Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân huyện gia lâm thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 151 trang )

...

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học Nông nghiệp hà nội
---------------

phạm tài thắng

Nghiên cứu khả năng tiếp cận
các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

luận văn thạc sĩ kinh tế

Chuyên ngành: Kinh tÕ n«ng nghiƯp
M· sè: 60.31.10
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS .TS. Ngô Thị Thuận

Hà Nội 2009


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và cha đợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đ đợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đ đợc chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2009
Tác giả luận văn


Phạm Tài Thắng

Trng i hc Nụng nghip H Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

i


Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đ nhận đợc sự giúp đỡ
nhiệt tình của các tổ chức và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn những tổ
chức, cá nhân đó.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Ngô Thị
Thuận, ngời thày đ hớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thày giáo, cô giáo Khoa Sau đại học,
Khoa Kinh tế và PTNT, Bộ môn Phân tích định lợng đ giúp đỡ và tạo điều
kiện về mọi mặt để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trạm Khuyến nông Gia Lâm; UBND huyện
Gia Lâm, HTX nông nghiệp và nhân dân 3 x Văn Đức, Cổ Bi và Yên Thờng
đ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu thực tế của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ngời thân và bạn bè đ chia sẻ
những khó khăn, động viên tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2009
Tác giả luận văn

Phạm Tài Th¾ng

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..


ii


Mục lục
Trang
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục biểu đồ

viii


Danh mục sơ đồ

viii

Danh mục hộp

viii

1.

Đặt vấn đề

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3

Đối tợng nghiên cứu


3

1.4

Phạm vi gnhiên cứu

4

2.

Cơ sở lý luận và thực tiễn về khuyến nông và kinh tế nông hộ

5

2.1

Cơ sở lý luận

5

2.2

Thực tiễn về tiếp cận khuyến nông cho phát triển nông nghiệp, nông thôn

28

3.

Đặc điểm địa bàn và phơng pháp nghiên cứu


41

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

41

3.2

Phng pháp nghiên cu

53

4.

Khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của các hộ nông dân
huyện Gia Lâm

60

4.1

Thực trạng tổ chức và cung cấp các dịch vụ khuyến nông huyện Gia Lâm

60

4.1.1

Cơ cấu tổ chức dịch vụ khuyến nông của huyện


60

4.1.2

Kết quả cung cấp DVKN

63

4.1.3

Các chơng trình dự án hỗ trợ khuyến nông của huyện

65

4.1.4

Đánh giá chung công tác khuyến nông huyện Gia Lâm

66

Trng i hc Nụng nghip H Ni - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

iii


4.2

Thực trạng khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân
huyện Gia Lâm


67

4.2.1

Điều kiện tiếp cận dịch vụ khuyến nông của các nhóm hộ điều tra

68

4.2.2

Khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân

72

4.3

Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân Gia lâm

91

4.3.1

Đánh giá kết quả tiếp cận các dịch vụ khuyến nông

91

4.3.2

Đánh giá về các nguồn thông tin khuyến nông


93

4.3.3

Mức độ tiếp cận các hoạt động khuyến nông

95

4.3.4

Đánh giá kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của các hộ nông dân

97

4.3.5

Đánh giá mức độ u tiên hình thức khuyến nông

98

4.3.6

Đánh giá mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận DVKN vói phát triển kinh tế hộ

99

4.3.7

Đánh giá những hạn chế trong tiếp cận các DVKN của các hộ nông dân


4.4

Các yếu tố ảnh hởng tới khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông của

105

hộ nông dâ huyện Gia Lâm

107

4.4.1

Nguồn lực sản xuất

107

4.4.2

Trình độ văn hoá của chủ hộ

110

4.4.3

Điều kiện kinh tế và ngành nghề của hộ

113

4.5


Định hớng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận DVKN của nông
dân huyện Gia Lâm

116

4.5.1

Căn cứ

116

4.5.2

Định hớng tăng khả năng tiếp cận DVKN của nông dân huyện Gia Lâm

119

4.5.3

Giải pháp

119

5.

Kết luận và khuyến nghị

129


5.1

Kết luận

129

5.2

Khuyến nghị

130

Tài liƯu tham kh¶o

132

Phơ lơc

135

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

iv


Danh mục chữ viết tắt
Từ viết tắt

Từ đầy đủ


BVTV

Bảo vệ thực vật

CB

Cán bộ

CBKN

Cán bộ khuyến nông

DVKN

Dịch vụ khuyến nông

GDP (Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm

HĐTVKN

Hội đồng t vấn khuyến nông

HTX

Hợp tác x

KHKT


Khoa học kỹ thuật

KN

Khuyến nông

KNV

Khuyến nông viên

MHTD

Mô hình trình diễn

NN

Nông nghiệp

NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

SX

Sản xuất


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TTKN

Thông tin khuyến nông

TTKNQG

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

UBND

Uỷ ban nhân dân

WAI(Weight Average Indext)

Chỉ số mức độ TCKN

WTO (World Trade Organization)

Tổ chức Thơng mại Thế giới

XDMHKN


Xây dựng mô hình khuyến nông

GINI

Chỉ số bất bình đẳng trong thu nhập

TACN

Thức ¨n ch¨n nu«i

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

v


Danh mục bảng
STT
2.1

Tên bảng
Kinh phí đầu t cho khuyến nông từ ngân sách trung ơng

Trang
37

3.1

Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm qua các năm

44


3.2

Tình hình dân số, lao động của huyện Gia Lâm

46

3.3

Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất huyện Gia Lâm

50

3.4

Số hộ đại diện đợc chọn từ các x huyện Gia Lâm

54

3.5

Tổng hợp các tiêu chí theo các mức độ tiếp cận dịch vụ khuyến nông.

56

4.1

Một số chỉ tiêu kết quả triển khai các DVKN của trạm khuyến nông
huyện Gia Lâm


63

4.2

Đặc điểm cơ bản của các nhóm hộ điều tra

69

4.3

Tài sản và vốn sản xuất của các hộ điều tra

72

4.4

Tỷ lệ hộ nông dân hiểu biết về khuyến nông

73

4.5

Tỷ lệ hộ nông dân tiếp xúc với cán bộ khuyến nông huyện Gia Lâm

75

4.6

Tỷ lệ hộ nông dân tham dự tập huấn khuyến nông huyện Gia Lâm


76

4.7

Kết quả thăm dò ý kiến của hộ nông dân về các lớp tập huấn khuyến
nông ở huyện Gia Lâm

78

4.8

Nhận thức và khả năng tiếp cận của hộ nông dân về mô hình trình diễn

79

4.9

Kết quả đánh giá của hộ nông dân về XDMH trình diễn ở Gia Lâm

80

4.10

Tổng hợp ý kiến đánh giá về tiếp cận thông tin khuyến nông của các
hộ nông dân

81

4.11


Tỷ lệ số hộ đợc tiếp cận dịch vụ t vấn khuyến nông huyện Gia Lâm

84

4.12

Thực trạng đảm nhiệm công việc theo giới của các hộ điều tra huyện
Gia Lâm

85

4.13

Tiếp cận giới trong các hoạt động khuyến nông của hộ nông dân Gia Lâm

87

4.14

Kết quả tổ chức tham quan hội thảo đầu bờ của 3 x

89

4.15

Tổng hợp kết quả điều tra tiếp cận các hoạt động khuyến nông của các
hộ nông dân Gia Lâm

4.16
4.17


92

Tổng hợp kết quả điều tra các nguồn thông tin khuyến nông mà các hộ
nông dân Gia Lâm đ tiếp cận

94

Mức ®é tiÕp cËn DVKN cđa c¸c hé ®iỊu tra hun Gia L©m

95

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

vi


4.18

So sánh chỉ số WAI về mức độ tiếp cận khuyến nông giữa các x trong huyện

96

4.19

Số hộ và tỉ lệ hộ nông dân áp dụng TBKT vào sản suất huyện Gia lâm

97

4.20


Xếp hạng u tiên về các hình thức khuyến nông ở Gia Lâm

98

4.21

Thu - chi và thu nhập thực tế của các hộ điều tra huyện Gia Lâm tính
bình quân cho một hộ điều tra

4.23

Mức độ tiếp cận khuyến nông và Sự phân bố thu nhập giữa các nhóm
hộ nông dân huyện Gia Lâm

4.24

105

Tổng hợp kết quả khảo sát về những khó khăn của các hộ nông dân
trong TCDVKN

4.25

99

106

Các yếu tố ảnh hởng đến khả năng tiếp cận DVKN cuả hộ nông dân
huyện Gia Lâm


Trng i hc Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

109

vii


Danh mục biểu đồ
STT

Tên biểu đồ

Trang

4.1

Trình độ văn hoá các hộ nông dân huyện Gia Lâm

70

4.2

Tỷ lệ các hộ đợc tập huấn và áp dụng vào sản xuất tại 3 x

77

4.3

Cơ cấu thu nhập các nhóm hộ huyện Gia Lâm


4.4

Đờng cong Lorenz về chênh lệch thu nhập giữa các nhóm hộ nông

4.5

101

dân huyện Gia lâm

104

Tỷ lệ hộ có kiến nghị về các chính sách cần quan tâm

115

Danh mục sơ đồ
STT

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Khuyến nông nông nghiệp

7


2.2

Mối quan hệ giữa khuyến nông với các tổ chức và nông dân

9

2.3

Tiến trình của công tác khuyến nông

10

2.4

Thay đổi hành vi nhận thức và tiếp nhận dịch vụ khuyến nông

14

2.5

Mô phỏng mối quan hệ giữa kinh tế hộ nông dân với khuyến nông

27

2.6

Tổ chức khuyến nông Việt Nam [19].

31


4.1

Cơ cấu tổ chức của Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm

61

Danh mục hộp
STT

Tên hộp

Trang

4.1

Về nhận thức khuyến nông

70

4.2

Nhận thức khuyến nông

71

4.3

Đánh giá về chất lợng và nội dung tập huấn

75


4.4

Đánh giá nội dung tham quan trao đổi và chia sẻ KN

84

4.5

Thông tin khuyến nông

89

4.6

Vai trò của tiến bộ KT

93

4.7

Tham dự tập huấn KN

109

4.8

Định hớng khuyến nông

113


4.9

Đổi mới phơng pháp KN

116

Trng i hc Nụng nghip H Ni - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

viii


1. Đặt vấn đề
1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn hai mơi năm đổi mới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất

nớc và gia nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp Việt Nam đ có những bớc tiến vợt
bậc. Sự phát triển đó mang tính toàn diện ở tất cả các ngành: trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Tốc độ tăng trởng nông nghiệp ở mức ổn định
4-5%/năm. Năm 2007, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP là khoảng 19,8%. Nông
nghiệp nớc ta đ đáp ứng cơ bản nhu cầu lơng thực và thực phẩm trong nớc, an
ninh lơng thực đảm bảo, đ hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hoá
quy mô tơng đối lớn, lợng nông sản xuất khẩu tăng nhanh. Một số mặt hàng nông
sản đ khảng định đợc vị trí trên thị trờng thế giới nh hồ tiêu (đứng thứ nhất),
gạo (đứng thứ 2 thế giới), cà phê (đứng thứ 3 thế giới)... kim ngạch xuất khẩu nông
sản, thuỷ sản chiếm khoảng 27% kim ngạch xuất khẩu cả nớc năm 2006, lực lợng
lao động ở nông thôn chiếm 70% tổng lao động x hội.[1]
Bên cạnh những thành tựu đạt đợc, ngành nông nghiệp nớc ta vẫn còn những

hạn chế cần đợc khắc phục nh: Sản xuất nông nghiệp ở nớc ta về cơ bản vẫn là sản
xuất thủ công, quy mô nhỏ, chất lợng sản phẩm thấp, giá thành sản phẩm cao, khả năng
cạnh tranh trên thị trờng yếu; Trình độ khoa học và công nghệ trong sản xuất, chế biến
nông lâm sản, trình độ thơng mại hoá nông sản còn thấp. Cơ sở hạ tầng nông thôn mặc
dù đợc cải thiện nhiều trong những năm qua nhng vẫn còn yếu kém, cha đáp ứng
đợc yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá; Tổ chức sản xuất, chính sách, cơ
chế gắn kết các khâu sản xuât, chế biến, tiêu thụ nông sản, thúc đẩy chuyển đổi ngành
nông nghiệp theo hớng hàng hoá, chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá cha đồng bộ và
còn hạn chế. Đặc biệt sản phẩm không an toàn thực phẩm, môi trờng ô nhiễm, trớc
các rủi ro nên chịu thua thiệt, an sinh x hội bất ổn, nông dân ứng xử kém...
Trong tình hình đó, việc nâng cao chất lợng dịch vụ khuyến nông là một
trong những con đờng ngắn nhất tạo ra sức mạnh trong thực hiện chiến lợc công
nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn cũng nh héi nhËp kinh tÕ
quèc tÕ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

1


Những năm qua công tác khuyến nông đ góp phần quan trọng cho công
cuộc phát triển kinh tế - x hội nói chung và nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói
riêng. Sự hoạt động tích cực của các hoạt động khuyến nông đ góp phần giúp cho
sản xuất nông nghiệp có những bớc chuyển biến rõ rệt đáp ứng đợc nhu cầu đầu
t thâm canh làm tăng sản lợng nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng vật nuôi và
tăng thu nhập cho hộ nông dân, góp phần tạo điều kiện đầu t phát triển mở rộng
ngành nghề nông thôn, đa dạng hoá nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn theo hớng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Đời sống c dân nông thôn ngày càng nâng cao.
Tuy nhiên, trên thực tế, dịch vụ khuyến nông còn có nhiều điểm bất cập nh:

Nhận thức của nông dân về khuyến nông còn thấp, số nông dân đợc tập huấn, đào
tạo và giáo dục ngay trên thực địa sản xuất (đồng ruộng, chuồng trại hay xởng chế
biến...) về kỹ năng phát triển sản xuất nông nghiệp, về thị trờng và quản trị sản
xuất kinh doanh còn ít mà nguyên nhân là do tiếp cận đầy đủ, toàn diện đến các dịch
vụ khuyến nông rất khó khăn đối với hộ nông dân. Thực trạng này đòi hỏi hoạt động
khuyến nông cần phải cải thiện hơn nữa, góp phần giúp cho các hộ nông dân tiếp
cận chơng trình khuyến nông ngy cng hiệu quả hơn.
Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Ni, so với các quận huyện khác trong
thành phố ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò ch yu trong thu nhập của các hộ
nông dân. Thực trạng phát triển nông nghiệp cũng nh công tác khuyến nông ở đây
cũng gặp phải những bất cập nêu trên nên hiệu quả cha cao, cha đáp ứng đợc
nhu cầu sản xuất hàng hóa. Sự cần thiết đổi mới công tác khuyến nông để phát triển
bền vững kinh tế nông hộ huyện Gia Lâm đang là mối quan tâm của các cấp l nh
đạo huyện cũng nh các ngành, các cấp.
Để góp phần giải quyết những bất cập trên, nghiên cứu khả năng tiếp cận các
dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân trên địa bàn huyện là rất quan trọng và cần
thiết. Vì vậy chúng tôi chọn thực hiện đề tài: Nghiên cứu khả năng tiếp cận các
dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Trng i hc Nụng nghip H Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

2


1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông

dân, m đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cờng khả năng tiếp cận các
dịch vụ khyến nông này một cách hiệu quả để phát triển kinh tế nông hộ huyện Gia
Lâm theo hớng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là:
- Phát triển thêm lý luận và thực tiễn có liên quan đến khuyến nông v tiếp cận
khuyến nông, kinh tế nông hộ và phát triển kinh tế nông hộ.
- Đánh giá thực trạng tiếp cận dịch vụ khuyến nông trong phát triển kinh tế hộ
của nông dân huyện Gia Lâm trong những năm qua.
- Phân tích những yếu tố ảnh hởng tới khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông
trong phát triển kinh tế hộ của nông dân huyện Gia Lâm.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cờng khả năng tiếp cận dịch
vụ khuyến nông của hộ nông dân huyện Gia Lâm trong những năm tới.
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu này, chúng tôi đà xác định các câu
hỏi nghiên cứu sau đây:
1). Hộ nông dân huyện Gia Lâm nhận thức và tiếp cận các dịch vụ khuyến
nông bằng cách nào?
2). Thực trạng các hoạt động khuyến nông của huyện Gia Lâm những năm
qua ra sao?
3). Đánh giá kết quả tiếp cận các hoạt động khuyến nông của nông dân huyện
Gia Lâm bằng cách nào và kết quả ra sao?
4). Những yếu tố nào ảnh hởng tới khả năng tiếp cận các hoạt động khuyến
nông?
5). Những giải pháp nào cần đề xuất để tăng khả năng tiếp cận các hoạt động
khuyến nông của hộ nông dân trong những năm tới?
1.3

Đối tợng nghiên cứu

- Đối tợng nghiên cứu chính:

+ Các hộ nông dân huyện Gia Lâm (nông dân và các chủ trang tr¹i)

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

3


+ Các hoạt động khuyến nông: dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào, dịch vụ
tập huấn và đào tạo, dịch vụ xây dựng mô hình và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật, dịch vụ tín dụng...
- Đối tợng nghiên cứu phụ: các ban ngành quản lý, hiệp hội... có liên quan đến
các dịch vụ khuyến nông huyện Gia Lâm.
1.4

Phạm vi gnhiên cứu
Về không gian: Đề tài thực hiện trên phạm vi toàn huyện Gia Lâm. Một số

nội dung chủ yếu sẽ đợc tiến hành khảo sát các nhóm hộ nông dân tại 3 x đại diện
theo vùng kinh tế thuộc huyện Gia Lâm (Văn Đức, Cổ Bi và Yên Thờng).
Về thời gian: Số liệu sử dụng để nghiên cứu đề tài này đợc thu thập trong
khoảng thời gian từ năm 2005-2008, các giải pháp đề xuất có thể áp dụng cho các
năm 2010, 2015.
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về khả năng tiếp cận các dịch vụ
khuyến nông của các nhóm hộ nông dân khác nhau. Thực trạng kinh tế nông hộ của
các hộ nông dân. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cờng khả năng tiếp cận các
dịch vụ này để phát triển kinh tế nông hộ huyện Gia Lâm, thành phố Hà Néi.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

4



2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về khuyến nông
và kinh tế nông hộ
2.1

Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận cơ bản về khuyến nông

2.1.1.1 Khuyến nông trong phát triển kinh tế nông hộ
a) Khái niệm về khuyến nông
Khuyến nông là từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan đến phát
triển nông nghiệp và nông thôn. Từ "extension" đợc sử dụng đầu tiên ở Anh năm 1866
có nghĩa là mở rộng - triển khai còn agricultural extension có nghĩa là mở rộng
nông nghiệp - triển khai nông nghiệp và dịch gọn là khuyến nông. Do vậy khuyến
nông là một thuật ngữ có ý nghĩa rất rộng đợc tổ chức thực hiện bằng nhiều biện
pháp khác nhau để phục vụ cho nhiều mục đích có quy mô khác nhau [9, 24].
ở các quốc gia phát triển, các nhà khoa học nh Maunder(1973), Swanson và
Claar(1977) và Chu-Yuan(1979) đều cho rằng khuyến nông nh một dịch vụ hoặc
hệ thống giúp nông dân hiểu biết những phơng pháp công tác và kỹ thuật cải tiến,
tăng hiệu quả sản xt vµ thu nhËp, lµm cho møc sèng cđa hä tốt hơn và nâng cao
trình độ giáo dục của cuộc sèng n«ng th«n”[ 9, 25].
ë ViƯt Nam, khun n«ng míi đa vào từ năm 1993. Giai đoạn đầu, bàn về
khuyến nông còn rất nhiều tranh c i do Việt Nam mới xoá bỏ cơ chế bao cấp nên
mọi hoạt động, chỉ đạo thực hiện vẫn có sự ảnh hởng của cơ chế cũ. Nhng cho tới
những năm gần đây, quan điểm này đang trở lên phù hợp với xu hớng khuyến nông
không những ở Việt Nam mà còn ở các nớc trên thế giới.
Nh vậy, khuyến nông bắt đầu bất cứ ở đâu mà con ngời hiện diện và với
bất cứ cái gì họ có.

Theo nghĩa hẹp, khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông- lâm - ng, các
trung tâm khoa học nông nghiệp - lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng các kết quả
nghiên cứu tới nông dân bằng các phơng pháp thích hợp để họ có thể áp dụng
nhằm thu đợc nhiều nông sản hơn.
ở đây khuyến nông chỉ là chuyển giao kỹ thuật đơn thuần. Trong thực tiễn
sản xuất ở nông thôn, ngời nông dân không chỉ có yêu cầu nh vậy mà sản phẩm

Trng i học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

5


của họ làm ra còn phải đợc tiêu thụ ở đâu, giá cả nh thế nào để họ có lời. Cho nên
tại nhiều nơi, nhiều nớc trên thế giới định nghĩa hẹp của khuyến nông đợc thay
thế bằng một nghĩa réng nh− sau:
Theo nghÜa réng, khun n«ng h−íng dÉn cho nông dân những tiến bộ kỹ
thuật mới, ngoài ra còn phải giúp họ liên kết với nhau để chống thiên tai, tiêu thụ
sản phẩm, hiểu biết các chính sách luật lệ của nhà nớc, giúp ngời nông dân phát
triển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động x hội nh thế nào cho
ngày càng tốt hơn. Trớc kia ngời Pháp hiểu khuyến nông theo nghĩa hẹp là: phổ
cập nông nghiệp nay họ đ chuyển sang nghĩa rộng là phát triển nông nghiệp.
Ngời Anh từ lâu đ hiểu khuyến nông theo nghĩa rộng là triển khai", mở rộng
nông nghiệp[ 9].
Từ các quan niệm về khuyến nông khác nhau theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng,
từ tổng kết các hoạt động của khuyên nông trên thế giới và ở Việt Nam mà tổ chức
nông lơng của liên hợp quốc(FAO) đ tổng kết lại, trong nghiên cứu này, chúng tôi
thấy những điểm chính về quan niệm khuyến nông nh sau:
- Khuyến nông là một hệ thống các biện pháp giáo dục nông nghiệp nhằm
đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
nông dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới.

- Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời
giúp họ hiểu những chủ trơng chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ
thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trờng để họ có đủ khả
năng tự giải quyết đợc các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản
xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông
thôn mới. [11].
Khuyến nông nông nghiệp cần trả lời 3 câu hỏi : làm gì? đạt mục đích gì? làm bằng
cách nào? Điều này đợc thể hiện tóm lợc theo sơ đồ sau:
b) Nội dung và các hoạt động khuyến nông
Do ngời dân sống ở nông thôn, làm nông nghiệp nên thu nhập thấp, tiếp cận
hạn chế và ít việc làm mà mục tiều của công tác khuyến nông là "Phát triển bền vững
nông nghiệp và nông thôn mà chủ thể là ngời nông dân theo hớng CNH, HĐH".
Vì vậy, các nội dung mà khuyến nông quan tâm là:
- Phổ biến những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến về trồng trọt, chăn
nuôi, chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản và những kinh nghiệm điển hình sản

Trng ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

6


xuất giỏi, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
- Bồi dỡng và phát triển kiến thức quản lý kinh tế và quản trị sản xuất kinh
doanh cho nông dân để sản xuất, dịch vụ, kinh doanh đạt hiệu quả cao.
- Hỗ trợ giống, vật t kỹ thuật để xây dựng mô hình trình diễn.
Các hoạt động cụ thể của khuyến nông thờng đặt ra bao gồm:
+ Tập huấn những tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân.
+ Xây dựng các mô hình trình diễn.
+ Tổ chức tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
+ Tuyên truyền kiến thức và kinh nghiệm khuyến nông trên các phơng tiện

thông tin đại chúng.
+ Xuất bản và phát hành đến ngời nông dân các ấn phẩm khuyến nông nh
sách nhỏ, tranh nhỏ và tờ rơi [9].

Làm gì?

Mục đích gì?

1. Cung cấp hiểu biết và kỹ năng

1. Nâng cao Sản lợng, hiệu quả
2. Cải thiện mức sống và thu
nhập của nông dân
3. Cải thiện phơng pháp và kỹ
thuật canh tác
4. Tăng cờng hiểu biết, kỹ năng
và thái độ ứng xử
5. Nâng cao địa vị x hội
6. Phổ biến kết quả nghiên cứu từ
các trờng, viện ngiên cứu đến
nông dân

2. Giáo dục chính quy và không
chính quy
3. Quá trình truyền đạt thông tin
4. Thiết kế các hoạt động hỗ trợ
nông dân

Bằng cách
nào?


1. Các phơng tiện nghe nhìn
2. Các hình thức khác với giáo dục
tại nhà trờng
3. Huấn luyện cao và động lực con
ngời
Sơ đồ 2.1: Khuyến nông nông nghiệp

Trng i học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

7


c) Các phơng pháp khuyến nông chủ yếu
Theo FAO, trên thế giới đ và đang có 8 phơng pháp khuyến nông chủ yếu
đợc áp dụng sau: [17, 25]
- Phơng pháp khuyến nông chung
- Phơng pháp khuyến nông chuyên ngành
- Phơng pháp khuyến nông đào tạo và tham quan
- Phơng pháp khuyến nông có sự tham gia của ngời nông dân (PRA)
- Phơng pháp khuyến nông lập dự án
- Phơng pháp khuyến nông phát triển hệ thống nông nghiệp
- Phơng pháp khuyến nông cùng chịu phí tổn.
- Phơng pháp khuyến nông tổ chức giáo dục đào tạo
Mỗi phơng pháp khuyến nông có nội dung cách thức tiến hành, u và nhợc điểm
riêng, song đều hớng vào hỗ trợ cho sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn
(xem phụ lục 1).
d) Vai trò và chức năng của công tác khuyến nông
Khuyến nông có vai trò chủ yếu là cầu nối giữa chính quyền, khoa học kỹ
thuật, các dịch vụ x hội với nông dân. Điều này đợc tóm tắt qua sơ đồ 2.2

Với vai trò là cầu nối, khuyến nông có các chức năng sau:
- Thờng xuyên thu thập tài liệu và thông tin về tình trạng cộng đồng và sản
xuất nông nghiệp.
- Nhận biết lĩnh vực u tiên, khó khăn, nhu cầu và những vấn đề quan tâm của
ngời dân và cộng đồng.
- Xây dựng mối quan hệ thân hữu và tin cậy với nông dân.
- Lựa chọn và hình thành các mục tiêu thay đỏi phù hợp.
- Chuyển thông tin khoa học thành ngôn ngữ và nhận thức của ngời dân.
- Lựa chọn và sử dụng phơng pháp khuyến nông thích hợp.
- Phổ biến và truyền bá thông tin và kỹ thuật mới.
- Thực hiện các hoạt động giáo dục khuyến nông.
- Công nhận và hớng dẫn các giai đoạn trong tiến trình thay đổi của cộng đồng.
- Thực hiện các chức năng khuyến nông bổ sung.

Trng i hc Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

8


Chính phủ
(đờng lối, chính sách,
kế hoạc phát triển)

Khoa học
kỹ thuật
(các cơ quan
nghiên cứu)

KHUYếN
NÔNG


NÔNG
DÂN

Dịch vụ x
hội
(tín dụng, vật t...)

Sơ đồ 2.2: Mối quan hệ giữa khuyến nông với các tổ chức và nông dân
Từ vai trò và chức năng của khuyến nông mà các hoạt động khuyến nông
đợc coi là các dịch vụ hay thờng gọi là dịch vụ khuyến nông.
e) Tiến trình của công tác khuyến nông và phát triển nông thôn
Theo trình tự, công tác khuyến nông đợc thực hiện theo các bớc sau:
Bớc 1: Chuẩn đoán nhu cầu khuyến nông.
Đây là bớc đầu tiên và rất quan trọng nhằm xác định nhu cầu của ngời dân
hay cộng đồng cần hỗ trợ gì, khi nào? và bằng cách nào?
Để chuẩn đoán đúng nhu cầu của ngời dân, công việc chính của bớc này là thu
thập đợc thông tin về thực trạng cộng đồng và sản xuất nông nghiệp, phân tích
đánh giá hiện trạng để phát hiện những thuận lợi, khó khăn, và nhu cầu cần hỗ trợ.
Bớc 2: Lập kế hoạch có sự tham gia
Xây dựng kế hoạch khuyến nông có sự tham gia là phơng pháp đang đợc
áp dụng rộng r i. Tuỳ thuộc từng điều kiện hỗ trợ mà có sự tham gia của cán bộ

Trng i học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

9


khuyến nông, ngời dân và các tổ chức khác nh đại diện chính phủ (UBND), đại
diện các nhà khoa học và tổ chức dịch vụ x hội (tín dụng...).

Kế hoạch khuyến nông có sự tham gia sẽ phù hợp với thực tế hơn.
Chuẩn đoán nhu cầu
Thành
công

Đánh giá hiện
trạng, phát hiện
trở ngại, khó
khăn
1
Giám sát
đánh giá

4

2

Lập kế hoạch
khuyến nông có
sự tham gia

3
Giám sát

Giám sát

Thực hiện
kế hoạch

Sơ đồ 2.3: Tiến trình của công tác khuyến nông

Bớc 3: Thực hiện kế hoạch
Kế hoạch khuyến nông có thể do các tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến nông
thực hiện. Hình thức tổ chức thực hiện đợc coi là hợp nhất là hợp đồng giữa ngời
dân với một tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến nông. Trong quá trình thực hiện, cán
bộ khuyến nông sẽ giám sát cụ thể về tiến độ thực hiện và các vấn đề phát sinh để đề
xuất điều chỉnh kế hoạch phù hợp.
Bớc 4: Giám sát và đánh giá kết quả
Đây là bớc cuối cùng nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch khuyến
nông. Các tiêu chí đợc đặt ra để giám sát và đánh giá là tính phù hợp, tính hiệu lực,
hiệu quả, tác động và bền vững. Dựa trên các tiêu chí này kế hoạch khuyến nông
đợc đánh giá là thành công hay thất bại.

Trng i hc Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

10


2.1.1.2 Khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân
a) Khái niệm về tiếp cận và khả năng tiếp cận DVKN
* Dịch vụ khuyến nông
Cầu và cung các dịch vụ trong nông nghiệp bao gồm nhiều lĩnh vực, quan
trọng nhất là: Dịch vụ khuyến nông; Dịch vụ vật t nông nghiệp; Dịch vụ bảo vệ
thực vật; Dịch vụ thú y, dịch vụ thủy lợi và dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp... đợc
nông dân hết sức quan tâm và chủ yếu đợc cung ứng bởi khu vực Nhà nớc.
Dịch vụ khuyến nông là một loạt các hoạt động đợc thực hiện bởi các cơ
quan nhà nớc và các bên hữu quan khác với mục tiêu cung cấp các dịch vụ chuyển
giao kiến thức và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân, góp phần giúp họ có
thể cải thiện, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và góp phần vào lợi ích chung
của đất nớc. Khuyến nông xuất phát trực tiếp từ nhu cầu của ngời sản xuất và yêu
cầu tăng cờng năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp. Bốn hình thức chuyển

giao chính đợc quan tâm là thông tin tuyên truyền; bồi dỡng, tập huấn và đào tạo;
xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ [4].
Dịch vụ khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông
nghiệp. Trong cơ chế mới, hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ thì dịch vụ khuyến
nông càng có ý nghĩa to lớn để nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh. Dịch vụ khuyến nông là một nội
dung cơ bản trong dịch vụ nông nghiệp nhằm nâng cao kiến thức thông qua việc đào
tạo, bồi d−ìng, tËp hn chun giao tiÕn bé kü tht trong các lĩnh vực trồng trọt,
chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản (khuyến ng), cơ khí, bảo quản chế biến, thủy nông
và ngành nghề nông thôn (khuyến công). Qua đó hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, phát triển hạ tầng cơ sở
phục vụ sản xuất, hỗ trợ về KHKT. Thông qua các chơng trình khuyến nông khuyến ng, hàng triệu nông dân đ đợc cung cấp kiến thức về canh tác, sử dụng
giống mới, các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, chế biến và bảo quản sau thu
hoạch,... Sự đầu t này đ tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động, ngời
nông dân có cơ hội hình thành mô hình sản xuất, chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp
sang sản xuất hàng hóa. Song, để triển khai các DVKN cho ngời dân thì cần có sự
tiếp cËn tõ nguån cung cÊp DVKN vµ nguån cã nhu cầu đúng lúc, đúng đối tợng.

Trng i hc Nụng nghip Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

11


* Thế nào là tiếp cận và tiếp cận dịch vụ khuyến nông?
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thuộc Viện khoa học x
hội Việt Nam thì tiÕp cËn võa lµ mét danh tõ võa lµ mét động từ với các nghĩa nh :
ở gần, ở cạnh; đến gần, có sự tiếp xúc; hoặc là từng bớc, bằng những phơng pháp
nhất định, để tìm hiểu một đối tợng trong một hệ thống nhất định. [13]
Tiếp cận là sự cần thiết của một hệ thống. Mỗi hệ thống (hệ thống nền kinh
tế, hệ thống cây trồng, vật nuôi, hệ thống khuyến nông) đều có một cấu trúc tổ chức

riêng, có sự l nh đạo, có nguồn nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất. Nó cũng
có chơng trình hoạt động với những mục tiêu, phơng pháp và kỹ thuật thực hiện.
Nó cũng có liên kết với các tổ chức khác, các cộng đồng dân c cũng nh các đối
tợng mà nó phục vụ.
Vì vậy, sự tiếp cận là hình thức hoạt động trong nội bộ hệ thèng. Nã võa
cung cÊp th«ng tin, khÝch lƯ, h−íng dÉn về tổ chức, l nh đạo, xây dựng chơng
trình, huy động, sử dụng các nguồn lực và tạo dựng các mèi liªn kÕt.
T theo mơc tiªu, lÜnh vùc nghiªn cøu mà có các hớng tiếp cận khác nhau
nh tiếp cận giíi, tiÕp cËn thÞ tr−êng, tiÕp cËn tÝn dơng, tiÕp cận khuyến nông...
Tiếp cận khuyến nông là sự thiết yếu của hệ thống khuyến nông, bao gồm
những hoạt động nhằm tìm hiểu, nắm bắt thông tin về khuyến nông cũng nh điều
kiện và phơng thức để thiết lập mối quan hệ cung cấp dịch vụ với các tổ chức hoặc
cơ quan khuyến nông tại một khu vực hay một địa phơng nào đó. Sự tiếp cận này
diễn ra theo hai phía ngợc chiều nhau, từ cơ quan khuyến nông đến nông hộ và
ngợc lại. Trong đó cơ quan cung cấp dịch vụ khuyến nông là ngời sở hữu lợng
giá trị và nông hộ chính là ngời có nhu cầu sử dụng lợng giá trị này.
* Khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông
Khả năng tiếp cận là một thuật ngữ có nguyên ngữ tiếng anh là
"accessibility". Thuật ngữ này dùng để nói đến việc tạo ra những điều kiện thuận lợi,
dễ dàng và uyển chuyển nhất giúp cho các nhóm ngời dân khác nhau có thể sử
dụng đợc một dịch vụ nào đó. Khả năng tiếp cận bao gồm nhận thức, kỹ năng và
thái độ của ngời dân và ngời cung cấp dịch vụ sao cho hữu dụng nhất.
Để tiếp cận đợc các dịch vụ khuyến nông, ngời nông dân cần có đủ 3 điều
kiện sau: Điều kiện tự nhiên; Điều kiện vật chất; Điều kiện tri thức(bao gồm c¶ kiÕn

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

12



thức, kỹ năng và nhận thức) [23, 26]. ở các quốc gia, các vùng sinh thái khác nhau
khả năng tiếp cận của nông dân cũng khác nhau.
Điều kiện vật chất và điều kiện tri thức là những điều kiện mà ngời nông
dân không bao giờ có sẵn và đầy đủ, họ luôn phải tìm kiếm, thu nhận thêm từ bên
ngoài, từ phía Nhà nớc và x hội. Có 2 loại trợ giúp cơ bản, đó là:
- Trợ giúp về điều kiện vật chất nh: đất đai, t liệu sản xuất, vốn. Loại trợ
giúp này từ 2 nguồn chính:
+ Nhà nớc: các khoản trợ cấp: vật t, tiền vốn u đ i đợc hởng thông qua
chính sách đất đai, thuế, tín dụng giá cả...
+ Nông dân tự mua bán từ các tổ chức kinh tế của Nhà nớc cũng nh các tổ
chức kinh tế khác nh: máy móc, công cụ, vật t, nguyên liệu từ các tổ chức kinh
doanh nông nghiệp, vay vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng, tiêu thụ sản phẩm
của mình qua các tổ chức kinh doanh...
- Trỵ gióp vỊ tri thøc: Sù trỵ gióp về kiến thức, kỹ năng và thái độ (ứng xử)
cho nông dân từ 2 nguồn chủ yếu:
+Tự tích luỹ bằng cách tự học từ thực tiễn sản xuất và học qua sách vở,
+Tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân thông qua truyền bá thông tin, giáo dục
huấn luyện...
Dựa trên các đều kiện nói trên, khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông
của hộ nông dân thể hiện qua các tiêu chí sau:
(1) Nhận thức của hộ nông dân về cán bộ khuyến nông, các hoạt động khuyến
nông, hệ thống khuyến nông và các tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến nông.
(2) Thái độ và kết quả tham gia các hoạt động khuyến nông của hộ nông dân.
(3) Mục đích sử dụng và kết quả sử dụng các hỗ trợ của khuyến nông.
(4) Mức độ sử dụng các dịch vụ khuyến nông.
(5) Mức độ chia sẻ các thông tin do khuyến nông cung cấp cho các hộ nông dân.
b) Mục đích tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân
Trớc đây, việc tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông phục vụ sản xuất nông
nghiệp của ngời nông dân còn rất hạn chế. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây,
các tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến nông ngày càng nhiều, do đó số chủ hộ và lao

động chính trong hộ đợc nâng cao nhận thức về khuyến nông, đợc tập huấn các kỹ

Trng i hc Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

13


thuật trồng trọt, chăn nuôi, đợc tiếp cận các thông tin về khuyến nông cũng tăng lên.
Đợc tham gia vào các hoạt động khuyến nông, ngời dân sẽ hiểu hơn và nhận thức rõ
hơn vai trò cũng nh tầm quan trọng của khuyến nông. Khi nhận thức của ngời dân
tăng lên, họ sẽ tích cực tham gia từ đó ngời dân áp dụng những kiến thức và kỹ năng
cơ bản về khuyến nông vào sản xuất trong gia đinh của họ có hiệu quả hơn. Vì vậy mục
đích tiếp cận khuyến nông để thay đổi nhận thức và hành vi: Theo cách hiểu này, tiếp
cận giúp con ngời từ quan sát đến nhận thức, học tập và áp dụng một kỹ thuật nào đó
vào trong thực tiễn. Với tiếp cận khuyến nông, quy trình này giúp ngời dân nhận thức
đợc tầm quan trọng của các hoạt động khuyến nông nói chung, sử dụng các dịch vụ
khuyến nông nói riêng từ ®ã thóc ®Èy hä ®−a ra qut ®Þnh cã tiÕp nhận các hoạt động
của dịch vụ khuyến nông hay không một cách chủ đông .Một dịch vụ khuyến nông chỉ
hiệu quả nếu ngời dân sẵn sàng chấp nhận nó. Sự sẵn sàng sẽ giúp cho quá trình học
tập tích cực của ngời dân đợc thực hiện tốt. Ngời dân có tích luỹ kiến thức và kỹ
năng hoàn chỉnh. Từ đó, những nông dân này không chỉ có khả năng áp dụng các kiến
thức kỹ năng học đợc mà còn chia sẻ, tuyên truyền và đào tạo cho các thành viên
khác trong cộng đồng. Quy trình thay đổi hành vi này đợc thể hiện ở sơ đồ dới đây:

Tip nhn kin
thc và kỹ năng
mới (3)

Mong muốn
thay ñổi

(4)

Chưa nhận thức

Nhận thức

(1)

(2)

Học tập và thử
nghiệm
(5)

Chia sẻ và trao
ñổi kinh nghiệm
(8)

Vận dụng kiến
thức, kỹ nng
(7)

ỏnh giỏ v ủỳc
rỳt kinh nghim
(6)

Sơ đồ 2.4: Thay đổi hành vi nhận thức và tiếp nhận dịch vụ khuyến n«ng

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..


14


c) Phơng pháp tiếp cận dịch vụ khuyến nông
Có nhiều cách tiếp cận dịch vụ khuyến nông đ và đang đợc áp dụng ở
nhiều nớc tren thế giới. ở đây, chúng tôi hệ thống một cách ngắn gọn 8 phơng
pháp chính sau[17, 30]:
(1) Tiếp cận khuyến nông tổng quát: Theo cách tiếp cận này, thờng có giả
định rằng công nghệ và thông tin sẵn có nhng không đợc nông dân sử dụng, nên
nếu kiến thức này đợc chuyển tới hộ nông dân thì các hoạt động sẽ đợc cải thiện.
Với mục đích nhằm giúp nông dân tăng sản lợng, chính phủ tài trợ và kiểm soát kế
hoạch, chơng trình hoạt động. Cách tiếp cận này đòi hỏi số lợng nhân viên lớn,
chi phí cao và khác nhau giữa các quốc gia, các địa phơng. Sự thành công đánh giá
dựa trên tỷ lệ áp dụng các khuyến nghị và mức tăng sản lợng.
(2) Tiếp cận chuyên môn hoá sản xuất: Giả định ở đây là cách làm tăng năng
suất và sản lợng của một loại hàng hoá bằng cách tập hợp tất cả các chức năng có
liên quan dới sự điều khiển của một cấp quản lý, bao gồm khuyến nông đi đôi với
nghiên cứu, cung cấp đầu vào, tiêu thụ sản phẩm và thông thờng là giá cả.Việc lập
kế hoạch chơng trình khuyến nông đợc kiểm soát bởi tổ chức chuyên về sản phẩm
đó (tổ chức hàng hoá) và việc thực hiện đợc thông qua các nhân viên cơ sở của tổ
chức này. Các nguồn lực có xu hớng đợc cung cấp bởi tổ chức hàng hoá mà theo
nó, khuyến nông đợc coi nh là một sự đầu t đúng đắn. Cách tiếp cận này có thể
sử dụng các kỹ thuật và phơng pháp nh cách tiếp cận trên, tuy nhiên thông thờng
sự thành công đợc đánh giá qua tổng sản lợng của loại cây trồng cụ thể.
(3) Tiếp cận theo hớng tham quan và đào tạo: Các giả định là: Dới sự chỉ
đạo của cục khuyến nông, các nhân viên khuyến nông đợc đào tạo một cách không
đầy đủ, thiếu sự quản lý và hỗ trợ về mặt hậu cần. Hơn nữa, cách tiếp cận này giả
định rằng các chuyên gia đợc đào tạo một cách không bài bản và không tạo đợc
mối liên hệ giữa chức năng nghiên cứu và đào tạo. Mục đích của cách tiếp cận này
là nhằm thúc đẩy hộ nông dân tăng sản lợng của các cây trồng cụ thể. Việc lập kế

hoạch chơng trình đợc quản lý một cách tập trung và thể hiện sự cộng tác giữa các
nhà nghiên cứu và nhân viên khuyến nông. Số lợng nhân viên khuyến nông cơ sở
có xu hớng lớn và đợc phân bố dàn trải nhằm giảm tỷ lệ số nông dân trên số cán
bộ khuyến nông. Tất cả nhân viên khuyến nông là đàn «ng vµ kh«ng thc vïng mµ

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

15


họ phục vụ. Do số lợng nhân viên lớn ở các cấp địa phơng và cấp vùng, chi phí
thờng rất cao và phụ thuộc vào ngân quỹ của trung ơng. Hiệu quả của việc thực
thi cách tiếp cận này đạt đợc thông qua một mô hình kết hợp chặt chẽ giữa các
chuyến tham quan hộ nông dân và các lớp đào tạo nhân viên khuyến nông, cùng với
các quy định nghiêm ngặt đối với các hoạt động hai tuần một và hàng ngày. Cùng
với các nguồn tài trợ quốc tế, tổng số nhân viên tăng lên đáng kể. Sự thành công
đợc đánh giá thông qua tăng sản lợng của các cây trồng cụ thể trong chơng trình.
(4) Tiếp cận khuyến nông có sự tham gia: Giả định ở đây là nông dân có khá
nhiều hiểu biết về việc sản xuất nông nghiệp từ đất đai của họ, tuy nhiên mức sống
của họ vẫn có thể đợc cải thiện bằng việc học hỏi thêm những kiến thức bên ngoài.
Hơn nữa, cách tiếp cận này giả định rằng hiệu lực của công tác khuyến nông không
thể đạt đợc nếu thiếu sự tham gia của hộ nông dân, công tác nghiên cứu và các dịch
vụ có liên qua; và có sự tác động tăng cờng của việc học hỏi theo nhóm và hoạt
động nhóm; kết quả của công tác khuyến nông đạt đợc qua việc tập trung vào các
điểm quan trọng dựa trên các nhu cầu của ngời nông dân và qua việc tiếp cận tới
các hộ nông dân nhỏ thông qua các nhóm/tổ chức của họ thay vì tiếp cận theo từng
cá nhân.
Mục đích của cách tiếp cận này là tăng sản xuất và tiêu dùng và cải thiện
mức sống của ngời dân nông thôn. Việc lập kế hoạch chơng trình đợc quản lý
theo địa phơng, thông thờng bởi các nhóm nh Hội nông dân. ở những nơi không

có Hội nông dân, nhân viên khuyến nông hỗ trợ cho việc thành lập Hội. Sự u tiên
khác nhau một cách đáng kể giữa các vùng và giữa các giai đoạn trong một quốc
gia. Nhân viên cơ sở có xu hớng là ngời địa phơng, chi phí thấp hơn, với trình độ
đào tạo và mật độ phân bố với hoàn cảnh cụ thể của từng địa phơng. Chi phí cho
cách tiếp cận này thấp và phần lớn có thể trang trải bằng địa phơng. Việc thực hiện
thông qua các cuộc họp nhóm, các mô hình trình diễn, tham quan cá nhân và nhóm,
chia sẻ các công nghệ phù hợp trong địa phơng. Sự thành công đợc đánh giá bằng
số nông dân tham gia tích cực và đợc hởng lợi, cũng nh tính liên tục của tổ chức
khuyến nông địa phơng.
(5) Tiếp cận dự án: Cách tiếp cận này giả định rằng sự phát triển nông nghiệp
và nông thôn nhanh chóng là cần thiết và rằng bộ máy hành chính trong cục khuyến

Trng i hc Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……………..

16


×