Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận tân phú, thành phố hồ chí minh đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------

NGUYỄN VĂN TÂM

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------

NGUYỄN VĂN TÂM

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẾN NĂM 2025

Chun ngành: Kinh tế chính trị
Hướng đào tạo: Nghiên cứu
Mã số:

8310102


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LƯU THỊ KIM HOA

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025” là cơng trình nghiên cứu độc
lập của cá nhân tơi, những số liệu và trích dẫn trong luận văn là khách quan, trung thực.

Tác giả

Nguyễn Văn Tâm


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
TĨM TẮT
ABSTRACT
1. Tính cấp thiết của đề tài:……………………...…………………………….............

1


2. Tình hình nghiên cứu……………………………………………………………….

2

3. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………...

4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………….

5

5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………...

5

6. Ý nghĩa và thực tiễn của đề tài……………………………………………………..

5

7. Kết cấu luận văn…………………………………………………………………….

6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.

7

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa………………….


7

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa……………………………………………………

7

1.1.2 Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế………….

9

1.1.3 Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa………………………………………... 14
1.1.4 Những nhân tố tác động đến sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa……………... 21
1.2 Một số quan niệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa …………………….. 25
1.3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quá trình phát triển DNNVV…... 27
1.4 Kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV ở một số địa phương…………………. 32
1.4.1 Kinh nghiệm ở Huyện Bình Chánh…………………………………………….…......... 32
1.4.2 Kinh nghiệm ở Quận 9…………….…………………………………………….…......... 34
1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa…………..

35

TÓM TẮT CHƯƠNG 1…..……………………………………………………………..

37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ TỪ NĂM 2014 ĐẾN 2019……………………… 38
2.1 Khái quát chung về đặc điểm kinh tế - xã hội của Quận Tân Phú………............ 38



2.1.1 Đặc điểm tự nhiên……………………………………………………...…………...........

38

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội………………………………………………..……………….. 38
2.2 Thực trạng chính sách liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa……................... 39
2.2.1 Chính sách tín dụng………………………………………………………......................

40

2.2.2 Chính sách đất đai………………………………………………..………………............ 40
2.2.3 Chính sách hỗ trợ phát triển kinh doanh………………..……………………………..

40

2.3 Thực trạng phát triển của DNNVV trên địa bàn Quận Tân Phú……………….

42

2.3.1 Quy mô cơ cấu vốn…….…………………………………………………...……………... 42
2.3.2 Năng lực cán bộ quản lý và số lượng, chất lượng nguồn nhân lực………………… 45
2.3.3 Tình hình khoa học công nghệ………………………………………….……………….. 46
2.3.4 Mức độ liên kết hoạt động giữa các doanh nghiệp……………….…………………..

47

2.3.5 Chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường…..………………………... 47
2.4 Kết quả hoạt động của DNNVV trên địa bàn Quận Tân Phú……………...…… 48
2.4.1 Những kết quả đạt được………………………………………………….………………


48

2.4.2 Những tồn tại hạn chế và bất cập…………………………………………...………….. 49
TÓM TẮT CHƯƠNG 2…..…………………………………………………………..

54

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ ĐẾN NĂM 2025………………. 55
3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh……………………...………………….

55

3.1.1 Quan điểm, mục tiêu tổng quát…………………………………………………............

55

3.1.2 Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………………………….

58

3.1.3 Định hướng phát triển DNNVV trên địa bàn Quận Tân Phú……………………….. 59
3.2 Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận
Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh……………………………………………………..

59

3.2.1 Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước……………….……………………………………..


59

3.2.2 Nhóm giải pháp từ phía chính quyền địa phương…………………………………….. 61
3.2.2.1 Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực………………………………………

61

3.2.2.2 Giải pháp tăng cường kết nối, bảo trợ về vốn……………………………………… 62
3.2.2.3 Giải pháp khuyến khích đầu tư phát triển cơng nghệ……………………………... 63
3.2.2.4 Kết nối thông tin, thị trường và xúc tiến thương mại…………………….............. 64


3.2.2.5 Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, mặt bằng sản xuất kinh doanh……………………….. 65
3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả từ phía doanh nghiệp………………………..

66

3.2.3.1 Xây dựng tiềm lực tài chính ổn định, đủ mạnh…………………………................

66

3.2.3.2 Nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành………………………….............. 67
3.2.3.3 Chủ động nguồn nguyên liệu, đổi mới máy móc thiết bị cơng nghệ…………….. 68
3.2.3.4 Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến xuất khẩu,………………… 68
3.2.3.5 Xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh theo hướng gắn chặt…………….. 70
3.2.3.6 Chủ động xây dựng mạng lưới liên kết………………………………………........... 72
3.2.3.7 Chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất kinh doanh,………... 73
3.3 KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………..….. 72
3.3.1 Cấp Trung ương……………………………………………………………………….….


74

3.3.1 Cấp Thành phố………………………………………………………………………….…

74

3.3.2 Cấp Quận…………………………………………………………………………………... 74
TÓM TẮT CHƯƠNG 3…………………………………..……………………………..

75

KẾT LUẬN………………………………………………………………………………. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CCN: Cụm công nghiệp
CNH - HĐH: Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CN - TTCN: Cơng nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp
DN: Doanh nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
NQD: Ngoài quốc doanh
NSNN: Ngân sách Nhà nước
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội/ Tổng sản phẩm nội địa
KCN: Khu công nghiệp
KHCN: Khoa học công nghệ
KTTT: Kinh tế thị trường

KT - XH: Kinh tế - xã hội
SXKD: Sản xuất kinh doanh
UBND: Ủy ban nhân dân
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
XHCN: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 1 - 1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa…………………. 7
Đồ thị 1 - 1 Số doanh nghiệp đăng ký mới thành lập………………..……….……. 30
Bảng 2 - 1 Số lượng và quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa………………………...

42

Đồ thị 2 - 1 Số lượng DNNVV năm 2019 phân theo cơ cấu ngành nghề…………. 43
Bảng 2 - 2 Số lượng và quy mô vốn các DNNVV thành lập giai đoạn 2014-2019.. 44


TĨM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này nhằm gợi ý định hướng và đưa ra các giải pháp hiệu quả
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí
Minh (TP.HCM) đến năm 2025. Tác giả phân tích thực trạng những hạn chế trong
vịng 05 năm trở lại đây (2014 - 2019); đồng thời kết hợp với học hỏi có chọn lọc kinh
nghiệm của một số quận (huyện) thành phố Hồ Chí Minh và các bằng chứng từ dữ liệu
thống kê để đưa ra các định hướng và giải pháp trong thời gian tới. Để phát tiển có hiệu
quả và đúng hướng, tác giả đưa ra một số khuyến nghị dành cho địa phương và một số
giải pháp, trong đó, trọng tâm nhất là hồn hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và cải
cách thủ tục hành chính liên quan, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn lực tài

chính, thu hút vốn đầu tư, đồng thời chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái cũng như
trong q trình sản xuất kinh doanh.
Từ khóa: phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.


ABSTRACT
The purpose of this research is to suggest orientations and provide the effective solutions
to support the small and medium enterprises in Tan Phu district, Ho Chi Minh City until
2025. The author analyzes the true limitations within the past 5 years (2014-2019); at the
same time, combining with selective learning experiences of some districts of Ho Chi
Minh City and evidence from statistical data to give directions and solutions in the
upcoming time. In order to develop effectively and in the right direction, the author gives
some recommendations for the locality and some solutions, of which the most focus is on
improving mechanisms, policies, laws and procedure reform related administration,
improving the quality of human resources, financial resources, attracting investment
capital, at the same time focusing on protecting the ecological environment as well as in
the production and business process.
Keywords: Small and Medium Entreprise Development


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trong q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt
nam nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng đã khơng ngừng lớn mạnh cả về
chất và lượng. Sự đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đặt biệt quan trọng đối
với nền kinh tế hiện nay. Trong những năm qua, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đóng góp
cho xã hội khối lượng hàng hóa lớn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
So với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa có ưu điểm là có thể tận dụng
tất cả mọi nguồn lực tại chỗ, từ nguồn nguyên liệu, nguồn vốn cho đến nguồn lao động

đủ mọi trình độ, kể cả lao động phổ thơng và đặc biệt trong đó là tạo việc làm cho
người tàn tật, phụ nữ, những lao động dôi dư qua việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà
nước…..Chính vì vậy, việc quan tâm đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, đúng với xu thế và yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Quận Tân Phú thuộc Thành phố Hồ Chí Minh là quận nội thành việc ưu tiên đầu
tư phát triển kinh tế là một việc làm cần thiết, cấp bách hiện nay. Khẳng định tầm quan
trọng của việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong những năm qua, quận Tân
Phú đã không ngừng hỗ trợ về nhiều mặt cho khối doanh nghiệp này. Qua đó, đã tạo
lập được môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, giúp các doanh nghiệp nhỏ và
vừa có nhiều cơ hội để phát triển; đóng góp chủ yếu cho sự phát triển kinh tế của quận.
Tuy nhiên, cùng với những kết quả đạt được, do những hạn chế về quy mô nhỏ, những
yếu kém trong năng lực sản xuất, quản lý kinh doanh và khả năng cạnh tranh, những
trở ngại trong môi trường kinh doanh,…nên các doanh nghiệp này đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn và thách thức. Đó là sự cạnh tranh gay gắt, những biến động của
thị trường, giá cả nguyên nhiên liệu; sự phát triển về khoa học, cơng nghệ, quản lý
nguồn nhân lực,...Địi hỏi nhà nước và các loại hình doanh nghiệp này càng phải có sự
thay đổi tư duy, cách nghĩ và sự thích nghi nhanh chóng, đề ra các giải pháp căn bản có
chiều sâu, thực hiện tốt chủ trương, chính sách để tạo động lực mạnh mẽ, giữ vững sự
phát triển, góp phần vào bức tranh chung tăng trưởng kinh tế của Thành phố.
Để đáp ứng yêu cầu hiện nay, yêu cầu phát triển kinh tế của quận, tác giả chọn
đề tài "Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Quận Tân Phú, Thành
phố Hồ Chí Minh đến năm 2025" với mong muốn đóng góp đánh giá đúng thực trạng


2
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Tân Phú hiện nay; đề xuất một số
giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, đồng thời phát huy những ưu thế trong việc
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận.
2. Tình hình nghiên cứu:

Với vai trò quan trọng trong nền kinh tế, DNNVV là đối tượng nghiên cứu của
rất nhiều sách, báo cơng trình, đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả cả trong và ngoài
nước. Thời gian qua, ở Việt Nam liên quan đến vấn đề phát triển DNNVV đã cơng bố
nhiều cơng trình, đề tài nghiên cứu tiêu biểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhìn chung,
liên quan đến nội dung này, các cơng trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào bốn nhóm
vấn đề nghiên cứu: (1) Tập trung vào phân tích vai trò, tầm quan trọng của khu vực
doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với phát triển nền kinh tế, qua đó khẳng định tính tất yếu
của việc phải phát triển DNNVV trong chiến lược phát triển KT - XH chung của đất
nước; (2) Các nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước trong phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa, từ đó tìm ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam; (3) Tập trung đi sâu phân tích thực trạng quản
trị DNNVV ở Việt Nam trong những năm sau đổi mới kinh tế, trong thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế; (4) Các nghiên cứu một số nội dung liên quan đến hoạt động quản lý
của Nhà nước đối với DNNVV và các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước
đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có thể nêu một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
sau:
+ Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ
và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia.
Cuốn sách này trình bày những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và cơ hội, thách
thức đối với các DNNVV ở Việt Nam, thực trạng môi trường kinh doanh đối với các
DN, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam.
+ Phạm Quang Trung, Vũ Đình Hiển, Lê Thị Lan Hương (2009), Tăng cường
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Sách chuyên khảo, Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Cuốn sách trình bày lý thuyết về năng lực cạnh tranh của
DN trong điều kiện hội nhập quốc tế; thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của DNNVV trên địa bàn Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO.


3

+ Lê Anh Dũng (2003), Đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh, luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án đánh giá thực trạng phát triển
hệ thống DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1993 - 2001; từ đó đề
xuất định hướng và những giải pháp đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
+ Lê Minh Tâm (2003), Quá trình phát triển DNNVV khu vực ngoài quốc
doanh ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000: Thực trạng và giải pháp, Luận văn
Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đã đề cập đến thực trạng phát triển
các DNNVV ở khu vực ngoài quốc doanh trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2000
và từ đó đưa ra những phương hướng giải pháp phù hợp với thực tế hiện nay.
+ Phạm Minh Tuấn (2006), Hồn thiện những chính sách chủ yếu để phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận văn đánh giá thực trạng tác động
của những chính sách đến DNNVV; đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách
nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội đến năm 2010.
+ Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội. Luận án phân tích, đánh giá thực trạng DNNVV, mơi trường kinh doanh phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; đề xuất phương
hướng và một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu
quả hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Nguyễn Văn Tiến (2009), Giải pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận văn đưa ra những
kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV ở một số địa phương trong nước và quốc tế từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Phạm Thu Hương (2017), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học
Mỏ - Địa chất, Hà Nội. Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
DNNVV tại thành phố Hà Nội đã đưa ra một số khuyến nghị cho nhóm doanh nghiệp

này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay


4
+ Nguyễn Thị Hoàng Lý (2019), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hịa
Bình, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận
án đã bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển DNNVV ở địa bàn cấp tỉnh, rút
ra bài học về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới
từ kinh nghiệm của một số địa phương.
Ngoài các cơng trình trên, cịn có nhiều bài viết tham luận về chính sách thúc
đẩy phát triển DNNVV đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Các nghiên cứu này đã chỉ
ra ý nghĩa vơ cùng quan trọng của các chính sách nhà nước trong việc huy động và sử
dụng các nguồn lực xã hội là nền tảng cho sự phát triển của DNNVV. Đồng thời, các
nghiên cứu cũng đưa ra nhận định những chính sách này chủ yếu nhằm tạo mơi trường
thuận lợi để gia tăng số lượng doanh nghiệp, nhưng để nâng cao chất lượng và tăng
năng lực cạnh tranh cần phải có sự điều chỉnh theo hướng phát huy vai trị tích cực của
chính bản thân doanh nghiệp. Tiêu biểu có thể kể đến “Hồn thiện cơng tác quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, của
Nguyễn Trường Sơn đăng trên tạp chí Sinh hoạt Lý luận năm 2012, “Hồn thiện thể
chế và chính sách nhằm phát triển các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam” của Lê Thế Giới
trên tạp chí Phát triển kinh tế năm 2010.
Các cơng trình trên đã đưa ra cách nhìn tổng quát về DNNVV, kinh nghiệm
phát triển DNNVV của một số nước trên thế giới, cũng như của một số địa phương
trong nước; trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển DNNVV. Tuy
nhiên, các cơng trình nghiên cứu mới chủ yếu được trình bày dưới góc độ chun
ngành quản trị kinh doanh, kinh tế nông nghiệp, kinh tế lao động, vẫn còn “khoảng
trống” trong một số vấn đề phát triển DNNVV tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị,
chưa có đề tài nào nghiên cứu chi tiết về thực trạng và giải pháp phát triển đối với
DNNVV ở địa bàn cấp quận, huyện, trong điều kiện hội nhập quốc tế, dưới tác động
của cách mạng công nghệ 4.0. Về mặt thực tiễn, chưa có cơng trình nào nghiên cứu,

phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất phương hướng cũng như các giải pháp nhằm
phát triển DNNVV tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Góp phần hệ thống hóa, sáng tỏ cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa; từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để vận dụng phát triển


5
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng.
Phân tích đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn
2014 đến 2019. Trên cơ sở dữ liệu phân tích đặc điểm, vai trị, tìm ra những ngun
nhân làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển có hiệu quả doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn quận Tân Phú.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp nhỏ và vừa và thực trạng phát triển của
khối doanh nghiệp này trên địa bàn Quận Tân Phú.
Phạm vi nghiên cứu:
Về học thuật: dưới giác độ học thuật Kinh tế Chính trị làm rõ vấn đề lý luận và
thực tiễn.
Về không gian: luận văn nghiên cứu các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian: chủ yếu tập trung phân tích các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn Quận Tân Phú giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là duy vật biện chứng. Dựa vào phương pháp
này, những vấn đề đưa ra đều trên cơ sở khách quan đồng thời phải phù hợp với những
thay đổi của thực tế nhằm phản ánh các vấn đề một cách chân thật nhất.
Nguồn dữ liệu thu thập chủ yếu bao gồm lấy ý kiến trực tiếp các doanh nghiệp

nhỏ và vừa để đưa ra các giải pháp mang tính thiết thực cao. Ngồi ra, đề tài còn sử
dụng phương pháp thống kê, đối chiếu các tư liệu thống kê, niên giám Thống kê của cơ
quan thống kê quận. Luận văn có kế thừa và phát triển kết quả của các cơng trình
nghiên cứu trước đây.
Đề tài sử dụng phương pháp luận khoa học, thu thập số liệu thông tin liên quan
đến phát triển DNNVV trên địa bàn quận, từ đó phân tích tìm ra mối liên hệ và xu
hướng chung của các nội dung nghiên cứu làm sáng tỏ hơn những vấn đề đặt ra.
6. Ý nghĩa và thực tiễn của đề tài:
Tài liệu tham khảo bổ ích, thiết thực cho giáo dục đào tạo sinh viên, học viên,
các nhà nghiên cứu về lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.


6
Đóng góp ý kiến cho các nhà quản lý các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa trong thời gian tới một cách có hiệu quả.
Nguồn dữ liệu bổ sung cho các nhà quản lý doanh nghiệp, nhà lao động hiểu
biết thêm những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình
hội nhập kinh tế hiện nay.
7. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu của đề tài, kết luận, mục lục, danh mục các ký hiệu viết tắt,
danh mục bảng, tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Thực trạng hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Quận
Tân Phú từ năm 2014 đến 2019
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn Quận Tân Phú đến năm 2025


7
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khi nói đến doanh nghiệp nhỏ và vừa là nói đến cách phân loại doanh nghiệp
dựa trên quy mơ của doanh nghiệp. Việc phân loại DNNVV phụ thuộc vào các tiêu
thức sử dụng quy định giới hạn các tiêu thức phân loại quy mô doanh nghiệp. Cho đến
nay, trên thế giới chưa có định nghĩa thống nhất về doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như
nhận thức chung một cách có hệ thống về vai trị, vị trí và cơ chế quản lý DNNVV, bởi
mỗi quốc gia quy mô nền kinh tế rất khác nhau, trình độ phát triển kinh tế ở mỗi thời
kỳ khác nhau. Mỗi quốc gia căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình trong từng giai đoạn
phát triển cụ thể để xác định các cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, qua nghiên cứu phân
loại ở các nước có thể nhận thấy một số tiêu thức chung, phổ biến nhất thường được sử
dụng trên thế giới để xác định DNNVV (số lao động, vốn sản xuất, doanh thu, lợi
nhuận, giá trị gia tăng).
Ở Việt Nam theo quy định tại nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật hỗ trợ
DNNVV thì: DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp
luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng doanh thu hoặc tổng
nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân
đối kế tốn của doanh nghiệp) và số lao động bình qn năm, thể hiện ở Bảng 1.1:
Bảng 1-1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
Chỉ tiêu/Loại
hình
Số lao động
tham gia
BHXH (BQN)
Doanh thu
hàng năm
Tổng nguồn
vốn


NN, lâm nghiệp, thủy sản và
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng
DN siêu DN nhỏ DN vừa DN siêu DN nhỏ DN vừa
nhỏ
nhỏ
Không
Không
Không
Không
Không
Không
quá 10
quá 100 quá 200
quá 10
quá 50
quá 100
người
người
người
người
người
người
Không
Không
Không
Không
Không
Không
quá 3 tỷ

quá 50
quá 200
quá 10 quá 100 quá 300
đồng
tỷ đồng
tỷ đồng tỷ đồng tỷ đồng
tỷ đồng
Không
Không
Không
Không
Không
Không
quá 3 tỷ
quá 20
quá 100 quá 3 tỷ quá 50
quá 100
đồng
tỷ đồng
tỷ đồng
đồng
tỷ đồng
tỷ đồng
Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP.


8
“1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn
năm khơng q 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng

nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham
gia bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 10 người và tổng doanh thu của năm
không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh
vực cơng nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng
nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không
quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là
doanh nghiệp siêu nhỏ.
3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh
vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình qn năm
khơng q 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng
nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh
nghiệp siêu nhỏ.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bình qn năm khơng q 100 người và tổng doanh thu của năm
không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không
phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.”
Như vậy, xuất phát từ quan niệm phát triển DN nêu trên, theo quan điểm của tác
giả, khái niệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận dưới hai góc độ:
Theo quan điểm của triết học và kinh tế chính trị, phát triển DNNVV là sự gia
tăng về số lượng và sự biến đổi về chất lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: sự tăng trưởng (gia
tăng về số lượng DN), chuyển dịch cơ cấu DN (cơ cấu DNNVV theo loại hình DN,
ngành nghề kinh doanh và đơn vị hành chính) và gia tăng chất lượng, hiệu quả (quy



9
mơ, doanh thu của mỗi DN, lợi nhuận, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, tạo việc làm
và thu nhập của người lao động).
1.1.2 Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế
a. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Về vốn kinh doanh: Các DNNVV được thành lập dễ dàng vì khơng địi hỏi
nhiều vốn. Vì thế khi có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường
gặp phải khó khăn về vốn, thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tình trạng thiếu
vốn ở các doanh nghiệp khơng giống nhau. Có những doanh nghiệp là khơng huy động
được đủ vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng có những trường hợp sử dụng
vốn không hiệu quả dẫn đến thiếu vốn tham gia sản xuất kinh doanh.
Việc cung ứng vốn cho DNNVV hiện nay chủ yếu là thực hiện qua thị trường
tài chính phi chính thức. Các chủ doanh nghiệp thường ưu tiên vay vốn trước hết là của
người thân, bạn bè và sau đó là tìm đến những người cho vay lấy lãi. Các DNNVV
thường gặp khá nhiều trở ngại khi muốn tiếp cận với vốn tín dụng của các các ngân
hàng. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến một số
nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, hệ thống ngân hàng, kể cả hệ thống tài chính trung gian, cịn yếu kém,
chưa tiếp cận được với nhu cầu về tín dụng vốn rất dồi dào của các doanh nghiệp. Các
điều kiện cho vay và thủ tục thế chấp vừa thừa lại vừa thiếu. Các ngân hàng vẫn có tỷ
lệ xấu, nợ khó đòi cao, nhưng những doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, có hiệu quả thì
lại khơng được vay vốn. Trong những năm qua, khách hàng có dư nợ tín dụng lớn của
hệ thống ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và chủ yếu là các DN có
quy mơ lớn. Nhiều doanh nghiệp, trong đó phần lớn là DNNVV, do hạn chế về khả
năng và năng lực lập dự án, năng lực quản lý, tài chính và tài sản thế chấp để đảm bảo
cho khoản vay nên gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn tín dụng này.
Thứ hai, về phía chủ doanh nghiệp tư nhân do hạn chế về năng lực tài chính,
nên thường e ngại khi vay ngân hàng vì khi đó buộc phải nộp các báo cáo tài chính
phản ánh chính xác tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, điều
mà các doanh nghiệp khơng muốn vì các lý do khác nhau.

- Về tổ chức quản lý doanh nghiệp và người lao động: Đa số các DNNVV của
nước ta hiện nay vẫn tổ chức quản lý theo mơ hình ''Gia đình''. Mơ hình này thể hiện
tương đối đặc trưng ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như: Các doanh nghiệp


10
tư nhân, Cơng ty TNHH. Trong mơ hình này, cả những người quản lý cũng như người
lao động thường là những người thân trong gia đình, họ hàng hoặc bạn bè thân quen.
- Về trình độ của cán bộ quản lý doanh nghiệp: Phần lớn các chủ doanh nghiệp
và các cán bộ quản lý doanh nghiệp phần lớn hạn chế về trình độ văn hóa cũng như
chun mơn, chưa được tạo cơ bản, thiếu năng lực và kinh nghiệm quản lý, thiếu hiểu
biết về kinh tế thị trường.
Người lao động làm việc trong các DNNVV phần lớn là lao động phổ thông,
không được đào tạo cơ bản, hạn chế về trình độ văn hóa, thiếu kỹ năng…Chỉ một phần
nhỏ trong số họ được đào tạo nghề và đa số là những khóa đào tào ngắn hạn của các
doanh nghiệp. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho các DN trong việc gia tăng năng
suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Ngoài ra để giảm thiểu chi phí và phù hợp với quy mơ hoạt động, các doanh
nghiệp thường sử dụng hình thức lao động thời vụ hoặc hợp đồng gia công với các hộ
dân cư.
Thu nhập của người lao động trong các DNNVV vẫn còn ở mức thấp, không ổn
định. Mặc dù mức thu nhập này về cơ bản là cao hơn so với làm nông nghiệp nhưng
vẫn còn thấp hơn so với lao động trong các doanh nghiệp lớn. Mặt khác, các quyền lợi
cơ bản, chế độ, chính sách của người lao động như các chính sách về bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, nghỉ chế độ… cũng chưa được đầy đủ như những người lao động trong
các doanh nghiệp lớn
- Về công nghệ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa mới được chú trọng phát triển trong
vịng vài năm trở lại đây. Do đó, cơng nghệ, thiết bị phần lớn là lạc hậu, lao động chủ
yếu là thủ công, trừ một số nhỏ các Công ty TNHH, CTCP được hỗ trợ từ bên ngoài.
- Về thị trường: Do năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh cịn hạn chế nên thị

trường chính của các DNNVV là thị trường trong nước. Các DNNVV cũng thường đầu
tư vào lĩnh vực dịch vụ, sản xuất hàng hóa gần với người tiêu dùng chứ chưa đủ năng
lực để đầu tư vào những ngành công nghiệp, xây dựng. Việt Nam là một thị trường lớn
nhưng mức độ yêu cầu về chất lượng hàng hóa và dịch vụ chưa cao, nhất là ở nông
thôn, nơi cư trú khoảng hơn 65% dân số cả nước (năm 2019). Vì vậy, thị trường trong
nước là tiềm năng rất lớn cho khu vực DNNVV. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thị trường
hàng hóa tiêu dùng đang bị ảnh hưởng rất lớn của hàng hóa nhập lậu. Nạn nhập lậu
hàng hóa, nhất là hàng hóa tiêu dùng, tác động trực tiếp đến DNNVV vì đó là thị


11
trường của DNNVV. Khác với doanh nghiệp lớn, DNNVV nhìn chung không đủ năng
lực để giảm giá sản phẩm cạnh tranh với hàng nhập lậu. Nhìn chung, sản phẩm của
DNNVV nước ta phần lớn tiêu thụ ở thị trường nội địa, chất lượng kém, mẫu mã và
bao bì hàng hóa chưa đa dạng, chưa đủ sức vươn ra thị trường quốc tế. Chỉ một số ít
các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực lâm, nông, thủy sản, may mặc
có sản phẩm xuất khẩu.
- Về hình thức sở hữu: doanh nghiệp nhỏ và vừa có cả hình thức sở hữu Nhà
nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp. Nhưng phần lớn (trên 90%)
các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên cả nước là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Về lĩnh vực hoạt động: Doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung chủ yếu vào các
lĩnh vực kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại dịch vụ.
Ngành thương mại, dịch vụ chiếm một tỷ trọng lớn trong các DNNVV của cả nước với
tỷ lệ 46%. Gần 20% số DNNVV của cả nước hoạt động trong ngành công nghiệp và
xây dựng cơ bản và khoảng 10% doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong ngành vận
tải hành khách và hàng hóa. Số cịn lại hoạt động trong các lĩnh vực khác.
- Về địa bàn hoạt động: Hiện nay, các DNNVV phân bố rộng khắp, cả ở nông
thôn và thành thị, ở tất cả các vùng và các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, phân
bố của DNNVV không đều giữa các vùng. Riêng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long đã chiếm trên 55% tổng số DNNVV của cả nước. Ngồi ra, đồng bằng Sơng

Hồng với các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Quảng
Ninh cũng chiếm một tỷ trọng lớn về số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước.
- Về quan hệ giữa các DNNVV với các doanh nghiệp lớn: Hầu hết các doanh
nghiệp hoạt động mang tính độc lập, chưa có sự liên kết một cách chặt chẽ và cịn cạnh
tranh lẫn nhau mạnh mẽ do có cùng thế mạnh. Các hiệp hội cịn ít, hầu hết mới đi vào
hoạt động, chưa có cơ chế hoạt động tốt nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Các hiệp hội
này chưa thực sự bảo vệ được lợi ích của các DNNVV thành viên. Sự phối hợp để tạo
sức mạnh trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhìn chung cịn chưa rõ nét làm cho
sức cạnh tranh trên thị trường nói chung cịn yếu, số DNNVV phát triển thành các
doanh nghiệp lớn rất ít. Các DNNVV cũng chưa tạo thành một hệ thống các vệ tinh
cho các DN có quy mơ lớn, sự liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và DN lớn chưa
tốt, chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau.


12
b. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vai trò và tầm quan trọng của các DNNVV thể hiện không giống nhau đối với
những nền kinh tế với mức độ, đặc điểm phát triển khác nhau. Nhưng nhìn chung,
DNNVV thực tế cho thấy tầm quan trọng của mình ngày càng lớn thể hiện ở sự mở
rộng phạm vi hoạt động, số lượng doanh nghiệp ngày càng gia tăng. DNNVV có mặt ở
hầu hết các hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thể
thiếu của nền kinh tế mỗi quốc gia.
Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động,
góp phần giảm thất nghiệp. Do các DNNVV với số lượng ngày càng tăng và mở rộng
phạm vi hoạt động khi tham gia ngày một đa dạng ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực
của nền kinh tế nên có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở
nhiều vùng miền, độ tuổi với trình độ khác nhau. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất kinh
doanh đơn giản khơng u cầu trình độ, tay nghề cao nên các DNNVV dễ dàng trong
việc sử dụng được cả lao động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển và
ít có điều kiện thuận lợi để cung cấp được lao động có trình độ, tay nghề cao cho thị

trường lao động. Đặc biệt vai trò giảm thất nghiệp của DNNVV thể hiện càng rõ nét
khi mà nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thối, các doanh nghiệp lớn thường giảm
thiểu chi phí bằng cách sa thải hàng loạt nhân cơng dẫn đến tình trạng lao động mất
việc làm hàng loạt gây bất ổn kinh tế thì trong bối cảnh đó các DNNVV, với tính chất
linh hoạt và năng động của mình thường thích ứng nhanh chóng với sự biến động của
thị trường, có thể đứng vững mà không phải cắt giảm nhân công, hoặc khi nền kinh tế
phục hồi lại có thể nhanh chóng thu hút lại lực lượng lao động.
Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ở hầu hết các nền kinh tế, các DNNVV là những nhà
thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm
cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì vậy ở vai trị này, DNNVV được xem như
thanh giảm sóc cho nền kinh tế trước những biến động lớn. Với lợi thế cần đầu tư ít
vốn và tạo nguồn việc làm cho lao động dồi dào, trong những năm qua, DNNVV phát
triển ngày càng nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng số doanh nghiệp của
nền kinh tế. DNNVV cung cấp cho thị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng ở tất
cả các lĩnh vực của nền kinh tế, tạo ra nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được mọi nhu cầu


13
của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. Vì thế mức độ đóng
góp của các DNNVV vào tổng sản lượng của nền kinh tế là rất lớn.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn, phong
phú hơn, chất lượng tốt hơn đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu
dùng, nhiều sản phẩm có thể thay thể được hàng nhập khẩu, từ đó giúp nâng cao mức
tiêu dùng của người dân trong nước và tăng xuất khẩu, đó cũng là yếu tố giữ cho nền
kinh tế ổn định và phát triển. Các doanh nghiệp này đóng góp bình qn khoảng 50%
GDP ở mỗi nước. Riêng ở Việt Nam, trong những năm qua, mỗi năm, các DNNVV
đóng góp khoảng 25% GDP của cả nước.
Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác và phát huy các nguồn lực địa
phương, góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là với khu vực nông

thôn. Những vùng sâu, vùng xa, những vùng có điều kiện kinh tế kém phát triển, có
điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Thơng thường
các doanh nghiệp lớn sẽ có xu hướng bỏ qua các khu vực đó đầu tư ở những vùng đơng
dân cư, khu cơng nghiệp, các vùng có điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển để thuận lợi
cho việc thông thương. Như vậy càng dễ dẫn đến sự bất cân xứng giữa các vùng trong
phát triển kinh tế. Trong khi đó, với quy mơ vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ,
dễ dàng khởi nghiệp kinh doanh, các DNNVV có thể tham gia vào nhiều thị trường,
đặc biệt là các thị trường nhánh, vì thế khai thác được tiềm năng và thế mạnh. Doanh
nghiệp nhỏ và vừa cũng chính là chủ thể tác động tích cực nhất vào việc duy trì và phát
triển các ngành nghề truyền thống địa phương như mây tre đan, gốm sứ, dệt…Loại
hình DNNVV rất thích hợp cho sản xuất thủ cơng. Các ngành nghề truyền thống có thể
dựa vào đó để sản xuất, kinh doanh, quảng cáo. DNNVV cũng góp phần đưa công
nghệ tiên tiến tiếp cận vào các ngành nghề này. Vì vậy, có thể nói DNNVV đóng vai
trị hết sức quan trọng trong cơng cuộc CNH, HĐH nơng thơn góp phần thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, đồng thời thúc đẩy các ngành
thương mại dịch vụ, tiểu thương phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng phù hợp.
Thứ tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy nền kinh tế năng động. Một nền
kinh tế mà các doanh nghiệp lớn thâu tóm tỷ lệ quá lớn nguồn lực tài nguyên và nhân
lực thì do tính kém linh hoạt cùng với bộ máy quản lý cồng kềnh của các doanh nghiệp
này khiến nền kinh tế chậm biến động phù hợp với biến động thị trường. Các đơn vị


14
càng to lớn thì càng thiếu tính linh hoạt và khả năng phản ứng nhanh, nói cách khác là
sức ì càng lớn. Ngược lại, với một tỉ lệ thích hợp các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, dễ
điều chỉnh hoạt động thích nghi kịp thời với các biến động thị trường, nền kinh tế sẽ
trở nên năng động, “nhanh nhẹn”, linh hoạt hơn, bắt kịp xu hướng phát triển của nền
kinh tế thế giới. Tính hiệu quả của nền kinh tế sẽ được nâng cao.
1.1.3 Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nội dung phát triển DNNVV trong phạm vi luận văn được nhìn nhận từ góc
nhìn của kinh tế chính trị là sự phát triển của LLSX bao gồm sự phát triển của nguồn
nhân lực, tư liệu sản xuất, nâng cao trình độ khoa học cơng nghệ. Đi cùng với nó là sự
phát triển tương xứng của QHSX bao gồm; quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý
doanh nghiệp và quan hệ phân phối thu nhập.
Dưới góc độ kinh tế học, nội dung phát triển DNNVV là sự gia tăng về số
lượng, loại hình và quy mô của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ nhất, là sự tăng lên về số
lượng, loại hình và đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động của DNNVV. Đối với quốc gia
với tỷ trọng dân số lao động nông nghiệp lớn như nước ta, thì việc phát triển DNNVV
sẽ thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần chuyển dịch cơ
cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển các ngành nghề phi
nông nghiệp tại nơng thơn.
Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, DNNVV trở thành lực lượng nòng cốt
tại các KCX, KCN. Sự tham gia tích cực vào sản xuất kinh doanh với các mơ hình hoạt
động hết sức phong phú, đa dạng về ngành nghề, về thành phần kinh tế khác nhau, là
điều kiện để phát huy những lợi thế tuyệt đối và so sánh của đất nước nói chung và
từng địa phương nói riêng để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Hệ thống các
DNNVV phát triển về số lượng đã tạo ra cầu nối giữa thị trường trong nước với các thị
trường quốc tế, vừa góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực về lao động, tài
nguyên thiên nhiên, vừa góp phần tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp truyền thống của
các địa phương để đẩy mạnh xuất khẩu. Số lượng DNNVV phát triển hướng vào các
ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, thương mại ngày càng tăng… tạo điều kiện nâng
cao tính hấp dẫn của môi trường thu hút vốn đầu tư nước ngồi, để tranh thủ vốn, cơng
nghệ, kinh nghiệm quản lý hiện đại và thị trường rộng lớn ngoài nước.


15
Với sự gia tăng về số lượng, loại hình và đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động hệ
thống DNNVV đã không ngừng tăng số lượng, chủng loại và nâng cao chất lượng hàng

hoá, dịch vụ trên thị trường. Việc gia tăng số lượng các sản phẩm cung ứng trên thị
trường có tác dụng thúc đẩy cầu trên thị trường hàng hoá và dịch vụ. Các yếu tố đầu
vào của sản xuất gia tăng thúc đẩy LLSX phát triển, qua đó góp phần nâng cao đời
sống của người dân. Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng của DNNVV về
số lượng và loại hình đã tạo ra lượng hàng hóa và dịch vụ ngày càng lớn để phục vụ
các nhu cầu dân sinh, đặc biệt là những nhu cầu tại chỗ cho các địa phương. Tuy nhiên,
sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của DNNVV chưa thực sự tương xứng với những
yêu cầu ngày càng cao của dân cư về hàng hóa và dịch vụ, do đó bên cạnh yêu cầu tích
cực tham gia sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu, DNNVV phải không ngừng
nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ phù hợp với xu thế mở rộng và ngày càng
khó tính của các nhu cầu xã hội. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải trở thành cầu nối các
khâu sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng trong các khu vực của nền kinh tế, đồng
thời phải trở thành chủ thể không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Đối
với khu vực nơng thơn, để nâng cao chất lượng hàng hóa nơng sản, DNNVV phải trở
thành mơ hình thúc đẩy sợi dây liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta
hiện nay. Cùng với sự gia tăng về số lượng và loại hình thì phát triển DNNVV cịn là
sự gia tăng về quy mơ của DN, đó là sự tăng cường về tiềm lực tài chính; về lao động
và sự gia tăng đóng góp của DNNVV vào mọi mặt của đời sống xã hội.
Vốn hay tài sản là một trong những yếu tố đầu vào quyết định đối với sự tăng
trưởng phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Phát triển DNNVV trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải huy động và sử dụng có hiệu quả cao mọi nguồn
vốn trong và ngồi nước. Đặc biệt trong điều kiện ngày nay khi mà nước ta đang đẩy
nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì trong tương lai khơng xa các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng sẽ phải đối mặt, cạnh tranh với những
doanh nghiệp nước ngoài lớn với nguồn vốn khổng lồ, mặt khác do tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo theo sự thiếu hụt về nguồn vốn… Chính vì vậy,
một trong những nội dung cơ bản nhất của quá trình phát triển DNNVV chính là q
trình tăng lên về vốn. Vốn cho phát triển DNNVV có thể huy động từ nhiều nguồn như
quỹ hỗ trợ của Chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ nước ngồi, vay vốn ngân
hàng, vốn huy động thơng qua thị trường chứng khốn, vốn huy động thông qua các



×