Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tài liệu Hoàn Thiện Hoạt Động Dự Báo Số Lượng Container Rỗng Cho Hàng Xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

----------NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG UN

HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO SỐ
LƯỢNG CONTAINER RỖNG CHO HÀNG
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY MAERSK
LINE THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG UYÊN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO SỐ LƯỢNG
CONTAINER RỖNG CHO HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG
TY MAERSK LINE THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGƠ THỊ ÁNH

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012



LỜI CAM ĐOAN
***
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu, phân tích và thực
hiện của riêng tơi. Các dữ liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
Người viết
Nguyễn Ngọc Phương Uyên


LỜI CẢM ƠN
***
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ và động viên rất nhiệt tình từ thầy cơ, gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Cô Ngô Thị Ánh - người tận tâm hướng dẫn và chỉ bảo tơi tận
tình trong suốt q trình thực hiện luận văn, chính nhờ sự hướng dẫn
của cơ mà tơi có thể hồn thành bài một cách hồn chỉnh hơn, đạt được
mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra.
Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh –
những người đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đồng nghiệp – những người đang cùng tôi làm việc tại công ty
Maersk Line Việt Nam, nhờ họ mà tơi có thể thực hiện các khảo sát cần
thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè lớp Cao
học khố 18 của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ
trợ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012

Người viết
Nguyễn Ngọc Phương Uyên


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ...................................................................................... 2
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn ....................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO ........ 5
1.1 Khái niệm dự báo và dự báo số lượng container rỗng..................... 5
1.1.1 Khái niệm dự báo ....................................................................... 5
1.1.2 Hoạt động dự báo số lượng container rỗng .................................. 7
1.2 Vai trò của hoạt động dự báo trong hoạt động của doanh nghiệp...... 9
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả và chất lượng của hoạt động dự
báo ..................................................................................................... 10
1.3.1 Hiệu quả và chất lượng của hoạt động dự báo ........................... 10
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động
dự báo ................................................................................................ 11


1.3.2.1 Nhóm yếu tố bên ngồi tổ chức .............................................. 12
1.3.2.2 Nhóm yếu tố bên trong tổ chức............................................... 14
Tóm tắt chương 1 .............................................................................. 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO SỐ
LƯỢNG CONTAINER RỖNG CHO HÀNG XUẤT KHẨU TẠI
CÔNG TY MAERSK LINE TP. HỒ CHÍ MINH .......................... 19
2.1 Giới thiệu tổng quan về Maersk Line và hoạt động của Maersk Line
tại Việt Nam....................................................................................... 19
2.2 Tình hình thực hiện hoạt động dự báo container rỗng tại Maersk
Line TP. HCM ................................................................................... 22
2.2.1 Nhiệm vụ của hoạt động dự báo container rỗng tại Maersk Line
TP.HCM ............................................................................................ 22
2.2.2 Qui trình thực hiện hoạt động dự báo container rỗng tại Maersk
Line TP.HCM .................................................................................... 23
2.2.2.1 Các bộ phận tham gia vào qui trình dự báo container rỗng ..... 24
2.2.2.2 Qui trình thực hiện hoạt động dự báo container rỗng .............. 24
2.2.3 Chất lượng hoạt động dự báo container rỗng tại Maersk Line
TP.HCM ............................................................................................ 30
2.2.3.1 Yêu cầu về chất lượng và hiệu quả của hoạt động dự báo
container rỗng của Maersk Line TP.HCM. ......................................... 30
2.2.3.2 Đánh giá chất lượng của hoạt động dự báo container rỗng của
Maersk Line TP.HCM ........................................................................ 31
2.2.3.3 Tác động của hoạt động dự báo container rỗng đối với sự hài
lòng của khách hàng tại TP.HCM ..................................................... 45


2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động dự báo
container rỗng .................................................................................... 48
2.3.1 Các yếu tố của mơi trường bên ngồi cơng ty ........................... 50
2.3.1.1 Nhu cầu của thị trường thế giới .............................................. 50
2.3.1.2 Tính mùa vụ của hàng xuất khẩu ............................................ 50
2.3.1.3 Sự hợp tác của khách hàng .................................................... 50
2.3.1.4 Thay đổi trong mùa cao điểm ................................................. 54

2.3.1.5 Năng lực của cảng, bãi container ........................................... 55
2.3.2 Các yếu tố của môi trường bên trong cơng ty ........................... 55
2.3.2.1 Qui trình dự báo ..................................................................... 55
2.3.2.2 Sự phối hợp với khách hàng ................................................... 56
2.3.2.3 Thông tin tham khảo để dự báo .............................................. 57
2.3.2.4 Việc phối hợp trong nội bộ ..................................................... 57
Tóm tắt chương 2 .............................................................................. 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO
SỐ LƯỢNG CONTAINER RỖNG CHO HÀNG XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY MAERSK LINE TP.HCM .................................... 60
3.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện hoạt động dự báo container rỗng 60
3.2 Giải pháp cho qui trình dự báo ..................................................... 61
3.2.1 Mục tiêu .................................................................................... 61
3.2.2 Phương thức tiến hành ............................................................... 62
3.2.2.1 Phân tích độ chính xác của dự báo.......................................... 62
3.2.2.2 Tiến hành dự báo .................................................................... 64
3.3 Giải pháp cho sự phối hợp với khách hàng ................................... 67
3.3.1 Mục tiêu .................................................................................... 67


3.3.2 Phương thức tiến hành ............................................................... 67
3.4 Giải pháp về container ................................................................. 68
3.4.1 Mục tiêu .................................................................................... 69
3.4.2 Phương thức tiến hành ............................................................... 70
3.4.2.1 Tìm hiểu tiêu chuẩn về container của khách hàng................... 70
3.4.2.2 Cải thiện chất lượng container rỗng cung cấp cho khách hàng 72
3.4.2.3 Xây dựng hệ thống điều phối container toàn cầu .................... 72
3.5 Giải pháp cho sự phối hợp nội bộ ................................................. 72
3.5.1 Mục tiêu .................................................................................... 72
3.5.2 Phương thức tiến hành ............................................................... 73

3.6 Giải pháp về thông tin .................................................................. 76
3.6.1 Mục tiêu .................................................................................... 76
3.6.2 Phương thức tiến hành ............................................................... 77
3.7 Giải pháp cho các yếu tố của thị trường ....................................... 78
3.7.1 Mục tiêu .................................................................................... 78
3.7.2 Phương thức tiến hành ............................................................... 78
3.8 Giải pháp duy trì và củng cố các cải tiến ...................................... 79
3.8.1 Mục tiêu .................................................................................... 79
3.8.2 Phương thức tiến hành ............................................................... 79
Tóm tắt chương 3 ............................................................................. 80
KẾT LUẬN....................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Danh sách các chuyên gia được lấy ý kiến
PHỤ LỤC 2: Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia


PHỤ LỤC 3: Bảng tổng hợp cho điểm của các chuyên gia về các
yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động dự báo số lượng
container rỗng cho hàng xuất khẩu tại công ty Maersk Line TP.
HCM
PHỤ LỤC 4: Phiếu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối
với chất lượng của hoạt động dự báo số lượng container rỗng cho
hàng xuất khẩu tại công ty Maersk Line TP. HCM
PHỤ LỤC 5: Bảng tổng hợp kết quả cho điểm của các chuyên gia
PHỤ LỤC 6: Bảng câu hỏi khảo sát ý kiến khách hàng
PHỤ LỤC 7: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến khách hàng năm
2011 và 2012


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TEU: twenty-foot equivalent units trong tiếng Anh, tức "đơn vị tương
đương 20 foot". 1 TEU tương đương với một container tiêu chuẩn 20
feets (chiếm khoảng 39m³ thể tích).
20DC: 20 feet dry standard container – container tiêu chuẩn loại 20
feet, kích thước 20’ x 8’ x 8’6”.
40DC: 40 feet dry standard container – container tiêu chuẩn loại 40
feet, kích thước 40’ x 8’ x 8’6”
40HC: 40 feet dry standard container – container tiêu chuẩn loại 40
feet, kích thước 40’ x 8’ x 9’6”
45HC: 40 feet dry standard container – container tiêu chuẩn loại 45
feet, kích thước 45’ x 8’ x 9’6”
20RF: 20 feet reefer container - container tiêu chuẩn loại 20 feet dùng
chứa hàng lạnh, kích thước 20’ x 8’ x 8’6”.
40RF : 40 feet reefer container - container tiêu chuẩn loại 40 feet dùng
chứa hàng lạnh, kích thước 40’ x 8’ x 8’6”


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Sản lượng và doanh thu của Maersk Line (2008 – 2012) .......... 21
Bảng 2.2:Bảng thống kê độ chính xác của dự báo cho container 20DC ...... 32
Bảng 2.3: Bảng thống kê độ chính xác của dự báo cho container 40DC ..... 35
Bảng 2.4: Bảng thống kê độ chính xác của dự báo cho container 40HC ..... 37
Bảng 2.5: Bảng thống kê độ chính xác của dự báo cho container 45HC ..... 39
Bảng 2.6: Bảng thống kê độ chính xác của dự báo cho container 20RF ...... 41
Bảng 2.7: Bảng thống kê độ chính xác của dự báo cho container 40HR ..... 43
Bảng 2.8: Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến khách hàng năm 2011..... 45
Bảng 2.9: Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến khách hàng năm 2012..... 46
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp kết quả cho điểm của các chuyên gia ............... 47
Bảng 3.1: Danh sách các khách hàng trọng tâm của hoạt động dự báo ....... 67



DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1: Qui trình thực hiện hoạt động dự báo ......................................... 26
Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn độ chính xác của dự báo cho container 20DC ... 33
Hình 2.3: Đồ thị biểu diễn độ chính xác của dự báo cho container 40DC ... 36
Hình 2.4: Đồ thị biểu diễn độ chính xác của dự báo cho container 40HC ... 38
Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn độ chính xác của dự báo cho container 45HC ... 40
Hình 2.6: Đồ thị biểu diễn độ chính xác của dự báo cho container 20RF .... 41
Hình 2.7: Đồ thị biểu diễn độ chính xác của dự báo cho container 40HR .. 44
Hình 3.1: Qui trình thực hiện hoạt động dự báo mới – phần 1 .................... 64
Hình 3.2: Qui trình thực hiện hoạt động dự báo mới – phần 2 .................... 65


1

MỞ ĐẦU
***
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước đang phát triển với chính sách “mở cửa”.
Giao thương với thị trường thế giới là một hoạt động quan trọng trong
công cuộc phát triển kinh tế của nước ta. Vận tải đường biển quốc tế là
một trong những cầu nối đưa hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam tiếp cận
thị trường khu vực và quốc tế, với lợi thế vị trí địa lý và bờ biển dài của
nước ta.
Nhà nước ta đã và đang dành nhiều cơ chế, chính sách để phát
triển ngành kinh tế quan trọng này, đặc biệt là thu hút sự tham gia của
các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Có thể nói, hầu hết các tên tuổi
lớn trong ngành hàng hải quốc tế đều đã có mặt tại Việt Nam, trong đó

có Maersk Line – một thương hiệu của tập đoàn AP Moller đến từ Đan
Mạch.
Maersk Line là một công ty vận tải tàu biển với qui mơ hoạt
động trên tồn cầu, chun cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa trên
các tuyến đường hàng hải quốc tế bằng container. Theo danh mục thuật
ngữ của công ty, container là thùng chứa chịu được nắng mưa dành cho
việc chuyên chở hàng hoá, thường được dùng trong các chuyến hàng
xuất khẩu ra nước ngồi. Container có thể được tách rời khỏi bộ khung
gầm xe tải khi xếp lên tàu thuỷ hay ô tô ray.

(Container is

weatherproof box designed for the shipment of freight, generally used
for overseas shipments. The container is separable from the chassis
when loaded onto vessels or rail cars).


2

Container rỗng là thành phần cơ bản trong dịch vụ công ty cung
cấp cho khách hàng trong việc vận chuyển hàng xuất khẩu từ Việt Nam
đi các nước trên thế giới và là nhân tố không thể thiếu trong hệ thống
cơ sở hạ tầng của cơng ty. Do đó, việc chuẩn bị và cung cấp container
ảnh hưởng đến nhiều mặt trong hoạt động của cơng ty, trong đó quan
trọng nhất là doanh thu, chi phí hoạt động và sự hài lòng của khách
hàng.
Trong việc chuẩn bị container rỗng, hoạt động dự báo số lượng
container đóng vai trị quan trọng nhất vì phải có dự báo mới có thể
chuẩn bị lượng container đầy đủ, kịp thời vì lợi ích của khách hàng
cũng như của cơng ty. Do đó, hoạt động dự báo số lượng container

rỗng là một “mắt xích” khơng thể thiếu trong dây chuyền hoạt động của
công ty. Chất lượng của hoạt động dự báo container rỗng là một thành
tố quan trọng trong chất lượng dịch vụ và hoạt động của công ty. Tuy
nhiên, hiện nay tại công ty Maersk Line Việt Nam nói chung và trụ sở
chính của Maersk Line tại Việt Nam đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh
(TP. HCM) nói riêng, hoạt động dự báo này chưa đạt được hiệu quả
như mong muốn vì nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan.
Xuất phát từ thực tế đó, có thể thấy rằng việc hồn thiện hoạt
động dự báo container rỗng cho hàng xuất khẩu là việc làm cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay đối với công ty Maersk Line Việt Nam. Việc
hoàn thiện hoạt động dự báo sẽ góp phần nâng cao chất lượng của hoạt
động của cơng ty nói chung, đặc biệt là chất lượng của dịch vụ cung
cấp cho khách hàng, giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động, giữ
vững và gia tăng thị phần trong một môi trường kinh doanh sôi động
với nhiều cạnh tranh gay gắt.


3

Với lý do đó, người viết đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động
dự báo số lượng container rỗng cho hàng xuất khẩu tại công ty Maersk
Line Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài cho luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Phân tích thực trạng của hoạt động dự báo số lượng container
rỗng (gọi tắt là hoạt động dự báo container rỗng) cho hàng
xuất khẩu tại Maersk Line TP. HCM, xác định được các tồn tại
và hạn chế trong hoạt động này.


-

Xác định được các nguyên nhân cụ thể gây ra bất ổn trong
hoạt động dự báo container rỗng.

-

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động dự báo số
lượng container rỗng cho hàng xuất khẩu tại Maersk Line TP.
HCM.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động dự báo số lượng container
rỗng chuẩn bị cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của
Maersk Line Việt Nam – đặc biệt là qui trình thực hiện, cách thức thu
thập và xử lý thông tin
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian, trong khuôn khổ của luận văn này, người viết tập trung
nghiên cứu hoạt động dự báo số lượng container rỗng chuẩn bị cho hoạt
động xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của Maersk Line Việt Nam diễn ra tại trụ sở chính ở TP.HCM
Về thời gian: các số liệu nghiên cứu được thu thập và các khảo sát được
tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2011 tới tháng 9 năm
2012.


4

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện thông qua các phương pháp:
- Phương pháp hệ thống và phương pháp tổng hợp để nghiên cứu

tình hình thực tế của hoạt động dự báo container rỗng của Maersk Line
tại TP.HCM và tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu và báo cáo lưu
hành nội bộ, các thông tin cập nhật trên website của công ty.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của nhóm chuyên gia
(danh sách chuyên gia: Phụ lục 1) gồm các thành viên là đại diện các
bộ phận của Maersk Line TP.HCM đang tham gia vào hoạt động dự
báo và cung cấp container rỗng phục vụ cho việc đóng hàng xuất khẩu,
nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động này cũng
như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Kết quả phân tích là nền tảng
xây dựng các giải pháp hồn thiện hoạt động dự báo của cơng ty.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động dự báo
- Chương 2: Thực trạng của hoạt động dự báo số lượng container
rỗng cho hàng xuất khẩu tại công ty Maersk Line TP. HCM
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động dự báo số lượng
container rỗng cho hàng xuất khẩu tại công ty Maersk Line TP. HCM


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO
***
1.1 Khái niệm dự báo và dự báo số lượng container rỗng
1.1.1 Khái niệm dự báo
Theo Hồ Tiến Dũng (2009, trang 81):
“Dự báo là khoa học và nghệ thuật nhằm tiên đoán những sự
kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Đây là hoạt động rất quan trọng đối với

doanh nghiệp, vì có dự báo chính xác ta mới đề ra những quyết định
sản xuất và kinh doanh hợp lý.”
Theo Từ điển Kinh doanh (trực tuyến) Business Dictionary của
công ty tư vấn WebFinance, Inc.:
Dự báo là một công cụ lập kế hoạch hỗ trợ giới quản lý trong nỗ
lực của họ nhằm đương đầu với sự bất định của tương lai, dự báo chủ
yếu dựa trên dữ liệu trong quá khứ cũng như hiện tại và sự phân tích
các xu hướng. Dự báo bắt đầu với những giả định nhất định dựa trên
kinh nghiệm, kiến thức và nhận định của các nhà quản lý.
(Forecasting is a planning tool that helps management in its
attempts to cope with the uncertainty of the future, relying mainly on
data from the past and present and analysis of trends. Forecasting starts
with certain assumptions based on the management's experience,
knowledge, and judgment)
Theo định nghĩa của công ty tư vấn ValueClick Inc. phổ biến
trên trang web Investopedia:
Dự báo là việc sử dụng các thông tin về quá khứ để xác định
phương hướng của các xu hướng trong tương lai. Các doanh nghiệp sử


6

dụng dự báo để quyết định cách thức phân bổ các nguồn lực của họ
trong khoảng thời gian sắp tới.
(Definition of 'Forecasting' : The use of historic data to
determine the direction of future trends. Forecasting is used by
companies to determine how to allocate their budgets for an upcoming
period of time.)
Khi tiến hành dự báo doanh nghiệp dựa vào các căn cứ sau (Hồ
Tiến Dũng, 2009):

Thứ nhất, căn cứ vào các yếu tố của môi trường tác động đến
doanh nghiệp để tiến hành dự báo cho phù hợp.
Thứ hai, căn cứ vào tình hình của doanh nghiệp thơng qua số liệu
thống kê của nhiều năm và những số liệu này được xử lý bằng những
cơng cụ và phương pháp tính tốn phù hợp
Thứ ba, khi tiến hành dự báo nhà quản trị còn sử dụng cả những
kinh nghiệm thực tế của họ.
Có thể phân loại dự báo theo thời gian hoặc lĩnh vực dự báo. Nếu
xét theo thời gian, có thể chia dự báo thành 3 loại như sau (Hồ Tiến
Dũng, 2009):
- Dự báo ngắn hạn: là những dự báo có thời gian ngắn, phổ biến là
những dự báo dưới 3 tháng
- Dự báo trung hạn là những dự báo có thời gian từ 3 tháng đến 3
năm.
- Dự báo dài hạn là những dự báo có thời gian từ 3 năm trở lên
(Hồ Tiến Dũng, 2009)


7

Theo lĩnh vực dự báo, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp
thường sử dụng 3 loại dự báo: dự báo kinh tế, dự báo kỹ thuật, dự báo
nhu cầu.
- Dự báo kinh tế do các cơ quan kinh tế, cơ quan nghiên cứu, cơ
quan dịch vụ thông tin, các bộ phân tư vấn trong các cơ quan nhà nước
áp dụng.
- Dự báo kỹ thuật đề cập đến mức độ phát triển khoa học kỹ thuật
trong tương lai.
- Dự báo nhu cầu về thực chất là tiên đoán doanh số của doanh
nghiệp bán ra, dự báo này được các nhà quản trị sản xuất và điều hành

quan tâm. Để tiến hành dự báo nhu cầu, doanh nghiệp cần xác định
những nhân tố tác động đến nhu cầu.
Có thể nói, dự báo có phạm vi ứng dụng đa dạng trong mọi
ngành kinh tế - xã hội và mọi doanh nghiệp với các qui mô hoạt động
khác nhau.
1.1.2 Hoạt động dự báo số lượng container rỗng
Ngành giao thông vận tải được xem là “xương sống” của nền
kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực hàng hải quốc tế là một trong
những cầu nối giao thương quan trọng gắn kết nền kinh tế trong nước
với thị trường quốc tế. Như các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác, các doanh nghiệp hàng hải quốc tế cũng vận dụng hoạt
động dự báo trong hoạt động quản trị điều hành phục vụ cho việc hồn
thành vai trị cầu nối giao thương của mình. Hoạt động dự báo được
thực hiện nhằm hỗ trợ các nhà quản lý tiên đoán xu hướng phát triển
của các nhân tố có tầm ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động của doanh
nghiệp để có sự chuẩn bị phù hợp, như: số lượng container rỗng phục


8

vụ cho hàng xuất khẩu; tải trọng, sức chứa của tàu; giá cước vận
chuyển…
Theo Vũ Mạnh Trần Hùng, 2010: Với các doanh nghiệp hoạt
động trong ngành hàng hải quốc tế sử dụng container (international
containerised shipping industry), dự báo số lượng container rỗng là
việc dự đoán và lập kế hoạch xác định số lượng container rỗng các
khách hàng là các nhà xuất khẩu cần sử dụng cho các đơn hàng xuất
khẩu thông qua các cảng biển tại các nước. Hoạt động dự báo này
thường được thực hiện tại các chi nhánh và công ty con phụ trách các
địa bàn mà từ đó hàng hóa được xuất khẩu ra nước ngồi sử dụng

container và dịch vụ hàng hải quốc tế. Dự báo lượng container rỗng
thường mang tính ngắn hạn với phạm vi thời gian dự báo dưới 3 tháng
để theo kịp các thay đổi mới nhất trong nhu cầu của khách hàng.
Mục đích của hoạt động dự báo này nhằm xác định lượng
container rỗng mà một đơn vị kinh doanh cần chuẩn bị để phục vụ nhu
cầu xuất khẩu hàng hóa của các khách hàng của mình. Phạm vi về mặt
thời gian của dự báo tùy thuộc vào khả năng và điều kiện của từng đơn
vị, đặc biệt là việc họ có thể chuẩn bị lượng container rỗng trong
khoảng thời gian bao lâu sau khi nhận được yêu cầu thông qua dự báo?
Dự báo lượng container rỗng có thể được thực hiện trên qui mơ
khu vực hay tồn cầu và ở tầm trung hạn hay dài hạn để lên kế hoạch
luân chuyển lượng container đang được đưa vào sử dụng hoặc sản xuất
container rỗng mới, phục vụ cho các kế hoạch và chiến lược kinh
doanh của các công ty đa quốc gia có phạm vi hoạt động trải dài qua
các thị trường khu vực và toàn cầu.


9

1.2 Vai trò của hoạt động dự báo trong hoạt động của doanh
nghiệp
Theo George Palmatier (2005):
Ngày nay các doanh nghiệp phấn đấu để vận hành tốt hơn và có
được lợi thế cạnh tranh. Trong q trình nỗ lực đó, càng ngày họ càng
nhận ra tác động của hoạt động dự báo đối với khả năng của một doanh
nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đồng thời quản lý
các nguồn lực của mình
Dự báo hiệu quả và chất lượng giúp nhà quản lý giải quyết vấn
đề nan giải, đó là các yêu cầu của khách hàng ngày càng khó đáp ứng
hơn trong khi các cổ đơng cũng địi hỏi cao hơn về lợi nhuận. Để giải

quyết tình thế khó khăn này, người ta trơng đợi các nhà quản lý có khả
năng phục vụ khách hàng tốt hơn mà lại tiêu tốn các nguồn lực ít hơn.
Trong mơi trường kinh doanh hiện nay tầm quan trọng của việc
dự báo có hiệu quả và chất lượng ngày càng được nâng cao. Trong các
công ty sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ: dự báo khơng chỉ đơn
thuần là việc lập kế hoạch cho các thương vụ trong tương lai, đó là yêu
cầu về một sản phẩm, dịch vụ (hay yêu cầu cho các nguồn lực để đảm
bảo việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ này). Với việc định nghĩa “dự
báo là yêu cầu về sản phẩm hay dịch vụ”, sự chính xác của dự báo trở
nên cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Dự báo
chính xác cũng trở nên hết sức cần thiết cho việc sử dụng các nguồn lực
một cách phù hợp. Ví dụ: nếu một sản phẩm được yêu cầu và dự báo
nhưng không bán được hay bán chậm, các nguồn lực đã được huy động
một cách không cần thiết. Khi một sản phẩm hay dịch vụ không được
dự báo nhưng doanh nghiệp vẫn phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng,
thông thường điều này được thực hiện với chi phí cao hơn đáng kể so


10

với mức thông thường, nghĩa là việc sử dụng các nguồn lực kém hiệu
quả.
Theo các kết quả nghiên cứu của cơng ty KPMG vào năm 2007:
Dự báo kém có tác động đặc biệt bất lợi đến hoạt động của
doanh nghiệp, khi mà sự cần thiết của dự báo được đề cao hơn bao giờ
hết: Vòng đời của sản phẩm và dịch vụ đang trở nên ngắn hơn, các đối
thủ cạnh tranh có thể xuất hiện từ bất cứ nơi nào trong thị trường toàn
cầu và mỗi doanh nghiệp phải trở nên năng động và biết nhìn xa trơng
rộng để tồn tại.
Đâu là lợi ích của việc dự báo? Thành cơng trong hoạt động kinh doanh

có mối liên hệ chặt chẽ với các thách thức của việc dự báo hiệu quả
hơn. Ví dụ: các cơng ty có khả năng dự báo chính xác nhất có mức tăng
trưởng giá cổ phiếu cao hơn, khi mức độ tin cậy của dự báo được hoàn
thiện , khả năng nắm bắt các cơ hội kinh doanh cũng tăng lên cùng với
việc gia tăng năng lực quản lý rủi ro.
Tóm lại, hoạt động dự báo và hiệu quả của nó tác động quan
trọng và lâu dài đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là việc thực
hiện các mục tiêu và chiến lược kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh
tranh để tồn tại và phát triển trong mơi trường kinh doanh tồn cầu hóa
với nhiều biến động và cơ hội ln ln song hành với khó khăn và
thách thức.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả và chất lượng của hoạt động
dự báo
1.3.1 Hiệu quả và chất lượng của hoạt động dự báo
Dự báo là một phần quan trọng trong hoạt động quản trị sản xuất
và điều hành của doanh nghiệp.


11

Do đó khái niệm chất lượng của của cơng tác dự báo trước hết
được xây dựng trên nền tảng những khái niệm tổng quát, có liên quan
tới chất lượng của dịch vụ, chất lượng của một công việc và kết quả của
nó - hơn chỉ là tập trung vào một sản phẩm tiêu dùng cụ thể.
Theo (Mask A Moon et al, 1998): Dự báo hiệu quả giúp doanh
nghiệp phục vụ khách hàng tốt hơn. Khi nhu cầu của khách hàng được
dự báo một cách chính xác, doanh nghiệp có thể đáp ứng các nhu cầu
này một cách kịp thời và hiệu quả, đem lại sự hài lòng cho các đối tác
trong chuỗi cung ứng và nhất là các khách hàng – người tiêu dùng cuối
cùng. Dự báo chính xác cịn giúp các doanh nghiệp tránh được việc bỏ

lỡ các thương vụ trong kinh doanh, không lâm vào cảnh thiếu hàng
cung ứng cho khách hàng và nhất là giữ chân khách hàng, không để họ
đến với các đối thủ cạnh tranh.
Điều quan trọng nhất: hiệu ứng của dự báo chính xác có thể lan
tỏa rất sâu rộng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hoạt động. Ví dụ:
Dự báo chính xác về nhu cầu nguyên vật liệu trong sản xuất giúp cơng
ty chuẩn bị trước với chi phí hợp lý, tránh việc phải mua vào giờ chót
với giá cao.
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của hoạt
động dự báo
Hoạt động dự báo là thành tố quan trọng trong hoạt động quản trị
sản xuất và điều hành của doanh nghiệp. Ở mức độ tổng quát, có thể
nói hiệu quả và chất lượng của hoạt động dự báo cũng chịu ảnh hưởng
bởi các yếu tố tác động đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và chúng có thể được chia
thành hai nhóm yếu tố chủ yếu, đó là nhóm yếu tố bên ngồi và nhóm
yếu tố bên trong tổ chức.


12

1.3.2.1 Nhóm yếu tố bên ngồi tổ chức
-

Nhu cầu của nền kinh tế
Ở bất cứ trình độ nào, với mục đích sử dụng gì, chất lượng sản

phẩm bao giờ cũng bị chi phối, bị ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện
và nhu cầu nhất định của nền kinh tế được thể hiện ở các mặt: nhu cầu
của thị trường, trình độ kinh tế, trình độ sản xuất…(Tạ Thị Kiều An và

cộng sự, 2010)
Sự thay đổi trong nhu cầu của nền kinh tế tác động tới tương
quan Cung – Cầu, trong đó Cung bao gồm sản lượng hàng hóa được
sản xuất trong nước cũng như xuất - nhập khẩu của các doanh nghiệp.
• Nhu cầu của thị trường trong nước: Khi nhu cầu của thị
trường trong nước đối với một mặt hàng gia tăng, các doanh nghiệp cần
tăng sản lượng để đáp ứng, hoặc nhập khẩu từ nước ngoài để tăng
nguồn cung trên thị trường.


Nhu cầu của thị trường ngồi nước: Sự tăng, giảm trong

nhu cầu của thị trường ngoài nước đối với hàng hoá xuất khẩu từ Việt
Nam tác động trực tiếp tới sản lượng hàng hóa được sản xuất để xuất
khẩu, ví dụ: trong năm 2012, tình hình suy thoái kinh tế và nợ xấu tại
Mỹ và Châu Âu khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nước – trong
đó có Việt Nam giảm sút, sản lượng của một số mặt hàng từ Việt Nam
xuất sang hai thị trường chủ lực này cũng giảm so với cùng kỳ năm
trước.
Nếu nhu cầu gia tăng ngoài tầm dự báo, độ chính xác và chất
lượng của dự báo sẽ bị sụt giảm.

-

Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất


13

Nền kinh tế Việt Nam càng phát triển thì trình độ sản xuất cũng

được tăng cường theo. Việt Nam có thể sản xuất các mặt hàng xuất
khẩu có chất lượng cao hơn và có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng
được nâng cao của các thị trường khó tính. Ví dụ: Hàng nơng sản xuất
khẩu vào thị trường Châu Âu luôn được kiểm tra nghiêm ngặt về yếu tố
biến đổi gien. Tuy nhiên, nếu trình độ sản xuất của doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam không theo kịp các đối thủ cạnh tranh, thị phần trên thị
trường thế giới sẽ bị thu hẹp. Tất cả sẽ tác động trực tiếp và lâu dài đến
sản lượng hàng xuất khẩu.
Chất lượng của hoạt động dự báo cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
mang tính vĩ mơ này.
-

Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật
Trong thời đại ngày nay, cùng với đặc điểm là khoa học kỹ thuật

trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất cứ
sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa
học – kỹ thuật, đặc biệt là sự ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật vào sản xuất. Hướng chính của việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ
hiện nay là:
• Sáng tạo ra vật liệu mới hay vật liệu thay thế
• Cải tiến thay đổi mới cơng nghệ
• Cải tiến sản phẩm cũ và chế tạo thử sản phẩm mới
(Tạ Thị Kiều An và cộng sự, 2010)
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật có thể ảnh hưởng tích cực tới
nguồn cung của một loại sản phẩm, giúp gia tăng sản lượng tốt hơn để
đáp ứng nhu cần đã được dự báo. Mặt khác, nhu cầu về một loại sản
phẩm có thể thay đổi cùng với sự tăng tiến trong công nghệ, sản phẩm
ra đời sau với những tính năng vượt trội có thể làm giảm nhu cầu đối



×