Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nội Dung Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.35 KB, 14 trang )

LỜINÓIĐẦU
Trong thời đại hiện nay, việc kinh doanh, dịch vụ tiền tệ không còn làđộc quyền
của các ngân hàng. Bên cạnh ngân hàng và cùng với ngân hàng kinh doanh và làm
dịch vụ tiền tệ còn có rất nhiều tổ chức có tên rất khác nhau như các công ty bảo
hiểm các loại, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các quỹ hưu trí, các quỹ tín dụng, hợp
tác xã tín dụng…Các tổ chức này có tên gọi chung là các tổ chức tài chính. Cũng
như các ngân hàng, các tổ chức này ra đời nhằm cung cấp lợi nhuận cho những
người cho họ vay (gửi tiền), giúp những người vay vốn kinh doanh thu lợi nhuận,
làm giàu cho bản thân họ và góp phần làm giàu cho đất nước. Nhưng bất cứ nước
nào trên thế giới, đứng đầu các tổ chức tài chính vẫn là các ngân hàng thương mại
– tổ chức tài chính lớn nhất, quan trọng nhất trong giới kinh doanh. Xét về bản chất
ngân hàng thương mại chỉ là một doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường, song
nóđặc biệt ở chỗ là doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoáđặc biệt là tiền tệ
vàng bạc, chứng khoán, các loại đá quý…Xét về chức năng, ngân hàng thương mại
không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hoá như các doanh nghiệp
thông thường, nhưng nó góp phần làm phát triển nền kinh tế xã hội.
Tìm hiểu về ngân hàng thương mại là một lĩnh vực đòi hỏi phải có kiến thức
chuyên sâu và nghiên cứu một cách khoa học. Với đề tài Nội Dung Huy Động Vốn
Của Ngân Hàng Thương Mại em chỉ xin trình bày sơ lược những nội dung chính
trong phạm vi hiểu biết có hạn của mình. Bài viết của em không tránh khỏi thiếu
sót. Em rất mong sự góp ý của các thầy, các côđể bài viết của em hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
NỘIDUNG
I. K
HÁIQUÁTCHUNGVỀHOẠTĐỘNGHUYĐỘNGVỐNCỦANGÂNHÀNGTH
ƯƠNGMẠI
1. Khái niệm về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại xét về bản chất chỉ là một doanh nghiệp đặc biệt trên
thị trường, bởi nó cũng hoạt động kinh doanh như một doanh nghiêp bình thường,
song hàng hoá nó kinh doanh là tiền tệ, vàng bạc, giấy tờ có giá, chứng
khoán…Ngân hàng thương mại không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông


hàng hoá như các doanh nghiệp thông thường, nhưng nó góp phần phát triển kinh
tế-xã hội qua ba chức năng cơ bản của nó là: trung gian tín dụng, trung gian thanh
toán và làm dịch vụ tiền tệ, tín dụng, chứng khoán cho khách hàng.
Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu không phải bằng vốn tự có của
nó, mà chủ yếu bằng vốn của những người gửi tiền, bằng cách làm trung gian tín
dụng, làm môi giới cho người cần vay ( các nhàđầu tư) và người có vốn cho vay
(tích luỹ).
Ngân hàng thương mại huy động vốn kinh doanh bằng cách thu hút khách
hàng đến giao dịch với biện pháp ký gửi tài sản cho khách hàng.
 Nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng bao gồm: Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi
không kỳ hạn, tài khoản séc, tài khoản vãng lai.
 Nguồn vốn tự tạo:Vốn tự tạo của ngân hàng.
 Nguồn đivốn vay: Vay của dân cư, vay của ngân hàng TW, vay các ngân
hàng khác.
2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại.
2.1 Ba hình thức ký gửi tại ngân hàng thương mại.
Một trong nhữngbiện pháp thu hút khách hnàg đến giao dịch của các ngân
hàng thương mại là ngân hàng nhận ký gửi tài sản cho khách hàng.
 Các tài sản như vàng bạc, giấy tờ có giá, tài liệu mật được ký gửi theo hợp
đồng thuê tủ sắt.
 Các loại chứng khoán ký gửi nhờ ngân hàng thu giúp lợi tức cổ phần hay
lợi tức của trái khoán có phiếu lợi tức trả cho người sở hữu.
 Các khoản tiền mặt, tiền séc gửi vào tài khoản tiền gửi để chi tiêu theo yêu
cầu của khách hàng, được gọi là tiền gửi ngân hàng, là một nguồn vốn kinh doanh
quan trọng nhất của ngân hàng.
2.2. Nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại.
2.2.1 Tiền gửi có kỳ hạn
Loại tiền gửi này còn gọi là tiền gửi định kỳ với nhiều thời hạn khác nhau: 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng, một năm…thời hạn càng dài thì lãi suất trả cho người gửi
càng cao. Tuy số tiền gửi của mỗi người không nhiều, nhưng số lượng người gửi

rất đông, nên tiền gửi tiết kiệm của hàng nghìn người thực sự là nguồn vốn kinh
doanh quan trọng của ngân hàng.
Số lượng tiền gửi tiết kiệm thu hút được nhiều hay ít tuỳ thuộc lãi suất danh
nghĩa của nó cao hơn lãi suất thực tế cộng với mức lạm phát không. Lãi suất thực
tế của tiền gửi tiết kiệm phải thấp hơn lãi suất thực tế của tín dụng ngân hàng, lãi
suất thực tế của ngân hàng phải thấp hơn suất lợi nhuận bình quân thực tế. Suất lợi
nhuận bình quân thực tế là căn cứ quan trọng để ngân hàng xác định lãi suất cho
vay và lãi suất các loại tiền gửi.
2.2.2. Tiền gửi không kỳ hạn
Cũng giống tiền gửi có kỳ hạn khi khách hàng mang tiền đến gửi, ngân hàng
kiểm tra chữ ký, số chứng minh thư, địa chỉ, tên họ, mở tài khoản cho khách hàng,
lấy mẫu chữ ký, ghi số chứng minh thư của người gửi hoặc người được uỷ quyền
(nếu có). Sau khi khách hàng nộp tiền, ngân hàng phát cho khách hàng một sổ tiết
kiệm có ghi số tiền gửi của khách.
Số tiền gửi tiết kiệm nhiều hay ít phụ thuộc lãi suất danh nghĩa của nó có cao
hơn lãi suất thực tế cộng với mức lạm phát không.
Thí dụ: tỷ suất lợi nhuận bình quân thực tế: 6%/năm, lãi suất thực tế của tiền
gửi tiết kiệm: 4%/năm, mức lạm phát 10%/năm, lãi suất danh nghĩa của tiền gửi
tiết kiệm: 14%/năm, lãi suất thực tế của tín dụng ngân hàng: 5%/năm, lãi suất danh
nghĩa của tín dụng ngân hàng: 15%/năm.
2.2.3. Tài khoản séc
Khách hàng đến gửi tiền xin mở tài khoản séc, ngân hàng kiểm tra chứng
minh thư, nơi cấp, địa chỉ, họ tên, mẫu chữ ký và mở tài khoản séc cho khách hàng
gửi tiền. Thay vì sổ tiết kiệm khách hàng được ngân hàng phát cho một quyển séc.
Khi cần chi tiêu khách hàng chỉ việc điền đầy đủ nội dung vào séc.
Séc được chia làm nhiều loại tuỳ theo từng tính chất vàđặc điểm sử dụng.
* Nếu căn cứ vào tính chất lưu chuyển, séc được chia làm 3 loại: Séc đích
danh, séc vô danh, séc theo lệnh.
* Căn vào đặc điểm sử dụng, có thểđược phân biệt các loại séc: séc tiền mặt,
séc chuyển khoản, séc gạch chéo, séc bảo chi, và séc du lịch.

2.2.4. Tài khoản vãng lai
Ngân hàng càng thu hút được nhiều tài khoản vãng lai thì càng có nhiều vốn
tiền gửi để kinh doanh. Tài khoản vãng lai khác tài khoản séc ở chỗ tài khoản này
có tính chất vãng lai giữa ngân hàng và khách hàng. Lãi suất trong tài khoản vãng
lai bao gồm lãi suất ngân hàng phải trả cho khách hàng khi tài khoản này dư có và
lãi suất do chủ tài khoản phải trả cho ngân hàng khi tài khoản này dư nợ.
2.3. Vốn tự tạo của ngân hàng thương mại
Quy mô tín dụng của ngân hàng thương mại lớn hay nhỏ phụ thuộc lượng
tiền gửi không kỳ hạn nhiều hay ít. Ngân hàng làm dịch vụ và quản lý các tài
khoản séc mà ngân hàng đã tạo ra được nguồn vốn mới để mở rộng kinh doanh
kinh doanh. Số vốn tăng thêm này gọi là vốn tự tạo của ngân hàng thương mại.
2.3.1. Quản lý nguồn vốn tín dụng.
Khi nhận được tiền gửi của khách hàng, ngân hàng đem số tiền gửi được cho
vay để có thu nhập và trả lợi tức tiền gửi cho khách hàng gửi tiền, bùđắp các khoản
chi của ngân hàng và nộp thuế cho Nhà nước. Trước khi cho vay ngân hàng phải
tính toán xem khả năng cho vay tối đa là bao nhiêu thì hiệu quả nhất, an toàn nhất.
Việc tính toán trước mỗi lần cho vay để xác định số tiền có thể cho vay gọi là
công tác quản lý nguồn vốn tín dụng hay quản lý vốn.
2.3.2. Dự trữ cho tiền gửi
Mỗi khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng là một tài khoản của người gửi
tiền, đồng thời là một khoản nợ của ngân hàng, ngân hàng phải trả bắt buộc không
điều kiện cho người gửi tiền bất kỳ lúc nào họ yêu cầu (trả bằng séc hoặc bằng tiền
mặt). Do đó, trước khi sử dụng tiền gửi để cho vay, ngân hàng phải dự trữ một
phần để trả cho khách hàng mỗi khi họ yêu cầu. Khoản dự trữ này đểở hai nơi: quỹ
tiền mặt của ngân hàng thương mại và tài khoản tiền gửi ở ngân hàng trung ương.
Nếu dự trữ quá mức, ngân hàng thươngmại sẽ thiệt thòi vì giữ nhiều tiền không
sinh lợi, nếu dự trữ quáít dưới mức quy định thì sẽ bị ngân hàng trung ương phạt
bằng tiền.
Ngân hàng trung ương có quyền thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các
ngân hàng thương mại trong một mức độ nhất định mỗi khi nền kinh tếđòi hỏi phải

có một sự thay đổi trong chính sách tiền tệ.
2.3.3. Sử dụng tài khoản séc để mở rộng tiền gửi và tiền cho vay
Ví dụ: Một ngân hàng mới thành lập với vốn tự có là 5 tỷđồng, trong đó vốn
tiền mặt là 4 tỷđồng, còn lại 1 tỷđồng là giá trị của nhà cửa, thiết bị, tài sản khác.
Hai ngày đầu trong tuần thứ nhất ngân hàng này đã làm một số việc:
- Mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng trung ương 900 triệu đồng
- Mua tín phiếu kho bạc loại 3 tháng: 3 tỷđồng
- Dự trữ tại quỹ nghiệp vụ : 100 triệu đồng
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn: 2 tỷđồng
Cuối ngày thứ hai, một số khách hàng đến vay tiền. Nhận được các đơn xin
vay, ngân hàng có thể tính toán số tiền có thể cho vay như sau:
- Mức dự trữ bắt buộc theo luật: 10% x 2 tỷđồng = 200 triệu đồng
- Quỹ tiền mặt: 100 triệu đồng
- Tiền gửi ngân hàng trung ương: 100 triệu đồng
- Khả năng cho vay lớn nhất: 2.800 triệu đồng
Ngân hàng thương mại này quyết định cho vay cả 2.800 triệu đồng. Giả thiết
sang tuần lễ thứ hai, sau khi nhậnđược số tiền vay 2.800 triệu đồng, những người
vay nợ chuyển 800 triệu sang ngân hàng khác để trả cho các chủ nợ của họ, còn lại

×