Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tổng quan và xu hướng phát triển của IOT (Internet Of Things) tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
~~~§§§~~~

Tiểu luận mơn Nhập mơn Hệ thống thơng tin quản lý
Đề tài:

TỔNG QUAN VÀ XU HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA IOT
(INTERNET OF THINGS)
TẠI VIỆT NAM


Mục lục
Phần 1: Giới thiệu ................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu khi nghiên cứu đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu

Phần 2: Nội dung .................................................................. 3
1. IoT là gì?
2. Lịch sử hình thành
3. IoT vận hành như thế nào?

4. Lĩnh vực nghiên cứu
5. Vai trị và lợi ích của IoT
6. Nhược điểm của IoT
7. 10 ứng dụng phổ biến hiện nay của Internet of Things
Phần 3: Tổng kết................................................................................. 18
1. Tương lai và hướng phát triển của IOT tại Việt Nam
2. Một số kiến nghị


3. Kết luận
Một số tài liệu tham khảo ................................................................... 23


PHẦN 1:
GIỚI THIỆU

1


1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng công nghệ 4.0 đang làm thay đổi cách thức sản xuất và hình thành kết
nối giữa hàng tỉ người trên thế giới. AI, robotic, IOT,Big Data, Cloud computing,...
là những nhánh phát triển trong hệ thống cách mạng công nghệ 4.0 này. Mỗi nhánh
đều có vai trị và nhiệm vụ riêng biệt. Trong đó, IOT- Internet Of Things đóng vai
trị như là “huyết mạch” của hệ thống, có nhiệm vụ kết nối mọi thiết bị lại với
nhau, giúp các thiết bị có thể nhận và truyền dữ liệu, thu thập dữ liệu từ các cảm
biến, đồng thời kết nối con người với máy móc và các thiết bị điên tử

2. Mục tiêu khi nghiên cứu đề tài
IOT đang là một chủ đề ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Đây là một khái
niệm tuy mới nhưng có khả năng tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của chúng ta và
còn ảnh hưởng đến cách chúng ta làm việc. Vì vậy bài viết này sẽ nêu lên bức
tranh tổng quát ban đầu về IOT, những tác động cụ thể của nó và một số những
thông tin cơ bản của IOT một cách đầy đủ.

3. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề, khái niệm cơ bản, những điều cần biết về IOT, các ứng dụng thực
tiễn của IOT trong đời sống xã hội.


2


PHẦN 2:
NỘI DUNG
3


1. IoT là gì?
Internet Of Things (IoT) theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là “Vạn vật kết
nối”, ám chỉ khả năng kết nối nhiều thiết bị với nhau trong cùng một mạng. Trong
đó, các thiết bị, phương tiện kết nối và thiết bị thông minh được gắn các thiết bị
điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành và khả năng kết nối mạng giúp cho
các thiết bị này có thể thu và nhận tín hiệu.
Năm 2013, tổ chức Global Standards Initiative on Internet of Things (IoTGSI) đinh nghĩa IoT là "hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin, hỗ trợ
các dịch vụ (điện tốn) chun sâu thơng qua các vật thể (cả thực lẫn ảo) được kết
nối với nhau nhờ vào công nghệ thơng tin và truyền thơng hiện hữu được tích
hợp."
Với Internet Of Things, người sử dụng có thể quản lý các thiết bị từ bất kỳ
nơi nào trên thế giới hoặc thiết lập chúng tự động hoạt động theo chương trình cài
đặt sẵn bằng điện thoại hoặc máy tính. Bên cạnh đó, IoT cịn có thể giao tiếp giữa
các thiết bị máy móc với nhau, hạn chế tác động của con người. Tuy nhiên chúng
thường chỉ sử dụng trong các ngành công nghiệp nặng.
IoT bắt nguồn từ ý tưởng táo bạo của Ashton là kết nối tất cả mọi vật tồn tại
trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người vào mạng Internet – biến tất cả
các vật vô tri xung quanh ta, từ chiếc ghế, cái bàn, bàn chải đánh răng, hay máy
tưới tiêu, thành những chiếc máy vi tính siêu vi có khả năng thu thập thơng tin một
cách toàn diện, đầy đủ, và tức thời (Ashton 2009). Ý tưởng này xuất phát từ hai
quan sát của Ashton: 1/ xã hội ngày càng chú trọng đến những khái niệm trừu
tượng như ý tưởng, thông tin, và kiến thức khi nói đến Internet; 2/ những vật chất

trừu tượng này bắt nguồn từ dữ liệu, mà việc thu thập dữ liệu nhìn chung lâu nay
vẫn bị hạn chế, bởi chúng được thực hiện từ ý định và khả năng bị giới hạn của con
người, cho dù sự xuất hiện của Internet đã cho phép thu thập và lưu trữ một lượng
dữ liệu khổng lồ.

2. Lịch sử hình thành
Trong các tư liệu về IoT, người ta thường nhắc đến một chiếc máy bán nước
giải khát tự động tại trường Đại học Carnegie Melon (Mỹ) vào đầu những năm
1980 như là một thiết bị đầu tiên mở màn cho xu hướng này, chiếc máy được lập
trình để có thể kết nối với người điều khiển qua Internet, nhằm kiểm tra tình trạng
của máy và bổ sung nước khi cần thiết mà không cần sự tiếp xúc kiểm tra trực tiếp.
Sau đó, khái niệm Internet of Things chỉ thực sự được đưa ra vào năm 1999,
khi mà người ta bắt đầu nhận thấy tiềm năng của xu hướng này, bên cạnh việc
4


mạng Internet cũng như nhiều rào cản về mặt khoa học công nghệ đã dần được
khai phá. Cụm từ này được đưa ra bởi Kevin Ashton vào năm 1999. Ông là một
nhà khoa học đã sáng lập ra Trung tâm Auto-ID ở đại học MIT, nơi thiết lập các
quy chuẩn tồn cầu cho RFID (một phương thức giao tiếp khơng dây dùng sóng
radio) cũng như một số loại cảm biến khác. IoT sau đó cũng được dùng nhiều trong
các sản phẩm đến từ các hãng và nhà thiết kế.
Theo lịch sử, IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công
nghệ vi cơ điện tử và Internet. Đến năm 2014, Internet of Things khẳng định được
bước tiến của mình nhờ sự hội tụ của nhiều cơng nghệ, bao gồm truyền tải vô
tuyến hiện diện dầy đặc, phân tích dữ liệu thời gian thực, học máy, cảm biến, và hệ
thống nhúng. Điều này có nghĩa là tất cả các dạng thức của hệ thống nhúng cổ
điển, như mạng cảm biến không dây, hệ thống điều khiển, tự động hóa đều đóng
góp vào việc lịch sử phát triển của IoT.
Tại Việt Nam, một số công ty công nghệ trong đó có EZLINK

Technologies đã bắt đầu tiên phong nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm về
Internet of Things vào những năm đầu thập kỷ 2010. Và cho đến nay tại Việt Nam,
IoT trở nên “hot” hơn bao giờ hết và được các công ty đại gia công nghệ đầu tư
nhân sự và hạ tầng cho việc phát triển sản phẩm và thiết bị IoT.
3. IOT vận hành như thế nào?
Các thuật ngữ như Internet of Things hay M2M có lẽ khơng q xa lạ với dân
IT. Có rất nhiều cách định nghĩa về IoT và trên thực tế đây là một cụm từ khá trừu
tượng nên khơng ít người không biết IoT hoạt động thế nào. Chúng ta hãy cùng đi
tìm lời giải đáp.
Ban đầu, các chuyên gia sẽ tương tác với các tiện ích để cài đặt những thiết bị
IoT, cung cấp cho các thiết bị đó những hướng dẫn, cách lấy dữ liệu. Các thiết bị sẽ
tự hoạt động trong hầu hết các khâu mà không cần tới sự can thiệp của con người.
Cụ thể, ngày nay IoT được áp dụng trong mọi mặt:
➢ Một bối cảnh giả định điển hình sẽ diễn ra như sau: Khi chúng ta bước gần
về đến cửa nhà, cơ chế điều khiển tự động tích hợp trong chìa khóa
(hoặc điện thoại, smartwatch) của chúng ta sẽ tự động mở cửa từ xa. Khóa
cửa sẽ gửi tín hiệu khơng dây đến hệ thống mạng nội bộ trong nhà, trước hết
là khiến đèn cửa và hàng lang được kích hoạt. Hệ thống điều hòa, vốn đã
chuyển sang trạng thái chờ khi chúng ta rời đi, sẽ tiếp tục hoạt động trở lại.
Theo một số cài đặt sẵn, thậm chí máy pha cà phê sẽ có thể tự động được
kích hoạt để chuẩn bị sẵn 1 tách cà phê thơm phức ngay khi ta bước chân
vào phòng khách. Mọi thiết bị trong một smart house sẽ giao tiếp và hoạt
động một cách hài hịa, từ đó đưa chúng ta đến một định nghĩa đơn giản nhất
5











cho IoT: “Một hệ sinh thái IoT thực sự là một thế giới trong đó mọi thiết bị
đều có thể phối hợp được với nhau”.
Cịn ở những địa điểm cơng cộng thì như thế nào? Lấy việc đỗ xe làm ví dụ.
Nhiều thành phố trên thế giới hiện đã bắt đầu sử dụng hệ thống cảm biến của
hãng Streetline trên các ơ đỗ xe dọc các tuyến đường của mình. Các bác tài
sẽ có thể sử dụng phần mềm trên điện thoại di động để tìm thơng tin về các
vị trí cịn trống. Hãng này mới đây cịn bổ sung thêm tính năng cảm ứng âm
thanh và nhiệt độ bề mặt cho các sản phẩm của mình để giúp chính quyền
thành phố các nước châu Âu lạnh giá quyết định thời điểm sử dụng muối
trên bề mặt đường (giúp cải thiện tình trạng băng giá trơn trượt).
Bên cạnh đó Xe hơi tự lái và tự đỗ - Tesla đã làm được rất nhiều việc để
giúp đỡ các bác tài. Và cũng có rất nhiều ứng dụng ngồi kia đang thu thập
thông tin về những bãi đỗ xe lân cận và sử dụng chúng để nói cho người lái
xe biết nơi có chổ đỗ xe trống. Nó khơng phải là khơng tưởng để kết nối dữ
liệu này trực tiếp đến chiếc xe có khả năng tự đỗ và tiềm năng là chiếc xe sẽ
tìm ra một chổ đỗ và tự đỗ xe bằng khả năng của nó mà khơng có sự can
thiệp nào từ người lái xe. Và hoàn toàn bạn có thể lái một chiếc xe với bộ
cảm ứng tích hợp cảnh báo tài xế khi bánh xe xẹp. Và khi lái xe trên đường,
người ta đang bắt đầu tận dụng các cảm biến có sẵn trên đa số trên điện thoại
thông minh để theo dõi độ gập ghềnh của đường. Tất cả những gì người ta
cần là một phần mềm trên thiết bị di động để tính tốn kết quả thu được từ
các cảm biến này và kết luận về tình trạng đường.
Trong nhà các bạn sẽ là một tủ lạnh thông minh. Chúng ta sẽ mua các mặt
hàng rau củ online và công ty cung cấp sẽ đưa đến tận nhà. Tuy nhiên thay
vì ngồi từ PC lục lọi từng trang web, ta sẽ làm việc với giao diện của tủ lạnh
thông minh do nhà sản xuất thiết kế sẵn – kết nối với các kênh phân phối đã

được kiểm định và thậm chí các mặt hàng rau củ sẽ có ID rõ ràng. Chưa hết,
chiếc tủ sẽ biết được bên trong nó cịn những gì thơng qua các khay có cảm
biến trọng lượng, cũng như theo dõi được thời hạn sử dụng của từng sản
phẩm thông qua ID. Dĩ nhiên, trong tương lai, các nhà sản xuất thậm chí sẽ
phải cung cấp cho người dùng các tùy chọn như nhập thêm các cửa hàng
quen vào danh sách (miễn sao cửa hàng đó có kênh kết nối trực tuyến), tự
động hóa việc đặt hàng mỗi cuối/đầu tuần hay thậm chí là cung cấp thơng tin
dinh dưỡng của từng chủng loại thực phẩm.
Còn về vấn đề theo dõi và chăm sóc sức khỏe thì sao nhỉ? Khi kết hợp với
một số thiết bị theo dõi tình trạng y tế, chẳng hạn các vòng tay theo dõi sức
khỏe khá phổ biến hiện nay hay cân điện tử, tủ lạnh sẽ hiện thơng báo cảnh
báo về tình trạng cân nặng, hay đường huyết mỗi khi một “bệnh nhân” mở tủ
lấy ra que kem thứ...3 trong ngày. Khi mới xuất xưởng, các vịng tay hay cân
điện tử này có thể vốn chưa được thiết kế để gửi thông tin cho tủ lạnh.
6


Nhưng một phần mềm trên di động, hay trên home server trong nhà, hay trên
một dịch vụ đám mây thậm chí là phần mềm được viết trên chính OS của tủ
lạnh đó, có thể được thiết kế để tổng hợp thông tin từ tất cả các nguồn này
và tiến hành yêu cầu tủ lạnh gửi cảnh báo cho người dùng. Và khi bạn đang
được bác sĩ điều trị cho dùng thuốc thì có những Chai đựng thuốc thơng
minh. Những chai thuốc này theo dõi việc sử dụng thuốc của bạn, không chỉ
để chắc chắn rằng bạn đã dùng đúng liều, mà còn cho bác sĩ của bạn biết khi
bạn cần nhiều hơn. Và trong đó, những viên thuốc thơng minh, cung cấp cho
bác sĩ những thông tin tốt hơn về sức khỏe của bạn và hiệu quả của quá trình
điều trị đang diễn ra.
Nếu chúng ta suy nghĩ theo các định hướng xưa cũ, trong thế giới mà đầu
DVD phải nối với TV bằng cáp, và phải là cáp đúng chủng loại, cắm đúng vị
trí.v.v. Việc kết nối giữa thiết bị y tế, cân điện tử và… tủ lạnh ở trên nghe có vẻ

khó tin. Nhưng trong thế giới IoT, các lập trình viên sẽ có khả năng kết nối hầu
như mọi loại thiết bị được sản xuất hướng tới hệ sinh thái này với nhau, từ đó tạo
ra những chức năng hồn tồn mới mà trước đó có thể chúng ta chưa từng nghĩ tới.
Rõ ràng, Internet of Things có thể thay đổi hồn tồn cách sống của con
người trong tương lai. Khi mọi thứ đã được “Internet hóa”, người dùng hồn tồn
có thể điều khiển chúng từ bất cứ đâu, chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối
Internet. Sở hữu những thành tựu trong lĩnh vực này nghĩa là bạn đang nắm giữ
trong tay chìa khóa thành cơng của mọi thời đại. Internet of Things chính là xu
hướng của tương lai.

4. Lĩnh vực nghiên cứu
Lĩnh vực nghiên cứu quan trọng đầu tiên liên quan đến IoT là vấn đề đạo
đức thông tin (ethics of information). Các doanh nghiệp của thời đại công nghệ
thông tin hưởng lợi trực tiếp từ việc sở hữu và thu thập thông tin từ người dùng, kể
cả những thông tin riêng tư mà người dùng có thể khơng biết mình đang sở hữu,
hoặc khơng biết đang bị thu thập cho mục đích phân tích nhằm giúp doanh nghiệp
đạt doanh thu cao hơn. Khi những thông tin nhạy cảm như dáng đứng, dáng ngồi,
lịch trình đi vệ sinh, hay thói quen ăn uống đều được thu thập, mã hóa và mang đi
phân tích vì những mục đích mà người tiêu dùng khơng hề được biết đến, việc
nghiên cứu ứng dụng IoT không chỉ thay đổi cách con người sống cuộc sống hiện
đại, mà còn thay đổi cách con người hiểu về bản thân, về xã hội, về quan hệ chính
trị và triết lý giữa họ và thế giới quan của họ.
Thứ hai là nghiên cứu kỹ thuật. Nghiên cứu kỹ thuật cho IoT rất phức tạp và
mang tính chun mơn cao, đơn cử như nghiên cứu xác định tần số vô tuyến (radio
frequency identification), nghiên cứu khắc phục va chạm và nhiễu các nút thông tin
7


(collisions and interferences among nodes), kỹ thuật địa phương hóa (localisation),
an ninh mạng (security), và đặc biệt là IPv6 – giao thức liên mạng thế hệ 6 – nhằm

tăng số lượng địa chỉ Internet toàn cầu lên 2128 địa chỉ, với chuỗi địa chỉ 128 bit
thay cho 32 bit như phiên bản IPv4 (Xia et al 2012).
Thứ ba là nghiên cứu ứng dụng. Có thể chia lĩnh vực ứng dụng của IoT có
thể được chia làm bốn nhóm chính: nhóm giao thơng vận tải và hậu cần, nhóm
chăm sóc sức khỏe, nhóm mơi trường thơng minh (nhà ở, văn phịng, nhà máy), và
nhóm cá nhân – xã hội (Atzori, Iera & Morabito 2010). Về mặt khả thi, ứng dụng
của IoT cịn có thể được chia theo hai nhóm chính: nhóm hiện hữu và nhóm tương
lai. Các ứng dụng hiện hữu là những ứng dụng phù hợp với trình độ khoa học kỹ
thuật sẵn có, và các ứng dụng tương lai là những ứng dụng mang tính viễn cảnh mà
khoa học kỹ thuật hiện tại chưa đủ khả năng thực hiện.

5. Vai trị và lợi ích của IOT
"The Internet of Things has the potential to change the world, just as the
Internet did. Maybe even more so."
(Kevin Ashton, 2009)

Thật vậy, IoT ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống hiện nay:
Trong giao thông vận tải và hậu cần, tiềm năng của IoT nằm ở công nghệ cảm
ứng trang bị ở mặt đường hoặc phương tiện xe máy, ô tô, tàu điện, xe buýt; tất cả các
vật thể này đều có thể đóng vai trị máy thu nhận và truyền dữ liệu nhằm giúp cung
cấp thơng tin kịp thời và chính xác nhất về tình hình giao thơng cho người tham gia
giao thông. Đối với công tác hậu cần và chuyển giao hàng, điều này mang lại ý nghĩa
kinh tế rất lớn. Ngồi ra, việc tiến hành xe khơng người lái với hệ thống IoT mang
tính chính xác và an tồn cao hơn khi từng thông tin nhỏ nhất về những chuyển động
trên mặt đường và chuyển động của các phương tiện di chuyển lân cận được thu thập
và phân tích theo thời gian thực. Việc xử phạt vi phạm giao thơng, do đó, cũng có thể
được thực hiện một cách hiệu quả, cơng bằng, và chính xác.
Trong chăm sóc sức khỏe, việc biến bác sĩ và bệnh nhân thành những điểm thu
thập dữ liệu với công nghệ theo dõi (tracking), kết hợp với công nghệ xác định
(identification) và nhận dạng (authentication), có thể giảm thiểu nguy cơ sai sót trong

quá trình khám chữa bệnh, như cho/uống nhầm thuốc, nhầm liều, sai thời gian, sai quy
cách. Khi từng hành vi của bác sĩ, y tá cũng như bệnh nhân đều được theo dõi và số
hóa thành dữ liệu để phân tích, cơng việc khám chữa bệnh sẽ mang tính chính xác cao
hơn.
8


Trong việc xây dựng môi trường thông minh, nhiều tiềm năng của IoT đã được
phát triển mạnh mẽ với mục đích thương mại. Các sản phẩm thơng minh trong gia
đình có thể tự thay đổi nhiệt độ phịng tùy theo cảm ứng nhiệt độ ngồi trời hoặc theo
ý thích của người dùng, thay đổi độ sáng của phòng theo thời gian trong ngày, điều
chỉnh lượng tiêu thụ điện của các thiết bị trong gia đình một cách phù hợp theo hệ
thống vi tính theo dõi giá điện lên xuống trong ngày nhằm giảm chi phí điện.
Trong phạm trù cá nhân và xã hội, IoT có thể giúp thúc đẩy việc kết nối con
người với con người ngày càng mạnh mẽ hơn nữa. Tiềm năng của lĩnh vực công nghệ
nhận dạng tần số vơ tuyến trong ngày có thể bao gồm việc tự động cập nhật các hoạt
động sinh hoạt lên mạng xã hội Twitter. Như đã nói ở trên, những khả năng này mang
đến nhiều lo ngại và nguy cơ tiềm ẩn đến đạo đức thông tin trong môi trường dữ liệu
ngày càng nhiều lên, và ngày càng nhanh hơn. Một tiềm năng khác cho công nghệ này
là việc người dùng có thể tìm lại và sống lại một cách chính xác lịch sử sinh hoạt của
mình vào một thời điểm bất kì trong q khứ, cũng như có thể giúp người dùng tìm lại
được chính xác những vật thể họ đã đánh mất, hoặc đặt nhầm ở đâu đó.

Như vậy, IoT mang lại rất nhiều những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp như:









Ứng dụng vào việc giám sát quá trình kinh doanh
Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Tiết kiệm thời gian và tiền bạc
Nâng cao năng suất của nhân viên
Tích hợp và điều chỉnh mơ hình kinh doanh
Đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn, giúp tăng doanh thu
Với IoT các công ty sẽ suy nghĩ lại cách họ tiếp cận doanh nghiệp, thị
trường và cung cấp cho họ các công cụ để cải thiện chiến lược kinh doanh.

Đối với các cá nhân, IoT cũng mang đến nhiều lợi ích khác nhau:




Giúp giám sát và bảo vệ tài sản
Tự động thực hiện các công việc thường ngày
Giúp cuộc sống trở nên thoải mái và an toàn hơn

6. Nhược điểm của IOT
Mặc dù tại Việt Nam việc sở hữu những thiết bị sản xuất trên nền tảng IoT
còn rất hạn chế nhưng đối với các quốc gia khác thì đó lại là một điều khá phổ
biến. Ta có thể kể đến nước Úc, tại đây có ít nhất 40% hộ gia đình có sở hữu thiết
9


bị IoT trong nhà. Đó có thể là tủ lạnh, rèm cửa sổ, ổ khóa, … IoT thực sự có thể
dẫn đến hiệu quả hơn cho cuộc sống hàng ngày tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho
thấy người dùng có nhiều rủi ro khi sử dụng các thiết bị IoT, từ việc bị tiết lộ thông

tin cá nhân đến những thương tích hay các vấn đề khác với những thiết bị này.
Hiện tại chưa có sự xuất hiện của những luật lệ nhằm giải quyết các vấn đề
liên quan đến IoT hay các luật bảo vệ người tiêu dùng khi giao dịch với các thiết bị
IoT vì vậy chúng ta cần phải cân nhắc và tìm hiểu thật kĩ khi quyết định sử dụng
các thiết bị thông minh này.
Một số vấn đề nổi bật đáng quan tâm như:
Thiết bị có thể trở thành những “gián điệp”
Nhiều nhà sản
tỏ ra ít quan tâm tới việc
của khách hàng. Thậm
còn kiếm lợi nhuận từ
người sử dụng. Ta có thể
ty Vizio đã phải đồng ý
phạt cho các nhà chức
cáo buộc không nhận
người dùng nhưng vẫn
theo dõi thói quen xem TV của họ.

xuất các thiết bị IoT
bảo vệ quyền riêng tư
chí một số ít nào đó
những dữ liệu của
kể đến vụ việc cơng
thanh tốn khoản
trách Hoa Kỳ khi bị
được sự đồng ý của
sử dụng các dữ liệu

Hay tiêu biểu một vụ việc gắn liền với trẻ nhỏ khi các đồ chơi có thể ghi lại
tất cả các dữ liệu của người dùng và truyền tải dữ liệu đó về cho một bộ máy trung

tâm nào đó. Những con búp bê có thể ghi lại tồn bộ những lời nói mà trẻ nhỏ nói
với chúng rồi chia sẻ những dữ liệu đó cho cơng ty quản lí, họ thu thập và dùng
những dữ liệu này cho hàng loạt các mục đích khác nhau.
Các thiết bị IoT bị tấn cơng
Những thiết bị đồ chơi như trên có những lỗ hổng bảo mật được khai thác để
gây thiệt hại cho cả thể giới vật lí và thế giới “ảo”. Các thiết bị IoT đã từng tham gia
vào các cuộc tấn công. Các trang web tràn ngập lưu lượng truy câp cho đến khi
chúng sụp đổ. Hay có thể kể đến các cuộc tấn công tại công ty Dyn hay các nhà
nghiên cứu bảo mật Brian Krebs phần lớn được thúc đẩy bới các thiết bị IoT. Những
thiết bị IoT bị tấn công cũng gây nguy hiểm cho bản thân người sử dụng. Năm 2015
Fiat Chrysler đã phải thu hồi 1.4 triệu chiếc xe khi các nhà nghiên cứu chứng minh
việc họ có thể đột nhập vào hệ thống xe thông minh từ xa đề điều khiển hệ thống
phanh, lái và truyền tải.
10


Thiết bị khơng được sở hữu hồn tồn thậm chí bạn đã trả tiền để mua chúng.
Hầu hết các thiết bị IoT đều có một số phần mềm và các thiết bị sẽ khơng hoạt
động đúng cách thậm chí khơng hoạt động khi khơng có nó. Các phần mềm được
cấp phép chứ thường không được bán, các điều kiện áp đặt thơng qua thỏa thuận cấp
phép có thể gây cản trở việc sửa chữa, điều chỉnh hay bán lại thiết bị của người dùng.
Điều này làm giảm tính cạnh tranh cho các nhà cung cấp khi người tiêu dùng bị bắt
buộc phải dùng một thương hiệu hay một nhà cung cấp để tạo tính tương thích cho
các thiết bị.
Thiết bị nắm được điểm yếu của bạn.
Các thiết bị IoT có khả năng thu thập dữ liệu thân mật hơn các thiết bị trước
đó. Dữ liệu này khơng những tạo nên các hồ sơ mà cịn có thể dự đốn hành vi người
dùng. Ta đã từng biết đến việc
chiếc điện thoại thơng minh có
thể được sử dụng để phát hiện

tâm trạng, mức độ căng thẳng
của người dùng thì đối với các
thiết bị IoT có thể thu thập dữ
liệu một cách thân mật hơn nữa.
Ta có thể thấy minh chứng khi
một nhà máy sản xuất máy rung
không dây bị cáo buộc thu thập
dữ liệu khơng có sự đồng ý của người dùng. Hồ sơ người tiêu dùng có thể được sử
dụng để phân tích hành vi, nhà sản xuất có thể bán sản phẩm vào những thời điểm ý
chí tiêu dùng khách hàng cao.
Các thiết bị khơng có tính bền vững.
Nhiều sản phẩm IoT là các sản phẩm phần mềm, phần cứng và dịch vụ phức
tạp, thường được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp. Quyền của bạn là gì khi mọi thứ
xảy ra sai, và người nào tốt nhất để sửa chữa nó cho bạn, điều đó có thể khó tìm ra.
Ngay cả khi bạn biết và tin tưởng nhà cung cấp của bạn, họ cũng có thể khơng tồn
tại mãi mãi. Và khi họ đi, dịch vụ cần thiết cho sản phẩm của họ có thể biến mất.
Một ví dụ đơn giản: Revolv, một nhà sản xuất thiết bị tự động hóa tại nhà, đã bị đóng
cửa sau khi cơng ty được mua lại bởi Nest. Nest từ chối hỗ trợ các sản phẩm của
Revolv và họ ngừng hoạt động chưa đầy hai năm sau khi được phát hành.
Pháp luật có thể khơng bảo vệ người dùng.
Nhiều thiết bị IoT đặt quyền riêng tư của người tiêu dùng vào rủi ro, nhưng
luật lệ bảo mật có những hạn chế đáng kể, vì định nghĩa về "thơng tin cá nhân" rất
11


hẹp. Người tiêu dùng và nhà quản lý có thể cố gắng theo đuổi các nhà cung cấp thiết
bị theo sự bảo đảm của người tiêu dùng trong các luật hiện hành nhưng ta sẽ không
biết "chất lượng được chấp nhận" là gì khi nói đến một số thiết bị như vậy.
Người tiêu dùng phải đối mặt với những rủi ro đáng kể từ các thiết bị IoT, từ
việc sử dụng dữ liệu, đến các lỗ hổng bảo mật hay khi các thiết bị khơng cịn được

hỗ trợ. Điều quan trọng đặt ra ở đây là việc kiểm tra chặt chẽ việc bảo vệ người tiêu
dùng liên quan đến các thiết bị IoT.

7. 10 ứng dụng phổ biến hiện nay của Internet of Things
a) Smart home

Có thể nói smart home chính là ứng dụng được tìm kiếm nhiều nhất trên
google. Vậy như thế nào được hiểu là một ngôi nhà thơng minh? Bạn sẽ có thể bật
điều hịa, bình nóng lạnh trước khi về nhà hay thậm chí tắt đèn ngay khi bạn khơng
có nhà, bạn có thể mở cửa cho bạn bè vào chơi trong khi bạn vẫn còn ở cơ quan. Các
công ty đang xây dựng và sản xuất hàng loạt các sản phẩm để làm cho cuộc sống
con người đơn giản và thuận tiện hơn. Smart home chính là bậc thang mang tính
cách mạng của q trình phát triển xu hướng IoT. Sự xuất hiện của smart home được
dự đoán sẽ trở nên phổ biến như smart phone hiện nay.

12


Để sống trong một ngôi nhà thông minh như vậy chủ nhà phải bỏ ra chi phí
sở hữu nhà vơ cùng lớn. Các sản phẩm trong các ngôi nhà thông minh được dự đoán
sẽ giúp tiết kiệm thời gian, năng lượng và tiền bạc.
b) Các thiết bị đeo thông minh

Hiện nay ở nhiều nước đã xuất hiện các thiết bị đeo trên người với những tính
năng vơ cùng thơng minh như: tai nghe, các loại kính, ba lơ, vịng tay siêu thông
minh, … Những thiết bị này dần bùng nổ tại các thị trường trên toàn thế giới. Google
và Samsung là những cơng ty lớn có những khoản đầu tư khổng lồ cho việc tạo ra
các thiết bị như vậy. Các thiết bị đeo được cài đặt cảm biến và các phần mềm thu
thập dữ liệu, thông tin người dùng. Các thiết bị này bao gồm các yêu cầu về thể chất,
sức khỏe và có tính giải trí cao. Điều kiện tiên quyết cho các thiết kế này là công

suất cực thấp và kích thước nhỏ gọn, có tính thẩm mỹ cao.
c) Những chiếc ô tô được kết nối

13


Các nhà sản xuất ô tô đã bước qua giai đoạn tập trung vào việc tối ưu hóa các
chức năng nội bộ của một chiếc xe. Giờ đây họ quan tâm đến việc tối ưu hóa sự hài
lịng của người sử dụng với việc nâng cao trải nghiệm trong xe hơi.
Một chiếc xe được kết nối là chiếc xe có khả năng tối ưu hóa hoạt động, bảo
trì cũng như sự thoải mái của khách hàng khi sử dụng. Các thương hiệu lớn như
BMW, Tesla, … đang nỗ lực cho cuộc cách mạng tiếp theo của ngành sản xuất ô tô.
d) Internet công nghiệp

Industrial Internet là tiếng vang mới trong
ngành công nghiệp, được gọi tắt là IIoT
(Industrial Internet of Thing). IIoT hỗ trợ kĩ thuật
công nghiệp với các cảm biến, phần mềm lớn để
tạo ra những cỗ máy vô cùng thơng minh. Máy
móc sẽ có tính chính xác và nhất quán hơn con
người trong giao tiếp thông qua dữ liệu. Từ
những dữ liệu thu thập được giúp các công ty,
nhà quản lí giải quyết các vấn đề sớm hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
IoT có tiềm năng lớn về kiểm sốt chất lượng và tính bền vững. Những ứng dụng
trao đổi thông tin giữa nhà cung cấp, nhà phân phối và nhà bán lẻ về thơng tin hàng
hóa, hàng tồn kho sẽ làm tăng hiệu quả chuỗi cung ứng.
e) Smart city

Thành phố thông minh là một
ứng dụng của IoT tạo được sự tị mị

của đơng dảo người dân. Giám sát
thơng minh, vận chuyển tự động, hệ
thống quản lý năng lượng thông minh
hơn, phân phối nước, an ninh đô thị
và giám sát mơi trường tất cả là ví
dụ về internet của các ứng dụng
cho thành phố thông minh. IoT giúp
giải quyết các vấn đề gặp phải tại
các thành phố lớn đó là ô nhiễm môi
trường, tắc nghẽn giao thông và thiếu năng lượng. Một ví dụ có thể kể đến của các
thiết bị được sử dụng truyền thông di động như: thùng rác thông minh, chúng sẽ gửi
cảnh báo đến bộ phận vệ sinh môi trường khi cần dọn sạch.
Bằng cách cài đặt ứng dụng và dùng các thiết bị thông minh chúng ta hồn
tồn có thể dễ dàng tìm thấy các cây xăng, siêu thị, quán ăn hay thậm chí là những
14


bãi gửi xe miễn phí. Ngồi ra hệ thống điện cũng được bảo vệ bởi các cảm biến sẽ
giúp phát hiện nhanh chóng các vấn đề gây nhiễu, trục trặc, hay các vấn đề về lắp
đặt.
f) IoT trong nông nghiệp

Với sự gia tăng liên tục của dân số
đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng
lương thực tăng lên nhiều lần. Nơng
dân có thể áp dụng các kỹ thuật mới,
cơng nghệ tiên tiến để tăng sản lượng
sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp
thơng minh có thể nói là lĩnh vực phát triển nhanh nhất với IoT.
Những thông tin người nông dân thu được giúp họ có những quyết định đầu tư sáng

suốt tránh tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” như hiện nay. Cảm biến
độ ẩm, chất dinh dưỡng của đất, mức độ hấp thụ nước góp phần quan trọng vào việc
kiểm soát sự tăng trưởng của cây trồng giúp người gieo trồng có thể xác định, tùy
chỉnh lượng phân bón cần thiết.
g) Bán lẻ thơng minh

IoT tạo nên một sự kết nối mật thiết giữa nhà bán lẻ
với khách hàng giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng
khi đến với cửa hàng. Tiềm năng phát triển IoT trong lĩnh
vực bán lẻ là vô cùng lớn.
Smart phone là thiết bị phổ biến nhất được sử dụng để các nhà bán lẻ duy trì
kết nối với khách hàng của mình khi khách hàng đến với cửa hàng hay thậm chí ngay
cả khi họ ra khỏi cửa hàng. Tương tác qua điện thoại và việc sử dụng các công nghệ
giúp cho các nhà bán lẻ phục vụ khách hàng tốt hơn, thay đổi cách bài trí cửa hàng
cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.
h) Năng lượng

Mạng lưới điện trong vài năm tới sẽ trở nên thông minh và đáng tin cậy hơn.
Khái niệm lưới điện thông minh đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

15


Dữ liệu được thu thập một cách tự động để phân tích hành vi tiêu dùng điện
của người dùng và nhà cung cấp để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng điện. Lưới
điện thông minh giúp phát hiện nguồn ngắt điện thơng minh ở cấp độ các hộ gia
đình.

i) Sức khỏe


Đây có thể nói là một lĩnh vực chưa được khai phá hết của Internet of Things bởi
những ứng dụng khơng ngờ mà nó mang lại. Một hệ
thống chăm sóc sức khỏe được kết nối cùng các thiết bị
y tế thông minh mang lại tiềm năng to lớn cho các cơng
ty đầu tư sản xuất. IoT trong chăm sóc sức khỏe giúp
mọi người có cuộc sống khỏe mạnh hơn bằng việc đeo
các thiết bị kết nối. Các dữ liệu thu thập được giúp phân
tích sức khỏe của người dùng thiết bị kết nối và nhà cung cấp, sản xuất sẽ có được
những thiết kế để chống lại bệnh tật.
j) IoT và chăn nuôi gia cầm, sản xuất nông trại.

Kiểm sốt các khâu trong quy trình chăn ni giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Sử
dụng các cơng cụ IoT để thu thập dữ liệu về sức khỏe của gia súc, các chủ trang trại
có thể biết sớm về bệnh tật của động vật giúp ngăn ngừa số lượng lớn các gia súc bị

16


bệnh bởi virus lây lan. Với những dữ liệu thu thập được cũng giúp chủ trang trại tăng
nhanh được sản lượng gia súc, gia cầm.

17


PHẦN 3:
TỔNG KẾT

18



1. Tương lai và hướng phát triển của IOT tại Việt Nam
Mặc dù đã manh nha từ lâu nhưng kỷ nguyên Internet of Things chỉ thực sự
được sự được chú ý và bùng nổ trong những năm gần đây, sau sự phát triển của
smartphone, tablet và những kết nối không dây, … Và ngay sau khi nhận được sự
chú ý của cộng đồng, IoT đã cho thấy tiềm năng của mình với những số liệu đáng
kinh ngạc. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, xu hướng IoT trong tương lai sẽ
phát triển rất mạnh:





Bain & Company dự kiến doanh thu phần cứng và phần mềm IoT hàng năm
sẽ vượt quá 450 tỷ đô la vào năm 2020.
McKinsey & Company ước tính IoT sẽ có tác động 11,1 nghìn tỷ đơ la vào
năm 2025.
IHS Markit tin rằng số lượng thiết bị IoT được kết nối sẽ tăng 12% mỗi năm
để đạt 125 tỷ vào năm 2030.
Gartner đánh giá rằng 20,8 tỷ thứ được kết nối sẽ được sử dụng vào năm
2020, với tổng chi tiêu cho các thiết bị và dịch vụ IoT đạt 3,7 nghìn tỷ đơ la.

Tại Việt Nam IoT đã được ứng dụng từ lâu dưới các hình thức tự động hóa như
hệ thống điều khiển đèn giao thông, hệ thống tưới tiêu tự động, … Tuy nhiên chỉ
đến những năm gần đây thì khái niệm IoT tại Việt Nam mới được nhắc đến nhiều
thông qua các hội thảo, hội nghị về xu hướng công nghệ của Cisco, Intel, Hội Tin
học TP HCM và một số công ty trong nước như Mobiphone, DTT, Sao Bắc Đẩu.
Trước đó, IBM có chiến dịch “Hành tinh thơng minh hơn” và nhấn mạnh vào các
thành phố thơng minh trong đó Đà Nẵng được chọn thực hiện thí điểm này từ năm
2012-2013.
Ở thời điểm hiện tại Việt Nam đang có rất nhiều cơng ty tập trung phát triển

giải pháp và sản phẩm công nghệ thơng minh với nền tảng IoT. Có thể kể đến những
cái tên quen thuộc và được thị trường dần đón nhận trong thời gian vừa qua như:
Lumi, BKAV, SmartHome, …Một điểm chung dễ nhận thấy ở các nhà cung cấp này
là họ tập trung vào thiết bị nhà ở thông minh (SmartHome) hướng tới đối tượng
khách hàng là những người sẵn sàng bỏ chi phí để tiện dụng hóa các hoạt động trong
gia đình. Các sản phẩm này được đầu tư khá bài bản về mặt hình thức nhằm giúp
cho căn nhà trở nên sang trọng hơn.
Dự tính trong tương lai IoT tại Việt Nam sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ khi
ngày càng có nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai những dự án về IoT. IoT
19


mang lại một cơ hội doanh thu cho rất nhiều ngành và những giải pháp đó bắt đầu
thương mại hóa với tốc độ rất nhanh. Ngành dịch vụ tiện ích, giao thơng, tịa nhà
thơng minh và các ngành bán lẻ là những ngành đi đầu trong việc ứng dụng IoT.
Và để có thể triển khai IoT thành cơng và bền vững cần phải cân nhắc đến bốn yếu
tố đó là nền tảng phần mềm, hệ sinh thái giữa các ngành, quy trình chuẩn hóa về
cơng nghệ và giải quyết được những lo lắng của khách hàng liên quan đến đảm bảo
tính riêng tư và an tồn.
Tuy đạt được một số thành tựu bước đầu, nhưng hệ sinh thái Internet kết nối
vạn vật (IoT) của Việt Nam đang tồn tại một số bất cập như: chưa có ứng dụng IoT
thực sự nào có ảnh hưởng mạnh đến đời sống xã hội; thị trường IoT tuy “nóng”,
nhưng nhà cung cấp phần cứng và phần mềm chủ yếu vẫn là đối tác nước ngoài...

Hệ sinh thái IoT tại Việt Nam.

2. Một số kiến nghị
Nhìn chung, tồn cảnh hệ sinh thái IoT Việt Nam đang từng bước được hồn
thiện, bước đầu đã có một số ứng dụng IoT được triển khai. Tuy nhiên, để khai thác
tiềm năng phát triển, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp cơ bản:

➢ Một là, hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, trong đó nhấn
mạnh vai trị của nhà nước trong việc kiến tạo những điều kiện hỗ trợ và thúc
đẩy tác động kinh tế của ngành công nghiệp IoT trong các lĩnh vực; xây dựng
hạ tầng cơ sở về mạng truyền thông với thế hệ 5G; xây dựng và thống nhất
tiêu chuẩn IoT; tăng cường bảo mật, an toàn, an ninh, cho IoT.
➢ Hai là, cần có một lộ trình, chính sách chung cho toàn bộ các thành tố của hệ
sinh thái IoT để các bên cùng “bắt tay nhau” phát triển. Có thể nói các vấn đề
20


nghiên cứu và phát triển về IoT bao phủ trong một phạm vi rất rộng. Nó khơng
chỉ giới hạn trong phạm vi một kỹ thuật cụ thể nào đó của công nghệ thông
tin và truyền thông mà bao trùm gần như tồn bộ các lĩnh vực từ cơng nghệ
phần cứng, phần mềm, công nghệ kết nối truyền thông, quản lý mạng, cơ sở
dữ liệu. Khơng những thế, nó cịn liên quan tới các kỹ thuật, công nghệ thuộc
các lĩnh vực khác như tự động hóa, cơ khí chính xác, cơng nghệ về môi
trường, nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác. Do vậy để thực hiện
được những mục tiêu mà IoT hướng tới địi hỏi phải có sự hợp tác nghiên cứu
trong nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra, để tạo ra các
nền tảng, ứng dụng dịch vụ IoT mang tính tổng thể, hồn chỉnh trong thực
tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cần khởi tạo một hệ sinh thái sáng tạo hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua hợp tác với các đối
tác tồn cầu để định chuẩn. Thơng qua các vườn ươm cơng nghệ, cần có chính
sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp của khu vực và thế
giới tham gia nhằm phát huy thế mạnh của nguồn nhân lực và tận dụng chi phí
sản xuất thấp tại Việt Nam.
➢ Ba là, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài trong xây dựng hệ thống quốc gia
nghiên cứu và phát triển về IoT. Một số nước trong khu vực, trong đó có
Trung Quốc đã hình thành một Hệ thống quốc gia nghiên cứu và phát triển về
IoT, là kết quả của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 13 giai

đoạn 2016-2020. Hệ thống đó bao gồm các doanh nghiệp như các tổng đài và
các nhà phân phối cung cấp các hoạt động và phát triển hệ thống của IoT. Các
trường đại học và viện nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu các công nghệ
chủ chốt và các tổ chức tiêu chuẩn chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cho
IoT trong toàn quốc. Đến nay, nền công nghiệp dựa trên IoT của Trung
Quốc đã được hình thành và tập trung ở các vùng ven biển cũng như một
số vùng thuộc miền trung và tây nước này [4].
➢ Bốn là, để xây dựng lợi thế cạnh tranh, Chính phủ đóng vai trị khơng thể thiếu
trong việc tạo ra một số dự án tiên phong để nâng cao năng lực cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo ra sức cạnh tranh trên tới thị trường nội địa, cũng
như hướng thị trường quốc tế. IoT đang trong giai đoạn đầu phát triển, chưa
được định hình hồn tồn, đặc biệt là các chuẩn trong kết nối, bảo mật và
số lượng thiết bị IoT cho thị trường Việt Nam còn ở mức thấp, chưa đủ
hấp dẫn để các hãng quốc tế tập trung cung cấp giải pháp tồn diện. Trong bối
cảnh đó, chúng ta cần tính đến việc tham gia chuỗi giá trị IoT. Điều này đòi
hỏi các ngành, các cấp và doanh nghiệp cần vào cuộc một cách chủ động, tích
cực.

3. Kết luận

21


Internet of Things thực sự đang trở thành tương lai của hệ sinh thái cơng
nghệ trên tồn thế giới bởi nó chính là tấm gương rõ nét nhất phản ánh sự phát
triển của cơng nghệ hiện nay, do đó IoT đã nhận được sự quan tâm phát triển đặc
biệt từ rất nhiều tổ chức, công tu công nghệ lớn nhất, cho đến sự hưởng ứng, định
hướng phát triển từ chính phủ của nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng không ngoại
lệ trong sự phát triển đó. Hưởng ứng sự phát triển của IoT cũng đồng nghĩa cới
việc chúng ta sẽ cần đẩy mạnh hơn tốc độ phát triển công nghệ tại nước nhà, mang

lại nhiều cơ hội hơn cho sự phát triển chung của đất nước trong tương lai. Tuy
nhiên, điều này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ dành cho Việt Nam mà
chúng ta cần sớm xác định và vượt qua nó.
Internet of Things là một sự đột phá của cơng nghệ, nó giúp mọi thứ có thể
trở nên thông minh hơn với khả năng kết nối vô tận giúp cho con người ngày càng
thoải mái hơn trong cuộc sống này và không phải đụng tay đụng chân mọi thứ nữa.
Tuy nhiên vấn đề bảo mật vẫn là vấn đề nhức nhối và cần được phải có những biện
pháp hiệu quả hơn trong tương lai.

22


MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Shaping things (Tác giả Bruce Sterling)
2. “IoT Inc” (Bruce Sinclair)
3. />4. />5. />6. />7. “Internet of Things Database” (Hogan, Michael)
8. “The Internet of Things – Back to the Future (Presentation)”
(Sristava, Lara)
9. “The Internet of Things: Between the Revolution of the Internet and
the Metamorphosis of Objects” (Gérald Santucci)

23


×