm nhập váo

nhiều ngành nghề , mọi lĩnh vực kinh tế. Thực tế cho thấy, ở các nước sớm
phát triển theo nền kinh tế thị trường , kiểm toán độc lập đã hành nghề trước
khi có những chuẩn mực kiểm toán như đã biết hiện nay. Theo thống kê trên
thế giời có hàng trăm nghìn tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động trong lĩnh
vực kiểm toán và tư vấn tài chính ( riêng ở Mỹ có hơn 30.000 tổ chức ).
Kinh nghiệm ở các nước có lịch sử phát triển kiểm toán lâu dài cho
thấy, trong giai đoạn đầu tiên của hoạt động kiểm toán, việc hành nghề riêng
biệt của từng kiểm toán viên hoặc của một nhóm nhân viên trong lĩnh vực
kiểm toán, tư vấn tài chính là khá phổ biến.Mô hình này ngày nay được tổ
chức theo hình thức Văn phòng tư ( kể cả công ty nhỏ ), rất phát triển ở cộng
Hòa Pháp ( 2500 văn phòng ) và các nước Tây Âu. Ngay cả ở Mỹ, một quốc
gia có nền kiểm toán tiên tiến , cũng có tới 95% công ty nhỏ từ 1 - 25 người,
ở Trung Quốc có tới 600 văn phòng kiểm toán nhỏ ( 3 - 5 người ).
Kiểm toán 48A
22
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu kiểm toán được mở
rộng ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau cũng với đó là sự mở rộng của quy mô
các cuộc kiểm toán, nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng hay lãnh
thổ mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế, điều đó tất yếu dẫn đến sự hình
thành của mô hình Công ty kiểm toán. Các công ty kiểm toán quy mô lớn
thường có xuất phát điểm là các công ty kế toán kiểm toán có lịch sử hình
thành lâu đời, qua quá trình phát triển sáp nhập với nhau, có chi nhánh ở
nhiều nước trên thế giới, các công ty này do có tiểm lực tài chính vững mạnh
uy tín lầu năm trên thị trường và có một lượng khách hàng đông đảo, doanh
thu hàng năm lớn nên các công ty này thường là các công ty trách nhiệm hữu
hạn.Trong khi đó, các doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ, quy mô hạn chế
thường tổ chức các theo loại hình công ty trách nhiệm vô hạn nhằm tạo uy tín
với khách hàng.
b. Đặc điểm tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập trên thế giới

* Hệ thống chính sách pháp luật
Song song với sự hình thành nên các loại hình doanh nghiệp kiểm toán ,ở
các nước, luật pháp quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức kiểm
toán độc lập,thừa nhận sự khách quan và độc lập của kiểm toán, chấp nhận
giá trị pháp lí của các tài liệu có chữ kí của kiểm toán. Ở phần lớn các nước
có nền kinh tế thị trường phát triển, hoạt động của kiểm toán độc lập không
chỉ hoạt động theo quy định pháp luật mà còn theo các tiêu chuẩn của hiệp
hội nghề nghiệp, các cơ quan nhà nước có liên quan sẽ không trực tiếp tham
gia quản lý hay ban hành văn bản trực tiếp nào tới kiểm soát chất lượng với
hoạt động của các tổ chức thực hiện kiểm toán. Tại Hoa Kỳ, kiểm toán phải
phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán do Ban chuẩn mực kiểm toán thuộc
Viện kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) ban hành cũng như phải tuân
theo các Luật liên quan như Luật Chứng khoán 1933,1934, Luật giao dịch
chứng khoán và các quy định khác của Ủy ban Chứng khoán (SEC). Tại
Trung Quốc, hiệp hội nghề nghiệp của kiểm toán là Viện kế toán viên công
chứng Trung Quốc (CICPA) hoạt động theo Luật kế toán viên công chứng
1993
Tuy nhiên, dù các điều luật và quy định liên quan tới hoạt động kiểm
toán ở các quốc gia (đặc biệt tại các nước phát triển) được xây dựng khá chặt
chẽ, niềm tin của công chúng vào các công ty kiểm toán trong thời gian gần
đây đang bị lung lay.Liên tiếp những năm gần đây, nhiều công ty kiểm toán
quốc tế bị liên đới trách nhiệm trong các vụ bê bối tài chính lớn. Arthur
Andersen (một trong năm công ty Big 5) có dính líu tới việc gian lận ở tập
đoàn năng lượng Enron (Mỹ) năm 2002, hậu quả công ty này đi tới chỗ phá
Kiểm toán 48A
23
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
sản và Big 5 từ năm công ty giảm xuống còn bốn công ty (Big 4). Công ty
KPMG (cũng nằm trong nhóm Big 4) đã phải trả 125 triệu USD bồi thường
trong vụ kiện liên quan tới việc kiểm toán hệ thống cửa hàng bán lẻ dược

phẩm Rite Aid (Mỹ, năm 2003), chỉ 4 năm sau chi nhánh công ty tại Đức bị
điều tra về việc bỏ qua những nghi vấn trong các khoản chi phí của tập đoàn
Siemens (Đức, năm 2007, sau đó KPMG đã bị Siemens thay thế bởi Ernst &
Young). Ngay cả PricewaterhouseCoopers, công ty kiểm toán lớn nhất thế
giới hiện nay cũng đang bị cáo buộc đã không phát hiện được các sai phạm
trên báo cáo tài chính của tập đoàn Dell (Mỹ, năm 2007) và mới đây nhất là
trong vụ làm giả sổ sách quy mô lớn (1.5 tỷ USD) ở tập đoàn gia công phần
mềm Satyam (Ấn Độ, năm 2009). Những vụ việc trên đã hối thúc Chính phủ
nhiều quốc gia phải ban hành các đạo luật mới nhằm ngăn ngừa các hành vi
sai phạm tiếp diễn trong tương lai cũng như đảm bảo tính hiệu lực của báo
cáo kiểm toán.Ví dụ trong trường hợp của Enron và Arthur Andersen, Chính
phủ Mỹ sau đó đã ban hành luật Sarbanes-Oxley (2002), nhằm cải thiện sự
đảm bảo và tin tưởng vào các báo cáo, các thông tin tài chính công khai. Các
công ty kiểm toán bị rút bớt quyền cung cấp dịch vụ cho khách hàng kiểm
toán của họ để đảm bảo họ không bị các lợi ích làm lung lay, các dịch vụ này
phải do các công ty khác cung cấp. Đạo luật cũng đưa ra các hình phát rất
nghiêm khắc nếu vi phạm các quy định về kiểm toán như việc có thể tuyên án
đến 20 năm tù với các tội danh như phá hủy tài liệu. Tuy các chế tài trở nên
chặt chẽ với các công ty kiểm toán nhưng trên thực tế các công ty này vẫn có
lợi ích từ đạo luật này. Đó là phần 404 của Đạo luật trong đó quy định rằng bộ
báo cáo hàng năm phải có Báo cáo kiểm soát nội bộ và báo cáo này phải có
chứng thực của công ty kiểm toán. Theo tạp chí Fortune và báo Wall Street
Journal, ước tính chỉ 1.000 công ty lớn đang niêm yết ở Hoa Kỳ đã phải trả
khoản phí để thực hiện điều khoản này hàng năm lên đến 6 tỷ USD. Ngành
kiểm toán đột nhiên có vô số công ăn việc làm, nghề kiểm toán trở nên vô
cùng thịnh vượng.
Sự quản lý của Chính phủ với hoạt động kiểm toán độc lập không chỉ
dừng lại ở công tác ban hành luật. Ngoài sự điều chỉnh của hệ thống luật
pháp, các đơn vị thực hiện kiểm toán còn phải chịu sự kiểm tra giám sát bởi
hệ thống kiểm tra chất lượng. Ở một số quốc gia, chương trình kiểm tra chất

lượng được xây dựng nhằm một số mục tiêu như đảm bảo việc kiểm toán thực
hiện tuân theo các quy định và chuẩn mực kiểm toán, bảo vệ lợi ích của người
sử dụng kết quả kiểm toán. Ví dụ, Hoa Kỳ có chương trình kiểm tra chéo
(Peer Review), thực hiện theo Chuẩn mực kiểm tra chéo của Viện kế toán
công chứng Hoa Kỳ (AICPA). Theo đó, các doanh nghiệp kiểm toán Mỹ sẽ
được kiểm tra chéo theo định kỳ, thường là 3 năm một lần.
* Một số đặc điểm cụ thể
Kiểm toán 48A
24
Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009
Thứ nhất, các công ty kiểm toán lớn đều tổ chức cơ cấu bộ máy theo các
lĩnh vực ngành nghề. Nhằm mục đích tăng cường hiệu quả công việc và đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nhiều công ty kiểm toán đã tái tổ chức
lại theo hướng phân chia bộ máy thành các bộ phận riêng biệt, mỗi bộ phận
phụ trách việc cung cấp dịch vụ cho một nhóm khách hàng thuộc một lĩnh
vực ngành nghề nhất định. Nhân viên thuộc bộ phận liên quan tới ngành nào
sẽ có kinh nghiệm chuyên sâu về kiểm toán cho ngành đó, bao gồm từ kiểm
toán viên, chuyên viên thuế đến chuyên gia tư vấn. Ví dụ, công ty KPMG tái
tổ chức hoạt động của mình theo các lĩnh vực: Dịch vụ tài chính, Chăm sóc
sức khỏe, Sản xuất, Phân phối và Bán lẻ, Thông tin, Viễn thông và Giải trí,
Dịch vụ công.
Cách làm trên không những giúp công ty kiểm toán am hiểu khách hàng
hơn, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ gia tăng tốt hơn mà còn có tác
dụng quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Nhiều khách thể kiểm
toán kinh doanh trong những lĩnh vực như Tài chính, Chăm sóc sức khỏe và
Công nghệ cao. Đây là những lĩnh vực rất dễ chịu ảnh hưởng từ biến động
kinh tế, những thay đổi trong hệ thống luật pháp cũng như tiến bộ của khoa
học kỹ thuật. Những ảnh hưởng này sau đó có tác động trọng yếu tới tình hình
tài sản và kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, một số ngành nghề lại
mang tính chất đặc thù riêng, đòi hỏi kiến thức chuyên ngành để có thể đánh

giá chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu công ty
kiểm toán không có kiến thức sâu sắc về ngành nghề của khách hàng thì nhiều
khả năng sẽ đưa ra các nhận định sai trong báo cáo kiểm toán và đối mặt với
nguy cơ rơi vào kiện tụng trong tương lai.
Thứ hai, tổ chức bộ máy kiểm toán theo hướng đánh giá rủi ro. Mô hình
kiểm toán hiện đại đang được áp dụng bao gồm mô hình kiểm toán trên cơ sở
hệ thống và mô hình kiểm toán trên cơ sở rủi ro. Kiểm toán trên cơ sở hệ
thống thiên về hệ thống kiểm soát nội bộ, dựa vào việc đánh giá và phân tích
hệ thống kiểm soát nội bộ để đạt được các mục tiêu kiểm toán. Từ những năm
1990 tới nay thì các công ty kiểm toán (đặc biệt ở Mỹ) đang tích cực chuyển
đổi sang mo hình kiểm toán trên cơ sở rủi ro. Trong mô hình này, công ty
kiểm toán sẽ tập trung phân tích các thương vụ, đánh giá và quản lý rủi ro của
khách hàng. Dù mô hình trên cơ sở rủi ro là một bước tiến quan trọng trong
Kiểm toán 48A
25

×