ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------ ------
ĐỖ VĂN NHẬT
Tên đề tài :
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ ÁP DỤNG KỸ
THUẬT TIẾN BỘ TRONG SẢN XUẤT CÂY BẮP CẢI (KYEBETSU)
TẠI TRANG TRẠI TAKUJI SEKI, LÀNG KAWAKAMI, TỈNH
NAGANO, NHẬT BẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Ngành
: Khoa học cây trồng
Khoa
: Nơng học
Khóa học
: 2016 – 2020
Thái Nguyên, năm 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------ ------
ĐỖ VĂN NHẬT
Tên đề tài :
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ ÁP DỤNG KỸ
THUẬT TIẾN BỘ TRONG SẢN XUẤT CÂY BẮP CẢI (KYEBETSU)
TẠI TRANG TRẠI TAKUJI SEKI, LÀNG KAWAKAMI, TỈNH
NAGANO, NHẬT BẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Ngành
: Khoa học cây trồng
Lớp
: K48 - Trồng trọt - N02
Khoa
: Nơng học
Khóa học
: 2016 – 2020
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Hoàng Kim Diệu
Thái Nguyên, năm 2020
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài
báo cáo thực tập tốt nghiệp với tên đề tài: "Tìm hiểu tình hình sản xuất và
kết quả áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất cây bắp cải (Kyebetsu) tại
trang trại Takuji Seki, làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản".
Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
TS. Hồng Kim Diệu giảng viên Khoa Nơng Học, giáo viên hướng dẫn
em trong quá trình thực tập đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình
làm khóa luận.
Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, trung tâm đào tạo và phát triển quốc tế ITC đã tạo cơ hội và điều
kiện để em đi thực tập tại Nhật Bản. Cho phép em gửi lời cảm ơn chân
thành tới gia đình ơng Takuji Seki chủ trang trại đã giúp đỡ em hồn
thành cơng việc và cung cấp thơng tin, kiến thức để hồn thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cơ trong
khoa Nơng Học trường Đại Học Nơng Lâm Thái Ngun.
Do kiến thức cịn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài em đã
gặp khơng ít những khó khăn, do vậy mà đề tài khơng tránh khỏi những
thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ...tháng .... năm 2020
Sinh viên
ĐỖ VĂN NHẬT
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất rau bắp cải trên Thế giới và một số nước giai
đoạn 2015-2018 ............................................................................... 7
Bảng 2.2: Giá trị xuất nhập khẩu các giống rau bắp cải trên Thế giới (20142017) .............................................................................................. 10
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất rau bắp cải tại Việt Nam (2015-2018) ............. 14
Bảng 4.1: Điều kiện cơ sở vật chất của trang trại ........................................... 26
Bảng 4.2: Tình hình sản xuất của một số cây trồng chính của trang trại Takuji
Seki trong 3 năm gần đây............................................................... 28
Bảng 4.3: Tình hình sản xuất bắp cải tại trang trại Takuji Seki giai đoạn 20172019 ................................................................................................ 29
Bảng 4.4: Tình hình tiêu thụ bắp cải tại trang trại Takuji Seki....................... 30
Bảng 4.5: Quy chuẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn thực phẩm
của Nhật Bản ................................................................................. 38
Bảng 4.6: Thuốc bảo vệ thực vật trang trại sử dụng hiện nay ....................... 39
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sản lượng sản xuất rau của các Châu lục trên Thế giới năm 20142018 .................................................................................................. 9
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
Phần 1 PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết.............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1. Đặc điểm và yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của cây bắp cải ..................... 3
2.1.1. Đặc điểm của cây bắp cải ........................................................................ 3
2.1.2. Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây bắp cải ................................... 4
2.1.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ ............................................................................. 4
2.1.2.2. Ánh sáng .............................................................................................. 4
2.1.2.3. Nước ..................................................................................................... 5
2.1.2.4. Đất và chất dinh dưỡng ........................................................................ 5
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp cải trên thế giới và Việt Nam ............. 6
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp cải trên Thế giới .............................. 6
2.2.1.1. Tình hình sản xuất rau bắp cải trên Thế giới....................................... 6
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ rau bắp cải trên Thế giới ........................................ 9
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp cải tại Nhật Bản ............................. 12
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp cải tại Việt Nam............................. 12
2.2.3.1. Tình hình sản xuất rau bắp cải tại Việt Nam ..................................... 12
2.2.3.2. Tình hình tiêu thụ rau bắp cải ở Việt Nam ........................................ 15
2.2.4. Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ bắp cải tại Việt Nam . 16
iv
2.3. Những kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất kinh doanh bắp
cải trên Thế giới và ở Việt Nam ...................................................................... 17
2.3.1. Những kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất kinh doanh bắp
cải trên Thế giới .............................................................................................. 17
2.3.2. Những kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất kinh doanh ở
Việt Nam ......................................................................................................... 18
2.3.3. Một số nghiên cứu về giống rau bắp cải ở việt nam ............................. 20
2.4. Vài nét về trang trại và tình hình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong trồng
trọt tại trang trại Takuji Seki ........................................................................... 22
Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.......................... 23
3.1. Địa điểm, thời gian thực tập ..................................................................... 23
3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................... 23
3.3. Phương pháp thực hiện............................................................................. 23
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 24
4.1. Hiện trạng sản xuất kinh doanh của trang trại Takuji Seki ...................... 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của làng Kawakami và trang trại Takuji Seki ........ 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của làng Kawakami ..................................... 24
4.1.3. Hiện trạng sản xuất, kinh doanh trồng trọt của trang trại gia đình Takuji
Seki .................................................................................................................. 25
4.2. Hiện trạng sản xuất, kinh doanh rau bắp cải của trang trại Takuji Seki ........ 29
4.3. Tình hình áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong trồng bắp cải tại
trang trại Takuji Seki ....................................................................................... 31
4.3.1. Mùa vụ trồng ......................................................................................... 31
4.3.2. Kỹ thuật nhân giống cây bắp cải ........................................................... 32
4.3.2.1. Giá thể nhân giống ............................................................................. 32
4.3.2.2. Kỹ thuật sản xuất cây con .................................................................. 32
4.3.3. Kỹ thuật làm đất, lên luống, phủ nilon.................................................. 34
v
4.3.4. Kỹ thuật trồng ....................................................................................... 35
4.3.5. Chăm sóc và quản lý cây trồng ............................................................. 36
4.3.6. Kỹ thuật thu hoạch và vận chuyển rau .................................................. 39
4.3.7. Thu dọn sau thu hoạch .......................................................................... 41
4.3.8 Phân tích thuận lợi, khó khăn và định hướng trong việc áp dụng kỹ thuật
tiến bộ tại trang trại ......................................................................................... 42
4.3.8.1. Những thuận lợi trong việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ tại trang trại
takuji Seki ........................................................................................................ 42
4.3.8.2. Những khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ở trang
trại Takuji Seki ................................................................................................ 42
4.3.8.3. Định hướng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở
trang trại gia đình Takuji Seki......................................................................... 43
4.4. Bài học kinh nghiệm trong quá trình đi thực tập tại trang trại Takuji Seki. ..... 43
4.4.1. Những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu được trong quá
trình thực tập tại trang trại gia đình Takuji Seki ............................................. 44
4.4.2. Điểm mạnh của bản thân ....................................................................... 45
4.4.3. Điểm yếu của bản thân .......................................................................... 45
4.4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp của
sinh viên. ......................................................................................................... 46
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 49
5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51
PHỤ LỤC ẢNH
1
Phần 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu của con người ngày
càng tăng. Trước kia nhu cầu của con người là “ăn no mặc ấm” ngày nay là
“ăn ngon mặc đẹp”. Nhu cầu về ăn uống của con người không những ngon mà
cịn phải đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Để đáp ứng phần nào đó nhu
cầu chính đáng của con người, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu kết hợp với
người nơng dân đã khơng ngường tìm tịi, đưa ra những tiến bộ mới cho nơng
nghiệp, trong đó có những tiến bộ mới cho nghề trồng rau.
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn
hàng ngày. Người ta thường nói “cơm khơng rau như đau không thuốc” để
nhấn mạnh tầm quan trọng của rau. Rau là loại thực phẩm cung cấp các loại
dinh dưỡng thiết yếu như: vitamin, lipit, protein và các loại khoáng chất quan
trọng như canxi, photpho, sắt,...rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con
người. Rau còn cung cấp lượng lớn chất xơ, làm tăng nhu mô ruột và giúp bộ
máy tiêu hóa hoạt động tốt. Trong mâm cơm, rau quả tươi góp phần quan
trọng để tăng sức hấp dẫn của các món ăn. Vệ sinh an tồn thực phẩm đối với
các loại rau xanh đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Việc ô nhiễm vi sinh
vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau
xanh, đặc biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người
tiêu dùng.
Bắp cải là loại rau được ưa chuộng, có giá trị dinh dưỡng cao. Người
dùng có thể chế biến rất nhiều món từ bắp cải như: luộc, xào, muối chua, làm
kim chi… Các nhà y tế đánh giá rất cao về khả năng chữa bệnh của bắp cải,
sử dụng loại rau này cho người bị tim mạch, viêm dạ dày và ruột.
2
Việt Nam có điều kiện khá thuận lợi cho sản xuất cải bắp và được thị
trường ưa chuộng nên bắp cải được trồng rộng rãi. Tuy vậy năng suất vẫn còn
thấp và cũng chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng rau sạch. Việc sản xuất vẫn
theo lối truyền thống, chưa áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, các vấn đề ô nhiễm
đất, nước, các loại hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau đã ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng và cũng như người nông dân.
Trong những năm gần đây trên thế giới và trong nước đang hình thành
xu thế xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững nhằm nâng cao sản
lượng và chất lượng cây trồng, mà yêu cầu đặt ra là giảm thiểu được những
chất độc hại vào môi trường tự nhiên. Trong đó làng Kawakami của Nhật Bản
được biết đến là một ngôi làng thần kỳ. Từ một ngôi làng nghèo nàn, lạc hậu
đã trở thành vựa rau sạch, cung cấp rau sạch cho toàn nước Nhật Bản như : xà
lách cuộn, xà lách tía, bắp cải, củ cải... Sản xuất rau theo quy trình, kỹ thuật
tại làng Kawakami được coi là biện pháp và hướng đi mới cho nền sản xuất
rau sạch nói chung và cây rau bắp cải nói riêng.
1.2. Mục tiêu
Đánh giá hiện trạng sản xuất của trang trại và ứng dụng kỹ thuật trong
sản xuất cây bắp cải tại trang trại Takuji Seki.
Nắm bắt được các quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc, xác định
thuận lợi, khó khăn sản xuất rau bắp cải của trang trại Takuji Seki.
Xác định bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của việc sinh
viên đi thực tập ở các trang trại tại làng Kawakami.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm và yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của cây bắp cải
2.1.1. Đặc điểm của cây bắp cải
Bắp cải (Brassica oleracea hoặc B. Oleracea var. Capitata [3], var.
Tuba, var. Sabauda [4] hoặc var. Acephala) [5] là một thành viên của
Brassica và họ mù tạc, Brassicaceae. Một số khác loại rau họ cải (được gọi là
cole [4]) là giống của B. Oleracea, trong đó có bông cải xanh, rau xanh
collard, cải Brussels, su hào và bông cải xanh mọc mầm. Tất cả những thứ
này được phát triển từ cải hoang dã B. Oleracea var. Oleracea, cịn được gọi
là colewort hoặc cải bắp. Lồi này ban đầu đã phát triển qua hàng ngàn năm
so với những gì được thấy ngày nay, do sự chọn lọc dẫn đến các giống cây
trồng có đặc điểm khác nhau, chẳng hạn như đầu lớn cho bắp cải, lá lớn cho
cải xoăn và thân cây dày với nụ hoa cho bông cải xanh [18].
Cây bắp cải là loại cây hai lá mầm. Những chiếc lá đầu tiên được tạo ra
từ lá hình trứng với cuống lá có thùy. Cây cao 40-60cm, trong năm đầu tiên ở
giai đoạn sinh trưởng, phát triển cây cao 1,5-2m khi cây ra hoa vào năm thứ 2
[7]. Bắp cải nặng trung bình từ 0,5-4kg, với các giống phát triển nhanh,
trưởng thành sớm tạo ra bắp nhỏ hơn [8]. Hầu hết các giống cải bắp đều có lá
dày, xen kẽ, có mép lá lượn sóng. Cây có hệ thống rễ tơ và ăn nông [6].
Khoảng 90% khối lượng rễ nằm ở độ sâu 20-30cm so với mặt đất, một số rễ
có thể ăn sâu đến 2m [7].
Hoa bắp cải có thể dài từ 50-100cm [7], có thể hoa màu trắng hoặc
vàng. Mỗi hoa có 4 cánh xếp thành một hình vng, 4 cánh hoa là 4 góc của
hình vng, 6 nhị hoa [18].
Cải bắp có chỉ số diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng có
bộ rễ chùm phát triển nên chịu hạn và chịu nước hơn su hào và súp lơ.
4
Cải bắp ngồi là món ăn ngon ra cịn có tác dụng phòng được nhiều
bệnh như: bệnh ung thư vú ở phụ nữ, nước cải bắp tươi chữa bệnh loét da.
2.1.2. Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây bắp cải
2.1.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Cây bắp cải có nguồn gốc từ ơn đới, trong q trình sinh trưởng và
phát triển chúng ưa khí hậu mát mẻ, ơn hịa, là cây chịu rét khá và có khả
năng chịu nhiệt khơng cao. Cây bắp cải có thể sinh trưởng và phát triển ở
nhiệt độ 15-200C. Hạt của bắp cải có thể nảy mầm ở nhiệt độ -50C nhưng với
tốc độ chậm.
Nhiệt độ tác động lên cây bằng nhiều cách: bằng số lượng, trị số nhiệt
độ, bằng biến động trị số nhiệt, bằng tần suất xuất hiện các trị số nhiệt, bằng
sự chênh lệch nhiệt độ theo thời gian.
Nhiệt độ là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sinh
trưởng và phát triển của cây bắp cải. Từ miền nhiệt độ thích hợp đi về 2 phía
cao hơn hoặc thấp hơn sẽ hình thành các miền nhiệt độ thích hợp, gây hại và
gây chết cây.
Nhiệt độ thích hợp cây con sinh trưởng từ 16-180C, thời kỳ trải lá 18200C, thời kỳ cuốn bắp là 17-180C. Nhiệt độ cao trên 280C ảnh hưởng đến
quá trình trao đổi chất trong cây và chất lượng bắp cải khi thu hoạch.
2.1.2.2. Ánh sáng
Cây bắp cải ưa ánh sáng ngày dài, mức độ mẫn cảm phụ thuộc vào đặc
tính của giống. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển cây bắp cải yêu
cầu thời gian chiếu sáng dài, cường độ ánh sáng trung bình.
Ánh sáng là yếu tố cần thiết đối với sản xuất bắp cải vì ánh sáng quyết
định đến 95% năng suất cây trồng.
5
Thành phần ánh sáng cũng ảnh hưởng đến phẩm chất cải bắp: ánh sáng
chứa nhiều tia tím làm tăng hàm lượng vitamin C trong rau, ánh sáng đỏ kích
thích sự vương dài của lóng.
Thời kỳ trải lá, hình thành bắp cây rất mẫn cảm với ánh sáng, cây
quang hợp mạnh ở cường độ ánh sáng 20.000-22.000lux.
2.1.2.3. Nước
Nước là nguyên nhân hạn chế lớn nhất đến năng suất và chất lượng cải
bắp. Cải bắp ln cần nước trong suốt q trình sinh trưởng và phát triển.
Thiếu nước ảnh hưởng đến phẩm chất của rau, cải bắp nhiều sơ, già nhanh,
đắng, ăn khơng ngon, cứng, chóng hóa gỗ. Nếu thừa nước ảnh hưởng đến
phẩm chất của bắp: lượng muối, đường hòa tan giảm, nhạt, mơ bào mềm yếu,
ít chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh.
2.1.2.4. Đất và chất dinh dưỡng
Cây bắp cải có khả năng thích nghi với nhiều loại đất. Nhưng loại đất thích
hợp nhất để trồng bắp cải là đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, giàu
chất dinh dưỡng, đủ ẩm, tưới tiêu tốt, độ pH từ 6-7,5, thích hợp nhất là pH 6-7.
Chất dinh dưỡng của cây cải bắp phản ứng tốt trên nền phân hữu cơ và
phân khoáng NPK.
Nitơ (N) là thành phần quan trọng của chất diệp lục, có tác dụng làm
tăng số lá, diện tích lá, tăng tỷ lệ cuốn bắp, tăng khối lượng bắp. Do đó (N) là
yếu tố có tác dụng quyết định đến năng suất và chất lượng bắp cải. Nhưng
nếu thừa hoặc thiếu đạm đều ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng, sinh
dưỡng của cây.
Thiếu đạm cây sinh trưởng chậm, thân lá còi cọc, tán cây nhỏ bé, số lá
giảm nghiêm trọng, thời gian cuốn kéo dài do đó dẫn đến năng suất và chất
lượng giảm.
6
Đạm dư làm cho thân lá non mềm, lá mỏng, cuốn chậm, giảm khả
năng chống chịu sâu bệnh, khó vận chuyển và bảo quản, dư lượng nitrat
trong bắp cao.
Lân (P) là nguyên tố cây cần trong thời kỳ cây con. Làm thúc đẩy sự
sinh trưởng của cây. Trải lá sớm, tăng tỉ lệ cuốn bắp, chín sớm, rút ngắn thời
gian sinh trưởng của cây.
Kali (K) có tác dụng làm tăng khả năng quan hợp của cây, tăng cường
quá trình trao đổi chất và vận chuyển vật chất trong cây. Kali còn làm tăng
khả năng chống chịu sâu bệnh hại, làm tăng độ chặt bắp từ đó giúp bắp cải
được vận chuyển và bảo quản tốt.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp cải trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp cải trên Thế giới
2.2.1.1. Tình hình sản xuất rau bắp cải trên Thế giới
Việc sản xuất và tiêu thụ nông sản đa dạng theo vị trí địa lý. Cùng
với khí hậu và hệ thực vật tương ứng, kinh tế của một quốc gia cũng ảnh
hưởng đến mức độ sản lượng nông nghiệp. Việc sản xuất của một số sản
phẩm tập trung cao ở một số quốc gia trong khi một số sản phẩm khác được
sản xuất rộng rãi. Sản phẩm được sản xuất rộng rãi hơn thường hay có sự
thay đổi về quốc gia đứng đầu.
7
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất rau bắp cải trên Thế giới và một số nước
giai đoạn 2015-2018
Tên nước
Thế
Trung
Ấn
Giới
Quốc
Độ
2015 242,1
97,3
38,6 11,1
3,2
6,7
3,4
Diện tích
2016 242,1
(nghìn ha)
98,1
39,4
7,7
3,2
6,6
3,5
2017 243,6
98,3
39,5
7,5
3,9
6,5
3,5
2018 241,2
98,3
40,2
7,3
3,6
6,4
3,5
2015
28,9
34,5
22,2 32,3
72,9
24,4
42,3
Năng suất
2016
28,8
34,2
22,3 35,0
67,3
25,0
41,8
(tấn/ha)
2017
28,9
34,3
22,3 35,6
69,3
25,1
41,0
2018
28,7
34,4
22,5 34,5
70,7
26,2
39,2
2015
70,1
33,6
8,6
3,6
2,3
1,6
1,4
2016
69,7
33,5
8,8
2,7
2,1
1,7
1,4
2017
70,4
33,7
8,8
2,6
2,7
1,7
1,4
2018
69,3
33,8
9,0
2,5
2,5
1,7
1,4
Chỉ tiêu
Sản lượng
(triệu tấn)
Nga
Hàn
Quốc
Ucraina
Nhật
Bản
(Nguồn: FAO Stat Database Results, 2020 ) [19]
Qua bảng 2.1 cho ta thấy diện tích trồng cây bắp cải của thế giới có
biến động qua các năm, cụ thể năm 2015 và năm 2016 diện tích đạt 242,1
nghìn ha, đến năm 2017 tăng nhẹ đạt 243,6 nghìn ha. Nhưng đến năm 2018
thì diện tích lại giảm 2,4 nghìn ha so với năm 2017, chỉ đạt 241,2 nghìn ha.
Tuy diện tích của thế giớ có biến động qua các năm nhưng với Trung Quốc
thì diện tích tăng nhẹ qua các năm. Năm 2015 chỉ đạt 97,3 nghìn ha, nhưng
đến 2018 đạt 98,3 nghìn ha chiếm khoảng 40% diện tích trồng bắp cải trên
8
Thế giới. Ấn Độ cũng có diện tích trồng bắp cải tăng qua các năm, năm 2014
đạt 38,6 nghìn ha đến năm 2018 đạt 40,2 nghìn ha tăng 1,6 nghìn ha và diện
tích của Ấn Độ chiếm khoảng 16% diện tích trồng bắp cải trên Thế giới. Diện
tích nước Nga giảm mạnh qua các năm, năm 2015 có diện tích 11,1 nghìn ha
đến 2016 giảm mạnh xuống cịn 7,7 nghìn ha và đến năm 2018 cịn 7,3 nghìn
ha. Với Nhật Bản diện tích ln ổn định từ năm 2016 đạt 3,5 nghìn ha.
Năng suất bắp cải trên Thế giới ln ổn định qua các năm luôn đạt ở
ngưỡng 28,8 tấn/ha. Với Hàn Quốc tuy diện tích trồng bắp cải của họ chỉ ở
ngưỡng 3,5 nghìn ha vào năm 2018 nhưng năng suất của họ rất cao, đạt 70,7
tấn/ha, gấp 2,5 lần so với Thế giới. Nhật Bản cũng là một trong những nước
có năng suất cao trong sản xuất rau bắp cải, nhưng có xu hướng giảm nhẹ qua
các năm. Cụ thể năm 2015 đạt 42,3 tấn/ha nhưng đến năm 2018 giảm xuống
còn 39,2 tấn/ha tuy nhiên so với thế giới thì gấp 1,3 lần so với Thế giới. Với
Trung Quốc tuy có diện tích sản xuất lớn nhưng năng suất thấp hơn so với
Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng so với thế giới Trung Quốc vẫn ở mức cao. Cụ
thể năm 2015 năng suất Trung Qốc đạt 34,5 tấn/ ha, đến năm 2018 đạt 34,4
tấn/ha vẫn luôn ổn định qua các năm. Trong khi đó Ấn Độ có năng suất thấp
chỉ ở mức 22,2 tấn/ha năm 2015 đến 2018 đạt 22,5 tấn/ha có tăng nhẹ nhưng
so với Thế giới thấp hơn 4,2 tấn/ha. Cùng với đó là Ucraina cũng chỉ đạt năng
suất 24,4 tấn/ha năm 2015 đến 2018 tăng lên 26,2 tấn/ha, vẫn thấp hơn
khoảng 2,5 tấn/ha năm 2018 so với Thế Giới.
Về sản lượng bắp cải trên Thế giới năm 2015 và năm 2017 ở mức
khoảng 70,3 triệu tấn nhưng hai năm 2016 và năm 2018 chỉ đạt 69,5 triệu tấn
qua đó cho thấy sản lượng qua các năm tương đối ổn định và có biến động
nhẹ qua các năm một phần do diện tích có phần thay đổi. Với Trung Quốc thì
sản lượng qua các năm tăng nhẹ, cụ thể năm 2015 ở mức 33,6 triệu đến năm
2018 đạt 33,8 triệu tấn, bình quân mỗi năm tăng 0,1 triệu tấn. Tiếp đó là Ấn
9
Độ tuy năng suất tương đối thấp nhưng sản lượng vẫn ở mức cao. Năm 2015
đạt 8,6 triệu tấn đến năm 2018 tăng lên 9,0 triệu tấn. Nhật Bản là nước có sản
lượng tương đối thấp và ít có sự biến động đạt 1,4 triệu tấn qua các năm.
Hình 2.1: Sản lượng sản xuất rau của các Châu lục trên Thế giới năm
2014-2018
(Nguồn: FAO Stat Database Results, 2020) [24]
Qua hình 2.1 ta thấy sản lượng sản xuất rau bắp cải ở Châu Á là lớn
nhất chiếm 85,8% tổng sản lượng rau bắp cải của Thế giới. Ngay sau đó là
Châu Âu chiếm 4,6% về sản lượng. Châu Đại Dương có sản lượng sản xuất
nhỏ nhất chỉ chiếm 0,2% về sản lượng sản xuất rau bắp cải và các loại rau
cùng loại của thế giới.
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ rau bắp cải trên Thế giới
Bắp cải có những loại được bán ngay sau khi thu hoạch và có những
loại được lưu trữ trước khi bán. Những loại được sử dụng để chế biến, đặc
biệt là dưa cải bắp thường có tỷ lệ nước thấp hơn [9]. Bắp cải thường được
thu hoạch bằng tay và cơ học, khi thu hoạch bằng tay thường được dùng để
bán hàng trên thị trường. Trong quy mô thương mại, bắp cải được cắt tỉa, sắp
10
xếp và đóng gói trực tiếp đảm bảo hình thức và chất lượng. Bắp cải có thể
được lưu trữ lên đến 6 tháng ở nhiệt độ từ −1 đến 2°C (30 đến 36°F) với độ
ẩm 90-100%. Nếu điều kiện bảo quản ít lý tưởng hơn, bắp cải vẫn có thể tồn
tại đến 4 tháng [10].
Tiêu thụ bắp cải rất khác nhau trên khắp thế giới: Nga có mức tiêu thụ
bình quân đầu người cao nhất hàng năm ở mức 20 kg (44 lb), tiếp theo là Bỉ ở
mức 4,7 kg (10 lb) và Hà Lan ở mức 4,0 kg (8 lb). Người Mỹ tiêu thụ 3,9 kg
(8,6 lb) hàng năm trên đầu người [11], [12].
Bảng 2.2: Giá trị xuất nhập khẩu các giống rau bắp cải trên Thế giới
(2014-2017)
Chỉ số
Sản lượng
Giá trị
Sản lượng
Giá trị
xuất khẩu
xuất khẩu
nhập khẩu
nhập khẩu
Năm
(triệu tấn)
(1000 US$)
(triệu tấn)
(1000 US$)
2014
2,5
1.480.483
2,9
1.813.712
2015
2,4
1.514.101
3,02
1.930.710
2016
2,3
1.559.294
3,0
2.000.224
2017
2,5
1.660.395
3,0
2.059.556
(Nguồn: FAO Stat Database Results, 2020)[23].
Qua bảng 2.2 ta thấy sản lượng xuất khẩu rau bắp cải không ổn định, cụ
thể năm 2014 đạt 2,5 triệu tấn nhưng đến năm 2015 sản lượng xuất khẩu chỉ
đạt 2,4 triệu tấn và đến năm 2016 chỉ đạt được 2,3 triệu tấn giảm 0,2 triệu tấn
so với năm 2014 và rồi đến năm 2017 đã tăng lên 2,5 triệu tấn bằng với năm
2014. Tuy sản lượng không ổn định qua các năm nhưng về giá trị xuất khẩu
luôn ổn định và tăng qua các năm. Cụ thể năm 2014 đạt 1,4 tỷ đô la đến năm
2015 và 2016 đạt 1,5 tỷ đô là và đến năm 2017 đạt 1,6 tỷ đô la.
Về sản lượng nhập khẩu bắp cải qua các năm tương đối ổn định, cụ thể
năm 2014 đạt 2,9 triệu tấn, từ năm 2015 trở đi sản lượng nhập khẩu vẫn luôn
11
ổn định ở mức 3,0 triệu tấn. Về giá trị nhập khẩu bắp cải luôn tăng dần qua
các năm. Năm 2014 giá trị nhập khẩu đạt 1,8 tỷ đô la, năm 2015 tăng lên 1,9
tỷ đô la và đến năm 2016 và 2017 tăng lên đến 2,0 tỷ đô la.
Doanh thu thị trường rau quả toàn cầu lên tới 1.249,8 tỷ đô la trong
năm 2018, tăng 2,4% so với năm 2017. Con số này phản ánh tổng doanh thu
của nhà sản xuất và nhà nhập khẩu (không bao gồm chi phí hậu cần, chi phí
tiếp thị bán lẻ và lợi nhuận của nhà bán lẻ, sẽ được bao gồm trong giá tiêu
dùng cuối cùng). Giá trị thị trường tăng với tốc độ trung bình hàng năm là
+4,1% trong giai đoạn 2007-2018; mơ hình xu hướng cho thấy một số biến
động đáng chú ý được ghi nhận trong những năm nhất định. Tốc độ tăng
trưởng xuất hiện nhanh nhất trong năm 2010, với mức tăng 8,1% so với năm
trước. Tiêu thụ rau tồn cầu đạt đỉnh vào năm 2018 và có khả năng tiếp tục
tăng trưởng trong thời gian trước mắt [14].
Trong những năm qua nhu cầu nhập khẩu rau bình quân trên thế giới
tăng 1,8% mỗi năm. Các nước và vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu rau cao
đó là Pháp, Đức, Canada khoảng 155.000 tấn mỗi năm; Anh, Mỹ, Bỉ, Hồng
Công, Singapo khoảng 120.000 tấn mỗi năm. Một số nước có lượng rau xuất
khẩu lớn trên thế giới đó là: Trung Quốc (609.000 tấn/năm), Italia, Hà Lan
mỗi nước xuất khẩu khoảng 140.000 tấn/năm [14].
Về các nước xuất khẩu rau bắp cải trên Thế giới (2018)[23]: Trung
Quốc (850 nghìn tấn), Hà Lan (207 nghìn tấn), Mexico (143 nghìn tấn), Tây
Ban Nha (87 nghìn tấn)...
Về mặt giá trị xuất khẩu của Trung Quốc đạt 505 nghìn đơ la, Hà Lan
đạt 193 nghìn đơ la, Mexico đạt 104 nghìn đơ la...
Về các nước nhập khẩu rau bắp cải trên Thế giới (20180)[23]: Canada
(188 nghìn tấn), Đức (180 nghìn tấn), Pháp (52 nghìn tấn)... Về giá trị nhập
12
khẩu của Canada đạt 314 nghìn đơ la, Đức đạt 195 nghìn đơ la và Pháp đạt 42
nghìn đơ la.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp cải tại Nhật Bản
Rau bắp cải được mang đến Nhật Bản trồng vào cuối thời kỳ Edo, do
người Celtic ở Châu Âu lúc đó đi xâm chiếm đất mang đến để làm thực phẩm.
Nhiệt độ ơn đới rất thích hợp cho bắp cải phát triển, vì vậy rau bắp cải
được trồng ở Nhật Bản từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc Nhật Bản có tỉnh
Hokkaido trồng bắp cải diện tích lớn nhất, ở đây mùa vụ bắt đầu từ tháng 6 và
kết thúc vào tháng 11. Với tỉnh Iwate thời vụ trồng từ tháng 7 và kết thúc mùa
vụ vào tháng 10. Với các tỉnh miền Trung như tỉnh Kanagawa, quận Ibarika,
Chiba thường trồng vào giữa tháng 10 và kết thúc mùa vụ vào tháng 6 đến
tháng 7 năm sau. Nhưng riêng tỉnh Nagano và quận Gunma thường trồng vào
tháng 6 và kết thúc vào tháng 10. Với miền nam có tỉnh Kagoshima họ bắt
đầu mùa vụ vào giữa tháng 12 và kết thúc mùa vụ vào giữa tháng 6 năm sau.
Sản lượng sản xuất bắp cải của Nhật Bản đạt 1.467.000 tấn
(2018)[24], trong đó Gunma đứng đầu đạt 276.100 tấn chiếm 18,8%. Sau đó
là tỉnh Aichi đạt 245.600 tấn chiếm 16,7% và thứ 3 là tỉnh Chiba 124.900
tấn chiếm 8,5% [25].
Tình hình tiêu thụ bắp cải trung bình của Nhật Bản đạt
5,91kg/người/năm (2019). Tỉnh Kagoshima đứng đầu về tiêu thụ bắp cải đạt
8,43kg/người/năm. Sau đó là tỉnh Nagano đạt 8,25kg/người/năm và tiếp theo
đó là tỉnh Aomori đạt 8,06kg/người/năm. Xếp thấp nhất là tỉnh Wakayama đạt
4,10 kg/người/năm) [24].
Ngoài ra bắp cải của Nhật Bản được xuất khẩu sang một số nước ở
dạng tươi và bảo quản lạnh như: Trung Quốc, Đài Loan, Singapor...
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp cải tại Việt Nam
2.2.3.1. Tình hình sản xuất rau bắp cải tại Việt Nam
13
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, thành viên ban điều hành hiệp hội rau quả
Việt Nam (VinaFRUIT) cho biết, nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm rau quả
tiếp tục tăng lên khi cơ hội tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm này của nước ta
hiện nay cũng vậy. Trong hai năm qua, đã có sự kết nối chặt chẽ giữa các
doanh nghiệp xuất khẩu, nông dân và nhà sản xuất. Do đó chất lượng và thiết
kế của sản phẩm đã được cải thiện, tạo ra một nguồn sản phẩm ổn định, từ đó
làm tăng uy tín của rau Việt Nam và trái cây trên thị trường Thế giới [22].
Dự án phát triển VietGap của Metro cho nông dân cũng đã cho thấy
tiềm năng của ngành sản xuất rau quả sạch. Hiện nay, mỗi ngày hệ thống 19
trung tâm của Metro đã thu mua 35 tấn rau củ cho nông dân Lâm Đồng và các
tỉnh Miền Tây [17].
Tháng 4/2015 tập đoàn Showa Denko (Nhật Bản) đã đầu tư 1
triệu USD xây dựng nhà máy rau sạch tại tỉnh Hà Nam bằng công nghệ đèn
led công nghệ giúp rau tăng trưởng nhanh gấp 2,15 lần so với trồng bằng
ánh sáng tự nhiên. Hiện Showa Denko đã có 21 nhà máy trồng rau sạch theo
cơng nghệ đèn led tại Nhật Bản [17].
Trước đó giữa tháng 3/2015, UBND tỉnh Đồng Tháp và tập đoàn phát
triển nông thôn Hàn Quốc đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư hạ tầng
phát triển nông nghiệp, nông thôn, thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho
phát triển nông nghiệp. Dự án dự kiến được thực hiện trong 50 năm với diện
tích 28.000 ha [17].
Ngồi Đà Lạt, năm 2014, hai Công ty Always và Veggy của Nhật Bản
cũng đã đến Vĩnh Phúc đặt vấn đề phát triển dự án cung cấp rau sạch cho hệ
thống nhà hàng Nhật tại Việt Nam và xuất khẩu sang Nhật.
Ở nước ta, bắp cải là loại rau được trồng phổ biến nhất để làm thực
phẩm và chăn nuôi. Trước hết là giá trị dinh dưỡng với hàm lượng vitamin A,
C, giàu sắt và Iốt rất tốt cho cơ thể. Khí hậu của nước ta có 4 mùa rõ rệt,
14
bắp cải là cây trồng vụ đơng có thể sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện
lạnh của Miền Bắc. Ngồi ra do sự phân cắt của địa hình thì ở Sa Pa, Đà Lạt
là các vùng trồng rau lớn nước ta cũng phát triển mạnh loại cây trồng này.
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật sản xuất rau cơng nghệ
cao nên bắp cải có thể trồng quanh năm cung cấp rau cải bắp cho thị trường
cũng như tăng thu nhập cho người trồng rau, đặc biệt là trồng rau trái vụ đang
là xu hướng sản xuất hiện nay [15].
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khu vực Đồng Bằng Sông
Hồng trở thành vùng sản xuất rau lớn nhất nước, tiếp đó là khu vực Đồng
Bằng Sơng Cửu Long. Những tỉnh có năng suất đạt cao nhất là Lâm Đồng,
Đắk Lắk (Tây Nguyên), Hải Dương,Thái Bình, Hải Phịng (Đồng Bằng Sơng
Hồng), Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang (Đồng Bằng Sông Cửu Long), Tp.
Hồ Chí Minh, năng suất rau trung bình đạt trên 200 tạ/ha [15].
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất rau bắp cải tại Việt Nam (2015-2018)
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(nghìn ha)
(tấn/ha)
(triệu tấn)
2015
3,2
26,6
0,86
2016
3,4
25,9
0.89
2017
3,7
26,0
0,97
2018
3,6
23,7
0,97
(Nguồn: FAO Stat Database Results, 2020) [23]
Tình sản xuất rau bắp cải ở Việt Nam được thể hiện qua bản 2.3, qua
bản ta thấy:
Về diện tích trồng cây bắp cải vẫn ln tăng dần qua các năm. Từ 3,2
nghìn ha năm 2015 đến 2017 diện tích đạt 3,7 nghìn ha. Năm 2018 diện tích
15
có xu hướng giảm nhưng khơng đáng kể. Việc tăng diện tích qua từng năm
nhằm mục đích tăng sản lượng bắp cải cung cấp nhu cầu ngày càng lớn của
thị trường.
Năng suất trồng rau bắp cải biến động qua các năm. Năm 2015 năng
suất đạt 26,6 tấn/ha nhưng đến 2016 lại giảm 0,7 tấn/ha so với năm 2015.
Xong đến 2017 tăng nhẹ đến 2018 thì giảm mạnh giảm 2,9 tấn/ha từ 26,6
tấn/ha năm 2015 đến năm 2018 giảm xuống còn 23,7 tấn/ha. Việc giảm năng
suất do một số nguyên nhân như do thời tiết diễn biến thất thường, sâu bệnh
hại phát triển và có thể do một số nguyên nhân khác.
Tuy năng suất giảm nhưng sản lượng bắp cải sản xuất ra vẫn luôn tăng
đều qua các năm. Từ 0,86 năm 2015 qua các năm vẫn tăng đều đến năm 2017
và năm 2018 đạt 0,90 triệu tấn.
Về sản lượng bắp cải của việt nam tăng qua các năm thể hiện cụ thể
năm 2015 đạt 0,86 triệu tấn. Đến năm 2016 tăng lên 0,89 triệu tấn và đến năm
2017 và năm 2018 đạt 0,97 triệu tấn, tuy năng suất giảm nhưng do diện tích
tăng nên sản lượng sản xuất vẫn ln tăng.
2.2.3.2. Tình hình tiêu thụ rau bắp cải ở Việt Nam
Với nhu cầu tăng mạnh cùng với thói quen tiêu dùng hiện đại đang
được hình thành, Việt Nam sẽ là thị trường hấp dẫn không thua kém bất cứ
một thị trường nào trên Thế giới về thực phẩm sạch. Một số tập đoàn lớn đã
quay sang đầu tư rất mạnh cho các sản phẩm rau quả sạch như: Vingroup,
Hòa Phát, Hồng Anh Gia Lai,... Cơng ty Cổ phần rau quả thực phẩm An
Giang, cùng với việc quay về thị trường nội địa, hàng năm các sản phẩm rau
quả sạch phục vụ cho thị trường nội địa của công ty chiếm tỷ trọng đến 30%.
Các sản phẩm rau sạch và một số các loại rau khác có doanh thu từ 3 - 5 tỷ
đồng/năm trước đây đã nâng lên 50 tỷ đồng/năm [17].
16
Sản xuất rau tại Hà Nội đạt gần 600.000 tấn/năm, tương đương 1.644
tấn/ngày. Với mức tiêu dùng khoảng 1 triệu tấn hàng năm, Hà Nội phải nhập
thêm một lượng lớn rau từ các tỉnh khác. Nguồn cung bổ sung chủ yếu đến từ
các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Hổng như: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải
Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hịa Bình. Nhu cầu nhập thêm rau của Hà
Nội được dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới do tốc độ đơ thị hóa nhanh
dẫn tới thu hẹp đất cho sản xuất nông nghiệp tại thành phố Thủ Đô [17].
Đối với rau bắp cải thường được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường Miền
Bắc. Về tỷ lệ hộ tiêu thụ bắp ở hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh đạt
94%, các thành phố khác đạt 92%, thị xã đạt 90%. Tỷ lệ hộ tiêu thụ bắp cải ở
vùng đồng bằng sông hồng đạt tỷ lệ 94%, miền núi phía Bắc đạt 90%, Đơng
Nam Bộ 79%, đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên 78%, Bắc Trung
Bộ 70% và Nam Trung Bộ 47% [26].
2.2.4. Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ bắp cải tại Việt Nam
Do thực trạng sản xuất còn nhỏ lẻ, chất lượng rau không đồng đều, thiếu
kiến thức thị trường và khó khăn trong việc tiếp cận những thơng tin thị trường
cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sau thu hoạch yếu kém.
Áp dụng chưa đúng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất như: bón
phân, chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh tự phát khơng đồng đều dẫn đến hiệu quả
khơng cao
Điều kiện khí hậu khơng thuận lợi như: mưa bão, thời tiết cực đoan...
17
2.3. Những kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất kinh doanh
bắp cải trên Thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Những kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất kinh doanh
bắp cải trên Thế giới
Với tầm quan trọng của cây rau trong sản xuất nơng nghiệp và đời sống
con người, nên có rất nhiều cơ quan nghiên cứu, tạo giống và kỹ thuật sản
xuất rau. Ở Châu Á (trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á-AVRDC)
được thành lập năm 1971 đến nay. AVRDC đa nghiên cứu tạo giống và phát
triển sản xuất rau theo hướng bảo vệ môi trường. Sản xuất rau bền vững thích
hợp với hệ thống nghiên cứu nơng nghiệp quốc gia (VARDC, 2002)[1].
Chương trình của hai viện nghiên cứu và phát triển rau Châu Á bắt đầu
năm 1998 với mục tiêu:
Thu thập và cải tiến kỹ thuật trong hệ thống rau sản xuất gia đình.
Phát triển kỹ thuật phịng trừ sâu dịch hại (IPM) trên rau giảm bớt chi
phí nâng cao hiệu quả năng suất.
Nâng cao giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế xã hội của sản xuất rau.
Nâng cao hiệu quả nghiên cứu phát triển rau (VARDC, 1999) [1].
Công tác chọn tạo giống rau cải bắp cuốn ở nhiệt độ từ 160C đến 220C.
Nhiệt độ trung bình trên 220C hình thành bắp kém, cuốn khơng chặt. Bắp cải
là loại rau ưa thích khí hậu mát mẻ, khi ở nhiệt độ lớn hơn 250C ở khu vực
nhiệt đới Châu Á và á nhiệt đới trong suốt mùa nắng nóng và ẩm ướt giống
bắp cải Trung Quốc khơng thể cuốn bắp được do vậy năng suất thấp, chất
lượng kém và phát triển nhiều bệnh gây hại phổ biến. Để khắc phục những
vấn đề trên, AVRDC bắt đầu tiến hành chương trình khảo nghiệm chọn tạo
giống từ năm 1973 để cải tạo một số giống cải bắp Trung Quốc cho năng suất
chất lượng cao, chịu nhiệt tốt, kháng bệnh cao.
18
NWREC (MỸ, 2002)[1] đã giới thiệu giống cải bắp ngắn ngày 75 - 90
ngày có khả năng chịu nóng và chống chịu một số bệnh hại quan trọng, cho
năng suất cao.
2.3.2. Những kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất kinh doanh
ở Việt Nam
Ở nước ta cải bắp là loại rau phổ biến là một trong những loại rau chủ
lực được trồng ở vụ Đông Xuân do thích nghi của nó mạnh dễ trồng, sản
lượng cao, chất lượng tốt, chịu vận chuyển, nó được trồng phổ biến ở khắp
nơi. Ngồi ra có giá trị kinh tế cao. Nước ta trồng rộng rãi ở miền Bắc, Đà
Lạt, diện tích trồng cải bắp được trồng tập trung ở các thành phố lớn: Hà Nội,
Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên... Công tác chọn giống cải
bắp ở nước ta cịn gặp nhiều khó khăn do kinh phí, do điều kiện tự nhiên nên
công tác chọn tạo giống mới chỉ dừng lại ở việc tiến hành khảo nghiệm đánh
giá các giống nhập nội để đưa giống tốt vào phục vụ sản xuất.
Những nghiên cứu về sâu tơ (Plutella xylostella): sâu tơ (Plutella
xylostella) là một trong những loài sâu hại rau họ thập tự được nhiều nhà
khoa học ở các quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu, do tính chất gây
hại đối với sản xuất và tính kháng thuốc của nó.
Theo Lê Trịnh Thịnh (1996)[1] cho biết sâu tơ là loài sâu hại rất nguy
hiểm trên rau họ thập tự, sâu thuộc họ ngài đêm roctuidae, bộ cánh vẩy
lepidoptera. Sâu tơ hại tất cả các loại rau trong họ thập tự có giá trị kinh tế
như bắp cải, su hào, sup lơ, ... Chúng được coi là đối tượng sâu hại quan trọng
ở hầu hết tất cả các nước trên Thế giới, đặc biệt là các nước trong vùng Nam
và Đông Nam Châu Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin, Đài
Loan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Dẫn theo tài liệu của Nguyễn Thị Thu Hằng (2001)[1] các kết quả
nghiên cứu về đặc điểm sinh học của sâu tơ đã cho biết: Tuỳ thuộc vào điều