Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ứng dụng đồng bộ các thiết bị cơ khí trong sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.13 KB, 7 trang )

KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỨNG DỤNG ĐỒNG BỘ CÁC THIẾT BỊ CƠ KHÍ
TRONG SẢN XUẤT NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU
Chủ nhiệm dự án: KS. Hồ Ngọc Thanh
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học - công nghệ Quảng Ngãi
Năm nghiệm thu: 2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng Ngãi là tỉnh có điều kiện để phát triển sản xuất nấm như: Khí hậu thuận lợi, nguồn
nguyên liệu trồng nấm (bã mía, mùn cưa, rơm rạ...) dồi dào, nguồn lao động nông nhàn và lực
lượng lao động phụ dồi dào có thể thực hiện ni trồng nấm hiệu quả. Tuy nhiên, nghề sản xuất
nấm ở Quảng Ngãi chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Đa số việc sản xuất bịch
phơi hiện nay cịn thủ cơng, nhỏ lẻ, chất lượng bịch phôi thường không đảm bảo, chất lượng
nấm không ngon, chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nên thị trường tiêu thụ hạn chế, từ
đó dẫn đến hiệu quả kinh tế của nghề trồng nấm thấp, thiếu bền vững.
Vì vậy, triển khai thực hiện dự án “Ứng dụng đồng bộ các thiết bị cơ khí trong sản xuất
nấm ăn và nấm dược liệu” là cần thiết nhằm sản xuất bịch phôi các loại nấm ăn và nấm dược
liệu theo hướng công nghiệp tập trung để cung cấp cho người dân nuôi trồng, phát triển nghề
trồng nấm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
ở nơng thơn góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới tỉnh nhà.
II. MỤC TIÊU
Ứng dụng đồng bộ các thiết bị cơ khí để sản xuất bịch phôi các loại nấm ăn và nấm dược
liệu theo hướng công nghiệp tập trung đảm bảo năng suất, chất lượng phục vụ nhu cầu phát triển
nghề trồng nấm trên địa bàn tỉnh theo hướng hàng hóa cho hiệu quả kinh tế.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Khảo sát và bố trí mặt bằng lắp đặt thiết bị
Để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho công tác vận hành; căn cứ vào hiện trạng khu đất và điều kiện cơ sở hạ tầng liên quan,
dự án thống nhất phương án bố trí mặt bằng như sau:

STT



Nội dung bố trí thực hiện

Diện tích (m2)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Bãi chứa nguyên liệu
Máy nghiền nguyên liệu
Khu ủ nguyên liệu
Dây chuyền sàng - trộn - đóng bịch
Nồi hơi, lò hấp
Phòng cấy giống cấp 1, 2 và 3
Phòng cấy giống vào bịch phôi nấm
Trại ươm nuôi
Trại nuôi trồng
Diện tích đi lại + cơng trình phụ để dụng cụ
Tổng cộng

500
50

200
200
150
20
55
200
100
100
1.575

LĨNH VỰC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

155


KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

* Việc bố trí mặt bằng theo sơ đồ có
những ưu điểm như sau:
+ Theo nguyên tắc vận hành một chiều:
Nguyên vật liệu đưa vào sản xuất và luân
chuyển thuận theo một chiều từ đầu vào đến
đầu ra như vậy sẽ thuận lợi và tiết kiệm nhất
chi phí vận chuyển ngun liệu trong q trình
sản xuất.
+ Thuận lợi cho q trình xử lý và kiểm
sốt dịch bệnh, hư hỏng, lỗi ở từng công đoạn
sản xuất. Từng công đoạn sản xuất được quản
lý riêng biệt nên khoanh vùng kiểm sốt và xử
lý dịch bệnh nếu có một cách triệt để.

+ Cách bố trí này phù hợp với yêu cầu kỹ
thuật từng cơng đoạn trong quy trình sản xuất
nấm tập trung, đảm bảo công năng của từng
thiết bị. Giảm các công đoạn trung gian, tiết
kiệm thời gian, công lao động, nâng cao được
hiệu quả sản xuất bịch phôi nấm.
2. Thực hiện mua sắm và lắp đặt thiết bị
2.1 Dây chuyền thiết bị đóng bịch phơi nấm, cơng suất 1.200 bịch/giờ
Dây chuyền thiết bị gồm: Máy sàng nguyên liệu; máy trộn cơng suất 5,5 kw; máy đóng
bịch phơi nấm; băng tải đưa mùn cưa từ máy sàng lên mấy trộn; băng tải cấp mùn cưa cho máy
đóng bịch cơng suất 0,75 Kw; các thiết bị nồi hơi; lò hấp thanh trùng bịch phơi 5.000 bịch/mẻ;
nồi hấp giống nấm 200 lít; nồi luộc giống nấm bằng Inox 100 lít; máy đánh tơi bịch nấm sau thu
hoạch; máy băm, nghiền gỗ thành mùn cưa; công cụ, dụng cụ phục vụ dây chuyền sản xuất; xe
đẩy vận chuyển bịch phôi nấm; xe tải chở bịch phôi nấm tải trọng 1,4 tấn.
2.2. Một số thiết bị phục vụ chế biến, bảo quản nấm: Máy đóng túi chân khơng:
Model: DZQ-500/1s, kích thước khoang chân khơng: (525X525X175) mm, kích thước máy:
(655X575X970) cm, trọng lượng máy: 70 kg, xuất xứ Trung Quốc
2.3. Trại ươm, nuôi trồng nấm
2.3.1. Trại ươm: Thực hiện xây 2 trại ươm bịch phôi nấm, mỗi trại 100m2 với kích thước:
5x20m các thơng số kỹ thuật cơ bản như sau: Nền tráng bê tông xi măng, xung quanh xây bờ
tường cao 1 m, khung, vĩ kèo bằng sắt kẽm, mái lợp lá dừa, xung quanh che chắn bằng lá dừa.
Trại ươm được xây dựng đảm bảo chắc chắn, thoáng mát, giữ được ẩm, do lợp và che chắn
bằng lá dừa nên khi thời tiết nắng nóng bên trong nhà ươm vẫn giữ được nhiệt độ mát mẻ. Qua
theo dõi bằng nhiệt kế trong thời gian nắng nóng bên ngồi 37-380C, bên trong nhiệt độ khoảng
300C. Nhiệt độ này vẫn đảm bảo cho sợi nấm phát triển (Nhiệt độ thích hợp 20-300C). Trại ươm
đã đáp ứng được yêu cầu cho việc ươm bịch phôi nấm.
2.3.2. Trại nuôi trồng: Thực hiện xây 01 trại nuôi trồng nấm, với kích thước: 5x20m, các
thơng số kỹ thuật cơ bản như sau: Nền tráng bê tông xi măng, xung quanh xây bờ tường cao 1
m, khung, vĩ kèo bằng sắt kẽm, mái lợp lá dừa, xung quanh che chắn bằng lá dừa, phía trên vĩ
156


LĨNH VỰC KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ


KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

kèo có lắp hệ thống phun sương.
Trại được xây dựng đảm bảo chắc chắn, thoáng mát, giữ được ẩm, do lợp và che chắn bằng
lá dừa nên khi thời tiết nắng nóng, bên trong trại vẫn giữ được nhiệt độ mát mẻ. Nhờ hệ thống
phun sương bán tự động nên chủ động được việc tạo ẩm, luôn giữ được độ ẩm dao động từ 8590% . Trại còn được lắp đặt thêm nhiệt kế và ẩm kế để theo dõi, giám sát điều kiện nuôi trồng
nấm. Nhờ vậy mà điều kiện nuôi trồng nấm của Trại luôn giữ được nhiệt độ từ 20-280C, độ ẩm
từ 85-90% điều kiện này thích hợp nhất cho nấm phát triển, đạt năng suất, chất lượng.
2.4. Kiểm tra và hiệu chỉnh thiết bị
Sau khoảng 4 tháng thi công lắp đặt các hạng mục của dây chuyền đã hoàn thiện; tiến hành
chạy thử không tải, kết quả:
- Máy băm nghiền gỗ thành mùn cưa:
+ Kiểm tra khơng tải: Kết quả hoạt động bình thường, khơng gây tiếng ồn
+ Kiểm tra có tải: Vận hành máy theo quy trình của nhà cung cấp, cho máy khởi động,
chạy ổn định trong 5-10 phút, sử dụng các loại cây gỗ sẵn có (gỗ keo) có đường kính nhỏ hơn
10 cm, với khối lượng 300kg, thực hiện băm nghiền trong thời gian 40 phút cho kết quả các hạt
mùn cưa đồng đều, kích thước nhỏ hơn 3mm;
Với kết quả trên cho thấy năng suất máy băm đạt 300-500kg/h, tiêu tốn điện năng 30kw/h.
- Máy sàng: Hoạt động rung lắc đồng đều, không phát sinh tiếng ồn, mô tơ chạy êm; kết
quả chạy thử máy thực hiện được sàn phân loại theo cỡ hạt yêu cầu.
- Máy trộn và các băng tải hoạt động bình thường, các mơ tơ chạy êm;
- Máy đóng bịch: Cài đặt từng cấp độ đóng bịch 600bịch/h, 900 bịch/h, 1.200 bịch/h, các
mâm đóng, nịng đóng đồng bộ, khơng có sự va chạm vênh. Cơng đoạn từ máy sàng đến máy
đóng bịch hoạt động đồng bộ, chạy không tải hết công suất dây chuyền đóng bịch chạy đều êm,
đạt u cầu đề ra.
- Lị hơi và lò hấp:

+ Kiểm tra áp suất thiết kế: Tiến hành đốt lò bằng củi, sau 4 giờ nâng áp suất lò hơi lên và
giữ ổn định áp suất 6kg/cm2, lò hơi hoạt động ổn định tốt đạt yêu cầu.
+ Kiểm tra năng suất hơi: Sau khi lò hoạt động ổn định, tiến hành mở van cấp hơi cho
thiết bị tiêu thụ (lò hấp), áp suất lò hơi hạ xuống 4 kg/cm2, giữ ở mức áp suất này, trong khi đó
lị hấp sau 1 giờ nhiệt độ lị hấp tăng lên 1000C, tiếp tục cấp hơi để nâng nhiệt đơ lị hấp lên đến
1200C, đạt cơng suất thiết kế.
+ Kiểm tra hệ thống cấp nước lò hơi và an tồn: Trong q trình vận hành lị hơi, hệ thống
cấp nước hoạt động (tự động) đảm bảo cấp bù lượng nước cho lò đúng mức nước yêu cầu và ổn
định. Hệ thống các van an toàn áp suất được kiểm tra và hoạt động tốt khi quá áp.
+ Nguyên liệu: Để thử lò hơi và lò hấp, dùng củi, đốt trong 10 giờ tiêu tốn hết 1m3, tùy
thuộc vào chất lượng củi, kích thước củi, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn 1 khối củi;
+ Khắc phục: Sau khi chạy thử, đơn vị thi công cho kiểm tra làm lại các vị trí bảo ơn chưa
kín, siết chặt các Bulong mặt bích đầu nối, gia cố lại mặt nền lị hơi.
3. Tổ chức sản xuất thử nghiệm
3.1. Quy trình sản xuất bịch phơi tập trung
LĨNH VỰC KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ

157


KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

* Chuẩn bị nguyên liệu:
Nguyên liệu từ bãi tập trung sẽ được đảo đống và ủ trong thời gian từ 10 đến15 ngày. Khi
ủ dùng vôi với lượng 15 kg vôi ủ cho 1 tấn nguyên liệu, độ ẩm khối ủ liên tục được duy trì trong
khoảng 60-70%. Khối lượng khối ủ càng lớn càng tốt (hàng chục tấn) để đảm bảo tốt quá trình
sinh nhiệt, thực hiện chuyển hóa, phân hủy vật chất và tiêu độc khối ủ. Trong quá trình ủ với
thời gian ngắn (7 - 15 ngày) tiến hành đảo trộn khối ủ từ 2 đến 3 lần để thốt khí độc, đảm đảo
độ đồng đều khối ủ trước khi đưa vào thực hiện các công đoạn tiếp theo.
* Sàng nguyên liệu:

Khối ủ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật được đưa vào máy sàng, mục đích của việc sàng nguyên
liệu nhằm loại bỏ những mảnh dăm, đá... có kích thước lớn nhằm đảm bảo cho ngun liệu khi
đưa vào đóng bịch khơng bị lủng, hư bịch phôi.
* Trộn nguyên liệu:
Sau khi sàng, nguyên liệu tiếp tục được băng tải đưa qua máy trộn để thực hiện việc trộn
đều nguyên liệu, cùng với quá trình trộn, tại đây nguyên liệu được tiếp tục trộn thêm dinh dưỡng
(cám gạo và bột bắp) và được làm ẩm để đảm bảo độ ẩm trong khối nguyên liệu đạt ở 65-70%
trước khi đưa vào máy đóng bịch.
* Đóng bịch phôi
Nguyên liệu sau khi đã được trộn đều, được băng tải đưa vào Xylơ chứa sau đó được đưa
vào máy đóng bịch tự động, tại máy đóng bịch, nguyên liệu đổ đều vào khoang và thực hiện
việc đóng chặt bịch phơi, các bịch phơi được đóng đồng đều về khối lượng, kích cỡ và được lấy
ra ngồi để cột, làm nút bơng và chuyển đến lị hấp.
* Hấp tiệt trùng
Bịch phơi đã đóng xong được xếp vào xe gng trước khi đưa vào lị hấp tiệt trùng, tại
đây, bịch phơi được hấp bằng hơi nước từ lò hơi ở nhiệt độ 100-1050C trong thời gian là 8- 10h.
Bịch phôi sau khi hấp xong để nguội ở nhiệt độ phòng, sau thời gian khoảng 24h thì tiến
hành chuyển vào phịng cấy giống để cấy meo giống vào bịch phôi.
* Cấy meo giống
Meo giống được cấy vào trên cổ bịch phôi trong điều kiện nhiệt độ phòng, khu vực thực
hiện cấy meo giống được vệ sinh sạch sẽ, có đèn UV khử trùng, khơng có nguồn nấm, mốc gây
bệnh để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh gây nhiễm nấm.
* Ươm, nuôi bịch phôi
Bịch phôi nấm sau khi được cấy meo xong được chuyển đến trại để ươm bịch phôi. Trại
ươm được khử trùng sạch sẽ, kín gió, nền nhiệt độ tối ưu duy trì ở 22 – 280C, độ ẩm khơng khí
đạt 85-90%. Để điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm, dùng nước tưới dưới nền và trên trại nuôi trồng
nấm, không phun nước trực tiếp vào bịch phôi nấm đễ gây nhiễm khuẩn, hư hỏng.
Thời gian ươm nuôi khoảng 30 - 40 ngày, khi thể sợi nấm phủ kín bịch phơi thì tiến hành
chuyển sang trại ni trồng để chăm sóc và thu hái. Trong q trình ươm ni theo dõi các bịch
phơi bị hỏng, nhiễm thì loại nhanh ra khỏi Trại ươm để tránh lây lan, nhiễm các bịch phôi khác.

* Cung cấp bịch phôi nấm để chăm sóc, thu hái:
Trước khi cung cấp bịch phơi nấm cho nơng dân chăm sóc, thu hái, các bịch phơi nấm sau
158

LĨNH VỰC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ


KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

quá trình ươm được lựa chọn lần cuối cùng sao cho các bịch phơi có thể sợi phát triển tốt, thể
sợi phủ kín đáy, khơng bị nhiễm mốc, vi sinh vật lạ. Các bịch phôi không đạt yêu cầu đều loại
bỏ và tách riêng để xử lý.
3.2. Quảng bá, giới thiệu sản phẩm
Để quảng bá giới thiệu sản phẩm nấm, Trung tâm đã thiết kế và in ấn nhãn nấm linh chi
và nhãn nấm sò xám; Trung tâm đã được Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
Quảng Ngãi cấp Giấy chứng nhận cở sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất và kinh
doanh sản phẩm: Trồng và sơ chế nấm; Trung tâm đã cơng bố sản phẩm nấm sị xám phù hợp
với quy định An toàn thực phẩm và đã được Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm Quảng Ngãi
cấp giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm số: 33/YTQNg- XNCB ngày 20/6/2017
4. Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng nấm cho các nơng hộ
có nhu cầu
Trung tâm đã phối hợp với Hội nơng dân, Phịng Kinh tế hạ tầng, Trạm Khuyến nông các
huyện Nghĩa Hành, TP Quảng Ngãi, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa tổ chức tập huấn 5 lớp với trên 250
người tham gia.
Nội dung:
- Hướng dẫn kỹ thuật làm trại ni trồng nấm
- Quy trình kỹ thuật trồng nấm, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản nấm thương phẩm.
* Ngồi 5 lớp tập huấn theo dự án, Trung tâm phối hợp với Ban giảm nghèo Tây Nguyên,
hướng dẫn cho hàng trăm bà con huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ tham quan mơ hình sản xuất
ni trồng nấm tại Trại nghiên cứu, Trung tâm đã tổ chức tập huấn và hướng dẫn nuôi trồng

nấm, cung cấp bịch phôi cho các nhóm sinh kế xã Sơn Thành và xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà để
phát triển sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn thu, góp phần giảm nghèo bền vững;
xã Sơn Linh và xã Sơn Thành đang được Trung tâm hướng dẫn xây trại để nuôi trồng nấm sò
và nấm rơm, mỗi xã 02 trại nắm sò, diện tích mỗi trại 60m2 và 01 trại trồng nấm rơm, diện tích
30 m2.
5. Tính tốn hiệu quả kinh tế-xã hội
5.1. Hiệu quả sản xuất bịch phôi nấm linh chi và nấm sị
* Chi phí sản xuất thử nghiệm bịch phơi nấm Linh Chi:
Để sản xuất 1.000 bịch phôi nấm linh chi cần một số nguyên vật liệu như sau:
- Chi phí sản xuất hồn chỉnh 01 bịch phơi nấm Linh Chi là: 5.324 đồng/bịch phôi.
phôi;

- Giá bán bịch phôi nấm Linh chi trên thị trường dao động khoảng 6.000 -6.500 đồng/bịch

Như vậy, việc tổ chức sản xuất bịch phôi nấm Linh chi để cung cấp cho thị trường có mức
lãi khoảng từ 676 - 1.176 đồng/bịch phơi.
* Chi phí sản xuất thử nghiệm bịch phơi nấm Sị:
- Giá thành sản xuất 01 bịch phơi nấm Sị là: 4.030 đ/bịch phơi. Các chi phí tham gia cấu
thành cho việc sản xuất bịch phôi nấm hiện nay đã ổn định.
- Giá bán bịch phơi nấm Sị trên thị trường là 4.500-5.000 đồng/bịch phơi
LĨNH VỰC KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ

159


KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Như vậy, việc tổ chức sản xuất bịch phơi nấm Sị để cung cấp cho thị trường có mức lãi
khoảng từ 470 - 970 đồng/bịch phơi.
5.2. Hiệu quả của việc nuôi trồng nấm linh chi và nấm sị

- Tổ chức ni trồng nấm Linh chi:
TT

Nội dung chi

I

Chi phí ni trồng 1.000 bịch
phơi nấm Linh chi

1

Mua bịch phơi nấm (bao gồm
vận chuyển, bốc xếp)

2

Cơng chăm sóc, phun nước,
thu hái, bảo quản

ĐVT

II

III Lãi tại trại nuôi trồng nấm

Đơn giá (đ)

Thành tiền (đ)
8.000.000


bịch phôi

1.000

6.500

6.500.000
1.000.000

Khấu hao trại nuôi trồng (5
năm: 7 triệu/15.000 bịch)
Thu nấm thương phẩm

3

Số lượng

500.000
kg

16,3

700.000

11.410.000

bịch nấm

1.000


3.410

3.410.000

- Tổ chức ni trồng nấm Sị:

TT

Nội dung chi

I

Chi phí ni trồng 1.000
bịch phơi nấm Sị
Mua bịch phơi nấm (bao
gồm vận chuyển, bốc xếp)
Cơng chăm sóc, phun nước,
thu hái, bảo quản
Khấu hao trại nuôi trồng (5
năm: 7 triệu/15.000 bịch)
Thu nấm thương phẩm

1
2
3
II

III Lãi tại trại nuôi trồng nấm


ĐVT

Số lượng

Đơn giá (đ)

Thành tiền (đ)
6.000.000

bịch
phôi

1.000

4.500

4.500.000
1.000.000
500.000

kg
bịch
nấm

300

70.000

9.000.000


1.000

3.000

3.000.000

- Tổng hợp hiệu quả kinh tế sản xuất và nuôi trồng nấm:

Nội dung sản xuất

1

Sản xuất bịch phôi nấm Linh
chi

676

676.000

2

Sản xuất bịch phơi nấm Sị

470

470.000

3

Ni trồng nấm Linh chi (4

tháng)

3.410

3.410.000

4

Ni trồng nấm Sị(3 tháng)

3.000

3.000.000

160

ĐVT

bịch
phơi

Số lượng

Đơn giá lãi/
bịch phơi (đ)

TT

1.000


Lãi (đ)

LĨNH VỰC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ


KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Từ kết quả trên cho thấy, khi vận hành dây chuyền thiết bị để sản xuất bịch phơi nấm tập
trung theo hướng cơng nghiệp, hằng năm có khả năng cung cấp số lượng lớn bịch phôi nấm ổn
định cho người dân nuôi trồng (dự kiến trước mắt với hai loại bịch phôi nấm chủ yếu là nấm
Linh chi và nấm Sò), giải quyết được việc làm cho các hộ nuôi trồng nấm trên địa bàn tỉnh, tăng
thu nhập cho người dân, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới.
5.3. Hiệu quả xã hội - môi trường
- Các hoạt động tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng nấm đã tác động đáng kể trong
nhận thức của người dân, về lợi ích của việc ni trồng nấm. Một số hộ dân đã thấy được lợi
nhuận từ việc nuôi trồng nấm nên đã mạnh dạn đầu tư trại nuôi trồng nấm để sản xuất cung
cấp nấm cho thị trường. Trong năm 2017 đã có 6 hộ đầu tư 6 trại nuôi trồng nấm, liên kết cung
Trung tâm để cung cấp nấm hàng hóa cho thị trường. Có thể khẳng định Dự án đã tạo được nghề
sản xuất, ni trồng nấm hàng hố trong dân, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân,
góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nơng thơn mới tại các địa phương.
- Quá trình sản xuất nấm đã tận dụng được mùn cưa, rơm rạ, bã mía và các loại phụ phẩm
nông nghiệp sau thu hoạch, giảm thiểu dư thừa sau thu hoạch, góp phần giảm thiểu ơ nhiễm
mơi trường.
- Trong q trình sản xuất ni trồng nấm, bịch phơi sau khi nuôi trồng được Trung tâm
gom về, dùng máy đánh tơi tách loại bả mùn cưa riêng và rác thải nilon riêng. Đối với bả mùn
cưa tập trung lại tại khu ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân hữu cơ vi sinh của Trại
nghiên cứu, đây là nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân hữu cơ vi sinh giá rẻ và tốt, tuy
nhiên hiện nay số lượng cịn q ít. Đối với rác thải nilon được đánh tơi, Trung tâm ký hợp đồng
với Công ty môi trường Quảng Ngãi gom chở đi xử lý.
IV. KẾT LUẬN

Việc lắp đặt hoàn thiện dây chuyền thiết bị sản xuất sản xuất bịch phôi nấm một cách đồng
bộ với công suất 5.000 bịch/mẻ, theo nguyên tắc vận hành một chiều từ nguyên vật liệu đầu vào
đến sản phẩm đầu ra, đã tạo thuận lợi cho quá trình xử lý và kiểm sốt dịch bệnh, hư hỏng, lỗi
ở từng cơng đoạn sản xuất;
Chất lượng bịch phơi có độ chặt đồng đều, khối lượng các bịch đồng đều nhau và hầu như
khơng bị hư hỏng trong q trình đóng bịch; bịch phơi hấp chín đều, khơng bị sượng, đảm bảo
tiệt trùng tiêu diệt mầm bệnh hồn tồn; bịch phơi khi ươm cho quả thể phát triển nhanh mạnh,
chất lượng đảm bảo để nuôi trồng nấm cho năng suất cao ổn định, tỉ lệ hư hỏng trong quá trình
sản xuất, ươm tơ 10,1% thấp hơn so với yêu cầu đề cương 15%.
Năng suất nuôi trồng nấm Linh chi đạt 1,63 % nấm khô/nguyên liệu cao hơn so với đề
cương (1,5% nấm khô/nguyên liệu); chất lượng nấm: Tai nấm to, dày đồng đều, màu sắc đẹp;
Các chỉ tiêu đều đạt theo tiêu chuẩn đã công bố và được người tiêu dùng chấp nhận;
Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm được đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, đã làm chủ
được quy trình nhân giống nấm Sị, nấm Linh chi và có khả năng nghiên cứu nhân giống một
số loại nấm thông dụng khác như: nấm rơm, nấm mộc nhỉ. Nhờ đó, Trung tâm chủ động được
nguồn giống đảm bảo chất lượng phục cho việc sản xuất bịch phôi nấm của Trung tâm và cung
cấp giống cho các cơ sở sản xuất thủ cơng trên địa bàn

LĨNH VỰC KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ

161



×