Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

KE HOACH CHUYEN MON TO SINHTD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.25 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THCS MỸ PHƯỚC A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ: HÓA – SINH – THỂ DỤC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Mỹ Phước, ngày. tháng 8 năm 2013. KẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2013 – 2014 Căn cứ kế hoạch số /KHMC-THCSMPA ngày / /2013 của bộ phận chuyên môn trường THCS Mỹ Phước A về kế hoạch chuyên môn năm học 20132014; Căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế của tổ chuyên môn, tổ Hóa – Sinh – Thể dục đề ra kế hoạch chuyên môn năm học 2013-2014 cùa trường THCS Mỹ Phước A; cụ thể như sau: I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM. - Thực hiện tốt chương trình giáo dục, tập trung nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. - Tăng cường chỉ đạo hoạt động của , tổ chức thường xuyên các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao tay nghề. - Chú trọng đầu tư các phong trào mũi nhọn, tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động giáo dục học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém... - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, chỉ đạo tổ viên thường xuyên trong công tác dự giờ, thao giảng, hội giảng, mở chuyên đề. II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ. 1. Công tác huy động học sinh và duy trì sĩ số. 1.1 Yêu cầu: - Làm tốt công tác duy trì sĩ số đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm. - Giảm tỉ lệ học sinh lưu ban đến mức thấp nhất. - Ngăn chặn kịp thời học sinh bỏ học. 1.2 Chỉ tiêu: Bỏ học giữa chừng không quá 2% 1.3 Biện pháp: - Phát huy tốt vai trò công tác chủ nhiệm lớp, thường xuyên theo đõi học sinh, nhất là các em học sinh có nguy cơ bỏ học. Giáo viên chủ nhiệm lớp tham mưu tốt cho tổ, cho Ban giám hiệu trong việc quản lý, giáo dục học sinh, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách và các bộ phận khác để có biện pháp ngăn ngừa học sinh bỏ học..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - GVBM phối hợp với Ban đại diện CMHS, các tổ chức đoàn thể trong việc ngăn ngừa học sinh bỏ học, hỗ trợ và đề nghị các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho đối tượng học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 2. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức và kỷ năng sống. 2.1 Yêu cầu : - Thực hiện tích cực, thường xuyên nhiệm vụ giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh . - Giáo dục giao thông đi đường không đi hàng hai, hàng ba, không đợi bạn trước cổng trường, đến trường vào ngay khuôn viên trường, không đứng chơi trên đường lộ, không được đi xe máy bất kỳ lúc nào, ở đâu. - Đảm bảo an toàn trường học, không gây gổ, kéo bè phái, mọi mâu thuẩn không dùng vũ lực phải báo với tổ trưởng, Tổng phụ trách và thông báo ngay cho lãnh đạo nhà trường kịp thời hướng dẫn xử lý. - Tăng cường giáo dục thể chất, vệ sinh học đường, bảo vệ môi trường và tích cực phòng chống bạo lực, ma tuý và tệ nạn xã hội trong trường học. - Tổ chức tốt hoạt động Ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể, hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT, hoạt động giao lưu học tập. - Xử lý nghiêm minh những vi phạm về đạo đức, lối sống, vi phạm về ý thức, thái độ học tập của học sinh. - Triển khai đầy đủ, kịp thời các chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các văn bản pháp quy hiện hành đến giáo viên, học sinh. - Giáo dục học sinh về truyền thống, 5 điều Bác Hồ dạy, tình đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập… để cùng tiến bộ. - Giáo dục học sinh biết tôn sư trọng đạo, kính trọng ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi. - Giáo dục học sinh về kỹ năng sống, tính siêng năng, tính kỉ luật, lối sống lành mạnh văn minh, tham gia tốt phong trào, lao động có ích, chấp hành luật lệ giao thông, ý thức bảo vệ môi trường… - Cấm mọi hình thức gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử và các hoạt động khác. 2.2 Chỉ tiêu: - Xếp loại hạnh kiểm HS vào cuối năm học: Loại khá, tốt : 80% trở lên và không có trường hợp vi phạm nội quy nghiêm trọng phải xử lý kỷ luật, không có trường hợp học sinh có hạnh kiểm xếp loại yếu. - 100% Học sinh có được các kỹ năng cần thiết đối với lứa tuổi học sinh THCS vùng khó khăn để ứng phó với cuộc sống. 2.3 Biện pháp : - Triển khai nội quy trường - lớp, quy chế học tập, thi cử, tiêu chuẩn đánh giá xếp lọai học sinh (Thông tư 58), Thông tư 12 (phần nói về HS) từ đầu năm học..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống bằng cách lồng ghép vào các tiết học, tổ chức các hoạt động theo chủ điểm, các hoạt động vui chơi tập thể, hoạt động ngoại khoá... - Giúp học sinh có tâm lí thoải mái trong học tập bằng nhiều hình thức, như: vui chơi, giải trí lành mạnh, bổ ích, thông qua đó củng cố và nâng cao kiến thức đã học nói chung về pháp luật nói riêng. - Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thông tin và đề xuất giải pháp kịp thời với lãnh đạo nhà trường trong việc giải quyết học sinh vi phạm nội quy. 3. Giáo dục các bộ môn văn hóa và nâng cao chất lượng mũi nhọn cho học sinh THCS. 3.1 Yêu cầu : - Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản; đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu theo từng môn học, lớp học. - Giáo viên nghiên cứu, sọan giảng theo chuẩn kiến thức bộ môn, thực hiện nghiêm túc khung PPCT giảng dạy, PPCT chi tiết và nội dung SGK đổi mới; thực hiện tốt việc giảm tải, lồng ghép các nội dung giáo dục theo yêu cầu như: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỷ năng sống, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh... - Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi kịp thời, thường xuyên làm tốt việc phụ đạo học sinh yếu kém; tổ chức tốt phong trào mũi nhọn chuyên môn - Sử dụng tốt ĐDDH hiện có và vận động giáo viên làm thêm ĐDDH để nâng cao chất lượng bộ môn. 3.2 Chỉ tiêu: - Chất lượng bộ môn – chất lượng lớp: Giỏi. Khá. Yếu. Kém. TB trở lên. Ngữ Văn. (% trở lên). (% trở lên). (Không quá%). (Không quá%). (% trở lên). Toán, Anh. 10 – 15%. 30 – 35%. 4%. 1%. 95%. 85%. - Tham gia “Hội khoẻ Phù Đổng”: tập luyện ít nhất 5 bộ môn cơ bản cho học sinh tham gia dự thi, đạt giải ít nhất 1 cá nhân học sinh. - Phụ đạo học sinh yếu kém: Sau khi ôn tập phụ đạo, số học sinh yếu tham gia kiểm tra lại được lên lớp ít nhất 50% so với tổng số học sinh yếu. 3.3 Biện pháp: - Thực hiện tốt quy định, quy chế chuyên môn, thiết kế tốt giáo án và nộp duyệt trước khi lên lớp. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, dự giờ, hội thi, chuyên đề...để trao đổi và phổ biến kinh nghiệm lẫn nhau. - Biên soạn, biên tập các loại đề cương và tài liệu chuyên môn ngay từ đầu năm học: Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi, dự kiến tài liệu phụ đạo học sinh yếu kém, tài liệu ôn tập các môn năng khiếu.....

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực của HS, rèn cho HS kỹ năng phân tích, so sánh hiện tượng, sự vật, hiểu và nắm chắc bản chất vấn đề. - Tham gia nghiên cứu viết chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm để triển khai và vận dụng vào thực tế dạy học. - Đưa công nghệ thông tin vào việc soạn giảng, phấn đấu 100% giáo viên sọan giảng trên máy vi tính, phát động phong trào soạn giáo án điện tử làm nền tảng cho việc thiết kế và dạy giáo án diện tử cho những năm học tiếp theo. - Phát huy vai trò của các tổ chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai qui chế chuyên môn, kiểm tra, đánh giá công việc của các thành viên trong tổ; đôn đốc giúp đở thành viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Tổ chuyên môn sinh họat đủ 2 lần/ tháng theo qui định tại thông tư 12; nội dung sinh hoạt phải đi vào chiều sâu, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiệp vụ tay nghề. - Giáo viên tự giác bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ 4. Việc thực hiện các phong trào thi đua và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. 4.1. Yêu cầu. - Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm xem công tác thi đua là nhiệm vụ trọng tâm để phát huy tối đa năng lực và kinh nghiệm của bản thân. - Công tác thi đua phải được diễn ra liên tục, tích cực, trung thực và khách quan. - Xem kết quả thi đua là một trong những yếu tố để đánh giá chuẩn nghề nghiệp, xếp loại viên chức cuối năm và là cơ sở để bố trí công tác cho thời gian tới. 4.2. Chỉ tiêu. - Thi đua “Hai tốt”: Xếp loại cuối năm Chuẩn nghề nghiệp. Đánh giá công chức. Đạt chuẩn 100%. Đạt 100%. Các danh hiệu thi đua năm học CSTĐ tỉnh. Bằng khen. CSTĐ CS. LĐTT. 2. 3. UBND tỉnh. - Hội thi “Giáo viên giỏi”: + Cấp trường: 3 giáo viên bộ môn đủ điều kiện dự thi; được công nhận ít nhất 1 giáo viên giỏi cấp trường trên tổng số dự thi. - Hội thi “Giáo viên chủ nhiệm giỏi”: Đăng ký 1 giáo viên được bình xét ở cấp trường tham gia dự thi cấp huyện. - Phong trào thi đua tiết dạy tốt, mở chuyên đề, nhiệm vụ dự giờ, tự làm đồ dùng dạy học, viết SKKN, ứng dụng công nghệ thông tin....

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Thi tiết dạy tốt: Mỗi giáo viên đăng ký 02 tiết dạy tốt và đầu tư thực hiện, được xếp loại 80% số tiết dạy tốt trên tổng số tiết đăng ký. + Nhiệm vụ dự giờ: Mỗi giáo viên dự ít nhất 02 tiết/ tháng, đối với giáo viên thử việc dự 2 tiết/ tuần, tổ trưởng chuyên môn dự ít nhất 40 tiết/ năm học. + Tổ mở 02 chuyên đề/ năm học (Môn: Hóa và môn sinh học); thực hiện ít nhất 01 tiết hội giảng toàn trường/ năm học và 5 tiết thao giảng toàn tổ/ năm học. + Mỗi giáo viên bộ môn đăng ký dạy ít nhất 02 tiết dạy bằng giáo án điện tử/ năm học. 4.3. Biện pháp. - Phát động rỗng rãi cho CB-GV-CNV đăng ký thi đua từ đầu năm và được Hội đồng thi đua tư vần thực hiện công tác thi đua trong từng giai đoạn cụ thể, tăng cường kiểm tra giám sát để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. - Tổ trưởng chuyên môn theo giỏi, ghi nhận việc thực hiện các phong trào thi đua một cách thường xuyên, kịp thời, công bằng và dân chủ. - Xây dựng các kế hoạch chi tiết để chỉ đạo kịp thời các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch trọng tâm của năm học. Tổ trưởng cụ thể hoá thành kế hoạch hoạt động từng tháng. - Tổ trưởng phân tích, dự báo và phân công từng con người phù hợp với những nhiệm vụ cụ thể. Xây dựng hệ thống biện pháp để thực hiện chỉ tiêu một cách khoa học. III. ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH HÀNG THÁNG 1. Tháng 9 năm 2013 - Khai giảng năm học - Dạy và học theo TKB - Làm kế hoạch cá nhân và thảo luận kế hoạch của tổ - Dự giờ đánh giá tay nghề đầu năm - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn 2. Tháng 10 năm 2012 - Dạy và học theo TKB - Duyệt hồ sơ, giáo án GVBM - Chuẩn bị các hồ sơ, sổ sách tiếp đoàn thanh tra Huyện ( nếu có ) - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn 3.Tháng 11 năm 2012 - Dạy và học bình thường - Tham gia thi GVG cấp trường ( theo kế hoạch BGH ) - Thao giảng đợt 1 ( rút kinh nghiệm ) - Tổ chức ngày 20 – 11.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn 4. Tháng 12 năm 2012 - Dạy và học theo TKB - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn - Tổ chức chuyên đề của tổ - Chuẩn bị đề cương ôn tập HKI - Ra đề kiểm tra HKI 5. Tháng 1 năm 2013 - Dạy và học theo TKB - Tham gia gác thi HKI - Xét thi đua HKI - Sơ kết HKI - dạy TKB HKI 6.Tháng 2 năm 2013 - Dạy và học theo TKB - Nghỉ tết - Dự giờ đánh giá tay nghề - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn 7. Tháng 3 năm 2013 - Dạy và học theo TKB - Thao giảng đợt 2 - Tham gia hoạt động ngày 26 – 03 - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn 8. Tháng 4 năm 2013 - Dạy và học theo TKB - Tổ chức chuyên đề - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn 9. Tháng 5 năm 2013 - Dạy và học theo TKB - Nghiệm thu SKKN ở tổ - Thi HKII - Họp tổ xét thi đua cuối năm - Tổng kết năm học 10. Tháng 6 năm 2013.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Nghỉ hè 11. Tháng 7 năm 2013 - Nghỉ hè - Tham gia tập huấn ( nếu có ) 12. Tháng 8 năm 2013 - Học chính trị hè ( theo kế hoạch của Phòng GD – ĐT Huyện ) - Nhập học, năm học 2014 – 2015 ( 15/08 ). Nơi nhận:. -. Ban giám hiệu (để báo cáo); Thành viên tổ (để thực hiện); Lưu: TCM…. TM.TỔ HÓA – SINH – THỂ DỤC TỔ TRƯỞNG. NGUYỄN TẤN VÀNG.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×