Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Giáo trình Tổ chức hội họp khuyến nông (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 46 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: TỔ CHỨC HỘI HỌP KHUYẾN NƠNG
NGÀNH/NGHỀ: KHUYẾN NƠNG LÂM
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Lào Cai, năm 2017

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình “Tổ chức hội họp khuyến nơng” là giáo trình dùng cho chương trình
đào tạo hệ Cao đẳng. Nội dung cuốn giáo trình cung cấp cho học sinh một số kiến thức
cơ bản về các bước lập kế hoạch và tổ chức cuộc họp, tổ chức thăm quan, tổ chức hội
thảo đầu bờ, tổ chức trình diễn, tổ chức hội thi.
Giáo trình “Tổ chức hội họp khuyến nơng” giúp cho người học có khả năng thực
hiện hoạt động xây dựng các tổ chức hội họp nhằm giúp người học xây dựng và tổ chức
thực hiện trong hoạt động khuyến nơng.
Bố cục của giáo trình gồm có:


Bài 1: Tổ chức họp
Bài 2: Tổ chức tham quan
Bài 3: Tổ chức hội thảo đầu bờ
Bài 4: Tổ chức trình diễn
Bài 5: Tổ chức hội thi
Trong quá trình biên soạn, chúng tơi đã tham khảo nhiều giáo trình, tài liệu tham
khảo của các tác giả có chun mơn sâu về những lĩnh vực có liên quan. Tuy có nhiều cố
gắng nhưng khơng tránh khỏi những thiếu xót, rất mong muốn nhận được những ý kiến
tham gia, đóng góp để hồn thiện giáo trình.
Xin chân thành cảm ơn!
Lào Cai, ngày

tháng

năm 2017

Tham gia biên soạn
1. Nguyễn Thị Lan Anh
2. Dương Thị Thảo Chinh

3


MỤC LỤC

Contents
BÀI 1: TỔ CHỨC HỌP .................................................................................................................. 6
Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT ............................................................................................... 6
1.1. Mục đích, mục tiêu ................................................................................................................... 6
1.2. Các bước tổ chức cuộc họp....................................................................................................... 7

1.3. Chuẩn bị họp............................................................................................................................. 8
1.4. Tổ chức cuộc họp ..................................................................................................................... 9
Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH .........................................................................................14
BÀI 2: TỔ CHỨC THAM QUAN ................................................................................................16
Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT .............................................................................................16
2.1. Khái niệm ...............................................................................................................................16
2.2. Xác định mục đích chuyến thăm quan ...................................................................................16
2.3. Nguyên tắc ...............................................................................................................................16
2.4. Lợi ích của đi tham quan học tập............................................................................................16
2.5. Một số lời khuyên cho tổ chức tham quan .............................................................................17
2.6. Chuẩn bị chuyến tham quan ...................................................................................................18
2.7. Tổ chức chuyến tham quan .....................................................................................................19
2.8. Thảo luận, đánh giá, báo cáo kết quả chuyến thăm quan .......................................................20
Phần 2. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH .........................................................................................21
BÀI 3. TỔ CHỨC HỘI THẢO ĐẦU BỜ .....................................................................................22
Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT .............................................................................................22
3.1. Khái niệm, mục đích hội thảo đầu bờ .....................................................................................22
3.2. Nguyên tắc ..............................................................................................................................22
3.3. Ưu điểm và nhược điểm của hội thảo đầu bờ .........................................................................22
3.4. Các bước thực hiện tổ chức hội thảo đầu bờ ..........................................................................23
Phần 2. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH .........................................................................................26
BÀI 4. TỔ CHỨC TRÌNH DIỄN ..................................................................................................27
Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT .............................................................................................27
4.1. Trình diễn phương pháp .........................................................................................................27
4.2. Trình diễn kết quả ...................................................................................................................29
Phần 2. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH .........................................................................................37
BÀI 5. TỔ CHỨC HỘI THI ..........................................................................................................41
Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT .............................................................................................41
5.1. Khái niệm và mục đích hội thi ...............................................................................................41
5.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp hội thi .................................................................41

5.3. Trường hợp áp dụng phương pháp hội thi ..............................................................................42
5.4. Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch hội thi ...........................................................................42
5.5. Chuẩn bị..................................................................................................................................43
5.6. Tổ chức hội thi ........................................................................................................................44
Phần 2. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH .........................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................46

4


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN 1
Tên mơ đun: Tổ chức hội họp khuyến nơng
Mã mơ đun: MĐ21
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun
- Vị trí: Học sau các mơn học cơ sở
- Tính chất: Là mơn đun chun ngành
- Ý nghĩa và vai trị mơ đun: Mơn học này có thể được sử dụng độc lập trong đào
tạo ngắn hạn theo nhu cầu của người học.
Mục tiêu của mơ đun
- Về kiến thức:
Trình bày được các bước lập kế hoạch và tổ chức cuộc họp, tổ chức thăm quan, tổ
chức hội thảo đầu bờ, tổ chức trình diễn, tổ chức hội thi.
- Về kỹ năng:
Lập được kế hoạch và tổ chức được cuộc họp, tổ chức thăm quan, tổ chức hội
thảo đầu bờ, tổ chức trình diễn kết quả, tổ chức trình diễn, tổ chức hội thi.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có năng lực tư duy sáng tạo, khám phá tìm tịi;
+ Có khả năng trau dồi phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;
+ Phát triển được kỹ năng sử dụng và khai thác, xử lý tài liệu của ngành học có hiệu
quả.

+ Có tinh thần học hỏi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau
trong cộng đồng.

5


BÀI 1: TỔ CHỨC HỌP

Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1.1. Mục đích, mục tiêu
1.1.1. Xác định mục đích
Cuộc họp là nơi để Khuyến nông lâm truyền đạt cho nông dân các chính sách của
nhà nước về phát triển nơng thơn, những cách làm ăn mới, những biện pháp kỹ thuật mới
... Đồng thời, nơng dân cũng có thể thảo luận công khai những vấn đề của họ hoặc đưa ra
những đề xuất mới, những quyết định mới.
1.1.2. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ cuộc họp
Một cuộc họp có thể được tổ chức với một hoặc một vài mục tiêu nhất định. Để
xác định được cụ thể mục tiêu của hoạt động cuộc họp, cần trả lời câu hỏi: Cuộc họp
được tổ chức nhằm giải quyết những vấn đề gì? Mức độ cần thiết giải quyết và ý nghĩa
của việc giải quyết những vấn đề đó cụ thể ra sao?
Mục tiêu họp cần xác định rõ ràng và cần được diễn đạt chính xác, ngắn gọn trong
một câu. Xác định mục tiêu cuộc họp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhà quản lý cần tìm
hiểu mức độ chịu trách nhiệm của bản thân với những vấn đề sẽ đem ra họp.
Khi xác định mục tiêu cuộc họp, cần xác định những nội dung cần kết luận thống
nhất ý chí của những người dự họp, thậm chí cần nghiên cứu phương án, xây dựng dự
thảo, định hướng trước kết luận của cuộc họp.
Các vấn đề, lý do triệu tập cuộc họp:
- Xác định lý do triệu tập cuộc họp là việc xem xét mức độ cần thiết phải tổ chức
cuộc họp; trên cơ sở so sánh, cân nhắc, lựa chọn phương thức xử lý vấn đề thông qua
cuộc họp trong mối quan hệ với những phương thức khác về tính mục đích, điều kiện

triển khai và kết quả hướng tới.
Để xác định lý do tổ chức cuộc họp, cần trả lời hai câu hỏi cơ bản sau:
+ Có nhất thiết phải triệu tập cuộc họp hay khơng?
+ Cịn có cách nào khác hiệu quả hơn để xử lý được vấn đề đó?
Mời nơng dân đến họp là một trong những phương pháp khuyến nơng theo nhóm
phổ biến nhất hiện nay. Có những loại họp như sau:

6


Hình 1.1: Họp thơn

* Họp thơng báo: là cuộc họp phổ biến cho họ một chỉ thị hoặc một thông tin mới
nào đó cần cho họ và thu thập ý kiến của dân đối với vấn đề thông báo.
* Họp lập kế hoạch: là cuộc họp thảo luận về một vấn đề cụ thể nào đó để đưa ra
các giải pháp và quyết định những công việc cần làm tiếp theo.
* Họp nhóm có chung lợi ích/ nhóm sở thích: là cuộc họp của những nhóm có
chung lợi ích (nhóm làm vườn, làm cà phê, làm ruộng, nhóm thả cá ...) để truyền đạt và
thảo luận những chủ đề riêng của nhóm.
* Họp chung cộng đồng: Là cuộc họp tồn thể cộng đồng để nghe phổ biến và thảo
luận những vấn đề chung. Thỉnh thoảng, khuyến nông cần tổ chức những cuộc họp như
vậy để các nhóm lợi ích khác không cảm thấy hoạt động của họ tách biệt với cộng đồng.
Trong mọi trường hợp, chỉ nên mời họp khi nhận thấy cuộc họp thật sự cần thiết và có tác
dụng. Nếu làm cho nông dân cảm thấy bị mất thời gian cho một cuộc họp vô nghĩa, họ sẽ
từ chối đến dự những cuộc họp tiếp theo và điều đó sẽ gây khó khăn cho cơng việc
khuyến nơng. Khi đã quyết định mời họp phải chuẩn bị một cách chu đáo về mục đích,
nội dung, chương trình làm việc để đảm bảo cho cuộc họp thành công. Nếu cần, phải xin
ý kiến lãnh đạo địa phương hoặc trưởng nhóm sở thích để nhất trí về mục đích và nội
dung cuộc họp. Có thể viết trước mục đích và những nội dung chính của cuộc họp lên
một tờ giấy khổ lớn, sau đó xác định những nội dung nào là quan trọng nhất, cuộc họp

phải giải quyết những vấn đề gì .. để căn cứ vào đó mà điều hành cuộc họp.
1.2. Các bước tổ chức cuộc họp
Bước 1

Chuẩn
bị
nội dung:

Chuẩn bị

Chuẩn
bị
phương tiện,
phụ trợ

Mục tiêu, kết quả mong
đợi
Xây dựng chương trình
họp
Các câu hỏi u cầu hồn
thành hµnh
Hồn thiện
Lựa chọn phương
pháp
Phịng họp
Thời gian và địa điểm
7

®iĨm



Mời đại biểu
Công cụ hỗ trợ
Bước 2

- Khai mạc, giới thiệu đại biểu

- Thông qua nội dung
Tổ chức
họp

-

Thông qua biên bản trước
Trình bày nội dung các chủ đề
Thảo luận
Tóm tắt nghị quyết, kế hoạch hành động
Kết thúc

1.3. Chuẩn bị họp
1.3.1. Chuẩn bị phương tiện, vật chất
Điều kiện cơ sở vật chất có quyết định rất lớn đến chất lượng cuộc họp, hội nghị.
Đối với mỗi loại cuộc họp, hội nghị khác nhau có những yêu cầu về cơ sở vật chất khác
nhau. Những nơi tổ chức cuộc họp, hội nghị phải đảm bảo các yêu cầu cần thiết về vị trí,
chỗ ngồi, âm thanh, ánh sáng, đảm bảo các tiêu chuẩn về tiếng ồn, khơng khí, phịng
tránh cháy nổ...
Bố trí nơi họp, quét dọn sạch sẽ, sắp xếp lại bàn ghế. Chuẩn bị trước những thứ
cần thiết như giấy, bút, bảng, phấn và các phương tiện nghe nhìn khác.
Chuẩn bị đầy đủ nước uống cho mọi thành viên dự họ.
1.3.2. Chuẩn bị nội dung cuộc họp

Đối với những cuộc họp thường kỳ đã trở thành phổ biến thì chương trình cuộc
họp thường đơn giản.
Tuy nhiên, đối với những cuộc họp có quy mơ lớn và quan trọng thì cơng việc
chuẩn bị chương trình thường phức tạp hơn, có các nội dung chi tiết, cụ thể, phân công
nhiệm vụ rõ ràng cho từng người với từng nội dung theo tiến độ thời gian chặt chẽ.
Chương trình cuộc họp tạo nên cấu trúc cơ bản của cuộc họp. Khi các mục tiêu,
nội dung cơ bản của cuộc họp đã được xác định cần xây dựng chương trình cuộc họp theo
các yêu cầu sau:
+ Cấu trúc cuộc họp rõ ràng, có thứ tự ưu tiên và ưu tiên thời gian cho các vấn đề
chính. Nếu trong nội dung cuộc họp có những phần công việc độc lập hoặc tương đối độc
lập với nhau có thể chia cuộc họp ra các phần riêng biệt.
Chương trình cuộc họp cần đảm bảo các nội dung chính:
- Thứ tự tiến hành các nội dung công việc.
- Tên và nội dung công việc.
- Người chịu trách nhiệm về từng công việc.
8


- Dự kiến thời gian tiến hành và hoàn thành công việc (dự kiến tới phút).
- Chuẩn bị việc ghi biên bản và làm các tài liệu, văn kiện cho hội nghị.
+ Tất cả các cuộc họp đều phải ghi biên bản, người ghi biên bản có thể là thư ký
đương nhiên đối với những cuộc họp của cơ quan, tổ chức do bộ phận thư ký, tổng hợp
chịu trách nhiệm theo quy định của cơ quan, tổ chức cuộc họp hoặc do cuộc họp hoặc
người có thẩm quyền giao tại cuộc họp.
+ Người thư ký này phải được dự kiến trước.
+ Thư ký cuộc họp phải là người có năng lực chuyên môn nhất định, phù hợp với
nội dung cuộc họp, đặc biệt là các cuộc họp có tính chuyên môn cao.
+ Thư ký phải được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về hành chính văn phịng.
+ Cần chuẩn bị đầy đủ giấy, bút và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho thư ký
cuộc họp làm việc.

1.4. Tổ chức cuộc họp
1.4.1. Chào hỏi, khai mạc, giới thiệu đại biểu
Sau nghi thức mở đầu cuộc họp, Chủ tọa đọc diễn văn hoặc lời khai mạc cuộc họp.
Diễn văn cần ngắn gọn, súc tích, nêu được mục đích chính, những mục tiêu mà cuộc họp
hướng tới, các nội dung cụ thể cuộc họp sẽ tiến hành.
Lời hát biểu hấp dẫn, gợi mở vấn đề một cách rõ ràng, khoa học tạo cho buổi họp
bắt đầu thuận lợi. Chủ tọa cần nói rõ cách thức làm việc trong cuộc họp và duy trì tính
phát triển liên tục, logic của cuộc họp.
Những giây phút đầu tiên tiếp xúc là những giây phút then chốt để người nghe
hình thành ấn tượng về người nói.
Cần xuất hiện trước đại biểu một cách tự tin và tỏ ra hào hứng với buổi làm việc.
Nét mặt, tư thế, cử chỉ, phong thái của chủ tọa được kết hợp một cách tổng hợp với nhau
để tạo mối quan hệ thân thiện ngay từ đầu cuộc họp.
1.4.2. Thông qua nội dung họp
Để điều hành cuộc họp diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả với tư cách là người
chủ trì, điều hành cuộc họp cần phải có những kỹ năng cơ bản sau:
Sau nghi thức mở đầu cuộc họp,
Chủ tọa đọc diễn văn hoặc lời khai mạc
cuộc họp. Diễn văn cần ngắn gọn, súc tích,
nêu được mục đích chính, những mục tiêu
mà cuộc họp hướng tới, các nội dung cụ thể
cuộc họp sẽ tiến hành.
Lời phát biểu hấp dẫn, gợi mở vấn
đề một cách rõ ràng, khoa học tạo cho buổi
họp bắt đầu thuận lợi. Chủ tọa cần nói rõ
9


cách thức làm việc trong cuộc họp và duy Hình 1.2: Thơng qua chương trình họp thơn
trì tính phát triển liên tục, logic của cuộc

họp.
Về soạn thảo diễn văn, lời phát biểu khai mạc cần chú ý: diễn văn là loại văn viết
nhưng dùng để nói (đọc thành lời) nhưng cử tọa lại nghe. Thực chất, diễn văn là lời kêu
gọi cử tọa chuyển trạng thái, chú ý lắng nghe, tích cực đóng góp ủng hộ, là lời kêu gọi
hành động. Vì vậy diễn văn cần đảm bảo tính khn mẫu, trang trọng. Song bên cạnh đó
lại cần có tính cụ thể, cá biệt, có tính đặc thù cho từng cuộc họp, từng loại thành phần cử
tọa, từng thời điểm khác nhau.
Chủ tọa cần hết sức tránh tình trạng đọc văn bản đã in sẵn (thường là các bản báo
cáo), mà nên gửi trước cho đại biểu. Người Chủ tọa chỉ nêu lại ý chính của văn bản và
gợi ý sâu vào các vấn đề cần thảo luận, tránh gây lãng phí thời gian và ức chế cho người
dự. Với những vấn đề phức tạp, gây nhiều tranh cãi mà đại biểu dự họp không được
nghiên cứu chuẩn bị ý kiến trước thì cuộc họp thường bị kéo dài và khó thành cơng.
Người chủ trì hoặc người được phân cơng chỉ trình bày tóm tắt ngắn gọn tư tưởng, nội
dung cốt lõi của đề án, dự án, vấn đề được đưa ra cuộc họp hoặc chỉ nêu những vấn đề
còn ý kiến khác nhau, khơng đọc tồn văn tài liệu, văn bản của cuộc họp, khơng trình bày
tồn bộ nội dung chi tiết vấn đề cần xử lý tại cuộc họp.
Khi tiến hành bài thuyết trình trong cuộc họp cần chú ý tạo mối quan hệ, ấn tượng
ban đầu. Những giây phút đầu tiên tiếp xúc là những giây phút then chốt để người nghe
hình thành ấn tượng về người nói. Cần xuất hiện trước đại biểu một cách tự tin và tỏ ra
hào hứng với buổi làm việc. Nét mặt, tư thế, cử chỉ, phong thái của chủ tọa được kết hợp
một cách tổng hợp với nhau để tạo mối quan hệ thân thiện ngay từ đầu cuộc họp
Sau khi đã tạo được bầu khơng khí tiếp xúc xong, chuyển sang triển khai nội dung.
Hình thức triển khai được quyết định bởi kế hoạch nội dung đã chuẩn bị từ trước.
Nghe và ghi chép các vấn đề (câu hỏi) mà các thành viên khác nêu ra một cách
tích cực. Lắng nghe người khác ngay trong cuộc họp là để hiểu đối tượng, để thể hiện sự
tôn trọng đối với đối tượng. Lắng nghe các bên để tác động đến hành vi hoạt động của họ
một cách hiệu quả nhất.
+ Để khơng nghe nhầm, Chủ tọa nên tạo thói quen ghi lại trên giấy. Vừa ghi nhớ
vừa hỏi lại những từ có nhiều nghĩa như từ đồng âm khác nghĩa, danh từ riêng, hay
những thông tin quan trọng như: con số, ngày giờ... Phải ghi lại những thông tin cơ bản

như chủ đề thảo luận, thời gian, tên người, số liệu, nội dung đã trao đổi giữa các bên ...
+ Đừng tỏ thái độ ủng hộ hay phản đối ngay khi chưa phân tích vấn đề thấu đáo.
Tiếp nhận thơng tin từ người khác một cách công bằng và mang tính xây dựng.
+ Khi trả lời các câu hỏi cần lựa chọn cách trả lời cụ thể, rõ ràng và thận trọng,
lựa chọn từ ngữ đơn giản, dễ hiểu.
+ Trong quá trình thảo luận, tránh để rơi vào độc thoại giữa hai người. Thay đổi
khơng khí bằng những câu hỏi đơn giản như: “Mời các ơng/ bà/ đồng chí khác...”.
10


+ Tránh trường hợp làm cho người nghe không hiểu điều mà Chủ tọa trình bày.
Đừng để rơi vào tình huống bị động. Cần kết thúc phần phát biểu của mình bằng những
lời lẽ và cử chỉ thân thiện; tạo cơ hội để mọi người tiếp tục trao đổi, thảo luận những nội
dung chưa thống nhất.
Đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp thì rất cần chú trọng tới các lập luận,
các căn cứ viện dẫn, các dẫn chứng từ thực tiễn, các câu nói, kể cả ca dao, tục ngữ, châm
ngơn thích hợp nhằm thuyết phục các đại biểu, đối tượng khác.
Vũ khí quan trọng của những nhà quản lý giỏi là kỹ năng đặt câu hỏi. Bởi vì chính
những câu hỏi là lý do dẫn dắt và khiến câu chuyện tiếp diễn, đồng thời thu hút đối tượng
tham gia vào cuộc trị truyện và chia sẻ thơng tin với mình. Và đó cũng là cách mà nhà
quản lý tìm kiếm thơng tin, đặc biệt là những thơng tin mà họ còn chưa biết. Việc đặt câu
hỏi đúng mang lại những lợi ích sau:
+ Tập trung được suy nghĩ của người khác.
+ Tạo được quan điểm chung.
+ Xây dựng và củng cố được mối quan hệ tốt.
+ Xoa dịu được những mâu thuẫn trong các cuộc tranh luận.
+ Thể hiện sự chân thành, quan tâm đến người khác.
+ Thể hiện sự thu hút cả tập thể.
+ Truyền tải được sự tinh tế và nhạy bén của mình.
+ Khơi dậy những suy nghĩ và nhận được tư vấn của người khác.

Để có thể đặt được câu hỏi hiệu quả cần rèn luyện những kỹ năng sau:
+ Hãy lấy những câu hỏi bắt buộc phải hỏi làm trọng tâm, sau đó là những câu cần
hỏi, nếu cịn thời gian mới đến các câu nên hỏi, chú ý các câu nên hỏi là những câu mang
tính chất tìm hiểu thêm. Các câu hỏi nên xoay quanh các từ khóa như: nếu, ai, tại sao, cái
gì, khi nào, cách nào… Hãy tập liên tục đặt câu hỏi, trong trường hợp Chủ tọa hết câu hỏi
thì đưa ra câu: “Cịn cách nào tốt hơn không?”.
+ Hãy bắt đầu từ việc không định kiến trước câu hỏi, không dùng những câu hỏi
áp đặt như: “Tôi muốn...”, “Tôi thấy rằng...”, mà hãy dùng những cụm từ có mức độ nhẹ
như: “Theo ý kiến tơi thì...”, “Theo cảm nhận của tơi thì...”,... Bản thân Chủ tọa cũng
phải tập thói quen kiên trì lắng nghe vì khi người khác trả lời câu hỏi họ cũng xem xét
thái độ người nghe đối với câu trả lời của họ như thế nào.
+ Hãy tập hỏi những câu hỏi ngắn gọn, cụ thể vào vấn đề, tốt nhất mỗi một vấn đề
là một câu hỏi.
Tình huống xích mích lẫn nhau trong cuộc họp: Để xử lý tình huống này, người
điều hành cần: giữ thái độ bình tĩnh, khách quan; thu hút sự chú ý của những người dự
họp và lập lại trật tự một cách dứt khoát và nhẹ nhàng nhất có thể; sau đó cần nhấn mạnh
lại tầm quan trọng của hoạt động cuộc họp đang diễn ra, nhấn mạnh sự hợp tác cần thiết
11


để đạt được mục tiêu của hoạt động này, đồng thời khuyến khích sự tham gia của tất cả
những người có mặt vì sự thành cơng chung.
Tình huống thời gian cuộc họp bị kéo dài: Nếu tình huống này xảy ra, cần thiết có
một cuộc họp bổ sung được tổ chức vào một thời điểm gần nhất có thể để tránh tình trạng
vội vàng đưa ra những kết luận áp đặt, duy ý chí mà hậu quả tiêu cực là hầu như có thể
dự đốn được một cách chắc chắn. Trong trường hợp này, những việc cụ thể mà người
điều hành cần làm là: nhắc lại mục đích của hoạt động cuộc họp; tóm tắt những quan
điểm khác biệt đã được phát biểu; nhấn mạnh đến thời hạn và sự khẩn trương cần thiết để
có được những giải pháp xử lý vấn đề; phân công những công việc cụ thể cho cuộc họp
bổ sung sau đó; xác định rõ những yêu cầu đối với cuộc họp bổ sung này; xác định thời

điểm cho cuộc họp đó.
Tình huống cuộc họp trầm lắng. Để xử lý tại chỗ tình huống này, người điều hành
cần tự mình tỏ ra hăng hái hơn, chủ động đưa ra những vấn đề tranh luận, có thể khuyến
khích sự tham gia bằng cách trao quyền luân phiên giữ vai trò điều hành những nội dung
cụ thể của hoạt động cuộc họp cho những đối tượng khác nhau.
Nếu tình trạng cuộc họp trầm lắng có ngun nhân từ khâu tổ chức hoạt động này
thì cần xem xét lại những nội dung sau:
+ Mục đích cuộc họp có thực sự cần thiết?
+ Kế hoạch cuộc họp có thực sự được xây dựng tốt? Chương trình nghị sự có thực
sự hợp lý?
+ Công tác chuẩn bị và cung cấp thông tin cho các đối tượng tham gia cuộc họp có
được chu đáo, đầy đủ và kịp thời hay không?
+ Việc bố trí phịng họp và các trang thiết bị có ảnh hưởng tiêu cực đến bầu khơng
khí cuộc họp? .v.v. Nếu tình trạng trầm lắng trong hoạt động cuộc họp vẫn tiếp tục diễn
ra và chứng tỏ đây là một nét văn hóa của tổ chức thì việc xử lý tình trạng này khơng cịn
là nhiệm vụ tức thời của người điều hành mà trở thành vấn đề cần giải quyết trong q
trình xây dựng văn hóa tổ chức.
Tình huống bất bình với người điều hành. Để xử lý tình huống không mong muốn
này, người điều hành hoạt động cuộc họp cần luôn ghi nhớ: tránh mọi sự đối đầu trong
quá trình điều hành cuộc họp; chú ý lắng nghe những ý kiến chống đối với thái độ bình
tĩnh, tự tin; tránh những bình luận tức thời có thể dẫn đến tình trạng gia tăng căng thẳng;
thể hiện rằng mình đã hiểu vấn đề được đề cập; cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa vấn đề
căng thẳng được đặt ra với chủ đề chính của hoạt động cuộc họp đang được tổ chức, từ
đó khéo léo đưa câu chuyện trở về với nội dung chương trình đã định.
1.4.3. Thảo luận
Khi cần tạo những ý tưởng chung, hãy cân nhắc tới việc sử dụng thủ thuật để
khuyến khích người họp tham gia phát biểu ý kiến để họ nghĩ ra càng nhiều giải pháp, đề
xuất và ý tưởng càng tốt.
12



Để khuyến khích mọi người thảo
luận, phát biểu ý kiến, người chủ trì,
điều hành cần chú ý:
- Nêu rõ những điểm cần thảo
luận hoặc phát biểu ý kiến.
- Mời
Trên thực tế,
cần chỉ định
hiểu nhất về
trước để phá
khí chung.

mọi người cho ý kiến.
trong một số trường hợp
trực tiếp một người am
vấn đề phát biểu ý kiến
vỡ sự e ngại, tạo khơng

Hình 1.3: Lấy ý kiến người dân

- Để mọi người cho ý kiến về điều mà thành viên trong cuộc họp nêu ra trong
trường hợp bản thân chủ trì, điều hành cho rằng ý kiến của họ là hợp lý nhưng chưa đủ
thông tin để ra quyết định. Đừng vội đưa ra ý kiến mang tính áp đặt.
- Kiểm sốt những người hay cắt ngang và những người hay áp đảo trong cuộc
họp; tạo cơ hội cho những người ít nói cùng tham gia ý kiến.
- Khi mọi người phát biểu ý kiến, hãy viết lại tất cả những ý kiến đó. Cần có thái
độ tích cực và động viên về những vấn đề mọi người phát biểu. Không nên ngắt quãng,
đừng chỉ trích, đánh giá những gợi ý cho tới khi tất cả mọi người đã phát biểu và bản thân
đã sẵn sàng đánh giá danh sách những ý tưởng đó và quyết định các bước tiếp theo cần

thực hiện.
1.4.4. Kết luận
Kết thúc cuộc họp nên thực hiện những công việc sau:
- Tóm tắt một thơng điệp
+ Thơng điệp gửi đến người nghe phải khớp với mục tiêu ban đầu đặt ra.
+ Thơng điệp phải chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
+ Không dông dài, không dùng những câu nói gây ức chế cho người nghe.
- Gợi mở những nội dung cần tiếp tục quan tâm Cần khái quát những nội dung,
thơng điệp đã được trình bày trong cuộc họp trên cơ sở đó nêu ra cho người nghe những
nội dung, thông điệp cần tiếp tục quan tâm trong thời gian tới, hoặc trong tương lai.
- Tạo dựng ý kiến, quan điểm Kết thúc cuộc họp cần:
+ Đưa ra một nhận xét, đánh giá.
+ Đưa ra một luận điểm, quan điểm.
+ Tuyên truyền, cổ vũ, kêu gọi. Một lời kết thúc lịch sự cũng tạo ấn tượng tốt cho
người nghe. Khi thực hiện xong bài nói, dù rằng cuộc họp đó thành cơng hay khơng thì
người trình bày cũng phải cảm ơn người nghe trước khi ra về và hứa hẹn sẽ liên lạc lại
với họ khi họ có nhu cầu. Cần biết kết thúc đúng lúc.
13


Tóm lại, cùng với các kết quả đạt được từng phần trong quá trình điều hành cuộc
họp, khi kết luận và kết thúc cuộc họp, người điều hành cuộc họp cần khẳng định các nội
dung:
+ Các vấn đề đã được nhất trí, nhấn mạnh các nội dung và cả các biện pháp, phân
cơng thực hiện (nếu có) của các nội dung đã thống nhất. Các vấn đề chưa được nhất trí,
nếu chưa được nhất trí thì các lý do chính là gì, gồm các nội dung cụ thể gì, phương án
giải quyết tiếp theo.
+ Thông qua biên bản cuộc họp.
+ Thông qua Nghị quyết hoặc các văn bản khác (nếu có).
+ Đánh giá và kết thúc cuộc họp. Cuối cùng có thể có diễn văn bế mạc.

+ Lưu ý các công việc cần thực hiện sau cuộc họp đối với các thành viên dự họp.
Khi kết thúc cuộc họp như lịch trình, người chủ trì cuộc họp cần tổng kết những kết quả
đạt được trong cuộc họp, cần liệt kê tất cả những quyết định đã được đưa ra.
Vào cuối buổi họp, nên xác định và liệt kê danh sách “Những bước tiếp theo”.
Hãy áp dụng câu hỏi ai, cái gì, ở đâu và khi nào cho từng nhiệm vụ.
Tổng kết cuộc họp với ý kiến kết quả nhất trí về cách giám sát những bước tiếp
theo. Ý kiến kết luận của người chủ trì cuộc họp phải rõ ràng và cụ thể, thể hiện được đầy
đủ tính chất, nội dung và yêu cầu của cuộc họp.
Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
PHIẾU HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHĨM
CƠNG VIỆC: Xây dựng cuộc họp thôn (bản) tại địa phương
Bước
công
việc
1

Nội dung

Chuẩn bị
họp

Yêu cầu kỹ thuật

Dụng cụ,
trang thiết bị

- Chia thánh 4 nhóm và mỗi nhóm Nhà văn hóa,
xây dựng cuộc họp thơn (bản) với loa đài, bàn
nội dung khác nhau
ghế, giấy mời,

- Phân vai cho từng thành viên tài liệu in ấn ...
trong nhóm
- Chuẩn bị phương tiện, vật chất
Đảm bảo để tiến hành cuộc họp
- Chuẩn bị nội dung cuộc họp
Yêu cầu xác định được mục tiêu,
mục đích cuộc họp; nội dung cuộ
họp, giấy mời đại biểu; ...
14

1/B1/MĐ1
Ghi chú


2

Tổ chức
cuộc họp

- Tổ chức cuộc họp diễn ra đúng Nhà văn hóa,
theo kế hoạch.
nước uống...
- Phân cơng người chịu trách
nhiệm từng nhiệm vụ cụ thế
- Thảo luận, ghi chép, lấy ý kiến
theo đúng trình tự

3

Kết luận


- Thơng qua được biên bản của
cuộc họp
- Lấy ý kiến đồng thuận của tất cả
mọi người trong cuộc họp
- Đưa ra kết luận cuối cùng trong
cuộc họp phải rõ ràng và cụ thể,
thể hiện được đầy đủ tính chất,
nội dung và yêu cầu của cuộc họp.

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tổ chức hội họp cần xác định mục tiêu gì?
2. Trình bày các bước lập kế hoạch cuộc họp
3. Để tổ chức cuộc họp cần chuản bị những gì?
4. Trình bày nộ dung tổ chức cuộc họp?

15

Kéo, bao tải,
thúng


BÀI 2: TỔ CHỨC THAM QUAN

Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm
Tham quan là phương pháp khuyến nông trong đó nơng dân được tổ chức đi đến nơi
đang diễn ra một cơn việc nào đó nằm trong chủ đề của khuyến nông để rút kinh nghiệm
và đi đến hành động cụ thể. Tham quan theo ngôn ngữ Hán – Việt có nghĩa là “Tham
gia” vào một chuyến đi ở một nơi cụ thể và “Quan sát” những gì thấy được. Đây là

phương pháp khuyến nông tạo điều kiện để nông dân học tập theo phương châm “trăm
nghe không bằng một thấy” và “đi một ngày đàng học một sàng khôn” để họ trao đổi và
học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
2.2. Xác định mục đích chuyến thăm quan
Nơng dân thường rất muốn đi thăm các cơ sở
khác để tìm hiểu xem người dân ở những nơi đó
làm ăn ra sao, họ trồng cây gì, ni những con gì,
họ gặp những khó khăn gì, sinh kế ra sao,... Đi tham
quan cịn giúp nơng dân so sánh cách làm ăn của
mình với người khác và trao đổi kinh nghiệm với
nhau. Do vậy, điều quan trọng là nơi được chọn đến
tham quan phải có những điều kiện canh tác tương
tự với địa phương của người đi tham quan.
2.3. Nguyên tắc
- Chọn nơi đến thăm quan có những điều kiện
canh tác tương tự với địa phương người đi thăm quan
- Phải chuẩn bị chu đáo để đảm bảo an toàn và hiệu quả của chuyến đi
2.4. Lợi ích của đi tham quan học tập
- Nâng cao động cơ học tập: Tham
quan tạo điều kiện thuận lợi cho học tập
nhờ một môi trường mới rộng và thống
hơn lớp học, một khơng khí học tập khác
hẳn,...
- Gắn lý thuyết với thực hành như:
tham quan mang lại cho học viên một cái
nhìn khách quan hơn. Đây là một dịp tốt
để họ đối chiếu lý thuyết với thực tiễn
nhằm tìm ra sợi dây liên kết chúng với
nhau.


Hình 2.1: Tham quan và học tập mơ hình
16


- Cải thiện khả năng phân tích và tổng hợp : tham quan giúp học viên tiếp thu một
cách thức tiếp cận và một phương pháp phân tích tổng thể. Đừng quên rằng rất nhiều ý
tưởng, phát minh và khám phá mới được nảy sinh ngồi trời chứ khơng phải ở trong
phịng học hay phịng thí nghiệm.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi: tham quan học tập là phương pháp học qua
trao đổi hiệu quả nhất. Mọi người được tự do trao đổi và đi sâu vào những chủ đề mà
mình đặc biệt quan tâm. Như vậy học viên sẽ có trách nhiệm hơn đối với việc học của
bản thân.
- Gây dựng các mối quan hệ: tham quan cũng nhằm thiết lập mối quan hệ giữa
những người dân tham gia mơ hình với kỹ thuật viên và cán bộ nghiên cứu với mục đích
tăng cường đối thoại. Các mối quan hệ đó sẽ tạo thuận lợi cho sự phối hợp giữa các bên
khi xây dựng những mơ hình áp dụng sau này.
- Tạo thuận lợi cho công tác phổ biến: tham quan khuyến khích học viên và cả cộng
đồng mạnh dạn áp dụng một công nghệ mới, một mơ hình mới.
- Nâng cao giá trị những người tham gia mơ hình như: tham quan góp phần khẳng
định năng lực của những người thực hiện mơ hình.
2.5. Một số lời khuyên cho tổ chức tham quan
- Kế hoạch tham quan học tập phải kỹ lưỡng và chi tiết hơn kế hoạch lập cho các
hoạt động tập huấn khác.
- Thông thường phụ nữ khơng thích xa nhà lâu ngày vì vậy cần chú ý tiêu chí này
trong việc lựa chọn thành viên tham gia và địa điểm sẽ đến tham quan.
- Quy mơ của đồn tham quan phải hợp lí (thông thường từ 15-20 người).
- Hiểu biết về phong tục, tập quán và văn hoá ứng xử của dân địa phương sẽ rất có
ích. Bạn đã có đủ những kiến thức đó chưa?
- Cần nắm vững các quy định về việc lấy các mẫu vật ở thực địa, đây là điều rất
quan trọng.

- Sức khoẻ và sự an toàn cho cả đoàn là những vấn đề quan trọng nhất mà tập huấn
viên phải quan tâm. Vì vậy bạn nên thận trọng khi chọn phương tiện, thức ăn, nước uống
dọc đường.
- Nếu trong đồn tham quan có một người có khiếu (kể chuyện, hát), hãy đề nghị
người đó khấy động chuyến tham quan khi cần.
- Kiểm tra lại xem bạn đã dự trù đủ kinh phí chưa (đề phịng trường hợp ngoài dự
kiến).
- Hạn chế số lượng các điểm tham quan ở mức cho phép. Thà thăm ít nơi mà tiếp
thu được còn hơn là dự định quá nhiều điểm trong một chuyến đi để cuối cùng phải thúc
ép mọi người nhanh chân lên để chạy kịp với chương trình thời gian. Không nên làm cho
bà con bị mệt mỏi.
17


- Khuyến khích nơng dân chủ nhà dẫn dắt chuyến tham quan và làm tất cả các công
việc giới thiệu và trả lời các câu hỏi. Cỏn bộ hướng dẫn đúng vai trũ là người thúc đẩy.
- Chuẩn bị chu đáo các công việc thuộc về hậu cần cho tham quan như: thức ăn, đồ
uống và nơi nghỉ ngơi cho các thành viên đi tham quan.
- Nếu có thể thì nên kết hợp tới thăm quan một hay vài địa điểm du lịch hoặc danh
lam thắng cảnh gần nơi học tập để tăng thêm tính hấp dẫn và phong phú của chuyến tham
quan.
- Đánh giá kết quả chuyến đi tham quan và viết báo cáo tóm tắt các sự kiện trong
chuyến đi và những kết luận đạt được.
2.6. Chuẩn bị chuyến tham quan
2.6.1. Lập kế hoạch tham quan
Để chuyên tham quan được thực hiện thành cơng và hiệu quả thì cán bộ khuyến
nông cần lập kế hoạch chi tiết. Kế hoạch phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Thời gian, địa điểm tham quan
- Phương tiện thực hiện
- Thành phần tham quan

- Trang thiết bị cần thiết
- Công tác hậu cần
- Kinh phí thực hiện: do ngân sách hay đóng góp.
- Tổ chức thực hiện: Phân cơng người thực hiện, thời gian hồn thành.
2.6.2. Thời điểm tiến hành
Thơng thường đi tham quan học tập là hoạt động kết thúc một khoá tập huấn. Tuy
nhiên những kết quả thu được từ một cuộc tham quan đơi khi có thể được sử dụng như
một nền tảng quan trọng trong xây dựng nội dung một khoá tập huấn sau này (trải
nghiệm của học viên). Các kết quả của tiến bộ được thử nghiệm (xem tổ chức mơ hình)
cần phải rõ ràng (mơ hình có thành cơng hay khơng).
2.6.3. Chuẩn bị
* Vai trị của tập huấn viên
- Xác định mục tiêu học tập của chuyến tham quan quan: Tại sao phải đi tham
quan? Sau khi đi tham quan học viên có thể làm được những gì?
- Lựa chọn mơ hình và địa điểm tham quan quan: Mơ hình nào là thích hợp nhất?
Mơ hình ấy nằm ở đâu? Đặc điểm của vùng đó như thế nào?
- Gặp gỡ những người sẽ tiếp đón đồn
+ Thơng tin về mục đích, mục tiêu và nội dung của chuyến tham quan nhằm giúp họ
hình dung ra được các công việc mà chúng ta sẽ thực hiện trong thời gian tham quan đồng
thời huy động sử chuẩn bị và ủng hộ của họ.

18


+ Thống nhất phương thức tổ chức và điều hành, bao gồm cách chia nhóm như thế
nào? có hội ý theo nhóm vào cuối buổi hay khơng, nhóm trưởng là ai? đi thăm địa điểm
nào, thời gian nào kết thúc cơng việc đó, cách thức làm,…
+ Tìm hiểu đặc điểm tính cách của họ (nói nhiều hay ít nói, cởi mở hay kín đáo,...).
Trên thực tế, ấn tượng ban đầu bao giờ cũng rất quan trọng và việc tận dụng tối đa cảm
tình và sự nhiệt huyết của những người đón tiếp đồn sẽ đóng góp khơng nhỏ vào thành

cơng chung của đợt tham quan.
- Tìm hiểu địa điểm tham quan để đánh giá tính khả thi của chuyến đi và dự kiến
những yếu tố cần thiết: Tìm hiểu và nghiên cứu đặc điểm địa lý, cơ sở hạ tầng và dịch vụ
(mạng lưới điện và đường giao thông, cung cấp nước, nơi ăn nghỉ, trạm y tế,...). Những
địa chỉ và số điện thoại nào có thể liên hệ trong trường hợp khẩn cấp? Có thể đi đến nơi
đó bằng những phương tiện gì? Mỗi lần đi cần bao nhiêu thời gian? Đặc điểm văn hoá xã hội của vùng đó (phong tục, tập quán, những điều kiêng kịp,…) như thế nào?
- Chuẩn bị và thống nhất với học viên
+ Trình bày mục đích, mục tiêu và nội dung chuyến tham quan;
+ Ngày, giờ, phương tiện di chuyển và địa điểm xuất phát;
+ Phương thức và kế hoạch hoạt động (làm việc theo nhóm? Tập trung cả lớp?
Nhóm trưởng? Thời gian thảo luận? Vai trò trách nhiệm của từng cá nhân? Phương pháp
và thời gian báo cáo kết quả tham quan? Nơi trình bày kết quả tham quan?...);
+ Phân chia trách nhiệm trong chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị (máy ảnh, camera,
băng đài ghi âm, dao, kéo, kìm, búa,...);
+ Những nguyên tắc cơ bản (cách ăn mặc, cách cư xử, yêu cầu về an toàn,...)
+ Hậu cần (đặt vé và phịng trọ, đặt ăn, thơng báo với lái xe,…).
* Vai trị của học viên
- Học viên có thể ghép theo nhóm cùng sở thích để thảo luận và thống nhất những
khía cạnh cần tìm hiểu khi tham quan và trong q trình thảo luận. Sau đó trình bày
nhanh để kiểm tra xem tất cả đã được dự kiến đầy đủ chưa.
- Công tác chuẩn bị này là bước hướng các nhóm tới những chủ đề sẽ được đề cập
khi đi tham quan. Như vậy học viên sẽ tích cực hơn và tiếp thu được nhiều điều hơn
trong quá trình tham quan.
- Trong bước này, cần phải thảo luận trước về 4 câu hỏi sau:
+ Tại sao chúng ta đi tham quan?
+ Chúng ta sẽ tham quan những gì?
+ Chúng ta sẽ gặp những ai?
+ Chúng ta sẽ đặt những câu hỏi nào?
2.7. Tổ chức chuyến tham quan
2.7.1. Vai trò của huấn luyện viên và học viên

a. Vai trò của tập huấn viên
19


- Đại diện đoàn tham quan quan: chịu trách nhiệm giới thiệu những người tham gia,
nói lời cảm ơn,...
- Điều khiển cuộc tham quan quan: nhắc lại mục đích, mục tiêu, nội dung chính của
cuộc tham quan.
- Quản lí và giám sát các hoạt động của đoàn sao cho chuyến tham quan thực sự bổ
ích và lý thú đối với học viên.
- Lắng nghe ý kiến phản hồi để có sự điều chỉnh cần thiết nhằm đảm bảo tham quan
đạt hiệu quả cao nhất.
- Ghi chép: ghi lại đầy đủ các vấn đề đã được đề cập, những điểm đã rõ cũng như
điểm cịn cần giải thích thêm.
- Tổ chức tổng kết: tổ chức báo cáo và tổng kết nhanh cuối buổi tham quan.
b. Vai trò của học viên
Trong khi tham quan, học viên huy động tất cả các giác quan để làm việc, quan sát
và thiết lập một cuộc đối thoại thực sự giữa mình và những người đón tiếp. Ghi chép
thơng tin để có thể làm báo cáo hoàn chỉnh.
2.7.2. Thực hiện chuyến thăm quan
Tập trung tại nơi xuất phát: phổ biến lịch trình của chuyến đi, phong tục tập quán
của nơi đến và những nội dung đến thăm quan trao đổi kinh nghiệm.
Gặp mặt chủ hộ nơi đến thăm quan và khuyens nông viên giới thiệu các thành viên
trong đoàn với chủ hộ
Nghe chủ hộ giới thiệu tóm tắt về kinh nghiệm cách làm kinh tế của gia đình
Cùng chủ hộ đi thăm quan tại hiện trường: vườn, ao, chuồng trại, vừa quan sát, vừa
trao đổi với chủ hộ để làm rõ những thông tin
Kết thúc chuyến thăm quan, cảm ơn chủ hộ và gia đình
2.8. Thảo luận, đánh giá, báo cáo kết quả chuyến thăm quan
- Liệt kê những ý kiến nhận xét về chuyến tham quan quan: chuyến đi có hay, bất

ngờ và dễ chịu khơng? Các cuộc thảo luận có mang lại nhiều điều bổ ích khơng? Các ý
kiến có trái ngược nhau khơng?
- Đề xuất cải thiện những điểm còn chưa hợp lý, hồn thiện để có thể tổ chức và
phát huy hiệu quả của lần tham quan học tập sau được cao hơn.
- Giải đáp thắc mắc của những người tham gia xung quanh nội dung đợt tham quan;
- Lập kế hoạch tiếp theo sau khi kết thúc tham quan.
- Chuẩn bị báo cáo kết quả: Cần xác định và quán triệt cho những người tham gia
biết về phương tiện, thời gian, phương pháp và phương thức tiến hành.
- Điều hành buổi báo cáo kết quả: xác định rõ những điều đã quan sát được, các
nhận xét và kết luận quan trọng, tạo thuận lợi cho việc trao đổi giữa các thành viên trong
một nhóm và giữa các nhóm với nhau. Đa dạng hố các hình thức trình bày. Sử dụng
nhiều phương pháp làm việc và hình thức diễn đat khác nhau giúp duy trì được sự tập
trung, chú ý.
20


Phần 2. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
CÔNG VIỆC: Thực hiện các bước tham quan tại một địa điểm cụ thể
Bước
công
việc
1

2

3

Nội dung


Yêu cầu kỹ thuật

Dụng cụ, trang
thiết bị

Xây dựng mục tiêu - Bài tập làm theo nhóm, mỗi Tại lớp, giấy Ao,
và nội dung chuyến nhóm 5-7 người để đảm bảo bút màu, thước
tham quan
các thành viên trong nhóm kẻ...
tham gia tích cực vào hoạt
Xây dựng nội dung
động nhóm và hiểu được
buổi tham quan
phương pháp làm và nắm bắt
tốt kết quả làm việc nhóm.
- Nhóm tự bầu trưởng nhóm
và thư ký. Vị trí trưởng nhóm
và thư ký được bầu sao cho
Dự tốn kinh phí rõ mọi thành viên trong nhóm
ràng, chi tiết, chính đều được đóng vai các vị trí
xác
này nhằm tạo cơ hội học hỏi
cho mọi người
- Kiểm tra kết quả tính tốn,
số lượng và đơn giá so sánh
với thực tế
hiện

tham


Quan sát nội dung thăm quan, Bút, vở, mơ hình
ghi chép, thảo luận với chủ hộ hay
nếu có

4

Thực
quan

5

Báo cáo được kết quả chuyến
Báo cáo kết quả
tham quan, học được gì ở
chuyến thăm quan
chuyến thăm quan.

Giấy A0 ,bút, lớp
học

CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Mục đích và lợi ích chuyến thăm quan?
2. Trình bày các bước chuẩn bị và tiến hành thăm quan?
3. Trình bày vai trị của huấn luyện viên và học viên trong chuyến thăm quan?

21

1/B2/MĐ
Ghi chú



BÀI 3. TỔ CHỨC HỘI THẢO ĐẦU BỜ

Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
3.1. Khái niệm, mục đích hội thảo đầu bờ
3.1.1. Khái niệm
Hội thảo đầu bờ là phương pháp khuyến
nông tạo cơ hội cho nông dân quan sát thực tế
một mơ hình, một nơng trại để phổ biến, rút
kinh nghiệm hay giải quyết vấn đề mà nông
dân gặp phải ngay tại hiện trường. Đây là
phương pháp nông dân học hỏi lẫn nhau dưới
sự hỗ trự của khuyến nông viên.
Trước khi kết thúc một mơ hình trình
diễn, một thử nghiệm nào đó thì tổ chức hội
thảo đầu bờ. Hội thảo có tác dụng phổ biến ra
quy mô rộng rãi hơn một cách làm ăn mới
hoặc kết quả của một cuộc trình diễn.
3.1.2. Mục đích
Mục đích của hội thảo đầu bờ là giới thiệu một phương thức làm ăn mới hoặc một
giống cây mới ngay tại hiện trường nhằm cổ vũ càng nhiều nông dân tham gia càng tốt.
Hội thảo đầu bờ tốt nhất là được tổ chức ngay tại điểm trình diễn thực hiện trên đất của
nơng dân, do chính người nơng dân đó tham gia một phần vào cơng việc điều hành và
giới thiệu mục đích của trình diễn
3.2. Ngun tắc
Phải tố chức ngay tại điểm trình diễn: ruộng, vườn, trang trại của nơng dân. Phải
do chính người nơng dân đó báo cáo giới thiệu q trình tiến hành làm.
Khuyến nơng viên trong hội thảo đầu bờ đóng vai trị là người hỗ trợ chủ nhân
giới thiệu kết quả trình diễn, hướng dẫn để cuộc hội thảo không đi lệnh mục tiêu và sẵn

sàng trả lời các câu hỏi của những người tham gia.
3.3. Ưu điểm và nhược điểm của hội thảo đầu bờ
a. Ưu điểm
Giúp chuyển giao nhân rộng kết quả của mơ hình khi đã được khẳng định là thành
công. Giúp nông dân hiểu sau hơn về kỹ thuật và cơng nghệ chuyển giao vì họ được quan
sát, trao đổi trực tiếp với nơng dân làm mơ hình và những người xung quanh.
Tạo điều kiện cho nông dân có một mơi trường học tập thoải mái nên họ sẽ tiếp
thu thông tin nhanh hơn. Nông dân tự đánh giá và rút kinh nghiệm cho mình.
22


Giúp nông dân và cán bộ khuyến nông giải quyết được vấn đề thực tiễn mà nông
dân đang gặp phải.
b. Nhược điểm
Tốn thời gian, vật tư thiết bị, nhát là chi phí cho mơ hình để thảo luận khi triển
khai hội thảo đầu bờ.
Tốn kém chi phí đi lại, nhất là nơi diễn ra hội thảo đầu bờ ở xa nơi ở của nông dân
tham gia hội thảo.
3.4. Các bước thực hiện tổ chức hội thảo đầu bờ
3.4.1. Chuẩn bị
Vai trị của cán bộ khuyến nơng
trong hội thảo đầu bờ là hỗ trợ chủ nhân
giới thiệu sáng kiến hoặc kết quả trình diễn,
hướng dẫn để cuộc hội thảo khơng đi chệch
mục tiêu và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của
những người tham gia.
Để hội thảo đầu bờ đạt được kết quả
tốt, phải làm tốt những công việc chuẩn bị
như đã giới thiệu trong phần trình diễn.
Càng chuẩn bị kĩ càng bao nhiêu, càng có cơ hội tổ chức tốt trong cuộc hội thảo đầu

bờ bấy nhiêu.
Dưới đây là những công việc phải chuẩn bị kĩ càng:
- Tham khảo người dân địa phương để họ góp ý và giúp đỡ chuẩn bị trong cuộc hội
thảo đầu bờ.
- Lập một bản kế hoạch chi tiết nêu rõ các chủ đề sẽ thể hiện, thứ tự tiến hành các công
việc, các nguồn lực cần thiết kể cả phần đóng góp của người dân địa phương.
- Thu thập thông tin và những tài liệu liên quan đến nội dung trong cuộc hội thảo đầu
bờ để tham khảo trước nhằm đảm bảo cho chủ đề trong cuộc hội thảo đầu bờ trở lên quen
thuộc và thực hiện dễ hơn.
- Kiểm tra kĩ để đảm bảo hộ đã sẵn sàng những công cụ hỗ trợ cần thiết (Thí dụ:
Phương tiện nghe nhìn, hạt giống, nơng cụ v.v…).
- Lựa chọn những nông dân sẽ tham gia trong cuộc hội thảo đầu bờ và quán triệt
trước những việc sẽ làm với họ.
- Thông báo rộng rãi hoạt động trong cuộc hội thảo đầu bờ nhằm đảm bảo cho nông
dân biết chắc chắn ngày giờ và nơi thực hiện trong cuộc hội thảo đầu bờ.
- Đến thăm hiện trường trong cuộc hội thảo đầu bờ lần cuối cùng nhằm đảm bảo
mọi thứ đã được chuẩn bị đâu vào đấy.
23


- Nên hạn chế số người tham dự ở mức mà địa điểm trình diễn chứa được. Chuẩn bị tốt
hiện trường để bà con đến và đi quanh điểm trình diễn một cách dễ dàng.
- Lập kế hoạch những hoạt động kế tiếp nhau trong ngày hội thảo đầu bờ.
- Khuyến khích người nơng dân làm trình diễn chủ động đứng ra giới thiệu. Có thể
dẫn dắt cuộc thảo luận nhưng không được làm thay mọi người.
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ nghe nhìn. Nếu có thể, chuẩn bị cho người
giới thiệu một chiếc loa để khi nói, tất cả mọi người đều nghe rõ.
- Kết thúc ngày hội thảo bằng cách tóm tắt lại những điều cơ bản nhất mà nơng dân
đã được nghe, nhìn, thảo luận và đồng thời giải thích cho bà con rõ các hoạt động khuyến
nơng có liên quan trong tương lai.

3.4.2. Xây dựng kế hoạch hội thảo
Việc lập kế hoạch các hoạt động kế tiếp nhau trong hội thảo đầu bờ là công việc
cần thiết và phải được tiến hành từ trước. Công việc này đảm bảo cho các hoạt động của
ngày (buổi) hội thảo được tiến hành thông suốt và theo đúng kế hoạch, nội dung ban đầu
đề ra. Lúng túng và sự đứt quãng trong các hoạt động kế tiếp nhau của hội thảo đầu bờ sẽ
làm phân tán sự chú ý của các thành viên tham gia, dễ gây tâm lý chán nản đối với học
viên, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và kết quả ngày hội thảo.
Lập kế hoạch chi tiết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Mục đích?
- Hộ nơng dân nào sẽ tham gia hội thảo đầu bờ? số lượng bao nhiêu người (tối thiểu
là 20 người)
- Đến thăm mơ hình trình diễn về cái gì? Tại hộ nào?
- Thời gian tiến hành vào lúc nào là thích hợp nhất?
- Kinh phí, phương tiện trợ giúp (loa cầm tay, tranh ảnh, tờ gấp, tài liệu…) và người
trợ giúp cho hội thảo đầu bờ?
- Liệt kê thứ tự tiến hành các công việc
Các điều kiện ngoại cảnh cũng như trong bản thân các thành viên tham dự nếu
khơng được kiểm sốt có thể làm giảm hiệu quả của các hoạt động mà học viên tham gia,
ảnh hưởng đến kết quả chung
3.4.3. Lựa chọn người trình diễn trong hội thảo
- Khuyến khích người nơng dân tham gia trình diễn chủ động đứng ra giới thiệu.
- Hãy tạo cho họ suy nghĩ chính họ mới là nhân vật chính trong hội thảo đầu bờ,
điều này là họ cảm thấy rõ trách nhiệm của mình hơn trong việc tổ chức và thực hiện
thành công chung.
- Có thể dẫn dắt cuộc thảo luận nhưng khơng được làm thay mọi người, hãy để mọi
người cùng tham gia và cùng chia sẻ.
3.4.4. Khai mạc và tiến hành hội thảo
24



Trong q trình hội thảo đầu bờ, vai trị của người cán bộ khuyến nông là giám sát
chứ không làm lấy tất cả mọi việc.
Cần chủ động giúp đỡ những nông dân trực tiếp thực hiện hội thảo đầu bờ và
khuyến khích những nơng dân khác tham gia càng nhiều càng tốt.
Muốn đảm bảo cho mội người tham dự đều thu nhận được một chút gì đó từ cuộc
hội thảo đầu bờ phải:
- Chào mừng những người đến
dự, làm cho họ thấy vui vẻ, nhẹ nhõm
và cảm thấy tin tưởng vào những gì
họ sắp thu được từ cuộc hội thảo đầu
bờ.
- Giải thích rõ ràng mục đích
của cuộc hội thảo đầu bờ, những kết
quả và hy vọng có thể đạt được,
những cơng việc và giai đoạn khác
nhau trong q trình hội thảo đầu bờ.

Hình 3.1: Hội thảo đầu bờcác giống ngơ lai

- Nếu có tài liệu chuẩn bị trước, hãy phân phát cho mọi người đến dự.
- Tự mình tiến hành hoặc luôn trong tư thế sẵn sàng giúp đỡ người nông dân thực
hành hội thảo đầu bờ.
- Hãy làm thong thả kèm theo những lời giải thích ngắn gọn, dễ hiểu để cho mọi
người theo dõi kịp.
- Sẵn sàng giải thích rõ những thắc mắc của nơng dân nếu có và tóm tắt lại những
điểm chủ yếu nhất để mọi người nhớ được.
- Nếu có nơng dân nào muốn làm thử, hãy vui vẻ hướng dẫn họ.
Tóm tắt một lần cuối cùng những chủ đề hoặc những ý định được nêu ra. Khuyến
khích nơng dân nêu câu hỏi để cùng trao đổi.
Kết thúc cuộc hội thảo đầu bờ, cám ơn tất cả những người đã tạo điều kiện và tham

gia cuộc hội thảo đầu bờ đồng thời nêu lên một số những công việc sẽ làm tiếp theo.
3.4.5. Kết luận hội thảo
Tiến hành đánh giá kết quả cuộc hội thảo ngay tại mơ hình: Có bao nhiêu hộ sẽ áp
dụng kết quả mơ hình này? Có những khó khăn vướng mắc gì khi áp dụng? những yêu
cầu trợ giúp từ phái khuyến nông xã? .
Nhiệm vụ của người cán bộ khuyến nông là tiếp tục thoả mãn những yêu cầu của
nông dân hoặc thực hiện những quyết định trên. Nếu không cuộc hội thảo đầu bờ sẽ rơi
vào im lặng và không đem lại kết quả cụ thể nào.
Kế hoạch triển khai nhân rộng mơ hình được áp dụng.

25


×