Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Công tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm học sinh sinh viên tại PVI đông đô luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 67 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM
--------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NGHIỆP
VỤ BẢO HIỂM HỌC SINH – SINH VIÊN TẠI PVI ĐÔNG ĐÔ”
Sinh viên thực hiện

: Kiều Thị Ánh Chúc

Lớp

: CQ54/03.04

Chuyên ngành

: Tài Chính – Bảo hiểm

Giáo viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội – 2020


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực


tế của đơn vị thực tập.
Hà Nội, ngày

tháng

năm

2020
Học viên thực hiện

Kiều Thị Ánh Chúc

Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

1

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. 5
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỌC SINH
– SINH VIÊN ................................................................................................. 9
1.1


Tổng quan về bảo hiểm con người trong bảo hiểm phi nhân thọ ............. 9

1.1.1

Khái niệm Bảo hiểm con người.................................................... 9

1.1.2

Các loại hình bảo hiểm con người phi nhân thọ ........................... 9

1.1.3

Đặc điểm của bảo hiểm con người phi nhân thọ ......................... 11

1.2

Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm học sinh – sinh viên tại PVI

Đông Đô......................................................................................................... 13
1.2.1

Đối tượng bảo hiểm ................................................................... 13

1.2.2

Phạm vi, quyền lợi bảo hiểm ...................................................... 14

1.2.3

Thời hạn bảo hiểm ..................................................................... 15


1.2.4

Hiệu lực bảo hiểm và Số tiền bảo hiểm ...................................... 15

1.2.5

Phí bảo hiểm .............................................................................. 17

1.2.6

Hợp đồng bảo hiểm .................................................................... 18

1.2.7

Thủ tục trả tiền bảo hiểm ........................................................... 21

1.3

Công tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm học sinh

– sinh viên ...................................................................................................... 22
1.3.1

Vai trị của cơng tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm học sinh – sinh

viên

................................................................................................... 22


1.3.2

Nội dung công tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm học sinh- sinh

viên

................................................................................................... 23

Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

2

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT
QUYỀN LỢI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỌC SINH – SINH VIÊN TẠI
CÔNG TY BẢO HIỂM PVI ĐƠNG ĐƠ ...................................................... 28
2.1

Giới thiệu chung về PVI Đơng Đơ ........................................................ 28

2.1.1

Q trình hình thành và phát triển .............................................. 28


2.1.2

Chức năng, nhiệm vụ của PVI Đông Đô .................................... 29

2.1.3

Cơ cấu tổ chức bộ máy của PVI Đông Đô .................................. 30

2.1.4

Tình hình hoạt động của PVI Đơng Đơ ...................................... 36

2.2

Thực trạng công tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm Học sinh – Sinh

viên tại PVI Đông Đô ..................................................................................... 39
2.2.1

Công tác tiếp nhận thông tin, hồ sơ yêu cầu chi trả bảo hiểm ..... 40

2.2.2

Công tác giải quyết hồ sơ chi trả bảo hiểm ................................. 42

2.2.3

Công tác lập hồ sơ giải quyết bồi thường ................................... 46

2.2.4


Thông báo bồi thường/ Từ chối bồi thường ................................ 48

2.2.5

Quyết toán tiền chi trả bảo hiểm................................................. 49

2.3

Đánh giá công tác triển khai giải quyết bồi thường Nghiệp vụ bảo

hiểm Học sinh – Sinh viên tại PVI Đông Đô .................................................. 50
2.3.1

Những kết quả đạt được ............................................................. 50

2.3.2

Tồn tại và nguyên nhân .............................................................. 58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI
QUYẾT QUYỀN LỢI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỌC SINH – GIÁO VIÊN
TẠI PVI ĐÔNG ĐÔ .................................................................................... 59
3.1

Những thuận lợi vào khó khăn của bảo hiểm PVI Đông Đô khi triển

khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh. ................................................................. 59
3.1.1


Thuận lợi ................................................................................... 59

3.1.2

Khó khăn ................................................................................... 61

Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

3

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

3.2

Giải pháp tăng cường hiệu quả triển khai công tác giải quyết quyền lợi

Bảo hiểm Học sinh – Giáo viên. ..................................................................... 62
3.2.1

Nâng cao trình độ cán bộ giải quyết quyền lợi bảo hiểm học sinh –

sinh viên ................................................................................................. 62
3.2.2

Cải tiến quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm ........................ 62


3.2.3

Các giải pháp khác ..................................................................... 63

KẾT LUẬN .................................................................................................. 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 66

Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

4

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GCNBH

Giấy chứng nhận bảo hiểm

GQKN

Giải quyết khiếu nại

GYCBT


Giấy yêu cầu bảo hiểm

HĐBH

Hợp đồng bảo hiểm

NĐBH

Người được bảo hiểm

P. QLNV&BT

Phòng quản lý nghiệp vụ và
bồi thường

P. KDKV

Phòng kinh doanh khu vực

STBH

Số tiền bảo hiểm

YCBH

Yêu cầu bảo hiểm

Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

5


Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Báo cáo tổng kết tình hình doanh thu và chi phí bồi thường các
nghiệp vụ tại PVI Đơng Đơ năm 2017 - 2019 ............................................... 37
Bảng 2.2: Tình hình chi bồi thường tại PVI Đông Đô năm 2017 – 2019 ...... 50
Bảng 2.3 Tình hình bảo hiểm học sinh – sinh viên tại PVI Đông Đô giai đoạn
2017 – 2019 ................................................................................................. 52
Bảng 2.4 Doanh thu bảo hiểm toàn diện học sinh tại PVI Đông Đô (Giai đoạn
2017 – 2019) ................................................................................................ 53
Bảng 2.5 Tình hình chi đề phịng tổn thất 2017 - 2019 ................................. 56

Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

6

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, các cuộc cách mạng công nghiệp rồi cách mạng thông tin đã
đưa nền kinh tế toàn cầu phát triển đến chóng mặt. Thu nhập của đại bộ phận
dân chúng được tăng lên đáng kể so với cách đây hai ba thập niên. Thu nhập
tăng giúp con người có điều kiện chăm sóc cho bản thân và gia đình. Nhu cầu
cũng trở nên phong phú hơn trước, ngày càng có nhiều người mong muốn
được bảo đảm an toàn trong hiện tại và tương lai. Bên cạnh BHXH, BHYT
các dịch vụ bảo hiểm con người trong bảo hiểm thương mại đã ra đời là hết
sức cần thiết. Nó tuân theo đúng quy luật cung- cầu của thị trường, đáp ứng
mọi nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên là mối quan tâm rất lớn
của toàn xã hội; là một trong những nội dung quan trọng trong mục tiêu giáo
dục, đào tạo toàn diện con người của Đảng và Nhà nước ta. Học sinh, sinh
viên cũng là một trong những nhóm đối tượng sớm được triển khai Bảo hiểm
y tế bắt buộc từ 01/01/2010, theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế năm 2008.
Tuy nhiên, đối tượng được bảo hiểm và phạm vi bảo đảm cho các rủi ro cịn
rất hạn hẹp, vì vậy, bảo hiểm học sinh – giáo viên là hình thức bổ sung hữu
hiệu nhất cho BHXH, BHYT nhằm đảm bảo ổn những rủi ro, tai nạn bất ngờ
đối với thân thể, tính mạng, sự giảm sút hoặc mất thu nhập và đáp ứng một số
nhu cầu khác của người tham gia bảo hiểm.
Chính vì vậy trong thời gian thực tập, tác giả đã chọn đề tài: “Công tác
giải quyết quyền lợi bảo hiểm Nghiệp vụ bảo hiểm học sinh – sinh viên tại
PVI Đông Đô” để nghiên cứu.
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 Chương sau:
Chương 1: Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm học sinh – giáo viên

Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

7

Lớp: CQ54/03.04



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Chương 2: Tình hình triển khai công tác giải quyết quyền lợi nghiệp vụ
bảo hiểm học sinh – giáo viên tại Công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô
Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác giải quyết quyền lợi
nghiệp vụ bảo hiểm học sinh – giáo viên tại Công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô.
Là một sinh viên chuyên ngành bảo hiểm, lần đầu tiên được tiếp xúc với
thực tế, Nhưng do còn hạn chế về thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu nên luận
văn sẽ khơng thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định. Em rất mong
được sự giúp đỡ của các thầy cô, cũng như các anh chị cán bộ tại công ty bảo
hiểm PVI Đông Đô về bài luận văn này.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy cơ giáo trong bộ
mơn đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về bảo hiểm và đặc biệt em
xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo – T.S Nguyễn Thị Thu Hà đã trực tiếp
hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ nhân viên phòng
kinh doanh 5 đã tạo điều kiện cho em được tham gia tiếp xúc với thực tế tại
phịng và đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu để hoàn
thành Luận văn tốt nghiệp.

Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

8

Lớp: CQ54/03.04



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỌC
SINH – SINH VIÊN
1.1 Tổng quan về bảo hiểm con người trong bảo hiểm phi nhân thọ
1.1.1 Khái niệm Bảo hiểm con người
Bảo hiểm (BH) là phương pháp chuyển giao rủi ro thực hiện qua HĐBH,
trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và DNBH cam kết bồi
thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Bảo hiểm con người trong bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT): Là bảo
hiểm ngắn hạn có mục đích chống lại rủi ro tai nạn, bệnh tật (khơng có mục
đích tiết kiệm, đầu tư); có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khoẻ và khả
năng lao động của con người.
1.1.2 Các loại hình bảo hiểm con người phi nhân thọ
Tùy theo từng tiêu chí mà có thể chia bảo hiểm con người phi nhân thọ
thành các loại khác nhau. Nếu theo tính chất của rủi ro thì có thể chia sản
phẩm bảo hiểm con người phi nhân thọ thành ba loại là:
1.1.2.1 Bảo hiểm tai nạn con người
Bảo hiểm tai nạn con người là nghiệp vụ bảo hiểm, trong đó người bảo
hiểm cam kết cho người được bảo hiểm/người thụ hưởng bảo hiểm các khoản
tiền theo thỏa thuận của hợp đồng khi xảy ra tai nạn bất ngờ làm cho người
được bảo hiểm bị tử vong hoặc thương tật thân thể. Các sản phẩm bảo hiểm
tai nạn con người phổ biến tại Việt Nam bao gồm:
a. Bảo hiểm tai nạn con người 24/24
Khi tham gia sản phẩm này, bạn sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả
số tiền bảo hiểm khi bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm.


Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

9

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Đối tượng tham gia thường bao gồm tất cả những người từ 18 đến 60
tuổi. Những người bị bệnh thần kinh, tàn phế hoặc thương tật toàn bộ vĩnh
viễn ở một mức độ nhất định không được chấp nhận tham gia
b. Bảo hiểm tai nạn hành khách
Đối tượng bảo hiểm là tính mạng và tình trạng sức khỏe của hành khách
đi trên các phương tiện giao thông kinh doanh chuyên chở hành khách. Thông
thường phí bảo hiểm được tính vào giá cước vận chuyển và mặc nhiên mỗi vé
là một giấy chứng nhận bảo hiểm.
c. Bảo hiểm học sinh
Bảo hiểm học sinh ra đời nhằm trợ giúp cho học sinh, sinh viên và gia
đình các em một số tiền nhất định để nhanh chóng khắc phục khó khăn, phục
hồi sức khỏe để sớm trở lại trường lớp khi không may các em gặp rủi ro, tai
nạn.
Phạm vi bảo hiểm là tử vong trong mọi trường hợp, bị tai nạn thương tật
và ốm đau, bệnh tật phải nằm viện điều trị và phẫu thuật.
1.1.2.2 Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe
Loại bảo hiểm này giúp thanh tốn các khoản trợ cấp chi phí y tế cho
người được bảo hiểm trong các trường hợp bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn... phải
vào viện điều trị và phẫu thuật hoặc bị chết do bệnh tật thuộc phạm vi bảo

hiểm.
Phạm vi bảo hiểm tương đối linh hoạt, gồm:


Chi trả chi phí khám bệnh, xét nghiệm, siêu âm, chụp phim để chẩn
đoán…

Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

10

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính



Chi trả các chi phí cấp cứu điều trị, phẫu thuật, nằm viện, thuốc men,
các thiết bị y tế hỗ trợ… trong trường hợp ốm đau, bệnh tật; điều trị
bệnh & chăm sóc thai sản


Ngồi ra, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cịn đưa ra các đảm bảo bổ

sung linh hoạt như: Điều trị ngoại trú do ốm đau, bệnh tật; chi phí y tế do
tai nạn; tử vong, tàn tật do ốm đau, bệnh tật; trợ cấp mất giảm thu
nhập…

1.1.2.3 Bảo hiểm kết hợp
Loại bảo hiểm này sẽ thanh toán một khoản tiền khi người được bảo
hiểm bị thương tật hoặc tử vong do tai nạn phải nằm viện và/hoặc phẫu thuật
hoặc tử vong do ốm đau bệnh tật. Kết hợp các tiêu thức và để thuận lợi cho
khách hàng thì có thể chia bảo hiểm con người phi nhân thọ thành các loại sau
đây:


Bảo hiểm tai nạn con người



Bảo hiểm chi phí y tế



Bảo hiểm sinh mạng kết hợp con người



Bảo hiểm học sinh



Bảo hiểm du lịch

1.1.3 Đặc điểm của bảo hiểm con người phi nhân thọ
Khác với bảo hiểm con người nhân thọ là quá trình bảo hiểm các rủi ro
liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người, bảo hiểm con
người phi nhân thọ mang những đặc điểm sau đây:

- Rủi

ro được nhắc đến trong bảo hiểm là các trường hợp bị tai nạn, bệnh

tật, ốm đau, thai sản… ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

11

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

- Người

được nhận bảo hiểm con người phi nhân thọ phải ở trong khoảng

tuổi nào đó, khơng chấp nhận đối tượng người nhận bảo hiểm quá thấp (dưới
12 tháng tuổi) hoặc quá cao tuổi (trên 65 tuổi).
- Thời

hạn bảo hiểm con người phi nhân thọ thường ngắn hạn, chỉ thường

trong khoảng 1 năm. Một số loại bảo hiểm thường là: bảo hiểm tai nạn 24/24,
bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật...
- Có


thể kết hợp chọn lựa các loại hình bảo hiểm có tích hợp đặc điểm

của bảo hiểm con người phi nhân thọ trong cùng 1 hợp đồng bảo hiểm để giúp
giảm thiểu chi phí đóng bảo hiểm.
- Bảo

hiểm con người phi nhân thọ được coi là loại hình bảo hiểm bổ

sung hữu hiệu nhất cho các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
1.1.4 Vai trò
Bảo hiểm con người phi nhân thọ ra đời có một vai trị vơ cùng to lớn
khơng chỉ đối với chính người tham gia bảo hiểm mà cịn đối với tồn xã hội.
Có thể khái quát vai trò của bảo hiểm con người phi nhân thọ thành 3 điểm
lớn như sau:
- Đối với cá nhân tham gia bảo hiểm
 Yên

tâm hơn về mặt tinh thần trong cuộc sống, yên tâm hoạt động và

sản xuất.
 Hỗ

trợ tài chính cho người tham gia và người thân của họ trong các

trường hợp rủi ro
 Khi

bạn tham gia bảo hiểm cho người thân, điều này còn thể hiện sự

quan tâm của mình tới họ, cũng có thể tạo nên một động lực cho cuộc sống ví

dụ như con mua bảo hiểm cho bố mẹ thể hiện sự báo hiếu, bố mẹ mua bảo
hiểm cho con thì con cái biểu hiện sự biết ơn mà cố gắng học tập, phấn đấu
khỏi phụ lòng cha mẹ.
Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

12

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

-

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp tham gia
 Thể

hiện được sự quan tâm tới người lao động khiến họ yên tâm làm

việc như vậy nâng cao được năng suất, lợi nhuận của công ty
 Khi

có rủi ro xảy ra thì tổ chức, doanh nghiệp cũng giảm được những

khoản bồi thường vì khi đó đã có bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả.
 Việc

tham gia bảo hiểm con người phi nhân thọ cho nhân viên cũng


giúp nâng cao được uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
- Đối với toàn xã hội
Góp

phần chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và cho toàn xã hội, thể

hiện sự chia sẻ rủi ro của những người tham gia bảo hiểm.
Đảm

bảo an sinh xã hội, chính sự bồi thường của các cơng ty bảo hiểm

giúp khách hàng ổn định cuộc sống khi gặp phải rủi ro giúp cho nhà nước
phải chi phí hỗ trợ ít hơn, dành số tiền đó đầu tư phát triển kinh tế xã hội,
quay trở lại đảm bảo cuộc sống ổn định cho cho người dân.
Là

công cụ để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng, tạo việc

làm, giải quyết các vấn đề xã hội.
1.2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm học sinh – sinh viên tại PVI
Đông Đô
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm
Là học sinh đang theo học tại các trường từ nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông
cơ sở, phổ thông trung học, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, học
sinh học nghề và là người có tên trong Giấy yêu cầu bảo hiểm, được Bảo
hiểm PVI cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm và được hưởng quyền lợi khi rủi ro
được bảo hiểm xảy ra cho người đó.
PVI khơng nhận bảo hiểm cho các đối tượng sau:
Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc


13

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

- Những người bị bệnh thần kinh, tâm thần, phong, ung thư.
- Những người bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên;
- Những người đang trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật
1.2.2 Phạm vi, quyền lợi bảo hiểm
a. Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm PVI trả tiền bảo hiểm cho Người được bảo hiểm trong những
trường hợp sau đây:
- Phạm vi bảo hiểm A : Chết do ốm đau, bệnh tật, thai sản;
- Phạm vi bảo hiểm B : Chết, thương tật thân thể do tai nạn;
- Phạm vi bảo hiểm C : Ốm đau, bệnh tật, thai sản phải phẫu thuật,
- Phạm vi bảo hiểm D : Ốm đau, bệnh tật, thai sản, thương tật thân thể do
tai nạn phải nằm viện
b. Quyền lợi bảo hiểm
- Phạm vi A: Chết do ốm đau, bệnh tật, thai sản
Người được bảo hiểm chết do ốm đau, bệnh tật, thai sản thuộc phạm vi
bảo hiểm, Bảo hiểm PVI trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trong phạm vi bảo
hiểm A.
- Phạm vi B: Chết, thương tật thân thể do tai nạn
 Người được bảo hiểm chết do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, Bảo
hiểm PVI trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trong phạm vi bảo hiểm B.

 Người được bảo hiểm bị thương tật thân thể do tai nạn thuộc phạm vi
bảo hiểm, Bảo PVI trả tiền bảo hiểm theo theo tỷ lệ phần trăm của số tiền bảo
hiểm nêu trong Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật.
Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

14

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

 Trường hợp Người được bảo hiểm bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm đã
được trả tiền bảo hiểm, trong vòng 01 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn Người
được bảo hiểm bị chết do chính hậu quả của tai nạn đó. Bảo hiểm PVI sẽ trả
phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm ghi trong phạm vi bảo hiểm B với số
tiền đã trả cho tai nạn trước đó.
- Phạm vi C: Ốm đau, bệnh tật, thai sản phải phẫu thuật
Người được bảo hiểm ốm đau, bệnh tật, thai sản và phải phẫu thuật
thuộc phạm vi bảo hiểm, Bảo hiểm PVI trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ nêu trong
Bảng tỷ lệ trả tiền phẫu thuật.
- Phạm vi D: Ốm đau, bệnh tật, thai sản, thương tật thân thể do tai nạn phải
nằm viện.
+ Người được bảo hiểm ốm đau, bệnh tật, thải sản, thương tật thân thể
do tai nạn phải nằm viện thuộc phạm vi bảo hiểm, Bảo hiểm PVI Đông Đô trả
trợ cấp mỗi ngày 0,5% số tiền bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm D nhưng
không vượt quá 60 ngày/năm bảo hiểm.
+ Trường hợp Người người được bảo hiểm nằm điều trị tại bệnh viện

Đông Y, Bảo hiểm PVI trả mỗi ngày tối đa 0,2% số tiền bảo hiểm thuộc phạm
vi bảo hiểm D nhưng không vượt quá 150 ngày/năm bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm có quyền lựa chọn tham gia các phạm vi bảo hiểm
trên, tuy nhiên phải tham gia ít nhất 2 (hai) trên 4 (bốn) phạm vi bảo hiểm của
Quy tắc bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm của phạm vi bảo hiểm C và D không
được cao hơn số tiền bảo hiểm của các phạm vi bảo hiểm còn lại.
1.2.3 Thời hạn bảo hiểm
Bảo hiểm tồn diện học sinh – sinh viên thường có thời hạn 1 năm.
1.2.4 Hiệu lực bảo hiểm và Số tiền bảo hiểm
Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

15

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

a. Hiệu lực bảo hiểm
- Đối với hợp đồng tái tục liên tục, hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực ngay
sau khi người được bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đầy đủ trừ khi có thỏa
thuận khác
Lưu ý: Định nghĩa “Hợp đồng bảo hiểm tái tục liên tục là Hợp đồng/
GCNBH có ngày hiệu lực bảo hiểm trước hoặc đúng ngày hết hạn của
HĐBH/GCNBH đang có hiệu lực trước đó” và khơng phụ thuộc vào số tiền
bảo hiểm đã tham gia trước đó.
- Đối với hợp đồng không liên tục và số lượng người tham gia <50 người,
phải áp dụng thời gian chờ như quy định trong quy tắc bảo hiểm

- Trong trường hợp Đơn vị tham gia bảo hiểm đã tham gia BH tại công ty
bảo hiểm khác nhưng tái tục đúng thời điểm hết hạn tại Công ty Bảo hiểm
PVI, để tăng tính cạnh tranh, đơn vị có thể chủ động đánh giá rủi ro từ đó
khơng áp dụng thời gian chờ bảo hiểm. Việc áp dụng điều kiện này cần được
nêu rõ trong Hợp đồng/GCNBH như một điều khoản mở rộng.
Lưu ý: Thời gian chờ không áp dụng cho các cá nhân đã có tên trong danh
sách tham gia bảo hiểm của HĐBH năm trước liền kề. Các trường hợp phải
cung cấp danh sách năm trước để đối chiếu. Các trường hợp tham gia mới đều
phải áp dụng thời gian chờ theo đúng quy định (trừ những trường hợp đủ 50
người trở lên)
b. Số tiền bảo hiểm
Người tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn số tiền bảo hiểm trong phạm
vi từ 1.000.000 đồng đên 30.000.000 đồng/người.
Nếu tham gia STBH 10.000.000 đồng được hiểu: Phạm vi BH A:
10.000.000 đồng/người; phạm vi BH B: 10.000.000 đồng/người/vụ; phạm vi
BH C, D: 10.000.000 đồng/người/năm.
Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

16

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

1.2.5 Phí bảo hiểm
a. Biểu phí
- Theo biểu phí quy định hiện hành của Bảo hiểm PVI

Bảo hiểm kết hợp theo 03 (ba) phạm vi bảo hiểm (A+B+C)
STBH/người/vụ

Phí bảo hiểm/người/năm

5.000.000 đồng

48.000 đồng

Phạm vi bảo hiểm bảo 6.000.000 đồng

57.000 đồng

hiểm

7.000.000 đồng

67.000 đồng

(A + B + C)

10.000.000 đồng

95.000 đồng

Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm kết hợp 3

Bảo hiểm kết hợp theo 02 (hai) phạm vi bảo hiểm (B+C)
STBH/người/vụ


Phí bảo hiểm/người/năm

5.000.000 đồng

34.000 đồng

Phạm vi bảo hiểm bảo 6.000.000 đồng

41.000 đồng

hiểm

7.000.000 đồng

48.000 đồng

(B + C)

10.000.000 đồng

Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm kết hợp 2

68.000 đồng

- Miễn phí bảo hiểm cho đối tượng là con thương binh, liệt sỹ.
- Giảm 50% phí bảo hiểm cho đối tượng học sinh hộ nghèo, hộ cận
nghèo, con của các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ngồi biển đảo và học sinh mồ
cơi cả cha và mẹ trên cơ sở học sinh có bản xác nhận của chính quyền

xã/phường hoặc nhà trường nơi học sinh đang theo học (bản chính hoặc bản

Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

17

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

sao có cơng chứng hoặc bản sao được đối chiếu bản gốc có chữ ký của CBKD
trực tiếp cấp đơn).
b. Phí bảo hiểm ngắn hạn (áp dụng với trường hợp tham gia dưới 1 năm).
Thời gian

Đến 3 tháng

Đến 6 tháng

Đến 9 tháng Trên 9 tháng

% phí BH năm

40%

60%


80%

100%

c. Phí bảo hiểm dài hạn
- Trên 12 tháng đến 15 tháng

: 120% phí bảo hiểm cả năm

- Trên 15 tháng đến 18 tháng

: 140% phí bảo hiểm cả năm

- Trên 18 tháng đến 21 tháng

: 160% phí bảo hiểm cả năm

- Trên 21 tháng đến 24 tháng

: 170% phí bảo hiểm cả năm

- Trên 24 tháng đến 30 tháng

: 210% phí bảo hiểm cả năm

- Trên 30 tháng đến 36 tháng

: 240% phí bảo hiểm cả năm

- Trên 36 tháng đến 48 tháng


: 320% phí bảo hiểm cả năm

- Trên 48 tháng đến 60 tháng

: 380% phí bảo hiểm cả năm

1.2.6 Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường
cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm.
Trên cơ sở Giấy yêu cầu của đơn vị tham gia bảo hiểm, Bảo hiểm PVI sẽ
ký Hợp đồng/ Giấy chứng nhận bảo hiểm đính kèm danh sách các học sinh –
sinh viên tham gia bảo hiểm hoặc cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng
học sinh – sinh viên.
a. Tính chất hợp đồng bảo hiểm
Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

18

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Hợp đồng bảo hiểm có một số tính chất chung trong khn khổ những
quy định của luật pháp về hợp đồng dân sự, ngoài ra, nó cịn có một số tính

chất riêng biệt gắn liền với đặc trưng kinh tế - kỹ thuật ngành bảo hiểm. Cụ
thể như sau:


Hợp đồng bảo hiểm mang tính tương thuận: Hợp đồng bảo hiểm

được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên trên nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khn khổ pháp luật và đạo đức xã
hội.


Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ: Các bên ký kết đều có

quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
Người bảo hiểm phải đảm bảo cho các rủi ro còn người được bảo hiểm phải
trả phí bảo hiểm.


Hợp đồng bảo hiểm có tính chất may rủi: Nếu không tồn tại rủi ro

(sự kiện bảo hiểm) thì khơng có việc giao kết cũng như tồn tại hiệu lực của
Hợp đồng bảo hiểm.


Hợp đồng bảo hiểm có tính chất tin tưỏng tuyệt đối: Mối quan hệ

giữa bên mua bảo hiểm và người bảo hiểm được thiết lập trong tình trạng tạo
ra rủi ro cho nhau. Do đó, để tồn tại và có thể thực hiện thì hai bên phải có sự
tin tưởng lẫn nhau. Tính chất tin tưởng tuyệt đối và nguyên tắc trung thực tối
đa chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề.



Hợp đồng bảo hiểm có tính chất phải trả tiền: Mối quan hệ quyền và

nghĩa vụ giữa hai bên thể hiện ở mối quan hệ tiền tệ. Bên mua bảo hiểm có
nghĩa vụ trả tiền phí bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo
hiểm/bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.


Hợp đồng bảo hiển có tính chất gia nhập: Hợp đồng bảo hiểm là một

hợp đồng theo mẫu. Quy tắc bảo hiểm (nội dung chính của Hợp đồng) do
Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

19

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

người bảo hiểm soạn thảo trước, bên mua bảo hiểm sau đọc thấy phù hợp với
nhu cầu của mình thì gia nhập vào.


Hợp đồng bảo hiểm có tính dân sự - thường mại hỗn hợp: Bên mua

bảo hiểm có thể là một thể nhân hoặc pháp nhân dân sự hay thương mại,

người bảo hiểm cũng có thể là một pháp nhân dân sự (hội tương hỗ) hay
thương mại (cơng ty bảo hiểm). Do đó, mối quan hệ giữa họ, cụ thể là hợp
đồng bảo hiểm sẽ có thể có tính dân sự hay thương mại thuần túy hoặc dân sự
- thương mại hỗn hợp
b. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
-

Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người

được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
-

Đối tượng bảo hiểm;

-

Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;

-

Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

-

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

-

Thời hạn bảo hiểm;


-

Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

-

Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;

-

Các quy định giải quyết tranh chấp;

-

Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

-

Ngoài những nội dung trên, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung

khác do các bên thỏa thuận
c. Thời điểm bắt đầu hiệu lực bảo hiểm
- Đối với hợp đồng bảo hiểm tái tục liên tục, hợp đồng bảo hiểm có hiệu
lực ngay sau khi Người được bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đầy đủ trừ khi
có thỏa thuận khác.
Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

20

Lớp: CQ54/03.04



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

- Đối với hợp đồng bảo hiểm đầu tiên và hợp đồng bảo hiểm không liên
tục, hiệu lực bảo hiểm tuân theo quy định sau, trừ khi có thỏa thuận khác:
1. Phạm vị bảo hiểm A chỉ có hiệu lực bảo hiểm sau 30 ngày kể từ ngày
đóng phí bảo hiểm đầy đủ.
2. Phạm vi bảo hiểm B: bảo hiểm có hiệu lực ngay sau khi Người được
bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đầy đủ.
3. Phạm vi bảo hiểm C và D:
a. Trường hợp tai nạn: bảo hiểm có hiệu lực ngay sau khi Người được
bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy đủ.
b. Trường hợp ốm đau bệnh tật (không phải do tai nạn): bảo hiểm chỉ
có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày Người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm
đầy đủ.
c. Trường hợp sẩy thai, nạo thai theo chỉ định của bác sĩ, lấy u nang
buồng trứng, điêu trị thai sản: bảo hiểm chỉ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ
ngày Người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy đủ.
d. Trường hợp sinh đẻ: bảo hiểm chỉ có hiệu lực sau 270 ngày kể từ
ngày Người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy đủ
Các quy định trên ở Điều này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm
nhóm có từ 50 thành viên trở lên.
1.2.7 Thủ tục trả tiền bảo hiểm
Khi yêu cầu bảo hiểm PVI trả tiền bảo hiểm, Người được bảo hiểm và
hoặc người thừa kế hợp pháp phải gửi cho PVI các giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị trả tiền bảo hiểm (theo mẫu của PVI).
- Giấy chứng nhận bảo hiểm, hoặc Hợp đồng bảo hiểm đính kèm danh

sách Người được bảo hiểm.
- Biên bản tai nạn có xác nhận của nhà trường, chính quyền địa phương
hoặc Cơng an nơi Người được bảo hiểm bị tai nạn (trường hợp bị tai nạn).
Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

21

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

- Bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của cán bộ PVI các chứng từ y tế:
Giấy ra viện, phiếu điều trị (trường hợp điều trị nội trú), phiếu mổ (trường
hợp phẫu thuật) và các hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc điều trị theo quy
định hiện hành của Bộ Tài chính.
- Giấy chứng tử (trường hợp Người được bảo hiểm chết).
- Chứng từ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp trường hợp Người
được bảo hiểm chết.
1.3 Công tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm học sinh –
sinh viên
1.3.1 Vai trị của cơng tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm học sinh – sinh
viên
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm
Đây là nghĩa vụ thực hiện của các công ty bảo hiểm khi ký kết hợp bảo
hiểm với người mua bảo hiểm. Khi có sự kiện bảo hiểm hiểm xảy ra, cơng ty
bảo hiểm có nghĩa vụ phải giải quyết quyền lợi bảo hiểm bằng cách bồi
thường về mặt tài chính cho NĐBH. Giải quyết tốt cơng tác này sẽ giúp

doanh nghiệp nâng cao vị thế và uy tín của mình đối với khác hàng, tạo tiền
đề trong việc mở rộng thì phần và phát triển cơng ty. Ngồi ra, cơng tác này
cịn giúp các doanh nghiệp bảo hiểm tránh được sự trục lợi từ khách hàng
thông qua công tác giám định và hạn chế tổn thất. Bảo hiểm chỉ bồi thường
đúng mức khi bị tổn thất chứ không tạo cơ hội để kiếm lời, không dể cho
người mua bảo hiểm có được lợi ích khơng hề có trước khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm, đảm bảo tính minh bạch khi thực hiện công tác bồi thường.
- Đối với khách hàng
Đây là quyền lợi của khách hàng khi tham gia bảo hiểm. Việc chi trả bồi
thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về mặt tài
Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

22

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

chính của cha mẹ các em học sinh, sinh viên, từ đó nâng cao uy tín và niềm
tin của người tham gia bảo hiểm đối với công ty bảo hiểm. Kinh doanh bảo
hiểm là ngành kinh doanh dựa trên sự tín nhiệm và niềm tin của khách hàng
về sự an tồn có được từ cơng ty bảo hiểm khi có rủi ra xảy ra.
Ngồi ra, trong q trình thực hiện nghiệp vụ, các cơng ty bảo hiểm luôn
chú ý đến việc tăng cường áp dụng các biện pháp phòng tránh cần thiết để bảo
vệ dối tượng bảo hiểm, góp phần dảm bảo an tồn cho tính mạng, sức khỏe
con người, của cải và vật chất xã hội.
1.3.2 Nội dung công tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm học sinh- sinh viên

Trên cơ sở khiếu nại của khách hàng, công tác giải quyết quyền lợi bảo
hiểm học sinh quy định như sau:
a. Quy đinh về chứng từ, tài liệu khiếu nại
- Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm
Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm do NĐBH/ người thừa kế hợp pháp có
quyền lợi và nghĩa vụ vó liên quan đến NĐBH/ người đại diện hợp pháp lập
và ký tên.
- Biên bản tai nạn/ Bản tường trình tai nạn: Biên bản tai nạn/ Bản tường trình
tai nạn được lập trong trường hợp NĐBH yêu cầu bồi thường cho sự kiện bảo
hiểm liên quan đến tai nạn.
-

Chứng từ y tế liên quan tới chết/ thương tật vĩnh viễn
 Trường hợp bị tử vong: Các giấy tờ của cơ quan y tế điều trị trực tiếp

hoặc có thẩm quyền xác nhận tình trạng thương tật do tai nạn của NĐBH như:
giấy chứng thương của nạn nhân, giấy ra viện, phiếu mổ/giấy chứng nhận
phẫu thuật (nếu gãy xương), các giấy tờ liên quan đến chi phí chăm sóc, cứu
chữa (để đối chiếu khi cần thiết)….
 Trường hợp chết:
Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

23

Lớp: CQ54/03.04


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính




Giấy chứng từ của nạn nhân (bản gốc/bản sao hợp lệ);



Giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (nếu có người thừa kế), các

giấy tờ cần thiết khác (trong trường hợp khơng có hoặc không xác định được
người thừa kế hợp pháp);


Hợp đồng lao động/ quyết định tăng lương (nếu có) và bản sao kê

lương ít nhất 03 tháng gần nhất trước ngày xảy ra rủi ro trong trường hợp bồi
thương theo lương tháng.
- Chứng từ y tế liên quan tới thanh toán chi phí y tế:
 Sổ khám bệnh/ Phiếu khám/ kê đơn thuốc của bác sỹ:
 Hóa đơn viện phí, hóa đơn mua thuốc kèm đơn thuốc/toa thuốc của
Bác sỹ điều trị
 Hóa đơn phải được đóng dấu hợp pháp của Cơ sở phát hành hóa đơn
(trừ trường hợp các cơ sở phát hành hóa đơn được Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép miễ đóng dấu trên hóa đơn). Hóa đơn phải cùng màu mực,
khơng được rách nát, tẩy xóa,…
- Giấy ra viện: phải ghi rõ thời gian vào viện, ra viện, chuẩn đoán bệnh,
phương thức điều trị và xác nhận của bệnh viện.
- Bảng kê chi phí điều trị bệnh viện
- Giấy chứng nhận phẫu thuật/Phiếu mổ và các hóa đơn chứng từ liên quan
đến chi phí nằm viện, điều trị của khách hàng theo quy định của Quy

tắc/HĐBH/GCNBH và quy định hiện hành của Bộ Tài chính
- Giấy chỉ định của bác sỹ sau khi ra viện ghi rõ thời gian nghỉ ngơi sau khi
ra viện, thời gian tái khám hoặc chỉ định y tá chăm sóc tại nhà.
- Để nghị tạm ứng: Yêu cầu tạm ứng phải được lập bằng văn bản, do NĐBH
hoặc người thừa kế hợp pháp/ người đại diện hợp pháp viết và ký tên.
Sinh viên: Kiều Thị Ánh Chúc

24

Lớp: CQ54/03.04


×