Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Giáo trình Quản lý kinh tế hộ trang trại nông lâm nghiệp (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 53 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HỘ-TRANG TRẠI
NƠNG LÂM NGHIỆP
NGÀNH/NGHỀ: KHUYẾN NƠNG LÂM
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định sô:

/QĐ-CĐLC ngày........tháng........năm.........

của Hiêu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai)

Lào Cai, năm 2019

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Những năm qua, mơ hình kinh tế hộ-trang trại đã góp phần tích cực đẩy mạnh
phát triển sản xuất nông nghiệp của nước ta; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
chuyển đổi phương thức sản xuất từ quy mô nhỏ, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa


tập trung với quy mơ lớn gắn với thị trường, mở ra hướng làm giàu cho nông dân.
Kinh tế trang trại có vai trị rất quan trọng trong khai thác có hiệu quả đất đai,
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nơng nghiệp bền vững; đồng
thời tạo thêm việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đơi với xố đói giảm
nghèo; phân cơng lại lao động ở nông thôn, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp và xây dựng nơng thơn mới. Thực tế đó khẳng định tính ưu việt vượt trội
của kinh tế trang trại - một hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu của nền
nông nghiệp hàng hóa nước ta.
Với ý nghĩa quan trọng của kinh tế hộ-trang trại trong sự phát triển kinh tế, môn
học “Quản lý kinh tế hộ trang trại nông lâm nghiệp” được đưa vào giảng dạy trong
chương trình đào tạo nghề Khuyến nơng lâm của trường Cao đẳng Lào Cai. Giáo
trình Quản lý kinh tế hộ trang trại nông lâm nghiệp được biên soạn nhằm giúp các em
sinh viên có những kiến thức cơ bản trong việc quản lý các công việc ở trang trại cũng
như trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp.
Cấu trúc giáo trình được chia thành 6 chương:
Chương 1: Một số kiến thức cơ bản về kinh tế hộ-trang trại
Chương 2: Lựa chọn các hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại
Chương 3: Quản lý các yếu tố sản xuất
Chương 4: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trang trại nơng lâm nghiệp
Chương 5: Hạch tốn sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại
Chương 6: Thị trường và nghiên cứu thị trường ở hộ-trang trại
Trong quá trình biên soạn, chúng tơi đã tham khảo nhiều giáo trình, sách tham
khảo của các trường đại học và của các tác giả có chun mơn về những lĩnh vực có
liên quan. Tuy có nhiều cố gắng nhưng khơng tránh khỏi có những thiếu xót, chúng tơi
rất mong muốn nhận được những ý kiến tham gia, đóng góp của các chuyên gia và
đông đảo bạn đọc.
Xin trân thành cảm ơn./.
Tác giả

3



GIÁO TRÌNH MƠN HỌC

Tên mơn học: Quản lý kinh tế hộ trang trại nơng lâm nghiệp
Mã mơn học: MH13
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: Mơn học Quản lý kinh tế hộ trang trại nơng lâm nghiệp bố trí giảng dạy
trước các mơn học/mô đun Lập kế hoạch khuyến nông; Xây dựng mô hình trình diễn;
trồng một số lồi cây dược liệu…
- Tính chất: Môn Quản lý kinh tế hộ trang trại nông lâm nghiệp là mơn học
chun mơn trong chương trình đào tạo nghề khuyến nơng lâm.
- Ý nghĩa và vai trị của môn học: Môn Quản lý kinh tế hộ trang trại nông lâm
nghiệp trang bị cho người học những kiến thức về quản lý các yếu tố sản xuất; hạch
toán sản xuất, kinh doanh hộ, trang trại nông lâm nghiệp; xây dựng kế hoạch và tổ
chức sản xuất, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm.
Mục tiêu của môn học: Sau khi học xong môn học “Quản lý kinh tế hộ trang
trại nơng lâm nghiệp”, người học có khả năng:
- Về kiến thức: Trình bày được các kiến thức cơ bản về quản lý các yếu tố sản
xuất; hạch toán sản xuất, kinh doanh hộ, trang trại nông lâm nghiệp; xây dựng kế
hoạch và tổ chức sản xuất, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm.
- Về kỹ năng: Thực hiện được các công việc: Quản lý các yếu tố sản xuất, lựa
chọn được mơ hình sản xuất kinh doanh phù hợp, lập được kế hoạch sản xuất, biết
hạch toán sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm ở hộ, trang trại nông lâm nghiệp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng tìm và tự tạo việc làm sau tốt
nghiệp, mạnh dạn ứng dụng, nghiên cứu và tổ chức sản xuất, giúp đỡ cộng đồng cùng
phát triển kinh tế có hiệu quả. Rèn luyện tính say mê, nghiêm túc, tự giác trong học tập
và rèn luyện kỹ năng.

4



CHƯƠNG I: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỘ TRANG TRẠI
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm và những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nơng dân
và kinh tế trang trại;
- Trình bày được Vai trị, vị trí của kinh tế hộ, trang trại và các giải pháp phát
triển kinh tế hộ-trang trại của chính phủ.
1.1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản của hộ kinh tế hộ nông dân
1.1.1. Một số khái niệm về kinh tế hộ nơng dân
Gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, là tập hợp những người gắn bó với nhau
bằng quan hệ hôn nhân (vợ chồng) và huyết thống. Hộ gia đình là những người sống
chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và chung một ngân quĩ.
Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất tự cấp, tự túc kết hợp với sản xuất hàng
hóa nhỏ, chủ yếu dựa trên sức lao động và tư liệu sản xuất của hộ gia đình. Kinh tế hộ
gia đình giữ vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho các hộ
nông dân ở miền xi cịng như ở miền núi.
Hộ nơng dân là những hộ ở nông thôn chủ yếu hoạt động theo nghĩa rộng bao
gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế rất phổ biến với một đất nước nơng
nghiệp. Loại hình kinh tế này có những đặc trưng cơ bản sau:
- Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ, từ tự
cấp hồn tồn đến sản xuất hàng hố hồn tồn. Trình độ này quyết định quan hệ giữa
hộ nơng dân và thị trường.
- Các hộ nơng dân, ngồi hoạt động nơng nghiệp cịn tham gia vào hoạt động phi
nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
Bảng 1.1: So sánh giữa hộ nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp
Chỉ tiêu


Hộ nông dân

Doanh nghiệp nông nghiệp

Mục tiêu

Tự cung tự cấp; một phần để bán; Để bán
tỷ suất hàng hoá thấp.

Quy mơ

Nhỏ

Lớn

Lao động

Chủ yếu là lao động gia đình

Chủ yếu là lao động th



liệu

sản Của gia đình.

Mua thị trường hồn tồn
5



xuất.
Mức độ tham Thấp, từng phần
gia thị trường.

Cao và toàn bộ

- Vai trị, chức năng của hộ nơng dân:
+ Chức năng kinh tế: Đây là chức năng nổi bật của hộ và bản thân hộ cần sản
xuất, kinh doanh. Để đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết trước hết là cho hộ, sau đó là cho
xã hội. Thực hiện chức năng kinh tế, hộ phải hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh và đầu tư.
+ Chức năng tiêu dùng: Chức năng này liên quan chặt chẽ với chức năng kinh tế,
làm tiền đề, cơ sở lẫn cho nhau.
+ Chức năng tái sinh sản nguồn nhân lực.
+ Chức năng giáo dục đào tạo.
1.1.3. Phân loại kinh tế hộ
a) Phân loại dựa trên các yếu tố tự nhiên
Căn cứ vào địa hình và vùng kinh tế, hộ nơng dân được phân chia thành các loại
như sau:
* Theo địa hình
- Hộ nông dân đồng bằng
- Hộ nông dân trung du, miền núi.
* Theo vùng kinh tế
- Miền núi và trung du Bắc Bộ.
- Đồng bằng sông hồng.
- Ven biển Bắc Trung Bộ.
- Ven biển Nam Trung Bộ.
- Tây Nguyên.

- Đông Nam Bộ.
- Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Cách phân loại này cho phép tìm hiểu đặc điểm kinh tế hộ nơng dân từng vùng
và so sánh hoạt động kinh tế giữa các vùng.
b) Phân loại dựa trên các yếu tố kinh tế: Đây là cách phân loại thường được sử
dụng, tuỳ thuộc mục tiêu nghiên cứu cụ thể chúng ta có thể chọn theo các cách sau:
- Phân loại dựa vào thu nhập: Chia ra các nhóm hộ Giàu – Khá - Trung bình và
Nghèo. Cách này có hạn chế do kê khai hoặc điều tra thu nhập khó chính xác.
- Phân loại dựa vào mức độ đa dạng hố sản xuất.
Ví dụ: Nhóm hộ thuần nơng.
Nhóm hộ kinh doanh tổng hợp loại sản xuất – kinh doanh.
Nhóm hộ phi nơng nghiệp v.v.
6


- Ngồi ra có thể phân loại hộ nơng dân theo yếu tố xã hội nhưng ít được dùng.
1.2. Nhận thức chung về kinh tế trang trại
1.2.1. Khái niệm về kinh tế trang trại.
Về mặt kinh tế: Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng
dân, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc
sở quyền sở hữu hoặc sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên
quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức
quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và ln gắn với thị trường.
Như vậy có thể nói rằng trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn kinh tế nông
hộ.
Về mặt xã hội: Trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó có các quan
hệ xã hội đan xen nhau: quan hệ giữa các thành viên của hộ trang trại, quan hệ giữa
chủ trang trại và những người lao động thuê ngoài, quan hệ giữa người lao động làm
thuê cho chủ trang trại với nhau…
Về mặt môi trường: Trang trại là một khơng gian sinh thái, trong đó diễn ra các

quan hệ sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái trang trại quan hệ chặt chẽ ảnh hưởng
qua lại trực tiếp với hệ sinh thái của vùng.
1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại
* Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản phẩm hàng hoá
theo nhu cầu của thị trường.
Kinh tế trang trại là hình thức kinh tế từng bước đưa nơng dân từ hộ nông nghiệp
tự cấp tự túc lên các hộ nơng nghiệp hàng hố. Vai trị khách quan mang tính lịch sử
này của kinh tế trang trại gắn liền với tính hai mặt của hộ nơng dân, với trình độ phát
triển của sản xuất nông nghiệp và sự giao lưu hàng hố giữa thành thị và nơng thơn.
Các hộ nơng dân muốn làm giàu phải thốt khỏi tình trạng sản xuất tự túc và
từng bước chuyển sang sản xuất hàng hố theo phương thức trang trại.
Đặc trưng về mục đích sản xuất hàng hoá là đặc trưng quan trọng nhất của kinh
tế trang trại, bởi vì mục đích sản xuất hàng hoá chi phối và ảnh hưởng rất lớn, thậm chí
quyết định tới các đặc trưng khác của kinh tế trang trại.
* Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của
một người chủ độc lập.
Trong các trang trại tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại. Trong
trường hợp đi thuê hay được giao quyền sử dụng thì tư liệu sản xuất đều thuộc quyền
sử dụng của một người chủ độc lập.
* Trong các trang trại, các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất và tiền vốn được
tập trung tới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá.
Đặc trưng về sự tập trung các yếu tố sản xuất của kinh tế trang trại có thể biểu thị
về mặt lượng bằng những chi tiêu chủ yếu sau:

7


- Quy mơ diện tích ruộng đất của trang trại (nếu là trang trại chăn ni thì là số
lượng gia súc, gia cầm…).
- Quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại.

* Kinh tế trang trại có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên cơ
sở chun mơn hố sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện hạch
toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường.
- Về trình độ chun mơn hố sản xuất trong các trang trại
- Trình độ thâm canh trong các trang trại còng được nâng dần từ thâm canh
truyền thống sang thâm canh kết hợp truyền thống với hiện đại rồi thâm canh hiện đại.
- Về cách thức điều hành sản xuất:
Việc quản lý và điều hành sản xuất ở đây được tiến hành trên cơ sở những kiến
thức cần thiết về nông học, sinh học và phương pháp điều hành sản xuất.
- Về hoạt động tài chính và hạch tốn của trang trại:
Hoạt động tài chính bao gồm các nội dung: kế hoạch tài chính, hạch tốn gia
thành, lợi nhuận, phân tích kinh doanh v.v.. Hoạt động tài chính và hạch tốn của trang
trại ngày càng có vai trò quan trọng, đồng thời còng ngày càng phức tạp địi hỏi phải
có kiến thức và nghiệp vụ kế toán, hạch toán nhất định.
- Về tiếp cận thị trường:
Thái độ và hành động đối với thị trường của trang trại còng từng bước được thay
đổi theo hướng ngày càng tiếp cận và gắn kết với thị trường.
* Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và
kinh nghiệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh.
Người chủ trang trạng là người có những tố chất cần thiết để tổ chức và quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Những tố chất cần thiết và chủ yếu là
chủ trang trại là:
- Có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nghề nơng.
- Có năng lực tổ chức quản lý sản xuất.
- Có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nơng nghiệp, đồng thời có hiểu biết nhất
định về hạch tốn, phân tích kinh doanh, tiếp cận thị trường.
* Các trang trại đều có thuê mướn lao động
Quy mô thuê mướn lao động trong các trang trại khác nhau và phụ thuộc chủ yếu
vào các loại hình trang trại và quy mơn sản xuất của các trang trại.
Có hai hình thức th mướn lao động trong các trang trại, đó là: thuê lao động

thường xuyên và thuê lao động thời vụ. Trong hình thức thuê lao động thường xuyên,
trang trại thuê người lao động làm việc ổn định quanh năm; cịn trong hình thức th
lao động thời vụ, trang trại chỉ thuê người lao động làm việc theo thời vụ sản xuất.
1.2.3. Phân loại trang trại
1.2.3.1. Tiêu chí nhận dạng trạng trại: Tiêu chí nhận dạng trang trại cần bao gồm
các chỉ tiêu sau:
8


- Giá trị sản lượng hàng hoá tạo ra trong một năm.
- Quy mơ diện tích ruộng đất (nếu là trồng trọt) hay số lượng gia súc, gia cầm
(nếu là chăn nuôi).
- Quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Trong các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá là chỉ tiêu chủ yếu.
Các chỉ tiêu còn lại là chỉ tiêu bổ sung.
1.2.3.2. Các tiêu chí cụ thể để nhận dạng trang trại: Thơng tư số 27/2011/TTBNNPTNT ngày 13/4/2011 Thông tư Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng
nhận kinh tế trang trại
a) Phân loại trang trại
* Các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất như sau:
- Trang trại trồng trọt;
- Trang trại chăn nuôi;
- Trang trại lâm nghiệp;
- Trang trại nuôi trồng thuỷ sản;
- Trang trại tổng hợp.
* Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ni trồng thủy
sản) là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nơng sản hàng hóa của ngành chiếm trên
50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trường hợp khơng có
ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại
tổng hợp.
b) Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ trang trại

Chủ trang trại được hưởng các chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển và có
trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định hiện hành.
c) Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt
tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
* Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
- Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và
Đồng bằng Sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh cịn lại.
- Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
* Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên;
* Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31ha và giá trị sản
lượng hàng hóa bình qn đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
1.3. Vai trị, vị trí của kinh tế hộ, trang trại và các giải pháp phát triển
kinh tế hộ-trang trại của chính phủ
1.3.1. Vai trị, vị trí của kinh tế hộ, trang trại
9


a) Vai trị, vị trí của kinh tế hộ
* Vai trị:
- Nơng dân là lực lượng đơng đảo, chủ yếu, năng động và nhạy cảm.
- Là nguồn cung cấp nhân lực, lương thực thực phẩm, nguyên liệu cho công
nghiệp và các ngành khác.
- Giúp tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và các ngành.
* Ưu thế kinh tế hộ nơng dân.
Vì nơng dân tự “bóc lột chính mình và các thành viên trong gia đình” nên kinh tế
hộ nơng dân có những ưu điểm sau:
- Quy mô sản xuất nhỏ, đa dạng.
- Tự điều chỉnh được mức tiêu dùng của mình.

- Tư liệu sản xuất của hộ nơng dân có thể tự lo liệu.
- Tự duy trì tái sản xuất giản đơn
- Tối đa hố lợi nhuận khơng phải là mục tiêu duy nhất của hộ nơng dân
- Q trình tập trung hoá ruộng đất vào một số người bị hạn chế vì đất đai bị chia
nhỏ do sự thừa kế.
- Nơng dân có thể vượt qua áp lực của thị trường bằng việc sử dụng lao động của
gia đình.
- Sản xuất nông nghiệp thường không hấp dẫn cho đầu tư thành tư bản nơng
nghiệp.
- Nơng dân có thể đa dạng hố các hoạt động kinh tế ở hộ.
Chính do những ưu thế này mà kinh tế hộ nông dân đã đang và sẽ tồn tại.
b) Vai trị, vị trí của kinh tế trang trại
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng, trong nền nông nghiệp thế
giới, Như đã khẳng định ở trên, ngày nay trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ
yếu trong nơng nghiệp cả nước. Ở các nước phát triển, trang trại gia đình có vai trị to
lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp. Ở đây tuyệt đại bộ phận nông sản phẩm
cung cấp cho xã hội được sản xuất trong các trang trại gia đình.
- Về mặt kinh tế, các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển
các loại cây trồng, vật ni có giá trị hàng hố cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất
phân tán, manh mún, tạo nên những vùng chun mơn hố, tập trung hàng hoá và
thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyến dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần
thúc đẩy phát triển cơng nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở
nông thôn.
- Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ
giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho lao động. Mặt
khác, phát triển kinh tế trang trại cịn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng
trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản
xuất kinh doanh.
10



- Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực, lâu
dài của mình mà các chủ trang trại ln có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ
các yếu tố môi trường, trước hết trong phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau
nữa là trong phạm vi từng vùng. Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan
trong vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc và sử dụng hiệu
quả tài nguyên đất đai. Những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo vệ mơi
trường sinh thái trên các vùng đất nước.
1.3.2. Các giải pháp phát kinh tế hộ, trang trại của chính phủ
a) Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân.
- Giải quyết quan hệ ruộng đất trong nông thôn cho phù hợp với kinh tế thị
trường. Giải quyết mâu thuẫn giữa tích tụ ruộng đất và tỉ lệ nơng dân khơng có đất
hoặc thiếu đất sản xuất .
Vấn đề sử dụng đất đai phải đáp ứng yêu cầu của sản xuất hàng hố và cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thôn.
- Nâng cao quy mô kinh tế và năng suất lao động của nông dân: Nhà nước cần
tạo ra sự di chuyển năng động của các yếu tố sản xuất để phát triển kinh tế hộ, tăng số
hộ nông dân giàu và chuyển một phần nông dân đặc biệt là nơng dân khơng có đất
hoặc thiếu đất canh tác sang kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời phải đẩy nhanh quá trình
cơng nghiệp hố để thu hút lao động nơng nghiệp.
- Giải quyết quan hệ giữa hộ nông dân và HTX, khuyến khích hình thức hợp tác
tự nguyện. Tạo điều kiện cho nơng dân tăng tính tự lập. Các khâu dịch vụ do HTX
đảm nhận phải được thực hiện theo cơ chế thị trường.
- Tạo môi trường cho kinh tế hộ nơng dân phát triển. Chú trọng vào các chính
sách:
+ Chính sách ruộng đất: Tích tụ và thị trường hố đất đai.
+ Đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong nơng nghiệp
+ Chính sách can thiệp trong lưu thơng phân phối hỗ trợ hộ nông dân.
+ Tăng cường cơ cở vật chất kỹ thuật nơng nghiệp
+ Nâng cao trình độ cho nông dân đặc biệt là các vùng sâu vùng xa để tăng khả

năng tiếp cận với thị trường, hướng tới thị trường ngoài nước.
+ Lựa chọn những kỹ thuật, công nghệ phù hợp để chuyển giao cho nông dân
đồng thời có phương pháp chuyển giao linh hoạt đối với từng đối tượng nông dân.
b) Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại
- Nhà nước thừa nhận sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế trong
nơng nghiệp và đảm bảo quyền bình đẳng đối với tất cả các thành phần kinh tế này.
Đây là nội dung hết sức quan trọng, tạo ra tiền đề khuyến khích kinh tế trang trại phát
triển.
- Về chính sách đất đai: Nhà nước giao quyền sử dụng đất đai ổn định, lâu dài
cho người sản xuất, mở rộng hình thức cho thuê, chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai
11


để tăng qui mơ diện tích sản xuất. Chính sách đất đai được thể hiện qua Luật Đất đai
và Luật đất đai sửa đổi sau này là yếu tố quan trọng nhất để phát triển kinh tế trang
trại.
- Nhà nước nghiên cứu, hỗ trợ đầu tư xây dựng CSHT ở những vùng khó khăn,
phát triển cơ sở chế biến nơng sản, thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi và thơng
thống để tạo điều kiện cho nơng dân vay vốn phát triển sản xuất.
- Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất để thu hút
lao động, giải quyết việc làm tại chỗ. Cho phép chủ trang trại được thuê lao động và
thực hiện trả công lao động theo thỏa thuận. Nhà nước sẽ hỗ trợ việc đào tạo nghề
dưới nhiều hình thức để cung cấp lao động có chất lượng cho phát triển nơng nghiệp
nói chung, phát triển trang trại nói riêng.
- Về chính sách khoa học, công nghệ: Nhà nước hỗ trợ việc sản xuất và cung cấp
giống cây trồng, vật ni có chất lượng tốt và phát triển các dịch vụ, bao gồm cả dịch
vụ khoa học kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nơng dân. Khuyến khích việc
phát triển các hình thức liên kết giữa cơ sở sản xuất với cơ sở khoa học và đào tạo,
nhằm tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho phát triển sản xuất.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi về các loại thuế đối với các trang trại. Tổ chức

cung cấp thông tin về thị trường và làm tốt công tác chế biến nông sản, tiêu thụ sản
phẩm cho nông dân, khuyến khích và tạo điều kiện cho người sản xuất xuất khẩu trực
tiếp sản phẩm ra bên ngồi.
Chính sách phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là ở vựng trung du, miền núi
khơng chỉ có ý nghĩa cho phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở những vùng này.
Điều quan trọng hơn là đã khôi phục được độ che phủ đất, phát triển môi trường sinh
thái, khôi phục và phát triển được tập quán văn hóa truyền thống của các dân tộc, tạo
tiền đề cho việc hình thành và phát triển du lịch văn hóa – sinh thái ở các địa phương.

CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Trình bày khái niệm về kinh tế hộ nông dân? Kinh tế hộ nơng dân có vai trị và
những đặc trưng cơ bản nào?
2. Kinh tế hộ nông dân được phân chia thành những loại nào? Lấy ví dụ minh
họa cho mỗi loại hình kinh tế hộ nơng dân?
3. Kinh tế trang trại là gì? Nêu vai trị và đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại?
4. Nêu những loại hình trang trại mà em biết? Cho ví dụ minh họa?
5. Để phát triển sản xuất, em lựa chọn xây dựng mơ hình kinh tế theo loại hình
kinh tế hộ nơng dân hay kinh tế trang trại? Vì sao?

12


CHƯƠNG II: LỰA CHỌN CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH Ở HỘ - TRANG TRẠI
Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò, sự cần thiết và căn cứ lựa chọn hoạt động sản xuất kinh
doanh ở hộ-trang trại; Trình tự các bước sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại;
- Lựa chọn được hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại.
2.1. Vai trò và sự cần thiết lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh ở
hộ-trang trại

2.1.1. Vai trò và sự cần thiết lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ
Tất cả những quyết định của người nông dân phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm
của hộ nơng dân về các mục tiêu, mục đích của họ, có nghĩa là nếu được tự do lựa
chọn, họ sẽ lựa chọn những cây trồng vật nuôi nào... để thỏa mãn mục tiêu đích thực
của họ.
Quyết định của người nơng dân bao gồm:
- Quyết định về định hướng sản xuất (sản xuất cây gì? sản xuất như thế nào? sản
xuất bao nhiêu? sản xuất khi nào? sản xuất ở đâu?
- Quyết định về phương hướng sử dụng tài nguyên (lao động, sử dụng đất,
nước...)
- Quyết định về phương hướng đầu tư, phương hướng thanh toán (vốn và sử dụng
vốn, quản lý thu, chi...)
- Quyết định về chế biến và định hướng thị trường (chế biến sản phẩm nào ? khi
nào bán, bán ở đâu ? dự trữ...)
Mục tiêu sản xuất của hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh, quyết
định mức độ đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản phẩm của thị trường.
Sản xuất của hộ nơng dân tiến hố từ tình trạng tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá
ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình biến đổi ấy, hộ nơng dân sẽ có những thay
đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh còng như phản ứng với thị trường để sản xuất
kinh doanh ngày càng có hiệu quả.
2.1.2. Vai trị, mục đích và sự cần thiết lựa chọn hoạt động sản xuất kinh
doanh ở trang trại
* Vai trò của sự lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh trong trang trại
Hiện nay q trình sản xuất kinh doanh Nơng lâm ngư nghiệp ở trang trại đang
vận động theo cơ chế thị trường mà đặc trưng của nó là sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Do đó, việc xác định phương hướng, qui mô kinh doanh và mục tiêu kinh doanh hợp
lý có ý nghĩa quan trọng và là điều kiện tiên quyết của trang trại. Xác định phương
hướng gắn liền với xác định qui mơ sản xuất hàng hóa và dịch vụ là những vấn đề lớn
và có quan hệ chặt chẽ với nhau.
13



Phương hướng sản xuất kinh doanh trong trang trại là nội dung mà trang trại tự
đặt câu hỏi và trả lời.
* Mục đích của sự lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh trong trang trại
- Lựa chọn được ngành sản xuất, sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất kinh
doanh của trang trại và cho hiệu quả kinh tế cao.
- Lựa chọn qui mô sản xuất hợp lý cho từng ngành, từng loại sản phẩm.
- Lựa chọn được công nghệ, tiến bộ kỹ thuật phù hợp để ứng dụng vào sản xuất.
- Xác định được thu nhập của từng ngành, từng sản phẩm và của toàn trang trại
làm căn cứ để lựa chọn cơ cấu và phương hướng sản xuất.
- Phân tích được hiệu quả sản xuất của toàn trang trại, của từng ngành, từng sản
phẩm hay hiệu quả sử dụng của từng nguồn lực.
- Đưa ra được những quyết định đúng trong đầu tư và kinh doanh.
Với những nội dung trên đây, dự thảo sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức
quan trọng cho việc điều hành và phát triển sản xuất của trang trại.
2.1.3. Các câu hỏi phải trả lời trước khi lựa chọn hoạt động sản xuất kinh
doanh ở hộ - trang trại
Trước khi lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh cho mình, hộ nông dân hay
trang trại phải giải quyết được nhiều vấn đề. Chỉ khi trả lời được các câu hỏi này thì sự
phát triển của hộ và trang trại mời thực sự bền vững:
- Sản xuất kinh doanh cái gì? (Cây gì? con gì? mơ hình kinh doanh, các bước đi
cụ thể)
- Sản xuất kinh doanh cho ai? (ai tiêu thụ, tiêu thụ ở đâu, giá bán)
- Sản xuất kinh doanh như thế nào? (công nghệ, điều kiện sản xuất, kiến thức sản
xuất)
- Lợi nhuận thu được bao nhiêu?
Đó chính là sự lựa chọn tốt nhất các phương án sản xuất kinh doanh cho trang
trại và các bộ phận của nó đạt mục tiêu đề ra.
2.2. Những căn cứ để lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộtrang trại

2.2.1. Về đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong hoạt động sản
xuất nông, lâm, thuỷ sản.
Đối với kinh tế hộ: Đất đai có quy mơ nhỏ, manh mún, phân tán. Những vấn đề
này gây trở ngại cho quá trình cơ giới hố sản xuất, khó quản lý sản xuất và ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất.
Đối với kinh tế trang trại: Để phát triển kinh tế trang trại - một hình thức tổ chức
sản xuất nơng, lâm, thuỷ sản hàng hố lớn - trước hết phải dựa vào đất, nhất là những

14


nơi tiềm năng để mở rộng diện tích đất đai cịn nhiều, trong đó đáng chú ý là trung du,
miền núi và ven biển.
Muốn sử dụng đất có hiệu quả phải chú ý khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất
đai, lựa chọn cây trồng cho phù hợp với từng loại đất.
2.2.2. Vốn và nguồn vốn
Đối với kinh tế hộ: Khả năng tích tụ, tập trung vốn của nơng dân phần lớn là
thấp. Vốn cho nông nghiệp chu chuyển chậm. Dễ gặp rủi ro trong đầu tư vào nông
nghiệp. Hầu hết các hộ nông dân đều thiếu vốn.
Đối với kinh tế trang trại: Vốn là yếu tố hạn chế để phát triển kinh tế trang trại
địi hỏi phải có vốn, trong đó các chủ trang trại cần phải tích tụ một lượng vốn tự có
nhất định. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết, bởi lẽ nếu có nhiều vốn thì có
thể th đất đai, sức lao động làm kinh tế trang trại. Nguồn vốn các trang trại chủ yếu
dựa vào vốn tự có.
Như vậy, để phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chủ hộ, trang trại phải
biết sử dụng hợp lý các nguồn vốn.
2.2.3. Lao động
Đối với kinh tế hộ: Hộ nông dân tự tổ chức lao động, sử dụng lao động gia đình
là chủ yếu. Lao động nơng nghiệp có trình độ thấp. Việc sử dụng quỹ thời gian lao

động mới đạt khoảng 73%.
Bắt đầu xuất hiện thị trường lao động nông thôn dẫn đến việc thay đổi cơ cấu
nghề nghiệp của lao động và ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.
Đối với kinh tế trang trại: Các chủ trang trại đại bộ phận là nam giới và dân tộc
kinh. Số nhân khẩu bình quân khoảng 5,82 người. Số lao động làm thuê ở các trang
trại chưa nhiều. Bình quân ở 1 trang trại là 0,98 người. Đại bộ phận các trang trại có
thuê lao động thời vụ.
2.2.4. Kinh nghiệm và trình độ quản lý của chủ hộ- chủ trang trại
Chủ yếu là của chủ hộ hoặc của chủ trang trại. Kinh nghiệm và trình độ quản lý
của chủ trang trại phụ thuộc vào trình độ văn hố, chun mơn kỹ thuật, quản lý kinh
tế và cịn phụ thuộc cả vào giới tính hoặc tuổi tác, dân tộc v.v..
2.2.5. Các nguồn lực bên ngoài ảnh hưởng, chi phối đến phát triển kinh tế hộtrang trại
Các nguồn lực bên ngoài là điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tạo ra
lợi thế so sánh, chính sách và quan hệ cộng đồng.
Chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hộ nông dân- trang trại sản xuất kinh
doanh. Chính phủ đã có những chính sách về đầu tư thuỷ lợi, tín dụng, giáo dục, thuế
sử dụng đất nơng nghiệp, giá cả v.v..
2.3. Trình tự các bước sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại
Để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hộ-trang trại cần thực hiện tốt các
bước công việc sau:
15


- Tìm hiểu về điều kiện dân sinh kinh tế xã hội ở địa phương.
- Tìm hiểu nhu cầu thị trường tại thơn bản.
- Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh tại thôn bản.
- Lựa chọn hộ tiểu biểu của thôn bản.
- Lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh cho hộ tiêu biểu.
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho hộ tiêu biểu.


CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Trình bày vai trò và sự cần thiết lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ
và trang trại?
2. Việc lựa chọn hoạt động sản xuất kinh theo loại hình kinh tế hộ hay trang trại
cần căn cứ vào những yếu tố nào?
3. Để phát triển sản xuất tại địa phương, em lựa chọn xây dựng mơ hình kinh tế
theo loại hình kinh tế hộ nơng dân hay kinh tế trang trại? Vì sao?

16


CHƯƠNG III: QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT
Mục tiêu:
- Trình bày được nội dung chính trong quản lý các yếu tố sản xuất ở hộ nông dân
và trang trại; quản lý các nguồn tài nguyên trong trang trại; quản lý kỹ thuật, thị trường
ở hộ và trang trại;
- Phân tích được hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ và trang trại.
3.1. Quản lý các yếu tố sản xuất kinh tế hộ
3.1.1. Lập phương án sản xuất của hộ
* Mục tiêu: Phương án sản xuất kinh doanh của hộ khơng những chỉ mang tính
chất tự cấp, tự túc mà cịn hướng tới có sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường lấy tiền
trang trải các khoản chi tiêu về văn hóa – xã hội và có tích lũy vốn để mở rộng sản
xuất.
* Yêu cầu xây dựng phương án sản xuất kinh doanh:
- Thể hiện được ý đồ phát triển kinh tế hộ trước mắt và lâu dài theo hướng nông
lâm kết hợp, lấy ngắn nuôi dài, sử dụng có hiệu quả cao nhất về đất đai và lao động
trong gia đình.
- Cần chú ý đến sản xuất lâm nghiệp một cách thích đáng để giải quyết nhu cầu
tiêu dùng gỗ, củi cho xã hội.
- Cần lựa chọn cây trồng thích hợp hoặc giống vật ni có giá trị kinh tế cao.

- Cần chú ý đến yêu cầu phòng hộ, chống xói mịn và tạo ra một hệ mơi trường
sinh thái khép kín bền vững, ổn định lâu dài.
(Chi tiết học tại chương 4 )
3.1.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới kinh tế hộ nông dân
a) Nguồn lực bên trong của hộ nông dân
* Đất đai
Đất đai của hộ nơng dân thường có đặc điểm: Quy mơ nhỏ, manh mún, phân tán.
Những vấn đề này gây trở ngại cho q trình cơ giới hố sản xuất, khó quản lý sản
xuất và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
* Lao động
Lao động của hộ nơng dân thường có đặc điểm:
- Hộ nông dân tự tổ chức lao động, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu.
Hộ gồm một cơ cấu tuổi tác, giới tính, lao động, nghề nghiệp khác nhau vì thế sử
dụng lao động rất linh hoạt và hiệu quả.
Quy mô hộ từ 4 – 6 khẩu, 2 –3 lao động. Như vậy một lao động nơng nghiệp phải
ni trên 2 người do vậy gặp khó khăn vì năng suất lao động nơng nghiệp thấp.

17


- Lao động nơng nghiệp có trình độ thấp, việc sử dụng quỹ thời gian lao động
mới đạt khoảng 73%.
Bắt đầu xuất hiện thị trường lao động nông thôn dẫn đến việc thay đổi cơ cấu
nghề nghiệp của lao động và ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.
* Vốn: Khả năng tích tụ, tập trung vốn của nơng dân phần lớn là thấp. Vốn cho
nông nghiệp chu chuyển chậm. Dễ gặp rủi ro trong đầu tư vào nông nghiệp. Hầu hết
các hộ nơng dân thiếu vốn.
Ví dụ: Hộ nghèo cho tái sản xuất giản đơn. Hộ giàu cho tái sản xuất mở rộng
* Kinh nghiệm cho lao động sản xuất chủ yếu là của chủ hộ. Phụ thuộc vào trình
độ văn hố, chun mơn kỹ thuật, quản lý kinh tế và cịn phụ thuộc cả vào giới tính

hoặc tuổi tác, dân tộc v.v.
b) Các nguồn lực bên ngoài của hộ: Là điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã
hội tạo ra lợi thế so sánh, chính sách và quan hệ cộng đồng.
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới hộ nơng dân có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau:
Nhà nước:
- Chính sách
- Luật pháp
Hiệp hội
- Thanh niên
- Phụ nữ
- Cựu chiến binh
- Hội làm vườn
…………..

THÔN BẢN
KINH TẾ HỘ

Tổ chức:
- Khuyến nông
- Khuyến lâm
- Trung tâm hỗ trợ
sản xuất

NƠNG DÂN

Tổ chức tín dụng:
- Ngân hàng
- Cơ quan viện trợ
- Cơ quan hỗ trợ
…………………


Truyền thông, tập
quán

Giữa các hộ nông
dân với nhau:
- Quan hệ gia đình
- Quan hệ làng xóm

Hình 3.1: Sơ đồ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngồi tới phát triển kinh tế hộ
nơng dân
3.1.3. Nội dung quản lý các yếu tố sản xuất của kinh tế hộ
a) Thị trường
Cần nắm chắc thơng tin về tình hình giá cả của các chủng loại mặt hàng; nhu cầu
về số lượng, chất lượng và nguồn tiêu thụ; cần dự đoán được xu hướng thay đổi và
phát triển của thị trường để có sách lược sản phẩm phù hợp. Phương châm kinh doanh
18


ngày nay là “Chỉ đưa ra những sản phẩm mà thị trường cần chứ khơng phải là những
cái mình sẵn có”; “Người nào đưa hàng hóa ra thị trường sớm nhất sẽ có lợi nhuận
càng cao, càng về sau nói chung lợi nhuận càng giảm”.
b) Quản lý tài nguyên
Tài nguyên đất: Cần biết khai thác có hiệu quả diện tích đất hiện có. Biết phân
loại đất, phân biệt giá của các loại đất để bố trí cây trồng cho thích hợp, có biện pháp
cải tạo đất, bón phân cho đất, có giải pháp chống xói mịn và bảo vệ theo từng loại đất.
Tài nguyên nước: Cần phải xây dựng và quản lý hệ thống tưới tiêu nước sao cho
vừa đáp ứng được yêu cầu cao nhất của cây trồng, vật ni, vừa biết tiết kiệm được chi
phí. Có thể lợi dụng địa hình để ngăn khe, ngăn suối, dẫn nước từ trên cao về, đắp đập
tạo ao, hồ nhỏ, xây ao chắn nước để kết hợp nuôi cá với làm thủy lợi nhỏ tưới nước

cho cây trồng.
Tài nguyên khí hậu: Việc quản lý tài nguyên khí hậu chủ yếu là áp dụng các biện
pháp điều tiết các luồng hơi nước, hơi nóng bằng cách trồng các hàng cây ven bờ,
trồng rừng chắn gió, chắn cát bay, trồng cây bóng mát, trồng cây che phủ bề mặt đất,
chống xói mịn do mưa to gió lớn gây ra.
Biết lựa chọn những cây trồng, vật ni có q trình sinh trưởng và phát triển
phù hợp với tình hình thời tiết khí hậu của từng vùng, từng khu vực thì sản xuất mới
có hiệu quả kinh tế.
c) Quản lý kỹ thuật
Kỹ thuật được hiểu là tồn bộ các cơng cụ và các tư liệu lao động khác cùng với
các qui trình cơng nghệ để nuôi trồng các cây con và sản xuất ra các sản phẩm khác.
Kỹ thuật là yếu tố quyết định nhất đến việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm, do đó nó quyết định khả năng cạnh tranh của nơng sản hàng hóa bán ra thị
trường.
Nội dung quản lý kỹ thuật bao gồm: Công cụ lao động phải đảm bảo các tiêu
chuẩn kỹ thuật như: Sắc bén, chắc chắn và phù hợp với các thao tác lao động. Thường
xuyên biết cải tiến công cụ lao động và tiến lên sử dụng máy móc cơ khí.
Áp dụng kỹ thuật mới trong NLN còn bao gồm cả việc đưa vào sản xuất các
giống cây con mới nhập ngoại hay mới được lai tạo cho năng suất cao, chất lượng sản
phẩm tốt, bán được giá cao hơn và đem lại lợi nhuận cao hơn.
Qui trình cơng nghệ được hiểu là phương pháp sản xuất sản phẩm nói chung. Đối
với cây trồng đó là phương pháp gieo trồng, chăm sóc, phũng chống sâu bệnh, kích
thích sinh trưởng, ra hoa, đậu quả, thu hoạch... Đối với giống vật ni đó là hệ thống
biện pháp lai tạo, sinh đẻ, nhân giống, qui trình chăn ni, phịng bệnh thú y.
Để nắm bắt được kỹ thuật mới, trước hết phải học hỏi và làm theo kinh nghiệm
của các hộ gia đình tiên tiến trong vùng, trong cộng đồng, làng bản. Ngồi ra gia đình
có thể đi thăm quan học hỏi thêm ở nơi khác, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng
chuyên đề do xã, phường, khuyến nông...tổ chức.

19



d) Quản lý lao động – Con người và việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần
của các thành viên trong hộ gia đình.
Đặc điểm lao động của kinh tế hộ: Lao động luôn luôn là một yếu tố quyết định
nhất trong việc tổ chức thực hiện các quá trình sản xuất. Trong kinh tế hộ lao động chủ
yếu là các thành viên trong gia đình.
Việc điều hành, quản lý lao động trong gia đình phải rất linh hoạt, phự hợp với
trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm, sức khỏe, mùa vụ... Sử dụng lao động chính, lao động
phụ một cách cân đối để có hiệu quả. Những lúc thời vụ bận rộn có thể th, đổi cơng
lao động để kịp tiến độ, mùa vụ sản xuất.
Lập biểu đồ và điều hành lao động: Để điều hành lao động hợp lý trong hộ gia
đình, cần phải nắm vững các yếu tố sau:
- Những công việc cần phải làm.
- Lịch canh tác thời vụ theo các tháng trong năm của từng loại cây trồng, chu kỳ
sinh trưởng và phát triển của gia súc, gia cầm...
- Yêu cầu kỹ thuật và mức độ năng nhọc của từng công việc.
- Định mức lao động của những cơng việc chính.
Chủ gia đình cần biết tớnh toỏn được số ngày công lao động của từng việc, trong
từng thời kỳ, phân công lao động hợp lý cho các thành viờn trong gia đình và dự kiến
xem có cần thuờ thờm lao động khơng, th vào lúc nào, làm gỡ.
Cần biết động viên, khích lệ hơn là mệnh lệnh hành chính, cần quan tâm đến yếu
tố lợi ích kinh tế và tâm lý của mỗi người, cần có những phương pháp thích hợp để
gắn lợi ích kinh tế với thành quả lao động cá nhân.
e) Quản lý vốn
Vốn là một trong những điều kiện quan trọng để tiến hành hoạt động kinh tế hộ.
Khi đầu tư vào kinh doanh cần đảm bảo 2 yêu cầu:
- Vốn đầu tư kinh doanh phải sinh lợi
- Vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó nếu xét ra khơng có lãi thì ít nhất cịng phải
tạo thêm được việc làm.

Vốn làm kinh tế hộ gia đình lấy từ 2 nguổn chính: Vốn tự có và vốn đi vay.
Lưu ý: Vốn đi vay phải trả lãi, vì vậy trước khi đi vay cần phải trả lời được các
câu hỏi sau:
- Vay vốn dùng cho hoạt động kinh doanh gì?
- Cần vay bao nhiêu ?
- Vay ở đâu và lãi suất bao nhiêu?
- Có những nguồn vay nào được trả lãi suất ưu tiên hoặc khơng phải trả lãi ? Cần
có biện pháp gì để khai thác có hiệu quả những nguồn vốn đó?
- Bao giờ thì phải trả nợ và trả bằng cách nào ?

20


Sử dụng vốn, quay vòng vốn và lập hồ sơ: Muốn sử dụng vốn có hiệu quả thì
phải quay vịng vốn nhanh và trả nợ đúng hạn.
Để có thể làm được kế hoạch sử dụng vốn, lập được sơ đồ quay vịng vốn các hộ
gia đình phải tính được các chi phí sản xuất trong cả vụ, hoặc trong một chu kỳ sản
xuất, dự tính được sản lượng thu hoạch còng như thu nhập bằng tiền của từng cây,
từng con đưa vào sản xuất kinh doanh.
g) Các chính sách đầu tư tín dụng:
* Các hình thức vay vốn:
- Vốn vay ngắn hạn: Dùng cho chi phí sản xuất, thời hạn cho vay phụ thuộc vào
chu kỳ sản xuất. Thời gian vay tối đa không quá 12 tháng. Mức vay theo phương án
sản xuất cụ thể.
- Vốn vay trung hạn: Dùng để trồng mới cây lưu gốc, nuôi đại gia súc, nuôi gia
cầm, cá giống, đổi mới công nghệ. Thời gian cho vay không quá 36 tháng. Mức vay
tối đa bằng khoảng 70% nhu cầu vốn vay của phương án xin vay.
- Vốn vay dài hạn: Dùng để trồng và chăm sóc cây dài ngày, cây lâm nghiệp,
ni gia súc cơ bản (lợn nái, trâu bị sữa..), mua sắm máy móc thiết bị sản xuất, đổi
mới công nghệ... Mức vay tối đa bằng 50% nhu cầu vốn của phương án vay.

* Chính sách lãi suất ưu tiên, chế độ thế chấp, tín chấp, bảo lãnh vay vốn, thủ tục
và phương pháp cho vay: Theo qui định hiện hành của nhà nước và từng tổ chức tín
dụng.
i) Hạch tốn và phân tích kinh tế (Chi tiết học tại chương V)
3.2. Quản lý các yếu tố sản xuất kinh tế trang trại
3.2.1. Quản lý con người- lao động- thù lao
Trong trang trại, ngoài việc sử dụng lực lượng lao động vốn có của gia đình, chủ
trang trại cịn phải th mướn một số lao động làm việc cả năm hoặc từng thời vụ. Vì
vậy, việc quản lý, sử dụng lao động và thù lao lao động có vị trí quan trọng. Phải có
nghệ thuật quản lý sử dụng con người sao cho tạo được quyền tự chủ trong công việc
của mỗi người để đạt được hiệu công tác và sản xuất tốt nhất. Đồng thời phải chú ý
đầy đủ và bảo đảm lợi ích kinh tế của mỗi người, gắn lợi ích kinh tế với thành quả lao
động của họ để tạo ra động lực cá nhân. Vì khơng có động lực cá nhân thì động lực
của trang trại và của xã hội cịng khơng có.
Quản lý sử dụng lao động cịn thể hiện ở việc có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và
sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lao động có thể có nhằm bảo đảm nâng cao tỷ suất sử
dụng lao động và năng cao năng suất lao động.
a) Bố trí sử dụng lao động trong trang trại
- Đặc điểm khi bố trí sử dụng lao động trong trang trại:
+ Lao động trang trại có tính thời vụ
+ Lao động trang trại thường nặng nhọc và khó khăn.
+ Lao động trang trại không theo giờ giấc.
21


- Nội dung bố trí lao động trong trang trại
- Xác định cụ thể nguồn cung cấp lao động:
+ Lao động của gia đình
+ Lao động thuê, quản lý chặt chẽ số lao động này.
- Dựa vào kế hoạch sản xuất - định mức để xác định khối lượng công việc

- Trả thù lao theo hình thức thoả thuận và tuân thủ quy định sử dụng lao động của
nhà nước, ký hợp đồng lao động.
- Lập lịch canh tác để tính nhu cầu lao động.
- Một số chỉ tiêu đánh giá sử dụng lao động: Thu nhập / 1 công lao động; thu
nhập/1 lao động
b) Quản lý vốn trong trang trại
* Khái niệm vốn: Theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ cho SX của trang trại.
Theo nghĩa hẹp là biểu hiện bằng tiền của các đầu vào.
* Nguồn vốn trong trang trại: Nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay
* Các loại vốn trong trang trại gồm:
- Vốn cố định
- Vốn lưu động
* Cách quản lý sử dụng vốn theo cơ chế thị trường:
Vốn là một trong những điều kiện quan trọng nhất để tiến hành sản xuất kinh
doanh của các trang trại.
- Đầu tư vốn trong SXKD phải sinh lợi. Nếu khơng có lãi thì phải tạo thêm việc
làm, tận dụng thời gian lao động.
- Đầu tư vốn phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường để lựa chọn và tập trung
cao cho ngành chun mơn hóa sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao, chứ khơng
phải dựa vào khả năng có thể sản xuất gì để đầu tư.
- Các chủ trang trại phải thật sự có trọn vẹn quyền tự chủ về tài chính. Tính tốn
cẩn thận nhu cầu vốn tự có, vốn vay. Đối với vốn vay trước khi vay chủ trang trại phải
cân nhắc kỹ, trả lời các câu hỏi sau:
- Vay vốn để SXKD cái gì?
- Vay ở đâu? vay bao nhiêu? lãi suất?
- Cịn nguồn vốn nào khơng phải trả lãi?
- Thời điểm trả nợ? trả bằng cái gì?
Quản lý chặt chẽ vốn vay không dùng vốn vay sai mục đích, khơng nên dùng vốn
vay mua sắm.
Phương án sử dụng vốn phải đảm bảo:

- Đầu tư đúng hướng
- Sử dụng đúng cách
22


- Chi tiêu đúng mức
- Cung cấp đúng lúc
3.3. Quản lý các nguồn tài nguyên trong trang trại
3.3.1. Tổ chức quản lý sử dụng đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thay thế được trong sản xuất nơng, lâm
nghiệp nói chung và của trang trại nói riêng.
a) Bố trí sử dụng đất của trang trại
Việc bố trí và sử dụng đất đai trong trang trại cần phải dựa vào phương hướng
sản xuất, kế hoạch dài hạn của trang trại.
Quản lý và sử dụng đất cần tuân thủ Luật đất đai 2013:
- Xác định cụ thể ranh giới của trang trại xây rào cắm mốc.
- Xác định trách nhiệm của trang trại đối với đất đai.
Sử dụng đủ hợp lý đất. Địa hình khác nhau thì có thể sử dụng nhiều phương thức
sử dụng đất khác nhau.
- Ruộng đất thấp, tiện nước: sản xuất 2 lúa hoặc 2 lúa 1 màu.
- Bậc thang rộng, độ dốc nhẹ: san bằng đắp bờ giữ nước cấy lúa hoặc trồng cây
màu, cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Bậc thang hẹp: trồng cây màu, cây ăn quả, cây công nghiệp.
- Trên sườn dốc, đỉnh đồi: trồng cây lâm nghiệp hay cây cơng nghiệp.
- Đất bói màu, vườn tạp: Trồng cây rau mầu, cây ăn quả, cây lương thực, cây
hoa, cây cảnh …
Nên phát triển kinh tế trang trại theo hướng VAC – VARC. Tuỳ theo điều kiện
cụ thể của thị trường từng nơi mà bố trí cây trồng con gia súc theo hướng "làm gì mà
thị trường cần, chứ khơng làm cái mình có".
b) Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất:

- Độ phì của đất
- Năng suất của cây trồng
- Hệ số quay vòng của đất
- Thu nhập 1 ha, lợi nhuận/1ha.
3.3.2. Quản lý nước
a) Yêu cầu quản lý nước
- Giữ nguồn nước của trang trại sạch, không ô nhiễm
- Sử dụng hợp lý tiết kiệm nước
b) Cách tổ chức
- Tận dụng các nguồn nước tự nhiên cho sản xuất và sinh hoạt
- Đắp đập giữ nước, thả cá
- Xây dựng hệ thống tưới tiêu chủ động cho cây trồng của trang trại.
23


- Bảo vệ nguồn nước khỏi độc hại, nguy hiểm.
3.3.3. Quản lý sử dụng tốt nguồn tài nguyờn khí hậu
Thời tiết khí hậu có ý nghĩa rất lớn đối với cây trồng, vật nuôi. Những thay đổi
về nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió, bão, lụt có ảnh hưởng rất lớn đối với sản xuất nơng lâm
ngư nghiệp. Vì vậy việc quản lý tiểu khí hậu, chủ yếu là điều tiết các luồng hơi nước,
hơi nóng bằng cách trồng cây ven bờ, trồng rừng chắn gió, chắn cát bay, trồng cây
bóng mát, cây che phủ bề mặt để chống xói mịn do mưa to, gió lớn; Chọn cây ngắn
ngày, cơ cấu cây trồng hợp lý, gieo trồng đúng thời vụ, xây dựng chế độ luân
canh…Thời tiết, khí hậu, thủy văn đều hoạt động một cách tự nhiên. Con người không
thể ngăn cản các q trình đó và để tránh khỏi các hậu quả, chúng ta phải tổ chức sản
xuất thích nghi với các điều kiện tự nhiên, tận dụng được những tiềm năng về khí hậu
để sản xuất quanh năm với năng suất cây trồng ngày càng cao, dẫn đến có lợi nhuận
cao.
3.4. Quản lý kỹ thuật
Kỹ thuật được hiểu là tồn bộ cơng cụ và các tư liệu lao động cùng với qui trình

cơng nghệ dựng để sản xuất ra sản phẩm, bao gồm cả chế biến và dịch vụ. Trả lời câu
hỏi sản xuất như thế nào?
- Qui trình công nghệ được hiểu là phương pháp sản xuất sản phẩm hệ thống
cách thức sản xuất, dịch vụ, chế biến có liên hệ với nhau trong quả trình sản xuất, là
yếu tố góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí lao động trong q trình
tạo ra sản phẩm.
- Qui trình cơng nghệ của sản xuất có ảnh hưởng quyết định dối với chất lượng
sản phẩm và chỉ tiêu kinh tế trong kinh doanh của trang trại.
- Vì vậy khi lựa chọn, xây dựng để áp dụng qui trình kỹ thuật, qui trình cơng
nghệ vào sản xuất cần lựa chọn phương án tối ưu nhất để đảm bảo tốt nhiệm vụ sản
xuất.
3.5. Thị trường
Về nhận thức thị trường: Trước hết phải nắm được nội dung và đặc trưng của
từng loại thị trường (bán, mua) và các qui luật vận động của sản xuất hàng hóa. Trên
thị trường người nào đưa ra hàng hóa mới sớm nhất sẽ có lợi nhuận cao và càng về sau
lợi nhuận càng giảm. Vì thế quy luật cạnh tranh mới phát huy tác dụng.
Nắm chắc thơng tin thực trạng về thị trường: Đó là tình hình cung cầu về số
lượng, chất lượng, hình thức, mẫu mã, chủng loại sản phẩm và giá cả để định hướng và
mở rộng quy mô sản xuất và dịch vụ, hoặc điều chỉnh, thay đổi, cải tiến sản phẩm cho
phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Dự đoán xu hướng phát triển và thay đổi của thị trường. Trên cơ sở đó xây dựng
chiến lược đối với khách hàng; chiến lược sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và chiến
lược đối với những đối thủ trong cạnh tranh. Điều đó được coi là bộ ba chiến lược
trong kinh doanh của nền kinh tế thị trường.
24


3.6. Hạch toán kinh doanh (HTKD)
Việc quản lý trang trại trong nền kinh tế thị trường rất chú trọng đến cơng tác
hạch tốn kinh doanh. Bản chất của của HTKD là phương pháp quản lý kinh doanh có

kế hoạch và tiết kiệm dựa trên cơ sở tính tốn, phân tích và giám sát chặt chẽ các
khoản thu, chi để kinh doanh có lói và tỏi sản xuất mở rộng.
Nguyên tắc HTKD: Tự bù đắp chi phí và có lãi. Để thực hiện HTKD, các trang
trại phải có những điều kiện chủ yếu sau:
- Trang trại phải hoàn toàn độc lập, tự chủ về kinh doanh đặc biệt là tài chính.
- Phải có cán bộ hiểu biết về năng lực nghiệp vụ hạch tốn biết sử dụng các quan
hệ hàng hóa-tiền tệ và các quy luật khác của nền kinh tế thị trường, thực hiện nghiêm
ngặt chế độ tiết kiệm.
- Trang trại có đủ thơng tin và phương tiện xử lý thơng tin.
Nội dung hạch tốn kinh doanh của trang trại chủ yếu là: Hạch toán vốn, hạch
toán giá thành, hạch toán lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
( Chi tiết học tại chương V)
3.7. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Bản chất của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là nghiên cứu hoạt động
kinh doanh của trang trại trong một thời gian nhất định (quí, vụ, năm) bằng cách so
sánh các tài liệu hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán kỹ thuật – nghiệp vụ
với các chỉ tiêu kế hoạch.
Nội dung chủ yếu của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong các trang
trại nơng lâm ngư nghiệp là:
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, dịch vụ của trang trại, đặc biệt
là tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, dịch vụ và lợi nhuận của trang trại.
- Phân tích tình hình tổ chức và quản lý các yếu tố kinh doanh trong từng ngành
và cả trang trại.
- Phân tích tình hình tổ chức (cơ cấu các ngành) và quản lý các ngành kinh doanh
của trang trại.
- Phân tích thị trường (mua vật tư, bán sản phẩm).
Phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là so sánh kết quả
sản xuất, dịch vụ đạt được với kế hoạch, với kết quả của năm trước, thời kỳ trước, kết
quả của các trang trại (các cơ sở kinh doanh) khác có điều kiện kinh doanh tương tự.


25


×