Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

gioi thieu sach toi ke em nghe chuyen Truong Sa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.29 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Thư viện trường Th Liên Đầm 1</b>


<b>Giới thiệu cuốn sách : TÔI KỂ EM NGHE CHUYỆN TRƯỜNG SA”- tác giả Nguyễn </b>
<b>Xuân Thuỷ</b>


<b> Lòng yêu nước, tinh thần tự chủ và bất khuất từ bao đời nay đã trở</b>
thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thấm sâu vào tình cảm tư tưởng của đồng bào
ta, tạo nên sức mạnh thần kỳ để nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù Xâm lược. Ngày nay,
đất nước ta đang hịa bình, dân tộc ta đang độc lập nhưng bờ cõi ta một số nơi vẫn chưa
yên. Đặc biệt trên biển Đông, nơi cửa ngõ của Việt Nam, ở đó quần đảo Hồng Sa và
Trường Sa đang bị tranh chấp nhịm ngó và đe dọa.


Hiện nay, việc tuyên truyền, giáo dục về biển đảo và chủ quyền biển đảo của Việt
Nam nói chung và hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa nói riêng là vấn đề thời sự nóng
hổi, lâu dài, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho thế hệ mai sau, đặc biệt là với thế
hệ trẻ.


Hôm nay tôi xin giới thiệu cuốn sách: “Tôi kể em nghe chuyện trường sa” của


Thượng úy Nguyễn Xuân Thủy - một nhà văn trẻ đang công tác ở Tổng cục Chính trị QĐND
Việt Nam, được NXB Kim Đồng phát hành mùa hè năm 2011, đạt giải vàng tại Lễ trao giải
thưởng sách Việt Nam lần thứ 8 năm 2012 do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức ngày 23-12
nhằm tôn vinh những tác phẩm hay, tác giả tâm huyết, nhà xuất bản…


“Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa” là món quà của Thượng úy Nguyễn Xuân Thủy
dành tặng bạn đọc nhỏ tuổi trong cả nước.


Trong tác phẩm "Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa" anh đã tự sắm vai người dẫn
đường trong hải trình dài gần 1.000km để đưa người đọc đến với vùng biển đảo xa xôi của
Tổ Quốc, chỉ dày 90 trang, khổ 14,4x20,5cm nhưng khơng hề bỏ lỡ điều gì đặc biệt về nơi
xa xôi ấy. Chuyến du lịch đặc biệt qua trang sách được chia làm 6 phần chính gồm: Ra đảo


– Mùa biển lặng – Mùa biển động – Kì thú biển trời Trường Sa – Thám hiểm đáy biển
Trường Sa – Những người giữ đảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

táp như xát muối và thương nhất là những vườn rau -đúng hơn là những chậu rau, khay
rau, và cái Tết ở Trường Sa không thể đầy đủ như ở đất liền. Nơi đây thiếu thốn cả về vật
chất lẫn tinh thần. Những món quà từ đất liền là nguồn cổ vũ lớn lao cả về vật chất lẫn tinh
thần đối với những người lính trên đảo Trường Sa đang ngày đêm bảo vệ tổ quốc.


Trời biển Trường Sa còn nhiều cảnh vật, hiện tượng kỳ thú mà chỉ những người gắn
bó thường xuyên với quần đảo mới được chứng kiến. ấy là những chiếc “vòi rồng” như quái
vật, những chiếc cầu vồng lộng lẫy bắc qua biển, những sắc màu nước biển biến ảo theo
thời tiết v.v..


Dưới đáy biển Trường Sa cũng có mn vàn kỳ thú. Ấy là những đàn cá mn lồi
mn sắc và hình thù thì vơ cùng ngoạn mục. Những chú tơm kềnh càng đủ cỡ. Nhưng lồi
ốc “vừa đẹp vừa ngon” khơng vùng biển nào có được... Rồi những “thím sị” trầm tích đáy
biển, những chú vích khù khờ chậm chạp và hiền lành...


Nhưng hấp dẫn hơn cả vẫn là những câu chuyện về những người đang ngày đêm
canh giữ biển đảo và những người dân Trường Sa đang ngày đêm lao động sản xuất xây
dựng huyện đảo đẹp giàu. ở Trường Sa không chỉ có các chú bộ đội hải qn mà cịn có
các chú bộ đội cơng binh, ra-đa, cao xạ, cảnh sát biển... Nhân dân Trường Sa khơng chỉ có
ngư dân mà cịn có cán bộ thủy văn, khí tượng, giáo viên và... những cơng dân tí hon tuổi
mẫu giáo, tiểu học. Và những câu chuyện thường ngày ở đảo của họ thì nhiều vơ kể và thú
vị vô cùng...


Cuốn sách mang Trường Sa xích gần hơn với cuộc sống ở đất liền, để các độc giả
nhí thêm yêu hơn mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc. Cuối cuốn sách, nhà văn còn dặn các
độc giả nhớ viết thư cho các chú bộ đội theo địa chỉ ghi sẵn: “Kính gửi các chú bộ đội
Trường Sa - Tỉnh Khánh Hoà”, bởi việc nhận thư đối với các chú bộ đội là một niềm vui rất


lớn.


Vâng! Ít có nhà văn nào hiểu được tận tình nơi đầu sóng ngọn gió như Nguyễn
Xn Thủy. Chẳng phải chính anh đang viết về một phần cuộc đời mình?! Song đem cái
từng trải đó để kể lại cho các em nhỏ thì lại khác. Cái khó là làm sao để người ta cũng cảm
nhận được như mình, nhất là với các tâm hồn nhỏ bé. Nhưng anh đã thành công với lời
văn chân thành và mộc mạc, không màu mè, hoa mỹ, không tơ vẽ như chính cuộc đời
người lính. Đứng ở góc độ chủ quan tơi cho rằng, khơng chỉ các em nhỏ mà người lớn,
những bạn bắt đầu tìm hiểu về Trường Sa đều có thể đọc cuốn sách này để có những kiến
thức cơ bản về một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc


</div>

<!--links-->

×