Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ tại công ty bảo hiểm bưu điện hà thành luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 78 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------

SINH VIÊN: LÊ NGỌC TRÂM
LỚP: CQ54/03.02

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY NỔ
TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BƢU ĐIỆN HÀ THÀNH

Chuyên ngành

: Tài chính Bảo hiểm

Mã số

: 03

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS Nguyễn Ánh Nguyệt

HÀ NỘI – 2020


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan bản luận văn cuối khóa “Triển khai nghiệp vụ bảo
hiểm cháy nổ tại công ty Bảo hiểm Bƣu điện Hà Thành” là cơng trình nghiên


cứu của tơi, đƣợc hình thành và phát triển từ những ý tƣởng cá nhân, dƣới sự
hƣớng dẫn của ThS. Nguyễn Ánh Nguyệt.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình
hình thực tế tại đơn vị thực tập.
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Ngọc Trâm

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

i


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU ............................................................ v
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1:LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ ....................... 3
1.1. Giới thiệu khái quát về bảo hiểm cháy nổ ................................................. 3
1.1.1. Sự cần thiết ra đời và phát triển của bảo hiểm cháy nổ: ........................ 3
1.1.2 Vai trò của bảo hiểm cháy nổ: .................................................................... 4
1.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ .................................... 7
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm cháy nổ. .................. 7

1.2.2. Đối tượng bảo hiểm .................................................................................... 8
1.2.3. Giá trị bảo hiểm ........................................................................................ 11
1.2.4. Phạm vi và loại trừ bảo hiểm ................................................................... 11
1.2.5. Số tiền bảo hiểm ....................................................................................... 16
1.2.6. Phí bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm ......................................................... 17
1.2.7. Quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ.................................. 19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................. 23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ CHÁY NỔ TẠI
CÔNG TY BẢO HIỂM BƢU ĐIỆN HÀ THÀNH ......................................... 24
2.1. Vài nét về Công ty Bảo Hiểm Bƣu điện Hà Thành ................................. 24
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm
Bưu điện.............................................................................................................. 24
2.1.2. Vài nét về Công ty Bảo Hiểm Bưu điện Hà Thành ................................ 26
2.2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY
BẢO HIỂM BƢU ĐIỆN HÀ THÀNH. ........................................................... 31
2.2.1. Vài nét về thị trường bảo hiểm cháy nổ tại Việt Nam. ........................... 31

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

ii


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ.
............................................................................................................................. 33
2.2.3. Tình hình triển khai bảo hiểm cháy nổ tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện
Hà Thành ............................................................................................................ 35

2.4. Đánh giá thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ tại Công ty
Bảo hiểm Bƣu điện Hà Thành.......................................................................... 46
2.4.1. Kết quả đạt được trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ của
công ty trong thời gian qua. ............................................................................... 46
2.4.2 Thế mạnh trong triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ tại công ty Bảo
hiểm Bưu điện Hà Thành .................................................................................. 48
2.4.3 Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... 48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2: ................................................................................. 52
CHƢƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TRIỂN KHAI
BẢO HIỂM CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BƢU ĐIỆN HÀ
THÀNH .............................................................................................................. 53
3.1. Định hƣớng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ tại Công ty Bảo
hiểm Bƣu điện Hà Thành trong thời gian tới ................................................. 53
3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ
tại Công ty Bảo hiểm Bƣu điện Hà Thành...................................................... 54
3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động khai thác ................................................................ 54
3.2.2. Thực hiện tốt khâu giám định, bồi thƣờng. .......................................... 56
3.2.3. Cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất. ................................................ 57
3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ khác. ....................................................................... 58
3.3. Kiến nghị ..................................................................................................... 61
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài Chính. .................................................................... 61
3.3.2. Kiến nghị với Hiệp hội bảo hiểm. ............................................................ 61
3.3.3 Kiến nghị với cơ quan chức năng. ........................................................... 62
3.3.4. Kiến nghị với công ty................................................................................ 62
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 65
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 66
SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

iii



Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BH

Bảo hiểm

BHCNBB

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

BHCNTN

Bảo hiểm cháy nổ tự nguyện

DN

Doanh nghiệp

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

GTBH

Giá trị bảo hiểm


HĐBH

Hợp đồng bảo hiểm

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

STBH

Số tiền bảo hiểm

STBT

Số tiền bồi thƣờng

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

iv


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU

SƠ ĐỒ 1.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY TỔNG CÔNG TY PTI ............................... 26
SƠ ĐỒ 1.2: TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY PTI HÀ THÀNH ...................... 29

BẢNG 2.1: KẾT QUẢ DOANH THU THEO CÁC NGHIỆP VỤ CỦA CÔNG
TY PTI HÀ THÀNH GIAI ĐOẠN 2017-2019 .................................................. 30
BẢNG 2.3: TỶ TRỌNG DOANH THU BẢO HIỂM CHÁY NỔ TẠI CÔNG
TY PTI HÀ THÀNH TRONG NHỮNG NĂM QUA ........................................ 39
BẢNG 2.4 : SO SÁNH DOANH THU BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC
VÀ DOANH THU BẢO HIỂM CHÁY NỔ TỰ NGUYỆN .............................. 40
BẢNG 2.5: TÌNH HÌNH CHI ĐỀ PHỊNG HẠN CHẾ TỔN THẤT NGHIỆP
VỤ BẢO HIỂM CHÁY NỔ CỦA CÔNG TY PTI HÀ THÀNH ...................... 41
BẢNG 2.6. TÌNH HÌNH GIÁM ĐỊNH CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY
NỔ TẠI CÔNG TY PTI HÀ THÀNH GIAI ĐOẠN 2017 – 2019..................... 43
BẢNG 2.7 : TÌNH HÌNH CHI BỒI THƢỜNG CỦA BẢO HIỂM CHÁY NỔ
TẠI CÔNG TY PTI HÀ THÀNH NĂM 2017 – 2019 ....................................... 45
BẢNG 2.8: KẾT QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY NỔ
TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BƢU ĐIỆN HÀ THÀNH..................................... 47

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

v


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, các lĩnh
vực trong đời sống kinh tế xã hội không ngừng phát triển. Đặc biệt là lĩnh vực
kinh tế với mức tăng trƣởng cao, nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhà cao tầng…đƣợc
xây mới; Hàng hóa, vật tƣ, thiết bị, máy móc…ngày càng nhiều. Bên cạnh đó,
với sự gia tăng dân số, nhất là các đô thị lớn nhƣ Hà Nội, Hồ Chí Minh… làm

nguy cơ cháy, nổ tăng lên. Thiệt hại do cháy gây ra rất nghiêm trọng không chỉ
ảnh hƣởng đến cuộc sống của một vài cá nhân mà còn tác động mạnh đến cả
cộng đồng dân cƣ, mơi trƣờng khí hậu. Để đối phó với cháy từ xa xƣa con ngƣời
dân sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau nhƣ PCCC, đào tạo nâng cao trình độ
kiến thức và ý thức thông tin tuyên truyền về PCCC. Mặc dù khoa học cơng
nghệ phát triển thì phƣơng tiện PCCC đƣợc đổi mới. Tuy nhiên sự phát triển của
khoa học cơng nghệ về an tồn lại chậm hơn so kỹ thuật, công nghệ trong sản
xuất và nguồn vốn đầu tƣ vào cơng tác đảm bảo an tồn thƣờng thấp hơn so
nguồn vốn đầu tƣ phát triển. Vì thế ngày càng có nhiều vụ cháy với thiệt hại lớn
hơn, nguyên nhân xảy ra cũng khó lƣờng hơn trong đó cũng có cả ngun nhân
xuất phát từ mặt trái cơng nghệ. Tuy nhận thức đƣợc sự nghiêm trọng của cháy,
nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, nhƣng không phải tổ chức, cá nhân nào cũng
ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm cháy nổ. Chính vì vậy, tuy
đã đƣợc triển khai trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam từ rất lâu nhƣng việc khai
thác nghiệp vụ bảo hiểm này vẫn còn rất khiêm tốn. Cần phải có sự thay đổi
nhận thức để các cơ quan, doanh nghiệp, hộ cá nhân không chỉ mua bảo hiểm
cháy nổ bắt buộc mà còn tham gia bảo hiểm cháy nổ tự nguyện để bảo vệ mình
và xã hội. Chính vì vậy mà em đã quyết định chọn: “Triển khai nghiệp vụ cháy
nổ tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hà Thành. " làm đề tài cho Luận văn tốt
nghiệp của mình. Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn có bố cục gồm ba
chƣơng:

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

1


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính


Chương 1: Lí luận chung về Bảo hiểm cháy nổ.
Chương 2: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ tại Công ty
Bảo hiểm Bưu điện Hà Thành
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thực đẩy việc triển khai bảo hiểm cháy
nổ tại Công ty Bảo hiểm Bưu điện Hà Thành.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Bảo hiểm – Học
viện Tài Chính, đặc biệt là Cơ giáo TS. Nguyễn Ánh Nguyệt đã giúp đỡ, hƣớng
dẫn em, cùng các anh chị nhân viên trong Công ty Bảo hiểm Bƣu điện Hà Thành
đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp của
mình.
Do điều kiện thời gian, kiến thức thực tế và kinh nghiệm cá nhân còn hạn
chế nên luận văn của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
đƣợc những ý kiến phê bình, góp ý của thầy cơ giáo để luận văn của em đƣợc
hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

2


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính
CHƢƠNG 1:

LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ
1.1. Giới thiệu khái quát về bảo hiểm cháy nổ
1.1.1. Sự cần thiết ra đời và phát triển của bảo hiểm cháy nổ:

Bảo hiểm hỏa hoạn cũng nhƣ bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào khác, cũng
đều ra đời bắt nguồn từ thực tế là con ngƣời luôn luôn phải vật lộn với rủi ro.
Nhiều loại rủi ro đƣợc xuất hiện vẫn tồn tại và chi phối cuộc sống của con
ngƣời. Hơn nữa, sự phát triển của con ngƣời phần nào đã hạn chế kiểm soát
đƣợc rủi ro này nhƣng lại làm tăng mức độ trầm trọng của rủi ro khác hoặc làm
phát sinh nhiều loại rủi ro mới. Chính sự đe dọa trực tiếp của rủi ro mà bảo hiểm
hỏa hoạn ra đời nhƣ một tất yếu khách quan.
Vào thế kỉ thứ XVII hầu hết nhà cửa, cơng trình kiến trúc tại những thành
thị ở Châu Âu đều đƣợc làm bằng gỗ. Ngƣời ta dùng lửa để sƣởi ấm, chiếu sáng
và đun nấu. Vì thế nguy cơ xảy ra rủi ro cháy nổ là rất lớn.
Phải đến năm 1666, sau khi chứng kiến đám cháy khủng khiếp ở thủ đô
Luân Đôn, ngƣời dân Anh mới nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc thiết lập
hệ thống phòng cháy - chữa cháy và bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại một cách
hữu hiệu. Đám cháy lớn kéo dài bảy ngày, tám đêm bắt đầu từ chủ nhật 2/9/1666
cho tới ngày 9/9/1666 đã để lại một tổn thất vơ cùng to lớn: thiêu hủy hồn tồn
13.200 ngơi nhà, 87 nhà thờ trong đó có cả trụ sở của Lloyd’s và nhà thờ Saint
Paul. Mức độ nghiêm trọng của thảm họa này đã dẫn tới sự ra đời của công ty
bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên của thành phố.
Vào năm 1667 văn phòng bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên đƣợc thành lập với
tên gọi rất đơn giản “The Fire Office” với tiền thân là những ngƣời lính cứu hỏa
Luân Đôn. Năm 1684, Công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên ra đời lấy tên là
“Friendly Society”. Sau đó hàng loạt các công ty bảo hiểm hỏa hoạn khác ra đời
ở Anh nhƣ: “Hand and Hand” (năm 1696), “Lom Bard House” (năm 1704),
“Sun” (năm 1710), “Union” (năm 1714)…

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

3



Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

Cơng ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên thành công ở Mỹ là Công ty bảo
hiểm “The Philadelphia Contributionship” chuyên bảo hiểm hoả hoạn cho nhà
cửa do Benjamin Franklin và một số thành viên khác cùng sáng lập năm 1752.
Tiếp đó là Cơng ty bảo hiểm cổ phần đầu tiên mang tên The Insurance Company
of North American đƣợc thành lập năm 1792.
Khi mới ra đời, các công ty bảo hiểm chỉ đảm bảo cho hậu quả của sự cố
“hoả hoạn” gọi là bảo hiểm cháy đơn thuần. Cũng chính vì thế mà các cơng ty
đã lấy tên rủi ro “cháy” đặt tên cho nghiệp vụ bảo hiểm này, trong khi đó hầu
hết các nghiệp vụ bảo hiểm khác đều lấy tên đối tƣợng bảo hiểm đặt tên cho
nghiệp vụ, nhƣ bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm thân tàu… Khơng lâu sau đó bảo
hiểm cháy đã lan rộng sang các nƣớc khác trên lục địa châu Âu, nhất là các nƣớc
có nền cơng nghiệp phát triển nhƣ Pháp, Đức, Ý…. Năm 1677 tại Hambourg
(Đức) đã thành lập quỹ hỏa hoạn đầu tiên của thành phố. Ngày nay, hoạt động
bảo hiểm cháy nổ đƣợc triển khai và ngày càng phát triển ở hầu hết các nƣớc
trên thế giới.
Tại Việt Nam, bảo hiểm cháy nổ đƣợc bắt đầu đƣợc thực hiện từ cuối năm
1989. Tuy nhiên, quá trình hoạt động và triển khai hoạt động này chỉ đơn thuần
thực hiện các chức năng kinh doanh của nó. Mãi đến năm 1993 sau khi có nghị
định 100/CP, nghiệp vụ này mới thực sự phát triển ở nƣớc ta. Đến nay nghiệp vụ
này cũng đã có nhiều bƣớc phát triển đáng kể. Có thể nói, thị trƣờng Việt nam là
một mảnh đất vô cùng màu mỡ để phát triển lĩnh vực bảo hiểm nói chung và
lĩnh vực bảo hiểm cháy nổ đặc biệt nói riêng.
1.1.2 Vai trị của bảo hiểm cháy nổ:
Mỗi năm nƣớc ta xảy ra hàng nghìn vụ cháy nổ, làm chết và bị thƣơng
hàng trăm ngƣời, thiệt hại về tài sản hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt các vụ cháy lớn
ngày càng gia tăng, điển hình nhƣ:

- Ngày 1/11/2016, vụ cháy lớn đã xảy ra tại Quán karaoke số 68 đƣờng
Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội làm 13 ngƣời (12 nam, 1 nữ) tử vong; cháy

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

4


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

tồn bộ trang thiết bị tài sản nhà số 68, một phần tài sản nhà số 66, 70, 72, 74 và
một số phƣơng tiện xe máy, 1 xe ô tô của ngƣời dân để dƣới vỉa hè.
- Vào 10h sáng ngày 29/07/2017 cháy xƣởng bánh kẹo ở Hoài Đức – Hà Nội
làm 08 ngƣời tử vong và 02 ngƣời bị thƣơng. Nguyên nhận cháy là xƣởng đang sửa
chữa, thợ hàn xì làm bắn tia lửa điện vào trần gác xép đƣợc ghép bằng xốp.
- Cháy xảy ra tại chung cƣ Carina Plaza (số 1648 Võ Văn Kiệt, phƣờng
16, quận 8, TP.HCM) vào rạng sáng 23/3/2018, làm 13 ngƣời tử vong và hàng
chục ngƣời khác bị thƣơng. Vụ hỏa hoạn đã làm cháy 13 xe ô tô, 150 xe máy và
ảnh hƣởng đến phần kết cấu của tịa nhà chung cƣ.
- Nhìn lại 09 tháng đầu năm năm 2019, cả nƣớc xảy ra 2.959 vụ cháy, nổ,
làm 76 ngƣời chết và 124 ngƣời bị thƣơng, thiệt hại ƣớc tính hơn 1.057 tỷ đồng.
Ngày 12/04/2019 tại xƣởng sản xuất thùng rác nhựa rộng 970m2 ở
phƣờng Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội xảy ra vụ cháy kinh hoàng
khiến 08 ngƣời tử vong, nguyên nhận do chập điện.
Năm 2019 không thể không kể đến sự kiện cháy nhà kho Cơng ty cổ phần
bóng đèn, phích nước Rạng Đơng số 87-89 phố Hạ Đình, Thanh Xn Trung,
Thanh Xuân, TP Hà Nội. Vụ cháy xảy ra lúc 18h00 ngày 28/08/2019 nhƣng đến
03h30 ngày 29/08/2019 mới đƣợc dập tắt hoàn toàn gây thiệt hại khoảng 150 tỷ

đồng và gây nên sự cố môi trƣờng nghiêm trọng là phát tán lượng thủy ngân ra
môi trường. Theo quan trắc của Tổng cục Môi trƣờng(Bộ Tài Nguyên và Môi
trƣờng) lƣợng thủy ngân phát tán ra ngồi mơi trƣờng do vụ cháy từ 15.1kg đến
27.2kg, trong đó 480,000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thủy ngân
lỏng có độc tính cao hơn viên Amalgam. Nguyên nhận vụ cháy do sự cố điện.
- Theo số liệu từ Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, trong tháng 02/2020, cả
nƣớc xảy ra 272 vụ cháy làm 11 ngƣời chết và 21 ngƣời bị thƣơng, thiệt hại về
tài sản ƣớc tính 33.546 tỷ đồng và 16ha rừng. Toàn quốc xảy ra 02 vụ nổ làm
chết 1 ngƣời, bị thƣơng 1 ngƣời và khơng có thiệt hại về tài sản.
Trong tháng 02/2020 số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra tập trung chủ
yếu ở các thành phố lớn, có nhiều khu cơng nghiệp nhƣ: Hà Nội(45 Vụ), TP Hồ
SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

5


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

Chí Minh(36 vụ), Đà Nẵng(15 vụ), Thanh Hóa(14 vụ), Nghệ An(12 vụ)… và số
vụ cháy ở khu vực kinh tế tƣ nhận và nhà dân, nhà đơn lẻ vẫn chiếm chủ
yếu(chiếm đến 46.7%). Trong đó nguyên nhận cháy phần lớn là do sự cố hệ
thống điện, do sử dụng thiết bị điện và do ý thức chấp hành các quy định PCCC
của ngƣời dân sơ suất trong sinh hoạt, vi phạm về PCCC.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển thì nhu cầu tập trung
vật tƣ, hàng hố càng lớn, quy trình cơng nghệ ngày càng phức tạp và những
loại máy móc thiệt bị hiện đại có giá trị lớn sẽ ngày càng phổ biến hơn. Trong
khi đó khoa học kĩ thuật an toàn thƣờng đi sau, nguồn vốn sử dụng cho các biện
pháp an toàn thƣờng rất thấp so với vốn đầu tƣ phát triển sản xuất. Bên cạnh đó,

điều kiện tự nhiên ngày càng khắc nghiệt và đã khiến cho khả năng xảy ra rủi ro
tai nạn nhiều hơn và mức độ thiệt hại về ngƣời và của cũng nghiêm trọng hơn.
Cháy nổ không chỉ gây ra thiệt hại đơn thuần cho con ngƣời và tài sản mà
nó cịn để lại những thiệt hại và tổn thất khổng lồ khi khắc phục nó. Họ phải tiến
hành các biện pháp khơi phục sản xuất, sửa chữa hoặc thay mới máy móc để tiếp
tục quá trình kinh doanh. Bên cạnh việc duy trì chi trả tiền lƣơng cho nhân cơng
và thanh tốn các chi phí cố định nhƣ tiền thuê nhà xƣởng, khấu hao, điện nƣớc,
lãi xuất ngân hàng… các doanh nghiệp còn phải thuê thêm nhân viên làm việc
thêm giờ để hoàn tất đơn đặt hàng tồn đọng, chi tiền sửa chữa hoặc thay mới
máy móc, nhà xƣởng…Đứng trƣớc những khó khăn dồn dập nhƣ thế, việc tham
gia bảo hiểm cháy nổ thực sự là một lựa chọn sáng suốt của các cá nhân và
doanh nghiệp.
Trƣớc hết, bảo hiểm cháy nổ đƣợc ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cần đƣợc
bảo vệ của con ngƣời trƣớc những rủi ro nhƣ cháy có thể gặp trong cuộc sống.
Mặt khác, giá trị tài sản của con ngƣời ngày càng tăng, vì vậy rủi ro cháy nổ có
thể gây ảnh hƣởng nghiệm trọng tới cuộc sống và tình trạng tài chính của con
ngƣời. Vì vậy bảo hiểm cháy nổ là sự đảm bảo tài chính chắc chắn nhất đối với
tài sản của con ngƣời.

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

6


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

Bảo hiểm cháy nổ ra đời không những bảo vệ tài sản cho những ngƣời
tham gia bảo hiểm, mà nó cịn đảm bảo cho q trình tái sản xuất xã hội đƣợc

liên tục, khơng gián đoạn.
Khi tham gia bảo hiểm, các doanh nghiệp còn đƣợc các công ty bảo hiểm tƣ
vấn về các biện pháp phịng tránh tổn thất, tăng cƣờng cơng tác phịng cháy – chữa
cháy và thực hiện chính sách quản lý rủi ro nhằm đảm bảo an tồn cao nhất.
Khơng chỉ có thế, ngồi việc đem lại lợi ích cho các cá nhân và doanh
nghiệp, bảo hiểm hoả hoạn cịn góp phần vào việc ổn định và phát triển nền kinh
tế xã hội thông qua việc hƣớng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện các biện
pháp an tồn, các cơng ty bảo hiểm đã góp phần hạn chế những tổn thất, giúp
khách hàng có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ mong
muốn. Mặt khác, một phần không nhỏ nguồn phí bảo hiểm thu đƣợc từ các
nghiệp vụ này đƣợc các cơng ty bảo hiểm đóng góp vào ngân sách Nhà nƣớc để
sử dụng vào các mục đích xã hội khác.
1.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm cháy nổ.
Hợp đồng bảo hiểm là một thoả ƣớc đƣợc ký kết bằng văn bản giữa một
bên là công ty bảo hiểm và một bên là ngƣời đƣợc bảo hiểm, trong đó cơng ty
bảo hiểm cam kết sẽ bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm trong trƣờng hợp họ
phải gánh chịu những tổn thất về tài chính do các sự cố đã đƣợc chấp nhận bởi
công ty bảo hiểm, xảy ra trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng trên cơ sở công ty
bảo hiểm đã đồng ý và nhận đƣợc một khoản tiền do ngƣời đƣợc bảo hiểm thanh
tốn đƣợc gọi là phí bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ có một số khái niệm đặc thù nhƣ sau:
- Cháy: là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng.
- Hoả hoạn: là cháy xảy ra ngồi sự kiểm sốt của con ngƣời, ngoài
nguồn lửa chuyên dùng và gây thiệt hại về ngƣời và/hoặc tài sản.
- Thiệt hại: là sự mất mát, huỷ hoại hay hƣ hỏng của những tài sản đƣợc
bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.
SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

7



Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

- Tổn thất: là toàn bộ thiệt hại về ngƣời và tài sản bị gây ra do các rủi ro
đƣợc bảo hiểm.
- Tổn thất toàn bộ thực tế: là tài sản đƣợc bảo hiểm bị phá huỷ hồn tồn
hoặc nghiêm trọng đến mức khơng thể phục hồi lại trạng thái ban đầu.
- Tổn thất tồn bộ ước tính: là tài sản đƣợc bảo hiểm bị phá huỷ hoặc hƣ
hỏng đến mức nếu sửa chữa, phục hồi thì chi phi sửa chữa, phục hồi bằng hoặc
lớn hơn số tiền bảo hiểm.
- Đơn vị rủi ro: là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với
khoảng cách khơng cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác. Khoảng
cách tối thiểu là khoảng cách tính bằng chiều cao của ngơi nhà cao nhất hoặc
vƣợt quá 20m nếu tài sản là loại dễ cháy và q 10m nếu tài sản là loại khơng
cháy hoặc khó cháy. Đây là cơ sở xác định mức định mức rủi ro cũng nhƣ là cơ
sở để tính phí bảo hiểm.
1.2.2. Đối tượng bảo hiểm
 BHCNTN : Đối tƣợng bảo hiểm cháy nổ bao gồm các tài sản là bất động
sản, động sản (trừ phƣơng tiện giao thông, vật nuôi, cây trồng và tài sản đang
trong quá trình xây dựng – lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác) thuộc quyền
sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế. Cụ thể đối tƣợng bảo hiểm bao gồm:
- Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đƣa vào sử dụng (trừ đất đai)
- Máy móc thiết bị, phƣơng tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Sản phẩm vật tƣ, hàng hóa dự trữ trong kho
- Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây chuyền sản xuất
- Các loại tài sản khác.

Những tài sản này chỉ thực sự đƣợc bảo hiểm khi giá trị của chúng tính đƣợc
thành tiền và đƣợc ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.


BHCNBB:
1. Nhà, cơng trình và các trang thiết bị kèm theo (trừ đất đai)

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

8


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

Nhà, cơng trình dùng làm văn phịng, để ở; nhà máy, xí nghiệp, kho tàng,
trung tâm thƣơng mại, dịch vụ và các loại nhà cửa hoặc kiến trúc khác.
2. Máy móc thiết bị. (Ghi rõ ký mã hiệu, số máy, đặc điểm, giá trị ...)
Máy móc thiết bị văn phịng; Máy móc thiết bị sản xuất hoặc máy móc khác.
3. Các loại hàng hóa, vật tƣ: Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm.
- Đối tƣợng phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: Cơ quan, tổ chức và
cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm
theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014

1. Trƣờng học các cấp ≥ 5.000 m3; nhà trẻ, trƣờng mẫu giáo có ≥ 100 cháu.
2. Bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh có quy mơ ≥ 21 giƣờng.
3. Trung tâm hội nghị, nhà văn hóa, rạp chiếu phim ≥ 300 chỗ ngồi; nhà thi đấu
thể thao trong nhà ≥ 200 chỗ ngồi; sân vận động ≥ 5.000 chỗ ngồi; vũ trƣờng, cơ
sở dịch vụ vui chơi giải trí đơng ngƣời có khối tích ≥ 1.500m3; cơng trình cơng

cộng khác có khối tích ≥ 1.000 m3.

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

9


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

4. Bảo tàng, thƣ viện, triển lãm, nhà lƣu trữ cấp huyện trở lên; di tích lịch sử,
cơng trình văn hóa, nhà hội chợ cấp tỉnh trở lên hoặc thuộc thẩm quyền quản lý
trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
5. Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của UBND cấp
huyện trở lên; hoặc tổng diện tích gian hàng ≥ 300 m2 hoặc khối tích ≥ 1.000
m3
6. Cơ sở phát thanh, truyền hình, bƣu chính viễn thơng cấp huyện trở lên.
7. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô từ cấp tỉnh trở
lên.
8. Cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, bến xe cấp tỉnh trở lên; bãi
đỗ có ≥ 200 xe tơ tơ; gara ơ tơ có sức chứa ≥ 05 chỗ; nhà ga hành khách đƣờng
sắt cấp I, II và III; ga hàng hóa đƣờng sắt cấp I và cấp II.
9. Chung cƣ; nhà đa năng, khách sạn, nhà nghỉ ≥ 05 tầng hoặc khối tích ≥
5.000 m3
10. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nƣớc; viện, trung tâm nghiên cứu, trụ sở làm
việc ≥ 05 tầng hoặc có khối tích ≥ 5.000 m3.
11. Hầm lị các khống sản cháy đƣợc; cơng trình giao thơng ngầm dài ≥ 100 m
12. Cơ sở hạt nhân, sx vật liệu nổ, sx kinh doanh liên quan tới dầu mỏ, khí đốt,
hàng hóa cháy đƣợc có khối tich ≥ 5.000 m3

13. Kho vũ khí, vật liệu nổ, cơng cụ hỗ trợ; kho sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cảng,
cơng trình trong hang hầm chất cháy, nổ ≥1.000 m3 trở lên.
14. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh
doanh khí đốt có tổng lƣợng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
15. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên.
16. Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu/ máy bay.
17. Kho hàng hóa, vật tƣ cháy đƣợc hoặc khơng cháy đựng trong các bao bì
cháy đƣợc có khối tích ≥ 1.000 m3; diện tích ≥ 500 m2.
18.

Cơng trình sản xuất cơng nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C, D,

E thuộc dây chuyền cơng nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

10


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

Cơng trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó sẽ

19.

ảnh hƣởng nghiêm trọng tới tồn bộ cơng trình.
1.2.3. Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của tài sản đƣợc bảo hiểm, nó là cơ sở
để ngƣời bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm thỏa thuận số tiền bảo hiểm. Giá trị

này có thể là giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới của tài sản.
- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc: Giá trị bảo hiểm đƣợc xác định trên chi
phí nguyên vật liệu và xây lắp tài sản đó (giá trị xây dựng mới) trừ khấu hao
trong thời gian đã sử dụng.
- Đối với máy móc, thiết bị và các bất động sản khác: Giá trị bảo hiểm
đƣợc xác định dựa trên cơ sở giá cả thị trƣờng, chi phí vận chuyển và lắp đặt của
loại máy móc, thiết bị cùng chủng loại, cơng suất, tính năng kĩ thuật, nơi sản
xuất… hoặc xác định trên cơ sở giá mua mới tài sản tƣơng đƣơng trừ đi khấu
hao đã sử dụng.
- Đối với vật tư, hàng hoá, đồ dùng trong kho, trong dây chuyền sản xuất,
trong cửa hàng, văn phòng, nhà ở…: Giá trị bảo hiểm đƣợc xác định theo giá trị
bình quân hoặc giá trị tối đa của các loại vật tƣ, hàng hố có trong thời hạn bảo
hiểm.
1.2.4. Phạm vi và loại trừ bảo hiểm
1.2.4.1. Phạm vi bảo hiểm


BHCNTN:

a. Rủi ro cơ bản: Bao gồm những rủi ro luôn đƣợc bảo hiểm.
- Hoả hoạn: Hoả hoạn đƣợc bảo hiểm nếu có đủ các yếu tố sau đây:
+ Phải thực sự có phát lửa
+ Lửa đó khơng phải là lửa chuyên dùng.
+ Việc phát sinh nguồn lửa phải là bất ngờ hay ngẫu nhiên.
+ Hoả hoạn gây nên thiệt hại đƣợc bảo hiểm phải do yếu tố tác động từ
bên ngoài.

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

11



Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

- Nổ: Nồi hơi hoặc hơi đốt sử dụng với mục đích duy nhất là phục vụ sinh hoạt
nhƣng loại trừ những thiệt hại gây ra do động đất, núi lửa phun hoặc các biến
động khác của thiên nhiên.
b. Rủi ro phụ: Là những rủi ro bên ngồi, độc lập khơng nằm trong rủi ro cháy
nhƣng có thể đƣợc lựa chọn để bảo hiểm cùng với bảo hiểm cháy.
- Nổ nhƣng loại trừ:
+ Thiệt hại xảy ra đối với nồi hơi, thùng đun nƣớc bằng hơi đốt, bình
chứa, máy móc hoặc thiết bị có sử dụng áp lực hoặc đối với các chất liệu chứa
trong các máy móc, thiết bị đó do chúng bị nổ.
+ Thiệt hại gây ra bởi hành động khủng bố của một ngƣời hay của một
nhóm ngƣời đại diện hay có liên quan tới bất kì tổ chức nào.
- Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các
phương tiện đó rơi vào.
- Gây rối, đình cơng, bãi cơng, sa thải.
Ngƣời bảo hiểm chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây nên trực tiếp bởi:
+ Hành động của bất kì ngƣời nào cùng với những ngƣời khác tham gia
vào việc mất trật tự xã hội (dù có liên quan đến đình cơng, bãi cơng, sa thải hay
khơng).
+ Hành động của bất kì chính quyền hợp pháp nào trong việc trấn áp hoạt
động gây rối hoặc trong việc hạn chế hậu quả của những hành động gây rối đó.
+ Hành động cố ý của bất kì ngƣời bãi công hay ngƣời bị sa thải nào
nhằm ủng hộ bãi công hoặc chống sa thải.
+ Hành động của bất kì chính quyền hợp pháp nào nhằm ngăn chặn hoặc
cố gắng ngăn chặn những hành động nhƣ vậy hay hạn chế hậu quả của những

hành động đó.
Tuy nhiên, ngƣời bảo hiểm loại trừ:
+ Những thiệt hại gây nên bởi, hay do hậu quả trực tiếp, hay gián tiếp của
những hành động khủng bố.

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

12


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

+ Thiệt hại do mất thu nhập, do trậm trễ, do mất thị trƣờng, do ngừng tồn
bộ hay một phần cơng việc của ngƣời đƣợc bảo hiểm hoặc do làm chậm trễ, bị
gián đoạn hay ngừng bất kì một quy trình hoạt động nào, thiệt hại do ngƣời đƣợc
bảo hiểm bị tƣớc quyền sở hữu vĩnh viễn hay tạm thời do tài sản bị tịch biên,
tịch thu, trƣng dụng, phá huỷ theo lệnh của nhà cầm quyền hợp pháp, thiệt hại
do ngƣời đƣợc bảo hiểm bị tƣớc quyền sở hữu vĩnh viễn hay tạm thời bất kì ngơi
nhà nào, do bị ngƣời khác chiếm hữu bất hợp pháp.
- Hành động ác ý.
- Động đất, núi lửa phun bao gồm cả lụt và nước biển tràn vào do hậu quả của
động đất và núi lửa phun.
- Giông bão, lũ lụt, mưa đá: loại trừ các thiệt hại do nƣớc tràn từ các bể chứa
nƣớc, thiết bị chứa nƣớc hoặc các đƣờng ống dẫn nƣớc thuộc quyền kiểm soát
hoặc sở hữu của ngƣời đƣợc bảo hiểm..
- Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường ống
dẫn nước: loại trừ
+ Thiệt hại do nƣớc thốt ra, rị rỉ từ hệ thống Sprinkler đƣợc lắp đặt tự

động.
+ Thiệt hại tại những công trình, ngơi nhà bỏ trống hoặc khơng có ngƣời
sử dụng.
- Va chạm bởi xe cộ hay động vật.


BHCNBB:

- Bồi thƣờng cho những thiệt hại vật chất ngẫu nhiên bất ngờ không lƣờng trƣớc
đƣợc đối với Tài sản đƣợc Bảo hiểm thuộc quyền sở hữu hoặc trông nom của
Ngƣời đƣợc bảo hiểm, gây ra bởi Rủi ro Cháy và Nổ theo quy định tại Nghị định
23/2018/NĐ-CP và những Sửa đổi Bổ sung đính kèm Hợp đồng.
1.2.4.2 Loại trừ bảo hiểm


BHCNTN:

- Thiệt hại do hành động cố ý hoặc đồng loã của ngƣời đƣợc bảo hiểm gây ra.
- Những thiệt hại gây ra do:
SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

13


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

+ Gây rối, quần chúng nổi dậy, bãi công, sa thải công nhân trừ khi rủi ro đó
đƣợc ghi nhận là đƣợc bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm, nhƣng chỉ với

phạm vi bảo hiểm đã quy định tại rủi ro đó.
+ Chiến tranh, xâm lƣợc, hành

động

thù địch, hành động khiêu khích, quân

sự hoặc hiếu chiến của nƣớc ngồi (dù có tun chiến hay không), nội chiến.
+ Những hành động khủng bố.
+ Binh biến, dấy binh, bạo loạn, khởi nghĩa, cách mạng, bạo động, đảo
chính, lực lƣợng quân sự, tiếm quyền, thiết quân luật, phong toả, giới nghiêm
hoặc những biến cố và nguyên nhân dẫn đến việc tuyên bố và duy trì tình trạng
khẩn cấp hoặc giới nghiêm.
- Những thiệt hại xảy ra đối với bất kì tài sản nào, hoặc bất kì tổn thất hoặc chi
phí nào bắt nguồn từ hoặc phát sinh từ những thiệt hại đó hoặc bất kì tổn thất có
tính chất hậu quả nào, trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên bởi hoặc phát sinh từ:
+ Nguyên liệu vũ khí hạt nhân.
+ Phóng xạ ion hố hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hoặc từ
chất thải hạt nhân do bốc cháy nguyên liệu hạt nhân. Đối với điểm lại trừ này thì
thuật ngữ “bốc cháy” bao gồm cả quá trình phản ứng phân huỷ hạt nhân tự phát.
- Những thiệt hại xảy ra đối với bất kì máy móc, khí cụ điện hay bất kì bộ phận
nào của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, rị điện
do bất kì nguyên nhân nào (kể cả sét đánh).
- Những thiệt hại gây ra do ô nhiễm, nhiễm bẩn, ngoại trừ những thiệt hại đối
với tài sản đƣợc bảo hiểm xảy ra do:
+ Ô nhiễm, nhiễm bẩn phát sinh từ những rủi ro đƣợc bảo hiểm.
+ Bất kì rủi ro đƣợc bảo hiểm nào phát sinh từ ô nhiễm hay nhiễm bẩn
(trừ khi có những điểm loại trừ khác).
- Hàng hố nhận uỷ thác hay nhận bảo quản; vàng bạc và đá quý, tiền (tiền giấy
hay tiền kim loại), séc, thƣ bảo lãnh, tín phiếu, tem, tài liệu, bản thảo, số sách

kinh doanh, hệ thống dữ liệu máy tính, hàng mẫu, vật mẫu, quần áo mẫu, tƣợng,

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

14


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

sơ đồ, bản vẽ hay tài liệu thiết kế, chất nổ, trừ khi đƣợc xác định cụ thể là chúng
đƣợc bảo hiểm theo đơn bảo hiểm.
- Thiệt hại xảy ra đối với những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, đƣợc
bảo hiểm hay lẽ ra đƣợc bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại
vƣợt quá số tiền đƣợc bồi thƣờng hay lẽ ra đƣợc bồi thƣờng theo đơn bảo hiểm
hàng hải nếu nhƣ đơn bảo hiểm này chƣa có hiệu lực.
- Những thiệt hại mang tính chất hậu quả dƣới bất kì hình thức nào, trừ thiệt
hại về tiền thuê nhà nếu tiền thuê nhà đƣợc xác nhận là bảo hiểm trong giấy
chứng nhận bảo hiểm.


BHCNBB:

- Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên.
- Biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.
- Đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
- Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá
trình xử lý có dùng nhiệt.
- Sét đánh trực tiếp vào tài sản đƣợc BH nhƣng không gây cháy, nổ.

- Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.
- Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do
chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt
nóng, hồ quang điện, rị điện do bất kỳ ngun nhân nào, kể cả do sét đánh.
- Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của ngƣời đƣợc bảo hiểm; do cố
ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp
gây ra cháy, nổ.
- Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chƣơng trình máy tính.
- Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm
sạch đồng ruộng, đất đai.


Đối tượng có thể từ chối bán BHCNBB:

1. Cơ sở chƣa đƣợc nghiệm thu về PCCC theo quy định pháp luật.

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

15


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

2. Cơ sở khơng có biên bản kiểm tra an tồn về PCCC của cơ quan Cảnh sát
PCCC hoặc biên bản kiểm tra đã quá 01 năm tính từ thời điểm lập đến
thời điểm mua bảo hiểm CNBB.
3. Cơ sở đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định
về phòng cháy và chữa cháy.

1.2.5. Số tiền bảo hiểm


BHCNTN:
Số tiền bảo hiểm (STBH) là giá trị tính thành tiền theo giá thị trƣờng của

tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm và đƣợc ghi trong Giấy chứng nhận bảo
hiểm. Số tiền bảo hiểm là yếu tố cơ bản để tính phí bảo hiểm và là cơ sở cho
việc bồi thƣờng của ngƣời bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.
STBH cũng là giới hạn bồi thƣờng tối đa của ngƣời bảo hiểm trong
trƣờng hợp tài sản đƣợc bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ. STBH do ngƣời bảo hiểm
và ngƣời tham gia bảo hiểm thỏa thuận với nhau, nhƣng phải dựa trên cơ sở
kiểm tra đối tƣợng bảo hiểm của ngƣời đƣợc bảo hiểm và các giấy tờ sổ sách
liên quan. Về nguyên tắc, ngƣời bảo hiểm chỉ chấp nhận giao kết hợp đồng bảo
hiểm với STBH tối đa bằng giá trị đối tƣợng bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế,
vẫn xuất hiện các hiện tƣợng bảo hiểm trên giá trị bên cạnh bảo hiểm đúng giá
trị và bảo hiểm dƣới giá trị.
 BHCNBB:
• STBH: Là giới hạn bồi thƣờng tối đa khi xảy ra tổn thất
• Cách xác định:
- Số tiền bảo hiểm tối thiểu: Là giá trị thị trƣờng (giá trị thực tế) của đối
tƣợng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Nếu không xác định đƣợc giá trị thị trƣờng, các bên thỏa thuận:
+ Đối với nhà, cơng trình, máy móc thiết bị: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính
thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời
điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

16



Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

+ Đối với hàng hóa, vật tƣ: Số tiển bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài
sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.
1) Bảo hiểm theo giá thực tế (không áp dụng điều khoản thay thế mới)
GTTHBH= GTTHTT x (STBH/ GTTSTT)
Trong đó:
- GTTHBH : Giá trị thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm
- GTTHTT : Giá trị thiệt hại thực tế tại thời điểm xảy ra tổn thất
- STBH

: Số tiền bảo hiểm

- GTTSTT : Giá trị tài sản tại thời điểm xẩy ra tổn thất
2) Bảo hiểm theo giá trị thay thế mới (áp dụng điều khoản thay thế mới)
GTTHBH = GTTHTTM x (STBH/GTTSTTM)
- GTTHBH : Giá trị thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm
- GTTHTTM : Giá trị thiệt hại thay thế mới
- STBH

: Số tiền bảo hiểm

- GTTSTTM : Giá trị tài sản thay thế mới
1.2.6. Phí bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm
 BHCNTN:
- Phí bảo hiểm: là số tiền mà ngƣời tham gia bảo hiểm nộp cho cơ quan

bảo hiểm để bảo hiểm cho những rủi ro mà họ tham gia, và đƣợc tính theo tỷ lệ
phí và số tiền bảo hiểm. Tỷ lệ phí quy định riêng cho từng loại rủi ro (A, B, C,
…).
Có thể nói, phí bảo hiểm chính là giá cả dịch vụ bảo hiểm. Do vậy, việc
tính tốn mức phí phù hợp với yêu cầu khách hàng, vừa đảm bảo hoạt động kinh
doanh có lãi khơng đơn giản, và trƣớc khi đƣa ra mức phí, ngƣời bảo hiểm
thƣờng dựa trên những khoa học thực tiễn và trên cơ sở nguồn số liệu thống kê
của từng công ty bảo hiểm, cơ sở của các cơng ty bảo hiểm lớn có nhiều kinh
nghiệm và cần cân nhắc kỹ các yếu tố ảnh hƣởng tới tỷ lệ phí. Đối với những rủi
ro cơ bản trong đơn bảo hiểm tiêu chuẩn (gồm hỏa hoạn, sét, nổ nồi hơi và hơi
đốt phục vụ sinh hoạt), tùy theo từng loại tài sản thì việc định phí dựa trên các
yếu tố sau:

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

17


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

+ Ngành nghề kinh doanh chính của ngƣời đƣợc bảo hiểm khi sử dụng
những tài sản đƣợc bảo hiểm vào kinh doanh.
+ Vị trí địa lý của tài sản.
+ Độ bề vững và kết cấu của nhà xƣởng, vật kiến trúc.
+Yếu tố sử dụng điện trong khu vực có tài sản đƣợc bảo hiểm.
+ Tính chất của hàng hố vật tƣ và cách sắp xếp bảo quản trong kho.
+ Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và đội ngũ tuần tra phòng chống
cháy của ngƣời đƣợc bảo hiểm.

- Thời hạn bảo hiểm: Tuỳ theo yêu cầu của ngƣời đƣợc bảo hiểm và công
ty bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn. Sau khi kết thúc
thời hạn bảo hiểm, ngƣời đƣợc bảo hiểm có thể đóng phí tiếp và yêu cầu tái tục
bảo hiểm. Hiệu lực bảo hiểm đƣợc ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
 BHCNBB:
• STBH tại một địa điểm < 1.000 tỷ đồng.
- Tỷ lệ phí: Theo Mục I Phụ lục II Nghị định 23/2018/NĐ-CP ngày
23/02/2018 của Chính Phủ ban hành quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt
buộc, khơng đƣợc giảm, có thể tăng phí căn cứ vào rủi ro đƣợc bảo hiểm.
- Mức khấu trừ: Tuân thủ Mục II Phụ lục II Nghị định 23
Tối đa

+ Loại A (Nhóm rủi ro thấp): 1% STBH
+ Loại B (Nhóm rủi ro cao): 10% STBH

Tối thiểu :
Số tiền bảo hiểm

Mức khấu trừ bảo hiểm

Đến 2 tỷ đồng

4 triệu đồng

Trên 2 tỷ đến 10 tỷ đồng

10 triệu đồng

Trên 10 tỷ đến 50 tỷ đồng


20 triệu đồng

Trên 50 tỷ đến 100 tỷ đồng

40 triệu đồng

Trên 100 tỷ đến 200 tỷ đồng

60 triệu đồng

Trên 200 tỷ đông

100 triệu đồng

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

18


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện tài chính

• STBH tại một địa điểm ≥ 1.000 tỷ đồng và cơ sở hạt nhân: Các bên chủ
động đàm phán TLP, MKT
1.2.7. Quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ
- Công tác khai thác: Cũng giống nhƣ phần lớn các nghiệp vụ bảo hiểm
khác, khai thác là công việc đầu tiên và có ý nghĩa quyết định đến sự thành cơng
hay thất bại của hoạt động kinh doanh nghiệp vụ. Mục đích của công việc này
thực chất là tuyên truyền, quảng cáo về sản phẩm nghiệp vụ, đƣa những thông

tin cần thiết quan trọng về sản phẩm đến với đối tƣợng và vận động, thuyết phục
họ tham gia. Khách hàng sẽ không thể đồng ý mua bảo hiểm nếu nhƣ họ không
hiểu biết đƣợc đầy đủ về sản phẩm và những lợi ích của mình khi tham gia bảo
hiểm. Vì thế nên đây là bƣớc rất quan trọng, đặc biệt là với một nghiệp vụ còn
chƣa đƣợc phổ biến nhƣ bảo hiểm cháy nổ.
Công ty PTI Hà Thành đã tạo đƣợc nhiều mối quan hệ tốt đẹp và luôn kết
hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành có liên quan nhƣ: cảnh sát phịng cháy
chữa cháy, đài truyền thành, truyền hình, báo chí, các Bộ, các Ngành để tuyên
truyền về ý nghĩa, tác dụng của bảo hiểm cháy nổ đối với đời sống và hoạt động
sản xuất kinh doanh. Qua đó để thuyết phục các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
tham gia loại hình bảo hiểm này.
Đồng thời với cơng tác tuyên truyền qua các phƣơng tiện thông tin đại
chúng, công ty cịn trực tiếp chủ động cử cán bộ có chun mơn đến từng cơ sở
xí nghiệp, đơn vị kinh doanh để giới thiệu, giải đáp thắc mắc, vận động mua bảo
hiểm, chỉ cho khách hàng thấy đƣợc những rủi ro cháy nổ mà họ có thể gặp phải
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những lợi ích mà họ có đƣợc khi tham gia
bảo hiểm, tạo nên lịng tin và hiểu biết đúng đắn về sự cần thiết của bảo hiểm
cháy nổ đối với khách hàng.
- Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất: Đề phòng, hạn chế tổn thất là những việc
mà công ty bảo hiểm phối hợp với khách hàng hay các cơ quan, ban, ngành có
chức năng nhằm ngăn chặn, đề phòng cháy nổ xảy ra hoặc trƣờng hợp xảy ra
cháy nổ thì có thể hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất có thể.

SV: Lê Ngọc Trâm _ CQ54/03.02

19


×