Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Nhận diện nguyên nhân và tiến trình trị liệu với trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn trên địa bàn phường mỏ chè thị xã sông công tỉnh thái nguyên trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.68 KB, 89 trang )

Trờng đại học vinh
khoa lịch sử
=== ===

nguyễn thị quỳnh giang

Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nhận diện nguyên nhân và tiến trình trị liệu
với trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn trên địa bàn
phờng Mỏ Chè - Thị xà Sông Công - Tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn hiện nay

chuyên ngành công tác xà hội

Vinh - 2011


Trờng đại học vinh
khoa lịch sử
=== ===

nguyễn thị quỳnh giang

Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nhận diện nguyên nhân và tiến trình trị liệu
với trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn trên địa bàn
phờng Mỏ Chè - Thị xà Sông Công - Tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn hiện nay

chuyên ngành công tác xà hội
Lớp 48B3 - CTXH (2007 - 2011)



Giáo viên hớng dẫn: phan thị thúy hà

Vinh - 2011


LờI CảM ƠN
Sau mt thi gian tỡm hiu, hc tp, nghiên cứu và làm việc một cách
nghiêm túc, tôi đã hồn thành được khóa luận này. Tơi xin được bày tỏ lòng cảm
ơn sâu sắc nhất đến những người đã giúp đỡ và dìu dắt tơi suốt thời gian qua.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thành viên trong gia đình
đã giúp đỡ tơi cả về vật chất lẫn tinh thần để tơi có đủ điều kiện và quyết tâm
để hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên hướng dẫn Phan
Thị Thúy Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn, ủng hộ và động viên tôi, giúp tơi
hồn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tơi cũng xin khắc ghi tấm lịng và sự
dìu dắt của tồn thể các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử và đặc biệt các thầy
cô trong tổ bộ môn Công tác xã hội, đã hướng dẫn và cung cấp hệ thống tri
thức quý báu cho tôi trong suốt 4 năm theo học tại trường Đại học Vinh.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến cán bộ phòng LĐTB&XH thị xã Sông Công, công an phường Mỏ Chè, cán bộ tổ dân phố 6 đã
giúp đỡ để tơi có thể hồn thành khóa luận của mình.
Và tơi xin cảm ơn sự quan tâm của những người bạn thân thiết trong
tập thể lớp 48B3 đã giúp tôi cố gắng để hồn thành tốt nhiệm vụ của mình
trong mọi hồn cảnh.
Trong q trình thực hiện khóa luận mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng
do còn hạn chế về kinh nghiệm và tri thức nên khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và đánh giá của quý thầy
cô và các bạn để bài làm của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2011

Sinh viên
Nguyễn Thị Quỳnh Giang


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài...................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................3

3.

Ý nghĩa..................................................................................................3

4.

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...........................................4

5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................5

6.

Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................7


7.

Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................8

8.

Đóng góp của khóa luận........................................................................8

9.

Cấu trúc của khóa luận..........................................................................8

NỘI DUNG.......................................................................................................9
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỐI VỚI ĐỀ
TÀI NGHIÊN CỨU.......................................................................9

1.1.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................................9

1.2.

Các lý thuyết làm cơ sở lý luận...........................................................10

1.2.1. Lý thuyết về cách tiếp cận hành vi......................................................10
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow...........................................11
1.2.3. Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của Erickson............................12
1.2.4. Lý thuyết dựa trên cách tiếp cận Gestalt.............................................14
1.2.5. Thuyết xã hội hóa................................................................................15

1.3.

Các khái niệm cơng cụ........................................................................16

1.3.1. Khái niệm hành vi...............................................................................16
1.3.2. Khái niệm lệch chuẩn..........................................................................16
1.3.3. Khái niệm hành vi lệch chuẩn.............................................................16
1.3.4. Khái niệm chuẩn mực xã hội..............................................................17
1.3.5. Khái niệm tuổi vị thành niên...............................................................17


1.3.6. Khái niệm trị liệu tâm lý.....................................................................17
1.3.7. Khái niệm nhân viên CTXH...............................................................18
1.4.

Một số đặc điểm về hành vi lệch chuẩn và tâm sinh lý tuổi vị
thành niên............................................................................................19

1.4.1. Một số đặc điểm về hành vi lệch chuẩn..............................................19
1.4.2. Một số đặc điểm về tâm sinh lý của tuổi vị thành niên.......................20
1.5.

Tồng quan tình hình trẻ có hành vi lệch chuẩn và vi phạm pháp
luật trên phạm vi cả nước....................................................................22

1.5.1. Thực trạng trẻ có hành vi lệch chuẩn và vi phạm pháp luật trên
phạm vi cả nước..................................................................................22
1.5.2. Nguyên nhân dẫn trẻ đến những hành vi lệch chuẩn và vi phạm
pháp luật trên phạm vi cả nước...........................................................24
1.6.


Quan điểm của Đảng và nhà nước về việc chăm sóc và bảo vệ
trẻ trong độ tuổi vị thành niên, quyền của trẻ em trong lĩnh vực
hình sự.................................................................................................26

Chương 2. THỰC TRẠNG TRẺ EM CÓ HÀNH VI CHUẨN TRÊN
ĐỊA BÀN PHƯỜNG MỎ CHÈ - THỊ XÃ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN................................................................30

2.1.

Tổng quan về vị trí địa lý Kinh tế - Văn hóa - Xã hội trên địa
bàn phường Mỏ Chè - Thị xã Sơng Cơng - Tỉnh Thái Ngun
.............................................................................................................30

2.2.

Tình hình trẻ em có hành vi lệch chuẩn trên địa bàn phường Mỏ
Chè - TX Sông Công - Tỉnh Thái Nguyên..........................................31

2.2.1. Các loại hành vi lệch chuẩn của trẻ em trong độ tuổi vị thành
niên trên địa bàn..................................................................................31
2.2.2. Nguyên nhân.......................................................................................33
2.2.3. Hậu quả...............................................................................................39


Chương 3. TIẾN HÀNH CAN THIỆP CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC
XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN..............45

1



Chương 4. TRƯỜNG HỢP ĐIỂN CỨU........................................................50
4.1.

Giới thiệu thân chủ..............................................................................50

4.2.

Giới thiệu gia đình thân chủ................................................................51

4.3.

Sơ đồ sinh thái, sơ đồ phả hệ..............................................................52

4.4.

Tiến trình trị liệu.................................................................................54

KẾT LUẬN.....................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................80


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Được hiểu là

CTXH


Công tác xã hội

HS

Học sinh

KHHGĐVN

Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

NVXH

Nhân viên xã hội

NXB

Nhà xuất bản

TC

Thân chủ

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

VTN

Vị thành niên

XHH

Xã hội hóa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là “nguồn” của mọi sự sáng tạo
và phát triển của nhân loại. Sự lệch lạc nhỏ trong nhận thức của các em sẽ dẫn
đến những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, có nguy cơ cao dẫn đến những
sai lệch chuẩn mực pháp luật. Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển quan
trọng trong cuộc đời mỗi con người, sự lệch hướng trong hành vi của trẻ
không những ảnh hưởng đến bản thân các em trong tương lai, ảnh hưởng đến
các gia đình và đồng thời cũng gây nên những hệ lụy nơi mà các em đang
sinh sống nói riêng và tồn xã hội nói chung. Lứa tuổi vị thành niên là lứa
tuổi rất nhạy cảm, các em có nhu cầu thể hiện mình rất cao, ln muốn chứng
tỏ mình với các bạn đặc biệt là các bạn khác giới, với cha mẹ của mình nên
thường dẫn đến những hành động tự phát khơng có định hướng.
Sự phát triển tâm lý, cảm xúc ở lứa tuổi này rất da dạng, các em rất dễ
cáu giận, ưa các tranh chấp, thích nổi loạn và đòi hỏi các quyền được quyết
định và phá vỡ các quy tắc và luật lệ trong gia đình và ngồi xã hội. Các bé
gái có tâm lý u uất, khép mình vào thế giới nội tâm, bé trai thì ương bướng,

phá phách. Đây chính là giai đoạn có nhiều biến động nhất sự hình thành giá
trị đạo đức, lối sống, nhân cách của trẻ.
Các mối quan hệ trong lứa tuổi này cũng phức tạp, các quan hệ tình
cảm gia đình, tình yêu nam nữ ảnh hưởng lớn đến tình cảm và vấn đề học tập
của các em.
Đồng thời ở lứa tuổi này, các em chưa được trang bị kỹ càng về kỹ
năng sống, nên khả năng ứng phó với các vấn đề của các em rất hạn chế (kỹ
năng tự nhận thức, kỹ năng kiên định, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn
đề, kỹ năng ứng phó với những căng thẳng, kỹ năng thương lượng - giải quyết
mâu thuẫn…), chính vì vậy khi gặp phải những vấn đề khó khăn, những cú
1


sốc trong cuộc sống các em dễ dẫn đến những hành động tự phát, khó kiềm
chế, dễ thực hiện ý đồ riêng của mình theo cách hành động bạo lực hoặc
những hành vi sai lệch khác.
Sự thay đổi bất thường trong gia đình và sự phát triển của xã hội (các
hoạt động giải trí đa dạng, các trị chơi điện tử khơng lành mạnh, với sự kiểm
sốt thiếu chặt chẽ của các cơ quan chức năng với các hoạt động kinh doanh
quán bar, nhà nghỉ, quán internet…), các mối quan hệ bạn bè xung quanh
khơng an tồn sẽ dẫn trẻ đi vào con đường sai trái bất cứ lúc nào. Sự thiếu
quan tâm của gia đình đối với trẻ ở trong giai đoạn này vơ tình làm cho trẻ có
những suy nghĩ và hành động ngày càng tiêu cực và ngày một lấn sâu hơn vào
con đường sai trái và những cạm bẫy trong cuộc sống (trái với chuẩn mực xã
hội và dẫn đến sai lệch chuẩn mực pháp luật).
Chính vì tất cả những yếu tố trên mà chúng ta cần quan tâm đặc biệt
đến trẻ trong độ tuổi vị thành niên có những hành vi lệch chuẩn. Sự xao
nhãng, bất cẩn của các gia đình trong việc quan tâm đến con cái sẽ dẫn đến
những sai lệch nghiêm trọng của các em đi từ sai lệch chuẩn mực xã hội đến
những sai lệch chuẩn mực pháp luật.

Với vai trò là nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) trong tương lai tôi
mạnh dạn lựa chọn vấn đề “Nhận diện nguyên nhân và tiến trình trị liệu với
trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn trên địa bàn phường Mỏ Chè - Thị xã
Sông Công - Tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài tốt
nghiệp cuối khóa của mình. Với vi lệch chuẩn ở tuổi vị thành niên đến những
môi trường lành mạnh, giúp cho các em có cách ứng xử phù hợp nhất khi
đương đầu với những tình huống khó khăn trong cuộc sống, giúp cho các em
có sự phát triển tốt nhất ở hiện tại và trong tương lai. Đồng thời với nội dung
nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào với các nghiên cứu đã có, nhằm
hồn chỉnh hơn hệ thống lý thuyết về vấn đề trẻ có hành vi lệch chuẩn ở tuổi
vị thành niên.
2


2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mơ tả và tìm hiểu được thực trạng, nguyên nhân về sự lệch chuẩn
trong hành vi của trẻ vị thành niên.
- Phân tích được vai trị của người làm CTXH với trẻ có hành vi lệch chuẩn.
- Đề xuất những giải pháp và mơ hình can thiệp để trẻ có hành vi lệch
chuẩn tự cải thiện tình hình của chính mình trong hiện tại. Giúp trẻ thay đổi
suy nghĩ và dần dần thay đổi hành vi.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra cần phải thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể như: Tiếp cận địa bàn nghiên cứu, thu thập và xử lý các
thông tin liên quan đến vấn đề trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tại địa
phương đặc biệt là đối tượng cụ thể mà NVCTXH tiếp cận, kết hợp những lý
thuyết đã học và áp dụng một cách linh hoạt vào tình thực tiễn để giải quyết
vấn đề một cách hiệu quả nhất.
3. Ý nghĩa

3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này thuộc nhóm đề tài ứng dụng những lý thuyết của
CTXH vào để giải quyết những vấn đề đang gây những ảnh hưởng, bức xúc
trong thực tiễn. Đó là q trình áp dụng các lý thuyết như thuyết nhu cầu của
Maslow, thuyết các giai đoạn phát triển của Erikson, thuyết dựa trên cách tiếp
cận Gestalt… để nhằm tìm hiểu ngun nhân, thực trạng trẻ có hành vi lệch
chuẩn và đưa ra phương pháp trị liệu thích hợp giúp thân chủ thay đổi nhận
thức, hành vi.
Nghiên cứu này cũng giúp cho việc so sánh lý thuyết với thực tiễn, từ
đó bổ sung vào hệ thống lý thuyết và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành.

3


Tiến trình làm việc với thân chủ đảm bảo được tiến hành chính xác
theo đúng tiến trình cơng tác xã hội cá nhân và tuân thủ những nguyên tắc của
nghề CTXH.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp vô cùng quan trọng
trong cuộc đời mỗi con người. Một sự lệch lạc trong nhận thức và hành vi có
thể làm ảnh hưởng đến bản thân mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
Chính vì vậy việc tiếp cận những đối tượng là trẻ em trong độ tuổi vị
thành niên có một vai trị hết sức quan trọng, giúp cho trẻ trở về với trạng thái
cân bằng, dần dần thay đổi nhận thức và tiến tới hiệu quả tích cực hơn là thay
đổi hành vi, giúp các em có thể tiếp tục phát triển tốt về thể chất cũng như
tinh thần. Việc phối hợp trị liệu giữa gia đình, nhà trường, NVCTXH và bạn
bè của thân chủ là một khâu quan trọng giúp thân chủ hòa nhập, phát triển
một cách bình thường.
Thơng qua việc nghiên cứu cũng giúp sinh viên vận dụng được những
kiến thức đã học vào thực tiễn, nhằm rèn luyện kỹ năng chuyên ngành cũng

như các phẩm chất cần thiết để vận dụng vào nghề nghiệp tương lai.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hành vi lệch chuẩn của trẻ trong độ tuổi vị thành niên trên địa bàn
phường Mỏ Chè - Thị xã Sông Công - Tỉnh Thái Nguyên.
Các hoạt động công tác xã hội nhằm thay đổi các hành vi lệch chuẩn
của trẻ.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ có hành vi lệch chuẩn trong độ tuổi vị thành niên
Gia đình, bạn bè, thầy cơ giáo của thân chủ.

4


4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Từ 5/11/2010 đến 13/3/2011
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn phường Mỏ Chè - Thị
xã Sông Công - Tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Các dạng hành vi lệch chuẩn rất đa
dạng, phức tạp, có những hành vi lệch chuẩn có thể dẫn đến những hành vi vi
phạm pháp luật và chịu những mức án mà pháp luật quy định. Nhưng trong
phạm vi mà đề tài nghiên cứu tôi xin chỉ đề cập đến những hành vi lệch chuẩn
ở mức độ thấp : bỏ nhà đi, nghiện game bỏ học, lấy trộm tiền của bạn bè cha
mẹ, không nghe lời cha mẹ của trẻ ở tuổi vị thành niên trên địa bàn phường
phường Mỏ Chè thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời cũng chỉ
điển cứu 1 đối tượng cụ thể có những hành vi kể trên.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin quan trọng
trong việc nghiên cứu CTXH nói riêng và các phương pháp nghiên cứu

khoa học khác nói chung. Quan sát là q trình tri giác và ghi chép mọi yếu
tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với đề tài và mục tiên
nghiên cứu. Sử dụng phương pháp quan sát để tìm hiểu những thơng tin
đến thân chủ và gia đình thân chủ, các cách ứng xử của các thành viên
trong gia đình với thân chủ, quan sát thái độ của thân chủ với những người
xung quanh. Có thể là quan sát trực tiếp, nhưng cũng có thể là quan sát
gián tiếp, quan sát tham dự.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu
thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thông qua việc tác động tâm lý - xã
hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù
hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Tiến hành phỏng vấn sâu
5


với 04 thành viên trong gia đình thân chủ: mẹ TC, bà TC, bác TC, em trai TC
với 08 cuộc phỏng vấn. Phỏng vấn giáo viên chủ nhiệm của TC 03 lần để nắm
rõ tình hình học tập, sức khỏe và những hành vi lệch chuẩn của thân chủ,
phỏng vấn sâu góp phần cùng với gia đình và thân chủ tìm ra giải pháp cải
thiện hành vi. Với thân chủ phỏng vấn sâu nhằm nắm bắt được tư duy, cảm
xúc, suy nghĩ của thân chủ từ đó tìm cách phối hợp với thân chủ để có cách
giải quyết tốt nhất.
Phương pháp chuyên gia: hỏi các chuyên gia, các giáo viên để tham
khảo ý kiến, tìm phương pháp tốt nhất giúp thân chủ, đơng thời góp ý, sửa
chữa trong q trình hồn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Phương pháp khuyến khích làm rõ ý, tăng cường năng lực tình cảm:
dùng phương pháp đã được học để giúp thân chủ tin tưởng, hợp tác, đồng thời
NVCTXH dùng những lời nói cử chỉ hành vi để khuyến khích thân chủ (như
một cái bắt tay thân mật, nụ cười chân thành cởi mở…) nói ra vấn đề của
mình và thể hiện tình cảm của mình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp phân tích tổng quan tài liệu: Là phương pháp dựa vào các
số liệu, tài liệu có sẵn để xem xét, nghiên cứu và phân tích chúng nhằm rút ra
những thơng tin, kết luận mới phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình tìm hiểu thơng tin về địa bàn nghiên cứu và thân chủ
chúng tôi đã phải sử dụng các thông tin từ và số liệu từ báo cáo tổng kết của
Đảng bộ phường Mỏ Chè năm 2009 -2010, tài liệu tham khảo từ các báo, tạp
chí, các luật liên quan đến việc bảo vệ trẻ em, giáo trình tham vấn, giáo trình
xã hội học đại cương, giáo trình cơng tác xã hội với trẻ em…từ đó rút ra
những nội dung cơ bản nhất để phục vụ cho q trình hồn thiện bài khóa
luận của mình. Phương pháp phân tích và tổng quan tài liệu là vô cùng quan
trọng đối với bản thân người nghiên cứu.

6


Đồng thời tham khảo các ý kiến từ người dân, các cán bộ cơng an để
để tìm hiểu thơng tin về các dạng hành vi lệch chuẩn trên địa bàn nghiên cứu
và tìm hiểu rõ trẻ trong độ tuổi vị thành niên có những dạng hành vi lệch
chuẩn nào là phổ biến đưa ra những mơ hình khắc phục tình trạng này một
cách hiệu quả nhất.
5.3. Phương pháp công tác xã hội
Phương pháp công tác xã hội cá nhân: Là phương pháp giúp đỡ từng cá
nhân con người thông qua mối quan hệ một - một, NVCTXH sử dụng kỹ
năng kiến thức chuyên môn để giúp đỡ đối tượng phát huy tiềm năng, tham
gia tích cực vào q trình giải quyết vấn đề, cải thiện đời sống của mình. được
áp dụng với thân chủ, người thân trong gia đình thân chủ, bạn bè thân chủ,
giáo viên chủ nhiệm. Phương pháp này sử dụng với các thành viên trong gia
đình TC hoặc giáo viên của TC để giúp mọi người có cách nhìn nhận và lối tư
duy mới về TC, tin rằng TC có khả năng thay đổi. Đối với TC giúp TC tự tin
vào những điểm mạnh của mình và có thể phát huy những điểm mạnh đó để

cải thiện tình hình thực tế.
Phương pháp tham vấn gia đình: Là một trong cách can thiệp tâm lý có
ý nghĩa quan trọng đối với trợ giúp gia đình, giải quyết những vấn đề đang
tồn tại, tuy nhiên thông qua tham vấn gia đình vấn đề của cá nhân cũng được
cải thiện, giúp cho các thành viên thay đổi cách thức giao tiếp khơng tích cực
trong gia đình để thiết lập mối quan hệ hài hịa thơng qua tác động của nhà
tham vấn tới sự tương tác trong gia đình. Phương pháp này được sử dụng khi
NVCTXH cùng cả gia đình cùng thống nhất đưa ra nguyên nhân mà thân chủ
lại có những hành vi lệch chuẩn, đồng thời cùng đưa ra phương hướng giáo
dục để khắc phục tình trạng sai lệch chuẩn mực trong hành vi của thân chủ
6. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng trẻ có hành vi lệch chuẩn trên địa bàn nghiên cứu?
Nguyên nhân nào khiến cho trẻ trong độ tuổi vị thành niên có hành vi
lệch chuẩn?
7


Hoạt động hỗ trợ tâm lý của NVCTXH có phải giải là pháp tốt nhất
nhằm giúp đối tượng thay đổi hành vi dẫn đến thay đổi nhận thức?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Những hành vi lệch chuẩn của trẻ trong độ tuổi vị thành niên đã và
đang ảnh hưởng rất lớn đến bản thân thân chủ.
Sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường, bạn bè và xã hội khiến trẻ
có những hành vi sai lệch so với chuẩn mực của xã hội.
Quá trình tiếp cận và giúp đỡ thân chủ của NVCTXH sẽ cải thiện tình
hình hiện tại của thân chủ, thân chủ sẽ dần dần khắc phục hành vi và có
những nhận thức đúng đắn khi suy nghĩ và hiểu biết của em được nâng lên.
8. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận làm sáng tỏ vai trị của NVXH trong quá trình trợ giúp tâm
lý đối với trẻ trong độ tuổi vị thành niên.

Với kết quả nghiên cứu của khóa luận đạt được có thể áp dụng vào việc
trợ giúp đối các đối tượng khác có những vấn đề về tâm lý.
Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành
Công tác xã hội và những ai quan tâm đến việc trợ giúp tâm lý cho những đối
tượng đang gặp phải những vấn đề tương tự.
9. Cấu trúc của khóa luận
Gồm ba phần, ngồi phần mở đầu và kết luận bài gồm có 4 chương.
Chương 1: Một số vấn đề về cơ sở lý luận đối với đề tài nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng trẻ em có hành vi lệch chuẩn trên địa bàn
phường Mỏ Chè - Thị xã Sông Công - Tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Tiến trình can thiệp của nhân viên cơng tác xã hội với trẻ
em có hành vi lệch chuẩn.
Chương 4: Trường hợp điển cứu.

8


NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỐI
VỚI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có những nghiên cứu vĩ mơ với chủ đề nghiên cứu với trẻ trong độ
tuổi vị thành niên có hành vi lệch chuẩn, nhưng phần lớn đó là những nghiên
cứu với trẻ trong độ tuổi vị thành niên có hành vi lệch chuẩn ở mức độ cao
hơn rất nhiều, đó là những hành động vi phạm pháp luật dẫn khiến trẻ được
đưa vào những trung tâm giáo dục tạm thời, hay người ta nghiên cứu hệ quả
của những hành vi lệch chuẩn khiến trẻ gặp phải những bệnh lý như trầm
cảm, tự kỉ... Đó là những nghiên cứu “Trẻ vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh
Kon Tum, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa,

đấu tranh”; Nghiên cứu và phòng ngừa tội phạm của những người chưa thành
niên ở Việt Nam, tác giả Đào Trí Úc đã đánh giá tình hình tội phạm ở tuổi
VTN của Việt Nam, làm rõ cơ cấu về lứa tuổi, về giới và về địa lý tội phạm…
Phân tích các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, nhân thân những người
phạm tội và mối liên hệ giữa các yếu tố mơi trường với q trình hình thành
nhân cách và hành vi, các biện pháp tổ chức phịng ngừa tội phạm, Năm 1994,
Viện khoa học hình sự nay thuộc Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Công an) công bố đề
tài Về luận cứ khoa học - thực tiễn cho việc phòng ngừa tội phạm trong thanh
thiếu niên ở nước ta và Tổng cục cảnh sát nhân dân (thuộc Bộ Nội vụ nay là
Bộ Công an) đã công bố đề tài KX.04.14 Tội phạm ở Việt Nam - thực trạng nguyên nhân và giải pháp. Bằng phương pháp phân tích tài liệu thống kê, đề
tài đã mơ tả phân tích thực trạng tội phạm, phân tích nguyên nhân làm nảy
sinh các loại tội phạm trong đó có tội phạm vị thành niên và đề xuất một số
biện pháp trong đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới.
9


Ở một hướng tiếp cận khác, dưới góc độ tiếp cận xã hội học, trong
những năm qua đã có một số tác giả và cơng trình nghiên cứu về tội phạm đã
được công bố, như: Năm 2002, trong luận án tiến sĩ xã hội học với đề tài:
Nguồn gốc xã hội của tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành
niên hiện nay ở Việt Nam, tác giả Hồ Diệu Thúy đã đi sâu vào nghiên cứu
những ảnh hưởng của xã hội tới những người chưa thành niên, nghiên cứu
những hành vi phạm tội của họ dưới góc độ xã hội học.
Tất cả các nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ nguyên nhân, và tìm ra giải
pháp đối với tội phạm vị thành niên. Tuy nhiên những nghiên cứu trên đều ở
tầm vĩ mô, tiếp cận theo hướng nghiên cứu xã hội học hay tội phạm học nên
chưa phát huy được khả năng tự nhận diện vấn đề của chính bản thân trẻ có
hành vi lệch chuẩn. Vì vậy đề tài nghiên cứu này theo hướng tiếp cận CTXH
sẽ có những đóng góp mới cả về cơ sở lý luận lẫn thực tiễn, đi sâu nghiên cứu
ở tầm vi mô với vấn đề trẻ trong độ tuổi vị thành niên có những hành vi lệch

chuẩn, và giúp các em tự nhận diện vấn đề của mình một cách tốt nhất với sự
trợ giúp tâm lý của NVCTXH.
1.2. Các lý thuyết làm cơ sở lý luận
1.2.1. Lý thuyết về cách tiếp cận hành vi
Hướng tiếp cận này nhằm vào việc thay đổi những hành vi có vấn đề
thơng qua việc tiếp thu những kinh nghiệm mới, loại bỏ những hành vi khơng
thích hợp của thân chủ, giúp họ học được những khn mẫu hành vi có hiệu
quả hơn.
Các kỹ thuật sử dụng trong cách tiếp cận này như phương pháp thư
giãn, giải mẫn cảm có hệ thống, kỹ thuật củng cố, làm mẫu, kỹ thuật quản lý
bản thân, huấn luyện nâng cao khả năng tự tin - quyết đoán.
Vận dụng lý thuyết để góp phần cùng với các lý thuyết khác giải quyết
vấn đề của thân chủ, bên cạnh đó kết hợp loại bỏ những khía cạnh tiêu cực
của lý thuyết để cho lý thuyết ngày càng hoàn thiện hơn.
10


1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
Lý thuyết của Abraham Maslow được xếp vào lý thuyết thuộc trường
phái nhân văn hiện sinh. Ông cho rằng con người cần được đáp ứng các nhu
cầu thể chất, an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội, nhu cầu được tơn trọng và nhu
cầu được hồn thiện.
Cách tiếp cận này ln có xu hướng thỏa mãn trước tiên những nhu cầu
cơ bản ở bậc thang đầu tiên rồi mới tới những bậc thang tiếp theo.
Nhu cầu về thể chất sinh lý (Basic needs): Đó là những nhu cầu về đồ
ăn, nước uống, khơng khí, tình dục…đây là những nhu cầu đầu tiên, cơ bản
nhất trong số 5 nhu cầu của con người.
Nhu cầu được an toàn (Safety needs): Mỗi con người trong cuộc sống
cần có một mơI trường sống an tồn để tồn tại và phát triển. Con người cần
nhà để tránh mưa tránh nắng, cần bệnh viện, trạm y tế để khám chữa bệnh,

cần được đảm bảo về an ninh để tính mạng không bị đe dọa, cần môi trường
sinh hoạt, vận động an tồn để khơng bị thương tích.
Nhu cầu tình cảm xã hội (social needs/ love/ belonging needs): Là
nhu cầu được thuộc về nhóm xã hội của con người, sự mong muốn được quan
tâm của các thành viên trong nhóm. Con người cần có gia đình để được học
tập, vui chơi và yêu thương chăm sóc, được tham gia vào các nhóm xã hội
khác nhau để con người tìm thấy vai trị, trách nhiệm của mình đối với nhóm,
cảm thấy được thừa nhận, được khẳng định mình…
Nhu cầu được tơn trọng (Esteem needs): Đây là một nhu cầu quan
trọng của con người, con người cần được bình đẳng, được lắng nghe, khơng
bị coi thường dù cá nhân đó là người già, trẻ nhỏ hay trẻ khuyết tật…
Nhu cầu được hoàn thiện (needs to be complete): Là nhu cầu được
đến trường để học tập, nghiên cứu, lao động và sáng tạo. Các nhu cầu thuộc
nhóm nhu cầu này là: lý tưởng, tính thực tế, nhu cầu về sự độc lập, tinh thần
đồng đội…
11


Vận dụng lý thuyết của Abraham Maslow vào thực tế để nhằm phân
tích, nhận xét, đánh giá những nhu cầu của trẻ có hành vi lệch chuẩn. Từ đó
xem xét trẻ có hành vi lệch chuẩn đã được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chưa,
sau đó cùng đối tượng đưa ra những giải pháp hỗ trợ nhằm củng cố, cung cấp
cho trẻ những nhu cầu cơ bản cần phải có để trẻ có thể phát triển được bình
thường, bởi như chúng ta đã biết thì mỗi hành động lệch chuẩn của trẻ đều
xuất phát từ những nhu cầu mà đứa trẻ chưa tìm thấy trong cuộc sống của
chúng.
Bậc thang nhu cầu của trẻ ở tuổi vị thành niên chiếu theo nhu cầu của
Maslow:
Nhu cầu được hồn
thiện

Nhu cầu được tơn trọng
Nhu cầu tình cảm xã hội
Nhu cầu an tồn
Nhu cầu thể chất sinh lý

1.2.3. Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của Erickson
Erikson là nhà tâm lý học phân tâm, ông đánh giá rất cao tác nhân xã
hội trong sự phát triển tâm lý con người. Ông chia đời người thành 8 giai
đoạn, mỗi giai đoạn lại được đặc trưng bởi một dạng khủng hoảng tâm lý xã
hội xuất phát từ xung đột giữa nhu cầu cá nhân và yêu cầu xã hội. Nếu khủng
hoảng được giải quyết thì nó sẽ là tiền đề cho sự phát triển tâm lý cá nhân,
cho sự chuyển hóa lên một trình độ phát triển trong giai đoạn tiếp theo, nếu
không được giải quyết tốt thì sự thất bại sẽ gây nên sự rối loạn trong những
giai đoạn về sau của con người.
8 giai đoạn phát triển của con người đó là:
Giai đoạn 1: Tin tưởng và không tin tưởng (0 tuổi đến 1,5 tuổi)
12



×