Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giao an HDNGLLLop 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.61 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - LỚP 7 Chủ điểm tháng 9 TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Mục tiêu chung: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống trong giờ HĐ GDNGLL. - Học sinh hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học sinhTHCS. - Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội. - Giúp học sinh hiểu biết truyền thống tốt đẹp của nhà trường làm cho học sinh có tình cảm yêu quý nhà trường, tự hào là học sinh của trường; có ý thức phát huy truyền thống của nhà trường. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường. - Biết thực hành các kĩ năng sốngtrong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. 3. Thái độ: - Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo. - Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL. - Rèn cho học sinh có thói quen thực hiện nghiêm túc những qui định về nề nếp, học tập, ý thức kỉ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản của người học sinh.. Ngày soạn: 25/8/2011 Thực hiện: 27/8/2011 HOẠT ĐỘNG 1: THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI - BẦU CÁN BỘ LỚP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh biết được những qui định, nội qui của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới. - Học sinh hiểu được những qui định, nội qui của nhà trường giúp cho môi trường học tập ngày một tốt đẹp hơn -Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp. -Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động. 2. Kĩ năng - Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia thảo luận nội quy của lớp, của nhà trường; thảo luận nhiệm vụ năm học. - Biết thực hành cỏc kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tớch cực với bản thõn, với bạn bố cựng lớp, với cỏc tỡnh huống nảy sinh trong quỏ trỡnh thảo luận. 3. Thái độ - Học sinh cú ý thức tự trọng nội qui nhà trường, nội quy lớp học và nhiệm vụ năm học. - Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội qui và nhiệm vụ năm học. - Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG -Kĩ năng xác định tìm kiếm các lựa chọn hợp lý nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp. -Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về đội ngũ cán bộ lớp, về cách thức lựa chọn cán bộ lớp. - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc lựa chọn cán bộ lớp. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Thảo luận (Kĩ thuật công đoạn) - Biểu đạt sáng tạo. - Hỏi và trả lời. - Trình bày 1 phút IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN *Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Nội quy của trường trường - Nội quy của lớp 7D.- Biểu điểm chấm thi đua, biểu điểm chấm cờ đỏ - Các câu hỏi thảo luận (ở phần VI. Tư liệu tham khảo) - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ ( các bài hát về trường, lớp và về học tập) *Chuẩn bị về tổ chức Giáo viên chủ nhiệm hội ý với cán bộ lớp và các tổ trưởng để bàn bạc, thống nhất một số công việc chuẩn bị cho hoạt động như: + Dự kiến các câu hỏi thảo luận, có thể bàn bạc bổ sung thêm các câu hỏi khác. + Thống nhất hình thức thảo luận: thảo luận theo nhóm hoặc tổ, kết hợp với thảo luận lớp. + Phân công người điều khiển hoạt động. V/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1, Khám phá - Hát tập thể : Vui bước tới trường (nhạc và lời của Nghiêm Bá Hồng) - Người điều khiển nêu lý do, giới thiệu đại biểu. Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến. Kỳ nghỉ hè vui tươi bổ ích lí thú đã qua đi chúng ta lại chào đón một năm học mới. Để duy trì được mọi hoạt động của lớp, duy trì những thành tích mà lớp ta đã đạt được trong năm học trước và bầu ra một đội ngũ cán bộ lớp đủ đức, đủ tài để đưa lớp ngày càng tiến bộ. Hôm nay được sự nhất trí của cô giáo chủ nhiệm. Lớp 7D tổ chức buổi hoạt động ngoài giờ với chủ đề “Thảo luận nội quy, nhiệm vụ năm học và bầu cán bộ lớp” . Đến dự buổi hoạt động hôm nay có cô giáo chủ nhiệm và các học sinh trong lớp . Chương trình có 2 nội dung: Thảo luận nội quy, nhiệm vụ năm học - bầu cán bộ lớp . 2, Kết nối * Hoạt động 1: Thảo luận nội quy, nhiệm vụ năm học Dẫn chương trình thông qua nội quy hhà trường- Nội quy lớp 7D * Hoạt động 2: Thảo luận theo tổ ( với kĩ thuật công đoạn) Theo nội dung 3 câu hỏi đã cho chuẩn bị *Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Người điều khiển yêu cầu các tổ dán kết quả thảo luận lên phía trước bảng và báo cáo kết quả thảo luận. - Người điều khiển chốt lại những ý chính: Góp ý cụ thể cho cán bộ lớp; tiêu chuẩn để bầu cán bộ lớp và hình thức tổ chức bầu cán bộ * Hoạt động 4: Tổ chức bầu cán bộ lớp + Lớp tiến hành bầu cán bộ lớp theo hình thức đã chọn. Thư ký ghi kết quả biểu quyết lên bảng và công bố kết quả. + Đội ngũ cán bộ lớp mới ra mắt và cử đại diện phát biểu ý kiến, cảm ơn sự tín nhiệm của cả lớp; hứa quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao và đề nghị cả lớp ủng hộ để cán bộ lớp làm tốt nhiệm vụ * Vận dụng ( Kĩ thuật trình bày một phút).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp; dặn dò và giao nhiệm vụ cho các em, động viên cả lớp tích cực hợp tác xây dựng tập thể lớp vững mạnh. - Hát tập thể : Lớp chúng ta đoàn kết. (Nhạc và lời: Mộng Lân) - Người điều khiển chương trình chúc mừng các bạn cán bộ lớp mới, chúc cả lớp đoàn kết, hợp tác trong mọi hoạt động của lớp để đạt kết quả tốt trong năm học. - Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở hoạt động tuần sau. Ghi chú: Trong quá trình hoạt động nên có vài tiết mục văn nghệ xen kẽ. VI. TƯ LIỆU THAM KHAÛO 1. Một số bài hát về mái trường, lớp và về học tập) -. Vui bước tới trường (Nhạc và lời: Nghiêm Bá Hồng). -. Lớp chúng ta kết đoàn (Nhạc và lời: Mộng Lân) 2. Nội dung bảng báo cáo cho hoạt động 1: Nội quy nhà trường - Lớp 7D 3. Các câu hỏi thảo luận cho hoạt động 2. + Câu 1: Các cán bộ lớp, tổ trưởng, các cán sự chức năng, thư ký lớp… đã thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm học vừa qua như thế nào? (Nêu cụ thể) Gợi ý đáp án: Khi thảo luận, nêu cụ thể từng cán bộ trong lớp (như lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn nghệ, tổ trưởng, thư ký lớp, cán sự môn học…) đã thực hiện nhiệm vụ của mình như thế nào? (uy tín, năng lực hoạt động tập thể, tính gương mẫu, học lực, kết quả công việc,…) + Câu 2: Cán bộ lớp phải đạt những tiêu chuẩn chung nào? Gợi ý đáp án: . Có sức khỏe; không bị khuyết tật về ngôn ngữ (trừ trường hợp đặc biệt); bạo dạn; tự tin;…. . Học lực từ khá trở lên; hạnh kiểm tốt.. . Nhiệt tình trong công tác, có trách nhiệm với công việc. . Hoạt động tích cực; tác phong nhanh nhẹn. . Gương mẫu trong học tập và rèn luyện đạo đức. + Câu 3: Lớp ta nên tổ chức bầu cán bộ lớp theo hình thức nào? Gợi ý đáp án: . Bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ lớp cũ.. . Sau khi bỏ phiếu tín nhiệm, mới bầu cán bộ bổ sung thay thế cho những cán bộ không đủ uy tín.. . Bầu lại toàn bộ cán bộ lớp bằng phiếu kín (hay bằng biểu quyết). . Lấy tinh thần xung phong và xin ý kiến của lớp bằng biểu quyết.. . Phối hợp các hình thức trên.. Ngày soạn: 10/9/2011 Thực hiện: 17/9/2011 HOẠT ĐỘNG 2: THI TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG VĂN NGHỆ THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giúp học sinh hiểu biết truyền thống tốt đẹp của nhà trường làm cho học sinh có tình cảm yêu quý nhà trường, tự hào là học sinh của trường; có ý thức phát huy truyền thống của nhà trường. 2. Kĩ năng: - Biết thực hành các kĩ năng sốngtrong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. 3. Thái độ: - Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo. - Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL. - Rèn cho học sinh có thói quen thực hiện nghiêm túc những qui định về nề nếp, học tập, ý thức kỉ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản của người học sinh. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - KN tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống nhà trường. - KN xác định/tìm kiếm các lựa chọn để phát huy truyền thống nhà trường. - KN lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của bạn khác về phát huy truyền thống nhà trường. - KN trình bày ý tưởng về việc giữ gìn, thực hiện và phát huy truyền thống nhà trường III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Thảo luận . - Biểu đạt sáng tạo. - Hỏi và trả lời. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà HS cần học tập, giữ gìn và phát huy như : + Truyền thống học tập : Những gương HS giỏi; HS vượt khó vươn lên; HS đạt các giải thưởng trong các kì thi HS giỏi các cấp; HS đã ra trường thành đạt; những gương học tập tốt, rèn luyện tốt của lớp; ... + Các truyền thống tốt đẹp khác : Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; xây dựng tập thể vững mạnh; rèn luyện đạo đức; tôn sư trọng đạo; ... + Truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục của trường, của lớp : văn nghệ; thể dục thể thao; rèn luyện sức khoẻ; đền ơn đáp nghĩa; ...- Một số câu hỏi thảo luận.- Các tiết mục văn nghệ. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá + Người điều khiển treo lên bảng 2 tờ giấy A0 : ở tâm điểm một tờ viết chữ “Truyền thống trường ta”, tờ kia viết “Truyền thống lớp ta”. + Phát cho mỗi HS một tờ phiếu nhỏ màu sắc khác nhau, yêu cầu một nửa số HS viết tên các truyền thống của trường, một nửa viết tên các truyền thống của lớp. Mỗi HS chỉ được viết tên 1 truyền thống vào tờ phiếu của mình, viết to, rõ (Ví dụ : Truyền thống học giỏi; Truyền thống đoàn kết; ...) . + HS lên dán vào xung quanh tâm điểm “Truyền thống của trường” và “Truyền thống của lớp” các phiếu đã viết tên truyền thống.+ Người điều khiển cho một, hai HS lần lượt lên đọc to các phiếu ở mỗi bên sau khi đã loại bỏ đi những phiếu trùng nhau. - Như vậy, chúng ta đã có một bức tranh khái quát về truyền thống của lớp và của trường. Hoạt động tiếp theo sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn các truyền thống và tiếp tục bổ sung thêm các truyền thống của trường và của lớp. 2. Kết nối * Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm - Người điều khiển chia mỗi tổ thành một nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và bút dạ. - Mỗi nhóm làm việc với 1 hoặc 2 câu hỏi. Câu hỏi được biết sẵn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0.- Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp. * Hoạt động 2 : Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp - Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm (với các hình thức do các nhóm sáng tạo).- Khi một nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó; có thể tranh luận khi cần thiết.- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc mời GV cho ý kiến.- Tiếp tục, người điều khiển nêu câu hỏi chung cho cả lớp thảo luận. Câu hỏi : Theo bạn, HS chúng ta phải làm thế nào để giữ gìn, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của lớp? (Cần nêu rõ các ý tưởng/biện pháp).- Cho HS suy nghĩ và động viên các em xung phong biểu đạt ý kiến của mình.- Cuối cùng người điều khiển kết luận. * Hoạt động 3 : Văn nghệ ca ngợi truyền thống của lớp, của trường. - Các hình thức văn nghệ : hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm, ... - Cán bộ văn nghệ điều khiển lớp trình diễn một số tiết mục văn nghệ. - Các tiết mục văn nghệ cần đa dạng về hình thức, biểu đạt sáng tạo xoay quanh nội dung ca ngợi vẻ đẹp tuổi học trò, vẻ đẹp nhà trường, truyền thống tốt đẹp của nhà trường ... 3. Thực hành/luyện tập * Hoạt động 4 : Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường - Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ. Bản kế hoạch được trình bày trên giấy khổ to A0.- Các tổ tổ chức thảo luận để ra được bản kế hoạch của tổ.- Các bản kế hoach các tổ được treo lên trên bảng.- Mời đại diện của các tổ trình bày kế hoạch hành động của tổ để xây dựng, phát huy các truyền thống tốt dẹp.- Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến bổ sung hoặc góp ý cho kế hoạch của tổ bạn. - Người điều khiển mời GVCN nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu của các tổ. Sau đó GV nhấn mạnh các bản kế hoạch đã thể hiện ý chí của mọi HS, của cả lớp để xây dựng, giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp ta, của trường ta. 4. Vận dụng GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy nghĩ về bản kế hoạch của tổ mình. Từ đó mỗi HS hãy xây dựng kế hoạch cá nhân tuỳ thuộc vào điểm mạnh và khả năng của bản thân (ví dụ như khả năng học toán, ngoại ngữ, thể thao, văn nghệ, .) phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy các điểm mạnh đó góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường. VI. TƯ LIỆU 1. Một số câu hỏi tham khảo dùng cho Hoạt động 1 - Bạn hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của nhà trường mà bạn thấy cần phải giữ gìn và phát huy? - Theo bạn, lớp ta đã xây dựng và phát huy được những truyền thống tốt đẹp nào? - Bạn hãy kể chuyện về một gương tốt trong trường hoặc trong lớp mà bạn thấy cần phải học tập? - Theo bạn, do đâu mà trường ta có được những truyền thống tốt đẹp đó? - Bạn hãy kể những tấm gương tiêu biểu mà bạn biết về những HS hoặc thầy cô giáo đã có công xây dựng, vun đắp cho truyền thống tốt đẹp của nhà trường? 2. Gợi ý mẫu kế hoạch của tổ dùng cho hoạt động 4: Bản kế hoạch phấn đấu của tổ : (tên tổ). Chủ điểm tháng 10.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> CHĂM NGOAN HỌC GIỎI Mục tiêu chung: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống trong giờ HĐ GDNGLL. - Học sinh hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học sinh THCS. - Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội. - Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VN DCCH tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành giáo dục 16.10.1968. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường. - Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. - Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ 3. Thái độ: - Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo. - Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL. - Học sinh có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trong học tập.. Ngày soạn: 01/10/2011 Thực hiện: 08/10/2011 HOẠT ĐỘNG 1: TRAO ĐỔI NỘI DUNG THƯ BÁC HỒ GỬI HỌC SINH CẢ NƯỚC NHÂN NGÀY KHAI TRƯỜNG ĐẦU TIÊN- GIAO ƯỚC THI ĐUA GIỮA CÁC TỔ, CÁ NHÂN – VÂNG LỜI BÁC DẠY, EM GẮNG HỌC CHĂM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ. - Nắm được nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước VNDCCH (9/1945) và thư gửi ngành giáo dục (16/10/1968). 2. Kĩ năng: - Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia nghe đọc thư của Bác và phản hồi các ý kiến . - Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. - Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ. 3. Thái độ: - Giúp học sinh có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu. II. Các kỹ năng sống cơ bản đợc giáo dục trong hoạt động - Kü n¨ng t×m kiÕm vµ xö lý th«ng tin vÒ lêi d¹y cña B¸c trong th. - Kü n¨ng suy nghÜ vÒ viÖc thùc hiÖn lêi d¹y cña B¸c g¾ng häc ch¨m. III. Các phơng pháp dạy học tích cực đợc sử dụng - Thảo luận. - Tìm kiếm xử lí thông tin. - Đặt câu hỏi tích cực. - Trình bày trước tập thể..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> IV. Tµi liÖu vµ ph¬ng tiÖn 1. Tµi liÖu; - Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường 5/9/1945 (trích). - Thư Bác Hồ gửi ngành Giáo dục 15/10/1968 (trích). 2. Ph¬ng tiÖn ; - ¶nh B¸c, lä hoa, kh¨n tr¶i bµn, phÊn mµu. V. Tiến hành hoạt động 1) Kh¸m ph¸ - Cả lớp hát bài: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh - Nghe giới thiệu thư Bác. - Trao đổi, thảo luận các nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác. - Giới thiệu chương trình hoạt động. - Chuẩn bị câu hỏi thảo luận: 1. Bác khuyên học sinh phải làm gì ? 2. Những câu nào trong thư Bác theo em cần chú ý nhất ? Vì sao ? 3. Nêu suy nghĩ của em về nhiệm vụ học tập của bản thân ? 2) KÕt nèi Hoạt động 1: - Giáo viên chủ nhiệm đọc Thư Bác Hồ gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hoạt động 2 :- Giáo viên chủ nhiệm đọc Thư Bác Hồ gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới. 3) Thùc hµnh - luyÖn tËp Hoạt động 3: Thảo luận - Lớp trưởng hướng dẫn các bạn trao đổi nội dung, ý nghĩa của thư Bác. - Trao đổi nội dung và ý nghĩa thư Bác với một số câu hỏi sau: Câu 1. Lá thư của Bác viết vào dịp nào ? Câu 2. Bác khuyên học sinh phải làm gì ? Câu 3. Những câu nào trong thư cần chú ý nhất ? Vì sao ? Câu 4. Em có suy nghĩ gì về nhiệm vụ học tập của mình Hoạt động 4: Trình bày ý tưởng - Lớp trưởng hướng dẫn các bạn trình bày ý tưởng về việc thực hiện lời dạy của Bác. - Học sinh cả lớp trao đổi về ý tưởng cá nhân 4) VËn dông; - Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở và tổng kết buổi thảo luận. - Trình bày một số bài hát về Bác. (Phan Thò Dieãm Quyønh điều khiển chương trình) V. T liÖu. THƯ GỬI CÁC HỌC SINH Các em học sinh, Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà. Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước. Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. Chào các em thân yêu HỒ CHÍ MINH Viết khoảng tháng 9-1945. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trữ Văn phòng Hội đồng Chính phủ.. Thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới (16-10-1968) của Chủ tịch Hồ Chí Minh Các cô các chú và các cháu thân mến, Nhân dịp đầu nǎm học thứ tư chống Mỹ, cứu nước, Bác thân ái gửi lời thǎm hỏi tất cả các cô, các chú và các cháu. Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết. Bác vui lòng biết rằng mặc dù hoàn cảnh khó khǎn, hiện nay miền Bắc nước ta đã có một vạn hai nghìn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp I, nhiều xã đã có trường cấp II, các huyện đều có ít nhất một trường cấp III. Số người đi học đã hơn sáu triệu, trong đó có hơn một triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc vǎn hoá. Số người vào học các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tǎng gần gấp ba lần so với trước chiến tranh chống Mỹ. Hơn 30 trường đại học và 200 trường trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức. Các trường đã có nhiều cố gắng trong việc thi đua dạy tốt và học tốt bảo đảm an toàn cho thầy và trò, làm cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tiến bộ. Mặc dù giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc ác liệt, chúng không những đã thất bại thảm hại trên mặt trận chính trị, quân sự, mà ta đã thắng chúng cả trên mặt trận giáo dục và đào tạo cán bộ. Làm được như vậy là nhờ Đảng ta có đường lối đúng đắn, quân đội và nhân dân ta rất anh hùng và cũng do các cô, các chú, các cháu trong các trường học đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khǎn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhân dịp này, Bác khen ngợi những cố gắng và thành tích mà các cô, các chú và các cháu đã đạt được..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Nhưng đế quốc Mỹ và còn ngoan cố. Cách mạng nước ta còn phải khắc phục nhiều khó khǎn gian khổ để đạt thắng lợi hoàn toàn. Hiện nay, Đảng và nhân dân giao cho các cô, các chú, các cháu nhiệm vụ lớn hơn trước. Vì vậy, Bác nhắc các cô, các chú và các cháu mấy điều sau đây: - Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đốí trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng. - Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tuởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật. - Các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn. Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang. Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó. Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chǎm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới. Bác mong chờ những thành tích mới của các cô, các chú và các cháu. Chào thân ái và quyết thắng Ngày 16-10-1968 Bác Hồ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ngày soạn: 10/10/2011 Thực hiện: 22/10/2011 HOẠT ĐỘNG 2: HỘI VUI HỌC TẬP – SINH HOẠT VĂN NGHỆ THEO CHỦ ĐỀ TỰ CHOÏN. I/ MUÏC TIEÂU 1. Kiến thức- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung, chỉ tiêu thi đua của một tiết học tốt.- Biết tự quản, đoàn kết tốt giúp đỡ lẫn nhau để học tốt theo chỉ tiêu đề ra. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia thảo luận các chỉ tiêu thi đua của tổ, của lớp. - Tự xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt.- Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với bạn bè cùng lớp, với các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận. 3. Thái độ: - Học sinh có ý thức tôn trọng nghị quyết của tập thể khi đã thống nhất. - Học sinh có ý thức trong việc xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt. - Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động. II. Các kỹ năng sống cơ bản đợc giáo dục trong hoạt động - Kĩ năng tự tin thi đua giao ước học tốt. - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về các chỉ tiêu thi đua. - Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chi tiêu thi đua chăm ngoan học giỏi. III. Các phơng pháp dạy học tích cực đợc sử dụng - Thảo luận. - Tranh luận. - Biểu đạt sáng tạo. IV. Tµi liÖu vµ ph¬ng tiÖn 1. Tµi liÖu: - Tiêu chí của một tiết học tốt. - Một vài tiết mục văn nghệ. 2. Ph¬ng tiÖn - C¸c tæ häp vµ thèng nhÊt néi dung ®¨ng ký thi ®ua thùc hiÖn tiÕt häc theo 4 tiªu chÝ chÝnh: + Chuẩn bị tốt bài học và làm bài ở nhà.+ Giữ kỷ luật trật tự trong giờ học.+ Số điểm tốt sẽ đạt đợc.+ Phát biểu ý kiến trong giờ học. - Chuẩn bị câu hỏi để trao đổi và cả lớp trả lời. V. Tiến hành hoạt động 1) Kh¸m ph¸: - Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta kết đoàn - Giáo viên chủ nhiệm cùng cán bộ lớp thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ công việc cụ thể. - Cử người điều khiển chương trình: Lớp trưởng. - Giới thiệu chương trình hoạt động. 2) Kết nối : Hoạt động 1: - Ngời dẫn chơng trình nêu vấn đề cần thảo luận: Câu 1. ThÕ nµo lµ mét tiÕt häc tèt ? Câu 2. TiÕt häc tèt cã ý nghÜa nh thÕ nµo ? Cõu 3. Làm nh thế nào để có tiết học tốt ? (Th ký ghi lên bảng) Hoạt động 2: Thảo luận - C¸c tæ th¶o luËn (thêi gian th¶o luËn 15’) - Ngêi dÉn ch¬ng tr×nh lÇn lît mêi c¸c tæ ph¸t biểu, ý kiến bổ sung - Th ký ghi lại các ý kiến phát biểu - Sau khi cả lớp trao đổi ngời dẫn chơng trình tổng kết ý kiÕn, rót ra nh÷ng yªu cÇu chÝnh mµ mçi häc sinh cÇn thùc hiÖn 3) Thùc hµnh - luyÖn tËp Hoạt động 3: Đăng kí thi đua - §¹i diÖn tõng tæ lªn ®¨ng ký thi ®ua cña tæ. C¸c bé líp ghi c¸c chØ tiªu thi ®ua cña tổ lên bảng theo từng cột để cả lớp theo dõi. Hoạt động 4: - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá và biểu dương tinh thần tham gia tích cực của cá nhân, tổ, nhóm.- Nhắc nhở các tổ, cá nhân thực hiện tốt giao ước thi đua. 4) VËn dông: - Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở và tổng kết buổi thảo luận. - Trình bày một số bài hát về mái trường và tuổi học trò. (Phan Thò Dieãm Quyønh điều khiển chương trình). V. T liÖu: - Các tiêu chí của một tiết học tốt.. Ngày soạn: 10/01/2012 Thực hiện: 14/01/2012 CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 – 2: MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN HOẠT ĐỘNG 1: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP” I. Mục tiêu: Sau hoạt động HS có khả năng:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> *Giúp HS : Kiến thức : -Hiểu rỏ ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng môi trường, nhà trường xanh, sạch, đẹp đối với sức khoẽ của mỗi người, chất lượng học tập và giáo dục của nhà trường, trong đó có bản thân các em . Kỹ năng : - Gắn bó và càng thêm yêu trường, lớp Thái độ : -Tích cực tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện “xanh, sạch, đẹp” II/.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG 1)Nội dung - Làm vệ sinh trường lớp sạch, đẹp -Làm bồn hoa, cây cảnh -Trồng cây xanh ở sân trường, vườn trường, cổng trường . . . -Chăm sóc cây trồng bồn hoa, cây cảnh -Trang trí lớp 2) Hình thức hoạt động : -Thảo luận, xây dựng nội dung, bản dự thảo kế hoạch III/,CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1) Phương tiện hoạt động - Bản dự thảo nội dung, kế hoạch -Các câu hỏi để thảo luận 2) Về tổ chức : -GVCN cùng ban cán sự lớp chuẩn bị : +Yêu cầu nội dung :Dự thảo nội dung, kế hoạch thực hiện trường “xanh, sạch, đẹp” +Hình thức hoạt động :Thảo luận tập thể theo các nội dung của dự thảo, sau đó thống nhất đưa vào thực hiện cho cả lớp -Phân công chuẩn bị các công việc : +Cử người điều khiển chương trình : bạn: Nguyễn Phan Diễm Quỳnh +Cử ban giám khảo : bạn:.Nguyễn Hiếu Hoàng san, Đỗ Hoàng Lan, Lê Nguyễn Quang Tú. +Cả lớp chuẩn bị thảo luận theo dự thảo +Cử nhóm trang trí và sắp xếp bàn ghế +Mời đại biểu IV/.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người điều khiển +Dẫn chương trình (Giới thiệu và bắt giọng cho cả lớp hát một bài hát tập thể ). Dẫn chương trình. Nội dung hoạt động. Thời gian 7P. -Cả lớp hát bài hát truyền thống (cả lớp cùng hát và vổ tay) -Buổi sinh hoạt hôm nay gồm có các tiết mục sau : +Tuyên bố lý do :(Người điều khiển ch/tr) +Giới thiệu khách dự : (nếu có ) +Thông qua dự thảo nội dung kế hoạch thự hiện “trường xanh sạch đẹp” +Cả lớp cùng thảo luận +Văn nghệ +Ý kiến khách dự (nếu có) +Ý kiến GVCN +Bế mạc : +Dặn dò rút kinh nghiệm : (GVCN) -Vào nội dung cụ thể : 3p +Tuyên bố lý do : Hiện nay trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng , môi trường là một vấn đề nóng bỏng hiện nay chúng ta mỗi người có một ý thức để bảo vệ môi trường . Vậy để góp phần nhỏ vào việc đó mỗi em phãi tự giác thực hiện tích cực kế hoạch “trường xanh, sạch đẹp” đó là lý do buổi sinh hoạt hôm nay +Giới thiệu khách dự : (nếu có ) +Tiếp theo chương trình : xin mời lớp trưởng lên thông qua kế họach thực hiện “trường xanh, sạch đẹp”, các bạn cùng lắng nghe và thảo luận đóng góp cho dự thảo tốt hơn Thông qua dự thảo.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Lớp trưởng. -Để đảm bảo cho “ trường xanh, sạch đẹp” và qua đó đồng thời thực hiện kế 35p hoạch hoạt động của nhà trường tôi xin thông qua phương hướng của lớp thực hiện như sau : * Theo thi đua tổ nào về chót trong tuần thì trực 1 tuần vệ sinh lớp sạch sẽ nếu không hoàn thành thì bị trừ điểm theo kế hoạch thi đua * Phân công 2 bạn sẽ tưới 2 cây của nhà trường phân công, 2 bạn đó sẽ được miễn lo động * Mỗi học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ, chăm sóc cây xanh của trường, không nên chặt phá, bẻ bông, cành lá cây của nhà trường cũng như của nhân dân; Bởi vì cây xanh sẽ đem lại cho ta rất nhiều lợi ích nhất là lợi ích về mội trường * Mỡi học sinh phãi tự rèn luyện mình có thói quen khi ăn quà, bánh không dứt rác bừa bãi mà phải bỏ vào thùng đựng rác .– Hành vi đó cũng thể hiện được lối sống có văn hoá, văn minh của con người * Khi đến lớp mỗi em nên có ý thức và trách nhiệm đối với lớp nhất là kh6u vệ sinh, nếu bạn chưa thực hiện thì nhắc ngay tổ nhóm cá nhân trực * Mỗi tổ có thể tìm 1 cây có bóng mát để đem vào trồng trong sân trường Trên đây là một số nội dung để xây dựng và thực hiện “trường xanh, sạch đẹp” +Để thay đổi bầu không khí vậy xin mời cả lớp cùng hát một bài tập thể +Tiếp theo chương trình cả lớp cùng thảo luận một số câu hỏi : *Câu 1 : Để xây dựng và thực hiện “trường xanh, sạch đẹp” thì bản thân của mỗi em cần phãi làm gì ? Dẫn chương trình *Câu 2 : Thực hiện tốt chương trình “xanh, sạch, đẹp” bản thân em được những lợi ích gì ? và cộng đồng như thế nào ? *Câu 3 : Qua kế hoạch thực hiện “trường xanh, sạch đẹp”của lớp vậy mời tất cả các bạn cùng có ý kiến đóng góp cho kết hoạch thực hiện tốt hơn +Mời các bạn ý kiến đóng góp cho dự thảo (HS ý kiến và thư ký ghi vào biên bản) +Tiếp tục chương trình kính mời quí khách dự đóng góp ý kiến cho lớp +Khách dự ý kiến (nếu có) +Kính mời ý kiến của GVCN V/.Kết thúc hoạt động : (10P) *Sau đây mời ý kiến đóng góp của quí thầy cô  Kính mời ý kiến khách dự (nếu có)  Kính mời ý kiến GVCN :  GVCN nhận xét và góp ý : +Nhận xét, đánh giá biểu dương tinh thần tích cực tham gia của từng cá nhân trong lớp . +Nhắc nhở cá chưa thực hiện tốt việc thực hiện và đóng góp cho dự thảo =>Qua buổi sinh hoạt hôm nay thầy mông rằng các em ý thức được việc giữ gìn vệ sinh môi trường là làm đẹp cho trường, lớp mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho bản thân mình và xã hội Ngày soạn: 30/01/2012. Thực hiện: 04/02/2012. HOẠT ĐỘNG 2: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN I Mục tiêu: Sau hoạt động HS có khả năng: * Kiến thức : Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp, biết được nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, * Kỹ năng : Đất nước và mùa xuân của dân tộc - Càng tin yêu Đảng, yêu quê hương đất nước * Thái độ : - Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ, tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống II/ Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động ( Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động ) - Kỹ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân - Kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể lớp,toàn trường,nơi đông người.... - Kĩ năng biểu diễn văn nghệ:Hát,múa,đọc thơ.......

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Bồi dưỡng kĩ năng, phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ và tính mạnh dạn, tự tin. III/ Các Phương Pháp,Kỹ Thuật Dạy Học tích cực được sử dụng - Đóng vai - Trò chơi giáo dục - Biểu đạt sáng tạo - Trình bày tích cực. - Kĩ thuật mảnh ghép. IV/ Tài liệu và phương tiện - Lựa chọn các bài thơ, bài hát ….liên quan tới chủ đề - Các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm, tự biên tự diễn - Các nhạc cụ đơn giản như đàn, đĩa nhạc - Các phương tiện dùng để trang trí - Đài,đĩa CD/Máy chiếu. - Video,clip về các ca khúc viết về quê hương và ngày xuân. * Ổn định tổ chức: V/ Tiến trình hoạt động (4 giai đoạn) 1.Khám phá (Mở đầu) Người điều khiển nêu yêu cầu của hoạt động: - Nêu tên các bài hát, bài thơ về chủ đề mừng Đảng, mừng Xuân - Hát tập thể bài hát về xuân, tết - Các tiết mục văn nghệ đã được lớp chuẩn bị . - Mỗi nhóm:một tiết mục đơn ca,một tốp ca,một tiết mục múa(chủ đề:mừng Đảng,mừng Xuân ) - Thang điểm cho ban giám khảo: + Mỗi tiết mục 10 điểm : * Đáp ứng nội dung câu hỏi : 5 điểm . * Hay, diễn xuất tốt 5 điểm 2.Kết nối (Phát triển) Hoạt động 1. Văn Nghệ - Thi hát với: Những bài hát,bài thơ, điệu múa …ca ngợi Đảng ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân . - Một số bài hát có chủ đề về mùa xuân đất nước,vd: “Cùng hành quân giữa mùa xuân” của Cẩm La Hoạt động 2. Vui với thơ ca: Thi đọc diễn cảm bài thơ sau:4 tổ cử 4 đại diện lên trình bày: HÀNH QUÂN GIỮA RỪNG XUÂN Rừng xa vọng tiếng chim gù Ngân nga tiếng suối , vi vu gió ngàn Mưa xuân đẫm lá ngụy trang Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai Ba lô nặng , súng cầm tay Đường xa biết mấy dặm dài nhớ thương Giờ này mẹ ở quê hương Cũng chừng đang dõi theo đường ta đi Đêm mưa ngày nắng sá gì Quân thù còn đó ta đi chưa về Chim rừng thánh thóat bên khe Nhìn lên xanh biếc bốn bề rừng xuân ( Lê Anh Xuân ) + Thi đọc thơ ca ngợi về Đảng và mùa xuân - Các tổ thảo luận tìm thơ ca về mừng Đảng, mừng Xuân trong 10 phút, sau đó theo thứ tự cử người lên trình bày. - Tổ nào trình bày được nhiều thơ nhất là thắng cuộc - Sau mỗi bài thơ GVPT nhận xét 3.Thực hành/luyện tập (Luyện tập/củng cố) Hoạt động 3. : Đố vui văn nghệ -Hát một bài tập thể..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ĐẢNG ĐÃ CHO TA MÙA XUÂN -Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi, câu đố để các đội tiến hành giao lưu chủ đề ca ngợi Đảng, mừng xuân, quê hương,… các đội lần lượt hát một câu hoặc một đoạn có từ quê hương, đất nước, Đảng, mùa xuân,… để đội bạn cùng hát tiếp. + Hình thức chơi như sau: - Mỗi đội gồm 3 người sẽ được nghe 15 đoạn bài hát.Lần lượt các thành viên cầm micro và cho biết đó là bài hát nào.Nếu một thành viên không biết đó là bài nào thì nói chuyển để cho đồng đội tiếp sức:Nếu cả 3 không biết bài hát đó thì nói CHUYỂN để chuyển sang đoạn bài hát mới.Thời gian dành cho mỗi đội là 4 phút.Nêu tên đúng mỗi bài hát, đội đó sẽ được 10 điểm. 4. Vận dụng (Hoạt động tiếp nối) - Ở Đại Từ quê ta có bao nhiêu Di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia? - Bài hát: “Quê Hương Ngày Mới” viết về quê hương Đại Từ là của tác giả nào?- Đáp án: Nhạc sỹ Thiên Sơn. - Tác phẩm văn học: “Kho báu một vùng hồ” là của tác giả nào? Đáp án: Hà Đức Toàn - GV nhận xét và đánh giá về công tác chuẩn bị,tiến hành hoạt động của HS trong tiết học. - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị chu đáo cho hoạt động tuần sau: - Hs phát biểu ý kiến -Công bố kết quả của các đội và cá nhân. -Nhận xét chung biểu dương tinh thần ý thức tham gia của 2 đội và cả lớp. -Cảm ơn các đại biểu đã tham gia hoạt động. VI/ Tư liệu Một số tư liệu phục vụ cho hoạt động: - Bài hát: “Quê Hương Ngày Mới” - Nhạc sỹ Thiên Sơn. - Tài liệu:Lịch sử huyện Đại Từ Tác phẩm văn học: “Kho báu một vùng hồ” - Hà Đức Toàn - Bài thơ:Hành Quân Giữa Rừng Xuân của Lê Anh Xuân Ngày soạn: 10/02/2012. Thực hiện: 18/02/2012. HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU NÉT ĐỔI THAY CỦA QUÊ HƯƠNG I Mục tiêu: Sau hoạt động HS có khả năng: 1) Kiến thức : Hiểu được truyền thống văn hóa,những nét thay đổi của quê hương 2) Kỹ năng : Biết tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống cách mạngvà những nét đổi thay của quê hương; biết trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương; biết tự tin khi tham gia giao lưu văn nghệ; biết giao tiếp, ứng xử khi giao lưu; biết quản lí thời gian phù hợp trong giao lưu; biết kiểm soát cảm xúc trong giao lưu. 3) Thái độ : Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc. II Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp : Các kỹ năng sống có liên quan : 1 Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương; 2 Kĩ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương; 3 Kĩ năng tự tin khi tham gia giao lưu văn nghệ; 4 Kĩ năng giao tiếp, ứng xử khi giao lưu; 5 Kĩ năng quản lí thời gian phù hợp trong giao lưu; 6 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong giao lưu. III Các PP/KTDH tích cực: - Động não - Thảo luận - Kể chuyện - Biểu đạt sáng tạo IV Tài liệu và phương tiện : * Các mẫu truyện về truyền thống cách mạng * Một số thông tin về sự đổi thay của quê hương * Một số bài hát mừng Đảng – mừng xuân V Tiến hành hoạt động : (4 giai đoạn).

<span class='text_page_counter'>(15)</span> a.Khám phá (mở đầu) : * Cả lớp hát bài “Đồng dao” của thầy Nguyễn Hoài Nhân * Người dẫn chương trình:Chúng ta vừa hát một bài dân ca thật hay. Nó dẫn chúng ta đi về truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc. Hôm nay, tất cả chúng ta hãy tìm hiểu nét đẹp truyền thống văn hóa, những nét thay đổi của quê hương. Cuối cùng, giao lưu văn nghệ mừng Đảng – mừng xuân b. Kết nối (phát triển) Hoạt Đông : 1 TRÌNH BÀY TRÒ CHƠI DÂN GIAN, CA DAO, TỤC NGỮ… NGÀY TẾT Các tổ trình bày trò chơi, một bài ca dao, tục ngữ, tục lệ ngày tết cổ truyền…thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc đã sưu tầm được Hoạt Đông : 2 THẢO LUẬN Các tổ nêu lên cảm nghĩ của mình về trò chơi, ca dao, tục ngữ,…ngày tết vừa nêu Người dẫn chương trình yêu cầu GV nêu nhận xét c.Thực hành luyện tập(luyện tập / củng cố) Hoạt Đông : 3 KỂ CHUYỆN Các tổ thi kể chuyện vui xuân của mình: về nội (về ngoại) ngày mùng mấy ?Đi chúc tết ngày mùng mấy ? … Người dẫn chương trình yêu cầu GV nêu nhận xét d. Vận dụng (Hoạt động tiếp nối) : GVCN yêu cầu các tổ nêu cách giữ gìn những nét đẹp đó, đồng thời cam kết thực hiện nó VI Tư liệu 1 Hệ thống câu hỏi cho hoạt động 1 Một số trò chơi dân gian (Đã biết ở tiết trước) Những phong tục tập quán trong ngày tết cổ truyền Tết Việt Nam chứa đựng và mang đậm bản sắc của dân tộc.Trải qua bao biến động của lịch sử, của thời gian nhưng người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày tết Chợ Tết Chợ Tết có không khí khác hẳn với những phiên chợ thường ngày trong năm. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải để “có cái ăn” mà đó là thói quen, là dậy lên không khí ngày lễ hội.Chợ Tết được bố trí ở những bãi đất rộng, có thể chợ được thành lập ngay nơi chợ thường ngày vẫn diễn ra chuyện bán mua. Nhưng trong chợ Tết, gần như tất cả “món ngon vật lạ” đều được bày bán. Không khí Tết thấm đượm thật sự vào những ngày này bởi cảnh người mua hàng nặng trĩu giỏ. Trong chợ Tết, người ta mới bày bán những thứ mà quanh năm không thấy bán. Ví dụ như lá dong, lá chuối để gói bánh chưng, củ kiệu, đu đủ làm dưa. Người ta bán những chiếc tháp làm bằng bánh in bao giấy màu, những chiếc bánh ly bằng bột nếp hoặc bánh ngũ sắc dùng để chưng lên bàn thờ. Chợ còn bán những thứ không ăn được, nhưng vô cùng cần thiết cho ngày Tết như phong bao lì xì, giấy dán và bây giờ phong trào viết chữ ngày Tết đang phục hồi trở lại. Nhưng cái thú mua sắm trong ngày Tết vẫn là chuyện đương nhiên, gần như không một nhà nào lại không “đi sắm Tết”. Dẫu rằng cách ăn, cách chơi Tết trải qua bao năm đã thay đổi cho phù hợp với cuộc sống. Điều độc đáo ở chỗ là dù nhà giàu hay nghèo, nhu cầu mua sắm ngày Tết là điều không thế thiếu. Cây nêu ngày Tết Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống Câu đối tết Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hoa tết Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân. Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai vàng hơn, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống. Màu của ngày Tết Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, màu chủ lực trong ngày Tết vẫn là màu đỏ theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào v.v... Trước đây khi pháo còn được cho phép đốt, đường xá ngập tràn trong màu đỏ của xác pháo nổ rân không ngớt kể từ giao thừa đến rạng sáng tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết "mồng" mới thôi! Trang phục có tông màu đỏ cũng được ưa chuộng để mặc Tết. Lễ tổ tiên ngày tết Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Nhiều người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giếng nước, mảnh sân nhà. "Về quê ăn Tết" đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn. Sắp dọn bàn thờ – Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5, gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Xin chữ đầu xuân Các thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin. Chưa có ai bán chữ, chỉ có người mua giấy để xin chữ. Người cho chữ vẫn có lộc nhưng tinh tế hơn. Việc tưởng như không bình thường nhưng lại thể hiện được nét thanh tao của công việc. Các thầy đồ không phải bận bịu và hệ lụy vào chuyện giá cả, tiền nong để đủ thanh thản và toàn tâm trong công việc cho chữ mang vẻ thánh thiện này. Việc xin chữ đầu năm lâu nay đã có và ngày một thịnh hành, nó đang trở thành phong tục đẹp của người Việt Nam mỗi độ xuân về Tết đến. Tại Hà Nội, việc này diễn ra ở nhiều nơi: trong nhà riêng của một số thầy đồ có tiếng văn hay chữ tốt, trên đường phố nơi có khoảng hè rộng rãi và nhiều người qua lại. Chỗ có vẻ ấn tượng nhất là trước sân Miếu Văn, khoảng hè phố đường Bà Triệu, đoạn giao cắt với đường Trần Hưng Đạo... Xin chữ là một nét đẹp văn hóa cần phát huy. .Chỉ một chữ treo trước mặt mà có ý nghĩa về đạo đức và đời sống đối với những con người cụ thể sẽ giá trị hơn nhiều những lời nói sáo rỗng. Hệ thống câu hỏi cho hoạt động 2 2 Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: 20/02/2012. Thực hiện: 25/02/2012. HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CỦA QUÊ HƯƠNG I. Mục tiêu: Sau hoạt động học sinh có khả năng : 1. Kiến thức: - Có những hiểu biết nhất định về các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương, đất nước trong không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc. Hiểu được những nét thay đổi trong đời sống văn hoá ở quê hương, địa phương em. - Tự hào và yêu mến quê hương, đất nước. 2. Kỹ năng : - HS có kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các phong tục tập quán vui xuân, đón tết - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân 3. Thái độ : Biết tôn trọng và gìn giữ, bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam. II. Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp : 1. Nội dung tích hợp: 2. Mức độ: 3. Các kỹ năng sống có liên quan : - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương, đất nước, về những trò chơi dân gian ở ngày xuân, ngày tết - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những điểm cơ bản trong những trò chơi dân gian III. Các PP/KTDH tích cực: Thảo luận Trình bày một phút IV. Tài liệu và phương tiện : - Các tư liệu về các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng xuân đón Tết của quê hương, đất nước, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (và của các nước khác nếu có). - Những bài thơ, bài hát, câu chuyện… liên quan tới chủ đề hoạt động. - Các câu hỏi, câu đố cùng đáp án và thang chấm điểm cho cuộc thi. V. Tiến hành hoạt động : (4 giai đoạn) 1. Khám phá Báo cáo viên phỏng vấn nhanh một số câu hỏi: 1) Hãy kể về 1 phong tục Tết của 1 dân tộc mà bạn biết. Người Thời Nội dung thực hiện thựchiện lượng Dẫn CT 1 - Hoạt động mở đầu : 15 phút a. Ht ập thể : Cả lớp hát bài hát truyền thống (cả lớp cùng hát và vổ tay) b.Tuyên bố lý do : “Sống chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” đó là truyền thống quí báo của dân tộc ta, để thấy rỏ hơn những gì thay da đổi thịt trên quê hương đất nước trong những năm qua dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng . Hôm nay lớp chúng ta tổ chức buổi sinh hoạt nhằm ôn lại truyền thống quí báo đó nhân dịp tết đến c ) Giới thiệu nội dung : d ) Thnh phần tham dự : +Giới thiệu khách dự : (nếu có ) e) Ban giám khảo : -Theo đề nghị của Ban tổ chức thì xin đề nghị 3 bạn làm ban giám khảo : 1) Bạn : Nguyễn Hiếu Hoàng san. LPHT-làm tổ trưởng GK 2) Bạn : Đỗ Hoàng Lan: 3) Bạn : Lê Nguyễn Quang Tú: Xin mời ban giám khảo bước lên vị trí làm việc, cả lớp cho một tràng pháo tay chào mừng. Giới thiệu thư ký Thư ký xin mời bạn: Trịnh Thị Kim Oanh, Bạn : Nguyễn Tuyết Trinh -Nếu đồng ý không có ý kiến xin biểu quyết Dẫn CT 10 phút - 2 - Hoạt động kết nối : Hoạt động 1 : Trả lời nhanh: Đại diện mỗi đội bốc thăm câu hỏi (mỗi câu 10đ) 1) Em hãy điền vào các chỗ trống còn thiếu sau: Thịt mỡ, dưa hành, … Cây nêu, tràng pháo, … Đáp án: câu đối đỏ, bánh chưng xanh 2) Em hãy kể 2 loại hoa đặc trưng cho miền Bắc và miền Nam của đất nước ta? Đáp án: hoa đào và hoa mai 3) Vào những ngày tết trẻ em rất thích được chúc tết ông bà, cha mẹ… vì lí do nào vậy?.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Dẫn CT Văn thể. Đáp án: nhận được lì xì 4) Ngày đưa ông táo về trời là ngày nào trong năm? Đáp án: 23 tháng chạp 5) Hãy kể một số phong tục Tết của dân tộc Việt Nam mà em biết? Đáp án: đưa ông táo, dựng cây nêu, xông đất, chưng mâm ngũ quả, câu đối Tết… 6) Hãy kể tên các bài hát có chủ đề ca ngợi Đảng, ca ngợi mùa xuân, quê hương, đất nước? Đáp án: Đảng đã cho ta một mùa xuân, Em là mầm non của Đảng, Quê hương… - 7) Hãy kể 1 câu chuyện vui về ngày tết mà em biết. Hoạt động 2. Ai giỏi hơn 15 phút Phần này có 3 câu hỏi, ưu tiên cho đội nhỏ điểm nhất chọn trước. 1) Hãy đọc 1 bài thơ ca ngợi Đảng, mùa xuân, quê hương, đất nước *** Trong lúc chờ đợi các bạn suy nghĩ các bạn khán giả của các đội sẽ trả lời 1 số câu hỏi đố vui để thư giãn nha: 1.Có một người đi xuyên qua đường, tuy anh ta mặc quần áo đen, lúc đó không có đèn cũng không có ánh trăng, nhưng người lái xe vẫn nhìn thấy anh ta. Tại sao? Đáp án: tại vì là ban ngày mà làm sao mà không thấy anh ta được. 2. Có một con sói đang đi tìm mồi cuối cùng cũng tìm được ba chú lợn con, nhưng nó lại không ăn thịt chúng . Tại sao? Đáp án: tại vì đó là 3 con lợn đất làm sao mà ăn được đây. 3. Hôm nay rùa và thỏ lại tiến hành một cuộc thi đấu . Lần này thỏ không ngủ mà chạy rất nhanh, tại sao nó vẫn thua? Đáp án: tại vì đó là cuộc thi đi chậm 4. Quả gì chưa ăn thì màu xanh, ăn vào thì màu đỏ, nhả ra thì màu đen Đáp án: quả dưa hấu 5. Chú Thành có 9 người con trai, mỗi người này đều có 1 em gái. Hỏi chú Thành có bao nhiêu người con? Đáp án: 10 người con 6. Trên bàn có 12 cây nến đang cháy sáng, có một cơn gió thổi qua làm tắt 3 ngọn nến, lại một lúc sau, một con gió thổi qua nữa làm tắt thêm 2 ngọn nến. Hỏi trên bàn còn lại mấy cây nến ? Đáp án: 5 ngọn nến Hoạt động 3. : Thi thố tài năng Cái tiết trời se lạnh của mùa đông vừa qua để lại đây 1 chút gì đó tiếc nuối của mùa đông là 1 cái gì đó mát mẻ của mùa xuân sắp đến, để đón chào mùa xuân 2011 chúng ta sẽ lấy chủ đề “mùa xuân” làm chủ đề chính cho cuộc thi âm nhạc hôm nay. Thể lệ: các bạn sẽ hát 1 đoạn nhạc, ngâm 1 đoạn thơ có các cụm từ “mùa xuân”, “Tết”, “quê hương”, “đất nước”, “Đảng”, để giành phần ưu tiên hát trước mỗi đội cử ra 1 bạn bốc thăm để giành quyền hát trước. Trong cuộc chơi, nếu đội nào hát lại bài hát đã được đội khác hát rồi sẽ bị loại, cứ như vậy đội còn lại sẽ giành chiến thắng ở phần này. 3. Thực hành: 1) Bạn hãy giải thích câu nói “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy” 2) Nêu một số trò chơi dân gian trong ngày Tết. KTDH: động não: Về nhà suy nghĩ tiếp. 5.Tư liệu - Giới thiệu những phong tục đẹp trong ngày Tết: + Mùng một tết cha: Sáng mùng một Tết, sau khi làm lễ gia tiên, người con trưởng mời cha mẹ ngồi vào 2 ghế tựa ở giữa nhà, các con cháu đứng theo thứ tự ngôi thứ: anh chị trước, em sau, sau cùng là các cháu. Mọi người cùng mừng thọ và cúi lạy ông bà, cha mẹ bằng 2 lạy và 2 vái (nếu ông bà, cha mẹ đã mất thì lạy 4 lạy, 4 vái). + Mùng hai tết mẹ: Sáng mùng hai tết, cha mẹ dẫn đoàn con cháu về quê ngoại chúc tết. Trước hết là làm lễ tưởng niệm tổ tiên, mừng thọ ông bà ngoại theo nghi thức ở nhà cha, sau đó mừng tuổi bà con thân thích bên ngoại và cuối cùng cũng được chúc mừng lại..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> + Mùng ba tết thầy: Người xưa đã khẳng định: “Không thầy đố mày làm nên”. Do đó tôn sư trọng đạo đã trở thành truyền thống của dân tộc. Và ngày mùng ba tết, các học trò thường đến nhà thầy chúc tết. - Một số trò chơi dân gian + Nhún đu (Đánh đu) Trong các ngày hội, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần đình để trai gái lên đu với nhau. Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm. Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải. Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái. + Kéo co Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng. Một cột trụ để ở giữa sâ chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên". Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 25/02/2012. Thực hiện: 03/3/2012. CHỦ ĐIỂM THÁNG 3: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN HOẠT ĐỘNG 1: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY 08/3 VÀ 26/3 I/ Mục tiêu: 1 Kiến thức : Sau hoạt động học sinh có khả năng : - Tìm kiếm và xử lí thông tin về ý nghĩa của ngày 8/3 và tổ chức Đoàn; - Trình bày suy nghĩ về ngày 8/3 và về truyền thống vẻ vang của tổ chức Đoàn 2 Kỹ năng : - Rèn kỹ năng tìm kiếm và xử lýù các thông tin để tham gia sinh hoạt văn nghệ - Rèn kỹ năng tìm kiếm xử lý các thông tin để tham gia thi vẽ về Đoàn 3 Thái độ : Giáo dục HS ý thức về ý nghĩa của ngày 8/3, truyền thống vươn lên để đạt được mục đích của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh II/Các kỹ năng sống và nội dung tích hợp : 1 . Các kỹ năng sống có liên quan: - Tìm kiếm và xử lí thông tin về ý nghĩa của ngày 8/3 và tổ chức Đoàn; - Trình bày suy nghĩ về ngày 8/3 và về truyền thống vẻ vang của tổ chức Đoàn - Kĩ năng trình bày những bức tranh về việc học tập các gương sáng Đoàn viên 2 . Nội dung tích hợp :  Bác là tấm gương sáng về ý chí và nghị lực vươn lên để đạt được mục đích Mức độ : liên hệ III/Các PP/KTDH tích cực:  Thảo luận  Trình bày ý tưởng bằng tranh  Thi hát IV/Tài liệu và phương tiện :  Tài liệu : Những bài hát về ngày 8/3 và 26/3 V/Tiến hành hoạt động :.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Người thực hiện Dẫn CT. Dẫn CT. Dẫn CT Văn thể. Nội dung thực hiện. Thời lượng. 1 - Hoạt động mở đầu : 15 phút - A. lớp hát bài “Hành quân xa” của Đỗ Nhuận b ) Tuyên bố lý do : “Hôm nay ngày 8.3, em ra sau vườn bẻ một bông hoa, tặng cho cô giáo” đó là cử chỉ đẹp của mõi chung ta khi đến ngày 8.3 Vậy bạn nào cho biết ngày 8.3 là ngày gì ?(QTPN 8.3) Đó là những ngày đầu của tháng 3 còn những ngày cuối của tháng 3 là ngày kỉ niệm gì ? (26.3 thành lập Đoàn TNCS HCM )Vậy hôm nay lớp chúng ta tổ chức buổi sinh hoạt nhằm ôn lại những truyền thống quí báo đó . Đó là lý do buổi sinh hoạt hôm nay c ) Giới thiệu nội dung : d ) Thnh phần tham dự : +Giới thiệu khách dự : (nếu có ) Cô Nguyễn Thị Thúy : chủ nhiệm của lớp chúng ta cũng có mặt hôm nay e) Ban giám khảo : -Theo đề nghị của Ban tổ chức thì xin đề nghị 3 bạn làm ban giám khảo 1) Bạn : Nguyễn Hiếu Hoàng San. LT-l àm tổ trưởng GK 2) Bạn : Lê Nguyễn Quang Tú: 3) Bạn : Đỗ Hoàng Lan : Xin mời ban giám khảo bước lên vị trí làm việc, cả lớp cho một tràng pháo tay chào mừng. Giới thiệu thư ký Thư ký xin mời bạn: Trịnh Thị Kim Oanh Bạn : Nguyễn Tuyết Trinh -Nếu đồng ý không có ý kiến xin biểu quyết 2 - Hoạt động kết nối : Hoạt động 1. Tìm Hiểu Về Đoàn 10 phút Các tổ chuẩn bị thi đấu : trước khi thi đấu xin thông qua thể lệ thi đấu như sau mỗi tổ trả lời một câu hỏi về Đoàn bằng cách bốc thăm và một bài hát tự chọn về mẹ và cô giáo *Câu 1 : Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày tháng năm nào ? ở đâu và có tên là gì ? Đáp án : ngày 26/ 3/1946 *Hát một bài nói về mẹ và cô giáo *Câu 2 : Bí thư Đoàn đầu tiên là ai ? Đáp án : *Hát một bài nói về mẹ và cô giáo *Câu 3 : Từ khi thành lập đến nay Đoàn trãi qua bao nhiêu lần Đại hội ? Đáp án : *Hát một bài nói về mẹ và cô giáo *Câu 4 : Hiện nay ai là bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đáp án : *Hát một bài nói về mẹ và cô giáo *Ban giám khảo tổng hợp số điểm và công bố đội nào cao điểm nhất và phát quà khuyến khích cho cả 4 đội chơi +Tiếp tục chương trình kính mời quí khách dự đóng góp ý kiến cho lớp +Khách dự ý kiến (nếu có) +Kính mời ý kiến của GVCN . 15 phút - Hoạt động 2. Thảo luân chung cả lớp - Người điều khiển nêu yêu cầu của buổi thảo luận gồm : 1. Thảo luận về ý nghĩa của ngày 8/3 và 26/3 2. Thi hát về ngày “Quốc tế phụ nữ” và ngày thành lập “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” - Người điều khiển chương trình tổng kết các ý kiến hay nhất ghi lên bảng. - Người điều khiển chương trình tổ chức thi hát về ngày “Quốc tế phụ nữ”.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> và ngày thành lập “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” Hoạt động 3. : Kết thúc - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động thi hát của cả lớp - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động của cả lớp và nhắc nhở việc chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo Tư liệu Hệ thống câu hỏi cho hoạt động 1 1) Hãy cho biết vì sao có ngày “Quốc tế phụ nữ” ? và ngày thành lập “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” ? 2) Hãy cho biết vì sao có ngày thành lập “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” ? Hệ thống câu hỏi cho hoạt động 2 1) Sau thắng lợi ngày 8/3 điều gì đã đến với chị em phụ nữ thế giới, từ đó đến nay ? 2) Hãy kể lại một số “chiến công” Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thanh niên Việt Nam sau ngày thành lập 26/3 Rút kinh nghiệm :.

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×