Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

bộ đề và đáp an tuyển sinh vào lớp 10 hệ chuyên môn sinh học 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 37 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NGÃI

Câu
Câu 1
(1,5 điểm)

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Sinh học (Hệ chuyên)

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đáp án gồm có 04 trang)
Nội dung trả lời
Điểm
a.
- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di
truyền cùng nhau, được qui định bởi các gen trên một NST cùng 0,25đ
phân li trong quá trình phân bào.
- Hiện tượng di truyền liên kết gen đã bổ sung cho quy luật phân
li độc lập của Menđen:
+ Khơng chỉ có 1 gen trên 1 NST mà có nhiều gen trên 1 NST(do
trong tế bào, số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều). Các 0,5đ
gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen
liên kết. Các gen khơng chỉ phân li độc lập mà cịn có hiện tượng
liên kết với nhau và hiện tượng liên kết gen mới là hiện tượng
phổ biến.
+ Giải thích vì sao trong tự nhiên có những nhóm tính trạng ln
di truyền cùng nhau (hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp).
b.
NST thường


- Có nhiều cặp trong tế bào
lưỡng bội.
- Luôn tồn tại thành từng
cặp tương đồng.
- Giống nhau ở hai giới
trong lồi.
- Mang gen quy định các
tính trạng thường.

Câu 2
1,0 điểm

NST giới tính
- Có 1 cặp, đơi khi là 1 chiếc
trong tế bào lưỡng bội.
- Cặp XX tương đồng, cặp XY
không tương đồng.
- Khác nhau ở giới đực và giới
cái trong loài.
- Mang gen quy định các tính
trạng liên quan và khơng liên
quan với giới tính.

0,75đ

a.
Số nucleotit của gen
N=

2.L

2.4080
=
= 2400 nuclêơtit
3, 4
3, 4

Ta có hệ:
H = 2A + 3G = 2880
N = 2A + 2G = 2400
→A = T = 720 nuclêôtit
G = X = 480 nuclêôtit
Tỉ lệ %
→A=T=

720
x 100% = 30%
2400

G=X=
x 100% = 20%
b. Ta có A1=T2= 420 nuclêôtit

0,25đ

0,25đ


→ Tỉ lệ %: A1=T2=

420

x 100%= 35%
1200

0,25đ

G2=X1= 120 nuclêôtit
→ Tỉ lệ %: G2=X1=

120
x100%= 10%
1200

A2=T1=A - A1 = 720 – 420 = 300 nuclêôtit
→ Tỉ lệ %: A2 = T1 =

300
x 100% = 25%
1200

G1= X2 = G - G2 = 480- 120=360 nuclêôtit
→Tỉ lệ %: G1=X2=
Câu 3
2,0 điểm

Câu 4
1,0 điểm

0,25đ

360

x 100% = 30%
1200

a. Phân biệt được các ý cơ bản:
Thường biến
Đột biến
- Biến đổi kiểu hình khơng - Biến đổi kiểu gen dẫn đến
liên quan đến biến đổi kiểu biến đổi kiểu hình
gen
- Do các nhân tố gây đột biến
- Do môi trường tác động
- Xảy ra đột ngột, riêng lẻ và 1,5 đ
- Xảy ra đồng loạt, có định khơng định hướng
hướng
- Di truyền được
- Không di truyền được
- Thường có hại cho sinh vật,
- Có lợi cho sinh vật, biến đổi một số có lợi hoặc trung tính.
thích ứng với mơi trường.
b.
-Vì qua các thế hệ sau tỉ lệ thể dị hợp giảm dần và thể đồng hợp
tăng dần, các gen lặn có hại đi vào thể đồng hợp, biểu hiện thành 0,25đ
kiểu hình, gây ra thối hố.
-Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt
buộc và giao phối cận huyết để củng cố và duy trì một số tính 0,25đ
trạng mong muốn, tạo dịng thuần (có các cặp gen đồng hợp),
thuận lợi cho đánh giá kiểu gen ở từng dòng, phát hiện gen xấu
để từ đó loại ra khỏi quần thể.
a. Sơ đồ lưới thức ăn


Hổ

Cỏ

Thỏ



Cáo

Vi sinh vật

0,5đ

Mèo rừng

b.
- Cần bảo vệ hệ sinh thái biển: vì các lồi động, thực vật trong hệ
sinh thái biển rất phong phú cũng là nguồn thức ăn giàu đạm chủ 0,25đ
yếu của con người. Tuy nhiên tài nguyên sinh vật biển không


Câu 5
1,0 điểm

Câu 6
1,5 điểm

phải là vô tận. Hiện nay, do mức độ đánh bắt hải sản tăng quá
nhanh và tác động của con người làm ô nhiễm môi trường biển

nên nhiều lồi sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt.
- Biện pháp bảo vệ: cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở
mức độ hợp lí, bảo vệ ni trồng các lồi sinh vật biển q hiếm,
đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển.
- Quan hệ cùng loài:
+ Hỗ trợ : 10
+ Cạnh tranh: 9
- Quan hệ khác loài:
* Hỗ trợ:
+ Cộng sinh: 3, 5
+ Hội sinh: 6
* Đối địch
+ Kí sinh, nữa kí sinh: 2, 4
+ Sinh vật ăn sinh vật khác: 1,7
+ Cạnh tranh : 8
a.
Gọi k là số đợt nguyên phân
Ta có: 2n (2k - 1) = 9906
→78(2k –1) = 9906→2k = 128
→2k = 27 → k = 7
Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái là: 7 lần
b.
Số TB sinh trứng là 128 = Số trứng được tạo ra.
Trứng thụ tinh với hiệu suất 50% nên số trứng được thụ tinh là:
128 x 50% = 64 trứng→Số hợp tử = số trứng được thụ tinh = 64
c.
64 hợp tử →64 tinh trùng thụ tinh
Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25% →Số tinh trùng được
tạo ra là:


0,25đ

1,0đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

x100 = 1024 tinh trùng

→Số TB sinh tinh trùng là: 1024 : 4 = 256 tế bào
Câu 7
2,0 điểm

a.
+ P đều thuần chủng, khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản,
F1 phải dị hợp về 2 cặp gen
+ F1 dị hợp về 2 cặp gen, biểu hiện kiểu hình thân cao, hoa
đỏ→thân cao trội so với thân thấp, hoa đỏ trội so với hoa vàng.
+ Quy ước: A: thân cao, a: thân thấp; B: hoa đỏ, b: hoa vàng
1,0đ
(HS có thể quy ước theo chữ cái khác)
+ F1: (Aa, Bb) thân cao, hoa đỏ x (Aa, Bb) thân cao, hoa đỏ
F2 xuất hiện 4 kiểu hình trong đó kiểu hình mang 2 tính trạng lặn
thân thấp, hoa vàng (aa, bb) =

=


→ 4 kiểu hình đời F2

phân li theo tỷ lệ 9:3:3:1.
→ Hai cặp tính trạng chiều cao cây và màu hoa di truyền theo quy
luật phân li độc lập của Menđen
b.


+ Sơ đồ lai từ P→F1
P: AABB (thân cao, hoa đỏ) x aabb (thân thấp, hoa vàng)
hoặc P: AAbb (thân cao, hoa vàng) x aaBB (thân thấp, hoa đỏ)
Lập 2 sơ đồ lai từ P→F1: 100% AaBb (thân cao, hoa đỏ).
0,5đ
+ Sơ đồ lai từ F1→F2
AaBb (thân cao, hoa đỏ) x AaBb (thân cao, hoa đỏ)
c.
Kết quả thu được 4 kiểu hình với tỉ lệ 3: 3: 1: 1= (3:1) (1:1)=
(1:1)(3:1)
- Trường hợp 1: (3:1) (1:1)
+ Tính trạng chiều cao phân li theo tỉ lệ 3:1→kiểu gen cây F1 và
cây đem lai Aa (thân cao) x Aa (thân cao)
+ Tính trạng màu sắc hoa phân li theo tỉ lệ 1:1→kiểu gen cây F1 0,5đ
và cây đem lai Bb (hoa đỏ) x bb (hoa vàng)
→ Kiểu gen cây đem lai Aabb (thân cao, hoa vàng)
- Trường hợp 2: (1:1)(3:1)
+ Tính trạng chiều cao phân li theo tỉ lệ 1:1→kiểu gen cây F1 và
cây đem lai Aa (thân cao) x aa (thân thấp)
+ Tính trạng màu sắc hoa phân li theo tỉ lệ 3:1→ kiểu gen cây F1
và cây đem lai Bb (hoa đỏ) x Bb (hoa đỏ)
→ Kiểu gen cây đem lai aaBb (thân thấp, hoa đỏ).



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

QUẢNG NGÃI

NĂM HỌC 2018-2019
Ngày thi: 06/06/2018
Môn: SINH HỌC (HỆ CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề này có 02 trang)

Câu 1:(1.0 điểm)
1. Vì sao cùng là kiểu đột biến thay thế nuclêơtit, có một số trường hợp khơng gây
hậu quả gì nhưng một số trường hợp khác lại gây hậu quả rõ rệt đối với cơ thể sinh vật?
2. Một lồi thực vật có bộ NST 2n = 10, có một cặp NST số 2 mang các gen AAA.
Thể đột biến trên thuộc loại đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó.
Câu 2:(1.0 điểm)
Tại một cơ sở ấp gà giống, người ta giữ độ ẩm phòng ấp ở 65% và cho thay đổi
nhiệt độ khơng khí. Theo dõi kết quả tỉ lệ nở của trứng gà tương ứng với nhiệt độ thay đổi
theo bảng sau:
Nhiệt độ
(0C)
Tỉ lệ nở
(%)


34,0 34,5 35,0 35,5
0

5

20

40

36,0

36,5

37,0

37,5

38,0

38,5

50

70

80

90

70


40

39,0 39,5
5

0

a. Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái về nhiệt độ đối với sự phát triển của trứng gà.
b. Tìm giá trị giới hạn dưới, giới hạn trên và điểm cực thuận của nhân tố nhiệt độ đối
với sự phát triển của trứng gà.
Câu 3:(1.5 điểm)
1. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất mối quan hệ
giữa gen với ARN.
2.Vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ?
Trường hợp nào qua cơ chế nhân đôi tạo ra ADN con khác ADN mẹ?
Câu 4:(1.5 điểm)
Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa NST kép
và cặp NST tương đồng.
Câu 5:(2.0 điểm)
Gen M dài 4080 Å, có số nuclêơtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen.
Gen M bị đột biến mất đi 3 cặp nuclêôtit trở thành gen m; làm cho gen đột biến kém gen
ban đầu 7 liên kết hiđrơ.
a. Tính số lượng từng loại nuclêơtit của gen M và gen m.
b. Cho cơ thể có kiểu gen Mm tự thụ phấn. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit
trong mỗi loại hợp tử được tạo thành (Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường).
1


Câu 6:(1.0 điểm)

Ở một loài thực vật, khi cho hai cây thân cao, chín sớm giao phấn với nhau, người ta
thu được F1 phân li theo tỉ lệ: 1 cây thân cao, chín muộn: 2 cây thân cao, chín sớm: 1 cây
thân thấp, chín sớm. Cho các cây thân cao, chín muộn ở F1 tự thụ phấn, người ta thu được
đời con gồm cả cây thân cao, chín muộn và cây thân thấp, chín muộn. Biết rằng khơng xảy
ra đột biến. Hãy xác định kiểu gen của các cây bố mẹ.
Câu 7:(2.0 điểm)
Gà có bộ NST 2n=78. Tại vùng sinh sản của một gà trống có một tế bào sinh dục sơ
khai nguyên phân nhiều lần liên tiếp đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương
2418 NST đơn. Tất cả các tế bào sinh ra đều bước vào vùng chín để tiến hành giảm phân
tạo ra tinh trùng. Các tinh trùng tham gia thụ tinh với một con gà mái, biết hiệu suất thụ
tinh của tinh trùng là 6,25%. Gà mái trên đẻ ra được 11 trứng, ấp và nở ra 6 gà con.
a. Xác định số lần nguyên phân và số tinh trùng tạo thành.
b. Xác định số hợp tử được tạo ra.
c. Số trứng không nở có bộ NST như thế nào?

-------------------------- Hết -------------------------Ghi chú: Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:.................................. Số báo danh: ..............Phịng thi: ........

2


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NGÃI
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 02 trang)

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2019 - 2020
Ngày thi: 06/06/2019
Môn: Sinh học (Hệ chuyên)

Thời gian làm bài: 150 phút, Không kể thời gian giao đề

Câu 1: (1,0 điểm)
1. Nêu cơ chế xác định giới tính bằng nhiễm sắc thể. Hãy minh họa bằng sơ đồ cơ
chế xác định giới tính ở người.
2. Giải thích vì sao bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) đặc trưng của những lồi sinh
sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể.
Câu 2: (1,5 điểm)
1. Trong một tế bào sinh dưỡng bình thường của một loài sinh vật, qua thực
nghiệm, người ta thấy xuất hiện một cấu trúc tạm thời có hai mạch như sau:
Mạch gốc 3’... X  T  A  G  T  A  X ...5’ (1)
Mạch … 5’... G  A U  X  A  U  G ... 3’ (2)
a) Thành phần đơn phân cấu trúc nên 2 mạch có gì khác nhau? Từ sự khác nhau của
2 mạch, có thể kết luận cấu trúc tạm thời trên xuất hiện trong quá trình sinh học nào?
b) Sản phẩm có thể được tạo thành khi q trình sinh học trên hồn thành là gì? Khi
mạch (2) bị thay đổi số lượng, thành phần các nucltit thì mạch (1) có bị thay đổi theo
khơng? Vì sao?
2. Nêu bản chất của mối liên hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:
Gen (một đoạn ADN) → mARN → Prơtein → Tính trạng.
Câu 3: (1,5 điểm)
1. Phân biệt thường biến với biến dị tổ hợp.
2. Bộ nhiễm sắc thể (2n) của một lồi thực vật có hoa gồm 5 cặp nhiễm sắc thể (kí hiệu
I, II, III, IV, V), khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 3 thể đột biến (kí
hiệu A, B, C). Phân tích bộ nhiễm sắc thể của 3 thể đột biến đó thu được kết quả sau:

A

Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp
I
II

III
IV
V
3
3
3
3
3

B

3

2

2

2

2

C

1

2

2

2


2

Thể đột biến

a) Xác định tên gọi của các thể đột biến trên.
b) Nêu cơ chế hình thành thể đột biến C.
Câu 4: (1,0 điểm)
1. Một lồi lan rừng có giá trị kinh tế đang có nguy cơ tuyệt chủng, để bảo tồn
nguồn gen loài lan này và tạo được số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn mà vẫn
giữ được đặc tính của giống gốc, người ta thường sử dụng phương pháp nhân giống nào?
Nêu quy trình.
2. Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết gây ra hiện tượng thoái hoá
nhưng các phương pháp này vẫn được sử dụng trong chọn giống?
Trang 1


Câu 5: (2,0 điểm)
1. Trong vườn cây ăn quả có múi, thường có kiến hơi sinh sống, chúng đưa những con
rệp cây lên chồi non, rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra đường cho kiến hôi ăn. Người
ta thường thả kiến đỏ vào vườn cây vì kiến đỏ ăn rệp cây, đồng thời chúng đuổi được kiến
hôi. Xác định mối quan hệ sinh thái giữa các lồi có trong vườn cây ăn quả trên.
2. Trong đầm nuôi cá, sản phẩm chính tạo nên giá trị kinh tế cho đầm là cá mè trắng.
Trong đầm cịn có một số loài cá tự nhiên như cá mương, cá dầu và cá măng. Cá dầu và
cá mương tuy nhỏ nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi lại phát triển rất mạnh mẽ. Tảo sống
nổi là thức ăn của cá mương, cá dầu và cá mè trắng. Cá măng lại sử dụng cá mương, cá
dầu làm thức ăn chính. Rái cá chuyên săn bắt cá măng và cá mè trắng.
a) Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong đầm.
b) Sau một thời gian, giá trị kinh tế của đầm có nguy cơ suy giảm mạnh do cá măng
bị người ta câu nhiều.

- Hãy giải thích hiện tượng trên.
- Để duy trì và nâng cao giá trị kinh tế của đầm, người nuôi cá cần áp dụng biện
pháp sinh học nào đơn giản, thích hợp và có hiệu quả cho đầm ni?
Câu 6: (1,5 điểm)
Theo dõi quá trình giảm phân bình thường của 32 tế bào sinh trứng ở một cá thể cái,
người ta thấy trong các thể định hướng được tạo ra có 384 nhiễm sắc thể đơn. Biết hiệu suất
thụ tinh của tinh trùng là 1%, của trứng là 6,25% và không phát sinh đột biến.
Hãy xác định:
1. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài và số nhiễm sắc thể môi trường phải
cung cấp cho các tế bào sinh trứng giảm phân.
2. Số hợp tử được tạo thành.
3. Số tế bào sinh tinh cần thiết để tạo đủ số tinh trùng hồn tất q trình thụ tinh trên.
Câu 7: (1,5 điểm)
Ở một lồi cơn trùng, khi lai giữa bố mẹ có kiểu hình thân xám, cánh dài với thân
đen, cánh cụt thu được F1 100% thân xám, cánh dài. Cho F1 lai với một cá thể khác (dị
hợp tử một cặp gen). Giả sử rằng F2 xuất hiện một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: 2 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh cụt : 1 thân đen, cánh cụt.
Trường hợp 2: 3 thân xám, cánh dài : 3 thân xám, cánh cụt : 1 thân đen, cánh dài : 1 thân
đen, cánh cụt.
Cho biết: mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường,
không phát sinh đột biến, nhiễm sắc thể không thay đổi cấu trúc trong giảm phân.
Biện luận qui luật di truyền chi phối hai tính trạng trên và viết sơ đồ lai đối với mỗi
trường hợp.
…………………………HẾT…………………………….
Ghi chú: Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.

Trang 2


SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN THI: SINH HỌC (Hệ chun)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 150 phút (Khơng kể thời gian giao đề )
(Đề thi gồm 02 trang)
Ngày thi: 12/6/2015
Câu 1 (0,5điểm): Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập của Men đen.
Câu 2 (1,5điểm): Khi đem lai cây hoa kép, màu trắng với cây hoa đơn, màu tím,
thu được ở F1 tồn cây hoa kép, màu tím. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, thu
đuợc 4592 cây F2 với 4 loại kiểu hình, trong đó có 287 cây hoa đơn, màu trắng.
Biết mỗi tính trạng do một cặp alen qui định.
1. Phép lai chịu sự chi phối bởi qui luật di truyền nào? Giải thích tại sao?
2. Viết kiểu gen của các thế hệ bố mẹ, F1 và F2.
3. Về mặt lí thuyết, số lượng cá thể thuộc mỗi loại kiểu hình cịn lại của đời F2
bằng bao nhiêu?
Câu 3 (1điểm):
Hãy nêu những điểm khác nhau giữa cơ chế tự nhân đôi ADN với cơ chế tổng
hợp ARN.
Câu 4 (1,0điểm): Thế nào là thể đa bội? Hãy trình bày về cơ chế phát sinh thể tứ
bội.
Câu 5 (1,5điểm): Tại vùng sinh sản, xét 16 tế bào sinh dục sơ khai đều trải qua
nguyên phân liên tiếp số lần bằng nhau cần môi trường cung cấp 2976 NST đơn.
Các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, qua giảm phân cần được môi
trường cung cấp 3072 NST đơn.
1. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào tại vùng sinh sản.
2.Quá trình thụ tinh của số tinh trùng nói trên đã hình thành 32 hợp tử.Tính hiệu
suất thụ tinh của tinh trùng. Biết mỗi tinh trùng thụ tinh với một trứng, tạo được
một hợp tử.
3.Cho rằng kí hiệu bộ NST của tế bào sinh tinh là AaBbXY. Một nhóm tế bào sinh
tinh trải qua giảm phân, cặp NST giới tính khơng phân li ở kì sau I. Hãy viết thành

phần NST của các tinh trùng bị đột biến.
Câu 6 (1,5điểm):
Một gen có khối lượng 9.105 đvC, có tỉ lệ A > G và có tích số giữa A.G =6%. Mạch
đơn thứ nhất của gen có tỉ lệ nuclêơtit loại X chiếm 10% số nuclêơtit của mạch và
có 300 nuclêơtit loại T. Khi gen sao mã cần được môi trường cung cấp 900
nuclêôtit loại U. Cho biết khối lượng trung bình của một nuclêơtit là 300 đvC. Xác
định:
1. Chiều dài của gen.
2. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen và của mỗi mạch đơn.


3. Số lần sao mã (phiên mã) của gen.
Câu 7 (1,0điểm):
Bệnh máu khó đơng ở người do một gen gồm hai alen H và h, nằm trên đoạn không
tương đồng của NST giới tính X quy định. Ơng (N) kể về sự di truyền bệnh này
trong gia đình ơng như sau:
“Bố mẹ tôi, bố mẹ vợ tôi, tôi và vợ tơi đều khơng mắc bệnh máu khó đơng. Vợ
chồng tơi sinh hai người con, đứa con trai mắc bệnh máu khó đơng cịn đứa em gái
khơng mắc bệnh này ”.
1. Bệnh máu khó đơng do alen trội hay alen lặn quy định? Hãy quy ước gen về
bệnh này.
2. Xác định kiểu gen của người vợ và mẹ vợ ông (N).
Câu 8(1,0 điểm): Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa quần
thể sinh vật với quần xã sinh vật.
Câu 9(1,0 điểm): Trình bày các mối quan hệ sinh thái khác lồi, nêu ví dụ và ý
nghĩa của từng mối quan hệ đó.

………..HẾT……….



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NGÃI

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
NĂM HỌC 2016 – 2017

ĐỀ CHINH THỨC
Đề thi này gồm 02 trang

MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 15/6/2016

Câu 1: (1,0 điểm)
a. Tại sao việc nghiên cứu di truyền người gặp khó khăn. Có những phương pháp
nghiên cứu di truyền học người nào?
b. Tìm điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.
Câu 2: (1,0 điểm)
Trong trường hợp tính trạng do 1 gen có 2 alen qui định, tính trạng trội là trội hoàn
toàn. Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử
người ta làm như thế nào? Cho ví dụ.
Câu 3: (1,5 điểm)
Tại một cơ sở sản xuất tằm giống, người ta giữ nhiệt độ phòng ấp ở 250C và cho
thay đổi độ ẩm khơng khí. Theo dõi kết quả tỉ lệ nở của trứng tằm tương ứng với độ ẩm
thay đổi theo bảng sau:
Độ ẩm
74
76
78 80
82

84
86
88
90
92
94 96
(%)
Tỉ lệ nở
0
5
20 40
50
70
80
90
70
40
5
0
(%)
a. Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn của độ ẩm lên sự phát triển của trứng tằm.
b. Tìm giá trị giới hạn dưới, giới hạn trên và điểm cực thuận của nhân tố độ ẩm
khơng khí với tỉ lệ nở của trứng tằm.
Câu 4: (0,5 điểm)
Một tế bào sinh dục cái ở một lồi động vật có kiểu gen AaXBXb. Xác định kiểu
gen của giao tử trường hợp tế bào giảm phân bình thường và trường hợp cặp NST giới
tính không phân li trong giảm phân I.
Câu 5: (1,0 điểm)
Ưu thế lai là gì? Tại sao khơng dùng con lai F1 để làm giống? Trong trồng trọt làm
thế nào để duy trì ưu thế lai?

Câu 6: (1,5 điểm)
Ở một lồi động vật có vú, tại vùng sinh sản của cơ quan sinh dục đưc có một tế
bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 đợt và đã nhận của môi trường nguyên liệu
tương đương với 372 nhiễm sắc thể đơn.
a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
b. Các tế bào con tạo thành chuyển sang vùng chín thực hiện giảm phân tạo giao
tử. Các giao tử tạo thành tham gia thụ tinh tạo hợp tử với hiệu suất thụ tinh là 12,5%. Tỉ lệ
sống của hợp tử là 100%. Xác định:
- Số hợp tử được tạo thành.
- Nếu các tế bào trứng tham gia thụ tinh đều có nguồn gốc từ một tế bào sinh dực
cái sơ khai, thì tế bào này đã nguyên phân mấy đợt? Cho rằng tất cả các trứng tạo ra đều
được thụ tinh.
Câu 7: (2,0 điểm)

-1-


Ở cây cà chua, tính trạng màu quả do 1 gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể
thường quy định. Tính trạng quả đỏ là trội hồn tồn so với tính trạng quả vàng. Cho 2
cây quả đỏ (P) tự thụ phấn, ở F1 nhận được tỉ lệ 7 quả đỏ: 1 quả vàng. Khơng có đột biến
phát sinh.
a. Xác định kiểu gen của 2 cây quả đỏ ở thế hệ P.
b. Tính tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử ở F1.
Câu 8: (1,5 điểm)
Một gen chứa 1498 liên kết cọng hóa trị giữa các nuclêơtit. Gen tiến hành nhân đôi
3 lần và sử dụng của môi trường 3150 nuclêôtit loại ađênin.
Xác định:
a. Chiều dài và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp, số liên kết hyđrô bị phá vỡ và
số liên kết hóa trị được hình thành trong q trình nhân đơi của gen nói trên.

----------------------------------------HẾT---------------------------------------Ghi chú: Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.

-2-


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NGÃI

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM MƠN SINH HỌC

Câu 1: (1,0 điểm)
Nội dung

Điểm

a.
Các khó khăn và các phương pháp nghiên cứu di truyền học người:
+ Người sinh sản chậm, đẻ ít con, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
lớn(2n=46); kích thước bé, ít sai khác về hình dạng, khó khăn lớn là do xã
hội, luật kết hôn không thể sử dụng phương pháp lai. Mặc khác khơng thể
xử lí các tác nhân gây đột biến đối với người như ở động vật và thực vật
+ Các phương pháp đặc biệt nghiên cứu di truyền học người gồm nghiên
cứu phả hệ và nghiên cứu trẻ đồng sinh.
b.
Sự khác nhau
NST thường
NST giới tính
- Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng - Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội

bội 2n.
2n.
- Luôn sắp xếp thành các cặp tương - Cặp XX tương đồng, cặp XY
đồng.
không tương đồng.
- Giống nhau giữa cá thể đực và cái - Khác nhau giữa cá thể đực và cái
trong loài.
trong loài.
- Chứa gen qui định tính trạng - Chứa gen qui định tính trạng
thường khơng liên quan đến giới thường có liên quan đến giới tính.
tính.
Tổng điểm

0,25
0,25

0,25

0,25
1,0 điểm

Câu 2: (1.0 điểm)
Nội dung
- Muốn xác định kiểu gen của một cá thể mang tính trạng trội đồng hợp tử
hay dị hợp tử người ta cho cơ thể mang tính trạng trội đó lai với cá thể mang
tính trạng lặn.(lai phân tích)
- Nếu đời con chỉ biểu hiện tính trạng trội thì cơ thể đó mang tính trạng trội
đó có kiểu gen đồng hợp.
- Nếu đời con có cả tính trạng trội và tính trạng lặn thì cơ thể mang tính trạng
trội đó có kiểu gen là dị hợp.

VD: Có hai giống lúa cây cao, chưa biết giống cây nào thuần chủng hay
không thuần chủng,chỉ biết cây cao là trội so với cây thấp. Ta lần lượt lấy
mỗi giống cây lai với dạng cây thấp( tính trạng lặn).Giống nào đời con
phân tính thì giống đó có kiểu gen dị hợp tử, giống nào đời con khơng phân
tính thì giống đó có kiểu gen đồng hợp tử.
P:
Gp:
F1:

AA(Cao)
A

x

aa(thấp)
a

P:
Gp:
F 1:

Aa

-3-

Aa (Cao) x aa(Thấp)
A, a
a
Aa ,1aa


Điểm

0,25
0,25
0,25


Kiểu gen:
Kiểu gen:

100%Aa
100% (cao)

Kiểu gen: 50%Aa:50%aa
Kiểu gen: 50%(cao):50%(thấp)

0,25

Tổng điểm
Câu 3: (1,5 điểm)
Nơi dung
a.
Vẽ sơ đồ đúng, chính xác theo số liệu trong bảng:
Tỉ lệ nở
90
80
70
60
50
40

30
20
10
Điểm giới hạn dưới (74%) Điểm cực thuận(88%)
Điểm giới hạn trên (96%)
0
70
80
90
100 Độ ẩm (%)
Sơ đồ sự phát triển của trứng tằm theo độ ẩm
b.
Điểm gây hại thấp: 74%; Điểm gây hại cao: 96%; Điểm cực thuận: 88%
Tổng điểm

1,0
Điểm
1,0
(sai tỉ lệ
trừ 0,25
điểm và
khơng
có tên
sơ đồ
trừ
0,25đ)

0,5
1.5 điểm


Câu 4: (0,5 điểm)
Nội dung
Điểm
B
b
- Trường hợp giảm phân bình thường giao tử có kiểu gen là: AX hoặc AX ,
aXB hoặc aXb
0,25
- Trường hợp giảm phân cặp NST giới tính khơng phân li giảm phân I, giao
tử có kiểu gen là: AXBXb hoặc aXBXb, hoặc a hoặc A
0,25
Tổng điểm

0,5
điểm

Câu 5: (1,0 điểm)
Nội dung
Điểm
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh,
phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn
trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
0,25
- Không dùng con lai F1 để nhân giống vì qua phân li tỉ lệ gen dị hợp giảm,
gen đồng hợp tăng, trong đó có gen đồng hợp lặn và gen tật bệnh, nếu cứ
tiếp tục lai như vậy sức sống con lai sẽ giảm dần qua các thế hệ, có thể gây
chết làm ưu thế lai giảm.
0,5
- Muốn duy trì ưu thế lai, khắc phục hiện tượng trên người ta dùng phương


-4-


pháp nhân giống vơ tính.
Tổng điểm

0.25
1,0

Nội dung

Điểm

Câu 6: (1,5 điểm)

a.
Số nhiễm sắc thể 2n trong tế bào:
Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho tế bào nguyên phân:
(2x-1). 2n = 372
Suy ra: 2n = 372: 2x-1 = 372: 25-1 = 12
b.
Số tế bào con tạo thành 25= 32
Số giao tử tạo thành; 32 x 4 = 128
- Số hợp tử tạo thành: 128 x 12,5% = 16 (hợp tử)
- Số tế bào trứng tham gia thụ tinh: 16 = 24
Vậy số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái là 4

0,5

0.5

0.5

Tổng điểm

1,5 điểm

Nôi dung

Điểm

Câu 7: (2,0 điểm)
a.
Quy ước gen: A quy định quả đỏ.
a quy định quả vàng.
Trong lai 1 tính theo quy định của Men đen tối đa ở thế hệ lai chỉ có 4 tổ
hợp do đó tỉ lệ 7 đỏ : 1 vàng về thực chất là 4 đỏ : 3 đỏ : 1 vàng.
- 4 đỏ hay 100% đỏ là kết quả tự thụ phấn của cây có kiểu gen: AA.
- 3 đỏ : 1 vàng là kết quả tự thụ phấn của cây có kiểu gen: Aa.
* Sơ đồ:
. P:
AA
x
AA
GP:
A
A
F1:
AA
Kiểu gen: 100% AA.
Kiểu hình: 100% quả đỏ

. P:
Aa
x
Aa
GP:
A,a
A,a
F1:
AA, Aa, Aa, aa
Kiểu gen: 1AA, 2Aa, 1aa.
Kiểu hình: 75% quả đỏ : 25% quả vàng.
Tỉ lệ kiểu hình chung: 175% quả đỏ : 25% quả vàng; 7đỏ : 1 vàng.
b.
Trong tổng số F1 tạo thành

-5-

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25


½ (AA) : ½(1/4 AA: 2/4Aa : 1/4aa)
Vậy tỉ lệ kiểu gen ĐHT ở F1 là 6/8

0.5


Tổng điểm

2.0 điểm

Câu 8: ( 1,5điểm )
Nội dung
a.
Chiều dài, số lượng từng loại nuclêôtit của gen:
Gọi N là số nuclêơtit của gen. Ta có:
N - 2 = 1498 => N=1500(nu)
- Chiều dài của gen:
N/2 . 3.4 Å = 1500/2 . 3,4 Å = 2050 (Å)
Theo đề bài ta suy ra:
(23 - 1) . A = 3150.
Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của gen
A = T = 3150/ (23 - 1) = 450 (nu)
G = X = N/2 – A =1500/2 -450 =300 (nu)
b.
Khi gen nhân đôi 3 lần :
- Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp:
Amt = Tmt = 3150 (nu)
Gmt = Xmt = (23 - 1) . 300 = 2100(nu)
Số liên kết hyđrô của gen:
2A + 3G = 2. 450 + 3.300 = 1800
- Số liên kết hyđrô bị phá vỡ qua nhân đôi:
(23 - 1) . 1800 = 12600 (H)
- Số liên kết hóa trị hình thành trong q trình nhân đôi:
(23 - 1) .1498 = 10486 (HT)


Điểm

0,25

0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

Tổng điểm
1,5 điểm
Ghi chú : Học sinh có thể giải theo cách khác nêu đúng đáp số vẫn cho điểm tối đa.
----------------------------------------HẾT----------------------------------------

-6-


MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
Ngày thi: 15-07-2016
Môn: Sinh học
Mức độ yêu cầu về kiến thức
Các chủ đề
Nhận biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng
chính

cao
Câu 1: (1,0đ)
Di truyền và
Câu 2: (1,0đ)
biến dị.
Câu 4: (0,5đ)
Câu 5: (1,0đ)
Câu 6: (1,5đ)
Câu 7: (2,0đ)
Câu 8: (1,5đ)
85%
29,4% = 2,5 điểm
11,8% =1,0
58,8% =5,0
=8,5điểm
điểm
điểm
Câu 3: (1,5đ)
Sinh vật và
môi trường.
100% = 1,5
15% = 1,5
điểm
điểm
Tổng số câu.
3 câu = 2,5 điểm
2 câu = 2,5
3 câu = 5,0
Tổng số điểm:
= 25,0%

điểm = 25,0%
điểm =
100% = 10
50,0 %
điểm
----------------------------------------HẾT----------------------------------------

-7-


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NGÃI
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 02 trang)

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Sinh học (Hệ chuyên)
Ngày thi: 07/06/2017
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1,5 điểm)
a. Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật
phân li độc lập của Menđen như thế nào?
b. Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 2: (1,0 điểm)
Một gen dài 4080Ăngstron và có 2880 liên kết hiđrơ. Mạch 1 của gen có 420 nuclêơtit
loại A, mạch 2 của gen có 120 nuclêơtit loại G.
a. Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại nuclêơtit của gen.
b. Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong mỗi mạch đơn của gen.

Câu 3: (2,0 điểm)
a. Phân biệt thường biến với đột biến.
b. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua
nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá? Trong chọn giống, người ta dùng các
phương pháp này nhằm mục đích gì?
Câu 4: (1,0 điểm)
a. Một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ, mèo
rừng, cỏ, thỏ. Vẽ sơ đồ về lưới thức ăn trong quần xã sinh vật trên.
b.Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển.
Câu 5: (1,0 điểm)
Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp.
1. Chim ăn sâu.
2. Dây tơ hồng bám trên cây.
3. Hải quỳ và cua.
4. Giun sán sống trong hệ tiêu hóa của lợn.
5. Địa y.
6. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối.
7. Cáo ăn gà.
8. Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.
9. Tự tỉa thưa ở thực vật.
10. Hiện tượng liền rễ giữa các cây thông.
Câu 6: (1,5 điểm)
Một tế bào sinh dục sơ khai cái của gà (2n = 78) nguyên phân liên tiếp một số đợt
cần môi trường nội bào cung cấp 9906 NST đơn. Các tế bào con đều trở thành tế bào
sinh trứng, giảm phân tạo ra trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng 50%, hiệu suất thụ tinh
của tinh trùng 6,25%. Mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra 1 hợp tử lưỡng bội
bình thường.

1



a. Tính số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái nói trên.
b. Tính số hợp tử tạo thành.
c. Tính số tế bào sinh tinh cần thiết để hồn tất q trình thụ tinh trên.
Câu 7: (2,0 điểm)
Ở một loài thực vật, khi lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính
trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 tự thụ
phấn, thu được đời F2 có 4880 cây gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 305 cây thân thấp,
hoa vàng.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng.
a. Biện luận quy luật di truyền đã chi phối phép lai trên.
b. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
c. Cho F1 giao phấn với cây có kiểu gen như thế nào để thế hệ sau thu được 4 kiểu
hình với tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1?
…………………………HẾT……………………………..
Ghi chú: Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.

2


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

QUẢNG NGÃI

NĂM HỌC 2018-2019
Ngày thi: 06/06/2018
Môn: SINH HỌC (HỆ CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút


HƯỚNG DẪN CHẤM

(Gồm có 05 trang)

Câu 1: ( 1.0 điểm)
1.Vì sao cùng là kiểu đột biến thay thế nuclêơtit, có một số trường hợp khơng
gây hậu quả gì nhưng một số trường hợp khác lại gây hậu quả rõ rệt đối với cơ thể sinh
vật?
2. Một lồi thực vật có bộ NST 2n = 10, có một cặp NST số 2 mang các gen
AAA. Thể đột biến trên thuộc loại đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột
biến đó.
1. Hậu quả của đột biến gen tùy thuộc vào sự thay đổi trong cấu trúc của
prôtêin và tùy thuộc vào chức năng của prơtêin do gen đó quy định.
- Đột biến thay thế nuclêơtit có thể khơng ảnh hưởng gì đối với cơ thể sinh
vật nếu prơtêin mà nó tổng hợp khơng bị thay đổi cấu trúc.
+ Đột biến thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.

0,25

+ Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác làm thay đổi
bộ ba nhưng bộ ba mới cùng quy định axit amin giống với bộ ba ban đầu.
- Đột biến thay thế nuclêơtit có thể ảnh hưởng đối với cơ thể sinh vật nếu
prôtêin mà nó tổng hợp bị thay đổi cấu trúc, dẫn tới thay đổi chức năng.
+ Đột biến thay thế cặp nu làm xuất hiện bộ ba đột biến. Bộ ba mới này
quy định tổng hợp axit amin khác với axit amin ban đầu.

0,25

+ Đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc quá trình giải mã.

+ Đột biến làm cho bộ ba mở đầu bị thay đổi thành một bộ ba khác dẫn tới
phân tử mARN khơng có bộ ba mở đầu nên khơng có khả năng tổng hợp
prơtêin.
2.Thể đột biến có thể được hình thành là đột biến thể dị bội hoặc đột biến
cấu trúc NST dạng lặp đoạn.
+ Đột biến dị bội: do rối loạn phân li ở cặp NST số hai trong giảm phân dẫn
tới hình thành giao tử AA. Giao tử AA thụ tinh với giao tử bình thường A
cho hợp tử AAA.
+ Đột biến lặp đoạn: dưới tác dụng của tác nhân gây đột biến làm cấu trúc
NTS bị phá vỡ làm lặp một đoạn mang gen A. Giao tử chứa NST lặp đoạn
(mang cặp gen AA) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên
cơ thể có kiểu gen AAA.
1

0,25

0,25


Câu 2:(1.0 điểm)
Tại một cơ sở ấp gà giống, người ta giữ độ ẩm phòng ấp ở 65% và cho thay đổi
nhiệt độ khơng khí. Theo dõi kết quả tỉ lệ nở của trứng gà tương ứng với nhiệt độ thay
đổi theo bảng sau:
Nhiệt
34,0 34,5 35,0 35,5 36,0 36,5 37,0 37,5 38,0 38,5 39,0 39,5
độ (0C)
Tỉ lệ
0
5
20

40
50
70
80
90
70
40
5
0
nở (%)
a. Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái về nhiệt độ đối với sự phát triển của trứng
gà.
b. Tìm giá trị giới hạn dưới, giới hạn trên và điểm cực thuận của nhân tố nhiệt
độ đối với sự phát triển của trứng gà.
a.Vẽ sơ đồ đúng, chính xác theo số liệu trong bảng:
0,5
Tỉ lệ nở
(sai tỉ
lệ trừ
90
0,25
80
điểm và
khơng
70
có chú
60
thích
trừ
50

0,25đ)

40
30
20
10

Điểm giới hạn dưới (340C) Điểm cực thuận(37,50C) Điểm giới hạn trên (39,50C)

0

0,5
Nhiệt độ (0C)
Sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của độ ẩm lên sự phát triển của trứng gà
b. Giới hạn dưới: 34,0(0C); Giới hạn trên: 39,5(0C); Điểm cực thuận:
37,5(0C)
Câu 3:(1.5 điểm)
1. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất mối quan
hệ giữa gen với ARN.
2. Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt
ADN mẹ? Trường hợp nào qua cơ chế nhân đôi tạo ra ADN con lại khác ADN mẹ?
1 - ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là một mạch của gen và diễn
ra theo nguyên tắc bổ sung
- Bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ: Gen
ARN là trình tự các
nuclêơtit trên mạch khn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên
mạch ARN. Cơ chế này diễn ra như sau: sau khi hai mạch đơn của gen
được tách dần ra, các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào đến liên kết
với các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen thành từng cặp theo đúng
nguyên tắc bổ sung. Sau khi hồn tất q trình, phân tử ARN được tạo

thành rời khỏi gen ra tế bào chất.
2

0,5


2.
- Phân tử ADN con được tạo ra giống ADN mẹ là do q trình nhân
đơi ADN diễn ra theo nguyên tắc:
+ Nguyên tắc khuôn mẫu: mạch mới của ADN con được tổng hợp
dựa trên khuôn mẫu của ADN mẹ.
+ Nguyên tắc bổ sung: sự liên kết các nu ở mạch khuôn với các nu
tự do là cố định: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay
ngược lại.
+ Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo tồn): trong mỗi ADN con
có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ) còn một mạch mới được tổng hợp.
- Trường hợp ADN con có cấu trúc khác ADN mẹ là vì q trình nhân
đơi khơng theo ngun tắc bổ sung (đột biến gen).

0.25
0,25

0,25

0,25

Câu 4:(1.5 điểm)
Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa NST
kép và cặp NST tương đồng.
- NST kép: gồm 2 crơmatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, hoặc có

nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
- Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước,
một chiếc có nguồn gốc từ bố một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
- Sự khác nhau:
NST kép
Cặp NST tương đồng
- Chỉ là một NST gồm 2 crômatit - Gồm 2 NST đồng dạng.
dính nhau ở tâm động.
- Chỉ một nguồn gốc hoặc từ bố - Có 2 nguồn gốc: một từ bố, một từ
hoặc từ mẹ.
mẹ.
- 2 crômatit hoạt động như một thể - 2 NST của cặp tương đồng hoạt
thống nhất.
động độc lập nhau.

0,25
0,25

0,25
0,25
0,5

Câu 5:(2.0 điểm)
Gen M dài 4080 Å, có số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen.
Gen M bị đột biến mất đi 3 cặp nuclêôtit trở thành gen m; làm cho gen đột biến kém
gen ban đầu 7 liên kết hiđrơ.
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen M và gen m.
b. Cho cơ thể có kiểu gen Mm tự thụ phấn. Xác định số lượng từng loại
nuclêôtit trong mỗi loại hợp tử được tạo thành (Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra
bình thường).

a.
* Tính số lượng từng loại nuclêotit của gen M và gen m.
- Tổng số nu của gen M = (2 x 4080): 3,4=2400 (nu).
- Số lượng từng loại nu của gen M:
A = T = 2400 x 30% = 720 (nu).
G=X=

N
2400
A
 720  480(nu )
2
2

0,25

0,25

- Gen m kém gen M 2 cặp A-T và 1 cặp G-X do (2x2)+(1x3) = 7 (liên kết
3

0,25


hiđrô).
- Số lượng từng loại nu của gen m (Gen đột biến).
A = T = 720 - 2 = 718 (nu).
G = X = 480 - 1 = 479 (nu).
b.
* Cho cơ thể có kiểu gen Mm tự thụ phấn. Xác định số lượng từng loại

nuclêôtit trong các loại hợp tử được tạo thành.
Sơ đồ lai:
P:
Mm
x
Mm
Gp:
M,m
M,m
F1:
1MM : 2Mm : 1mm
* Số lượng từng loại nu trong các loại hợp tử:
- Loại hợp tử MM:
A = T = 720 x 2 = 1440 (nu).
G = X = 480 x 2 = 960 (nu).
- Loại hợp tử Mm:
A = T = 720 +718 = 1438 (nu).
G = X = 480+ 479 = 959 (nu).
- Loại hợp tử mm:
A = T = 718 x 2 = 1436 (nu).
G = X = 479 x 2 = 958 (nu).

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25


Câu 6:(1.0 điểm)
Ở một loài thực vật, khi cho hai cây thân cao, chín sớm giao phấn với nhau, người
ta thu được F1 phân li theo tỉ lệ: 1 cây thân cao, chín muộn: 2 cây thân cao, chín sớm: 1
cây thân thấp, chín sớm. Cho các cây thân cao, chín muộn ở F1 tự thụ phấn, người ta
thu được đời con gồm cả cây thân cao, chín muộn và cây thân thấp, chín muộn. Biết
rằng khơng xảy ra đột biến. Hãy xác định kiểu gen của các cây bố mẹ.
P: thân cao x thân cao thu được F1 có tỉ lệ 3 cây thân cao: 1 cây
thân thấp.
 thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp.
+ Quy ước: gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp.
+ P: Aa x Aa
- P: Chín sớm x chín sớm thu được F1 có tỉ lệ 3 cây chín sớm : 1
cây chín muộn
 chín sớm trội hồn tồn so với chín muộn.
+ Quy ước: gen B quy định chín sớm, gen b quy định chín muộn.
+ P: Bb x Bb
- Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là 1:2:1 ≠ (9:3:3:1)  Các gen di
truyền kết
 Vậy cây thân cao, chín muộn ở F1 có kiểu gen Ab/-b.
- Cho thân cao, chín muộn ở F1 tự thụ phấn thu được đời con có
cây thân thấp, chín muộn (ab/ab)  nhận giao tử ab từ cây bố
mẹ F1  Cây thân cao, chín muộn F1 có kiểu gen Ab/ab.
- Cây thân cao, chín muộn ở F1 nhận mỗi loại giao tử Ab và ab
từ một bên bố hoặc mẹ P.
 Vậy P có kiểu gen: Ab/aB x AB/ab.
-

0,25
0,25


0,25

0,25

4


Câu 7:(2.0 điểm)
Gà có bộ NST 2n=78. Tại vùng sinh sản của một gà trống có một tế bào sinh dục
sơ khai nguyên phân nhiều lần liên tiếp đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương
đương 2418 NST đơn. Tất cả các tế bào sinh ra đều bước vào vùng chín để tiến hành
giảm phân tạo ra tinh trùng. Các tinh trùng tham gia thụ tinh với một con gà mái, biết
hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%. Gà mái trên đẻ ra được 11 trứng, ấp và nở ra
6 gà con.
a. Xác định số lần nguyên phân và số tinh trùng tạo thành.
b. Xác định số hợp tử được tạo ra.
c. Số trứng khơng nở có bộ NST như thế nào?
a.
Gọi k là số lần nguyên phân của 1 tế bào sinh dục sơ khai của một
gà trống.
Số NST môi trường cung cấp: (2k-1)2n = 2418.
Vậy tế bào nguyên phân 5 đợt
Số tinh trùng tạo thành 4 x 32 = 128 tinh trùng.
b.
Số tinh trùng tạo ra =128 , HSTT của tinh trùng 6.26%.
Số tinh trùng được thụ tinh =6.25%. 128= 8 tinh trùng.
Vậy số hợp tử = số tinh trùng được thụ tinh = 8 hợp tử.
c. Số hợp tử = số tinh trùng được thụ tinh = số trứng được thụ tinh.
Số trứng còn lại = 11- 6 = 5 trứng.
+ Trong 5 trứng khơng nở có 2 trứng đã thụ tinh nên có bộ NST

lưỡng bội (2n=78).
+ Cịn 3 trứng khơng nở nhưng chưa thụ tinh nên có bộ NST đơn
bội (n=39).
-------------------------- Hết -------------------------Ghi chú: Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm

5

0,25
0,25

0,25

0,25
0,5
0,5


SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2015-2016
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN THI: SINH HỌC (Hệ chun)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian : 150 phút(Khơng kể thời gian giao đề)
Ngày thi : 12/6/2015
Câu
Nội dung
Điểm
Khi lai hai cá thể bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản và

1
(0,5đ) thuần chủng thì sự di truyền của các cặp tính trạng phân li độc lập với
nhau, cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng
0,5đ
hợp thành nó.
2
(1,5đ)

1/+ F1 dị hợp hai cặp alen (Aa, Bb)
+ F2 xuất hiện loại kiểu hình (aabb) =

1
. Suy ra qui luật phân li
16

độc lập.
2/ P: AAbb (hoa kép, màu trắng) x aaBB (hoa đơn, màu tím)
F1 : AaBb
F2 : (Thí sinh viết tỉ lệ 9 loại kiểu gen của F 2, không yêu cầu lập sơ
đồ lai)
3/ 4 loại kiểu hình đời F2 có tỉ lệ 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb. Suy
ra:
+ Số cây hoa kép, màu tím =

0,5đ

9
x 4592 =2583 cây
16


+ Số cây hoa kép, màu trắng =số cây hoa đơn, màu tím =

3
x 4592
16

= 861 cây.
3
(1đ)

0,5đ

Khác nhau:
Dấu hiệu so sánh
Thời điểm

Nhân đôi ADN
- Trước khi phân bào.

Tổng hợp ARN
- Trước khi tổng hợp
prôtêin.

Cơ chế:
+ ADN tách

- Từ đầu đến cuối.

+ Số mạch khuôn
+ Nguyên liệu


- Cả hai
- Các nuclêôtit tự do

- Một đoạn tương ứng 1
gen cấu trúc.
- Chỉ 1 trong 2.
- Các ribônuclêôtit tự do

0,5đ

0,5đ


×