Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y (Nghề: Thú y) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 68 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: CHẨN ĐỐN LÂM SÀNG THÚ Y
NGHỀ: THÚ Y
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ – CĐLC ngày
tháng
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai)

Lào Cai, năm 20

1

năm


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Các cơ quan thú y từ Trung ương đến địa phương hằng năm đã có nhiều cố gắng
trong cơng tác chỉ đạo thực hiện phịng chống dịch bệnh cho vật ni, song dịch bệnh


vẫn cịn xảy ra phổ biến gây nhiều thiệt hại kinh tế về phát triển chăn nuôi gia súc, gia
cầm ở nước ta.
Một trong những trở ngại lớn nhất trong cơng tác phịng chống dịch bệnh cho vật
nuôi là hàng ngũ kỹ thuật viên cơ sở và người trực tiếp chăn ni cịn có nhiều người
chưa có những hiểu biết, những kỹ thuật cơ bản về cơng tác chẩn đốn và cơng tác điều
trị bệnh cho vật ni.
Giáo trình Chẩn đốn lâm sàng thú y giới thiệu về các phương pháp chẩn đoán
lâm sàng, các phương pháp khám bệnh, các xét nghiệm đơn giản, đồng thời giới thiệu
các kỹ thuật chẩn đoán mới như: Phương pháp X – quang, nội soi, siêu âm, sinh thiết…
trên cơ thể vật ni.
Giáo trình có 3 bài:
Bài1: Làm quen với các khái niệm chuyên môn của nghề như: Triệu chứng, hội
chứng, chẩn đốn, tiên lượng.
Bài 2: Trình tự khám bệnh và các phương pháp khám lâm sàng, các phương pháp
khám đặc biệt và cách khám tổng thể một con vật bệnh.
Bài 3: Trình tự khám các khí quan bộ phận trong cơ thể như: khám hệ tim mạch,
hệ hô hấp, hệ tiêu hóa.
Do thời gian có hạn nên cuốn giáo trình khơng thể tránh khỏi những thiếu sót,
chúng tơi mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc để bổ sung cho cuốn
giáo trình được hồn thiện và đầy đủ hơn
Xin chân thành cảm ơn.
Lào Cai, ngày

tháng năm 2020

Tham gia biên soạn
Chủ biên: Trương Thị Xuân

3



MỤC LỤC
TUN BỐ BẢN QUYỀN..........................................................................................................2
LỜI NĨI ĐẦU..............................................................................................................................3
CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN.......................................................................................................7
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN BỆNH.....................................................................9
1. Khái niệm về chẩn đoán và phân loại chẩn đoán..............................................................9
1.1. Khái niệm chẩn đoán.................................................................................................9
3.2. Phân loại chẩn đoán: Dựa vào phương pháp hay thời gian chẩn đốn mà ta có các
loại chẩn đốn sau:............................................................................................................9
3.2.1. Theo phương pháp chẩn đoán.............................................................................9
3.2.2. Theo thời gian chẩn đốn..................................................................................10
3.2.3. Chẩn đốn theo mức độ chính xác....................................................................10
2. Khái niệm triệu chứng và phân loại triệu chứng.............................................................11
2.1. Khái niệm triệu chứng.............................................................................................11
2.2. Phân loại triệu chứng...............................................................................................11
1.2.1. Phân loại theo phạm vi biểu hiện......................................................................11
1.2.2. Phân loại theo giá trị chẩn đoán........................................................................11
3. Khái niệm hội chứng và phân loại hội chứng.................................................................12
3.1. Khái niệm hội chứng................................................................................................12
3.2. Phân loại hội chứng.................................................................................................12
4. Khái niệm tiên lượng và phân loại tiên lượng................................................................12
4.1. Khái niệm tiên lượng...............................................................................................12
4.2. Phân loại tiên lượng.................................................................................................13
5. Các phương pháp khám bệnh..........................................................................................13
5.1. Các phương pháp khám cơ bản................................................................................13
5.1.1. Phương pháp nhìn (inspectio)...........................................................................13
5.1.2. Phương pháp sờ, nắn (Palpatio)........................................................................13
5.1.3. Phương pháp gõ (Percussis)..............................................................................14
5.1.4. Phương pháp nghe (thính chẩn = Auscultatio )................................................15

5.2. Các phương pháp khám đặc biệt..............................................................................16
5.2.1. Để nhận định hình thái:.....................................................................................16
5.2.2. Để nhận định tổn thương, giải phẫu bệnh học:.................................................16
5.2.3. Để tìm tác nhân gây bệnh:................................................................................16
5.2.4. Để thăm dị chức năng:.....................................................................................17
5.2.5. Phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng.....17
BÀI 2 : TRÌNH TỰ KHÁM BỆNH........................................................................................20
1. Hỏi bệnh..........................................................................................................................20
1.1. Hỏi thơng tin về con vật bệnh..................................................................................20
1.2. Hỏi biểu hiện của con vật bệnh................................................................................21
1.3. Hỏi thông tin về môi trường xung quanh.................................................................21
1.4. Tác động của chủ vật nuôi.......................................................................................21
2. Khám chung....................................................................................................................22
2.1. Quan sát bên ngoài con vật ốm................................................................................22
2.1.1. Quan sát các biểu hiện khác thường của con vậta............................................22
2.1.2. Quan sát thể tạng...............................................................................................22
3. Sờ nắn và khám các cơ quan...........................................................................................23
3.1. Khám hạch lâm ba...................................................................................................23
3.1.1. Vị trí và cách khám...........................................................................................23
3.1.2. Những thay đổi bệnh lý của hạch lâm ba..........................................................25
3.2. Khám phần đầu........................................................................................................25

4


3.2.1. Khám niêm mạc mắt.........................................................................................25
2.3.2. Những thay đổi bệnh lý ở niêm mạc.................................................................25
3.2.2. Khám lông.........................................................................................................27
3.2.3. Khám da............................................................................................................27
4. Khám thân nhiệt..............................................................................................................30

4.1. Thân nhiệt bình thường............................................................................................30
4.1.1. Ý nghĩa của việc đo thân nhiệt..........................................................................31
4.1.2. Cách đo thân nhiệt............................................................................................31
4.2. Những rối loạn về thân nhiệt...................................................................................32
4.2.1. Sốt.....................................................................................................................32
4.2.2. Thân nhiệt thấp hơn bình thường (nhiệt nhược)...............................................34
BÀI 3: KHÁM CÁC KHÍ QUAN TRONG CƠ THỂ............................................................36
1. Khám hệ tim mạch..........................................................................................................36
1.1. Sơ lược về hệ tim mạch...........................................................................................36
1.1.1. Thần kinh tự động của tim................................................................................36
1.1.2. Thần kinh điều tiết hoạt động của tim..............................................................36
1.1.3. Thần kinh điều tiết mạch quản..........................................................................36
1.1.4. Sự điều tiết hoạt động chức năng của tim.........................................................37
1.1.5. Vị trí giải phẫu của tim.....................................................................................37
1.2. Khám tim.................................................................................................................38
1.2.1. Nhìn vùng tim...................................................................................................38
1.2.2. Sờ vùng tim.......................................................................................................38
1.2.3. Gõ vùng tim......................................................................................................39
1.2.4. Nghe tim...........................................................................................................40
1.2.5. Điện tâm đồ.......................................................................................................43
1.2.6. Khám mạch máu...............................................................................................43
1.2.7. Kiểm tra huyết áp..............................................................................................44
2. Khám hệ hô hấp..............................................................................................................46
2.1. Khám động tác hô hấp.............................................................................................46
2.1.1. Tần số hô hấp....................................................................................................46
2.1.2. Thể hơ hấp........................................................................................................47
2.1.3. Khó thở.............................................................................................................48
2.2. Khám đường hơ hấp trên.........................................................................................48
2.2.1. Nước mũi..........................................................................................................48
2.2.2. Khám niêm mạc mũi.........................................................................................49

2.2.3. Khám xoang mũi...............................................................................................49
2.2.4. Khám thanh quản và khí quản..........................................................................50
2.2.5. Kiểm tra ho.......................................................................................................50
2.3. Khám ngực...............................................................................................................51
2.3.1. Nhìn vùng ngực.................................................................................................51
2.3.2. Sờ nắn vùng phổi..............................................................................................51
2.3.3. Gõ vùng phổi....................................................................................................52
2.4. Nghe phổi.................................................................................................................54
2.4.1. Phương pháp nghe............................................................................................54
2.5. Khám đờm: Đờm là chất tiết của đường hơ hấp khi có bệnh, có khi lẫn cả mảnh
thức ăn.............................................................................................................................56
2.5.1. Cách lấy đờm....................................................................................................56
2.5.2. Kiểm nghiệm đờm............................................................................................56
3. Khám hệ tiêu hóa............................................................................................................57
3.1. Kiểm tra ăn uống......................................................................................................57
3.2. Kiểm tra nhai lại......................................................................................................57
3.3. Khám miệng.............................................................................................................58
3.4. Khám họng và thực quản.........................................................................................59

5


3.4.1. Khám họng........................................................................................................59
3.4.2. Khám thực quản................................................................................................59
3.5. Khám vùng bụng......................................................................................................60
3.5.1. Quan sát vùng bụng..........................................................................................60
3.5.2. Sờ nắn vùng bụng.............................................................................................60
3.6. Khám dạ dày............................................................................................................60
3.6.1. Khám dạ dày loài nhai lại.................................................................................60
3.6.4. Khám dạ múi khế..............................................................................................63

3.6.2. Khám dạ dày đơn..............................................................................................63
3.7. Kiểm tra phân...........................................................................................................64
3.7.1. Kiểm tra bằng mắt thường................................................................................64
3.7.2. Chọc dị xoang bụng.........................................................................................65
3.8. Khám gan.................................................................................................................66
3.8.1. Vị trí khám........................................................................................................66
3.8.2. Sinh thiết gan....................................................................................................67
3.8.3. Kiểm tra chức năng gan....................................................................................67
3.8.4. Bệnh gan và q trình đơng máu......................................................................68

6


CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Chẩn đốn lâm sàng thú y.
Mã mô đun: MHT 16
Thời gian mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 44 giờ;
Kiểm tra: 4 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mơ đun
- Vị trí: Chẩn đốn lâm sàng thú y là mơn học chuyên ngành nằm trong chương
trình đào tạo Cao đẳng thú y. Mơ đun được bố trí học sau khi học xong các môn học cơ
sở và trước các mô đun chun ngành về bệnh thú y
- Tính chất: Là mơn học thực hành bắt buộc thuộc khối các mô đun chuyên
ngành. Mô đun bổ trợ kiến thức cho các mô đun chun mơn như: phịng trị bệnh nội
khoa thú y; phòng trị bệnh ngoại khoa thú y; phòng trị bệnh sản khoa thú y;
II. Mục tiêu mô đun
Học xong mô đun này người học đạt được
- Kiến thức: Trình bày được những kiến thức về các nguyên nhân thông thường
gây ra bệnh, cách khám bệnh, chẩn đoán, xác định bệnh và điều trị bệnh cho vật nuôi
- Kỹ năng: Thực hiện các biện pháp kiểm tra lâm sàng để chẩn đốn bệnh cho vật

ni theo đúng trình tự
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: An toàn lao động, vệ sinh thú y, an toàn cho
người và gia súc

7


BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN BỆNH
* Mục tiêu
- Mô tả được các thuật ngữ thường dùng trong công tác chẩn đoán bệnh
- Phân loại được triệu chứng, hội chứng trong chẩn đốn bệnh cho vật ni
- Xác định đúng tiên lượng bệnh cho vật nuôi trong công tác chẩn đốn bệnh
- Hiểu đúng kiến thức chun mơn
* Nội dung chính
1. Khái niệm về chẩn đốn và phân loại chẩn đoán
1.1. Khái niệm chẩn đoán
Chẩn đoán là phán đoán bệnh thơng qua các triệu chứng.
Một chẩn đốn phải chú ý đến các nội dung như: Vị trí bệnh biến trong cơ thể:
bệnh ở gan, tim, phổi hay thận ... Tính chất của những thay đổi đó: viêm, áp xe, phù hay
hoại tử; xung huyết, xuất huyết, tụ huyết, nhồi huyết hay bần huyết, bệnh kế phát, bội
nhiễm hay tái phát. Hình thức, mức độ những rối loạn chức năng: phổi viêm ở các thời
kỳ gan hóa hay nhục hóa, ổ viêm thuộc dạng viêm loét hay viêm tăng sinh... Nguyên
nhân gây bệnh: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, độc chất, chấn thương, mơi trường.
Một q trình bệnh lý thường rất phức tạp. Do vậy, để kết quả chẩn đốn chính
xác và
hồn thiện, khi tiến hành chẩn đốn cần khám kỹ càng, phân tích nhiều mặt, tiến
hành nhiều khâu. Kết hợp khám cơ bản và xét nghiệm chuyên biệt. Kết luận chẩn đốn
khơng phải là bất di bất dịch mà có thể thay đổi theo q trình bệnh vì chẩn đoán nhiều
mặt, nhiều giai đoạn mới phản ánh đầy đủ q trình bệnh.
3.2. Phân loại chẩn đốn: Dựa vào phương pháp hay thời gian chẩn đốn mà ta

có các loại chẩn đoán sau:
3.2.1. Theo phương pháp chẩn đoán
a) Chẩn đoán trực tiếp
Là chẩn đoán căn cứ vào các triệu chứng điển hình của bệnh. Nghĩa là cách này
chỉ có kết quả khi quá trình bệnh lý của một bệnh nào đó xuất hiện triệu chứng điển
hình. Ví dụ, tiếng thổi tâm thu trong bệnh hẹp lỗ nhĩ thất tim; xuất huyết trên da lợn
hình vng trịn trong bệnh đóng dấu.
b) Chẩn đoán phân biệt
Với những triệu chứng phát hiện thấy trên con vật bệnh, liên hệ đến các bệnh
khác có cùng một số triệu chứng, rồi loại dần các điểm khơng phù hợp. Cuối cùng cịn
lại một bệnh có nhiều khả năng nhất là bệnh mà gia súc đang mắc. Ví dụ: chẩn đốn
phân biệt các bệnh sau:
- Bệnh xung huyết phổi và viêm phổi: hai bệnh trên đều có triệu chứng giống
nhau là khó thở nhưng trong bệnh xung huyết phổi thì con vật khơng sốt. Ngược lại
trong bệnh viêm phổi thì con vật sốt.

8


- Bệnh viêm ruột thể ca ta và viêm ruột: viêm ruột thể ca ta thì con vật khơng sốt.
Nhưng viêm ruột thì con vật sốt cao.
- Viêm phổi thùy và viêm phổi - phế quản: viêm phổi phế quản sốt theo kiểu lên
xuống, cịn viêm phổi thùy thì sốt liên miên.
- Chẩn đoán phân biệt 4 bệnh đỏ của lợn (học trong vi sinh vật học- truyền
nhiễm).
c) Chẩn đoán sau một thời gian theo dõi
Có nhiều bệnh triệu chứng khơng điển hình, sau khi khám khơng thể kết luận
được bệnh và phải tiếp tục theo dõi, phát hiện thêm các triệu chứng mới đủ căn cứ để
chẩn đoán bệnh.
d) Chẩn đoán theo kết quả điều trị

Với những trường hợp mà triệu chứng lâm sàng gần giống nhau, sau khi khám
rất khó kết luận bệnh này hay bệnh khác. Do đó cần điều trị một trong số bệnh đó và
theo kết quả mà rút ra chẩn đốn. Ví dụ chẩn đoán bệnh dịch tả lợn và tụ huyết trùng
lợn sau khi điều trị; chẩn đốn bệnh đóng dấu lợn và tụ huyết trùng lợn sau khi điều trị.
3.2.2. Theo thời gian chẩn đoán
a) Chẩn đoán sớm
Là chẩn đoán mà kết luận bệnh thực hiện được ở ngay thời kỳ đầu của q trình
bệnh lý. Chẩn đốn sớm là mục đích của người làm cơng tác thú y vì nó sẽ giải quyết
được các vấn đề về phòng và điều trị bệnh hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế.
b) Chẩn đốn muộn
Là chẩn đốn mà ta chỉ có thể kết luận được bệnh ở giai đoạn cuối của quá trình
bệnh, thậm chí khi gia súc đã chết, mổ khám mới có kết luận bệnh.
3.2.3. Chẩn đốn theo mức độ chính xác
a) Chẩn đoán sơ bộ
Là kết luận bệnh sau khi khám sơ bộ. Đây là cơ sở cho những phương pháp điều
trị. Chẩn đốn sơ bộ cịn nhiều nghi vấn, phải tiếp tục theo dõi để bổ sung thêm để chẩn
đốn được chính xác.
b) Chẩn đốn cuối cùng
Là kết luận chẩn đoán sau khi áp dụng nhiều phương pháp như khám, xét
nghiệm; hoặc thông qua kết quả điều trị.
c) Chẩn đoán nghi vấn
Là kết luận chẩn đoán tạm thời, đưa ra khả năng có thể khi gặp các trường hợp
bệnh lý có triệu chứng mập mờ, diễn biến phức tạp. Cần phải theo dõi kỹ diễn biến của
bệnh và kết quả điều trị để có kết luận chính xác hơn.

9


2. Khái niệm triệu chứng và phân loại triệu chứng
2.1. Khái niệm triệu chứng

Một q trình bệnh lý có thể gây ra những rối loạn về cơ năng hay làm thay đổi
về hình thái của các khí quan bộ phận trong cơ thể. Những biểu hiện của sự rối loạn đó
được gọi là triệu chứng. Vì vậy có thể hiểu:
Triệu chứng là những biểu hiện của sự rối loạn về cơ năng, thay đổi về hình thái
của các khí quan bộ phận trong cơ thể.
Ví dụ: Tăng hoặc giảm tần số hô hấp, tần số tim đập; tăng hoặc giảm nhu động
của dạ dày, ruột, sốt.
Nhiệm vụ của chẩn đoán là phát hiện triệu chứng bệnh.
Trong một quá trình bệnh lý, giá trị chẩn đốn của các triệu chứng khơng giống
nhau.
Ví dụ: Bệnh uốn ván ở trâu bị có thể xuất hiện các triệu chứng ỉa chảy, sốt cao,
bỏ ăn, cơ bị co cứng… Trong đó triệu chứng cơ co cứng là có giá trị nhất vì nó điển
hình cho bệnh.
Một triệu chứng ở các giai đoạn bệnh lý khác nhau thì ý nghĩa chẩn đốn cũng
khác nhau.
2.2. Phân loại triệu chứng
1.2.1. Phân loại theo phạm vi biểu hiện
a) Triệu chứng cục bộ
Là triệu chứng chỉ biểu hiện ở một khí quan, bộ phận nào đó của cơ thể. Ví dụ,
âm bùng hơi vùng hõm hơng trái của trâu bị trong bệnh chướng hơi dạ cỏ; âm đục ở
vùng ngực trong bệnh viêm phổi.
b) Triệu chứng toàn thân
Là triệu chứng xuất hiện do phản ứng của toàn bộ cơ thể đối với nguyên nhân
gây bệnh.
Ví dụ: sốt, bỏ ăn, tim đập nhanh, ủ rũ.
1.2.2. Phân loại theo giá trị chẩn đốn
a) Triệu chứng đặc thù
Là triệu chứng chỉ có ở một bệnh, khi gặp triệu chứng ấy thì chẩn đốn đúng
ngay.
Ví dụ: tĩnh mạch cổ đập dương tính trong bệnh hở van ba lá.

* Chú ý: không phải bệnh nào cũng có triệu chứng đặc thù.
b) Triệu chứng chủ yếu - thứ yếu
Triệu chứng chủ yếu bao gồm tất cả những triệu chứng có giá trị chẩn đốn. Nó
bao gồm cả triệu chứng đặc thù, triệu chứng điển hình.... Ví dụ: âm "vỗ nước", tiếng
"cọ" vùng tim trong bệnh viêm bao tim do ngoại vật.
Ngược lại triệu chứng thứ yếu thường ít có giá trị chẩn đốn. Ví dụ: rối loạn tiêu
hóa, đi lại khó khăn, phù thũng trong bệnh viêm bao tim do ngoại vật.

10


c) Triệu chứng điển hình- khơng điển hình
Triệu chứng điển hình là triệu chứng sinh ra do những bệnh biến điển hình của tổ
chức hay khí quan trong cơ thể. Ví dụ: hồng đản trong rối loạn chức năng gan.
Lưu ý: Triệu chứng điển hình khơng phải là triệu chứng đặc thù. Ở ví dụ trên,
hồng đản do rối loạn chức năng gan gặp trong nhiều bệnh như Leptospirosis, Kí sinh
trùng đường máu. Triệu chứng khơng điển hình là sự thể hiện mập mờ, không rõ.
d) Triệu chứng cố định- ngẫu nhiên
Triệu chứng cố định là triệu chứng thường phát ra trong một q trình bệnh lý.
Ví dụ: Tiếng ran nhất định nghe thấy trong bệnh viêm phổi thùy, bệnh viêm phổi
phế quản. Ngược lại, triệu chứng ngẫu nhiên là triệu chứng lúc có lúc khơng trong một
bệnh. (Vídụ: hồng đản trong viêm ruột cata).
e) Triệu chứng trường diễn- nhất thời
Là triệu chứng xảy ra suốt q trình bệnh. Ví dụ: ho trong trong bệnh viêm phế
quản; con vật toát mồ hôi lạnh, thân nhiệt giảm trong bệnh giun chui ống mật. Ngược
lại, triệu chứng nhất thời là triệu chứng chỉ xảy ra trong một giai đoạn nào đó của q
trình bệnh. Ví dụ: tiếng ran trong bệnh viêm phổi, con vật la hét từng cơn trong bệnh
giun chui ống mật (khi giun khơng chui lên ống mật thì con vật ngừng la hét).
3. Khái niệm hội chứng và phân loại hội chứng
3.1. Khái niệm hội chứng

Có một số trường hợp bệnh lý khi điển hình bình thường biểu hiện bằng một số
triệu chứng nhất định, những triệu chứng nhất định đó tập hợp lại gọi là hội chứng.
Thơng thường khi gặp các triệu chứng đó ta khơng thể kết luận được bệnh gì vì nhiều
bệnh cùng thể hiện triệu chứng đó.
3.2. Phân loại hội chứng
- Hội chứng hồng đản (vàng da): ở một số bệnh như: viêm ruột cata, xoắn
khuẩn, ký sinh trùng đường máu, viêm gan do virus.
- Hội chứng ỉa chảy: triệu chứng ỉa chảy xuất hiện trong một số bệnh như: viêm
ruột cata, bệnh phó thương hàn, bệnh dịch tả...
4. Khái niệm tiên lượng và phân loại tiên lượng
4.1. Khái niệm tiên lượng
Tiên lượng là sự phán đốn về tương lai của bệnh như: bệnh cịn kéo dài bao lâu,
những bệnh nào có thể kế phát, con vật sống hay chết, có khỏi hồn tồn khơng, khả
năng khai thác, sản xuất của con vật sau khi khỏi như thế nào (giá trị kinh tế). Một tiên
lượng chính xác địi hỏi phải suy xét nhiều yếu tố, kết hợp chẩn đốn lâm sàng và chẩn
đốn phịng thí nghiệm. Chẩn đoán là kết luận hiện tại, tiên lượng là kết luận cho tương
lai.
4.2. Phân loại tiên lượng
Có thể có 3 kết luận về tiên lượng:

11


- Tiên lượng tốt: là con vật khỏi bệnh, có khả năng phục hồi hồn tồn về chức
năng, vẫn cịn giá trị về kinh tế.
- Tiên lượng xấu: là gia súc sẽ chết, hoặc có thể sống nhưng khơng lành hoàn
toàn, mất khả năng sản xuất và sinh sản; nếu điều trị khỏi cũng tốn kém, mất nhiều thời
gian.
- Tiên lượng nghi ngờ: là trường hợp bệnh biến phức tạp, triệu chứng rất mập mờ
không thể kết luận được bệnh và xác định tiên lượng.

5. Các phương pháp khám bệnh
5.1. Các phương pháp khám cơ bản
5.1.1. Phương pháp nhìn (inspectio)
Nhìn ngồi là phương pháp khá đơn
giản nhưng chính xác. Nó được sử dụng
rộng rãi trong thú y. Để đảm bảo an toàn cho
người khám, sau khi con vật đã được cố định
hoặc được chủ của nó cầm giữ mới được
quan sát. Nhìn từ xa lại gần để làm quen với
gia súc, tránh tác động đột ngột làm cho con
vật có phản xạ tự vệ bất lợi cho người khám.
Nhìn bằng mắt thường hoặc có thể
dùng đèn chiếu tùy từng trường hợp. Tùy
Hình 1.1: Cách khám bệnh bằng phương
theo mục đích và vị trí nhìn mà đứng xa hay gần con vật. Cầnpháp
tập quan
nhìn sát các con vật
trong trạng thái sinh lý mới dễ dàng phát hiện ra triệu chứng khi chúng mắc bệnh. Nên
rèn luyện cách nhìn từ tổng quát đến cục bộ. Thường thì bắt đầu bằng nhìn tinh thần gia
súc, thể cốt, tình hình dinh dưỡng; sau đó đến các bộ phận như: đầu, cổ, lồng ngực,
vùng bụng và 4 chân.
Nhìn vùng đầu: chú y tới sự biến đổi của niêm mạc mắt, mũi, miệng, quan sát
sừng, ngà, vòi chú ý sự gãy, dập.
Quan sát lưng: chú ý độ cong của xương sống (lưng cong cứng trong bệnh uốn
ván)
Quan sát hai bên sườn, đối chiếu so sánh giữa hai bên (loài nhai lại khi bị
chướng hơi dạ cỏ, bụng bên trái thường rất to; ngược lại khi con vật có thai thì bụng
phải to hơn bên trái)
Quan sát vùng bụng xem vú có sưng khơng (con cái); quan sát vùng đi và âm
hộ (con cái) có dịch chảy ra khơng, dịch hồn (con đực) có sưng khơng...

5.1.2. Phương pháp sờ, nắn (Palpatio)
Phương pháp này cũng được áp dụng khi con vật đã được cố định, đảm bảo an
toàn cho người khám.
- Sờ nắn để xác định ôn độ, độ ẩm, đàn tính của da, cảm giác đau. Sờ nắn cịn
biết được tính chất của tổ chức (ung thư, áp xe, hecni hay khí thũng...)
- Sờ nắn để bắt mạch, đo huyết áp, khám trực tràng, khám thai.

12


Có hai cách sờ nắn:
+ Sờ bề mặt: là sờ những bộ phận
nông để biết ôn độ, độ ẩm của da, lực
căng của cơ; sờ để biết tần số hô hấp, tần
số mạch đập và hoạt động của thành ngực
khi con vật hơ hấp.
+ Sờ sâu: để khám các khí quan
sâu như sờ dạ cỏ, kiểm tra ngoại vật,
khám thai qua trực tràng.
- Sờ nắn tổ chức hay khí quan, tùy
theo cảm giác ở tay có thể có những trạng
thái sau:

Hình 1.2: Cách khám bệnh bằng phương
pháp sờ, nắn

+ Dạng ba động: sờ có cảm giác lùng nhùng, di chuyển, ấn tay có vết lõm. Trạng
thái này gặp khi tổ chức bị thủy thũng, ổ mủ.
+ Dạng nhão bột: cảm giác như ấn tay vào túi bột, chỗ ấn để lại vết tay ấn. Trạng
thái này gặp trong bệnh bội thực dạ cỏ.

+ Dạng cứng: như lúc sờ vào gan
+ Dạng rất cứng: như lúc sờ vào xương
5.1.3. Phương pháp gõ (Percussis)
Các cơ quan, tổ chức của cơ thể có vị trí giải phẫu khác nhau, cấu tạo khác nhau
và tính chất khác nhau nên khi bị chấn động cũng phát ra các âm khác nhau. Khi gõ vào
cơ quan tổ chức là tạo ra chấn động và làm phát ra âm thanh.
Khi bị bệnh, tính chất của tổ chức thay đổi nên âm thanh phát ra khác với khi tổ
chức bình thường. Sự khác nhau về âm thanh phát ra lúc tổ chức lành và khi tổ chức bị
bệnh cho phép ta chẩn đoán được bệnh. Do vậy, phương pháp gõ được dụng rộng dãi
trong thú y cũng như y tế. Để có thể chẩn đốn được bệnh thơng qua gõ, người khám
cần có kinh nghiệm và có thành thạo về kỹ thuật gõ.
* Kỹ thuật gõ
+) Gõ trực tiếp:
Là dùng ngón tay gõ trực tiếp lên thân con
vật; với con vật nhỏ thì
dùng các ngón tay phải co lại và gõ theo
chiều lòng bàn tay úp xuống dưới; với con vật lớn
thì gõ theo chiều lịng bàn tay ngửa lên trên.
Cách gõ này lực gõ yếu, âm thanh phát ra
nhỏ, trong thú y ít dùng.
+) Gõ gián tiếp: Là gõ qua một vật trung
gian, có hai cách gõ gián tiếp.

13

Hình 1.3: Búa gõ và bản gõ


- Gõ qua ngón tay: Dùng ngón trỏ và ngón giữa trái áp lên thân gia súc, ngón
giữa phải cong lại và gõ lên đó. Nên tập gõ từ cổ tay, khơng dùng lực của cánh tay.

- Gõ có búa và bản gõ: Là thay tay gõ bằng búa gõ, tay đệm bằng bản gõ. Búa
gõ làm bằng kim loại hoặc bằng gỗ, sừng, nhựa; bản gõ cũng có thể được làm từ những
chất liệu trên. Búa gõ và bản có có nhiều loại với kích cỡ khác nhau với mục đích là sao
cho dễ cầm khi khám và gọn nhẹ.
* Các âm phát ra khi gõ
+) Âm trong - âm đục
- Âm trong vang, âm hưởng dài gặp khi gõ vào vùng khí quản, vùng phổi
- Âm đục yếu, ngắn gặp khi gõ vào vùng gan, cơ.
Âm trong hay âm đục là do tính chất của tổ chức đặc hay xốp, tính đàn hồi của tổ
chức cao hay thấp, lượng khí tích trong đó nhiều hay ít. Lúc có bệnh, tổ chức vốn xốp
chuyển thành đặc lại, lượng khí chứa trong đó ít hoặc bị đẩy ra hết, đàn tính của tổ chức
bị mất... làm cho âm gõ chuyển từ trong sang đục. Ví dụ: âm đục ở vùng phổi trong
bệnh viêm phổi ở thời kỳ gan hóa, nhục hóa. Ngược lại, tổ chức vốn đặc nay chứa khí,
khi gõ sẽ thấy âm bùng hơi. Ví dụ gõ vào ổ ung khí thán.
+) Âm cao hay âm thấp
Phụ thuộc vào mức độ chấn động của tổ chức được gõ. Chấn động càng nhiều thì
âm gõ càng cao và ngược lại.
+) Âm dài - âm ngắn
Do chấn động kéo dài hay tắt ngay, âm này khó phân biệt nên ít có ý nghĩa trong
chẩn đốn.
+) Âm trống
Là âm nghe được khi gõ vào túi khí trong tổ chức của cơ thể, âm này to nhưng
khơng vang. (Ví dụ gõ vào phần trên dạ cỏ (trâu, bò), phần dưới manh tràng (ngựa)).
Cấu trúc của tổ chức khác nhau nên âm phát ra khi gõ khác nhau, mặt khác trong
thú y
có nhiều con vật to, nhỏ khác nhau nên việc phân biệt các âm gõ càng trở nên
phức tạp.
Người khám cần phải tập gõ nhiều và nghe quen các âm gõ. Gõ chỉ áp dụng ở
vùng tim, phổi, dạ dày, ruột, gan, lách và xoang trán.
5.1.4. Phương pháp nghe (thính chẩn = Auscultatio )

Nguyên lý của phương pháp nghe là dựa vào âm thanh phát ra từ các cơ quan bộ
phận trong cơ thể khi chúng hoạt động. Do tính chất hoạt động, cấu tạo của các cơ quan
khác nhau nên âm hưởng nghe được cũng khác nhau (giống khi gõ). Chúng ta có thể
dựa vào các âm thanh nghe được để chẩn đoán bệnh cho con vật.
* Nghe trực tiếp

14


Lấy một miếng vải, một tờ giấy đặt lên vùng nghe. Sau đó người khám áp tai của
mình lên đó để nghe. Phương pháp này đôi khi không nghe được ở một số vị trí khó nên
chỉ dùng khi khơng có ống nghe.
* Nghe gián tiếp
Phương pháp này là dùng ống nghe
(Stethoscope). ống nghe có nhiều loại, loại có
một tai nghe, loại có nhiều tai nghe. Nhưng
phổ biến hay dùng hiện nay là loại có hai tai
nghe. Để nghe được chính xác thì con vật phải
được để ở nơi n tĩnh và con vật cũng phải
trong trạng thái yên tĩnh; khơng để cho nó kêu
la,dãy đạp, rên rỉ.

Hình 1.4: Khám bệnh bằng phương
pháp nghe

5.2. Các phương pháp khám đặc biệt
Sự tiến bộ của khoa học trong mọi lĩnh
vực đã góp phần vào việc phát triển các phương
pháp cận lâm sàng để giúp cho sự chẩn đoán
của y học thêm chắc chắn. Các phương tiện đó

ngày càng nhiều, càng chính xác và tinh vi. Các
thăm dị cận lâm sàng có thể nhằm vào 4 loại
mục đích:
5.2.1. Để nhận định hình thái:
Hình 1.5: Siêu âm chẩn đoán bệnh

Thường là các phương pháp:
- X quang; chiếu và chụp, chụp
thường hoặc có thuốc cản quang.
- Soi nội tạng.
- Đồng vị phóng xạ.

5.2.2. Để nhận định tổn thương, giải phẫu bệnh học:
Đây là các phương pháp sinh thiết phủ tạng (sinh thiết mù hoặc tốt hơn hết sinh
thiết dưới sự kiểm tra của mắt) để lấy ra một mẫu tổ chức đem xét nghiệm.
- Vi mơ: tìm các tổn thương giải phẫu
bệnh học, thường có giá trị chẩn đốn chắc
chắn nhất.
- Sinh hố mơ đã áp dụng ở các nước
có khoa học tiến bộ.
5.2.3. Để tìm tác nhân gây bệnh:
Xét nghiệm giải phẫu bệnh học nói trên
cũng là một phương pháp tìm tác nhân gây
bệnh (sinh thiết một hạch to để biết tác nhấn

15

Hình 1.6: Chụp X - quang



gây bệnh là ung thư hay lao tuỳ theo hình thái giải phẫu bệnh học có tế bào ung thư hay
tế bào khổng lồ của lao).
Ngồi ra cịn phương pháp khác để tìm một cách trực tiếp hay gián tiếp:
- Vi khuẩn, virus.
- Ký sinh trùng.
- Nấm…
Ở các thể dịch và các chất thải tiết.
5.2.4. Để thăm dò chức năng:
Một phần lớn các phương pháp này là các xét nghiệm sinh hố học. Ngồi ra cịn
các phương pháp dùng máy móc (do chuyển hố cơ bản để thăm dị chức năng giáp
trạng điện tâm đồ để thăm dò chức năng tim…) và gần đây đã dùng thêm các phương
pháP đồng vị phóng xạ.
5.2.5. Phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp lâm sàng và cận lâm
sàng.
a) Các phương pháp lâm sàng
* Ưu điểm:
Các phương pháp khám lâm sàng đơn giản, khơng cần đến những máy móc hiện
đại, khơng cần nhiều đến các loại hóa chất đắt tiền, chi phí cho một chẩn đốn thường
thấp. Chính vì vậy mà nó có thể áp dụng ở mọi nơi, đặc biệt là ở những nơi xa khơng có
phịng thí nghiệm.
Phương pháp này cho kết quả tương đối chính xác hoặc có khi kết luận ngay
được bệnh nếu quá trình bệnh xuất hiện các triệu chứng đặc thù. Chẩn đốn lâm sàng
cịn là định hướng quan trọng cho các chẩn đốn phịng thí nghiệm.
* Nhược điểm:
Sự chính xác của chẩn đốn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chun mơn, kinh
nghiệm thực tế của người thầy thuốc cũng như diễn biến của quá trình bệnh lý. Mặt
khác, rất nhiều trường hợp bệnh biến phức tạp mà căn cứ vào chần đoán lâm sàng khó
có thể kết luận là bệnh gì, do ngun nhân gì. Do vậy nó rất cần sự hỗ trợ của các chẩn
đoán cận lâm sàng.
b) Các phương pháp cận lâm sàng

* Ưu điểm:
Đến nay, chưa có ai dám phủ nhận sự cần thiết của các phương pháp cận lâm
sàng vì thực tế các phương pháp này đã giúp cho thấy thuộc chẩn đốn:
- Thật chính xác.
- Thật đầy đủ.
- Và nhất là thật sớm, có khi chẩn đốn được bệnh ngay khi còn ở thời kỳ tiền
lâm sàng.
* Nhược điểm:
Sự đúng sai trong các phương pháp cận lâm sàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

16


- Phẩm chất của máy móc hay hố chất dùng trong đó.
- Cách lấy và bảo đảm bệnh phẩm từ bệnh phòng đến nơi làm xét nghiệm.
- Tinh thần trách nhiệm và khả năng chuyên môn của người làm xét nghiệm.
Cho nên đối với các phương pháp cận lâm sàng chúng ta không những cần phải
dựa trên sự khám lâm sàng để có chỉ định đúng tránh tình trạng làm tràn lan khơng cần
thiết vừa lãng phí hố chất, máy móc và sức lao động của người làm xét nghiệm, vừa
lãng phí bệnh phẩm nhất là máu và huyết thanh của vật bệnh, có khi lại làm mệt vật
bệnh mà không cần thiết. Mặt khác cần dựa trên lâm sàng để nhận định các kết quả đó,
nghĩa là phải đối chiếu các kết quả cận lâm sàng với bệnh cảnh lâm sàng: nếu khơng
phù hợp thì cần kiểm tra lại, cả lâm sàng và cận lâm sàng nếu cần thiết thì cho làm lại
xét nghiệm cận lâm sàng. Có như thế chúng ta mới có được những tài liệu chính xác về
lâm sàng cũng như cận lâm sàng, những yếu tố cần thiết để chúng ta đi sang phần chẩn
đoán.
Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
CÔNG VIỆC: CHẨN ĐỐN BỆNH CHO VẬT NI


1/B1/MĐ1

B
Các
bước
cơng
việc

Nội dung

u cầu kỹ thuật

Dụng cụ, trang
thiết bị

Sử dụng 4 phương pháp để - Sổ tay ghi chép,
chẩn đoán lâm sàng:
búa gõ, bản gõ, ống
nghe, thuốc sát
1 Chẩn đốn lâm - Nhìn
trùng, nhiệt kế.
1
sàng
- Sờ, nắn
- Bảo hộ lao động,
- Gõ
găng tay, khẩu trang
- Nghe
Sử dụng các phương pháp:

2
2

Chẩn
đoán - Siêu âm
bằng phương - Nội soi
pháp đặc biệt
- Chụp X - quang

- Máy siêu âm, nội
soi,
máy
chụp
Xquang
- Bảo hộ lao động,
găng tay, khẩu trang

2 Chẩn đoán qua - Mổ khám gia súc, gia cầm - Bộ dụng cụ phẫu
3
mổ khám
để tìm các tổn thương trong thuật tương thích với
các tổ chức, phủ tạng.
kích cở con vật
- Kiểm tra bệnh tích ở các cơ - Sổ ghi chép, bệnh
quan, phủ tạng
án
- Lấy mẫu bệnh phẩm làm - Bảo hộ lao động

17


Ghi chú


xét nghiệm

cho người mổ
- Cuốc, xẻng để
chôn.
- Bếp, nồi để luộc ;
vơi, thuốc sát trùng

4 Chẩn
4
dịch tễ

5
5

Chẩn
phịng
nghiệm

Kiểm tra thơng tin về tình
đốn hình dịch bệnh tại địa Máy tính có kết nối
phương, trên toàn tỉnh và mạng intenet
trên toàn quốc
- Lấy mẫu bệnh phẩm làm
xét nghiệm
-Phòng xét nghiệm
- Điều chế mội trường ni được trang bị đấy đủ

cấy
các phương tiện để
đốn
- Nhuộm vi sinh vật, nhuộm ni cấy vi sinh vật,
thí
làm phản ứng huyết
mơ bảo
học,
hóa
- Thực hiện và đọc các phản thanh
nghiệm tế bào, kính
ứng huyết thanh học
hiển vi…
-Thực hiện các phản ứng
sinh hóa chẩn đốn

- Thu thập các triệu chứng, - Sổ tay ghi chép,
hội chứng thông qua các búa gõ, bản gõ, ống
phương pháp chẩn đốn
nghe, thuốc sát
Tìm các triệu - Tổng hợp các triệu chứng, trùng, nhiệt kế
6
- Bảo hộ lao động,
chứng,
hội hội chứng.
6
chứng
- Phân tích các triệu chứng, găng tay, khẩu trang
hội chứng
- Sổ bệnh án

- Đánh giá các triệu chứng,
hội chứng
7 Tiên
7
bệnh

lượng - Đưa ra kết luận tạm thời về Sổ bệnh án
bệnh

18


BÀI 2 : TRÌNH TỰ KHÁM BỆNH
* Mục tiêu
- Trình bày được trình tự khi khám một vật ni mắc bệnh, tác dụng của bệnh án,
bệnh lích, cách hỏi bệnh đối với chủ vật nuôi
- Thực hiện khám tổng thể một con vật bệnh, xác định được bệnh toàn thân và
các bệnh riêng ở các hệ cơ quan trong cơ thể vật ni
- Chính xác, an tồn, đảm bảo cho người và vật ni
* Nội dung chính
1. Hỏi bệnh
1.1. Hỏi thơng tin về con vật bệnh
Trước khi khám bệnh cần hỏi tên và địa chỉ của gia chủ để tránh nhầm lẫn giữa
các ca bệnh. Sau đó là hỏi họ các thong tin sau đây lien quan đến bệnh súc: Loài, giống:
Các lồi, giống khác nhau đơi khi mắc các bệnh khác nhau, hoặc mắc cùng một bệnh
nhưng thể hiện triệu chứng khác nhau.
- Tuổi: Một số bệnh lại chỉ xảy ra ở một lứa tuổi nhất định
- Tính biệt: bệnh ở con đực khác ở con cái
- Trọng lượng: ở cùng độ tuổi, một số cá thể to khỏe lại dễ mắc một số bệnh. Mặt
khác biết trọng lượng cho phép tính được liều lượng thuốc sẽ đưa vào cơ thể.

- Gia chủ đã mua con vật về lâu chưa: con vật mới bắt về có thể chưa bình
thường trở lại do các tress vận chuyển; một số bệnh lại phát ra ngay sau khi con vật bị
chuyển vùng.
- Nuôi con vật để làm gì: mỗi một loại hình khai thác con vật sẽ làm nảy sinh các
bệnh theo các loại hình khai thác đó.
1.2. Hỏi biểu hiện của con vật bệnh
- Thời gian mắc bệnh: biết thời gian mắc bệnh cho phép chẩn đốn ngun nhân
bệnh, tính chất của bệnh, tiên lượng.
- Số lượng gia súc mắc bệnh: cho ta biết tỷ lệ ốm, chết. Sau đó căn cứ vào triệu
chứng để xem con vật mắc bệnh gì, bệnh truyền nhiễm hay trúng độc.
- Do ngun nhân gì: có khi gia chủ biết nguyên nhân gây bệnh, cũng có khi ta
gợi ý mà gia chủ suy luận ra nguyên nhân.
1.3. Hỏi thơng tin về mơi trường xung quanh
- Tình hình dịch bệnh tại chỗ: nhiều bệnh tồn tại lưu cữu tại địa phương, thỉnh
thoảng lại phát lại.
- Tình hình vật ni các nhà xung quanh có biểu hiện gì không ?

19


1.4. Tác động của chủ vật nuôi
- Hỏi các phương pháp điều trị mà bệnh súc đã được áp dụng, tác dụng của các
phương pháp đó. Chẳng hạn bệnh súc đã dùng thuốc gì, liều lượng, liệu trình là bao
nhiêu, hiệu quả của các phương pháp đó như thế nào: từ đó có thể suy ra bệnh.
- Các bệnh đã được tiêm phòng, thời gian tiêm phòng: con vật chưa được tiêm
phịng bệnh nào thì có nguy cơ mắc bệnh đó nhiều hơn.
- Tình hình thức ăn, nước uống, chăm sóc - quản lý con vật: chăm sóc quản lý
con vật không tốt đôi khi làm con vật mắc một số bệnh.
Sau khi biết các thơng tin nói trên, tiến hành hệ thống lại các tài liệu thu thập
được, phân tích, đối chiếu tìm mối liên hệ giữa chúng và từ đó dự kiến chẩn đốn. Tuy

nhiên có trường hợp thông tin cung cấp từ gia chủ không đủ, không đúng, thiếu khách
quan nên trong lúc điều tra phải biết lựa chọn những điểm không phù hợp để hỏi lại cặn
kẽ.
Khi chẩn đoán bệnh cho con vật, để khỏi bỏ sót các thơng tin cần thiết, nên khám
theo một trình tự nhất định dưới đây:
- Khám chung bao gồm: thể cốt; trạng thái dinh dưỡng; tập tính của con vật;
khám niêm mạc; khám hạch lâm ba, lông, da; kiểm tra thân nhiệt.
- Sau đó khám các hệ thống: hệ tuần hồn; hệ hơ hấp; hệ tiêu hóa; hệ tiết niệu; hệ
thần kinh; máu và các cơ quan tạo máu.
Tuy nhiên, không phải khám tất cả các trường hợp bệnh theo thứ tự như trên, mà
tùy từng ca bệnh cụ thể, người khám đưa ra trình tự khám cho phù hợp. Nên khám kỹ
những cơ quan thấy cần thiết cho việc nhanh chóng tìm ra bệnh. Khi đã biết rõ ngun
nhân và bệnh biến ở khí quan, bộ phận nào đó của con vật bệnh, người khám cũng
không được coi nhẹ hay bỏ qua việc khám các cơ quan, bộ phận khác. Có những ca
bệnh chỉ cần khám một lần là có thể xác định được bệnh, nhưng cũng có những trường
hợp người khám phải khám đi khám lại nhiều lần mới chẩn đốn được con vật mắc
bệnh gì. Những lần khám lại tùy theo nghi
vấn mà áp dụng các phương pháp khám
sâu hơn đối với các khí quan nghi bệnh.
2. Khám chung
Kết thúc việc hỏi bệnh, thầy thuốc
tiến hành khám trực tiếp trên cở thể bệnh
súc để tìm các triệu chứng xuất hiện ngay
lúc đó.
2.1. Quan sát bên ngồi con vật
ốm
2.1.1. Quan sát các biểu hiện khác
thường của con vật

Hình 2.1: Quan sát dáng đi, đứng của con vật


- Đứng co cứng: bốn chân thẳng
cứng, lưng thẳng, đầu khó quay về phía sau, đi lại khó khăn, khó thở. Kiểu này con vật

20


thường mắc các bệnh về thần kinh, các bệnh gây trở ngại về hô hấp, bệnh viêm phúc
mạc, viêm bao tim do ngoại vật, bệnh uốn ván, bệnh viêm âm đạo nặng.
- Đứng không vững: thường gặp trong hội chứng đau bụng ngựa, bệnh lồng xoắn
ruột ở trâu, bò, lợn; cũng có khi là con vật bị đói lả, hay sau khi bị cảm nắng, mới tỉnh
lại sau khi gây mê.
- Vận động lung tung: thường gặp trong các bệnh có triệu chứng thần kinh như:
Newcatsle, Tụ huyết trùng trâu bò thể quá cấp, ấu sán não cừu; hay trong một số
bệnh như bại liệt sau khi đẻ, chứng xetol huyết của bò sữa cao sản.
2.1.2. Quan sát thể tạng
Thể tạng là những đặc tính chung của cơ
thể về mặt hình thái bên ngồi và tổ chức của các
khí quan bên trong cơ thể. Thể tạng thường do di
truyền để lại, nhưng có thể thay đổi trong những
điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Quan sát thể tạng
khơng chỉ có ý nghĩa trong chọn giống mà trong
chẩn đốn nó cũng rất quan trọng.
Theo Pavlov, nhân tố chủ yếu tạo lên thể
tạng là thần kinh. Trong ngành thú y chúng ta
thường dùng cách phân loại hình thể tạng của
Kulesov.

Hình 2.2: Con vật ủ rũ


+ Loại hình thon nhẹ: thể hiện bằng xương bé, 4 chân nhỏ, da mỏng, lông ngắn
và mịn, trao đổi chất mạnh, nhanh nhẹn, nhạy bén với các kích thích xung quanh. Loại
này mắc bệnh cũng dễ điều trị và mau hồi phục
+ Loại hình thơ: con vật thể hiện bằng xương to, da khô, dầy, lông xù, cứng, đầu
to, ăn nhiều nhưng hiệu xuất làm việc kém. Loại này sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh.
+. Loại hình chắc nịch: cơ thể rắn chắc, nẳn, da bóng và mềm, năng xuất làm
việc cao. Loại này mắc bệnh thì thường mau khỏi, sức đề kháng tốt
+ Loại hình thơ nhão: thịt nhiều, mỡ dày, chân to, ngắn, đầu to, đi lại chậm chạp,
sức đề kháng bệnh tật kém, năng xuất làm việc thấp. Con vật có thể tạng khác nhau có
sức đề kháng với bệnh tật khác nhau nên khi bị bệnh, quá trình thể hiện triệu chứng
cũng khác nhau. Vì vậy khi chẩn đốn nên chú ý đến thể tạng con vật để đánh giá triệu
chứng, khả năng diễn biến của bệnh và tiên lượng của bệnh.
3. Sờ nắn và khám các cơ quan
3.1. Khám hạch lâm ba
Hạch lâm ba thuộc hệ thống mạch bạch huyết, hạch thường có hình thái hạt đỗ.
Hạch thường có màu trắng ngà, bề mặt nhẵn. Nhưng khi bị bệnh thì hạch có thể sưng
hoặc teo đi và chuyển màu tím đỏ.
Hạch lâm ba rất có ý nghĩa trong chẩn đốn. Một số bệnh làm cho hạch lâm ba
thay đổi hết sức đặc trưng (bệnh lao hạch, bệnh tỵ thư, bệnh lê dạng trùng).
3.1.1. Vị trí và cách khám

21


Khám hạch lâm ba thường sử dụng phương pháp nhìn và sờ nắn, lúc cần thiết có thể
chọc dị. Trên cơ thể con vật có rất
nhiều hạch lâm ba. Những hạch nhỏ
và ở sâu dưới các lớp cơ, bị các khí
quan che lấp thì khơng khám được.
Chỉ có thể khám các hạch ở phần

nông ngay dưới da như hạch vú,
hạch dưới hàm, hạch trước đùi ....

Hình 2.3: Vị trí hạch lâm ba ở bò

a) Khám hạch lâm ba Ngựa
- Khám hạch dưới hàm
(hình bao dài, to bằng ngón tay trỏ
nằm dọc theo mặt trong hai xương
hàm dưới, sau gờ động mạch
mặt), hạch trước đùi, hạch bên tai,
hạch cổ, hạch trước vai.
Hình 2.4: Vị trí hạch lâm ba ở Ngựa

b) Khám hạch lâm ba lồi
nhai lại
- Khám hạch dưới hàm (hình trịn dẹt, to bằng quả táo, nằm ở phía trong, phần
sau xương hàm dưới). Khi khám hạch dưới hàm có thể đứng bên trái hay bên phải con
vật tùy theo muốn khám bên nào.
Một tay cầm dây cương hay dây thừng, tay cịn lại sờ hạch. Khi sờ hạch, ngón
cái để bên ngồi xương hàm, 4 ngón cịn lại đưa vào cạnh trong và sờ; chú ý đến bề mặt
và kết cấu của hạch.
- Khám hạch trước vai (ở trên khớp bả vai một chút). Khi khám dùng cả 4 ngón
ấn mạnh vào mặt trước chùm cơ bả vai sẽ thấy hạch, trâu bò gầy dễ thấy hơn.
- Khám hạch trước đùi (to bằng hạt mít, nằm phía trước cơ căng cân mạc đùi,
khoảng giữa đường nối từ khớp đầu gối tới gờ xương mỏm hông). Lúc khám một tay để
lên sống lưng làm điểm tựa, tay con lại ấn mạnh vào vị trí vừa mơ tả, đưa qua đưa lại sẽ
thấy.
- Khám hạch trên vú (con cái): hạch nằm dưới chân buồng vú, về phía sau. Lúc
khám cần cố định tốt con vật. Hai tay lần theo bẹn đến chân buồng vú, ấn mấy ngón tay

sẽ thấy hạch.
Khi con vật bị lao có thể sờ thấy hạch cổ, hạch bên lỗ tai, hạch hầu.
c) Khám cho lợn và loài ăn thịt

22


Khám hạch trong bẹn; các hạch khác có vị trí giống nhưng ở trâu, bị, ngựa
nhưng nằm sâu và khơng sờ được.
3.1.2. Những thay đổi bệnh lý của hạch lâm ba
- Hạch lâm ba sưng cấp tính: Hạch sưng, nóng, đỏ, đau; các thùy hạch nổi rõ.
Thường do bị viêm do mầm bệnh hoặc độc tố của chúng tác động trực tiếp vào hạch.
Hạch sưng cấp tính gặp trong bệnh truyền nhiễm cấp tính, các bệnh nhiễm trùng ...
- Hạch lâm ba hóa mủ: Sau khi bị
viêm cấp tính một thời gian, hạch sẽ dần
dần hóa mủ ở bên trong. Phần giữa của
hạch mềm ra, hạch có thể bị vỡ ở giữa và
có mủ chảy ra. Tùy theo tính chất của
viêm mà mủ có màu khác nhau và độ
lỏng khác nhau.
- Hạch lâm ba tăng sinh: Do bị
viêm lâu ngày nên hạch lâm ba tăng sinh
dần. Tổ chức xung quanh và tổ chức
Hình 2.5: Hạch lâm ba sưng
dưới da cũng tăng sinh làm cho hạch và
tổ chức này kết thành một khối sờ hạch thấy sưng to và không di động; con vật khơng
cịn cảm giác đau. Trường hợp này gặp trong bệnh xạ khuẩn ở bò. Nếu lợn bị lao thì
hạch lâm ba cổ, hạch hầu sưng to, cứng và khơng đau. Hạch lâm ba tồn thân sưng
trong bệnh máu trắng (Leucosis).
3.2. Khám phần đầu

3.2.1. Khám niêm mạc mắt
a) Khám cho ngựa
Người khám đứng về phía mắt
cần khám, một tay cầm cương; tay cịn
lai làm như sau: ấn ngón trỏ vào mi mắt
trên, ngón cái kéo mi dưới để bộc lộ
niêm mạc trong khi các ngón cịn lại tì
vào phần ngoài khoang mắt trên làm
điểm tựa
b) Khám cho trâu bịKhám cho
Hình 2.6: Khám niêm mạc mắt Ngựa
trâu bị cũng giống như khám cho ngựa.
Nhưng có thể dùng cách kéo sừng trâu bò về một bên để bộc lộ niêm mạc.
c) Khám cho gia súc nhỏ và gia cầm
Dùng ngón trỏ và ngón cái mở rộng mí mắt để thấy rõ niêm mạc
2.3.2. Những thay đổi bệnh lý ở niêm mạc
- Niêm mạc nhợt nhạt: Niêm mạc nhợt nhạt là triệu chứng của bệnh thiếu máu;
thiếu máu vùng đầu hoặc hàm lượng huyết sắc tố thấp.Tùy theo mức độ thiếu máu mà
niêm mạc ta có thể quan sát thấy:

23


+ Niêm mạc nhợt nhạt cấp
tính: Niêm mạc nhợt nhạt cấp tính
gặp trong trường hợp con vật bị mất
quá nhiều máu trong thời gian ngắn
(vỡ gan, lách, dạ dày, xuất huyết tử
cung hoặc các vết thương ngoại khoa)
+ Niêm mạc nhợt nhạt lâu

ngày: Niêm mạc nhợt nhạt kéo
dài thường do con vật bị suy dinh
dưỡng, bị bệnh ký sinh trùng, viêm
ruột mạn tính; một số bệnh truyền
nhiễm mạn tính như lao, suyễn...

Hình 2.7: Khám niêm mạc mắt Ngựa

- Niêm mạc đỏ ửng
+ Đỏ ửng cục bộ: Do các mạch máu ở mắt bị xung huyết. Nếu xung huyết nặng
mạch máu nổi rõ như chùm dễ cây. Loại xung huyết này thường gặp trong các bệnh
như: viêm não, xung huyết não, vùng đầu bị ứ máu hoặc do tĩnh mạch cổ bị tắc; các
bệnh ở tim, phổi gây rối loạn tuần hoàn.
+ Đỏ ửng lan tràn: Toàn bộ niêm mạc mắt đỏ. Nguyên nhân có thể do trúng độc,
trong máu có nhiều khí Carbonic và thiếu Oxy; do mắc các bệnh gây sốt quá cao và
thường là các bệnh truyền nhiễm.
- Niêm mạc hoàng đản: Khi trong máu chứa nhiều sắc tố mật Bilirubin sẽ gây ra
hoàng đản (vàng da). Mức độ vàng niêm mạc phụ thuộc vào lượng Bilirubin có trong
máu và màu sắc của niêm mạc. Niêm mạc có màu trắng thì dễ thấy hiện tượng hồng
đản. ở Ngựa bình thường lượng Bilirubin trong máu đạt 1,5mg% đã thấy hiện tượng
hoàng đản; nhưng nếu niêm mạc xung huyết đỏ ửng, lượng Bilirubin trong máu đạt đến
8mg% vẫn khó thấy hoàng đản.
Niêm mạc hoàng đản thường thấy trong các bệnh ở gan, gan bị tổn thương; do
tắc ống dẫn mật, sỏi ống dẫn mật; hoặc khi hồng cầu bị vỡ với số lượng lớn (trúng độc).
- Niêm mạc tím bầm: Do rối loạn nghiêm trọng ở vịng tiểu tuần hồn, gây trở
ngại việc trao đổi khí CO2 và khí O2. CO2 tích lại nhiều trong máu tạo nên
Carboxyhaemoglobin (máu đen). Các bệnh như:
viêm bao tim, viêm cơ tim, suy tim, hở van tim...làm hạn chế việc trao đổi khí
gây niêm mạc tím bầm; hoặc do các bệnh truyền nhiễm, trúng độc, con vật bị xẹp phổi,
khí thũng phổi.

- Niêm mạc sưng: Thành niêm mạc dày hơn, thể tích niêm mạc tăng nên niêm
mạc lồi ra ngoài. Niêm mạc sưng gặp trong các bệnh cảm mạo lưu hành ở ngựa, bệnh
loét da quăn tai trâu, bò.
- Dử mắt (ghèn, ken): Dử mắt là các chất phân tiết ở mắt, các niêm dịch, xác của
bạch cầu và vi khuẩn xâm nhập ... tạo nên. Khi mắt có bệnh thì thường xuất hiện dử
mắt. Tuy nhiên một số bệnh gây sốt cao hay gây đau đớn kịch liệt thì niêm mạc mắt khơ
và khơng có dử mắt (giun chui ống mật).

24


Dử mắt có trong các bệnh loét da quăn tai, uốn ván, dịch tả, bệnh viêm kết mạc,
viêm giác mạc ...
3.2.2. Khám lông
- Trạng thái lông:
Trạng thái lông phản ánh rõ tình trạng của cơ thể về bệnh tật, mức độ dinh
dưỡng. Quan sát trạng thái lông phần nào giúp cho người làm cơng tác chẩn đốn biết
được bệnh của con vật và biện pháp để can thiệp. Chẳng hạn nếu thấy con vật bị thiếu
khống thì có thể đưa ra phương pháp để bổ sung khoáng vào thức ăn cho con vật; nếu
là bệnh nào đó thì đưa ra biện pháp chữa trị. Chúng ta có thể gặp một số biểu hiện sau
đây:
- Lông thô, khô, dài ngắn không đều thường do thức ăn kém, dinh dưỡng tồi;
hoặc con vật bị mắc các bệnh mãn tính, bệnh ký sinh trùng.
- Thay lơng chậm: Các lồi vật đều có thời gian thay lơng (đổi lơng) nhất định
trong năm: trâu, bị, ngựa, cừu, chó thường thay lơng hai lần vào mùa xuân và mùa thu;
gia cầm thường rụng từng đám, thay từng bộ phận. Ngồi ra thời điểm thay lơng cịn
phụ thuộc vào yếu tố cá thể. Thay lông chậm thường do mắc bệnh mãn tính, rối loạn
tiêu hóa, sau khi mắc bệnh nặng đã được chữa khỏi.
- Với gia súc, thay lơng từng đám có thể do bị ghẻ, nấm da; một số trường hợp
trúng độc mãn tính, rối loạn thần kinh.

3.2.3. Khám da
a) Màu của da
- Da nhợt nhạt thường do con vật bị thiếu máu, mất máu, bị suy dinh dưỡng hay
mắc các bệnh viêm nhiễm lâu ngày.
- Da ửng đỏ: do huyết quản ở dưới da bị xung huyết, máu tập trung đến nhiều
nên thấy xuất hiện màu đỏ, nếu xung huyết khơng được khắc phục có thể dẫn tới tụ
huyết. Da ửng đỏ có thể là một vùng rộng hay hẹp, đôi khi thấy ửng đỏ toàn thân như
trong bệnh sốt cao, bệnh tụ huyết trùng lợn; hay ửng đỏ có kèm theo lấm chấm xuất
huyết trong bệnh dịch tả lợn.
- Da tím bầm: thường la do rối loạn tuần hồn gây nên, đã trình bày trong phần
niêm mạc tím bầm.

Hình 2.8: Những biểu hiện thay đổi trên da

25


×