Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Thực trạng và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.25 KB, 113 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở nước ta, đã được quan
tâm, đầu tư rất lớn và đây là một trong những mục tiêu chủ yếu để phát triển
ngành nông nghiệp. Điều này đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của
Đảng và của Chính phủ. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ:
“Hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, gắn với công nghiệp
chế biến thực phẩm, khuyến khích và nhân rộng các nông trại chăn nuôi... mở
rộng mạng lưới sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi” [8]. Chính phủ cũng
đã có hàng loạt văn bản, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi. Vì
vậy, nên ngành chăn nuôi đã được phát triển và chiếm 22% giá trị sản xuất
của ngành nông nghiệp. Đây cũng là hướng quan trọng để phát triển nông
nghiệp nước ta trong thời gian tới.
Với vị thế ngày càng cao trong nền kinh tế, ngành chăn nuôi đã tạo ra
một thị trường rộng lớn về nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp
cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Để đáp ứng yêu cầu của thị
trường, thì việc cung cấp thức ăn đầy đủ về dinh dưỡng, bảo đảm về chất
lượng và số lượng cho ngành chăn nuôi là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Từ thực tế đó, nhiều công ty đã lựa chọn đầu tư vào ngành sản xuất và kinh
doanh thức ăn chăn nuôi, trong đó có các công ty 100% vốn nước ngoài như
công ty New Hope, Cargill, CP Group, AF (American Feed)..., các công ty
liên doanh như Proconco, Guymax..., các công ty trong nước như Dabaco,
VIC (Con heo vàng), Thanh Bình, Lái Thiêu, Nam Dũng, Hà Việt...
Thái Nguyên là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá đa dạng, phong
phú như chăn nuôi bò sữa, lợn, gà, vịt, chim cút..., nhưng đang phát triển
mạnh theo hướng chăn nuôi trang trại, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi gia
1
súc (lợn ngoại). Ngoài ra, ở đây còn có nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất
thức ăn chăn nuôi rất phong phú như ngô, khoai, sắn... Hơn nữa, Thái
Nguyên còn là cửa ngõ của các tỉnh miền núi phía Bắc. Điều này sẽ giúp cho
việc giao lưu hàng hoá giữa các vùng được nhanh chóng, thuận tiện. Những


ưu thế trên là những điều kiện thuận lợi để thu hút các công ty đầu tư vào sản
xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt hiệu
quả kinh tế cao. Nhận thấy những thuận lợi trên, công ty cổ phần Nam Việt
đã đầu tư xây dựng nhà máy với hệ thống dây chuyền máy móc, trang thiết bị
hiện đại, có công suất lớn và cho chất lượng sản phẩm tốt. Để sản xuất và tiêu
thụ thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong 3 năm qua, hàng
hoá của công ty sản xuất ra đã khá đa dạng, có chỗ đứng trên thị trường và
được người chăn nuôi đánh giá cao, đặc biệt là các sản phẩm thức ăn cho gia
súc (lợn) với tổng sản lượng hàng hoá tiêu thụ hàng năm tăng khá nhanh. Tuy
nhiên, do mới thành lập nên sản phẩm của công ty chưa được tiêu thụ rộng
rãi và chưa đứng vững trên thị trường. Sản phẩm thức ăn cho gia cầm (thức
ăn hỗn hợp cho gà) chưa thực sự có chất lượng tốt và tính ổn định còn chưa
cao, nên chưa có uy tín trên thị trường. Hệ thống đại lý cấp I, cấp II của công
ty còn mỏng, yếu và đang phải đối mặt với nhiều thách thức như giá nguyên
liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng cao, không ổn định, dịch cúm gia
cầm bùng phát, giá sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi cũng tăng, giảm
thất thường... Đó là những bất lợi rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng phát triển
thị trường của công ty cổ phần Nam Việt. Để tận dụng và phát huy được
những ưu thế của mình, đồng thời khắc phục những điểm còn yếu và trở
thành một công ty có uy tín lớn trên thị trường, công ty cổ phần Nam Việt
cần phải có các chiến lược và giải pháp trong hoạt động sản xuất và kinh
doanh cho phù hợp với điều kiện của thị trường và của mình.
Từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và
2
những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của
công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái nguyên”, nhằm phân tích
thị trường và đưa ra những gợi ý có tính khả thi để công ty Nam Việt tham
khảo, từ đó đưa ra những chiến lược sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp
của công ty cổ phần Nam Việt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đưa ra
những giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thi
trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
- Đánh giá thực trạng và tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng
phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần
Nam Việt.
- Đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề kinh tế trong phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công
nghiệp với các chủ thể là công ty, đại lý của công ty và người chăn nuôi.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung
+ Nghiên cứu những nội dung cụ thể và thực tiễn về phát triển thị trường
thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
+ Phân tích những thuận lợi và khó khăn về phát triển thị trường thức ăn
3
chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt.
+ Những giải pháp chủ yếu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức
ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam Việt.
 Thời gian: Nghiên cứu tình hình sản xuất, phát triển thị trường và
tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Nam Việt từ năm 2003 đến nay. Số
liệu khảo sát năm 2005 và dự kiến đến năm 2010.
 Không gian: Công ty cổ phần Nam Việt là công ty mới thành lập.
Việc nghiên cứu tổng thể thị trường là cần thiết, nên với đề tài này tôi chỉ tập

trung nghiên cứu ở thị trường Thái Nguyên vì đây là địa bàn tổ chức sản xuất
của công ty, đồng thời Thái Nguyên là tỉnh có ngành chăn nuôi đang phát
triển mạnh với quy mô trang trại và số lượng trang trại đang tăng khá nhanh
hàng năm. Bên cạnh đó, hệ thống kênh phân phối thức ăn chăn nuôi công
nghiệp ngày càng ngắn lại và phát triển khá mạnh trong vài năm gần đây.

4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Vai trò của thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Thức ăn chăn nuôi là đầu vào của quá trình đầu tư, là cơ sở ban đầu để
thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của vật nuôi. Chỉ có dinh dưỡng
tốt, đầy đủ trong thức ăn chăn nuôi mới phát huy tối đa ưu thế di truyền
giống, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo đảm vệ sinh môi trường và mang lại
hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
Thức ăn chăn nuôi có vai trò quyết định nên giá thành sản phẩm của
ngành chăn nuôi, vì chỉ riêng thức ăn chăn nuôi đã chiếm 65 - 70% giá thành
sản phẩm thịt, sữa, trứng của ngành chăn nuôi.
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng cho sự
phát triển của ngành chăn nuôi, từ đó, tạo ra năng suất cao cho ngành chăn
nuôi. Nếu như trước đây theo phương thức truyền thống, nguồn thức ăn
không đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của vật nuôi, thì ngày
nay, thức ăn chăn nuôi công nghiệp không những đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
về dinh dưỡng cho vật nuôi, mà còn tạo ra sự đột phá về khả năng phát triển
mạnh, nhanh cho ngành chăn nuôi. Với nguồn thức ăn được chế biến theo
nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi nên
đã tạo nên sự tăng trưởng nhanh cho vật nuôi. Từ đó, ngành chăn nuôi cung
cấp ngày càng nhiều sản phẩm phục vụ đời sống con người.
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã góp phần làm thay đổi tập quán chăn

nuôi. Từ chăn nuôi lạc hậu, nhỏ lẻ, không tập trung, tận dụng các phế phẩm,
nguồn nguyên liệu thừa của ngành chế biến, sinh hoạt... làm thức ăn sang
hướng chăn nuôi mang tính công nghiệp, quy mô lớn và tập trung.
5
Ngoài việc rút ngắn chu kỳ chăn nuôi bằng tốc độ tăng trưởng nhanh
của vật nuôi, thì nhờ có thức ăn chăn nuôi công nghiệp mà số lượng lao động
sử dụng trong ngành chăn nuôi giảm một cách đáng kể. Nếu như theo phương
thức truyền thống, thức ăn phải nấu chín, lượng thức ăn tiêu tốn nhiều hơn
nên mất rất nhiều thời gian và công sức. Thì ngày nay, khi sử dụng thức ăn
chăn nuôi công nghiệp, lượng lao động và thời gian dùng cho việc chăn nuôi
ít hơn nhiều, lượng thức ăn tiêu tốn ít hơn nhưng lại cho hiệu quả chăn nuôi
cao hơn. Như vậy, năng suất lao động không chỉ tăng lên ở khối lượng sản
phẩm tạo ra mà còn tăng lên nhờ vịêc sử dụng ít công lao động hơn
Không chỉ vậy, thức ăn chăn nuôi công nghiệp còn góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Nhờ có thức ăn chăn nuôi công nghiệp mà lượng lao
động sử dụng trong ngành chăn nuôi giảm nên đã tạo ra một nguồn nhân lực
dự trữ cho các ngành khác như ngành công nghiệp và dịch vụ...
Ngoài ra nó còn góp phần tạo ra sự cân bằng giữa cầu và cung về các
sản phẩm từ chăn nuôi. Ngành chăn nuôi phát triển tạo tiền đề cho ngành
công nghiệp chế biến phát triển mạnh và đa dạng hơn.
2.1.2 Đặc điểm của thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Ngoài những đặc điểm của thị trường nói chung, thị trường thức ăn
chăn nuôi công nghiệp còn có những đặc điểm rất riêng vì nguyên liệu đầu
vào của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp phần lớn là các sản
phẩm của ngành nông nghiệp, do vậy, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào ngành nông nghiệp:
+ Nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp phần lớn
là các nông sản, giá cả các nông sản thường không ổn định và có tính thời vụ
cao. Do vậy, làm cho giá cả của thức ăn chăn nuôi công nghiệp không ổn
định, từ đó, ảnh hưởng tới lợi nhuận của các công ty kinh doanh thức ăn chăn

nuôi công nghiệp và người chăn nuôi.
6
+ Chăn nuôi là một ngành của sản xuất nông nghiệp, nó mang nhiều rủi
ro nên trong chừng mực nhất định, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công
nghiệp cũng cùng gánh chịu rủi ro với ngành chăn nuôi.
+ Ngành chăn nuôi là ngành có rủi ro cao và cũng không phải ngành
đem lại lợi nhuận lớn cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, kênh phân phối của
ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp thường ngắn (ít tác nhân trung
gian). Ngành chăn nuôi càng phát triển mạnh (quy mô trang trại, tập trung)
thì xu hướng phát triển kênh phân phối của thị trường thức ăn chăn nuôi công
nghiệp ngày càng ngắn (càng gần người chăn nuôi), có thể không còn các tác
nhân trung gian (đại lý cấp I, đại lý cấp II).
Chính vì vậy, trong vài năm gần đây ngành chăn nuôi của nước ta phát
triển rất mạnh theo hướng trang trại. Nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn,
có tiềm lực kinh tế đã mua thức ăn chăn nuôi công nghiệp trực tiếp của các
nhà máy, còn những trang trại có tiềm lực kinh tế yếu, những trang trại vừa
và nhỏ thì mua qua các tác nhân trung gian (đại lý cấp I, đại lý cấp II).
+ Giữa người bán (công ty, đại lý) và người tiêu dùng (người chăn nuôi)
ràng buộc với nhau bằng quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ tài chính.
Ở Việt Nam, người chăn nuôi phần lớn là những người làm nông
nghiệp, khả năng tài chính là không mạnh nên người chăn nuôi thường mua
chịu thức ăn chăn nuôi công nghiệp của các đại lý. Chính vì vậy, để kinh
doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp thì đòi hỏi vốn kinh doanh của các đại
lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải lớn mới đáp ứng được cho
người chăn nuôi. Do đó, người chăn nuôi phụ thuộc rất lớn vào một số bộ
phận thương gia (đại lý cấp I, cấp II) trong vùng.
+ Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào
tính thời vụ của ngành nông nghiệp, tính chu kỳ của ngành chăn nuôi. Đây là
những vấn đề mà các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp luôn phải
7

đối mặt. Nước ta là một nước nông nghiệp nhưng các sản phẩm của ngành
nông nghiệp dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi lại
chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài (như ngô, mì, mạch), (mỗi năm nước
ta phải nhập khẩu vài chục vạn tấn riêng khô đậu tương phải nhập khẩu
khoảng 1 triệu tấn/ năm từ Ấn Độ, Achentina, Hoa Kỳ, Brazil [1]).
+ Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào giá cả
sản phẩm đầu ra hay lợi nhuận của ngành chăn nuôi. Nếu giá sản phẩm đầu ra
của ngành chăn nuôi cao, người chăn nuôi có lãi thì thị trường thức ăn chăn
nuôi công nghiệp phát triển rất nhanh.
+ Nhu cầu về các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng đa dạng cả về
chất lượng, chủng loại và giá cả... Do vậy, tạo ra tính cạnh tranh ngày càng
gay gắt giữa các đại lý, các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi
công nghiệp.
2.1.3 Các loại thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta hiện nay có nhiều
kênh phân phối khác nhau như kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối
gián tiếp:
- Kênh phân phối trực tiếp là kênh phân phối không có sự tham gia của
các tác nhân trung gian (như đại lý cấp I và đại lý cấp II.)
(Đại lý cấp I là đại lý mua hàng hoá trực tiếp của công ty, có hợp đồng
mua bán hàng hoá với công ty và chịu sự quản lý trực tiếp của công ty. Đại lý
cấp II là đại lý mua hàng của công ty qua đại lý cấp I, sau đó đem bán cho
người chăn nuôi, đại lý cấp II không có hợp đồng mua bán hàng hoá với công
ty và không chịu sự quản lý trực tiếp của công ty).
8
Người sản xuất
(nh máy)à
Người chăn nuôi
(trang trại lớn)
Kênh phân phối này bảo đảm mối quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất

và người chăn nuôi. Nó làm tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi và giúp cho
người sản xuất nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng,
thông tin phản hồi về sản phẩm từ nhà chăn nuôi cho nhà sản xuất nhanh và
chính xác hơn. Tuy nhiên, kênh phân phối này làm tăng thêm khối lượng
công việc cho nhà sản xuất vì nhà sản xuất phải quản lý số lượng khách hàng
lớn gấp nhiều lần so với việc thông qua nhà phân phối. Ngoài ra, còn nhiều
yếu tố khác liên quan đến việc bán hàng của nhà sản xuất, như không thể khai
thác hết số lượng khách hàng trên thị trường, những khách hàng chăn nuôi
nhỏ, phân tán, tài chính kém...
- Kênh phân phối gián tiếp là loại kênh phân phối có sự tham gia của
các tác nhân trung gian. Tuỳ thuộc vào số lượng các tác nhân trung gian trong
kênh phân phối mà ta có các loại kênh phân phối dài ngắn khác nhau.

Với kênh phân phối gián tiếp (có tác nhân trung gian), hàng hoá sẽ được
phân phối rộng rãi hơn trên thị trường vì hệ thống đại lý cấp I, cấp II có thể
bán hàng cho nhiều đối tượng khách hàng (người chăn nuôi) khác nhau, kể cả
những người chăn nuôi nhỏ lẻ, khả năng tài chính kém cũng dễ dàng mua
được sản phẩm của công ty. Đồng thời, công ty cũng giảm được nhiều chi phí
như chi phí quản lý, chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng...
Do chuyên môn hoá trong sản xuất và hoạt động thương mại nên hoạt
động của loại kênh phân phối này cho phép người sản xuất tập trung được
9
Người sản xuất Đại lý cấp II
Người chăn nuôi
Người sản
xuất
Đại lý cấp I Đại lý cấp
II
Người chăn nuôi
Người sản

xuất
Đại lý cấp I
Người chăn
nuôi
mọi nguồn lực của mình vào sản xuất, đồng thời phát huy được lợi thế của
các tác nhân trung gian như khả năng tài chính, uy tín bán hàng, quan hệ xã
hội... Tuy nhiên kênh phân phối gián tiếp cũng có những hạn chế, đó là làm
giảm lợi nhuận của nhà chăn nuôi (đây là yếu tố cực kỳ quan trọng), các
thông tin về sản phẩm (như chất lượng, bao bì...) của nhà chăn nuôi đến nhà
sản xuất cũng chậm hơn và nhiều lúc thiếu chính xác, người chăn nuôi cũng
dễ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường.
Đối với ngành chế biến và kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở
nước ta hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng kênh phân phối gián tiếp, vì ngành
chăn nuôi của nước ta mới bắt đầu đi vào chăn nuôi mang tính công nghiệp,
các trang trại quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, nhiều vùng chăn nuôi vẫn mang
tính tận dụng, tự cung tự cấp là chính và khả năng tài chính của hầu hết các
trang trại vẫn còn kém. Đối với một số quốc gia trên thế giới có ngành chăn
nuôi trang trại phát triển mạnh, tập trung, quy mô trang trại hàng chục nghìn
con (như Mỹ, Hà Lan, Thái Lan và ngay cả Trung Quốc), thì họ chủ yếu sử
dụng kênh phân phối trực tiếp.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
công nghiệp
- Trình độ chăn nuôi và quy mô chăn nuôi của người dân có ảnh hưởng
rất lớn tới khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Trình độ chăn nuôi của người dân càng cao, quy mô chăn nuôi càng lớn và
chăn nuôi tập trung thì nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp càng
lớn, do vậy, khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chăn
nuôi ngày càng tốt hơn.
- Hệ thống thông tin thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng nắm
bắt và dự báo tình hình thị trường. Ở nước ta, hệ thống thông tin còm kém

phát triển, nên đã làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh
10
của nhiều ngành trong đó có cả ngành sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi
công nghiệp và ngành chăn nuôi.
- Hệ thống sản xuất và cung ứng giống vật nuôi cao sản còn rất kém.
Điều này đã làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả và khả năng phát triển của ngành
chăn nuôi. Ở nước ta, giống vật nuôi địa phương cho năng suất thấp vẫn
chiếm tỷ lệ cao, do vậy, làm cho lợi nhuận của ngành chăn nuôi vẫn còn rất
thấp [9], từ đó, ảnh hưởng tới khả năng phát triển thị trường của ngành sản
xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
- Uy tín của các công ty được thể hiện thông qua chất lượng hàng hoá
(thương hiệu sản phẩm), giá cả, bao bì, chính sách bán hàng... Đây là yếu tố
ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn
chăn nuôi công nghiệp ngay cả ở hịên tại và trong tương lai.
- Giá cả sản phẩm đầu ra và lợi nhuận của ngành chăn nuôi là yếu tố
cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi và đây cũng là yếu
tố quyết định cho sự phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Nếu
giá cả sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi ổn định và đem lại lợi nhuận cho
ngành chăn nuôi, thì sẽ tạo động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
Nếu giá cả đầu ra của ngành chăn nuôi không ổn định, chăn nuôi không có
hiệu quả (không có lãi) thì khả năng đầu tư cho ngành chăn nuôi sẽ bị hạn
chế và sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển thị trường thức ăn
chăn nuôi công nghiệp.
- Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác như dịch bệnh, thời tiết... cũng tác
động trực tiếp đến ngành chăn nuôi và làm ảnh hưởng tới khả năng phát thị
trường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Nếu như thời tiết
mát mẻ, dịch bệnh không xảy ra... thì đó là điều kiện tốt cho ngành chăn nuôi
phát triển và đó cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường thức ăn
chăn nuôi công nghiệp. Còn nếu điều kiện thời tiết bất lợi, dịch bệnh không
11

kiểm soát được thì sẽ làm ảnh hưởng xấu tới ngành chăn nuôi và khả năng
phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
2.1.5 Xu hướng phát triển của thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Xu hướng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc
rất lớn vào khả năng phát triển của ngành chăn nuôi. Như chúng ta thấy,
trong vài năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta phát triển khá nhanh, chuyển
từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, tận dụng nguồn thức ăn thừa là chính, sang
chăn nuôi quy mô lớn (trang trại) tập trung, sử dụng thức ăn chăn nuôi công
nghiệp là chính. Do vậy, nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở nước ta
ngày càng lớn. Từ năm 2002 trở lại đây, đã có nhiều công ty sản xuất thức ăn
chăn nuôi của nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy ở Việt Nam và nhiều
công ty trong nước cũng chọn ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
để đầu tư. Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng được đầu tư
xây dựng và lắp đặt hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại để đáp ứng tốt
nhu cầu của ngành chăn nuôi, đặc biệt các giống vật nuôi có tốc độ lớn cao,
chất lượng thịt tốt...
Hệ thống kênh phân phối của ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp
cũng phát triển rất nhanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường.
Từ năm 2000 trở về trước, ngành chăn nuôi ở nước ta chủ yếu là chăn nuôi
nhỏ lẻ, phân tán và tận dụng nguồn thức ăn thừa, nên hệ thống kênh phân
phối (đại lý) cũng chưa phát triển (rất ít đại lý), đặc biệt là đại lý cấp I, II có
sản lượng tiêu thụ lớn. Lúc này hệ thống kênh phân phối chia làm 3 cấp là đại
lý cấp I, đại lý cấp II, đại lý cấp III, người chăn nuôi. Từ cuối năm 2001 trở
lại đây, do ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh, nhu cầu thức ăn chăn nuôi
công nghiệp ngày càng tăng nhanh, hệ thống đại lý phát triển rộng khắp và
sản lượng hàng hoá tiêu thụ của các đại lý đều tăng nên khá cao. Nên các nhà
máy đã mở hệ thống đại lý cấp I ở hầu hết các huyện, thậm chí một số nơi
12
còn có ở xã như Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên... Hệ thống đại lý lúc này
phân làm 2 cấp (đại lý cấp I, đại lý cấp II và người chăn nuôi). Đặc biệt từ

năm 2004 trở lại đây do có nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn (hàng trăm
con lợn, hàng chục nghìn con gà...) mở ra, nên một số công ty đã bán hàng
trực tiếp (không qua hệ thống phân phối) xuống các trang trại chăn nuôi lớn.
Tuy nhiên, hiện nay phổ biến vẫn là phân phối qua hệ thống đại lý cấp I và
cấp II là chính.
Trước đây, người chăn nuôi thường sử dụng thức ăn đậm đặc và khi lựa
chọn thức ăn chăn nuôi, thường căn cứ vào các yếu tố bên ngoài của sản
phẩm như bao bì đẹp, màu, mùi thức ăn hấp dẫn... Ngày nay, phần lớn người
chăn nuôi sử dụng thức ăn hỗn hợp là chính và lựa chọn thức ăn căn cứ vào
chất lượng bên trong của sản phẩm như thức ăn đó có đạt tốc độ tăng trưởng
cho vật nuôi không, tỷ lệ nạc có cao không...
Vậy, xu hướng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp là sử
dụng các loại thức ăn chăn nuôi (chủ yếu là thức ăn hỗn hợp) có chất lượng
cao và hệ thống kênh phân phối ngày càng ngắn lại
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên
thế giới
Hiện nay, trên thế giới có hơn 3500 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi,
chiếm 80% thị phần thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới, còn lại 20% là do
các cá thể sản xuất bằng phương pháp thủ công. Bình quân sản lượng TĂCN
của tất cả các công ty trên thế giới sản xuất ra đạt khoảng 605 triệu tấn/ năm [6].
Công ty sản xuất và cung cấp thức ăn chăn nuôi công nghiệp lớn nhất
trên thị trường hiện nay là các công ty của Mỹ, sau đó là đến các công ty của
Thái Lan. Công ty Land O Lakes Farm Land Purina Mills của Mỹ là công ty
dẫn đầu với sản lượng là 11.40 triệu tấn/ năm [5].
13
Đối với ngành chăn nuôi và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công
nghiệp trên thế giới ngày càng phát triển mạnh, như chúng ta biết hiện nay
ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên thế giới mới đáp ứng
được 45 - 48% nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho ngành

chăn nuôi trên thế giới [10]. Trong những năm gần đây thị trường thức ăn
chăn nuôi công nhiệp có rất nhiều biến động lớn, do dịch nở mồm long móng
ở gia súc (trâu, bò, lợn) và dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều quốc gia trên
thế giới, đặc biệt ở một số nước châu Á như Inđônêxia, Thái Lan, Trung
Quốc..., nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng phát triển thị trường
thứ ăn chăn nuôi công nghiệp trên thế giới [16]. Hiện nay các quốc gia có
ngành chăn nuôi phát triển mạnh như Mỹ, Hà Lan... thì nhiều các trang trại
chăn nuôi lớn (vài chục nghìn con), họ tự cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi
công nghiệp cho trang trại của họ, bằng cách mua dây chuyền máy móc và
các nguyên liệu về họ tự chế biến sản xuất ra các loại thức ăn chăn nuôi công
nghiệp cho trang trại của họ [17]. Vậy ta thấy rằng quy mô chăn nuôi trên thế
giới phát triển rất mạnh, do đó đã làm cho thị trường thức ăn chăn nuôi phát
triển theo một hướng khác (các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi công
nghiệp chuyển sẽ kinh doanh cả các nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn
chăn nuôi, để bán cho các trang trại chăn nuôi lớn).
2.2.2 Tình hình phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt
Nam
Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta trong những năm
gần đây phát triển nhanh và đa dạng. Ngành chăn nuôi đã có những bước đột
phá, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung, thức ăn chủ yếu tận dụng
sang chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn (trang trại) tập trung [23]. Chỉ tính
riêng mấy năm gần đây, số lượng nhà máy sản xuất kinh doanh TĂCN công
nghiệp và sản lượng hàng hoá tiêu thụ của các nhà máy đã tăng lên rất nhanh.
Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết: tính đến nay đã có 197
14
nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có công suất 2 tấn/ h trở lên, trong đó
50% nhà máy có công suất từ 10 tấn/ h đến 40 tấn/ h. Ngoài ra, còn có trên
200 cơ sở sản xuất thức ăn gia súc quy mô nhỏ 0,5 tấn/ h đến 1 tấn/ h. Mỗi
năm các nhà máy và những cơ sở này sản xuất được khoảng 3,8 triệu tấn thức
ăn/ năm, ước đạt trên 10.000 tấn/ ngày [11]. Thức ăn công nghiệp mới chiếm

khoảng 30 - 35% tổng số thức ăn đã sử dụng trong chăn nuôi (bình quân thế
giới là 45 - 48%, các nước có ngành chăn nuôi phát triển là 80 - 90%) [11].
Theo tính toán của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam thì nhu cầu thức ăn
chăn nuôi đến năm 2010 cả nước đạt khoảng 13 triệu tấn/ năm, trong đó có
50 - 60% là thức ăn chế biến công nghiệp (tức khoảng 6 - 6,5 triệu tấn/ năm)
[10]. Điều đó cho thấy thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta
đang còn rất nhiều tiềm năng. Vậy, đây mới chỉ là giai đoạn đầu cho sự phát
triển ngành chăn nuôi công nghiệp và ngành sản xuất kinh doanh thức ăn
chăn nuôi công nghiệp của nước ta.
Hệ thống phân phối (đại lý cấp I): những năm trước đây (từ năm 2000
trở về trước) hệ thống đại lý cấp I của các công ty chủ yếu tập trung ở các
khu vực thành phố, thị xã và số lượng đại lý cấp I cũng ít, mỗi tỉnh chỉ có 2 -
3 đại lý cấp I, còn các khu vực khác như thị trấn, huyện, xã gần như không
có, nhưng từ năm 2001 trở lại đây, hệ thống đại lý cấp I của các công ty đã
được đặt xuống tận các xã và số lượng đại lý cũng tăng lên rất nhanh, sản
lượng tiêu thụ của mỗi đại lý cũng tăng lên rất nhiều. Điều đó cho thấy ngành
chăn nuôi của nước ta phát triển mạnh, nên làm cho nhu cầu sử dụng thức ăn
công nghiệp cho chăn nuôi ngày càng tăng lên.
Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngày càng ngắn lại. Điều
đó cho thấy xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi trong nước ngày càng
phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Cách đây khoảng 5 - 6 năm, kênh
phân phối thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta phổ biến là 3 cấp (đại
15
lý cấp I, đại lý cấp II, đại lý cấp III, người chăn nuôi), nhưng những năm gần
đây do quy mô chăn nuôi phát triển ngày càng mạnh, nên hệ thống kênh phân
phối ở nước ta phổ biến là hai cấp (đại lý cấp I, đại lý cấp II, người chăn
nuôi). Những vùng có ngành chăn nuôi phát triển mạnh (quy mô trang trại)
thì phần lớn chỉ có 1 cấp (đại lý cấp I, người chăn nuôi). Đối với các trang
trại quy mô hàng nghìn con (thậm chí chỉ vài trăm con) thì hiện nay cũng đã
bắt đầu mua thức ăn trực tiếp từ nhà máy chứ không qua các nhà phân phối

(đại lý cấp I, cấp II). Vậy, trong tương lai không xa với sự phát triển mạnh
của ngành chăn nuôi (phát triển trang trại lớn, tập trung) thì thị trường thức
ăn chăn nuôi phổ biến không còn các tác nhân trung gian (đại lý). Các nhà
máy sẽ bán hàng trực tiếp xuống các trang trại chăn nuôi là chính, còn một
phần nhỏ thì cung cấp qua các đại lý cấp I.
Nhu cầu tiêu dùng các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp có chất lượng
cao ngày càng tăng nhanh, điều đó cho thấy trình độ chăn nuôi của người
chăn nuôi ngày càng được nâng lên.
Quản lý của Nhà nước đối với các công ty sản xuất kinh doanh thức ăn
chăn nuôi công nghiệp và chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên thị
trường cả nước nói chung và thị trường Thái Nguyên nói riêng hiện nay còn
rất lỏng lẻo, đặc biệt là đối với sản phẩm của các công ty nội địa (công ty
nhỏ) [2]. Chính vì vậy, chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp bán trên thị
trường hiện nay, phần lớn không đủ tiêu chuẩn chất lượng theo đăng ký trên
bao bì (như độ đạm đăng ký 48% nhưng thực tế chỉ đạt 40 - 41%, thậm chí
còn thấp hơn, bên cạnh đó một số chất có hàm lượng độc tố cao nhưng vẫn sử
dụng như chất làm hồng da, hóc môn tăng trưởng...). Từ đó, làm ảnh hưởng
tới tâm lý của người tiêu dùng, người chăn nuôi và cũng ảnh hưởng lớn tới
khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của các công ty lớn làm ăn
uy tín, đặc biệt là các công ty liên doanh, công ty nước ngoài đầu tư sản xuất
16
kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.
2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển thị trường, nhưng
những công trình đó đề cập tới những sản phẩm khác nhau (như phát triển thị
trường mây tre đan, nước giải khát, cà phê...). Đối với thị trường thức ăn
chăn nuôi công nghiệp của nước ta còn khá mới mẻ, do vậy, cũng chỉ có ít tác
giả quan tâm, nghiên cứu và các công trình đó cũng chỉ mới giải quyết một số
khía cạnh về phát triển thị trường như công trình nghiên cứu của tác giả Vũ
Thành Hiếu (Cao học kinh tế K11) đề cập tới một số giải pháp xâm nhập và

mở rộng thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty East Hope Việt Nam tại
Bắc Ninh. Công trình nghiên cứu của tác giả Kiều Đình Thép (Cao học kinh
tế K11) đề cập tới thực trạng và những giải pháp chủ yếu nâng cao sức cạnh
tranh sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH Charoen Pokhand Việt
Nam tại thị trường Thái Nguyên. Ngoài ra, chưa có đề tài, sách báo nào
nghiên cứu về phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung
3.1.1 Một vài nét về công ty cổ phần Nam Việt
Công ty cổ phần Nam Việt được thành lập tháng 10 năm 2002 với số
vốn đầu tư xây dựng nhà máy là 12 tỉ đồng, nằm tại khối phố 2, phường Phố
Cò, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần
Nam Việt được đầu tư trang bị hệ thống dây chuyền máy móc ép viên hiện
đại của Hà Lan, với công suất 8.000 tấn/ tháng. Toàn bộ quy trình hoạt động
sản xuất được điều khiển tự động bằng hệ thống vi tính. Với phần mềm công
17
thức phối trộn thức ăn chăn nuôi có độ chính xác cao, luôn ổn định, cộng với
đội ngũ chuyên gia, nhân viên có trình độ cao, năng động và sáng tạo, có
nhiều kinh nghiệm trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nên đã giúp công
ty sản xuất và chế biến ra được nhiều loại thức ăn chăn nuôi có chất lượng
cao và ổn định.
Công ty cổ phần Nam Việt đi vào hoạt động sản xuất và tung sản phẩm
ra thị trường năm 2003, cho đến nay, công ty đã hoạt động sản xuất được hơn
3 năm và đang có tốc độ phát triển khá tốt. Trên thị trường, sản phẩm của
công ty đang dần có uy tín trên thị trường và được nhiều người chăn nuôi
đánh giá cao.
Hiện nay, công ty có hai thương hiệu đó là Trư Đại và Bách Việt. Hai

thương hiệu của công ty đang được bán ở các tỉnh như Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương...
Hiện nay sản lượng tiêu thụ bình quân của công ty khoảng 3.500 tấn/ tháng,
trong đó sản lượng đậm đặc chiếm khoảng 25% (chủ yếu là đậm đặc cho lợn)
còn lại là thức ăn hỗn hợp. Trong tổng số sản lượng hàng hoá của công ty bán
ra thị trường hàng tháng thì hơn 2/3 là sản phẩm thức ăn dùng cho gia súc,
còn lại chưa đến 1/3 là sản phẩm thức ăn của gia cầm.
 Bộ máy tổ chức, quản lý của công ty
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người điều hành toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty và là người trực tiếp chỉ đạo giám đốc các bộ
phận như Giám đốc kinh doanh, Giám đốc sản xuất... Dưới quyền Giám đốc
là các Trưởng phòng của các phòng ban như phòng Hành chính, phòng Kế
toán, phòng Kinh doanh...
 Phòng Hành chính nhân sự có 4 nhân viên: Đây là bộ phận tham mưu
cho ban giám đốc trong việc quản lý nhân sự, quản lý công việc hành chính
và các vấn đề nội vụ khác của công ty. Bộ phận này có chức năng tuyển dụng
18
nguồn nhân lực cho công ty, ký kết hợp đồng lao động, thanh toán tiền lương,
thực hiện các chế độ như bảo hiểm, nghỉ ngơi, y tế, sức khoẻ... với người lao
động.
 Phòng Kế toán tài chính có 6 nhân viên: Phòng này có chức năng lập
kế hoạch, tạo nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty; thực hiện công tác hạch toán kế toán, xác định giá
thành sản phẩm và thực hiện các nghĩa vụ tài chính với cơ quan Nhà nước.
 Phòng Kinh doanh có 18 nhân viên: Phòng này chịu trách nhiệm về
tiêu thụ hàng hoá, nghiên cứu thị trường, làm các chế độ, chính sách bán
hàng cho các đai lý và lập các kế hoạch như khuyến mãi, quảng cáo, tiếp thị...
để phục vụ cho bán hàng và phát triển thị trường tốt hơn.
 Phòng Kỹ thuật dịch vụ bán hàng có 8 nhân viên: Phòng này có
nhiệm vụ làm các chương trình hội thảo, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cho những

khách hàng đang sử dụng sản phẩm của công ty, trong trường hợp vật nuôi bị
mắc bệnh hoặc sử dụng sản phẩm của công ty gặp những vấn đề về kỹ thuật
của sản phẩm.
 Phòng Thu mua có 5 nhân viên: Phòng này chịu trách nhiệm thu mua,
nhập khẩu nguyên liệu đầu vào như khô đỗ, ngô, sắn, mạch, vitamin... cho
nhà máy.
 Phòng Sản xuất có 35 nhân viên: Phòng này có trách nhiệm về toàn
bộ quy trình sản xuất ra sản phẩm, kiểm tra chất lượng và quy cách sản
phẩm...
 Phòng Cơ khí có 3 nhân viên: Phòng này chịu trách nhiệm lắp đặt,
bảo dưỡng, sửa chữa máy móc của công ty.
 Phòng Bảo vệ có 4 nhân viên: Phòng này chịu trách nhiệm trông, giữ
và bảo vệ các tài sản của công ty.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần Nam Việt
19
Sơ đồ 01: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần Nam Việt
Chủ tịch Hội đồng
quản trị
Giám đốc Kinh
doanh
Giám đốc Nh à
máy
Phòng
Kinh
doanh
TĂCN
Phòng
Thu
mua
nguyên

liệu
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng
Sản
xuất
Phòng

khí
v à
Điện
Phòng
Kế
toán
Phòng
H nh à
chính
nhân
sự
Phòng
Bảo
vệ
20
3.1.2 Đặc điểm địa bàn tỉnh Thái Nguyên
 Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, cách thủ đô Hà
Nội 85 km và là cửa ngõ của nhiều tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Cạn, Cao
Bằng, Lạng Sơn. Ngoài ra, Thái Nguyên còn giáp với tỉnh Bắc Giang, Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và huyện Sóc Sơn của Hà Nội. Với vị trí như

vậy, Thái Nguyên rất thuận lợi trong việc lưu thông hàng hoá giữa các tỉnh
với nhau.
 Điều kiện tự nhiên
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên là 3.541,14 km
2
trong
đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 810 km
2
. Năng suất lúa, ngô, sắn của
Thái Nguyên thấp (lúa chỉ đạt 38,7 tạ/ ha). Sản phẩm từ ngành trồng trọt chủ
yếu phục vụ trong tỉnh. Ngoài ra, một số nguyên liệu phục vụ cho ngành chăn
nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi như ngô, đỗ tương, mạch, gạo... vẫn phải
nhập từ các vùng khác.
Khí hậu tỉnh Thái Nguyên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình cả năm 23,7
0
C. Đây là điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát
triển ngành trồng trọt và chăn nuôi trong tỉnh.
 Điều kiện kinh tế xã hôi
Thái Nguyên là một tỉnh có mật độ dân số khá đông so với các tỉnh miền
núi phía Bắc, song dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các
huyện có địa hình thấp như Đại Từ, Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ và khu vực
Thành phố Thái Nguyên. Thái Nguyên là tỉnh có số trường đại học, cao đẳng,
đứng thứ 3 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Ngoài ra,
Thái Nguyên còn là tỉnh có nhiều cơ quan nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt có
ngành công nghiệp nặng phát triển khá mạnh, do vậy, mức sống bình quân
của người dân cũng tương đối cao so với các tỉnh ở vùng núi phía Bắc.
21
Năm 2005, GDP của tỉnh Thái Nguyên đạt 6.460 tỷ đồng, trong đó,
ngành nông nghiệp đạt 2.168 tỷ đồng. Như vậy, ta thấy giá trị kinh tế của

ngành nông nghiệp là một thế mạnh của tỉnh. Chính vì vậy, việc đầu tư cho
ngành nông nghiệp đang được chú trọng, đặc biệt là ngành chăn nuôi. Từ
năm 2000 đến nay, tỉnh đã ban hành nhiều quyết định như Quyết định 3500
năm 2000 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt dự án
tổng thể phát triển chăn nuôi, chế biến xuất khẩu gà lông mầu chất lượng cao
từ năm 2000 - 2010, Quyết định số 382, năm 2001 và Quyết định 720, năm
2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại
theo mô hình trang trại trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, còn nhiều quyết định khác
với mục tiêu nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 30% cơ cấu ngành nông
nghiệp.
3.1.3 Tình hình chăn nuôi và lượng cầu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên
Để biết được tình hình chăn nuôi trên đại bàn tỉnh Thái Nguyên qua 3
năm và lượng cầu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm
2005, ta căn cứ vào bảng 3.1.
Bảng 3.1 Tình hình chăn nuôi và lượng cầu TĂCN
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị tính: con
Loại vật nuôi
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
TĐPTBQ
(%)
SLTĂCNTT
cần sử dụng năm
2005 (tấn)

Số đầu lợn 481.104 524.620 592.480 110,973 210.514,68
Số đầu gà 4.246.680 1.356.140 2.101.848 70,352 21.216,52
Số đầu vịt, ngan 561.870 124.460 284.742 71,188 4.628,36
Số đầu chim cút 31.215 6.846 19.804 79,652 228,2
Số đầu bò sữa 23 112 186 225,544
22
Tổng 236.587,76
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở NN và PTNT tỉnh Thái Nguyên
23
Qua bảng 3.1 ta thấy tổng đàn lợn của tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm
qua đều tăng khá nhanh, đặc biệt là cuối năm 2004 và năm 2005. Do dịch
cúm gia cầm xảy ra nên làm cho lượng cầu thịt lợn tăng vọt, đem lại lợi
nhuận cao cho ngành chăn nuôi lợn, từ đó, đã thu hút được nhiều người đầu
tư vào chăn nuôi lợn và mở rộng quy mô chăn nuôi. Bên cạnh đó, trong mấy
năm qua, phong trào nuôi lợn siêu nạc (lợn ngoại) xuất khẩu phát triển khá
mạnh, vì sản phẩm đầu ra bán với giá rất cao. Chính vì vậy, đã thu hút được
nhiều người dân đầu tư xây dựng chuồng trại, chăn nuôi lợn nái siêu nạc, để
phát triển chăn nuôi lợn choai 30 - 40 kg xuất khẩu sang một số nước như
Hồng Kông, Trung Quốc... Từ những thuận lợi trên, 3 năm qua ngành chăn
nuôi lợn của tỉnh Thái Nguyên đạt tốc độ phát triển bình quân là 110,973%.
Với tổng số đầu lợn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2005 và dựa vào các
tài liệu hướng dẫn chăn nuôi của công ty cổ phần Nam Việt thì lượng thức ăn
tinh cần cho tổng số đầu lợn là 210.514,68 tấn / năm
Đối với ngành chăn nuôi gia cầm thì từ cuối năm 2003 và năm 2004 đã
chịu thiệt hại nặng nề, nhiều trang trại chăn nuôi đã phá sản, một số trang trại
chuyển sang chăn nuôi lợn hoặc chuyển nghề. Từ năm 2005 trở lại đây,
ngành chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang từng bước phục
hồi và phát triển trở lại. Tổng đàn gia cầm (ngan, gà, vịt) trên địa bàn tỉnh
năm 2005 là 2.406.394 con, tăng hơn năm 2004 là 1.487.446 con. Nguyên
nhân khiến cho ngành chăn nuôi gia cầm phục hồi và phát triển khá nhanh

như vậy là do sau khi dịch cúm gia cầm được khống chế, thực phẩm gia cầm
(như thịt, trứng...) được phép bán rộng rãi trở lại. Lúc này nhu cầu về thịt,
trứng của gia cầm trên thị trường là rất lớn, nhưng lượng cung còn rất hạn
chế, do vậy, làm cho giá các loại thực phẩm này tăng rất cao, chính vì vậy, đã
thu hút được nhiều người đầu tư chăn nuôi trở lại. Với số lượng đầu gia cầm
của tỉnh Thái Nguyên năm 2005, dựa theo hệ số chuyển đổi thức ăn cho gia
cầm của công ty cổ phần Nam Việt thì lượng thức ăn tinh cần cho tổng số
24
đầu gia cầm là 26.073,08 tấn/ năm.
Qua tính toán ta thấy, tổng lượng cầu thức ăn tinh cần thiết cho toàn
ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2005 là 236.587,76 tấn.
Đây là cơ hội tốt cho tất cả các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đang
và sẽ hoạt động sản xuất và kinh doạnh TĂCN trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
3.1.4 Đặc điểm thị trường thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc, có mật độ dân số đông nhưng
dân số phân bố không đồng đều. Các hình thức chăn nuôi cũng đa dạng,
nhưng một số huyện chăn nuôi vẫn mang tính tự cung tự cấp là chính, đặc
biệt là các huyện có địa hình cao nhiều núi đá như Định Hoá, Võ Nhai..
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở tỉnh Thái Nguyên phát triển
khá mạnh, đặc biệt tập trung ở một số huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, Phú
Bình, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương và khu vực Thành phố Thái Nguyên.
Ngành chăn nuôi không chỉ phát triển về quy mô, số lượng mà còn phát triển
về chủng loại vật nuôi, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng nguồn thức ăn
thừa sang chăn nuôi quy mô lớn (quy mô trang trại), sử dụng thức ăn công
nghiệp là chính.
Mạng lưới kinh doanh thức ăn chăn nuôi của các công ty trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tiêu thụ hàng hoá,
vì nhiều vùng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn mang tính tận dụng là
chính. Hệ thống đại lý tiêu thụ hàng hoá này đang được phát triển dầy đặc, có

hàng chục đại lý cấp I lớn. Mỗi đại lý cấp I có sản lượng hàng hoá bán ra
hàng trăm tấn/ tháng, nhưng hệ thống đại lý cấp I này lại chủ yếu tập trung ở
khu vực thành phố và một số huyện chăn nuôi phát triển như huyện Phổ Yên,
Phú Bình, Đại Từ, Phú Lương là chính, còn hệ thống đại lý cấp II có ở khắp
nơi, xuống tận các thôn, xã.
25

×