Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.11 KB, 50 trang )

Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Mục lục
Lời nói đầu.......................................................................................................3
Danh mục viết tắt............................................................................................5
Phần 1: Một số vấn đề chung về KTĐL........................................................6
1.1. Lịch sử hình thành KTĐL trên thế giới và ở Việt Nam.........................6
1.2. Bản chất và đặc trưng của KTĐL............................................................8
Phần 2: Tính chuyên nghiệp của KTĐL cơ sở lý luận và thực trạng ở Việt
Nam.................................................................................................................14
2.1. Khái niệm về tính chuyên nghiệp của KTĐL........................................14
2.1.1. Tuân thủ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp trong KTĐL...........15
2.1.2. Tuân thủ hệ thống CMKT tạo nên tính chuyên nghiệp của
KTĐL.......................................................................................................18
2.1.3 Thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán.........20
2.2. Các yếu tố duy trì tính chuyên nghiệp của KTĐL................................26
2.3. Thực trạng về tính chuyên nghiệp của KTV và các CTKT độc lập ở
Việt Nam.........................................................................................................28
2.3.1 Thực tế hoạt động của các CTKT................................................28
2.3.2 Hệ thống văn bản pháp lý.............................................................33
2.3.3 Hoạt động của VACPA và các tổ chức khác có liên quan (BTC,
VAA …)...................................................................................................36
Phần 3: Một số giải pháp nhằm duy trì và cải thiện tính chuyên nghiệp
trong KTĐL ở Việt Nam...............................................................................39
3.1. Sự cần thiết phải đảm bảo tính chuyên nghiệp của KTĐL ở Việt Nam
.........................................................................................................................39
3.2 Một số giải pháp nhằm duy trì và cải thiện tính chuyên nghiệp trong
KTĐL ở Việt Nam..........................................................................................43
1
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Kết luận..........................................................................................................49
Tài liệu tham khảo.........................................................................................50


2
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Lời nói đầu
Hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển hơn 17 năm
nay ở Việt Nam. Đây là một lĩnh vực hoạt động đặc thù - lấy người sử dụng
báo cáo tài chính làm đối tượng phục vụ chính yếu, bởi vậy chất lượng của
các báo cáo kiểm toán ảnh hưởng tới nhiều đối tượng khác nhau. Từ một loại
hình hoạt động chưa hề có ở Việt Nam nay kiểm toán độc lập đã được xã hội
thừa nhận, vai trò và vị trí của kiểm toán độc lập ngày càng được khẳng định
trong nền kinh tế quốc dân. Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậy đối với các
thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế. Dựa vào kết
quả kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán có
được các thông tin khách quan, chính xác, từ đó có thể đánh giá một cách
đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình.
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của kiểm toán độc lập quan trọng
như vậy, cho nên việc đảm bảo tính chuyên nghiệp của kiểm toán viên và các
công ty kiểm toán hiện nay ở Việt Nam là một vấn đề nóng, rất cấp thiết. Và
càng nóng hơn nữa sau vụ việc sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính nhiều
năm của Công ty Bông Bạch Tuyết, nhiều nhà đầu tư đã có những hoài nghi
về chất lượng kiểm toán. Chính vì vậy nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Bàn
về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam” để nghiên cứu.
Bài nghiên cứu của chúng em được chia thành 3 phần với các nội dung sau:
- Phần 1: Một số vấn đề chung về kiểm toán độc lập.
- Phần 2: Tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập cơ sở lý luận và
thực trạng ở Việt Nam
- Phần 3: Một số giải pháp nhằm duy trì và cải thiện tính chuyên
nghiệp trong kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Tuy chúng em đã có nhiều cố gắng song do thời gian ngắn và sự eo hẹp
về tài liệu tham khảo nên bài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót. Mong thầy

3
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
cô giáo đóng góp ý kiến để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn. Qua
đây chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn
Tiến sĩ Phan Trung Kiên đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành bài
nghiên cứu này.
4
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Danh mục viết tắt
- KTV: Kiểm toán viên.
- CTKT: Công ty kiểm toán.
- BTC: Bộ Tài chính.
- CMKT: Chuẩn mực kiểm toán.
- KTĐL: Kiểm toán độc lập
- VACPA: Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.
- VAA: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam
- BCTC: Báo cáo tài chính.
- UBCK: Uỷ ban chứng khoán.
- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
- CTCP: Công ty cổ phần
5
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Phần 1: Một số vấn đề chung về KTĐL
1.1. Lịch sử hình thành KTĐL trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới, thuật ngữ kiểm toán đã có từ lâu, thuật ngữ này xuất hiện
từ khi xuất hiện nhu cầu xác định tính trung thực, độ tin cậy của thông tin
trong BCTC, kế toán và thực trạng tài sản của một chủ thể trong quan hệ kinh
tế. Kiểm toán có gốc từ La tinh là Audit nghĩa là nghe. Cho đến nay, ý nghĩa
này chỉ mang tính lịch sử. Ở thời điểm xuất xứ, thế kỷ III trước Công nguyên
từ Audit có ý nghĩa thật của nó. Khi đó, các nhà cầm quyền La Mã đã tuyển

dụng các quan chức để kiểm tra độc lập về tình hình tài chính và nghe thuyết
trình của họ về kết quả kiểm tra độc lập.
Ra sau thêm vài trăm năm nữa, kỹ năng nghe của kiểm toán, dần dần đi
vào trong một hệ thống, khi lúc này trên thế giới, sự ra đời của các công ty
chứng khoán, các hoạt động thương mại trở nên đa dạng và phức tạp, quy mô
của hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng dẫn đến sự tách rời
quyền sở hữu của các cổ đông và chức năng điều hành quản lý. Vì vậy các
chủ sở hữu tìm kiếm những cách thức mới để kiểm tra nhằm ngăn chặn hành
vi gian lận của các nhà quản lý và những người làm công. Đáp ứng nhu cầu
đó, KTĐL bắt đầu xuất hiện và phát triển.
Từ hình ảnh về kiểm toán cổ điển là việc kiểm tra tài sản, phần lớn
được thực hiện bằng cách người nghe ghi chép đọc to lên cho một bên độc lập
nghe rồi chấp nhận. Cho đến nay, thực tiễn kiếm toán đã phát triển cao, đặc
biệt ở Bắc Mỹ và Tây Âu bằng sự xuất hiện của nhiều loại hình kiểm toán,
nhiều mô hình tổ chức và bằng sự thâm nhập sâu của kiểm toán vào nhiều
lĩnh vực trong đời sống xã hội. Kiểm toán phát triển mạnh ở các nước có nền
kinh tế thị trường phát triển, đại diện là các công ty được thành lập từ những
năm cuối của thể kỷ 19 phát triển đến hiện nay và trở thành những CTKT
hàng đầu thế giới như công ty Ernst & Young, công ty Price
WaterhouseCooper, công ty KPMG Peat Marwich, công ty Deloitte Touche
(Big Four).
6
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trước năm 1975 đã có văn phòng kiểm toán của các
CTKT quốc tế hoạt động ở Sài Gòn. Sau khi đất nước thống nhất, hoạt động
kiểm toán của các văn phòng này không còn thích hợp với nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung lúc bấy giờ. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao
cấp, các hoạt động kinh tế được chỉ đạo thống nhất, định sẵn. Cùng với chế độ
sở hữu tập thể đã dẫn đến việc xác định quyền lợi, trách nhiệm, quyền hạn của
các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng các cấp lãnh đạo khác không rõ ràng.

Việc kiểm tra các thông tin kinh tế ở thời kỳ này mang tính tuân thủ là chủ
yếu và việc kiểm tra được thực hiện bởi các cơ quan chức năng (thuế, tài
chính, cơ quan chủ quản ...). Các thông tin này là cơ sở để đánh giá mức độ
hoàn thành kế hoạch và xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo. Mặt khác
với cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì không thể tồn tại một
doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế nào được xem là độc lập để thực hiện đầy
đủ chức năng kiểm toán. Do vậy vào thời kỳ này không xuất hiện nhu cầu về
kiểm toán. Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các loại hình doanh
nghiệp theo các hình thức sở hữu khác nhau được thành lập và phát triển
mạnh, các doanh nghiệp này đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng trong sự phát
triển nền kinh tế, đồng thời các doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang thực
hiện cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập. Với sự chuyển đổi này cho thấy đã
xuất hiện đầy đủ các điều kiện và yêu cầu cho sự ra đời của hoạt động KTĐL,
đó là:
Một là, Do có sự đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tất sẽ phát sinh nhu
cầu cần phải có hoạt động kiểm toán cũng như nhu cầu tư vấn của bản thân
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đây là thông lệ và cũng là yêu
cầu của công ty mẹ. Mặt khác về phía quản lý Nhà nước cũng cần phải có
được thông tin đáng tin cậy để đánh giá thực trạng đầu tư cũng như thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước trong khi không thể áp dụng các hình thức duyệt
quyết toán như đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
7
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Hai là, Khi tính chủ động trong kinh doanh của các doanh nghiệp được
phát huy, các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, theo đó các yêu cầu
thông tin kinh tế trung thực và đáng tin cậy là hết sức quan trọng. Các thông
tin này không chỉ phục vụ cho cho một đối tượng là Nhà nước mà còn phục
vụ cho nhiều các đối tượng khác như Ngân hàng (tư cách là người cho vay),
đối tác kinh doanh,...
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, ngày 13/5/1991

theo giấy phép số 957/PPLT của Thủ tướng Chính phủ, BTC đã ký quyết định
thành lập hai công ty: CTKT Việt Nam với tên giao dịch là VACO (QĐ 165-
TC/QĐ/TCCB) và công ty dịch vụ kế toán Việt Nam với tên giao dịch là ASC
(QĐ164-TC/QĐ/TCCB) sau này đổi tên thành Công ty dịch vụ tư vấn tài
chính, kế toán, kiểm toán - AASC (quyết định 639-TC/QĐ/TCCB ngày
14/9/1993). Sự ra đời của hai công ty nói trên đã tạo tiền đề cho sự ra đời của
các CTKT khác ở mọi thành phần kinh tế.
Tính đến nay, ở nước ta, sau hơn 17 năm hoạt động, KTĐL đã phát
triển nhanh về số lượng, quy mô và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng
trong nền kinh tế. Các CTKT độc lập và số lượng KTV từng bước nâng cao
năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp. Đến nay cả nước đã có
hơn 140 công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán với trên 4.600 người
làm việc, có gần 1.500 người được cấp chứng chỉ KTV, cung cấp hơn 20 loại
dịch vụ nghề nghiệp cho khách hàng, hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách
hàng ngày càng được tín nhiệm, được xã hội thừa nhận. Như vậy chúng ta có
thể thấy sự xuất hiện kiểm toán ở Việt Nam là tất yếu khách quan, hoạt động
KTĐL thực sự cần thiết trong nền kinh tế thị trường và là nhu cầu của nền
kinh tế chứ không phải là sự bắt buộc của các quy định pháp lý.
1.2. Bản chất và đặc trưng của KTĐL
Trên thế giới hình thức tổ chức của các tổ chức kiểm toán ở các nước
không hoàn toàn giống nhau. Ở mỗi nước luật pháp quy định rõ quyền hạn,
trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán, thừa nhận sự khách quan và độc lập
8
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
của kiểm toán… vì thế mà xuất hiện rất nhiều định nghĩa khác nhau về
KTĐL:
Theo định nghĩa của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (International
Federation of Accountants - IFAC) thì “Kiểm toán là việc các KTV độc lập
kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản BCTC”.
Trong giáo trình kiểm toán của các tác giả Alvin A.Rens và James

K.Loebbecker thì:“ Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm
quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng
được của một đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ
phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”.
Trích từ Auditing - Theory & Practice của John Dunn, University of
Strathclyde, Glasgow nhà xuất bản Prentice Hall: “Kiểm toán là thủ pháp xem
xét và kiểm tra một cách khách quan về từng khoản mục bao gồm việc thẩm
tra những thông tin đặc trưng được xác định bởi KTV hoặc thiết lập bởi thực
hành chung. Nói tổng quát, mục đích của kiểm toán là trình bày ý kiến hoặc
đi đến kết luận về cái được kiểm toán”.
Ở Việt Nam, theo Nghị định 105 của Chính phủ ngày 30/4/2004:
“KTĐL là việc kiểm tra và xác nhận của KTV và doanh nghiệp kiểm toán về
tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của các
doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu
của các đơn vị này”.
Đặc điểm của KTĐL thể hiện ở những điểm sau đây :
Một là, Đối tượng KTĐL là các thông tin kinh tế được kiểm toán mà
KTV sẽ đưa ra ý kiến về những thông tin này sau quá trình thực hiện kiểm
toán. Các thông tin kinh tế được kiểm toán có thể là các BCTC tổng hợp, chi
tiết hàng năm, báo cáo quyết toán giá trị công trình, báo cáo xác định giá trị
vốn góp của các bên đối tác, hoặc một nội dung, chỉ tiêu kinh tế nào đó như
về tình hình kê khai nộp thuế, tình hình sử dụng vốn đầu tư,... Đối với các dự
9
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
án thì ngoài các thông tin về tài chính như trên còn các thông tin kinh tế khác
như các thông tin về tình hình thực hiện dự án, nội dung và đánh giá hiệu quả
dự án,... Có thể tập hợp các thông tin kinh tế là đối tượng kiểm toán thành các
nhóm sau:
- Thông tin kinh tế là các BCTC.
- Thông tin kinh tế mang tính hiệu quả trong hoạt động của một bộ phận

hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị. Các thông tin này liên quan đến các thủ
tục và phương pháp hoạt động của một bộ phận hay của toàn đơn vị kinh tế
với tư cách là chủ thể kiểm toán.
- Thông tin kinh tế liên quan đến việc tuân thủ các quy định mang tính
chất pháp lý hoặc đã được thống nhất trước mà đơn vị kinh tế đó phải tuân
theo. Ví dụ như việc thực hiện các quy định về quản lý lao động, tiền lương,
các chính sách quản lý tài chính, ...
Hai là, Chủ thể KTĐL là các KTV được cấp chứng chỉ hành nghề hợp
pháp thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp. Theo tiêu
chuẩn của IFAC (Liên đoàn kế toán quốc tế) và luật pháp các nước thành viên
đều quy định các yêu cầu cơ bản của KTV là: Có kỹ năng và khả năng nghề
nghiệp, chính trực, khách quan, độc lập và tôn trong bí mật. Ở nước ta, các
quy định, tiêu chuẩn và yêu cầu cơ bản của KTV được quy định cụ thể trong
Quy chế KTĐL trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định 07/
CP của Chính phủ và CMKT số 200 (đoạn 14,15). Các quy định này về cơ
bản không khác với các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn của IFAC.
Ba là, Khách thể kiểm toán là các bộ phận đơn vị có diễn ra hoạt động
kiểm toán. Khách thể của KTĐL gồm 2 loại là khách thể bắt buộc và khách
thể tự nguyện. Trong đó khách thể bắt buộc gồm: Các doanh nghiệp, tổ chức
có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam; các CTCP niêm yết kinh doanh trên thị trường chứng khoán; các tổ
chức tín dụng hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng,ngân hàng thuộc các
thành phần kinh tế; các tổ chức tài chính; doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm,
10
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; doanh nghiệp Nhà nước (nếu trong năm
không là khách thể của Kiểm toán Nhà nước). Khách thể tự nguyện là tất cả
các đơn vị, tổ chức, cá nhân còn lại có nhu cầu kiểm toán.
Bốn là, Mục đích của kiểm toán là kiểm tra, xác nhận và báo cáo về
mức độ phù hợp, trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trên BCTC phục

vụ cho việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin. Nói cách khác,
mục đích của KTĐL là để có được những thông tin đáng tin cậy.
Trong nền kinh tế thị trường các thông tin tài chính có độ tin cậy, chính
xác và trung thực hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ
thể trong các hoạt động kinh tế. KTĐL hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu này
của nền kinh tế. Luật pháp nhiều nước khẳng định rằng, chỉ những báo cáo đã
được xem xét và có chữ ký của KTV độc lập mới được coi là hợp pháp, làm
cơ sở cho Nhà nước tính thuế cũng như các bên quan tâm khác đưa ra các
quyết định kinh tế trong mối quan hệ với doanh nghiệp. Ở nước ta, trong Quy
chế về KTĐL trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định số 07/
CP ngày 29/1/1994 của Chính phủ đã chỉ rõ: “Sau khi có xác nhận của KTV
chuyên nghiệp thì các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các
đơn vị kế toán là căn cứ cho việc điều hành, quản lý hoạt động ở đơn vị, cho
các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính Nhà nước xét duyệt quyết
toán hàng năm của các đơn vị kế toán, cho cơ quan thuế tính toán số thuế và
các khoản phải nộp khác của đơn vị đối với ngân sách Nhà nước, cho các cổ
đông, các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh, các khách hàng và các tổ
chức, cá nhân xử lý các mối quan hệ”.
Năm là, Phạm vi của KTĐL: Để hình thành ý kiến nhận xét về các
BCTC, KTV phải có được các căn cứ vững chắc cũng như các thông tin cốt
yếu trong công việc ghi chép kế toán và các nguồn số liệu đáng tin cậy khác
đã được dùng làm cơ sở cho việc xây dựng các BCTC, hay nói cách khác,
KTV phải có đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp. Do vậy phạm vi kiểm
toán sẽ là những công việc, thủ tục kiểm toán cần thiết mà KTV xác định và
11
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
thực hiện trong quá trình kiểm toán để thu thập đầy đủ các bằng chứng thích
hợp cho ý kiến kiểm toán hay nói như CMKT là để đạt được mục tiêu kiểm
toán. Những công việc, thủ tục kiểm toán sẽ phụ thuộc vào nội dung kiểm
toán, tuy nhiên những thủ tục kiểm toán này phải được xác định trên cơ sở

CMKT, phù hợp với yêu cầu của Hiệp hội nghề nghiệp, phù hợp với pháp luật
và các thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán.
Xác định phạm vi kiểm toán có ý nghĩa quan trọng, mà trước hết các
đơn vị được kiểm toán cần có những hiểu biết nhất định về kiểm toán, yêu
cầu của kiểm toán và việc tiến hành chặn công việc của KTV đều dẫn đến
việc phạm vi kiểm toán bị giới hạn, trong trường hợp này, nếu KTV không
thể thực hiện được các thủ tục kiểm toán thay thế khác một cách hợp lý, khi
đó cần đưa ra ý kiến từ chối. Tuy nhiên đôi khi do hạn chế về thời gian, hoàn
cảnh cũng có thể dẫn đến phạm vi kiểm toán bị giới hạn. Trong những trường
hợp như vậy, KTV phải cố gắng tìm ra các phương pháp hợp lý để thu thập
được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để có thể nêu ý kiến
“chấp nhận toàn bộ” trong báo cáo kiểm toán. Nếu không, tuỳ theo tính chất,
mức độ trọng yếu và các bằng chứng bổ sung mà KTV đánh giá mức độ cần
thiết đề đưa ra ý kiến phù hợp.
Sáu là, Mô hình tổ chức của KTĐL: Tại Điều 20 của Nghị định
105/2004/NĐ-CP về KTĐL và Nghị định 133/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
105 do Chính phủ ban hành có quy định rõ là các CTKT được thành lập và
hoạt động theo một trong bốn mô hình sau: công ty có vốn đầu tư nước ngoài,
công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH. Tính đến thời
điểm hiện nay, tại Việt Nam, các CTKT đang tồn tại 7 hình thức sở hữu và
mô hình quản lý là: TNHH tư nhân, TNHH có vốn đầu tư nước ngoài, TNHH
có sở hữu của Nhà nước, CTCP sở hữu tư nhân, CTCP nhà nước, công ty hợp
danh và công ty nhà nước.
Về cơ cấu tổ chức nội bộ của CTKT, thông thường bao gồm các cấp
bậc chủ yếu là: Chủ phần hùn (Partner) (gồm chủ phần hùn có cổ phần trong
12
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
công ty và chủ phần hùn không có cổ phần), là những người có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao nhất, tiếp đến là cấp điều hành viên cao cấp
(Senior Manager, hoặc Principal) tiếp đó là các cấp quản lý, KTV và trợ lý

KTV.
13
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Phần 2: Tính chuyên nghiệp của KTĐL cơ sở lý luận và thực
trạng ở Việt Nam
2.1. Khái niệm về tính chuyên nghiệp của KTĐL
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tính chuyên nghiệp trong công
việc, nhưng tất cả đều thống nhất rằng “tính chuyên nghiệp được khẳng định
bằng hiệu quả”. Chuyên nghiệp, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là chuyên tâm
vào ngành nghề của mình. Ai chuyên tâm làm việc đều đã có thể gọi là
chuyên nghiệp. Khi chuyên tâm và dốc toàn lực vào đó thì thường họ sẽ rất
giỏi trong phạm vi ngành nghề của họ. Tuy nhiên không hẳn chuyên nghiệp
chỉ là việc nắm vững về kiến thức chuyên môn mà còn phải tuân thủ các quy
định mực thước khác đối với ngành nghề của mình. Theo Ông Nguyễn Trung
Thắng, tổng giám đốc Công ty Masso, đơn vị đã chọn cho mình khẩu hiệu
“Leading by professionalism” (Dẫn đầu bằng tính chuyên nghiệp) đưa ra định
nghĩa: “Chuyên nghiệp bao gồm sự đồng bộ nhất quán từ ý tưởng đến cách
thức thực hiện sao cho đạt được mục tiêu đề ra. Đặt mục tiêu là 1 và thực hiện
trọn vẹn được 1”.
Tính chuyên nghiệp của kiểm toán là một khái niệm khá mới mẻ chưa
được đề cập một cách cụ thể ở bất cứ tài liệu nào. Tuy nhiên thông qua các
khái niệm khác, các văn bản khác, khái niệm về tính chuyên nghiệp của kiểm
toán đã được đề cập đến một phần nhưng trên các phương diện khác nhau. Ta
có thể hiểu khái niệm tính chuyên nghiệp của KTĐL như sau: “Tính chuyên
nghiệp của KTĐL là một thuộc tính của KTĐL thể hiện qua việc tuân thủ
đầy đủ các CMKT, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của KTV và chất lượng
kiểm toán được kiểm soát một cách nghiêm ngặt từ bên trong lẫn bên ngoài
nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất”
Ở đây ta thấy tính chuyên nghiệp hướng đến việc xây dựng một hệ
thống KTĐL làm việc hiệu quả, hoàn toàn trung thực, độc lập và khách quan

nhằm đưa ra các ý kiến đúng đắn và đáng tin cậy. Muốn được như vậy thì nền
14
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
tảng ban đầu cần phải có là các KTV có trình độ cao, kiến thức chuyên môn
vững vàng. Thứ nữa KTV cần phải đảm bảo là việc tuân thủ các quy định
mang tính pháp lý và các quy định mang tính mực thước. Cuối cùng, các quy
trình kiểm soát chất lượng kiểm toán cả bên trong và bên ngoài phải được xây
dựng một cách có khoa học nhằm đảm bảo hiệu quả cho công việc kiểm toán.
2.1.1. Tuân thủ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp trong KTĐL
Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào
cũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản. Những người hành nghề đều
dựa vào đặc thù và nguyên tắc chuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng trọng yếu đến
nghề nghiệp để làm nền tảng xây dựng đạo đức nhằm đảm bảo cho nghề
nghiệp và sản phẩm của ngành nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh, nghề
nghiệp kiểm toán cũng vậy. Ngày 01/12/2005, Bộ trưởng BTC ban hành
quyết định số 87/2005/QĐ-BTC, theo đó các nguyên tắc cơ bản của Chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán bao gồm:
Một là, Độc lập: Trong quá trình kiểm toán, KTV phải thực sự không
bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tình thần nào làm
ảnh hưởng đến sự trung thực, khác quan và độc lập nghề nghiệp của mình.
KTV hành nghề không được nhận làm kiểm toán cho các đơn vị mà mình có
quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ
khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp
đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa.
KTV hành nghề không được nhận làm kiểm toán ở những đơn vị mà
bản thân có quan hệ gia đình ruột thịt (như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh,
chị, em ruột) là người trong bộ máy quản lý diều hành (Hội đồng quản trị,
Ban Giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng, phó phòng và các cấp tương
đương) trong đơn vị khách hàng.
KTV hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kế

toán, lập BCTC, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài
chính, vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng.
15
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Hai là, Chính trực: Người làm kiểm toán phải thẳng thắn, trung thực và
có chính kiến rõ ràng.
Ba là, Khách quan: Người làm kiểm toán phải công bằng, tôn trọng sự
thật và không được thành kiến, thiên vị.
Bốn là, Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Người làm kiểm toán
phải thực hiện công việc kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết,
với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần. KTV có nhiệm
vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong
môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc.
Năm là, Tính bảo mật: Người làm kiểm toán phải bảo mật các thông tin
có được trong quá trình kiểm toán; không được tiết lộ bất cứ một thông tin
nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải
công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề
nghiệp của mình.
Sáu là, Tư cách nghề nghiệp: Người làm kiểm toán phải trau dồi và bảo
vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín
nghề nghiệp.
Bảy là, Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: Người làm kiểm toán phải
thực hiện công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn
đã quy định trong CMKT Việt Nam, quy định của Hiệp hội nghề nghiệp và
các quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy ta có thể thấy rằng Chuẩn mực đạo đức kiểm toán có đặc thù
riêng so với các ngành nghề khác trong xã hội:
Một là, Trong quá trình kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp yêu
cầu KTV phải thực sự không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích
vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và

độc lập nghề nghiệp của mình.
16
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Hai là, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi KTV không được nhận
làm kiểm toán hoặc làm kế toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế
hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng,
hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký hợp đồng gia công, dịch
vụ, đại lý tiêu thụ hàng hoá.
Ba là, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán bắt buộc KTV không
được nhận làm kế toán, kiểm toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ gia
đình ruột thịt (như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) là người
trong bộ máy quản lý, điều hành (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Kế toán
trưởng, các trưởng, phó phòng và những người tương đương) trong đơn vị
khách hàng.
Bốn là, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kiểm toán yêu cầu KTV hành
nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kế toán, lập BCTC,
kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính, thuế, vừa
làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng.
Một bài học kinh điển trong việc nhấn mạnh đạo đức nghề nghiệp kiểm
toán là câu chuyện sụp đổ của Tập đoàn Enron bởi những kỹ năng chuyên
môn đã không được sử dụng vì lợi ích của công chúng. Không ai ngờ Enron,
một tập đoàn năng lượng hùng mạnh luôn có tên trong danh sách các công ty
phát triển nhất nước Mỹ, lại bị sụp đổ một cách nhanh chóng. Năm 2000,
Enron là một trong 7 công ty Mỹ có doanh số hơn 100 tỷ USD, lợi nhuận lên
tới 10 tỷ USD. Hệ thống thông tin đại chúng, điển hình là tạp chí Fortune,
luôn đánh bóng Enron là công ty có nhiều tiềm năng nhất với số vốn kinh
doanh 63 tỷ USD. Ngoài ra Enron còn được quảng cáo rất hiệu quả bởi CTKT
Arthur Andersen và các nhà phân tích phố Wall, nhờ vậy số người mua cổ
phiếu của công ty cao kỷ lục. Chi nhánh Houston của Arthur Andersen nhận 1
triệu USD/tuần còn tham gia cả việc tìm kiếm đối tác cho Enron. Số tiền kếch

xù trên đã làm mờ mắt các nhân viên kiểm toán và họ dễ dàng bỏ qua nguyên
tắc.
17
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Câu chuyện trên chỉ là một ví dụ khá điển hình, trong thực tế đã, đang
và sẽ có nhiều ví dụ khác nữa. Đứng trên bất cứ cương vị nào, đó đều là điều
chúng ta không mong muốn. Khi thị trường chứng khoán phát triển và trở
thành một nguồn cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế, chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp là phương thức để nâng cao sự tín nhiệm của công chúng
vào nghề nghiệp, là phương tiện giúp tăng cường lòng tin của công chúng vào
các thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán. Một khi KTV ứng xử và
hành nghề dựa vào các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì hoạt động kiểm
toán sẽ hoàn toàn trung thực, phục vụ lợi ích của nghề nghiệp và công chúng.
Nói cách khác, lúc đó KTV và các CTKT đã thực sự đem lại hiệu quả cho xã
hội.
2.1.2. Tuân thủ hệ thống CMKT tạo nên tính chuyên nghiệp của KTĐL
Hệ thống CMKT là những quy phạm pháp lý, là thước đo chung về
chất lượng công việc kiểm toán và cơ sở điều tiết hành vi của KTV và các bên
hữu quan theo hướng đạo và mục tiêu xác định.
Theo thông lệ quốc tế thì các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
quốc gia (Mỹ, Nga, Nhật, Úc …) sẽ căn cứ vào hệ thống CMKT quốc tế do
Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) công bố để ban hành CMKT quốc gia. Đối
với các nước thành viên của IFAC và một số nước khác chưa là thành viên
của IFAC cũng chấp nhận và coi những nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế
do IFAC ban hành làm các văn bản pháp quy về kiểm toán của quốc gia mình.
Theo thông báo ngày 27/6/1994 của Uỷ ban thực hành kiểm toán quốc tế
(IAPC) thì từ 1/9/1994 toàn bộ KTV chuyên nghiệp ở 89 nước thành viên của
liên đoàn quốc tế các nhà kế toán sẽ áp dụng hệ thống CMKT quốc tế mới. Cụ
thể:
- Ở Trung Quốc: Theo điều 35 Luật kế toán viên công chứng năm 1993

thì Hội nghề nghiệp là Viện kế toán viên công chứng Trung Quốc (CICPA)
được quyền ban hành các CMKT và các quy tắc đối với kế toán viên công
18
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
chứng (CPA - tương tự KTV hành nghề ở Việt Nam). Dự thảo các chuẩn mực
và quy tắc này phải được BTC chấp thuận mới có hiệu lực thi hành.
- Ở Malaixia: CMKT do Viện kế toán viên công chứng Malaixia
(MICPA) soạn thảo và ban hành.
- Ở Hà Lan: CMKT do Viện kế toán viên đăng ký Hoàng gia Hà Lan
(NIVRA) ban hành.
- Ở Singapo: CMKT do Viện kế toán viên công chứng Singapo (ICPAS)
ban hành.
Ở Việt Nam, BTC có trách nhiệm soạn thảo và ban hành các CMKT và
đến nay đã ban hành 7 đợt gồm 38 CMKT. Các CMKT được ban hành thể
hiện một bước phát triển mạnh trong hoạt động kiểm toán, đã tạo ra hành lang
pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động KTĐL, là cơ sở cho KTV chuyên nghiệp
và CTKT kiểm tra, đánh giá các thông tin tài chính một cách trung thực, khoa
học, khách quan. CMKT còn là cơ sở cho việc chỉ đạo giám sát, kiểm tra và
đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán, là cơ sở cho việc đào tạo, huấn luyện
và thi tuyển KTV.
Đối với ngành nghề kiểm toán, hệ thống CMKT là những quy định
mực thước, đó là các nguyên tắc căn bản của kiểm toán. Các quy định này có
vai trò và tác dụng rất lớn:
Một là, Hệ thống CMKT là đường lối, là thước đo giúp cho các KTV
hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong quá trình kiểm toán.
Hai là, Dựa vào hệ thống CMKT các CTKT xây dựng quy trình, nội
dung và tổ chức các cuộc kiểm toán đạt hiệu quả mong muốn.
Ba là, Hệ thống CMKT được xem là công cụ quan trọng nhất để soi
xét, kiểm soát các hoạt động của KTV nói riêng và các CTKT nói chung trên
các mặt: quá trình thực hiện kiểm toán, tổ chức quản lý hoạt động kiểm toán

có hợp lý không? có chặt chẽ không? có đúng với các yêu cầu đặt ra của Hệ
19
Bàn về tính chuyên nghiệp của kiểm toán độc lập ở Việt Nam
thống Chuẩn mực hay không? hoạt động của doanh nghiệp có bảo đảm tính
khoa học và tính kinh tế hay không?...
Bốn là, Dựa vào hệ thống CMKT và mức độ tuân thủ CMKT của các
KTV, công chúng có được mức độ tin cậy đối với các kết quả kiểm toán của
các CTKT và sự minh bạch hoá các thông tin tài chính đã được kiểm toán.
Đóng vai trò và có tác dụng to lớn như vậy nên việc tuân thủ CMKT
đối với các KTV là hết sức quan trọng. Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp
cho KTV và CTKT đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ
pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh
trọng yếu hay không? Tuân thủ CMKT sẽ giúp các KTV và CTKT đưa ra báo
cáo kiểm toán đầy đủ, chính xác. Có như vậy hoạt động kiểm toán mới thực
sự mang lại hiệu quả cho xã hội, thể hiện được tính chuyên nghiệp trong việc
hành nghề của mình.
2.1.3 Thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán
Chất lượng kiểm toán là một chỉ tiêu phức tạp, khó định lượng và thiếu
tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá, bởi hoạt động kiểm toán là hoạt động đa dạng,
phức tạp và mang tính chất đặc thù riêng trong từng cuộc kiểm toán. Do vậy,
những tiêu chuẩn đưa ra để đánh giá chất lượng kiểm toán chỉ là những quy
định chung mang tính chất khái quát và định hướng. Theo Quyết định
28/2003/QĐ-BTC ngày 14/03/2003 về việc ban hành 05 CMKT Việt Nam
đợt 4, CMKT số 220 có ghi: “Chất lượng kiểm toán là mức độ thoả mãn về
tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử
dụng dịch vụ kiểm toán, đồng thời thoả mãn về mong muốn có được những
ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế toán
của đơn vị được kiểm toán với thời gian định trước và giá phí thích hợp”.
Như vậy chất lượng kiểm toán có thể được hiểu như sau:

Một là, Chất lượng kiểm toán là sự phù hợp với CMKT. Việc tuân thủ
CMKT chỉ là điều kiện cần để thoả mãn các đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm
20

×