Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn thạc sĩ thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần nam việt trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.9 KB, 118 trang )

....

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp i
------- [\ -------

đoàn xuân lợi

thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát
triển thị trờng thức ăn chăn nuôi của công
ty cổ phần Nam việt trên địa bàn
tỉnh thái nguyên
Luận văn thạc sĩ kinh tế

Chuyên ngành: kinh tế nông nghiệp
MÃ số: 60.31.10
Ngời hớng dẫn khoa học: Gs.ts phạm vân đình

Hà Nội, 2006

i


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và cha hề đợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đÃ
đợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đà đợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2006
Tác giả



Đoàn Xuân Lợi

ii


Lời cảm ơn
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tác giả đà hoàn thành
luận văn thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp với đề tài "Thực trạng và những giải
pháp chủ yếu để phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi của công ty cổ
phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên".
Tác giả xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy, cô giáo
và đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trờng
Đại học Nông nghiệp I đà tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hớng cho tác
giả trong quá trình học tập, công tác và nghiên cứu khoa học.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ công ty cổ phần Nam
Việt, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đà giúp đỡ
tác giả trong quá trình nghiên cứu và thực hiên đề tài.
Tác giả xin trân trọng bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo
hớng dẫn GS.TS Phạm Vân Đình, ngời đà định hớng, chỉ bảo và dìu dắt
tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn đối với tất các các tập thể, cá nhân,
các đồng nghiệp, bạn bè và những ngời thân đà chỉ bảo, giúp đỡ, động
viên, khích lệ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2006
Tác giả
Đoàn Xuân Lỵi

iii



mục lục
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng

vii

1.

Mở đầu...........................................................................................................1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu........................................................1


1.2

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................3

1.3

Đối tợng và phạm vi nghiên cứu............................................................3

2.

Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi..5

2.1

Cơ sở lý luận............................................................................................5

2.1.1 Vai trò của thức ăn chăn nuôi công nghiệp..............................................5
2.1.2 Đặc điểm của thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.........................6
2.1.3 Các loại thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp..................................8
2.1.4 Các yếu tố ảnh hởng đến phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi
công nghiệp............................................................................................10
2.1.5 Xu hớng phát triển của thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp......12
2.2

Cơ sở thực tiễn.......................................................................................13

2.2.1 Tình hình phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên
thế giới...................................................................................................13
2.2.2 Tình hình phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp
ở Việt Nam.............................................................................................14

2.3

Các công trình nghiên cứu có liên quan.................................................17

3.

Đặc điểm địa bàn và phơng pháp nghiên cứu.... .................................18

3.1

Đặc điểm chung.....................................................................................18

3.1.1 Một vài nét về công ty cổ phần Nam Việt.............................................18
3.1.2 Đặc điểm địa bàn tỉnh Thái Nguyên......................................................21

iv


3.1.3 Tình hình chăn nuôi và lợng cầu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên...................................................................................22
3.1.4 Đặc điểm thị trờng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.....24
3.2

Phơng pháp nghiên cứu........................................................................25

3.2.1 Phơng pháp chọn điểm nghiên cứu......................................................25
3.2.2 Phơng pháp thu thập thông tin.............................................................26
3.2.3 Phơng pháp xử lý thông tin..................................................................28
3.2.4 Phơng pháp phân tích thông tin...........................................................28
3.3


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................31

4.

Thực trạng và giải pháp chủ yếu để phát triển thị trờng thức ăn
chăn nuôi của công ty Nam Việt trên địa bàn tỉnh thái nguyên .........33

4.1

Thực trạng phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi của công ty
cổ phần Nam Việt..................................................................................33

4.1.1 Thơng hiệu và chủng loại sản phẩm....................................................33
4.1.2 Tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt....34
4.1.3 Thị phần sản phẩm của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên..........................................................................................40
4.1.4 Các yếu tố ảnh hởng tới phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi
của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............. 44
4.1.5 Phân tích điểm mạnh điểm yếu trong ma trận SWOT...........................66
4.2

Một số giải pháp phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi của
công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh TháiNguyên.....................73

4.2.1 Định hớng phát triển thị trờng...........................................................73
4.2.2 Giải pháp phát triển thị trờng...............................................................75
4.2.3 Dự kiến phát triển thị trờng của công ty..............................................86
5.


Kết luận.......................................................................................................92
Tài liệu tham khảo.........95
Phụ lục...................98

v


Danh mục các chữ viết tắt
AF
BT
C.K
CN
CP
C. ty
ĐVT
EH
GDP
K. thờng xuyên
NN
OS
OW
PTNT
SL
SLHH
SLTĂCN
SLTĂCNTT
SWOT
TĂCN
TĂCNCN
TĂĐĐ

TĂHH
TĐPTBQ
TNHH
TP
TPTN
TS
TT - TN
TW
VC
VIC
XB

American Feed
Bình thờng
Chiết khấu
Công nghiệp
Charoen Pokphand
Công ty
Đơn vị tính
East Hope
Gross - Domestic - Product
Không thờng xuyên
Nông nghiệp
Opportunities - Strengths
Opportunities - Weaknesses
Phát triển nông thôn
Sản lợng
Sản lợng hàng hoá
Sản lợng thức ăn chăn nuôi
Sản lợng thức ăn chăn nuôi thực tế

Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats
Thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Thức ăn đậm đặc
Thức ăn hỗn hợp
Tốc độ phát triển bình quân
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Thành phố Thái Nguyên
Threats - Strengths
Thị trờng Thái Nguyên
Threats - Weaknesses
Vận chuyển
Công ty thức ăn gia súc Con heo vàng
Xuất bán

vi


Danh mục các bảng
Bảng 3.1

Tình hình chăn nuôi và lợng cầu TĂCN trên địa bàn tỉnh TN...23

Bảng 3.2

Chọn mẫu điều tra các đại lý cấp I ..............................................27

Bảng 3.3


Phân bố số lợng phiếu điều tra ..................................................29

Bảng 4.1

Các chủng loại thức ăn chăn nuôi của công ty Nam Việt ...........34

Bảng 4.2

Tình hình tiêu thụ TĂCN của Công ty cổ phần Nam Việt
từ năm 2003 - 2005......................................................................37

Bảng 4.3

Thị phần của các công ty sản xuất và kinh doanh
thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên........................41

Bảng 4.4

Khả năng phát triển thị trờng có liện quan đến sản phẩm..........45

Bảng 4.5

Giá một số loại thức ăn chăn nuôi của các công ty
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.....................................................51

Bảng 4.6

Chính sách bán hàng của một số công ty
áp dụng cho đại lý cấp I năm 2005..............................................53


Bảng 4.7

Giá một số nguyên liệu chính dùng chế biến TĂCN...................55

Bảng 4.8

Giá một số sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.....................................................57

Bảng 4.9

Hình thức phân phối của các công ty trên địa bàn tỉnh TN..........59

Bảng 4.10 Hình thức hỗ trợ bán hàng của các công ty áp dụng
cho các đại lý cấp II và ngời chăn nuôi năm 2005.........61
Bảng 4.11 Quy mô chăn nuôi của các trang trại và sản lợng thức ăn
chăn nuôi tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên....65
Bảng 4.12 Kế hoạch sản lợng hàng hoá sẽ tiêu thụ
của công ty cổ phần Nam Việt năm 2006....................................88
Bảng 4.13 Dự kiến số lợng đại lý cấp I của công ty cổ phần Nam Việt
năm 2006 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.....................................89
Bảng 4.14

Dự kiến số trang trại lợn dùng thức ăn chăn nuôi của
công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên..........91

vii


1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở nớc ta, đà đợc quan
tâm, đầu t khá lớn và đây là một trong những mục tiêu chủ yếu để phát triển
ngành nông nghiệp. Điều này đà đợc khẳng định trong nhiều văn kiện của
Đảng và của Chính phủ. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đà chỉ rõ:
Hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, gắn với công nghiệp
chế biến thực phẩm, khuyến khích và nhân rộng các nông trại chăn nuôi... mở
rộng mạng lới sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi [9]. Chính phủ cũng
đà có hàng loạt văn bản, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi. Chính
vì thế, ngành chăn nuôi đà đợc phát triển và chiếm 22% giá trị sản xuất của
ngành nông nghiệp. Đây cũng là hớng quan trọng để phát triển nông nghiệp
nớc ta trong thời gian tới.
Với vị thế ngày càng cao trong nền kinh tế, ngành chăn nuôi đà tạo ra
một thị trờng rộng lớn về nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp
cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Để đáp ứng yêu cầu của thị
trờng, thì việc cung cấp thức ăn đầy đủ về dinh dỡng, bảo đảm về chất
lợng và số lợng cho ngành chăn nuôi là vô cùng quan trọng và cần thiết. Từ
thực tế đó, nhiều công ty đà lựa chọn đầu t vào ngành sản xuất và kinh doanh
thức ăn chăn nuôi, trong đó có các công ty 100% vốn nớc ngoài nh công ty
NewHope, Cargill, Charoen Pokhand Groups (CP Groups), American Feed
(AF), EastHope (EH)..., các công ty liên doanh nh Proconco, Guyomarch...,
các công ty trong nớc nh Dabaco, Con heo vàng (VIC), Thanh Bình, Lái
Thiêu, Nam Dũng, Hà Việt...
Thái Nguyên là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá đa dạng, phong
phú nh chăn nuôi bò sữa, lợn, gà, vịt, chim cút..., nhng đang phát triển
mạnh theo hớng chăn nuôi trang trại, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi gia
súc (lợn ngoại). Ngoài ra, ở đây còn có nguồn nguyên liệu dùng để s¶n xuÊt

1



thức ăn chăn nuôi rất phong phú nh ngô, khoai, sắn... Hơn nữa, Thái Nguyên
còn là cửa ngõ của các tỉnh miền núi phía Bắc. Điều này sẽ giúp cho việc giao
lu hàng hoá giữa các vùng đợc nhanh chóng, thuận tiện. Những u thế trên
là những điều kiện thuận lợi để thu hút các công ty đầu t vào sản xuất và kinh
doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt hiệu quả kinh tế
cao. Nhận thấy những thuận lợi trên, công ty cổ phần Nam Việt đà đầu t xây
dựng nhà máy với hệ thống dây chuyền máy móc, trang thiết bị hiện đại, có
công suất lớn và cho chất lợng sản phẩm tốt. Để sản xuất và tiêu thụ thức ăn
chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong 3 năm qua, hàng hoá của công
ty sản xuất ra khá đa dạng, có chỗ đứng trên thị trờng và đợc ngời chăn
nuôi đánh giá cao, đặc biệt là các sản phẩm thức ăn cho gia súc (lợn) với tổng
sản lợng hàng hoá tiêu thụ hàng năm tăng khá nhanh. Tuy nhiên, do mới
thành lập nên sản phẩm của công ty cha đợc tiêu thụ rộng rÃi và cha đứng
vững trên thị trờng. Sản phẩm thức ăn cho gia cầm (thức ăn hỗn hợp cho gà)
cha thực sự có chất lợng tốt và tính ổn định còn cha cao, nên cha có uy
tín trên thị trờng. Hệ thống đại lý cấp I, cấp II của công ty còn mỏng, yếu và
đang phải đối mặt với nhiều thách thức nh giá nguyên liệu dùng sản xuất
thức ăn chăn nuôi tăng cao, không ổn định, dịch cúm gia cầm bùng phát, giá
sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi cũng tăng, giảm thất thờng... Đó là
những bất lợi rất lớn, ảnh hởng đến khả năng phát triển thị trờng của công
ty cổ phần Nam Việt. Để tận dụng và phát huy đợc những u thế của mình,
đồng thời khắc phục những điểm còn yếu và trở thành một công ty có uy tín
lớn trên thị trờng, công ty cổ phần Nam Việt cần phải có các chiến lợc và
giải pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cho phù hợp với điều kiện
của thị trờng và của mình.
Từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thực trạng và
những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi của
công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên, nhằm phân tích


2


thị trờng và đa ra những gợi ý có tính khả thi để công ty Nam Việt có thể
đa ra những chiến lợc sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp
của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đa ra những
giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi của
công ty.
Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thị
trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
- Đánh giá thực trạng và tìm ra những yếu tố ảnh hởng tới khả năng phát
triển thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt.
- Đa ra giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi
công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt.
1.3 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu
Những vấn đề kinh tế trong phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi công
nghiệp với các chủ thể là công ty, đại lý của công ty và ngời chăn nuôi.
Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung:
+ Nghiên cứu những nội dung cụ thể và thực tiễn về phát triển thị trờng
thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
+ Phân tích những thuận lợi và khó khăn về phát triển thị trờng thức ăn
chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt.
+ Những giải pháp chủ yếu phát triển thị trờng tiêu thụ sản phẩm thức
ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt.


3


- Thời gian: Nghiên cứu tình hình sản xuất, phát triển thị trờng và tiêu
thụ sản phẩm của công ty cổ phần Nam Việt từ năm 2003 đến nay. Số liệu
khảo sát năm 2005 và dự kiến đến năm 2010.
- Không gian: Công ty cổ phần Nam Việt là công ty mới thành lập. Việc
nghiên cứu tổng thể thị trờng là cần thiết, nên với đề tài này tôi chỉ tập trung
nghiên cứu ở thị trờng Thái Nguyên vì đây là địa bàn tổ chức sản xuất của
công ty, đồng thời, Thái Nguyên là tỉnh có ngành chăn nuôi đang phát triển
mạnh với quy mô trang trại và số lợng trang trại đang tăng khá nhanh hàng
năm. Bên cạnh đó, hệ thống kênh phân phối thức ăn chăn nuôi công nghiệp
ngày càng ngắn lại và phát triển khá mạnh trong vài năm gần đây.

4


2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
thị trờng thức ăn chăn nuôi
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Vai trò của thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Thức ăn chăn nuôi là đầu vào của quá trình đầu t, là cơ sở ban đầu để
thúc đẩy quá trình tăng trởng và phát triển của vật nuôi. Chỉ có dinh dỡng
tốt và đầy đủ trong thức ăn chăn nuôi mới phát huy tối đa u thế di truyền
giống, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo đảm vệ sinh môi trờng và mang lại
hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
Thức ăn chăn nuôi có vai trò quyết định nên giá thành sản phẩm của
ngành chăn nuôi, vì chỉ riêng thức ăn chăn nuôi đà chiếm khoảng 70% giá
thành sản phẩm ngành chăn nuôi nh thịt, sữa, trứng của ngành chăn nuôi [3],

[25].
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát
triển của ngành chăn nuôi, từ đó, tạo ra năng suất cao cho ngành chăn nuôi.
Nếu nh trớc đây theo phơng thức truyền thống, nguồn thức ăn không đủ
chất dinh dỡng cần thiết cho sự phát triển của vật nuôi, thì ngày nay, thức ăn
chăn nuôi công nghiệp không những đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về dinh
dỡng cho vật nuôi, mà còn tạo ra sự đột phá về khả năng phát triển mạnh,
nhanh cho ngành chăn nuôi. Nguồn thức ăn đợc chế biến theo nhu cầu dinh
dỡng từng giai đoạn sinh trởng và phát triển của vật nuôi đà tạo nên sự tăng
trởng nhanh cho vật nuôi. Từ đó, ngành chăn nuôi cung cấp ngày càng nhiều
sản phẩm phục vụ đời sống con ngời.
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp đà góp phần làm thay đổi tập quán chăn
nuôi. Từ chăn nuôi lạc hậu, nhỏ lẻ, không tập trung, tận dụng các phế phẩm,
nguồn nguyên liệu thừa của ngành chế biến, sinh hoạt... làm thức ăn sang
hớng chăn nuôi mang tính công nghiệp, quy mô lớn và tập trung.

5


Ngoài việc rút ngắn chu kỳ chăn nuôi bằng tốc độ tăng trởng nhanh của
vật nuôi, thì nhờ có thức ăn chăn nuôi công nghiệp mà số lợng lao động sử
dụng trong ngành chăn nuôi giảm một cách đáng kể. Nếu nh theo phơng
thức truyền thống, thức ăn phải nấu chín, lợng thức ăn tiêu tốn nhiều hơn,
mất rất nhiều thời gian và công sức, thì ngày nay, khi sử dụng thức ăn chăn
nuôi công nghiệp, lợng lao động và thời gian dùng cho việc chăn nuôi ít hơn
nhiều, lợng thức ăn tiêu tốn ít hơn nhng lại cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn.
Nh vậy, năng suất lao động không chỉ tăng lên ở khối lợng sản phẩm tạo ra
mà còn tăng lên nhờ vịêc sử dụng ít công lao động hơn.
Không chỉ vậy, thức ăn chăn nuôi công nghiệp còn góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Nhờ có thức ăn chăn nuôi công nghiệp mà lợng lao động sử

dụng trong ngành chăn nuôi giảm nên đà tạo ra một nguồn nhân lực dự trữ cho
các ngành khác nh ngành công nghiệp và dịch vụ...
Ngoài ra, nó còn góp phần tạo ra sự cân bằng giữa cầu và cung về các sản
phẩm từ chăn nuôi. Ngành chăn nuôi phát triển tạo tiền đề cho ngành công
nghiệp chế biến phát triển mạnh và đa dạng hơn.
2.1.2 Đặc điểm của thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Ngoài những đặc điểm của thị trờng nói chung, thị trờng thức ăn chăn
nuôi công nghiệp còn có những đặc điểm riêng vì phần lớn nguyên liệu đầu
vào của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp là các sản phẩm của
ngành nông nghiệp, do vậy, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
phụ thuộc rất lớn vào ngành nông nghiệp:
+ Chăn nuôi là ngành có đầu t cao nhng không phải ngành đem lại lợi
nhuận lớn cho ngời chăn nuôi, bên cạnh đó, ngành chăn nuôi mang nhiều rủi
ro (rủi ro cao) vì vật nuôi là những cơ thể sống nên chịu ảnh hởng rất lớn của
điều kiện tự nhiên nh− thêi tiÕt, khÝ hËu, dÞch bƯnh… Do vËy, trong chừng
mực nhất định, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng cùng gánh
chịu rủi ro với ngành chăn nu«i.

6


+ Kênh phân phối của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ
thuộc vào sự phát triển của ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi càng phát triển
mạnh (quy mô trang trại, tập trung) thì xu hớng phát triển kênh phân phối
của thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngày càng ngắn (càng gần ngời
chăn nuôi), có thể không còn các tác nhân trung gian (đại lý cấp I, cấp II).
Chính vì vậy, trong vài năm gần đây, ngành chăn nuôi của nớc ta phát
triển rất mạnh theo hớng trang trại. Nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn,
có tiềm lực kinh tế đà mua thức ăn chăn nuôi công nghiệp trực tiếp của các
nhà máy, còn những trang trại có tiềm lực kinh tế yếu, những trang trại vừa và

nhỏ thì mua qua các tác nhân trung gian (đại lý cấp I, đại lý cấp II).
+ Giữa ngời bán (công ty, đại lý) và ngời tiêu dùng (ngời chăn nuôi)
ràng buộc với nhau bằng quan hệ tài chÝnh, nh−ng l¹i mang tÝnh x· héi cao.
ë ViƯt Nam, phần lớn ngời chăn nuôi là những ngời làm nông nghiệp,
khả năng tài chính là không mạnh nên thờng phải mua chịu thức ăn chăn
nuôi công nghiệp của các đại lý (hay đại lý thờng đầu t thức ăn cho ngời
chăn nuôi). Chính vì vậy, để kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp, đòi
hỏi vốn kinh doanh của các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp
lớn mới đáp ứng đợc cho ngời chăn nuôi. Do đó, nhu cầu thức ăn gia súc từ
ngời chăn nuôi phụ thuộc rất lớn vào các bộ phận thơng gia (đại lý cÊp I,
cÊp II) trong vïng.
+ ë ViÖt Nam, do chăn nuôi của các nông hộ có quy mô nhỏ lẻ, phân
tán, nguồn lực tài chính của các nông hộ thờng yếu, nguồn thức ăn chăn nuôi
tận dụng là chính, bên cạnh đó, trình độ chăn nuôi thấp, khả năng tiếp cận tiến
bộ khoa học kém nên thị trờng thức ăn chăn nuôi cha đợc mở rộng triệt
để, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa.
+ Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào
tính thời vụ của ngành nông nghiệp và tính chu kỳ của ngành chăn nuôi, vì
phần lớn nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp là các

7


nông sản có giá cả không ổn định và có tính thời vụ cao, làm cho giá cả của
thức ăn chăn nuôi công nghiệp không ổn định. Từ đó, đà ảnh hởng tới lợi
nhuận của các công ty kinh doanh TĂCN công nghiệp và ngời chăn nuôi.
+ Nớc ta là một nớc nông nghiệp nhng các sản phẩm của ngành nông
nghiệp (nh ngô, mì, mạch...) dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất thức
ăn chăn nuôi lại chủ yếu phải nhập khẩu từ nớc ngoài, mỗi năm nớc ta phải
nhập khẩu vài chục vạn tấn, riêng khô đậu tơng phải nhập khẩu khoảng 1

triệu tấn/ năm từ ấn Độ, áchentina, Hoa Kỳ, Brazil [14].
+ Nhu cầu về các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng đa dạng cả về
chất lợng, chủng loại và giá cả... Do vậy, tạo ra tính cạnh tranh ngày càng
gay gắt giữa các đại lý, các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi
công nghiệp.
+ Đặc điểm tiêu dùng khác nhau giữa các vùng, giữa những nông hộ
chăn nuôi nhỏ lẻ và các trang trại đà tạo nên tính đa dạng trong mẫu mÃ, chất
lợng, giá cả thức ăn chăn nuôi. Những vùng chăn nuôi tập trung, quy mô
trang trại thờng căn cứ vào các yếu tố nh thức ăn đó có đạt tốc độ lớn, chất
lợng thịt, khả năng tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng... để lựa chọn thức ăn. Đối
với những vùng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán họ thờng quan tâm tới mẫu mÃ
bao bì, mầu sắc thức ăn, đây là căn cứ đầu tiên để lựa chọn thức ăn chăn nuôi.
2.1.3 Các loại thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nớc ta hiện nay có nhiều
kênh phân phối khác nhau nh kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp:
- Kênh phân phối trực tiếp là kênh phân phối không có sự tham gia của
các tác nhân trung gian (nh đại lý cấp I và đại lý cấp II).
Ngời sản xuất
(nhà máy)

Ngời chăn nuôi
(trang trại lớn)

(Đại lý cấp I là đại lý mua hàng hoá trực tiếp của công ty, có hợp đồng

8


mua bán hàng hoá với công ty và chịu sự quản lý trực tiếp của công ty. Đại lý
cấp II là đại lý mua hàng của công ty qua đại lý cấp I, sau đó đem bán cho

ngời chăn nuôi, đại lý cấp II không có hợp đồng mua bán hàng hoá với công
ty và không chịu sự quản lý trực tiếp của công ty).
Kênh phân phối này bảo đảm mối quan hệ trực tiếp giữa ngời sản xuất
và ngời chăn nuôi. Nó làm tăng lợi nhuận cho ngời chăn nuôi và giúp cho
ngời sản xuất nhanh chóng nắm bắt đợc nhu cầu của ngời tiêu dùng, thông
tin phản hồi về sản phẩm từ nhà chăn nuôi cho nhà sản xuất nhanh và chính
xác hơn. Tuy nhiên, kênh phân phối này làm tăng thêm khối lợng công việc
cho nhà sản xuất vì nhà sản xuất phải quản lý số lợng khách hàng lớn gấp
nhiều lần so với việc thông qua nhà phân phối. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố
khác liên quan đến việc bán hàng của nhà sản xuất, nh không thể khai thác
hết số lợng khách hàng trên thị trờng, những khách hàng chăn nuôi nhỏ,
phân tán, tài chính kém...
- Kênh phân phối gián tiếp là loại kênh phân phối có sự tham gia của
các tác nhân trung gian. Tuỳ thuộc vào số lợng các tác nhân trung gian trong
kênh phân phối mà ta có các loại kênh phân phối dài ngắn khác nhau.
Ngời sản xuất

Đại lý cấp I

Ngời chăn nuôi

Ngời sản xuất

Đại lý cấp II

Ngời chăn nuôi

Ngời sản



Đại lý cấp I

Đại lý cấp II

Ngời chăn nuôi

Với kênh phân phối gián tiếp (có tác nhân trung gian), hàng hoá sẽ đợc
phân phối rộng rÃi hơn trên thị trờng vì hệ thống đại lý cấp I, cấp II có thể
bán hàng cho nhiều đối tợng khách hàng (ngời chăn nuôi) khác nhau, kể cả
những ngời chăn nuôi nhỏ lẻ, khả năng tài chính kém cũng dễ dàng mua
đợc sản phẩm của công ty, đồng thời, công ty cũng giảm đợc nhiÒu chi phÝ

9


nh− chi phÝ qu¶n lý, chi phÝ vËn chun, chi phí bán hàng...
Do chuyên môn hoá trong sản xuất và hoạt động thơng mại nên hoạt
động của loại kênh phân phối này cho phép ngời sản xuất tập trung đợc mọi
nguồn lực của mình vào sản xuất, đồng thời, phát huy đợc lợi thế của các tác
nhân trung gian nh khả năng tài chính, uy tín bán hàng, quan hệ xà hội... Tuy
nhiên, kênh phân phối gián tiếp cũng có những hạn chế, đó là làm giảm lợi
nhuận của nhà chăn nuôi (đây là yếu tố cực kỳ quan trọng), các thông tin về
nhu cầu sản phẩm (nh chất lợng, bao bì...) của nhà chăn nuôi đến nhà sản
xuất cũng chậm hơn và nhiều lúc thiếu chính xác, ngời chăn nuôi cũng dễ
mua phải hàng giả, hàng kém chất lợng trên thị trờng.
Đối với ngành chế biến và kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở
nớc ta hiện nay chủ yếu vẫn sử dụng kênh phân phối gián tiếp, vì ngành chăn
nuôi của nớc ta mới bắt đầu đi vào chăn nuôi mang tính công nghiệp, các
trang trại quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, nhiều vùng chăn nuôi vẫn mang tính
tận dụng, tự cung tự cấp là chính và khả năng tài chính của hầu hết các trang

trại vẫn còn kém. Đối với một số quốc gia trên thế giới có ngành chăn nuôi
trang trại phát triển mạnh, tập trung, quy mô trang trại hàng chục nghìn con
(nh Mỹ, Hà Lan, Thái Lan và ngay cả Trung Quốc), thì họ chủ yếu sử dụng
kênh phân phối trực tiếp.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hởng đến phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi
công nghiệp
- Trình độ chăn nuôi và quy mô chăn nuôi của ngời dân có ảnh hởng
rất lớn tới khả năng phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Trình
độ chăn nuôi của ngời dân càng cao, quy mô chăn nuôi càng lớn và chăn
nuôi tập trung thì nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp càng lớn, do
vậy, khả năng phát triển thị trờng của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày
càng tốt hơn.
- Tính hiệu quả của việc sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đối với

10


ngành chăn nuôi là yếu tố quyết định cho khả năng phát triển thị trờng của
ngành sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
- Khả năng tài chính của các hộ chăn nuôi và phơng thức bán hàng của
các đại lý cũng tác động không nhỏ tới tình hình phát triển của thị trờng thức
ăn chăn nuôi.
- Hệ thống thông tin thị trờng có ảnh hởng rất lớn tới khả năng nắm
bắt và dự báo tình hình thị trờng. ở nớc ta, hệ thống thông tin còn kém phát
triển, nên đà làm ảnh hởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của
nhiều ngành trong đó có cả ngành sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi công
nghiệp và ngành chăn nuôi.
- Hệ thống sản xuất và cung ứng giống vật nuôi cao sản còn rất kém.
Điều này đà làm ảnh hởng lớn tới hiệu quả và khả năng phát triển của ngành
chăn nuôi. ở nớc ta, giống vật nuôi địa phơng cho năng suất thấp, tiêu tốn

thức ¨n cao vÉn chiÕm tû lƯ lín, do vËy, lµm cho lợi nhuận của ngành chăn
nuôi vẫn còn rất thấp [28], từ đó, ảnh hởng tới khả năng phát triển thị trờng
của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
- Uy tín của các công ty đợc thể hiện thông qua chất lợng hàng hoá
(thơng hiệu sản phẩm), giá cả, bao bì, chính sách bán hàng... Đây là yếu tố
ảnh hởng lớn đến khả năng phát triển thị trờng của ngành sản xuất thức ăn
chăn nuôi công nghiệp ngay cả ở hiện tại và trong tơng lai.
- Giá cả sản phẩm và lợi nhuận của ngành chăn nuôi là u tè cùc kú
quan träng cho sù ph¸t triĨn cđa ngành chăn nuôi và cũng là yếu tố quyết định
cho sự phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Nếu giá cả sản
phẩm của ngành chăn nuôi ổn định và đem lại lợi nhuận cho ngành chăn nuôi,
thì sẽ tạo động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Nếu giá cả đầu ra của
ngành chăn nuôi không ổn định, chăn nuôi không có hiệu quả (không có lÃi)
thì khả năng đầu t cho ngành chăn nuôi sẽ bị hạn chế và sẽ làm ảnh hởng
trực tiếp tới khả năng phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi c«ng nghiƯp.

11


- Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác nh dịch bệnh, thời tiết... cũng tác
động trực tiếp đến ngành chăn nuôi và làm ảnh hởng tới khả năng phát thị
trờng của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Nếu nh thời tiết
mát mẻ, dịch bệnh không xảy ra... thì đó là điều kiện tốt cho ngành chăn nuôi
phát triển và đó cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển thị trờng thức ăn
chăn nuôi công nghiệp. Còn nếu điều kiện thời tiết bất lợi, dịch bệnh không
kiểm soát đợc thì sẽ làm ảnh hởng xấu tới ngành chăn nuôi và khả năng
phát triển thị trờng của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
2.1.5 Xu hớng phát triển của thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Xu hớng phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc
rất lớn vào khả năng phát triển của ngành chăn nuôi. Nh chúng ta thấy, trong

vài năm gần đây, ngành chăn nuôi nớc ta phát triển khá nhanh, chuyển từ
chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, tận dụng nguồn thức ăn thừa là chính sang chăn
nuôi quy mô lớn (trang trại) tập trung, sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp
là chính. Do vậy, nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở nớc ta ngày càng
lớn. Từ năm 2002 trở lại đây, đà có nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
của nớc ngoài đầu t xây dựng nhà máy ở Việt Nam và nhiều công ty trong
nớc cũng chọn ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp để đầu t. Các
nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng đợc đầu t xây dựng và lắp
đặt hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại để đáp ứng tốt nhu cầu của ngành
chăn nuôi, đặc biệt các giống vật nuôi có tốc độ lớn cao, chất lợng thịt tốt...
Hệ thống kênh phân phối của ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng
phát triển rất nhanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trờng. Từ năm
2000 trở về trớc, ngành chăn nuôi ở nớc ta chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ,
phân tán và tận dụng nguồn thức ăn thừa, nên hệ thống kênh phân phối (đại
lý) cũng cha phát triển (rất ít đại lý), đặc biệt là đại lý cấp I, II có sản lợng
tiêu thụ lớn. Lúc này hệ thống kênh phân phối chia làm 3 cấp là đại lý cấp I,
đại lý cấp II, đại lý cấp III, ngời chăn nuôi. Từ cuối năm 2001 trở lại đây, do

12


ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh, nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp
ngày càng tăng nhanh, hệ thống đại lý phát triển rộng khắp và sản lợng hàng
hoá tiêu thụ của các đại lý đều tăng nên khá cao nên các nhà máy đà mở hệ
thống đại lý cấp I ở hầu hết các huyện, thậm chí một số nơi còn có ở xà nh
Hà Tây, Hải Dơng, Hng Yên... Hệ thống đại lý lúc này phân làm 2 cấp (đại
lý cấp I, đại lý cấp II và ngời chăn nuôi). Đặc biệt từ năm 2004 trở lại đây, do
có nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn (hàng trăm con lợn, hàng chục nghìn
con gà...) mở ra, nên một số công ty đà bán hàng trực tiếp (không qua hệ
thống phân phối) xuống các trang trại chăn nuôi lớn. Tuy nhiên, hiện nay, phổ

biến vẫn là phân phối qua hệ thống đại lý cấp I và cấp II là chính.
Trớc đây, ngời chăn nuôi thờng sử dụng thức ăn đậm đặc và khi lựa
chọn thức ăn chăn nuôi, thờng căn cứ vào các yếu tố bên ngoài của sản phẩm
nh bao bì đẹp, màu, mùi thức ăn hấp dẫn... Ngày nay, phần lớn ngời chăn
nuôi sử dụng thức ăn hỗn hợp là chính và lựa chọn thức ăn căn cứ vào chất
lợng của sản phẩm nh thức ăn đó có đạt tốc độ tăng trởng cho vật nuôi
không, tỷ lệ nạc có cao không...
Vậy, xu hớng phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp là sử
dụng các loại thức ăn chăn nuôi (chủ yếu là thức ăn hỗn hợp) có chất lợng
cao và hệ thống kênh phân phối ngày càng ngắn lại.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên
thế giới
Hiện nay, trên thế giới có hơn 3500 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi,
chiếm 80% thị phần thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới, còn lại 20% là do
các cá thể sản xuất bằng phơng pháp thủ công. Bình quân sản lợng thức ăn
chăn nuôi của tất cả các công ty trên thế giới sản xuất ra đạt khoảng 605 triệu
tấn/ năm [7].
Công ty sản xuất và cung cấp thức ăn chăn nuôi c«ng nghiƯp lín nhÊt

13


trên thị trờng hiện nay là các công ty của Mỹ, sau đó là đến các công ty của
Thái Lan. C«ng ty Land O Lakes Farm Land Purina Mills cđa Mỹ là công ty
dẫn đầu với sản lợng là 11.40 triệu tấn/ năm [6].
Ngành chăn nuôi và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên
thế giới ngày càng phát triển mạnh, nhng hiện nay mới đáp ứng đợc 45 48% nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho ngành chăn nuôi
trên thế giới [11]. Trong những năm gần đây, thị trờng thức ăn chăn nuôi
công nghiệp có nhiều biến động lớn, do dịch lở mồm long móng ở gia súc

(trâu, bò, lợn) và dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới,
đặc biệt ở một số nớc châu á nh Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc..., nên
đà làm ảnh hởng không nhỏ tới khả năng phát triển thị trờng thứ ăn chăn
nuôi công nghiệp trên thế giới [16]. Hiện nay, ở các quốc gia có ngành chăn
nuôi phát triển mạnh nh Mỹ, Hà Lan... thì nhiều các trang trại chăn nuôi lớn
(vài chục nghìn con) tự cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho
trang trại của họ, bằng cách mua dây chuyền máy móc và các nguyên liệu về
và tự chế biến sản xuất ra các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho trang
trại [29]. Nh vậy, ta thấy rằng quy mô chăn nuôi trên thế giới phát triển rất
mạnh. Điều này đà làm cho thị trờng thức ăn chăn nuôi phát triển theo một
hớng khác, đó là các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp sẽ kinh
doanh cả các nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi và bán cho các
trang trại chăn nuôi lớn.
2.2.2 Tình hình phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt
Nam
Thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nớc ta trong những năm
gần đây phát triển nhanh và đa dạng. Ngành chăn nuôi đà có những bớc đột
phá, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung, thức ăn chủ yếu tận dụng
sang chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn (trang trại) tập trung [19]. Trong mấy
năm gần đây, số lợng nhà máy sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi công

14


nghiệp và sản lợng hàng hoá tiêu thụ của các nhà máy đà tăng lên rất nhanh.
Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết: Tính đến nay đà có 197
nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có công suất 2 tấn/ h trở lên, trong đó
50% nhà máy có công suất từ 10 tấn/ h đến 40 tấn/ h. Ngoài ra, còn có trên
200 cơ sở sản xuất thức ăn gia súc quy mô nhỏ 0,5 tấn/ h đến 1 tấn/ h. Mỗi
năm các nhà máy và những cơ sở này sản xuất đợc khoảng 3,8 triệu tấn thức

ăn/ năm, ớc đạt trên 10.000 tấn/ ngày [14]. Thức ăn công nghiệp mới chiếm
khoảng 30 - 35% tổng số thức ăn đà sử dụng trong chăn nuôi (bình quân thế
giới là 45 - 48%, các nớc có ngành chăn nuôi phát triển là 80 - 90%) [11].
Theo tính toán của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam thì nhu cầu thức ăn
chăn nuôi đến năm 2010 cả nớc đạt khoảng 13 triệu tấn/ năm, trong đó có 50
- 60% là thức ăn chế biến công nghiệp (tức khoảng 6 - 6,5 triệu tấn/ năm)
[13]. Điều đó cho thấy thị trờng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nớc ta
đang còn rất nhiều tiềm năng. Vậy, đây mới chỉ là giai đoạn đầu cho sự phát
triển của ngành chăn nuôi công nghiệp và ngành sản xuất kinh doanh thức ăn
chăn nuôi công nghiệp của nớc ta.
Hệ thống phân phối (đại lý cấp I): Những năm trớc đây (từ năm 2000
trở về trớc), hệ thống đại lý cấp I của các công ty chủ yếu tập trung ở các khu
vực thành phố, thị xà và số lợng đại lý cấp I cũng ít, mỗi tỉnh chỉ có 2 - 3 đại
lý cấp I, còn các khu vực khác nh thị trấn, huyện, xà gần nh không có,
nhng từ năm 2001 trở lại đây, hệ thống đại lý cấp I của các công ty đà đợc
đặt xuống tận các xà và số lợng đại lý cũng tăng lên rất nhanh, sản lợng tiêu
thụ của mỗi đại lý cũng tăng lên rất nhiều. Điều đó cho thấy ngành chăn nuôi
của nớc ta phát triển mạnh, nên làm cho nhu cầu sử dụng thức ăn công
nghiệp cho chăn nuôi ngày càng tăng lên.
Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngày càng ngắn lại. Điều
đó cho thấy xu hớng phát triển của ngành chăn nuôi trong nớc ngày càng
phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Cách đây khoảng 5 - 6 năm, kênh

15


phân phối thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nớc ta phổ biến là 3 cấp (đại lý
cấp I, đại lý cấp II, đại lý cấp III, ngời chăn nuôi), nhng những năm gần đây
do quy mô chăn nuôi phát triển ngày càng mạnh, nên hệ thống kênh phân phối
ở nớc ta phổ biến là hai cấp (đại lý cấp I, đại lý cấp II, ngời chăn nuôi).

Những vùng có ngành chăn nuôi phát triển mạnh (quy mô trang trại) thì phần
lớn chỉ có 1 cấp (đại lý cấp I, ngời chăn nuôi). Đối với các trang trại quy mô
hàng nghìn con (thậm chí chỉ vài trăm con) thì hiện nay cũng đà bắt đầu mua
thức ăn trực tiếp từ nhà máy chứ không qua các nhà phân phối (đại lý cấp I,
cấp II). Vậy, trong tơng lai không xa với sự phát triển mạnh của ngành chăn
nuôi (phát triển trang trại lớn, tập trung) thì thị trờng thức ăn chăn nuôi phổ
biến không còn các tác nhân trung gian (đại lý). Các nhà máy sẽ bán hàng trực
tiếp xuống các trang trại chăn nuôi là chính, còn một phần nhỏ thì cung cấp
qua các đại lý cấp I.
Nhu cầu tiêu dùng các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp có chất lợng
cao ngày càng tăng nhanh, điều đó cho thấy trình độ chăn nuôi của ngời chăn
nuôi ngày càng đợc nâng lên.
Quản lý của Nhà nớc đối với các công ty sản xuất kinh doanh thức ăn
chăn nuôi công nghiệp và chất lợng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên thị
trờng cả nớc nói chung và thị trờng Thái Nguyên nói riêng hiện nay còn
rất lỏng lẻo, đặc biệt là đối với sản phẩm của các công ty nội địa (công ty nhỏ)
[1]. Chính vì vậy, chất lợng thức ăn chăn nuôi công nghiệp bán trên thị
trờng hiện nay, phần lớn không đủ tiêu chuẩn chất lợng theo đăng ký trên
bao bì nh độ đạm đăng ký 48% nhng thực tế chỉ đạt 40 - 41%, thậm chí còn
thấp hơn, bên cạnh đó, một số chất có hàm lợng ®éc tè cao nh−ng vÉn sư
dơng nh− chÊt lµm hång da, hoóc môn tăng trởng... [1]. Điều này làm ảnh
hởng tới tâm lý của ngời tiêu dùng, ngời chăn nuôi và cũng ảnh hởng lớn
tới khả năng phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi của các công ty lớn làm
ăn uy tín, đặc biệt là các công ty liên doanh, công ty nớc ngoài đầu t sản
xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.

16


2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan

ĐÃ có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển thị trờng, nhng những
công trình đó đề cập tới những sản phẩm khác nhau (nh phát triển thị trờng
mây tre đan, nớc giải khát, cà phê...). Thị trờng thức ăn chăn nuôi công
nghiệp của nớc ta còn khá mới mẻ nên chỉ có ít tác giả quan tâm, nghiên cứu
và các công trình đó cũng mới chỉ giải quyết một số khía cạnh về phát triển thị
trờng nh công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Thành Hiếu [12] đề cập tới
một số giải pháp xâm nhập và mở rộng thị trờng thức ăn chăn nuôi của công
ty EH Việt Nam tại Bắc Ninh. Công trình nghiên cứu của tác giả Kiều Đình
Thép [23] đề cập tới thực trạng và những giải pháp chủ yếu nâng cao sức cạnh
tranh sản phẩm thức ¨n ch¨n nu«i cđa c«ng ty TNHH Charoen Pokhand ViƯt
Nam tại thị trờng Thái Nguyên. Ngoài ra, cha có công trình nào nghiên cứu
về phát triển thị trờng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

17


3. Đặc điểm địa bàn và phơng pháp
nghiên cứu
3.1 Đặc điểm chung
3.1.1 Một vài nét về công ty cổ phần Nam Việt
Công ty cổ phần Nam Việt đợc thành lập tháng 10 năm 2002 với số vốn
đầu t xây dựng nhà máy là 12 tỉ đồng, nằm tại khối phố 2, phờng Phố Cò,
thị xà Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần
Nam Việt đợc đầu t trang bị hệ thống dây chuyền máy móc ép viên hiện đại
của Hà Lan, với công suất 8.000 tấn/ tháng. Toàn bộ quy trình hoạt động sản
xuất đợc điều khiển tự động bằng hệ thống vi tính. Với phần mềm công thức
phối trộn thức ăn chăn nuôi có độ chính xác cao, luôn ổn định, cộng với đội
ngũ chuyên gia, nhân viên có trình độ cao, năng động và sáng tạo, có nhiều
kinh nghiệm trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nên công ty đà sản xuất

và chế biến ra đợc nhiều loại thức ăn chăn nuôi có chất lợng cao và ổn định.
Công ty cổ phần Nam Việt đi vào hoạt động sản xuất và tung sản phẩm
ra thị trờng năm 2003, cho đến nay, công ty đà hoạt động sản xuất đợc hơn
3 năm và đang có tốc độ phát triển khá tốt. Sản phẩm của công ty đang dần
khẳng định đợc uy tín trên thị trờng và đợc nhiều ngời chăn nuôi đánh
giá cao.
Hiện nay, công ty có hai thơng hiệu đó là Tr Đại và Bách Việt. Hai
thơng hiệu của công ty đang đợc bán ở các tỉnh nh Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dơng...
Hiện nay, sản lợng tiêu thụ bình quân của công ty khoảng 3.500 tấn/ tháng,
trong đó, sản lợng đậm đặc chiếm khoảng 25% (chủ yếu là đậm đặc cho lợn)
còn lại là thức ăn hỗn hợp. Trong tổng số sản lợng hàng hoá của công ty bán
ra thị trờng hàng tháng thì hơn 2/3 là sản phẩm thức ăn dùng cho gia súc, còn

18


×