Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

ĐỀ CƯƠNG Nghiên cứu triển khai mạng 4G LTE/SAE tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.21 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
_______________________

Lê Tiến Hiệu
NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI MẠNG 4G LTE/SAE
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử
Mã số: 60.52.70

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2012


Luận văn được hồn thành tại:
HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Xn Công

Phản biện 1: TS. Nguyễn Chiến Trinh.
Phản biện 2: TS. Dư Đình Viên.
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng
Vào lúc: 13 giờ 30 ngày 20 tháng 01 năm 2013
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn
thơng.


1



MỞ ĐẦU
Công nghệ LTE đang được nghiên cứu và phát triển rộng rãi
trên thế giới; cung cấp cho người dùng tốc độ truy cập dữ liệu
nhanh lên đến hàng trăm Mb/s thậm chí đạt 1Gb/s, cho phép phát
triển thêm nhiều dịch vụ truy cập sóng vơ tuyến mới dựa trên nền
tảng hoàn toàn IP… Việt Nam là nước ứng dụng công nghệ nên
trước khi triển khai công nghệ LTE vào Việt Nam cần phải
nghiên cứu về các khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, luật pháp ,... của
cơng nghệ LTE.
Vì vậy mục đích nghiên cứu của luận văn là đề đề xuất
chính sách triển khai LTE tại Việt Nam nhằm hướng tới: Sử
dụng đúng quy hoạch, hiệu quả tài nguyên viễn thông - tần số vô
tuyến điện, lựa chọn những doanh nghiệp thích hợp để triển khai
mạng 4G LTE/SAE.
Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1- Tổng quan về sự phát triển của cơng nghệ LTE
trên thế giới.
Chương 2- Đánh giá tình hình triển khai LTE trên thế giới,
kinh nghiệm quốc tế về cấp phép triển khai LTE.
Chương 3- Tình hình triển khai cung cấp dịch vụ băng rộng
vô tuyến 3G và xu thế thị trường băng rộng công nghệ LTE tại
Việt Nam.
Chương 4- Đề xuất triển khai LTE tại Việt Nam.


2

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ LTE TRÊN THẾ GIỚI

1.1. Giới thiệu sự phát triển công nghệ LTE
LTE là viết tắt của Long Term Evolution hay “Sự phát
triển dài hạn”. LTE là bước tiếp theo dẫn đến hệ thống thông tin
di động 4G. Xây dựng trên các nền tảng kỹ thuật của họ các hệ
thống mạng tế bào 3GPP (bao gồm GSM, GPRS và EDGE,
WCDMA và HSPA). LTE còn được gọi là E-UTRA hay EUTRAN là thế hệ thứ tư tương lai của chuẩn UMTS do 3GPP
phát triển. Đây là cơng nghệ có khả năng đáp ứng: Hiệu quả sử
dụng phổ (Spectrum Efficiency); Độ trễ trong giao thức điều
khiển nhỏ hơn 20ms và đối với dịch vụ viễn thông nhỏ hơn 5ms;
Hỗ trợ nhiều băng thông (5, 10, 15, 20, dưới 5 MHz); tốc độ dữ
liệu: 100Mbps cho hướng DL, và 50 Mbps cho hướng UL với
băng thông sử dụng là 20MHz, tốc độ dữ liệu của Realase 10 LTE Advanced đường xuống có thể đạt được trên 1 Gbps.

1.2. Tổng quan kiến trúc mạng 4G LTE/SAE
Kiến trúc của mạng 4G LTE/SAE gồm thành phần chính
như sau:
- Mạng truy cập vô tuyến tiên tiến RAN gồm eNodeB (eNB)
cung cấp giao tiếp vô tuyến với các UE.
- Thực thể quản lý di động (MME) là phần tử điều khiển
chính trong EPC.


3
- PDN GW cung cấp kết nối giữa các UE và mạng dữ liệu
gói bên ngồi, là một điểm neo khi di động giữa các mạng 3GPP
và các mạng không phải 3GPP khác.
- Server thuê bao nhà (HSS) chứa số liệu đăng ký thuê bao
của người sử dụng; thông tin về các PDN (mạng số liệu gói); lưu
thơng tin động như số nhận dạng MME mà hiện thời UE đang
đăng nhập hay đăng ký; cũng có thể liên kết với trung tâm nhận

thực.

1.3. Chuẩn hóa mạng 4G (IMT-ADVANCED)
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn IMT – Advanced
Hạng mục
Peak Data Rate (Downlink)
Peak Data Rate (Uplink)
Cấp phát phổ tần
Độ trễ (User Plane)
Độ trễ (Control Plane)
Hiệu suất phổ đỉnh (Downlink)
Hiệu suất phổ đỉnh (Uplink)
Hiệu suất phổ trung bình
(Downlink)
Hiệu suất phổ trung bình (Uplink)
Hiệu suất phổ tại biên tế bào
(Downlink)
Hiệu suất phổ tại biên tế bào
(Uplink)
Khả năng di chuyển

Tiêu chuẩn IMT - Advanced
1 Gbps
500 Mbps
> 40 MHz
10 ms
100 ms
15 bps/Hz (4x4)
6,75 bps/Hz (2x4)
2,2 bps/Hz (4x2)

1,4 bps/Hz (2x4)
0,06 bps/Hz (4x2)
0,03 bps/Hz (2x4)
Tới 350 km/h

1.4. Kết luận chương
LTE là bước tiếp theo dẫn đến hệ thống thông tin di động
4G. Mạng 4G LTE/SAE ra đời đã thể hiện những ưu điểm vượt
trội so với các mạng thế hệ trước.


4

Chương 2 - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI
LTE TRÊN THẾ GIỚI, KINH NGHIỆM QUỐC
TẾ VỀ CẤP PHÉP TRIỂN KHAI LTE
2.1. Tình hình triển khai LTE trên thế giới
Theo thống kê và dự báo trên trang www.gsacom.com thì
đến tháng 9 năm 2012 trên thế giới:
+ Có 347 nhà cung cấp đang đầu tư phát triển LTE:
- 292 nhà mạng đang lên kế hoạch triển khai LTE ở 93 quốc
gia.
- 55 nhà mạng tại trên 11 quốc gia khác cam kết và đang thử
nghiệm cơng nghệ LTE. Trong đó có 3 nhà mạng của Việt Nam:
VNPT, Viettel và FPT
+ Có 96 nhà mạng của 46 quốc gia đã tiến hành thương mại
hóa dịch vụ trên nền LTE. Đến tháng 6 năm 2012 là khoảng 28
triệu thuê bao LTE. Dự kiến hết năm 2012 sẽ có 152 nhà mạng
cung cấp dịch vụ chính thức ở 65 quốc gia trên tồn thế giới.
+ Có 417 sản phẩm đầu cuối LTE được sản xuất bởi 67 nhà

sản xuất.

2.2. Tiến trình thương mại hóa của cơng nghệ LTE
- Đến hết năm 2010 đã có 17 mạng LTE được triển khai
cung cấp dịch vụ. Năm 2011 đã có thêm 30 mạng LTE. Đến
tháng 9 năm 2012 đã có thêm 49 mạng LTE.
- Theo dự báo của các nhà phân tích thì đến năm 2015 trên
tồn thế giới có 3,4 tỷ thuê bao băng rộng, trong đó: 273 triệu
thuê bao LTE (7%); 3,6 tỷ thuê bao HSPA (73.06%).


5
2.3. Các dịch vụ triển khai trên nền mạng 4G LTE/SAE
Gồm: Dịch vụ thoại, tin nhắn, Truyền thông tốc độ cao
(High Multimedia), Dịch vụ dữ liệu (Data Service), Dịch vụ đa
phương tiện (Multimedia Service), Tính tốn mạng cơng cộng
(PNC), Bản tin hợp nhất (Unified Messaging), Thương mại điện
tử (E-Commerce/ M-Commerce), Trò chơi tương tác trên mạng
(Interactive gaming), Quản lý tại gia (Home Manager) ...

2.4. Định hướng cấp phép mạng 4G LTE/SAE
2.4.1. Định hướng công nghệ
Hiện tại WiMAX và LTE được coi là 2 công nghệ mạng di
động 4G. LTE đã giành ưu thế so với WiMAX: LTE là công
nghệ đầu tiên trên thế giới thương mại hóa; có hơn 80% telco
trên thế giới hiện đang sử dụng công nghệ GSM, cơng nghệ LTE
có khả năng tương thích gần như hồn hảo với công nghệ nền
tảng GSM. Ngay cả các telco sử dụng công nghệ CDMA cũng
chuyển tiếp lên 4G với công nghệ LTE. Các hãng sản xuất thiết
bị viễn thông hàng đầu thế giới đã cùng với các telco lớn trên thế

giới thực hiện các cuộc thử nghiệm trên công nghệ LTE và đã
đạt những thành cơng.

2.4.2 Hình thức và mục tiêu cấp phép
- Phạm vi triển khai (triển khai trên toàn quốc, theo vùng);
- Thời gian triển khai nhanh - cạnh tranh phát triển hạ tầng;
- Hiệu quả sử dụng tài ngun viễn thơng;
- Giảm chi phí đầu tư hạ tầng mạng thơng qua các chính
sách về roaming quốc gia;


6
- Chia sẻ sử dụng chung CSHT nhưng không làm mất tính
cạnh tranh;
- Xem xét việc có thể bổ sung tần số ở các băng tần khác sau
khi giải phóng, quy hoạch đáp ứng triển khai công nghệ LTE;
- Việc cấp phép phải tạo sự cạnh tranh dịch vụ trên cơ sở hội
tụ mạng, dịch vụ di động, cố định.

2.5. Kết luận chương
Từ năm 2010 đến nay, tốc độ triển khai mạng 4G LTE diễn
ra ngày càng nhanh thể hiện qua sự tăng trưởng về số lượng nhà
mạng đã và đang triển khai LTE, số lượng thuê bao LTE và số
lượng thiết bị đầu cuối LTE.


7

Chương 3 - TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CUNG CẤP
DỊCH VỤ BĂNG RỘNG VÔ TUYẾN 3G VÀ XU

THẾ THỊ TRƯỜNG BĂNG RỘNG CÔNG NGHỆ
LTE TẠI VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu về sự phát triển băng rộng 3G tại Việt
Nam
Tại Việt Nam, công nghệ di động 3G đã thực sự phổ biến
với sự tham gia của các hãng di động Viettel, VNPT (Mobile
Phone, VinaPhone). Theo báo cáo của các doanh nghiệp thì:

3.1.1. Về mạng lưới
Bảng 3.1. Tổng số Node B Doanh nghiệp đã triển khai
STT

1
2

3
4

Tên doanh nghiệp
3G
Viettel
Liên danh
EVNTelecom và
Hanoi Telecom
VMS
VNPT (Vinaphone)

Tổng số Node B
cam kết tại thời
điểm 3 năm

5000
2421

Tổng số đã
triển khai

2327
3006

5400
7503

18585
2224

Bảng 3.2. Vùng phủ sóng 3G
STT

1
2

3
4

Tên
doanh nghiệp 3G
Viettel
Liên danh
EVNTelecom và
Hanoi Telecom

VMS
VNPT (Vinaphone)

Vùng phủ sóng (%)
Tại thời điểm
3 năm
86,32
46,21

Vùng phủ sóng
đã triển khai
(%)
96.61
70,00

52,13
73,84

100,00
100,00


8

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng lưu lượng 3G trung bình tháng
STT
1
2
3
4


Tên doanh nghiệp 3G
Mức độ tăng trưởng (%)
Viettel
Thoại 5.00; Data 23.00
Liên danh EVNTelecom và Hanoi Telecom
VMS
13.00
VNPT (Vinaphone)
18,00

3.1.2. Về dịch vụ
Bảng 3.4. Tổng số thuê bao 3G
Tên doanh nghiệp 3G

STT

Tổng số thuê bao

1

Viettel

1.968.975

2

Liên danh EVNTelecom và Hanoi Telecom

3


VMS

7.000.000

4

VNPT (Vinaphone)

3.796.400

98.434

Bảng 3.5. Chất lượng dịch vụ 3G
STT

Tên doanh nghiệp 3G

1

Viettel

2

Liên danh EVNTelecom
và Hanoi Telecom
VMS
VNPT (Vinaphone)

3

4

Tỷ lệ thành
công
99,32 %

Tốc độ truy cập

99,00 %

3,0 Mb/s

99,58 %
99,23 %

Max: 7,2 Mb/s
2.5 Mb/s

3,072Mb/s

3.1.3. Về tài chính, đầu tư
Bảng 3.7. Tổng số vốn đầu tư vào mạng 3G
STT
1

Tên doanh nghiệp 3G
Viettel

Tổng số vốn đầu tư (tỷ VNĐ)
9.026,63 (CAPEX)



9
Liên danh EVNTelecom
và Hanoi Telecom
VMS
VNPT (Vinaphone)

2
3
4

4.000,00
8.855,00
5.075,00

3.1.4. Về kinh doanh
Bảng 3.11. Doanh thu của dịch vụ 3G
STT
1
2
3
4

Tên doanh nghiệp 3G
Viettel
Liên danh EVNTelecom và Hanoi
Telecom
VMS
VNPT (Vinaphone)


Tổng doanh thu
(tỷ VNĐ)
3.307,91
23,00
6.394,00
1.455,53

3.2. Đánh giá tình hình triển khai cung cấp dịch vụ vơ tuyến
băng rộng 3G tại Việt Nam
- Thời điểm cấp phép 3G phù hợp với tình hình phát triển;
- Quy mơ triển khai phù hợp với năng lực của doanh nghiệp
và thị trường Việt Nam;
- Sử dụng có hiệu quả hạ tầng mạng lưới, các dịch vụ ứng
dụng và dịch vụ nội dung;
- Việc tổ chức thi tuyển và cấp phép 3G giúp cho các doanh
nghiệp thật sự có năng lực triển khai được cấp phép.
3.3. Nội dung thử nghiệm mạng và dịch vụ LTE tại Việt Nam

3.3.1. Nội dung cấp phép thử nghiệm
Theo quy định tại Công văn số 4209/BTTTT-VT ngày
15/12/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Hướng


10
dẫn khung cấp phép thử nghiệm cung cấp dịch vụ viễn thông
WiMAX, LTE cho phép doanh nghiệp được thử nghiệm:

3.3.1.1. Phạm vi thử nghiệm
Tối đa trên địa bàn 2 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TƯ.


3.3.1.2. Quy mô thử nghiệm
Giai đoạn 1: Được triển khai tối đa 100 trạm thu phát sóng
và được phép cung cấp dịch vụ cho tối đa 1000 khách hàng trên
địa bàn một Tỉnh/Thành phố thử nghiệm.
Giai đoạn 2: Gia hạn giấy phép thử nghiệm
Có thể xem xét cho phép mở rộng quy mô thử nghiệm cụ thể
đối với từng doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 625 trạm và
5000 khách hàng trên địa bàn 1 Tỉnh/Thành phố thử nghiệm.
+ Thời gian thử nghiệm:
- Thiết lập mạng và dịch vụ viễn thông là một năm.
- Thời gian gia hạn hoặc tổng thời gian của các lần gia hạn
không vượt quá 01 năm.

3.3.1.3. Nội dung thử nghiệm
- Tính năng kỹ thuật của cơng nghệ;
- Tính năng thị trường của công nghệ;

3.3.1.4. Báo cáo kết quả thử nghiệm
Định kỳ 6 tháng; báo cáo tổng kết sau một năm kết thúc
giấy phép thử nghiệm.

3.3.1.5. Đánh giá công nghệ và kết quả thử nghiệm:


11
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổng kết đánh giá kết quả
thử nghiệm để xây dựng quy hoạch, chính sách phát triển và quy
định cấp phép.


3.3.2.Cấp phép triển khai thử nghiệm công nghệ LTE
Ngày 01 tháng 9 năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông
đã cấp phép cho 05 doanh nghiệp được thử nghiệm mạng và dịch
vụ LTE, bao gồm: VNPT; Viettel; VTC; FPT Telecom; CMCTI.

3.4. Kết quả thử nghiệm mạng và dịch vụ LTE
3.4.1. Hiệu quả sử dụng tần số
Các doanh nghiệp được cấp được cấp tổng băng tần là
20Mhz (10MHz cho DL + 10MHz cho UL), sử dụng phương
pháp phần kênh FDD, trong băng tần 2500 MHz đến 2690 MHz.
Hiện tại, công nghệ LTE cho phép cấu hình hệ thống mạng với tỉ
lệ tái sử dụng băng tần là N=1; Với tốc độ đạt được của thử
nghiệm là: Tải xuống: 72Mbps; Tải lên: 25Mbps. Hiệu suất phổ
đạt được là: ~ 7 bit/s/Hz cho đường lên và ~3bit/s/Hz cho đường
xuống.

3.4.2. Nội dung thử nghiệm kỹ thuật LTE
- Đảm bảo về mặt chất lượng dịch vụ.
- Đảm bảo hệ thống có phạm vi và khả năng phủ sóng lớn
trong mơi trường tầm nhìn thẳng hoặc mơi trường có sự che chắn
lớn, khu vực đông dân cư.
- Đảm bảo về tính năng chống nhiễu tốt như can nhiễu giữa
các trạm, can nhiễu với nhiều loại sóng vơ tuyến khác.
- Đảm bảo khả năng phục vụ tối đa của thiết bị.


12
- Đảm bảo tính tương thích với các hệ thống thiết bị đã có
sẵn trong mạng.
- Đảm bảo khả năng chuyển vùng/chuyển giao với các hệ

thống thiết bị khác nhau và với mạng 2G/3G.
- Đảm bảo hiệu suất sử dụng phổ tần cao.
- Đảm bảo hệ thống có khả năng bảo mật cao.
- Lưu lượng phục vụ tối đa đạt 72 Mbps trên 01 eNode.
- Bán kính phủ sóng của cơng nghệ LTE:
+ Bán kính phủ khu vực nội thành (Độ cao Antenđặt tại trạm
là 45m) tối đa là 1.2 km;
+ Bán kính phủ sóng cho khu vực ngoại thành (độ cao của
Anten tại trạm là 35m) khoảng cách xa nhất đạt 5.4 km.

3.4.3. Các phương pháp đo kiểm đánh giá cơng nghệ LTE
a) Phương pháp đo kiểm định tính.
b) Phương pháp đo kiểm định lượng
- Đo kiểm dựa vào tham số RSRP (Cơng suất tín hiệu thu_
Reference Signal Received Power) để đánh giá mức độ phủ sóng
của cơng nghệ LTE. Tín hiệu tốt: RSRP > -70dB, tín hiệu trung
bình RSRP từ -85dB đến -70dB, tín hiệu yếu RSRP < - 85dB.
- Đo kiểm dựa trên tốc độ của đường Downlink và Uplink
khi chia sẻ dữ liệu từ một máy đầu cuối tới máy chủ FTP đặt bên
trong mạng LTE.
- Đo kiểm dịch vụ khi di chuyển tốc độ cao.
- Đo kiểm Handover giữa các trạm.


13
3.4.4. Kết quả đo kiểm kỹ thuật đối với công nghệ thử
nghiệm LTE
a) Kết quả đo kiểm định tính:
Cơng nghệ LTE đáp ứng rất tốt các dịch vụ Internet cơ bản
như Web, Mail,...; sử dụng tốt các ứng dụng thoại và họp trực

tuyến qua Skype, yahoo messenger, ...; xem phim chất lượng
cao; cho phép chuyển vùng dịch vụ khi di chuyển từ trạm này
qua trạm khác; sử dụng tốt các dịch vụ khi di chuyển với tốc độ
từ 60km/h.
b) Kết quả đo kiểm định lượng
+ Kết quả khảo sát đo được tại trạm: (RSRP -70dB):
-

Tốc độ Downlink đạt: 72 Mbps.

-

Tốc độ đường Uplink đạt: ~25 Mbps.

+ Kết quả đo kiểm Handover giữa hai eNode B
-

Tốc độ Downlink đạt: 42,5 Mbps.

-

Tốc độ đường Uplink đạt: 851,2 kbps.

+ Kết quả đo việc thử nghiệm được thực hiện trong điều
kiện sign of line với vận tốc 60 km/h, người ngồi trên xe vẫn có
khả năng xem phim trực tuyến chất lượng cao.
-

Tốc độ Downlink đạt: 8,9 Mbps.


-

Tốc độ đường Uplink đạt: 216,4 kbps.

+ Thực hiện cuộc gọi qua Skype đảm bảo tín hiệu và chất
lượng tốt cho người sử dụng:
-

Tốc độ Downlink đạt: 630,3 kbps.

-

Tốc độ đường Uplink đạt: 1,6 kbps.


14
3.5. Đánh giá khả năng thương mại của công nghệ LTE
tại Việt Nam
3.5.1. Thống kê phát triển băng rộng
Bảng 3.16. Thống kê Internet (nguồn sách trắng MIC 2011)

3.5.2. Nhu cầu thị trường
- Chỉ số phát triển ICT (ICT development Index - IDI):
Việt nam đứng trong nhóm trung bình IDI 92/154 nước, chỉ số
này cho thấy sự sẵn sàng của hạ tầng mạng viễn thông, mức độ
ứng dụng ICT và cường độ sử dụng ICT của cả xã hội. Trong
những năm tới định hướng phát triển của Việt Nam đến 2020 sẽ
nằm trong nhóm có IDI từ trung bình khá trở lên.
- Chỉ số Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông
Bảng 3.18. Chỉ số Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông

(nguồn ITU - 2009)
Chỉ số Hạ tầng công nghệ
thông tin và truyền thông
Thuê bao điện thoại cố định dây

Số lượng
2002
4.9

2007
32.7

Thứ tự/154
quốc gia
2002 2007
103
37


15
dẫn trên 100 dân
Thuê bao điện thoại di động trên
100 dân
Băng thông quốc tế trên một
người sử dụng (bit/s)
Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính
Tỷ lệ hộ gia đình có Internet

2.4


27.2

95

704

2.6
0.6

117

118

131

116

10.1

102

99

5.0

99

95

- Mức độ sử dụng ICT

Ở Việt Nam, Tỷ lệ số người sử dụng Internet trên 100 dân
tăng từ vị trí thứ 105/154 lên 71/154 trong vịng 5 năm 20022007; Số thuê bao băng rộng cố định trên 100 dân từ không đáng
kể tiến đến đứng thứ 75/154 nước (năm 2007); thuê bao băng
rộng di động năm 2007 chưa có.
- Chỉ số kỹ năng ICT
Các nội dung liên quan đến đào tạo ở trung học Việt Nam
xếp thừ 92 – 100, đại học và cao đẳng xếp thứ 109 – 110, tỷ lệ
xoá nạn mù chữ xếp thứ 69-70 trên 154 quốc gia.

3.5.3. Đánh giá thị trường
Việt Nam theo đánh giá cũng sẽ phát triển theo tỷ lệ 10 %
thuê bao LTE trong tổng số thuê bao 3G, WiMAX trong tương
lai sau năm 2015.
3.6. Kết luận chương
Sự phát triển mạnh mẽ, hiệu quả của mạng và dịch vụ 3G
tại Việt Nam cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ di động băng
rộng ở Việt Nam. Đây là cơ sở để tin tưởng cho việc triển khai
thành công mạng di động 4G LTE trong những năm tới ở Việt
Nam.


16

Chương 4 - ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI LTE
TẠI VIỆT NAM
4.1. Giới thiệu
4.2. Thành công và bài học sau triển khai 3G tại Việt
Nam
4.2.1. Xây dựng cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý đóng vai trị rất quan trọng cho sự thành công

cho việc thi tuyển cấp phép 3G tại Việt Nam.

4.2.2. Giám sát và hậu kiểm sau cấp phép
Thực hiện hậu kiểm trên hình thức thực hiện cam kết bảo
lãnh triển khai giấy phép theo hồ sơ thi tuyển. Nguyên tắc lấy
mẫu hậu kiểm áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 7790-1:2007 (ISO
2859-1:1999). Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đối chiếu hồ sơ
và kiểm tra thực tế như sau:

4.2.3.1. Thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ và thời
điểm 3 năm kể từ ngày được cấp phép
4.2.3.2. Xác định tổng số tỉnh/thành cần kiểm tra (trên toàn
quốc)
4.2.3.3. Xác định tổng số Node B cần kiểm tra (trên tồn
mạng).
4.3. Quy trình triển khai liên quan đến công nhệ mới
- Nghiên cứu công nghệ thế giới, nghiên cứu thị trường, thiết
bị chuẩn.


17
- Tiến hành cấp phép thử nghiệm theo nhu cầu của thị
trường (các doanh nghiệp có nhu cầu) để đánh giá cơng nghệ
mới thì tính chất thử nghiệm mạng và dịch vụ công nghệ LTE.
- Đánh giá nhu cầu thị trường đối với dịch vụ di động băng
rộng LTE.
- Tiến hành triển khai cấp phép sau khi quy hoạch băng tần
(tham vấn, xây dựng hồ sơ, thành lập hội đồng, …., cấp phép).

4.4. Các hình thức cấp phép

Có 04 hình thức cấp phép phổ biến như sau:
4.4.1. Đấu thầu (Auctions)
4.4.2. Đến trước cấp trước (First come, First Served)
4.4.3. Thi tuyển (Beauty Contest)
4.4.4. Quay sổ số (Lotteres)

4.5. Đề xuất triển khai mạng 4G LTE/SAE tại Việt Nam
4.5.1. Xây dựng chính sách cấp phép triển khai mạng 4G
LTE/SAE
4.5.1.1. Quy hoạch và lựa chọn băng tần triển khai mạng 4G
LTE/SAE
Quy hoạch và lựa chọn băng tần triển khai mạng 4G
LTE/SAE phải tuân theo những nguyên tắc sau:
- Phù hợp với pháp luật của Việt Nam và các quy định của
ITU.
- Cập nhật với xu hướng phát triển các mạng di động trên thế
giới đồng thời tính đến hiện trạng sử dụng tần số tại Việt Nam.


18
- Đảm bảo quản lý, khai thác và sử dụng tần số vô tuyến điện
hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích.
Cơng nghệ LTE phù hợp triển khai trên độ rộng băng tần
trong phạm vi từ 1.25 MHz đến 20 MHz, nó có thể hoạt động
trong tất cả các băng tần 3GPP theo phương thức TDD và FDD.
Như vậy, mạng LTE có thể triển khai trên bất cứ băng tần nào
được sử dụng bởi các hệ thống 3GPP. Bao gồm các băng tần lõi
IMT-2000 (1.9-2 GHz) và các băng mở rộng (2.5 GHz) cũng như
là 850-900MHz, 1800MHz, 1.7-2.1 GHz và băng UHF cho các
dịch vụ di động ở một số trên thế giới.

Ở Việt Nam các băng tần 900 MHz, 1800 MHz đã được quy
hoạch và cấp phép cho mạng GSM, 1900-2200 MHz đã được
quy hoạch và cấp phép cho 3G thì WCDMA/HSPA; băng tần
700 MHz đang được sử dụng việc phát sóng truyền hình.
Mới đây tại thơng tư số 26/2010/TT-BTTTT, thông tư số
27/2010/TT-BTTTT đã ban hành quy hoạch chi tiết băng tần
2300-2400 MHz và 2500-2690 MHz cho hệ thống thông tin di
động IMT của Việt Nam. Trong thực tế băng tần 2500-2690 MHz
đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cho VNPT,
Viettel, ... thử nghiệm mạng LTE. Các hãng sản xuất thiết bị như
Ericsson, Qualcomm cho rằng Việt Nam nên sử dụng chung xu
hướng băng tần 2600 MHz cho LTE cùng với các nước khác trên
thế giới để giảm đi chi phí thiết bị, chi phí đầu tư cho các nhà
mạng.
Vì vậy, tại thời điểm này việc lựa chọn băng tần 2500-2690
MHz để thửa nghiệm mạng 4G LTE/SAE là đúng đắn nhất.


19
4.5.1.2. Chính sách lựa chọn doanh nghiệp cấp phép triển
khai
+ Xác định số lượng hợp lý các doanh nghiệp được cấp phép
triển khai mạng 4G LTE/SAE tại Việt nam: Có thể chọn 4 doanh
nghiệp là hợp lý.
+ Lựa chọn doanh nghiệp có năng lực, tiềm lực triển khai
mạng 4G LTE/SAE:
- Kế hoạch và Cam kết vùng phủ sóng: Thời điểm chính
thức cung cấp dịch vụ và vùng phủ sóng (tỷ lệ phủ sóng theo dân
số và theo địa bàn). Khác với cấp phép 3G thì cấp phép cho LTE
sau này cần được xác định rõ ràng phù hợp với kế hoạch kinh

doanh của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường.
- Đáp ứng nhu cầu Roaming: Các doanh nghiệp có kế
hoạch và thực hiện roaming mạng thông qua hợp đồng thương
mại; Hơn thế nữa nếu thực hiện được thì các doanh nghiệp mới
được cấp phép sẽ có khả năng cạnh tranh và cung cấp dịch vụ
mới ra thị trường.
- Chia sẻ hạ tầng kỹ thuật mạng: Cho phép các doanh
nghiệp triển khai nhanh chóng mạng lưới và cung cấp dịch vụ
đồng thời giảm chi phí trong đầu tư kể cả thiết bị, nhà trạm, …
nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh trong việc xây dựng và phát
triển hạ tầng mạng; Bên cạnh đó cũng đáp ứng việc bảo vệ cảnh
quan môi trường.
- Dịch vụ và chất lượng dịch vụ: Nhằm đảm bảo tính cạnh
tranh của thị trường, buộc các doanh nghiệp đưa ra thị trường các


20
dịch vụ phù hợp với xu thế và nhu cầu. Đối với LTE - Advanced
được coi như một công nghệ đáp ứng IMT-advanced (4G), cho
nên yêu cầu về chất lượng dịch vụ là yếu tố xác định sự khác biệt
của công nghệ này với 3G hiện tại.
- Cam kết thực hiện giấy phép triển khai mạng và cung
cấp dịch vụ: Theo kinh nghiệm cấp phép 3G thì đây là yếu tố
buộc các doanh nghiệp triển khai nhanh chóng mạng lưới và đáp
ứng chính sách thực thi hậu kiểm của Việt Nam. Việc đặt cọc
này sẽ là một trong các nội dung yêu cầu các doanh nghiệp nếu
được cấp phép phải thực hiện.
+ Giám sát và hậu kiểm sau cấp phép: Xây dựng phương án
giám sát và hậu kiểm tương tự như đối với triển khai 3G.


4.5.2. Lựa chọn thời điểm cấp phép mạng 4G LTE/SAE
Việt Nam nên triển khai cấp phép triển khai thương mại
mạng 4G LTE/SAE là cuối năm 2017, các doanh nghiệp sẽ lắp
đặt mạng trong năm 2018 và chính thức cung cấp dịch vụ vào
đầu 2019.

4.5.3. Lựa chọn hình thức cấp phép
4.5.3.1 Các hình thức cấp phép
- Đấu thầu (Auctions)
- Đến trước cấp trước (First come, First Served)
- Thi tuyển (Beauty Contest)
- Quay sổ số (Lotteres)

4.5.3.2. Lựa chọn hình thức cấp phép


21
Tại thời điểm hiện tại thì các doanh nghiệp thật sự tiềm năng
là các doanh nghiệp mà Nhà nước chiếm cổ phần chi phối, do đó
thi tuyển vẫn là hình thức áp dụng hợp lý tại thời điểm này.
Việc triển khai theo hình thức này có các thuận lợi và khó
khăn sau:
- Thuận lợi là sẽ lựa chọn được đúng doanh nghiệp có khả
năng triển khai thành cơng LTE (khơng chỉ các doanh nghiệp
mạnh về mặt tài chính mà cịn mạnh về nhân sự và kinh nghiệm
kỹ thuật, thị trường,…) đem lại các dịch vụ mới và nâng cao chất
lượng băng rộng của Việt Nam;
- Các khó khăn, việc triển khai cấp phép này cũng sẽ mất
nhiều thời gian hơn khi cấp phép theo giá trực tiếp và trong một
chừng mực nào đấy thì làm chậm thời điểm phát triển thị trường

dịch vụ mới.

4.5.4. Quy trình cấp phép
4.5.4.1. Cơ quan thẩm định cấp phép viễn thông là Cục
Viễn thông.
4.5.4.2. Quy trình thực hiện thi tuyển
Bước 1. Xây dựng các tiêu chí, điều kiện, các yêu cầu đối
với việc cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ 4G
LTE/SAE.
Bước 2. Báo cáo lãnh đạo Bộ phê duyệt về chủ trương thời
điểm, số lượng doanh nghiệp dự kiến cho phép tham gia thị
trường, các tiêu chí yêu cầu doanh nghiệp báo cáo và đáp ứng.


22
Bước 3. Thông báo cho doanh nghiệp xây dựng báo cáo và
nêu khả năng đáp ứng các tiêu chí để thẩm định.
Bước 4. Cục Viễn thông thẩm định các báo cáo của doanh
nghiệp và báo cáo Lãnh đạo Bộ phê duyệt danh sách các doanh
nghiệp có đủ điều kiện để tham gia thi tuyển.
Bước 5. Các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia thi tuyển sẽ
xây dựng hồ sơ thi tuyển theo Hồ sơ mời thi.
Bước 6. Thực hiện thi tuyển quyền quyền được cấp phép
thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ 4G LTE/SAE.
Bước 7. Căn cứ kết quả thi tuyển, doanh nghiệp trúng tuyển
sẽ xây dựng đề án xin cấp phép. Cục viễn thông tiến hành thẩm
định đề án để cấp giấy phép viễn thông theo quy định.
Cục Viễn thông và Cục Tần số sẽ căn cứ giấy phép viễn
thông cấp sử dụng tài nguyên kho số, giấy phép sử dụng tần số.
4.5. Kết luận chương

Từ những kinh nghiệm lựa chọn được doanh nghiệp tốt nhất
triển khai mạng, cung cấp dịch vụ 3G thơng qua hình thức thi
tuyển là bài học để lựa chọn hình thức, tiêu chí cấp phép cho
những doanh nghiệp có đủ khả năng triển khai nhanh, hiệu quả
mạng và dịch vụ 4G LTE ở Việt Nam trong thời gian tới.


23

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TIẾP THEO
Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài tốt nghiệp, với sự
nỗ lực của bản thân, cùng với sự giúp đỡ của các giáo viên và
các đồng nghiệp đến nay đề tài của tơi đã được hồn thành về cơ
bản đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
Kết quả đạt được của luận văn
- Chỉ ra những đặc điểm vượt trội của công nghệ LTE, tổng
quan kiến trúc mạng 4G LTE/SAE và những nghiên cứu về việc
chuẩn hóa mạng 4G IMT – Advanced.
- Thống kê và đánh giá tình hình triển khai mạng LTE, q
trình thương mại hóa cơng nghệ LTE, các dịch vụ trên nền công
nghệ LTE và định hướng cấp phép mạng 4G LTE trên thế giới.
- Thống kê và đánh giá về sự phát triển của mạng và dịch vụ
3G, thử nghiệm mạng và dịch vụ LTE và khả năng thương mại
của LTE tại Việt Nam.
- Phân tích kê và đánh giá những thành công và bài học
trong cấp phép mạng 3G ở Việt Nam, các hình thức cấp phép
trên thế giới và đề xuất đối tượng, mục tiêu và quy trình cấp
phép triển khai mạng 4G LTE tại Việt Nam.

Kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo
- Hoàn thiện điều kiện, quy trình cấp phép mạng 4G
LTE/SAE
- Nghiên cứu kiến trúc chuyển mạng và tương tác giữa mạng
4G LTE/SAE với 3G và 2G.


×