Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

bai 1 cong dan lop 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.58 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Thị Cúc Lớp dạy: PHẦN 1: CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC BÀI 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG TIẾT 1 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận triết học. - Nhận biết được nội dung co bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình - Nêu được chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng 2. Về kĩ năng - Biết đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm, phương pháp luận biện chứng hoặc phương pháp luận siêu hình trong cuộc sống hằng ngày phù hợp với lứa tuổi 3. Về thái độ - Thấy được tầm quan trọng của thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng, có ý thức vận dụng thế giới quan duy vật, phương pháp luận duy vật biện chứng II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC Giáo viên giúp học sinh hiểu được một số nội dung sau: Nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng → đây là cơ sở để xem xét các vấn đề ở các bài tiếp theo III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học sau: - Phương pháp nêu vấn đề - Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp giảng giải IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên - Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, các tài liệu khác có liên quan - Que chỉ bảng, thước kẻ, tranh ảnh... 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết, thước kẻ... V. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ ( không có ) 3. Giảng bài mới.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Giới thiệu bài Chương trình giáo dục công dân ở cấp 2 đã giúp các em hiểu được mối quan hệ giữa : Công việc Nhân loại. Nhà nước. Người khác. Chính mình với Dân tộc quốc gia. Môi trường sống. Để giải quyết những mối quan hệ này chúng ta cần phải giải quyết hai vấn để; Thế giới quan: quan niệm của chúng ta về các sự việc Phương pháp luận: cách giải quyết của chúng ta về các mối quan hệ Vậy thế giới quan là gì, phương pháp luận là gì, vai trò của nó như thế nào. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những vấn đề đó * Giảng các đơn vị kiến thức Hoạt động của giáo viên Nội dung Hoạt động 1: tìm hiểu vai trò thế 1. Thế giới quan và phương pháp giới quan, phương pháp luận của luận của Triết học triết học a. Vai trò thế giới quan, phương GV: nêu vấn đề, trong hành trình pháp luận của Triết học chinh phục và cải tạo thế giới, để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, loài người đã và đang không nghừng xây dựng nên nhiều môn khoa học khác nhau. Mỗi môn khoa học chỉ tập chung vào nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể của thế giới VD: + vật lí nghiên cứu các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện, ánh sáng, sự vận động của phân tử... + hóa học nghiên cứu quá trình hóa hợp và phân giải của các chất... + sinh học nghiên cứu quá trình tiến hóa, sinh trưởng và phát triển của các giống loài, sự trao đổi chất giữa.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> cơ thể sống với môi trường... Tuy nhiên có một môn khoa học xuất hiện rất sớm trong lịch sử nhân loại, nhưng nó không đi sâu nghiên cứu một bộ phận hoặc một lĩnh vực riêng biệt nào đó của thế giới, mà chỉ nghiên cứu một vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. Theo các em đó là môn khoa học nào HS: trả lời GV: nêu vấn đề, nếu mỗi môn khoa học cụ thể đem lại cho con người những quan niệm riêng lẻ về một mặt nhất định nào đó của thế giới, thì triết học trên cơ sở khái quát những quan niệm riêng lẻ của các khoa học cụ thể, đã đem lại cho con người những quan niệm chung nhất, phổ biến nhất về thế giới. Vậy triết học là gì?Triết học có giúp ích gì cho xã hội không? HS: ghi khái niệm triết học GV: tiếp tục giảng giải, mặc dù không đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể của thế giới, song với quan niệm chung nhất, phổ biến nhất, triết học giúp con người có được những hiểu biết về thế giới xung quanh một cách có hệ thống, từ đó định hướng cho con người trong việc tiếp cận và xử lí những vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực khác của đời sống tự nhiên, xã hội và tư duy. GV: Từ sự phân tích trên, em hãy cho biết triết học có vai trò như thế nào đối với con người? HS: suy nghĩ trả lời GV: kết luận HS: ghi ý chính vào vở GV: chuyển sang ý tiếp theo, thế nào là thế giới quan, thế nào là. - Khái niệm: Triết học là hệ thống các quan niệm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó - Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học Là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> phương pháp luận, thế giới quan và phương pháp luận nào là đúng đắn và khoa học khoa học? Hoạt động 2: tìm hiểu thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm * Thế giới quan GV: Theo cách hiểu thông thường “ thế giới quan” là quan niệm của con người về thế giới. Tuy nhiên, để nắm được khái niệm thế giới quan một cách sâu sắc chúng ta cần làm rõ hơn khái niệm này GV: Nêu câu hỏi dẫn dắt, khi tìm hiểu, quan sát thế giới xung quanh ( các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội) chúng ta muốn đạt được điều gì? VD: Mùa đông, tại sao lá trên cây lại rụng....vv HS: suy nghĩ, trả lời; muốn biết, muốn hiểu... GV: Như vậy, trước những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội con người biết được, hiểu được... sẽ giúp chúng ta xác định được tình cảm, thái độ của mình đối với sự vật, hiện tượng đó. Sự hiểu biết và niềm tin của một con người về một cái gì đó sẽ tác động đến hoạt động của con người. HS: ghi khái niệm vào vở GV: đặt câu hỏi, theo em những quan điểm và niềm tin của con người có thay đổi không? Vì sao? HS: suy nghĩ, trả lời GV: Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống. Thế giới luôn luôn biến đổi và sự hiểu biết của con người cũng thay đổi. Do đó thế giới quan của mỗi. b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm * Thế giới quan. - Là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> người cũng như của nhân loại cũng thay đổi theo hướng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về thế giới xung quanh. GV: Để lựa chọn cho mình một thế giới quan khoa học, đúng đắn trước hết đòi hỏi mỗi người phải phân biệt được thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Cơ sở để phân biệt chính là vấn đề cơ bản của triết học. Vậy vấn đề cơ bản của triết học là gì? Mỗi chúng ta đã từng có lúc đặt câu hỏi: Thế giới của chúng ta, vạn vật xung quanh chúng ta, con người và xã hội loài người do đâu mà có? Con người có thể nhận biết được thế giới xung quanh hay không? Còn những bí ẩn nào của thế giới mà con người chưa biết? Đó là những câu hỏi mang ý nghĩa triết học, câu hỏi của triết học. Trả lời câu hỏi đó tức là giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt: + Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? + Con người có thể nhận thức được thế giới hay không? → Những người cho rằng vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức là những người thuộc trường phái duy vật, có thế giới quan duy vật Những người cho rằng ý thức có trước vật chất, quyết định vật chất là những người thuộc trường phái duy tâm, có thế giới quan duy tâm GV: Qua sự phân tích trên, căn cứ vào đâu để xác định thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm? HS: trả lời.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> GV: kết luận, dựa vào mối quan hệ giữa vật chất và ý thức( VC và YT cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào) để xác định TGQ duy vật và TGQ duy tâm. HS: ghi bài vào vở GV: yêu cầu học sinh trình bày nội dung TGQ duy vật và TGQ duy tâm , xác định TGQ duy vật và TGQ duy tâm trong truyện thần trụ trời ( tr 11 sgk) HS: trình bày GV: TGQ duy vật cho rằng vật chất là cái có trước, quyết định ý thức, ý thức tác động trở lại vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người , không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được. TGQ duy tâm cho rằng ý thức là cái có trước, là cái quyết định vật chất và sản sinh ra mọi vật Trong truyện thần trụ trời: yếu tố duy vật được xác định khi cho rằng vũ trụ là thế giới có thực, tự có, không do ai sáng tạo ra, thế giới đó được tạo nên từ những vật liệu có sẵn trong tự nhiên như đất, đá( vật chất) Còn yếu tố duy tâm thể hiện ở việc thừa nhận sự tồn tại của “ thần “, sự hình thành trời, đất, núi, đồi, sông, đầm, hồ, biển mang yếu tố duy tâm do thần tạo ra. GV: Theo các em, giữa TGQ duy vật và TGQ duy tâm thế giới quan nào là đúng dắn, khoa học hơn? Ví sao? HS: suy nghĩ, trả lời GV: kết luận, đó là TGQ duy vật. vì TGQ duy vật gắn liền với khoa học và có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, TGQ duy vật. - TGQ duy vật cho rằng, giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra và không có thể tiêu diệt được - TGQ duy tâm cho rằng, ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> là cơ sở giúp con người nhận thức và hành động đúng đắn. Còn TGQ duy tâm phản ánh không đúng đắn thế giới khách quan, là chỗ dựa cho các lực lượng xã hội lỗi thời kìm hãm sự phát triển xã - TGQ duy vật đúng đắn vì gắn liền hội. với khoa học và có vai trò tích cực HS: ghi bài trong việc phát triển khoa học, TGQ duy vật là cơ sở giúp con người nhận thức và hành động đúng.. 3. Củng cố và luyện tập Câu hỏi: Lựa chọn nội dung thích hợp đánh dấu (x) vào ô tương ứng: Nội dung a. Vật chất có trước, ý thức có sau. TGQ duy vật X. b. Sống chết có mệnh, giàu sang do trời c. Thời tiết có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. TGQ duy tâm. X X. d. Tồn tại là cái được cảm giác. X. e. Có số làm quan. X. f. Một năm khởi đầu từ mùa xuân. X. g. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. X. h. Thượng đế tạo ra vạn vật. X.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 4. Dặn dò học sinh.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Đọc lại bài - Đọc trước phần còn lại của bài, chuẩn bị cho giờ sau.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×