Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 131 trang )

...

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học Nông Nghiệp Hµ Néi

LƯƠNG VĂN DUẨN

NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT SẢN
XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM ĂN Ở TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành ñào tạo: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn

Hà Nội 2011

92


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều ñã ñược
ghi rõ nguồn gốc.

Bắc Giang, ngày 15 tháng 11 năm 2011
Người thực hiện luận văn


Lương Văn Duẩn

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tơi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội, Viện ñào tạo sau ñại học, Khoa Kinh tế và Phát triển
nơng thơn, Bộ mơn Phân tích định lượng đã truyền đạt cho tơi những kiến
thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
ðặc biệt tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn
ñã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tơi hồn
thành quá trình nghiên cứu luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Sở Nơng nghiệp và Phát
triển nông thôn, Trung tâm giống nấm Bắc Giang, các ñịa phương trong vùng
dự án phát triển nghề nấm giai ñoạn 2007-2010 trên ñịa bàn tỉnh. Trong thời
gian tôi về thực tế nghiên cứu ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và
thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài. Cuối cùng, tơi xin chân thành
cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp những người đã ñộng viên và giúp ñỡ
tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do khác nhau, luận văn khơng
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tơi rất mong nhận được sự thơng cảm và
đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn học viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày 15 tháng 11 năm 2011
HỌC VIÊN


Lương văn Duẩn
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục
iii
Danh mục bảng

v

Danh mục ñồ thị

vi

Danh mục sơ ñồ

vii


Danh mục các ký hiệu chữ viết tắt

viii

1.

MỞ ðẦU

92

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1.

Mục tiêu chung

3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể

3

1.3.

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu

4

2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT SẢN
XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

5

2.1.

Cơ sở lý luận

5

2.1.1.


Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nấm ăn

5

2.1.2.

Phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn

16

2.2.

Cơ sở thực tiễn

29

2.2.1.

Kinh nghiệm tổ chức sản xuất nấm ăn ở nước ngoài

29

2.2.2.

Kinh nghiệm về kiên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản ở một số nước

33

2.2.3.


Thực tiễn sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở trong nước

37

2.2.4.

Nghiên cứu trong nước về liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản

40

3.

ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

3.1.

ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu

43

3.1.1.

ðiều kiện tự nhiên

43

3.1.2.

ðặc điểm kinh tế - xã hội


45

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu

49

3.2.1.

Phương pháp chọn ñiểm, chọn mẫu nghiên cứu

49

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin

50

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin


53

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin

53

3.2.5

Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong ñề tài nghiên cứu

56

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

58

4.1

Thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Bắc Giang

58

4.1.1

Quá trình phát triển sản xuất nấm ăn tỉnh Bắc Giang


58

4.1.2

Thực trạng tổ chức sản xuất nấm ăn tỉnh Bắc Giang

61

4.1.3

Tổ chức tiêu thụ nấm ăn tỉnh Bắc Giang

67

4.1.4

Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm ăn ở tỉnh Bắc Giang

69

4.2.

Thực trạng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nấm ăn ở Bắc Giang 72

4.2.1.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Bắc Giang

72


4.2.2.

ðặc ñiểm của các tác nhân tham gia liên kết

73

4.2.3.

Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở tỉnh
Bắc Giang

91

4.2.4.

Các yếu tố ảnh hưởng ñến liên kết SX và tiêu thụ sản phẩm nấm ăn

95

4.3.

Các giải pháp chủ yếu tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ
nấm ăn ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

97

4.3.1

ðịnh hướng


97

4.3.2

Căn cứ ñề xuất giải pháp

97

4.3.3

Giải pháp chủ yếu tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ nấm
ăn ở Bắc Giang ñến năm 2015

99

5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

104

5.1

Kết luận

104

5.2.

Kiến nghị


106

TÀI LIỆU THAM KHẢO

109

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tỷ lệ % so với chất khơ

23

Bảng 2.2 Hàm lượng vitamin và khống chất

23

Bảng 3.1: Giá trị SX ngành nơng-lâm-ngư nghiệp tỉnh Bắc Giang

47

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng lao động tỉnh Bắc Giang

48

Bảng 3.3 Thu thập thông tin sơ cấp


51

Bảng 3.4 Phân bổ số lượng mẫu ñược lựa chọn nghiên cứu theo ñịa bàn

52

Bảng 4.1: Số hộ trồng nấm của tỉnh qua 5 năm (2006-2010)

59

Bảng 4.2 Số hộ và lượng nguyên liệu sử dụng sản xuất nấm qua 3 năm

61

Bảng 4.3 Phân tổ hộ SX nấm theo khối lượng nguyên liệu SD năm 2010

62

Bảng 4.4 Phân loại hộ sản xuất nấm theo hình thức và loại nấm năm 2010 65
Bảng 4.5 Sản lượng và giá trị nấm tỉnh Bắc Giang năm 2010

66

Bảng 4.6 Kết quả sản xuất nấm ăn cuả hộ điều tra theo hình thức tổ chức sản xuất 70
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện mơ hình trồng nấm năm 2010

76

Bảng 4.8 Số lớp và nội dung tập huấn cho các hộ SX nấm năm 2010


77

Bảng 4.9 Tình hình tập huấn hỗ trợ KT trong 4 năm 2007 – 2010

78

Bảng 4.10 ðặc trưng của hộ điều tra phân theo hình thức sản xuất

80

Bảng 4.11 Tình hình đầu tư cho nhà sản xuất nấm của nhóm hộ điều tra

83

Bảng 4.12 Thơng tin chung về hộ thu gom nấm ăn tỉnh Bắc Giang

91

Bảng 4.13 Tình hình tham gia liên kết tiêu thụ của các hộ ñược ñiều tra

92

Bảng 4.14 Phương thức thanh toán của các hộ ñiều tra

94

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

v



DANH MỤC ðỒ THỊ
ðồ thị 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang 2 năm 2009-2010

47

ðồ thị 4.1: Hiệu quả tài chính tính trên một đồng chi phí trung gian theo hình
thức tổ chức sản xuất nấm ăn

71

ðồ thị 4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng các loại nhà nuôi trồng nấm

84

ðồ thị 4.3: Tỷ lệ hộ sử dụng lò hấp theo hình thức tổ chức sản xuất

85

ðồ thị 4.4: Tỷ lệ hộ sử dụng máy bơm theo hình thức tổ chức sản xuất

86

ðồ thị 4.5: Tỷ lệ sử dụng máy bơm theo hình thức tổ chức sản xuất

86

ðồ thị 4.6: Tình hình tham gia liên kết của các hộ điều tra


87

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

vi


DANH MỤC SƠ ðƠ
Sơ đồ 2.1 Phân loại liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm

11

Sơ ñồ 2.2 Quy trình sản xuất nấm mỡ

18

Sơ đồ 2.3 Quy trình sản xuất nấm sị

19

Sơ đồ 2.4 Quy trình sản xuất mộc nhĩ

21

Sơ ñồ 2.5 Kênh tiêu thụ sản phẩm

28

Sơ ñồ 4.1 Các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm


68

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSHT

Cơ sở hạ tầng

CNH-HðH

Công nghiệp hố-Hiện đại hóa

PTSX

Phát triển sản xuất

TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp

PTNT

Phát triển nơng thơn

HTX


Hợp tác xã

UBND

Ủy ban nhân dân

LðGð

Lao động gia đình

SX

Sản xuất

NL

Ngun liệu

SXHH

Sản xuất hàng hóa

KTNN

Kinh tế nơng nghiệp

KTXH

Kinh tế xã hội


NTTS

Ni trồng thủy sản

KHKT

Khoa học kỹ thuật

TSCð

Tài sản cố định

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

viii


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm
năm nay. Con người ñã biết sử dụng nguồn xenloloza sẵn có trong tự nhiên
cũng như phế thải của các ngành cơng, nơng, lâm nghiệp để sản xuất nấm
đem lại lợi ích to lớn, vừa tạo ra sản phẩm có ích cho tiêu dùng vừa tạo cơng
ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao ñộng.
Trong những năm gần đây những nghiên cứu về cơng nghệ ni trồng
nấm ăn đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh những
chủng loại nấm quen thuộc ñã ñược ñưa vào sản xuất ñể phục vụ người tiêu
dùng như một nguồn thực phẩm, khả năng phòng chống bệnh của nhiều loại
nấm cũng ñã ñược nghiên cứu. ðặc biệt nấm có tác dụng phịng chống virut,
khối u ung thư và các bệnh về tim mạch, tiểu ñường, huyết áp.

Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng
protein chỉ ñứng sau thịt, cá. Nấm ăn rất giàu khống, axit amin khơng thể
thay thế, các vitamin A, B, C, D,... và ñặc biệt nấm ăn khơng chứa các độc tố.
Nấm được coi là một loại “rau sạch”, “thịt sạch” mặc dù hàm lượng ñạm cao
nhưng nấm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà khơng gây ra các hậu quả bất
lợi như đạm ñộng vật, ñường hay tinh bột của thực vật.
Công nghệ sản xuất nấm không phức tạp, nấm sinh trưởng nhanh,
nguyên liệu để sản xuất chủ yếu là xenlulơ và hêmixinlulơ, các phế thải của
ngành sản xuất công, nông, lâm nghiệp dễ kiếm, dễ sử dụng. Chính vì thế mà
nghề trồng nấm trên thế giới đã được hình thành và phát triển từ nhiều năm
nay ở qui mơ hộ gia đình cũng như ở qui mơ cơng nghiệp hiện đại tại nhiều nước
trên thế giới như Hà Lan, Ý, Mỹ, Nhật, ðài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc,...
Ở nước ta, nấm ăn cũng ñã ñược biết ñến từ lâu. Tuy nhiên việc sản
xuất chưa ñược mở rộng do ñiều kiện trồng nấm chưa thuận lợi. Nhưng trong

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

1


vịng mười lăm năm trở lại đây với sự chuyển giao công nghệ và việc áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nghề trồng nấm ñã phát triển rất mạnh ở nhiều
địa phương. Từ đó nghề trồng nấm ăn ñược xem như là một nghề mang lại thu
nhập và hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Hầu hết các tỉnh thành trong cả
nước ta ñều phát triển nghề trồng nấm ăn ở các qui mô và cấp ñộ khác nhau.
Tại nhiều ñịa phương của tỉnh Bắc Giang ñã phát triển nghề trồng nấm
ăn từ khá lâu và khá nổi tiếng. Những năm gần đây do diện tích trồng lúa thay
ñổi, sản lượng rơm rạ tăng lên và khá dồi dào nên bà con nơng dân trong tỉnh
đã tận dụng ñể làm nguyên liệu sản xuất nấm ăn. Tuy nhiên, do là một ngành
sản xuất mới ra ñời nên việc trồng cũng như tiêu thụ nấm ăn ở Bắc Giang cịn

rất nhiều vấn đề cần giải quyết kể cả trước mắt và lâu dài. ðối với việc sản
xuất nấm ăn ở Bắc Giang thì vấn đề quan trọng cần giải quyết là khâu tổ chức
sản xuất. Cần phải tìm mơ hình tổ chức sản xuất phù hợp, liên kết giữa những
người sản xuất với nhau, giữa người sản xuất với các nhà khoa học và người
cung cấp dịch vụ ñầu vào cũng như liên kết giữa người sản xuất với người
tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nơng dân đi kèm theo các chính sách khuyến
khích phát triển sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm.
Ý thức sâu sắc ñược những vấn ñề nêu trên, chúng tơi thấy cần phải đầu
tư nghiên cứu các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm nấm ăn nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của ñịa phương ñể
phát triển mạnh nghề sản xuất nấm ăn trong thời gian tới. Do vậy, chúng tơi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các hình thức liên kết sản xuất

và tiêu thụ nấm ăn ở tỉnh Bắc Giang”.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nấm ăn ở tỉnh Bắc Giang thời gian qua, ñề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm góp phần phát triển ngành trồng
nấm ở ñịa phương thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết sản xuất
và tiêu thụ nơng sản ở nước ta;
- Phân tích thực trạng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nấm ăn ở

tỉnh Bắc Giang giai ñoạn 2007-2010;
- ðề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường liên kết sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm góp phần phát triển ngành trồng nấm ăn ở ñịa phương ñến
năm 2015.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu: Các vấn ñề liên quan ñến liên kết sản xuất và
tiêu thụ nấm ăn, các hộ trồng nấm ăn, các tổ chức ñơn vị và cá nhân cung cấp
dịch vụ ñầu vào, tiêu thụ sản phẩm cho người trồng nấm.
- Phạm vi nghiên cứu: Các ñơn vị, cá nhân tham gia sản xuất, cung cấp
dịch vụ ñầu vào cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nấm ăn cho các hộ sản xuất
nấm ăn ở Bắc Giang (không phân biệt các đơn vị, cá nhân đó ở Bắc Giang
hay ở ñịa phương khác).
- Phạm vi về thời gian: ðề tài tổng hợp, ñánh giá các nội dung nghiên
cứu trong khoảng thời gian 4 năm (2007-2010) và ñề xuất các giải pháp đến
năm 2015.

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

3


1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này ñược ñặt ra nhằm trả lời các câu hỏi sau ñây liên quan
ñến liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nấm ăn ở Bắc Giang:
1. Sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Bắc Giang thời gian qua phát triển như
thế nào, gặp những khó khăn và trở ngại gì?
2. Yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất ñến việc sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở
ñịa phương?
3. Trong sản xuất nấm ăn ở Bắc Giang có những hình thức liên kết sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm nào? Ưu nhược ñiểm của các hình thức liên

kết này trong thời gian qua?
4. Những giải pháp nào cần ñề xuất nhằm tăng cường liên kết sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm góp phần phát triển ngành trồng nấm ở ñịa phương
trong thời gian tới?

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

4


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nấm ăn
2.1.1.1. Khái niệm về liên kết sản xuất
Liên kết (tiếng Anh là “integration”) trong hệ thống thuật ngữ kinh tế
có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp nhập của nhiều bộ phận thành
một chỉnh thể. Trước ñây khái niệm này ñược biết ñến với tên gọi là nhất thể
hố và gần đây mới gọi là liên kết. Sau ñây là một số quan ñiểm về liên kết
kinh tế:
Trong Từ ñiển kinh tế học hiện ñại (David. W. Pearce) cho rằng “Liên
kết kinh tế chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế
thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau
một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của q trình phát
triển. ðiều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”.
Trong các văn bản của Nhà nước mà cụ thể là trong quy ñịnh ban hành
theo Quyết định số 38-HðBT ra ngày 10/04/1989 thì liên kết kinh tế là những
hình thức phối hợp hoạt động do các ñơn vị kinh tế tiến hành ñể cùng nhau bàn
bạc và ñề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến cơng việc sản xuất kinh
doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất. Sau khi bàn

bạc thống nhất, các ñơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nhau
ký hợp đồng về những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động của mình để
thực hiện.
Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt
ñộng do các ñơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành ñể cùng ñề ra và thực hiện các chủ
trương, biện pháp có liên quan đến cơng việc sản xuất, kinh doanh của các bên
tham gia nhằm thúc ñẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

5


ðược thực hiện trên ngun tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thơng qua hợp
đồng kinh tế kí kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của Nhà
nước. Mục tiêu là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thơng qua các hợp đồng
kinh tế hoặc các quy chế hoạt ñộng ñể tiến hành phân cơng sản xuất chun
mơn hóa và hợp tác hóa, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng ñơn vị tham
gia liên kết, ñể cùng nhau tạo thị trường chung, phân ñịnh hạn mức sản lượng
cho từng ñơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích
của nhau. Liên kết kinh tế có nhiều hình thức và quy mơ tổ chức khác nhau,
tương ứng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các ñơn vị thành viên tham
gia liên kết. Những hình thức liên kết phổ biến là hiệp hội sản xuất tiêu thụ,
nhóm sản xuất, nhóm vệ tinh, hội đồng sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc
theo vùng, liên đồn xuất nhập khẩu... Các đơn vị thành viên có tư cách pháp
nhân đầy đủ, khơng phân biệt hình thức sở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt
quản lý nhà nước, ngành kinh tế kĩ thuật hay lãnh thổ. Trong khi tham gia liên
kết kinh tế, khơng một đơn vị nào mất quyền tự chủ của mình, cũng như
khơng được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào ñối với Nhà nước theo pháp luật
hay theo nghĩa vụ hợp ñồng ñã ký kết với các ñơn vị khác.
Như vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, không kể

quy mơ hay loại hình sở hữu. Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù
đắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại
lợi ích cho các bên.
2.1.1.2. Các hình thức liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm
Mục đích của sản xuất tiêu thụ sản phẩm là bên bán mong muốn bán
ñược nhiều hàng và thu được lợi nhuận cao, cịn bên mua mong muốn mua
ñược hàng tốt, giá cả phù hợp ñể ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối cùng hoặc
nhu cầu của các quá trình sản xuất - kinh doanh tiếp theo. Tiêu thụ sản phẩm
là quá trình gắn kết sản xuất với tiêu dùng, giữa vùng nguyên liệu với người
sản xuất chế biến và tiêu thụ, giữa người mua và người bán.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

6


Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm là cách thức tổ chức phân cơng lao
động xã hội, trong đó các hộ, các doanh nghiêp phối hợp, gắn bó, phụ thuộc
lẫn nhau thông qua các cam kết, các thỏa thuận ñiều kiện sản xuất - tiêu thụ
sản phẩm nhằm ñem lại lợi ích cho các bên.
Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nơng dân chịu sự tác
động của nhiều nhân tố kinh tế, kĩ thuật, chính trị, xã hội khác nhau. Về mặt
kinh tế, yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất là chế ñộ kinh tế - xã hội, tức chế ñộ sở
hữu và cơ chế vận hành nền kinh tế. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế
biến và nơng dân cịn bị chi phối bởi trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Liên kết kinh tế cịn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, sản phẩm và
nguyên liệu cụ thể.
Nếu dựa theo vai trò thì quan hệ kinh tế giữa các tác nhân từ sản xuất
đến tiêu dùng, ta có thể phân ra các phương thức liên kết là liên kết dọc và
liên kết ngang.
Liên kết theo chiều ngang (horizotal integration): Là liên kết diễn ra

giữa các tác nhân hoạt ñộng trong cùng một ngành. Hình thức liên kết giữa các
chủ thể nhằm mục đích làm chủ thị trường sản phẩm. Hình thức này được tổ
chức dưới nhiều dạng, có thể thơng qua các hội nghề nghiệp hoặc hiệp hội, ví dụ
như Hiệp hội Mía đường… Các cơ sở liên kết với nhau là những cơ sở độc lập
nhưng có quan hệ với nhau và thơng qua một bộ máy kiểm sốt chung. Với hình
thức liên kết này có thể hạn chế được sự ép giá của các cơ sở chế biến nhờ sự
làm chủ thị trường.
Như vậy liên kết kinh tế có thể diễn ra trong mọi ngành sản xuất kinh
doanh, thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu của mọi
thành phần kinh tế và khơng bị giới hạn bởi phạm vi địa lý, mỗi loại hình liên
kết có những đặc điểm riêng cũng như những ưu điểm riêng của nó.
Liên kết theo chiều dọc (vertical integration): Là liên kết giữa các tác
nhân trong cùng một ngành hàng mà trong đó mỗi tác nhân đảm nhận một bộ
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

7


phận hoặc một số cơng đoạn nào đó. Hình thức liên kết ñược thực hiện theo
trật tự các khâu của q trình sản xuất kinh doanh (theo dịng vận động của sản
phẩm). Kiểu liên kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai ñoạn từ
sản xuất, chế biến nguyên liệu ñến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết
này, thơng thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trị là khách hàng của tác
nhân kề trước đó, ñồng thời bán sản phẩm cho tác nhân kế tiếp của chuỗi hàng.
Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và
có thể làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian.
Hiện nay, phương thức liên kết này phát triển rất mạnh trong hầu hết
các cơ sở sản xuất và đã mang lại hiệu quả tốt. Ví dụ, cơ sở chế biến hạt ñiều
của tỉnh Long An liên kết với nơng dân trong sản xuất hạt điều ñã giúp cho
nông dân tiêu thụ nhanh, không ứ ñọng sản phẩm cịn cơ sở chế biến thì có đủ

ngun liệu để hoạt động; Cơng ty cao su ðắc Lắc liên kết với nơng dân trong
vùng để thu mua mủ cao su, giúp nông dân tiêu thụ tốt sản phẩm…
ðặc biệt, hiện nay chuỗi liên kết bốn nhà từ nông dân ñến nhà khoa
học, kinh doanh bán lẻ ñang ñược chú trọng, hình thức này đã được thực hiện
qua việc kí kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với nơng dân và bước đầu đã có
tác dụng tốt, các doanh nghiệp và nơng dân đã tìm đến với nhau qua mơ hình
tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng. ðặc biệt mới đây có chỉ thị
của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nơng sản thơng
qua hợp đồng, điều này đã thể hiện sự quan tâm khuyến khích của chính phủ
về vấn đề này.
2.1.1.3. Nội dung của liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm
Mỗi ngành hàng gồm nhiều cơng đoạn được thực hiện bởi những tác
nhân nhất ñịnh. Mỗi tác nhân có thể là pháp nhân độc lập hoặc các bộ phận
phụ thuộc nhau về mặt pháp lý nhưng ñều thực hiện và hoàn thành một số
chức năng và tạo ra những sản phẩm nhất định.

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

8


Mối liên kết trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các tác
nhân là những pháp nhân ñộc lập rất ña dạng và bao gồm cả liên kết dọc và
liên kết ngang ñan xen nhau.
Các thoả thuận, cam kết phải thể hiện trách nhiệm của mỗi bên khi thực
hiện cam kết và các hình thức phạt nếu một bên khơng thực hiện đúng, đủ
theo thoả thuận, cam kết. Các mối liên kết này thể hiện thông qua các hình
thức liên kết như sau:
- Mua bán tự do trên thị trường: Là hình thức giao dịch trực tiếp giữa
người mua và người bán. Người mua thấy ñược số lượng, chất lượng hàng

hóa mình cần, người bán sau khi thỏa thuận ñược giá cả sẽ bán và thu ñược
tiền mặt ñáp ứng yêu cầu sản xuất và ñời sống. Việc mua bán ñược thực hiện
trên thị trường theo quan hệ cung cầu. Bất kì bên mua hoặc bên bán hàng nào,
nếu thỏa thuận được với nhau thì hoạt động giao dịch được diễn ra. Thị
trường có vai trị là người ñịnh giá.
- Hợp ñồng bằng văn bản: Theo Eaton and Shepherd (2001), hợp đồng
là sự thoả thuận giữa nơng dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ nông sản
về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với mức giá ñặt trước.
Liên kết theo hợp ñồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các
tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm.
Theo Michael Boland (2002), liên kết dạng hợp ñồng là hình thức một
cơng ty mua hàng hố từ một nhà sản xuất với một mức giá ñược xác ñịnh
trước khi mua. Mối quan hệ hợp ñồng giữa nhà sản xuất và nhà chế biến chỉ
sự ñiều chỉnh của những văn bản thoả thuận cá nhân mang tính pháp lý,
những giao dịch này có thể là giá mua bán, thị trường, chất lượng và số lượng
nguyên vật liệu ñầu vào, các dịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính… được thoả
thuận trước khi bán. Liên kết hợp ñồng tạo ra sự linh hoạt trong việc chia sẻ
rủi ro và quyền kiểm sốt giữa các chủ thể tham gia hợp đồng.
Hợp ñồng ñược ký kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức, ngân hàng, tín
Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

9


dụng, trung tâm khoa học kỹ thuật và hộ theo các hình thức:
+ Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, cơng nghệ và mua lại nơng sản
hàng hố;
+ Bán vật tư, mua lại sản phẩm;
+ Trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, thuê mướn tư vấn kỹ thuật, mua vật tư,
thiết bị, nguyên liệu ñầu vào, vay vốn...;

+ Liên kết sản xuất bằng việc góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết với
các doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp th đất, diện tích mặt nước, sau đó
hộ được sản xuất trên diện tích đó hoặc cho th và bán lại sản phẩm cho
doanh nghiệp tạo sự gắn kết bền vững giữa hộ và doanh nghiệp.
- Hợp ñồng miệng (thoả thuận miệng): Là các thoả thuận khơng được
thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số
hoạt động, cơng việc nào đó. Hợp ñồng miệng cũng ñược hai bên thống nhất
về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và ñịa ñiểm. Cơ sở của hợp đồng là
niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham
gia hợp ñồng. Hợp ñồng miệng thường ñược thực hiện giữa các tác nhân có
quan hệ thân thiết (họ hàng, anh em ruột thịt, bạn bè,…) hoặc giữa các tác
nhân ñã có q trình hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh với nhau mà trong
suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và
trách nhiệm, giữ chữ tín với các đối tác. Tuy nhiên, hợp ñồng miệng thường
chỉ là các thoả thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, ñiều kiện giao nhận
hàng. Hợp đồng miệng cũng có thể hoặc khơng có ñầu tư ứng trước về tiền
vốn, vật tư, cũng như các hỗ trợ giám sát kỹ thuật. So với hợp đồng văn bản
thì hợp đồng miệng lỏng lẻo và có tính chất pháp lý thấp hơn.
- Hiệp hội với liên kết tiêu thụ sản phẩm: Trong quá trình phát triển và
hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa các hộ, cơ sở và doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh là sự ñan xen giữa hợp tác và cạnh tranh. Các ñơn vị này một
mặt liên kết với nhau ñể cùng phát triển, nhưng mặt khác cũng cạnh tranh lẫn
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

10


nhau nhằm tạo ra những ưu thế ñộc chiếm thị trường và thu nhiều lợi nhuận.
ðể ñiều chỉnh các mối quan hệ nhằm đảm bảo lợi ích giữa các tác nhân trước
các ñối tác khác nhau, một số tác nhân ñã tiến hành liên kết với nhau hình

thành các hiệp hội.
Hiệp hội là một loại hình liên kết, hợp tác mang tính cộng đồng hỗ trợ
phát triển và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các cơ sở, ñồng thời là cầu nối giữa
các cơ quan chính quyền với cơ sở. Hiệp hội với những lợi thế trong tổ chức liên
kết, hợp tác và sự kết nối các hoạt ñộng sẽ giảm được chi phí, tiết kiệm nguồn
nhân lực, tạo năng lực nội sinh mới trên nhiều phương diện: thời gian, khoảng
cách, chi phí, tốc độ và tính ổn định cho các giao dịch trên thị trường.
Các hoạt ñộng hỗ trợ thị trường ñược nhiều hiệp hội doanh nghiệp thực
hiện nhằm khắc phục một số khiếm khuyết của thị trường như tăng cường các
hoạt ñộng phối hợp giữa các doanh nghiệp, cơ sở tiêu thụ và hộ nơng dân qua
đó dung hòa các mối quan hệ trong sản xuất và ra quyết định đầu tư.
Hình thức liên kết:
- Liên kết theo chiều ngang
- Liên kết theo chiều dọc

sở
A

Cơ chế liên kết:
- Hợp ñồng mua bán
- Thỏa thuận miệng
- Mua bán tự do
- Hiệp hội


sở
B

Sơ ñồ 2.1 Phân loại liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm
2.1.1.4. Sự cần thiết phải liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm

Liên kết kinh tế giúp các tác nhân khắc phục những bất lợi về quy mơ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi ñơn vị ñều thực hiện một chuỗi các
hoạt ñộng từ cung cấp dịch vụ ñầu vào, ñầu ra, họ không tự sản xuất tất cả mà

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

11


là kết quả của q trình phân cơng lao động, liên kết, hợp tác của hai hay
nhiều bên nhằm phát huy lợi thế so sánh, giảm chi phí sản xuất, giúp chủ
ñộng ổn ñịnh sản xuất kinh doanh.
Liên kết kinh tế giúp các tác nhân phản ứng nhanh với sự thay đổi của
thị trường. Ví dụ như sự lên xuống giá sản phẩm cũng như giá cả của các ñầu
vào trong sản xuất.
Liên kết kinh tế giúp cho tiêu thụ sản phẩm được nhanh hơn thơng qua
hệ thống các nhà thương mại cụ thể là những người thu mua, vận chuyển, chế
biến và cuối cùng là các ñại lý bán hàng.
Liên kết kinh tế còn giúp các chủ thể tiếp cận nhanh chóng với các
cơng nghệ kĩ thuật mới, nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên cứu ở các trường
ñại học, trên cơ sở phù hợp với ñiều kiện tại ñịa phương.
Liên kết kinh tế giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Tức là với một
tập thể liên kết lại với nhau thì phần trăm thất bại được giảm ñi rất nhiều lần
so với việc một người tự ñơn thương ñộc mã tiến hành làm.
Phát triển sản xuất là một q trình vận động khơng ngừng, tích tụ tập
trung rồi lại chia tách, sát nhập ñể ñáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và
phù hợp với khả năng nội tại của các chủ thể nhằm mục ñích kiếm lợi nhuận
cao nhất và giảm thiểu ñược rủi ro. Q trình đó diễn ra được thực chất là
thơng qua các hoạt ñộng liên kết kinh tế.
2.1.1.5. Nguyên tắc tham gia liên kết

Quá trình liên kết kinh tế của các doanh nghiệp nói chung, của liên kết
sản xuất và thương mại nói riêng đều phải tn theo các ngun tắc sau:
Phải ñảm bảo sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển và
có hiệu quả ngày càng tăng: Xuất phát từ mục tiêu nói trên dù tiến hành liên
kết kinh tế dưới hình thức và mức độ nào ñi nữa thì yêu cầu của hoạt ñộng
liên kết kinh tế ấy phải ñảm bảo ñể sản xuất và kinh doanh của từng doanh
nghiệp nói riêng, của doanh nghiệp liên kết với nhau nói chung khơng ngừng
Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

12


phát triển, doanh thu ngày càng tăng, công nhân viên chức có nhiều việc làm,
thu nhập ngày một tăng, năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao.
Liên kết kinh tế phải nâng cao được trình độ cơng nghệ, mở rộng mặt hàng,
sản xuất ngày càng phù hợp với nhu cầu thị trường, giá thành hạ, tiết kiệm phí
lưu thơng, đem lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp trên cơ sở giá bán và
chất lượng sản phẩm mà người tiêu dùng chấp nhận.
Phải ñảm bảo nguyên tắc tự nguyện giữa các bên tham gia liên kết: Các
hoạt ñộng hợp tác, liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp ñược thực hiện một
cách thuận lợi, trôi chảy, thành công và đem lại hiệu quả cao chỉ có thể diễn
ra khi các doanh nghiệp tự nguyện tìm đến với nhau, tự thỏa thuận quan hệ
hợp tác, liên kết làm ăn với nhau lâu dài trên tinh thần bình đẳng, cùng chịu
trách nhiệm đến cùng về các thành cơng cũng như thất bại rủi ro. Tất cả các
hình thức hợp tác, liên kết kinh tế, các tổ chức liên kết kinh tế được thiết lập
trên cơ sở những ý đồ khơng xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, từ những liên
hệ tất yếu về phương diện kinh tế, nghĩa là tiến hành trên cơ sở gị bó, gượng
ép bắt buộc đều hoạt động khơng thành cơng, kém hiệu quả.
Phải đảm bảo sự thống nhất hài hịa lợi ích kinh tế giữa các bên tham
gia liên kết: Lợi ích kinh tế chính là ñộng lực thúc ñẩy các bên tham gia liên

kết với nhau, là chất kết dính các bên lại với nhau trong q trình liên kết. Các
bên tìm đến với nhau chỉ vì họ tìm thấy, nhìn thấy ở nhau những mối lợi nếu
làm ăn với nhau lâu dài. Cho nên việc đảm bảo thống nhất hài hịa lợi ích giữa
các bên tham gia liên kết sẽ tạo nên chất kết dính bền vững của tổ chức liên
kết đó. Khi lợi ích kinh tế của một hoặc một số thành viên nào đó bị xâm
phạm hoặc thiếu sự cơng bằng, thống nhất hài hòa sẽ tạo ra sự rạn nứt của
mối liên hệ bền vững, dẫn ñến phá vỡ tổ chức liên kết, mối quan hệ liên kết ñã
ñược thiết lập. F.Ăng ghen cũng ñã từng nhận xét rằng: “Ở đâu khơng có sự
nhất trí về lợi ích, ở đó khơng thể có sự thống nhất về hành động”. Sự phân
chia lợi nhuận, phân bổ thiệt hại rủi ro, các tính tốn về giá cả, chi phí...cần

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

13


phải ñược tiến hành thỏa thuận, bàn bạc một cách cơng khai, dân chủ, bình
đẳng và đảm bảo sự cơng bằng trên cơ sở những đóng góp của các bên liên kết.
Phải ñược thực hiện trên cơ sở những ràng buộc pháp lý giữa các bên
tham gia liên kết và thơng qua hợp đồng kinh tế: Hợp đồng kinh tế là khế
ước, là những thỏa thuận, những ñiều khoản ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ,
quyền lợi giữa các bên tham gia làm ăn với nhau, ñược pháp luật thừa nhận và
bảo hộ. Trong nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền, mọi hoạt ñộng
kinh tế ñều phải tiến hành trên cơ sở pháp luật Nhà nước cho phép, ñồng thời
ñược pháp luật bảo hộ những tranh chấp giữa các bên quan hệ làm ăn với
nhau. Cho nên ñể có những căn cứ pháp lý cho các cơ quan pháp luật phán
quyết những tranh chấp giữa các quan hệ kinh tế với nhau đều phải “có khế
ước” hay “hợp ñồng kinh tế” ñược ký kết theo ñúng pháp luật quốc tế (nếu
quan hệ làm ăn giữa các bên vượt ra ngồi khn khổ một nước). Nước ta
đang trong q trình chuyển đổi nền kinh tế sang vận động theo cơ chế thị

trường có sự điều tiết của Nhà nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền cho
nên mọi hoạt ñộng kinh tế, mọi mối quan hệ làm ăn giữa các doanh nghiệp
muốn phát triển lâu dài, cần phải thực hiện theo đúng pháp luật, phải thơng
qua hợp đồng kinh tế. Có như vậy Nhà nước mới có đủ căn cứ pháp lý ñể giải
quyết những tranh chấp, bất ñồng nếu xảy ra giữa các bên. ðối với hoạt ñộng
liên kết kinh tế là những mối quan hệ kinh tế ổn ñịnh, thường xuyên, lâu dài
lại càng cần phải ñược tiến hành thơng qua “hợp đồng kinh tế”. Nó cịn là
những căn cứ ñể các bên tiến hành ñàm phán giải quyết những bất ñồng, tranh
chấp nhỏ xảy ra giữa các bên, làm cho các quan hệ liên kết ngày càng bền
chặt hơn. Việc thực hiện tốt các hợp ñồng kinh tế sẽ tạo thuận lợi cho các bên
tham gia liên kết thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
ðối với các tổ chức liên kết kinh tế, cần phải được tiến hành hoạt động
thơng qua “điều lệ” của tổ chức liên kết kinh tế đó: “ðiều lệ” là những qui
định về tơn chỉ mục đích, nội dung và cơ chế hoạt ñộng của một tổ chức ñược
tự nguyện sáng lập giữa các thành viên. Nó qui ñịnh những quyền hạn, quyền
lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên tham gia tổ chức, những ñiều
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

14


ñược phép và không ñược phép ñể ñảm bảo sự thống nhất hài hịa lợi ích
chung của các thành viên và sự tồn tại lâu dài, phát triển của tổ chức. Có thể
nói, nó là cơ sở pháp lý để ràng buộc các thành viên tham gia tổ chức lại với
nhau. Vì vậy, các tổ chức liên kết kinh tế muốn tồn tại và phát triển lâu dài
cần phải tiến hành xây dựng và thực hiện thơng qua “điều lệ” của tổ chức
mình. ðiều lệ phải được thảo luận một cách cơng khai, dân chủ, tính đến lợi
ích lâu dài và sự tồn tại phát triển của tổ chức liên kết kinh tế, giữa các thành
viên tham gia sáng lập và được điều chỉnh sửa đổi thích hợp với điều kiện
tình hình của từng giai đoạn, phải tn thủ pháp luật của quốc gia và đăng ký

với Nhà nước, chính quyền địa phương sở tại để được phép hoạt đơng cơng
khai và được Nhà nước bảo hộ.
2.1.1.6. Ý nghĩa của liên kết
Tăng cường mối liên minh công nông tri thức: Việc chuyển đổi phương
thức sản xuất nơng nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa thì việc
liên minh cơng nơng tri thức có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nó giúp cho q
trình sản xuất – chế biến – tiêu thụ ñược hiệu quả hơn.
Thực hiện quan hệ hợp tác: Qua liên kết tăng cường quan hệ hợp tác
giữa các bên, giúp cho quan hệ cung - cầu phù hợp và hiệu quả hơn.
Giải quyết quan hệ phân phối: Thơng qua liên kết vấn đề phân phối thu
nhập, trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia liên kết ñược cụ thể hơn,
sản phẩm ñến với người tiêu dùng nhiều hơn.
Thúc ñẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật: Liên kết giúp cho việc vận
dụng, sử dụng các tiến bộ mới vào sản xuất sẽ mang lại hiệu quả cao hơn,
chất lượng sản phẩm làm ra tốt hơn.
Tạo ra sự gắn kết bốn nhà (nhà nước - nhà khoa học - nhà nông - nhà
doanh nghiệp): Khi các nhà cùng tham gia vào liên kết thì hiệu quả thu ñược
sẽ cao hơn, ñồng bộ hơn trong thực hiện. Với sự có mặt của nhà khoa học, kỹ
thuật tiến bộ sẽ ñược cập nhật và áp dụng thường xuyên trong sản xuất thay
thế cho những kỹ thuật lạc hậu không hiệu quả, giống cây trồng – vật nuôi
cho năng suất thấp và hiệu quả thấp. Còn với doanh nghiệp và người dân
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

15


thông qua liên kết giúp cho họ yên tâm hơn trong sản xuất, mạnh dạn ñầu tư
cho sản xuất, ổn ñịnh yếu tố ñầu vào, thị trường ñầu ra, giảm thiểu rủi ro cũng
như ñược chia sẻ rủi ro trong sản xuất và với sự liên kết như vậy sẽ ñạt ñược
hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và lưu thơng hàng hóa, giúp
cho nền kinh tế nói chung và nền nơng nghiệp nói riêng ngày càng phát triển
bền vững phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế nước
nhà theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa.
2.1.2. Phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn
2.1.2.1. Những vấn ñề cần giải quyết ñể phát triển sản xuất nấm ăn
Tính tới thời điểm hiện nay, nấm ăn ñang ñược coi là nguồn “rau sạch”,
“thịt sạch” trong ñời sống ẩm thực. Việc sản xuất nấm ăn có rất nhiều lợi thế tận
dụng nguồn phụ phẩm từ sản xuất nơng, lâm và cơng nghiệp, tận dụng lao động
lúc nông nhàn nhằm mang lại thu nhập cho cư dân nơng thơn, góp phần cải thiện
cuộc sống, đẩy mạnh q trình CNH, HðH nơng nghiệp nơng thơn.
Tuy nhiên, với tốc ñộ phát triển sản xuất như hiện nay, lại xuất hiện
những loại nấm nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ là thách thức ñối với phong trào
sản xuất nấm.
Trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần có những chính sách ñồng bộ
xây dựng mối liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nấm, đảm bảo q trình sản
xuất phải gắn với tiêu thụ, xây dựng phong trào trồng nấm phát triển bền vững.
2.1.2.2. Tiềm năng và lợi thế phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở nước ta
và tỉnh Bắc Giang.
Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng
Protêin (ñạm thực vật) chỉ sau thịt cá, rất giàu chất khoáng và các axit amin
không thể thay thế, các Vitamin (A, B, C, K, D, E…), khơng có độc tố. Có thể
coi nấm ăn như một loại “rau sạch” và “thịt sạch”. Ngoài giá trị về dinh
dưỡng, nấm ăn cịn có nhiều đặc tính về biệt dược, có khả năng phịng chữa
bệnh như làm hạ đường huyết, chống bệnh béo phì, chữa bệnh đường ruột, tẩy

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………….

16



×