Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Điều tra thực trạng sản xuất và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng giống lê xanh tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN HUY ĐỨC
ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH
HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG GIỐNG LÊ XANH TẠI HUYỆN BẢO LẠC,
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K48 - TT - N01

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020



Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Thu Huyền

Thái Nguyên, 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô của trường Đại Học Nơng lâm Thái Ngun nói chung và thầy cơ khoa Nơng
Học nói riêng đã tạo cơ hội cho em thực tập nơi mà em yêu thích, tạo điều kiện
cho em bước ra đời sống thực tiễn để áp dụng những kiến thức mà thầy cô đã
giảng dạy suốt 4 năm qua.
Đặc biệt em xin gửi đến ThS. Phạm Thị Thu Huyền là người đã tận
tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm
ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức Trung tâm
nghiên cứu và thực nghiệm Rau quả Gia Lâm - Viện Rau quả đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn tới hộ gia đình mà em tiến hành điều tra,
nghiên cứu trên địa bàn các xã Đình Phùng, Huy Giáp, Xuân Trường huyện
Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực tập cũng như q trình làm bài báo cáo khó tránh
khỏi sai sót rất mong q thầy cơ bỏ qua và em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của thầy cơ để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày……..tháng……năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Huy Đức



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Diện tích và năng suất lê tại 3 xã huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng . 36
Bảng 4.2: Đất trồng lê xanh và độ dốc tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng .... 37
Bảng 4.3: Đặc điểm chung của một số giống lê tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng38
Bảng 4.4: Mức độ phổ biến của giống lê xanh tại huyện Bảo Lạc ................. 40
Bảng 4.5: Phương pháp nhân giống và độ tuổi của cây lê xanh tại huyện Bảo Lạc 40
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trên vườn lê xanh
tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng .................................................. 42
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của dạng phân bón đến sự xuất hiện các đợt lộc trong năm 44
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của dạng phân bón đến chất lượng các đợt lộc. .......... 45
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của dạng phân bón đến thời gian ra hoa và thu hoạch quả
của giống lê xanh ............................................................................ 47
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của dạng phân bón đến tỷ lệ đậu quả của lê xanh ..... 47
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của dạng phân bón đến năng suất lê xanh ................. 49
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của dạng phân bón đến chất lượng quả lê ................. 52
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến thời gian ra hoa
và thu hoạch quả của lê xanh .......................................................... 52
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến tỷ lệ đậu quả của
lê xanh ............................................................................................. 53
Bảng 4.15. Ảnh hưởng chế phẩm phun qua lá đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của lê xanh .......................................................... 55
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của chế phẩm phun qua lá đến chất lượng quả lê xanh ....56


iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 3
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lê ................................................................ 4
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lê trên thế giới ........................................ 4
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lê tại Việt Nam ....................................... 6
2.3. Tình hình nghiên cứu về cây lê trên thế giới và Việt Nam ........................ 7
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về cây lê trên thế giới .......................................... 7
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về cây lê ở Việt Nam ......................................... 18
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU28
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 28
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 28
3.1.2 .Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 28
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 28
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 28
3.2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 28
3.2.1.Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 28


iv

3.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 32
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 33
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 34
4.1. Điều tra hiện trạng sản xuất lê tại một số vùng trồng chính tại huyện bảo
lạc, tỉnh cao bằng............................................................................................. 34
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu: ............................ 34
4.1.2. Diện tích, năng suất lê ở các xã của huyện Bảo Lạc, Cao Bằng........... 36
4.1.3. Thực trạng về đất trồng lê tại các xã của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 36
4.1.4. Các giống lê phổ biến ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ...................... 38
4.1.5. Thực trạng phân bố các giống lê tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ... 40
4.1.6. Điều tra về các biện pháp kỹ thuật phổ biển tại địa phương................. 40
4.1.7. Kỹ thuật chăm sóc trên vườn lê xanh.................................................... 41
4.1.8. Thời vụ thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm lê xanh: ................................. 43
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nâng cao
năng suất, chất lượng của lê xanh tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng............ 44
4.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dạng phân bón (phân đơn và phân
tổng hợp) đến năng suất, chất lượng của lê xanh. ........................................... 44
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 58
5.1. Kết luận .................................................................................................... 58
5.1.1. Kết luận về điều tra khảo sát ................................................................. 58
5.1.2. Kết luận về nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ............................... 58
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng Việt


Từ viết tắt
BĐ-KT

Bắt đầu – Kết thúc

BVTV

Bảo vệ thực vật

CT

Công thức

CS

Cộng sự

CĂQ

Cây ăn quả

ĐH

Đại học

HV

Học viện

KL


Khối lượng

NL

Nhắc lại

NSTB

Năng suất trung bình

PTNT

Phát triển nơng thơn

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TB

Trung bình

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


vi



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Lê (Pyrus L.) được phân loại trong phân tông Pyrinae trong phạm vi
tông Pyreae, họ Rosaceae. Cây lê là cây ăn quả đặc sản của tỉnh Cao Bằng,
được người tiêu dùng trong, ngồi tỉnh ưa thích. Quả lê có thể sử dụng để ăn
tươi, làm ô mai, bánh mứt kẹo, làm rượu, nước giải khát… Quả lê giàu dinh
dưỡng, đặc biệt là sắt, chất xơ và Vitamin C. Trong 100g thịt quả có 86g nước,
đường 11,5g, vitami B1 0,01mg, vitamin E 0,1mg, 0,1g chất béo, 0,3g protein,
11g carbohydrat, 2,1g xơ,182mg Kali, 14mg canxi, 13mg phospho, 0,5mg sắt,
0,2mg vitamin PP, 4mg vitamin C, betacaroten, 1mg acid folic (Đào Thanh Vân
và Ngô Xuân Bình, 2006)… Quả lê có thể lưu trữ ở nhiệt độ phịng cho tới khi
chín (Dayal et al., 1999). Lê được coi là chín khi lớp cùi thịt xung quanh cuống
lún xuống khi ép nhẹ (Gibson, 1978).Lá lê được sử dụng làm thuốc hút tại châu
Âu trước khi có sự du nhập của thuốc lá (Pyrus pyraster) (The wonder of pears).
Các quả lê chín được lưu giữ tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 4°C, xếp thành lớp
mỏng không che đậy, với điều kiện như vậy, quả lê có được phẩm chất tốt trong
vòng 2 - 3 ngày (Dayal et al., 1999).
Trên thế giới năm 2018 diện tích lê là 1.381.923 ha, tổng sản lượng khoảng
23.733.772 tấn, lê được trồng nhiều ở Châu Âu và Châu Á ((FAOSTAT, 2018).
Ở nước ta, lê được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có độ cao
trung bình từ 300 - 900m so với mặt biển, rất thích hợp cho cây lê sinh trưởng
và phát triển như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang... Có nhiều giống
lê chất lượng tốt như: lê vỏ nâu, lê vỏ xanh, lê vỏ vàng, mắc coọc; thịt quả ngọt,
thơm ngon, trọng lượng quả to trung bình từ 200 - 500g, được dùng trong ăn
tươi, chế biến, có năng suất trung bình 15 - 20 tấn quả/ha.



2
Tại tỉnh Cao Bằng, hiện cây lê được trồng chủ yếu ở các huyện: Thạch
An, Trà Lĩnh, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Hà Quảng... với tổng diện tích là 131,81
ha, trong đó có 82,24 ha cho thu hoạch với năng suất 3,18 tấn/ha, tổng sản
lượng đạt 260 tấn. Trong các vùng trồng, Lê được trồng ở khu vực: Đông Khê
(Thạch An), Nguyên Bình và Bảo Lạc được người tiêu dùng đánh giá là có chất
lượng cao hơn ở các vùng trồng khác.
Giống lê xanh có vị ngọt, thơm và chát đặc trưng, khi ăn cảm nhận vị ngọt
thanh, mềm nhưng lại giịn. Giống lê xanh quả rất to, trung bình từ 350 500g/quả, song ở điều kiện chăm sóc tốt quả có thể lên tới 1 - 1,2 kg/quả, thời
gian thu hoạch quả từ tháng 7 - 8. Năng suất quả rất cao, khi chín màu xanh
nâu. Lê xanh thích hợp với nhiều loại đất như đất phù sa, đất đồi núi có tầng
dầy từ 50 cm trở lên.
Là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, nhưng thời gian gần đây việc sản
xuất canh tác cây lê xanh đang đặt ra rất nhiều vấn đề như là: sự xuống cấp của
các vườn cây, chất lượng suy giảm (quả nhỏ, mẫu mã xấu), sâu bệnh hại đa
dạng và nguy hiểm; các TBKT về cây ăn quả được ứng dụng cịn ít, chưa đồng
bộ; không sử dụng chất điều tiết sinh trưởng, khơng bón phân qua lá và bổ sung
vi lượng. Hiện tượng cách niên ra quả, năng suất thấp khá phổ biến (5 tấn/ha);
Năng lực quản lý và đầu tư của các hộ dân còn hạn chế... ảnh hưởng rất lớn đến
sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và uy tín của giống lê xanh đặc sản
trên thị trường. Rất nhiều cây lê xanh có tỷ lệ ra hoa, đậu quả thấp, quả non rụng
sau tắt hoa nhiều, quả nhỏ, mã quả xấu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế
của vườn và thu nhập của người trồng lê xanh.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều
tra thực trạng sản xuất và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp
kỹ thuật đến năng suất, chất lượng giống lê xanh tại huyện Bảo Lạc, tỉnh
Cao Bằng”.



3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Điều tra hiện trạng sản xuất lê xanh tại một số vùng trồng chính của tỉnh
Cao Bằng để đánh giá các yếu tố hạn chế đến năng suất và chất lượng giống lê
xanh.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng đến năng
suất, chất lượng giống lê xanh tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
1.3. Yêu cầu của đề tài
1. Điều tra hiện trạng sản xuất lê xanh tại một số vùng trồng chính của tỉnh
Cao Bằng để đánh giá các yếu tố hạn chế đến năng suất và chất lượng giống lê
xanh.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất,
chất lượng giống lê xanh tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài về điều tra về giống lê xanh tại Cao Bằng là cơ sở cho
việc qui hoạch vùng trồng, xác định chỉ giới địa lý để phát triển cây lê.
Kết quả nghiên ảnh hưởng của một biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất
lượng giống lê xanh sẽ làm cơ sở để xây dựng qui trình kỹ thuật về thâm canh
tăng năng suất cho cây lê tại Cao Bằng.
Các kết quả của đề tài sẽ trở thành nguồn tham khảo và tư liệu sử dụng
trong giảng dạy, đòa tạo và tập huấn về cây lê.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá được trực trạng sản xuất của cây lê xanh
tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phầnbổ sung và hoàn thiện các biện
pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ đậu hoa, quả, tăng năng suất, cải thiện mẫu mã quả
và chất lượng sinh hóa quả trong quy trình kỹ thuật thâm canh lê phù hợp với
điều kiện thực tiễn của địa phương.



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã tạo ra rất nhiều các loại
giống mới ưu việt hơn, kết hợp với trình độ thâm canh tiến bộ và khoa học, đã
giúp cho năng suất và phẩm chất cây trồng được tăng lên đáng kể. Các giống
mới được nghiên cứu ra ngày càng nhiều để nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng. Các giống mới cho năng suất cao khi được thu hoạch quả trong thời
gian thích hợp, qua đó mỗi giống khác nhau thì thích hợp thu hoạch quả trong
thời gian các vụ khác nhau. Thời điểm thu hoạch quả có ảnh hưởng rất lớn đến
năng suất và hiệu quả kinh tế cây trồng, khi một giống tốt được thu hoạch quả
trong một thời điểm thích hợp, các điều kiện thời tiết thích hợp, sẽ giúp cây
trồng ít bị sâu bệnh qua đó nâng cao được năng suất và phẩm chất.
Lê xanh là một loại cây đặc sản tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, chỉ
phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu, cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, cây
có thể chịu được hạn. Tuy nhiên do canh tác theo lối quảng canh, chăm sóc
khơng theo quy trình, thời tiết diễn biến phức tạp… dẫn đến sâu bệnh hại nhiều,
tỷ lệ đậu hoa, quả thấp, quả nhỏ, năng suất chất lượng kém… nên muốn nâng
cao năng suất, chất lượng và phát triển lê xanh theo hướng hàng hóa, ngồi việc
sử dụng giống tốt cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp
lý như sử dụng một số chế phẩm qua lá giúp cung cấp dinh dưỡng nhanh và tức
thời cho cây vào các giai đoạn ra hoa, kết quả làm tăng năng suất và chất lượng
của giống lê xanh.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lê
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lê trên thế giới
Trên thế giới có khoảng 90 nước trồng lê, được trồng nhều nhất ở châu
Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. Lê thích nhiệt độ lạnh nhưng kém

chịu rét đậm. Những vùng trồng lê chính của Nga là: Cranođaxki, Capkaja,


5
Ucraina. Đặc biệt là vùng Địa Trung Hải và Nam Capkaja, người ta rất chú
trọng tới việc trồng lê, ở những nơi đó được trồng chủ yếu là những giống lê
ngon và có giá trị kinh tế nhất.
Cây lê thuộc chi Pyrus, họ phụ Pomoideae, họ Rosaceae là cây ăn quả ôn
đới quan trọng trên thế giới. Lê hiện đang được canh tác ở tất cả các vùng ôn
đới trên thế giới với tổng diện tích năm 2018 đạt khoảng 10.800.134 ha với
tổng sản lượng đạt xấp xỉ 59.683.856 tấn (FAO, 2018). Theo phân loại, hiện
nay của các nhà khoa học dựa vào phân chia địa lý, Lê được chia thành 2
nhóm là Lê châu Âu và Lê châu Á. Nhóm Lê châu Âu (Pyrus communis) có
khoảng trên 20 lồi và đang được sản xuất phổ biến tại các nước châu Âu,
Nam châu Phi và một phần diện tích nhỏ tại Iran, Afganistan và các quốc gia
trung Á. Nhóm Lê châu Á có khoảng 12 - 15 lồi được trồng phổ biến ở các
quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc là nước sản xuất Lê lớn nhất trên thế giới và hầu
các giống lê thương mại của châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng đều
xuất phát từ 3 loài P. bretschneideri Rehd (lê trắng Trung Quốc), P. ussuriensis
và P. pyrifolia Nakai (lê cát Trung Quốc hay lê Nhật Bản). Các giống lê trắng
được trồng rất phổ biến ở phía bắc Trung Quốc, lê cát được trồng phổ biến ở
thung lung dọc sông Trường Giang – Trung Quốc, ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các giống lê P. ussuriensis không những được trồng phổ biến ở Trung Quốc
mà còn xuất hiện phổ biến ở khu vực phía Đơng nước Nga và Bắc Triều Tiên.
Quả của các giống trong nhóm P. ussuriensis thường mềm khi chín, đây là đặc
điểm khác so với đặc tính thịt quả giòn của lê trắng hay lê cát. Các giống lê bản
địa của Việt Nam tại các tỉnh miền núi phía Bắc thường có thịt quả giịn và
được xếp vào nhóm P. pyrifolia Nakai.
Ở Pháp, lê được trồng rộng rãi ở tất cả các vùng với diện tích khá lớn,

trong năm 1981 sản lượng lê của Pháp đứng thứ ba, sau Italia và Etats-Unis với
420 nghìn tấn/năm trên diện tích 22.000 ha. Trung bình hàng năm trong những


6
năm 1990 ở Pháp sản xuất được 3,5 triệu tấn quả các loại (đứng thứ ba trong
khối Tây Âu, sau Italia và Tây Ban Nha), trong đó lê chiếm 8,5%, sản phẩm lê
của nước này dùng để ăn tươi khoảng 87 - 89%, còn lại 11 - 13% là sử dụng
làm nguyên liệu chế biến
Quả lê là một loại quả lành tính, có chưa nhiều vitamin, khống chất, chất
chống oxy hóa, là nguồn cung cấp chất xơ và có giá trị y học trong việc chữa
trị và ngăn ngừa bệnh tật. Quả lê được sử dụng cho cả mục đích ăn tươi và chế
biến. Các sản phẩm chế biến từ quả lê được nhiều người ưa thích và được tiêu
thụ rộng rãi trên thế giới. Cây lê có thể trồng được trên nhiều loại đất, kể cả đất
đồi dốc, đất bạc màu hoặc khô hạn. So với nhiều loại cây ăn quả khác, cây lê
sớm cho thu hoạch và có tiềm năng năng suất khá cao. Có thể thấy rằng cây lê
có đặc tính đa dụng cao vì vừa có khả năng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải
tạo mơi sinh vừa góp phần xố đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho nông
dân. Do vậy phát triển và mở rộng diện tích trồng lê tại các tỉnh miền núi phía
bắc ở những nơi có nhiệt độ thấp vào mùa đông là một giải pháp khả thi về hiệu
quả kinh tế-xã hội.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lê tại Việt Nam
- Về sản xuất lê ở nước ta: Lê cũng như một số cây ăn quả ôn đới khác
như đào, mận, hồng được trồng từ lâu và khá phổ biến ở các tỉnh miền núi phía
Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Cạn, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình và một số vùng cao của Thanh Hóa, Nghệ An,...
Tuy nhiên, do diện tích nhỏ lẻ, phân tán nên thống kê về diện tích, năng suất,
sản lượng khơng được cập nhật và đảm bảo độ tin cậy.
- Sản xuất lê ở Cao Bằng:
Cao Bằng là tỉnh có tiềm năng phát triển một số chủng loại cây ăn quả ôn

đới, trong đó lê là một trong những cây ăn quả được chú trọng phát triển. Tuy
nhiên, diện tích, năng suất và sản lượng vẫn còn thấp so với tiềm năng vốn có
của tỉnh. Tổng diện tích lê hiện nay ở Cao Bằng mới chỉ là 131,81 ha, trong đó


7
có 82,24 ha cho thu hoạch với năng suất 3,18 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 260
tấn. Diện tích trên chủ yếu được trồng ở các huyện: Thạch An, Trà Lĩnh, Bảo
Lạc, Nguyên Bình và Hà Quảng. Sản xuất lê ở Cao Bằng hiện nay chủ yếu là
quy mô nông hộ với diện tích vườn nhỏ lẻ, tỷ lệ quả lê đủ tiêu chuẩn hàng hóa
chỉ đạt 30% nên cho hiệu quả kinh tế thấp do trồng theo lối quảng canh, thiếu
đầu tư chăm sóc, chưa chú trọng tới thâm canh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật.
Các biện pháp kỹ thuật như tạo hình, cắt tỉa, bón phân, tưới nước, phịng trừ
sâu bệnh chưa hoặc rất ít được người trồng lê áp dụng. Ở Cao Bằng người dân
hiện đang trồng 3 giống lê chính là lê xanh, lê nâu (lê vàng) và lê Đài nông
(được đưa vào trồng thử nghiệm thơng qua các chương trình, đề tài, dự án),
song lê xanh là giống phổ biến và có giá trị kinh tế hơn các giống khác. Các
giống lê đều là giống địa phương tồn tại từ lâu, có khả năng thích nghi cao
nhưng nhìn chung chất lượng thấp cần được cải tiến để nâng cao năng suất và
phẩm chất thương mại. Sản phẩm quả hiện tại vẫn chủ yếu tiêu thụ ở thị trường
trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.
2.3. Tình hình nghiên cứu về cây lê trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về cây lê trên thế giới
* Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
Lê là cây ăn quả chịu được nhiệt độ thấp từ -250C đến -400C, loài lê xanh
chỉ chịu được tới -150C. Theo Lê Văn Phịng Tây Bắc hiện có khoảng 3000
giống lê trên thế giới, nhưng chỉ có 10 giống được cơng nhận rộng rãi. Giống
lê mới cải tiến đã trồng được ở vùng Uran và tây Xiberi ở vĩ độ 55 Bắc. Trên
thế giới có 3 lồi chính trồng phổ biến là lê châu Âu Pyrus communisSub sp.
trồng ở châu Âu và Bắc Mỹ; bạch lê Pyrus bretschneideri trồng ở Trung Quốc;

Nashi hay Sale (lê táo hay lê châu Á) Pyrus pyrifolia trồng ở Nhật Bản (Bùi Sỹ
Tiếu, 2011).
Hầu hết các giống lê châu Âu được nhân giống hoặc chọn lọc khởi đầu
tại Tây Âu, chủ yếu là ở Pháp. Tất cả các giống lê châu Á có nguồn gốc tại


8
Nhật Bản và Trung Quốc, là giống lê phổ biến nhất trên thế giới và chiếm
khoảng 75% sản phẩm lê của Mỹ.
Gốc ghép dùng để nhân giống cây ăn quả ôn đới cũng phải là những
giống có yêu cầu đơn vị lạnh tương ứng. Sử dụng gốc ghép có yêu cầu đơn vị
lạnh cao hơn cây phát triển khơng bình thường, ít mầm chồi, lá nhỏ, quả ít và
phát triển không cân đối (Campbell et al, 1996).
- Những nghiên cứu xác định đơn vị lạnh CU (Chilling Units) nhằm quy
hoạch vùng trồng cho từng loại giống (Bùi Sỹ Tiếu, 2011).
Mức độ lạnh cần thiết để cây có thể phân hóa mầm hoa là đặc tính di
truyền của giống. Nhìn chung, cây lê có yêu cầu đơn vị lạnh cao (high chill).
Lê trồng ở vùng không đủ đơn vị lạnh thường có 3 biểu hiện: lá phát triển kém,
khả năng đậu quả thấp, chất lượng quả kém. Năm 1980 các nhà khoa học ở
Georgia và Florida - Mỹ đã đưa ra nhận định chỉ có những vùng có 8 tháng
lạnh nhất trong năm mới có tác động tới khả năng tích luỹ đơn vị lạnh mà cây
cần. Utah et al.(1998) đưa ra phương pháp tính đơn vị lạnh cho một vùng dựa
vào nhiệt độ bình quân của tháng lạnh nhất, từ đó hồn tồn chủ động trong sử
dụng giống hoặc nhập nội những giống có yêu cầu đơn vị lạnh CU thích hợp
với điều khí hậu của địa phương (Bùi Sỹ Tiếu, 2011).
Trước khi quyết định trồng giống nào đó, cần quan tâm tới nhu cầu của
thị trường tiêu thụ. Những giống chín sớm hoặc chín muộn muốn bán được giá
cao hơn giống chính vụ thì cần có chất lượng quả cao. Màu sắc, kích thước quả,
độ brix, hương vị,... cũng cần lựa chọn cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng. Nên sử dụng từ 2 - 3 giống trong 1 vùng sản xuất để tránh những rủi ro

trong tiêu thụ sản phẩm.Kỹ thuật quản lý vườn quả như sau:

+ Thiết kế vườn quả


9
Theo Campbell et al (1998), thiết kế vườn là một bước rất quan trọng, đảm
bảo hiệu quả kinh tế và tính ổn định lâu dài cho vườn quả. Theo những tác giả
này thì đất trồng u cầu phải thốt nước tốt, không quá nhiều sét, tầng canh
tác dày trên 1 mét, độ dốc < 150, thiết kế hướng vườn thích hợp cho cây thu
nhận được nhiều ánh sáng. Vườn cần có hàng cây chắn gió, có đường lơ thửa
để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch. Sơ đồ hố để thuận lợi cho việc quản lý
vườn quả. Đặc biệt vườn phải có nguồn nước tưới và thiết kế hệ thống mương,
rãnh giữ và thốt nước thích hợp, chống xói mịn, giữ ẩm độ đất, chống ngập
úng.
Theo khuyến cáo lê nên trồng như sau: Tại Bang Virgina-Mỹ, trước khi
trồng ngâm rễ trong nước 30 phút. Hố đào theo kích thước 45 cm x45cm x 45
cm, sau khi trồng tưới 2lit nước cho cây. Kích thước cây cách cây 4,88m (16
feet), hàng cách hàng từ 6,8 - 6,8m. Lê không ưa đất kiềm, từ trồng tới thu
hoạch là 5 năm, năm đầu cho 7 kg năm sau cho năng suất 25 kg/cây (Bùi Sỹ
Tiếu, 2011).
+ Kỹ thuật bón phân
Theo tài liệu Hướng dẫn bón phân cho lê (Fertilizer Guide for Pear) của
J. Hart, T. Righetti và cộng sự, các nguyên tố thiết yếu đối với lê là đạm (N),
Lân (P), kali (K), lưu huỳnh (S), magie (Mg) và bo (Bo). Lượng các loại phân
bón này phụ thuộc vào tuổi cây và tình trạng dinh dưỡng trong đất và trong lá
theo kết quả phân tích: Đối với đạm, cây 5 tuổi, lượng bón tổng số cho 1 năm
là 15 – 25 lb/a (tính theo nguyên chất); cây 6 - 7 tuổi bón 25 - 35lb (tương
đương 45 – 75,6 g/cây) và cây 7-10 tuổi bón 35 – 50lb (1lb = 454g; a= ¼ ha =
2.500m2; 1a trồng 150 cây); đối với lân, cây trẻ 1 năm bón 4,5 lb supe lân,

trường hợp đất thiếu lân bón 5-10 lb/cây; đối với kali được khuyến cáo bón
theo phân tích dinh dưỡng trong đất và lá, cụ thể như sau:


10
Phân tích đất theo phương
pháp chiết xuất bằng axetat
K = ppm
0 – 75
75 – 150
› 150

Phân tích lá K=%

Tổng số K2O (lb/a)

‹ 0,7
0,7 - 0,9
› 0,9

300 - 400
200 - 300
0

Đối với lưu huỳnh dựa vào phân tích lá, cụ thể:
Phân tích lá S = %

S tổng số (lb/a)

‹ 0,1


50 – 100

0,1 – 0,15

0 – 50

› 0,15

0

Đối với magie: vườn mới trồng bón 1,5 tấn/a đơ-lơ-mit
Đối với bo theo phân tích dinh dưỡng lá
Phân tích lá Bo = ppm

Tổng số Bo (sodium pentaborate lb/a)

‹ 20

15 – 20

‹ 20 - 30

15

‹ 30 – 80

15* (3 năm phun 1 lần)

›80


0

Theo Amy Grant, bón phân cho lê cần ưu tiên bón khi cây bật mầm, chỉ
bón đến tháng 6, khơng bón cuối mùa hè hoặc mùa mưa. Nhu cầu phân bón của
lê ở mức trung bình, do vậy khi cây sinh trưởng khỏe hoặc khi đốn đau khơng
cần bón phân. Tỷ lệ phân bón đối với lê thường là 13: 13: 13, thông thường bón
½ cup/cây (tương đương với 64 g). Đối với cây trẻ mỗi tháng chỉ bón ¼ cup; cây
trưởng thành bón vào mùa Xuân với ½ cup cho 1 năm tuổi và bón đến khi đủ 2
cup thì dừng khơng tăng nữa. Thường bón trước nở hoa 2 tuần.
Một lựa chọn khác khi bón phân cho lê là cứ 1 inch (bằng 2,54cm) đường
kính của cành dưới cùng trên mặt đất bón 0,1 pound (bằng 453,592g), bao gồm:
0,5 pound amon sunfat, 0,3 pound ammonium nitrate và 0,8 pound bột máu
hoặc 1,5 pound bột hạt bong.
Một nghiên cứu khác khuyến cáo bón phân cho lê theo tỷ lệ 10: 10: 10.
Nếu bón kèm phân hữu cơ thì phải đào sâu xung quanh tán bón phân hữu cơ


11
trước rồi rắc phân vơ cơ lên. Thời gian bón vào mùa xuân đến mùa mưa, kết
thúc trước thu hoạch 1 tháng. Lượng bón 0,4 pound phosphate (P2O5) hoặc 0,2
pound potash (K2O)/cây. Có thể bón 0,9 pound phosphate hoặc 3 pound bột
xương, hoặc 0,4 pound potassium sunfate/cây. Các nguyên tố vi lượng: Bo, Fe,
Zn và Mn trong một hỗn hợp có sẵn bón 5pound/cây ở điều kiện pH đất = 6,5
- 7,0.
Theo khuyến cáo của trường Đại hoc Mississipi và Khoa làm vườn Đại
học Arizona lượng phân bón cho lê lúc còn nhỏ theo tuổi cây, khi cây lớn theo
đường kính gốc cây. Lượng bón hàng năm theo khuyến cáo của Trung tâm
nghiên cứu Bắc sông Mississipi-Verona cho lê như sau:
- Cây 1 tuổi bón 0,453 kg phân tổng hợp + 0,113kg Nitorát đạm

- Cây 2 tuổi bón 0,91 kg phân tổng hợp + 0,23 kg Nitorát đạm
- Cây 3 tuổi bón 1,36 kg phân tổng hợp + 0,34 kg Nitorát đạm
- Cây 4 tuổi bón 1,81 kg phân tổng hợp + 0,453 kg Nitorát đạm
- Cây 5 tuổi bón 2,27 kg phân tổng hợp + 0,68 kg Nitorát đạm
- Khi cây đã ra quả chỉ bón phân tổng hợp (13:13:13 NPK), thường bón
từ 2 - 3 kg phân tổng hợp cho mỗi inh đường kính
Nhìn chung, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới
có thể thấy nhu cầu về phân bón của lê khơng cao so với các cây trồng ăn quả
khác. Tuy nhiên, việc bón phân cho lê vẫn phải đảm bảo đủ lượng và cân đối
giữa các nguyên tố dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố đa lượng NPK và cần
thiết bổ sung các nguyên tố vi lượng thông qua việc phun qua lá hoặc được
chứa trong các loại phân tổng hợp NPK. Ngoài ra cần phải chú ý tới giai
đoạn/thời điểm bón phù hợp mới đạt được hiệu quả cao.
+ Quản lý nước
Hệ thống tưới thích hợp là: Tưới phun mưa dưới tán cây với lưu lượng 80
- 250 lit/giờ; Tưới nhỏ giọt kết hợp với phân bón. Sử dụng hệ thống dự báo độ
ẩm để xác định mức độ và thời gian tưới như: Tensoimeter, máy đo độ ẩm đất,


12
đo nguồn nơtron, độ bay hơi...
Quản lý tầng nước trên mặt bằng cách diệt cỏ xung quanh gốc cây bằng
thuốc trừ cỏ. Cắt cỏ trên vườn quả sát mặt đất tránh cạnh tranh dinh dưỡng và
nước với cây. Tủ cỏ xung quanh gốc cây cũng là một biện pháp giữ ẩm tốt.
Các vườn quả tưới nước quá nhiều, mầm chồi sinh trưởng q mạnh, quả
sẽ có mầu khơng hấp dẫn. Cung cấp lượng nước vừa đủ và thường xuyên có
thể điều khiển cây sinh trưởng cân đối, mầu sắc quả đẹp hơn.
+ Quản lý kích thước cây
Đốn tỉa là một biện pháp điều khiển sinh trưởng, đảm bảo cho cây sinh
trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực cân đối, giữ vai trò quyết định tới

năng suất và chất lượng quả đối với cây ăn quả ôn đới.
Nghiên cứu kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình là để cho tán cây có khả năng hấp
thu ánh sáng mặt trời tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm bón, phịng
trừ sâu bệnh, điều tiết sinh trưởng, kích thích ra hoa, tăng đậu quả để đạt năng
suất cao như mong muốn. Đối với cây lê, kiểu tán giàn leo được áp dụng ở Đài
Loan và Trung Quốc. Kỹ thuật tỉa hoa hoặc tỉa quả chỉ để lại số quả hợp lý trên
cành sẽ làm tăng chất lượng, kích thước quả, giá trị hàng hố tăng (Bùi Sỹ Tiếu,
2011).
+ Phịng trừ sâu bệnh Có khá nhiều sâu bệnh hại lê, đối tượng nguy hiểm
hàng đầu là ruồi hại quả, rệp sáp, rệp muội, sâu đục ngọn, bệnh rỉ sắt, bệnh
thủng lá.
- Thu hoạch, phân loại và bảo quản
Trên thế giới có rất nhiều phương pháp xác định thời gian thu hoạch đối
với từng vùng trồng cây ăn quả ôn đới. Nên tập trung thu hoạch vào sáng sớm
khi nhiệt độ còn thấp hoặc chiều mát. Quả sau khi hái cần để trong phòng lạnh,
xử lý một số nấm bệnh rồi phân loại và đóng gói.


13
* Những nghiên cứu về chế phẩm phun qua lá
Theo nghiên cứu của các tác giả trên thế giới thì các chất điều hịa sinh
trưởng (PGRs) đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng, ra hoa, đậu quả cũng như
năng suất, chất lượng của lê. Kết quả nghiên cứu của Chen và cs, 2012 cho thấy
phun NAA 20ppm hoặc IBA 30ppm, hoặc GA3 0,27 % hoặc GA3+7 0,3% vào
giai đoạn quả non sẽ làm tăng sinh trưởng và cải thiện kích thước quả.
Knight và Browning, 1986 phun GA3 nồng độ 11 ppm vào thời kỳ nở hoa
làm tăng tỷ lệ đậu quả nhưng quả nhỏ vì cây quá nhiều quả. Costa và cs, 2006
sử dụng Daminozide 2000 ppm cũng làm tăng tỷ lệ đậu quả.
Các nhà khoa học Thổ Nhĩ Kỳ đã nghiên cứu ảnh hưởng của BA
(Benzylaninine) và kết hợp của BA với GA4+7 đến kích thước và chất lượng

của giống lê “Akca”, một giống quả nhỏ và ra quả vào mùa hè. Các hóa chất
được phun sau nở hoa 14 ngày với nồng độ: BA = 50, 100 và 150 ppm; BA +
GA = 12, 5, 25 và 50 ppm. Kết quả cho thấy: Nồng độ BA + GA 25 và 50ppm
và BA 100ppm đều làm tăng độ lớn quả cả về đường kính, chiều dài quả và
trọng lượng quả. Nồng độ 25 và 50ppm của BA +GA làm tăng trọng lượng
20% so với không xử lý (58,7 g và 48,8 g). Tuy nhiên, sản lượng lại giảm chỉ
bằng 54 – 60% so với đối chứng, trong khi đó BA 100ppm làm tăng kích thước
quả 11% nhưng khơng làm giảm năng suất, quả có hàm lượng TSS cao hơn
khơng xử lý, song vỏ quả ít vàng, xanh hơn và tối hơn (Canli F.A, Pektas M,
2015).
Kết quả nghiên cứu của Xaoming Chen và cs, 2012 cho biết: Sử dụng
NAA (20mg/l), IBA (30mg/l), 6-BA (6-Benzalyamino a xít), CPPU (Cleaner
Production Promotion Unit) 10mg/l, GA4+7 và GA3 0,27 % phun vào giai đoạn
quả non làm tăng sinh trưởng của quả, cải thiện kích thước quả và làm giảm
tình trạng méo mó của quả. CPPU và 6-BA làm tăng đường kính quả cịn GA3
và GA3+7 kích thích tăng trưởng chiều dọc làm quả dài ra.


14

Hama M. Sherif, Abd El. Bary A và Hamed M. Mokhtar (2012 và 2013),
Viện Nghiên cứu làm vườn thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Giza,
Ai Cập nghiên cứu ảnh hưởng của phun methanol 10, 20 hoặc 30% riêng rẽ
hoặc kết hợp với 1% urê, hoặc 1% glycine đến việc cải thiện chất lượng quả
của giống lê Le-Conte. Thời điểm phun vào giai đoạn quả đang phát triển
(khoảng 60 ngày sau đậu quả). Kết quả cho thấy công thức phun 1% urê phối
hợp với methanol 20% làm tăng năng suất và thu nhập của người trồng.
Ở những vùng trồng mà điều kiện mùa đông ấm, sinh trưởng sinh dưỡng
thường quá mạnh sẽ làm giảm năng suất (Pasa và cs, 2012). Nguyên nhân là do
có sự cạnh tranh với sinh trưởng của quả (Forshey và Elfving, 1989). Trong giai

đoạn đầu sinh trưởng của quả, sự cạnh tranh này làm những tế bào quả ít hơn, do
đó độ lớn của quả giảm và kéo theo năng suất giảm. Bên cạnh đó, cây có quá
nhiều cành làm giảm sự thâm nhập và phân bố ánh sáng (Shamma và cs, 2009;
Einhon và cs, 2012) do vậy làm giảm chất lượng quả. Để hạn chế sinh trưởng
của chồi mới, làm cân bằng sinh trưởng sinh dưỡng với sự ra hoa đậu quả, Mateus
Da Silveira Pasa và cs, 2012 đã sử dụng chất Prohexadione calcium (ProCa)
phun cho giống “Carrik”, Packham’s Trumph và William với lượng 750 g a.i/ha,
được chia 4 lần, mỗi lần 187,5 g a.i hoặc 3 lần mỗi lần 250 g a.i. Phun vào đợt
lộc đầu tiên trong năm khi dài 10 cm; lần 2 và 3 cách lần 1 là 30 và 60 ngày. Kết
quả thu được là sự sinh trưởng của chồi và chiều dài trung bình của mỗi đốt các
giống “Carrik”, Packham’s Trumph và William đều giảm. Các giống nghiên cứu
nở hoa trở lại không bị ảnh hưởng của ProCa. Tuy nhiên, năng suất và kích thước
quả bị ảnh hưởng nhẹ.
* Những nghiên cứu về sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
N.Sharma và Karan Singh (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý các
chất điều hòa sinh trưởng: GA3 10 và 20 ppm; BA 5 và 10ppm; Promalin 250
và 500ppm; GA3 10ppm + BA 5ppm; GA3 20ppm + BA 10ppm; GA3 20ppm +
Promaline 500 ppm; GA3 10ppm + Promaline 250 ppm đến sự đậu quả và năng


15
suất, chất lượng của giống lê Bagugosha; thời gian phun tiến hành 1 lần vào lúc
kết thúc nở hoa hoặc phun 2 lần vào lúc kết thúc nở hoa và giai đoạn rụng cánh
hoa. Kết quả cho thấy phun kết hợp GA3 10ppm + BA 5ppm; GA3 20ppm +
BA 10ppm và GA3 10ppm + Promaline 250 ppm phun 1 lần vào lúc kết thúc
nở hoa làm tăng sự đậu quả, giữ được quả lâu trên cây, năng suất và chất lượng
quả đều tăng. Phun GA3 riêng rẽ làm tăng đậu quả, năng suất, chất lượng, nhưng
lại giảm sự duy trì quả trên cây.
B.R Jana (2015) ở Trung tâm Nghiên cứu thuộc Tổ hợp Nghiên cứu ICAR
vùng Eastern Eegion, Ranchi, Ghana đã nghiên cứu ảnh hưởng của các chất

điều hòa sinh trưởng (PGRs): Hydrogen Cyanamide, Thioureas, KNO3, H2O2,
GA3 và GA3+7 đến sự bật mầm và ra hoa của lê trồng ở vùng á nhiệt đới và nhiệt
đới. Các chất điều hòa sinh trưởng này có thể phun riêng rẽ hoặc kết hợp. Kết
quả cho thấy các cây được xử lý đều ra hoa rất nhiều, thời gian ngủ nghỉ được
rút ngắn và thời gian thu hoạch cũng sớm hơn. Sở dĩ có kết quả này là do các
chất PGRs ngấm vào tế bào cây sinh ra các super dioxit sắt làm thay đổi cấu
trúc protein do q trình phosphorin hóa và từ đó làm tỷ lệ C/N tăng và xúc tiến
quá trình ra hoa. Các chất kìm hãm sinh trưởng (Growth retardant) như
SADH có tác dụng làm tăng sinh tổng hợp ethylene ở các chồi non làm hại
các tế bào và từ đó kích thích sự hình thành mầm hoa. Baclobutrazol cũng
kích thích sự nở hoa của lê châu Á bởi nó làm giảm sinh trưởng của mầm sinh
trưởng.
Kết quả nghiên cứu của Clevisol Giacobbo và các cs phun Bo làm tăng tỷ
lệ đậu quả của lê từ đó làm tăng năng suất. Cơ sở của việc tăng tỷ lệ đậu quả và
năng suất trước hết là Bo làm tăng mật độ mắt trên cành; thứ hai là Bo có tác
dụng làm tăng số lượng và chất lượng hạt phấn. Phun Bo, trọng lượng hạt phấn
và bao phấn đều tăng, ngoài ra cịn kích thích sự nảy mầm của hạt phấn và hình
thành ống phấn. Nồng độ tốt nhất là từ 25 – 200mg/lít nước, phun vào thời điểm
bắt đầu bật mầm và mầm bật có màu trắng. Ngồi ra có thể sử dụng chất


16

Biozym*TF (gồm: Nitrogen1,5%, Potasium 5,0%, Boron 0,08%, Sắt 0,4%,
Mangan 1,0%, Zn 2,0% và sulfur (S) 1,0%) phun với nồng độ 2,0 mg/lít nước.
Nhìn chung các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đều
kết luận các chất điều hịa sinh trường cũng như phân bón lá chứa các dinh
dưỡng vi lượng đều có tác dụng nâng cao tỉ lệ đậu quả, năng suất và cải thiện
phẩm chất quả. Thời kỳ tác động hiệu quả nhất là từ khi bắt đầu nhú mầm hoa
tới khi đậu quả non, tùy thuộc vào giống và điều kiện khí hậu vùng trồng trọt.

* Những nghiên cứu về vật liệu giữ ẩm
Plyme siêu hấp thụ nước thường được chế tạo từ q trình đồng trùng
hợp axít acrylic, natri hoặc kali acrylat có mặt chất tạo lưới. Phản ứng được
khơi mào gốc tự do, hệ khơi mào oxy hóa – khử hay các hệ khơi mào hỗn hợp.
Tuy nhiên, tia y, tia tử ngoại hay các bức xạ năng lượng cao khác cũng được sử
dụng để khơi mào phản ứng. Tác nhân tạo lưới thường là các hợp chất divinyl
có 2 liên kết đôi ở đầu mạch. Trước tiên một liên kết phản ứng với gốc đang
phát triển khác tạo thành cấu trúc mạng lưới 3 chiều. Polyme phải được tạo lưới
phù hợp để tăng tối đa khả năng hấp thụ nước mà vẫn ngăn chặn được sự hòa
tan của các mạch khơng được tạo lưới. Hàm lượng chất tạo lưới đóng vai trò
quan trọng đối với khả năng hấp thụ nước của sản phẩm. Ngồi ra, các thơng
số khác như kiểu chất tạo lưới, tỷ lệ các monomer, loại chất khơi mào, nhiệt độ
và phương pháp trùng hợp cũng ảnh hưởng tới tính chất sản phẩm (Nguyễn
Văn Khơi, 2008).
Polyme siêu hấp thụ nước có thể được chế tạo trong mơi trường nước
bằng q trình trùng hợp dung dịch hoặc trong mơi trường hydrocacbon, trong
đó monomer được phân tán dưới dạng huyền phù hoặc nhũ tương. Đối với
trùng hợp nhũ tương, sản phẩm thu được ở dạng cục được cắt, sấy và nghiền
trước khi sử dụng. Qúa trình trùng hợp huyền phù thu được các hạt có kích
thước phụ thuộc độ nhớt của monomer và một số yếu tố khác. Để cải thiện
độ xốp và cấu trúc mạng lưới của polymer siêu hấp thụ nước, đôi khi người


17
ta sử dụng các phụ gia đặc biệt như tác nhân tạo bọt, chất chuyển mạch, tác
nhân tạo phức, ion kim loại và các chất bẫy gốc tự do (Nguyễn Văn Khôi,
2008).
- Trùng hợp dung dịch:
Scott và Peppas chứng tỏ rằng hằng số động học của quá trình trùng hợp
AA phụ thuộc nhiệt độ, pH dung dịch, cấu hình mạch, nồng độ monomer, hàm

lượng chất tạo lưới và độ chuyển hóa nối đơi. Scott và Peppas cũng sử dụng kỹ
thuật nhiệt vi sai để nghiên cứu động học và xác định ảnh hưởng của việc thay
đổi pH dung dịch.
Henton đã nghiên cứu năng lượng hoạt hóa và hằng số tốc độ cuae q
trình phân hủy natri pesunfat có mặt AA với thành phần đặc trưng cho hỗn hợp
được sử dụng trong quá trình tổng hợp polymer siêu hấp thụ nước. So với điều
kiện dung dịch được đệm, tốc độ phâ huy của natri pesunfat tăng 2 – 7 lần khi
có mặt AA, hàm lượng AA trung hòa thấp hay hàm lượng AA cao với mức độ
trung hòa thấp do cơ chế phân hủy bởi monomer.
- Trùng hợp huyền phù:
Tổng hợp Polyme siêu hấp thụ nước bằng cách phân tán monomer
trong pha hydrocacbon phù hợp được gọi là trùng hợp huyền phù hay trùng
hợp nhũ tương.
Benda đã nghiên cứu ảnh hưởng của giai đoạn ức chế tới quá trình trùng
hợp nhũ tương ngược AM và muối natri, amoni của axit acrylic. Khi thực hiện
các phép đo động học liên quan đến giai đoạn ức chế, các tính chất giống nhau
của 3 monome được quan sát. Kết quả ảnh hưởng của gai đoạn ức chế tới tốc
độ trùng hợp và trọng lượng phân tử của lolyme là do sự phân ly không hiệu
quả của chất khơi mào amoni pesunfat trong giai đoạn ức chế.
Trong cơng nghiệp, polymer siêu hấp thụ nước có thể được chế tạo bằng
phương pháp trùng hợp kép. Quá trình trùng hợp trải qua các bước sau: tạo
huyền phù ngược tring dung mơi hữu cơ với sự có mặt của chất nũ hóa có chỉ


18
số HLB từ 8 – 12, trong pha monomer đã có sẵn chất tạo lưới; trùng hợp huyền
phù ngược acrylic thành gel, hấp thụ them một lượng monomer acrylic vào khối
gel thu được, tỉ lệ monomer them vào/monomer ban đầu là 1 đến 1,2; đưa chất
hoạt động bề mặt có HLB 2 – 5 vào môi trường trùng hợp; và trùng hợp lượng
monomer hấp thụ vào gel. Phương pháp này cho sản phẩm bền, chi phí thấp do

tiết kiệm được các bước, tuy nhiên dung lượng hấp thụ không cao (Nguyễn Văn
Khơi, 2008).
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về cây lê ở Việt Nam
* Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
Từ tháng 8 năm 2002 tại Lào Cai bắt đầu khảo nghiệm giống lê Tainung
6 tại 13 điểm thuộc 5 huyện và thành phố Lao Cai với qui mơ 42,5 ha. Lê Đài
Loan có thời gian trồng ngắn, chỉ sau 3 - 4 năm cho thu hoạch gần 8 - 10 tấn
quả/ha, chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Đến tháng 7 năm
2010 đã đề nghị Cục Trồng Trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống
và đặt tên là VH6 (Tainung 6), làm cơ sở để phát triển sản xuất. Năm 2011 chỉ
riêng 3 xã tại Bắc Hà đã trồng mới 26,5 Ha giống lê VH6. Trong những năm
gần đây Hà Giang đã nhập một số giống lê từ Đài Loan. Giống lê Đài Loan
cũng đã được trồng thử tại 4 huyện vùng cao núi đá (Đồng Văn, Yên Minh,
Quản Bạ, Mèo Vạc) và một số xã thuộc vùng núi đất của 2 huyện Xín Mần,
Hồng Su Phì cho kết quả tốt, phù hợp với khí hậu đất đai ở các địa phương
này.
Từ năm 2001 Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng (Sở Nơng
nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang) đã phối hợp với chuyên gia Đài Loan nhập nội
và trồng khảo nghiệm 5 giống lê (ký hiệu từ ĐV1 – ĐV5) được ghép trên cây
mắc coọc làm gốc ghép. Giống đối chứng là lê đường Hà Giang. Kết quả khảo
nghiệm cho thấy cả 5 giống nhập nội đều cho quả sớm, sai quả hơn so với đối
chứng. Năng suất năm 4 đạt 15 - 16kg/cây. Ưu điểm nổi trội hơn cả là giống
ĐV1 và ĐV2. Giống ĐV1 quả hình trịn hơi dẹt, khối lượng quả bình quân 400


×