Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu vai trò và khả năng của ngô lai tại huyện mộc châu tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.62 MB, 114 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðẦO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------ * --------------------

NGỤY THỊ HƯƠNG LAN

NGHIÊN CỨU VAI TRỊ
VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY NGƠ LAI
HUYỆN MỘC CHÂU – SƠN LA
Chuyên ngành: Hệ Thống Nông Nghiệp
Mã số: 60.62.20

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Mai Xuân Triệu

HÀ NỘI - 2008

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp tơi ln nhận được sự ủng hộ
và giúp đỡ của cơ quan, các thầy cơ, gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn T.S Mai Xuân Triệu Viện trưởng - Viện nghiên cứu Ngơ, đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến
q báu trong q trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.


Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu
Ngơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập, thực hiện đề
tài nghiên cứu và hồn thành luận văn
Tơi xin trân trọng cảm ơn T.S Bùi Mạnh Cường - Trưởng bộ môn CNSH,
Th.S Lê Văn Hải - Trưởng bộ môn Hệ thống canh tác - Viện nghiên cứu Ngô.
Tôi xin chân thành cảm ơn :
- Các thầy cô giáo, Ban lãnh ñạo và tập thể cán bộ Ban ðào tạo Sau đại học Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ tơi trong q trình học
tập và hồn thành luận văn.
- UBND, Phịng Nơng nghiệp, Phòng thống kê, Phòng Kinh tế huyện Mộc
Châu, cán bộ, nhân dân Xã Phiêng Lng, xã Lóng Sập, xã Quang Minh đã cung
cấp số liệu, thơng tin và địa bàn tốt nhất để thực hiện đề tài.
Nhân dịp này tơi cũng xin cảm ơn anh chị em trong bộ môn Công nghệ Sinh
học, anh chị em trong bộ môn Hệ thống canh tác, anh chị em đồng nghiệp, cùng gia
đình và những người thân ñã quan tâm, ñộng viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập
và nghiên cứu để hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn

Ngụy Thị Hương Lan

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… ii


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn này là hồn tồn trung thực
và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngụy Thị Hương Lan

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… iii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ..........................................................................................................1
Lời cảm ơn ..............................................................................................................ii
Lời cam đoan......................................................................................................... iii
Mục lục ..................................................................................................................iv
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn ...............................................................vi
Danh mục các bảng ...............................................................................................vii
Danh mục các hình vẽ trong luận văn ...................................................................viii
MỞ ðẦU ................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài: ...................................................................................1
2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài .........................................................................3
2.1. Mục tiêu của ñề tài ........................................................................................3
2.2. Yêu cầu của ñề tài: ........................................................................................3
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài. ..........................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học. .........................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài. ..........................................................................3
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài.....................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI........4
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài..............................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm........................................................................................4
1.1.2. Những ñặc trưng và mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu và phát triển hệ
thống canh tác .........................................................................................................7

1.1.3. Nguồn gốc, vai trị và vị trí cây ngơ trong hệ thống cây trồng.....................8
1.1.4. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới và ở Việt Nam....................................9
1.1.5.Yêu cầu sinh thái của cây ngô ...................................................................14
1.1.6. Mối quan hệ giữa cây ngô và kỹ thuật trồng trọt.......................................17
1.2. Kết quả nghiên cứu về mật ñộ, phân bón cho cây ngơ ở trong và ngồi nước
..............................................................................................................................18
1.2.1. Kết quả nghiên cứu ở ngoài nước .............................................................18
1.2.2. Kết quả nghiên cứu ở trong nước.............................................................24
2.1. Vật liệu và nội dung nghiên cứu..................................................................29
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................29
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................29
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................29
2.2.1. Phương pháp ñiều tra, thu thập và phân tích thơng tin. .............................29
2.2.2. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng........................................................30
2.3. Xử lý và phân tích số liệu:...........................................................................33
2.4 .Thời gian và địa điểm làm thí nghiệm: ........................................................33
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… iv


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................34
3.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mộc Châu. ..........................34
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên....................................................................................34
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên:............................................................................35
3.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - xã hội .......................................37
3.2. Vai trị, vị trí cây ngơ ở huyện Mộc Châu...................................................44
3.2.1. Vị trí cây ngơ trong cơ cấu cây trồng ở huyện Mộc Châu .........................44
3.2.2. Cây ngô trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Mộc Châu ....................54
3.3. Khả năng phát triển sản xuất ngô ở huyện Mộc Châu..................................55
3.3.1. Lợi thế về khí hậu và sản xuất ngơ ở Mộc Châu .......................................56
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp ở Mộc Châu.....................................59

3.3.3. Khả năng đầu tư phân bón cho ngơ ở huyện Mộc Châu............................61
3.4. Một số giải pháp phát triển ngô ở huyện Mộc Châu ....................................62
3.4.1. Mở rộng diện tích.....................................................................................62
3.4.2. Một số giải pháp kỹ thuật để tăng năng suất ngơ ở huyện Mộc Châu........66
3.4.3. Chính sách của Nhà nước .........................................................................73
3.5. Kết quả trình diễn giống ngơ lai LVN99 và VN8960 vụ Thu ðông năm 2008
..........................................................................................................................73
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ..................................................................76
4.1. Kết luận ......................................................................................................76
4.2. ðề nghị ......................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................77
PHỤ LỤC

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt
CIMMYT

Cụm từ ñầy ñủ.
Centro Internacional de Mejoramiento de Maiz Y Trigo
Trung tâm cải tạo ngơ và lúa mì quốc tế

CS

Cộng sự

CT


Cơng thức

CV

Coefficient of variation - Hệ số biến ñộng

ð/C

ðối chứng

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTCT

Hệ thống canh tác

LSD0.05

Least significant difference
Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang

Những nước ñứng ñầu về sản xuất ngơ năm 2007
10
1.1
Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới 1985-2007
11
1.2
Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam giai ñoạn 1985 -2007
13
1.3
Lượng dinh dưỡng cây ngô hút ñi ñể tạo ra 10 tấn hạt
21
1.4
Hệ thống cây trồng nông nghiệp ở Mộc Châu năm 2006 - 2007
45
3.1
Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Mộc Châu năm 2000 - 2007
47
3.2
49
3.3
Diện tích, năng suất và sản lượng ngơ vụ Xn Hè năm 2007 ở các tiểu vùng
3.4

Diện tích, năng suất và sản lượng ngô vụ Thu ðông năm 2007 ở các tiểu vùng

50

3.5
3.6


Diện tích, sản lượng lúa nước ở các tiểu vùng huyện Mộc Châu năm 2007
Hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa nước và ngô Xuân Hè ở huyện Mộc Châu

51
52

3.7

Diện tích, sản lượng lúa nương ở các tiểu vùng huyện Mộc Châu năm 2007

52

3.8

Hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa nương và ngô Xuân Hè ở huyện Mộc Châu

53

3.9

Diện tích và tổng sản lượng sắn ở các tiểu vùng lãnh thổ huyện Mộc Châu vụ
Xuân Hè năm 2007

53

3.10
3.11

Hiệu quả kinh tế của trồng sắn và trồng ngô vụ Xuân Hè ở Mộc Châu
Trung bình thu nhập của hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp ở Mộc

Châu năm 2007
Số liệu khí tượng huyện Mộc Châu năm 2007
Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp ở huyện Mộc Châu
ðầu tư phân bón trong sản xuất ngơ
Mơi trường dinh dưỡng ñất sau canh tác trên ñất dốc ở Mộc Châu
Lựa chọn giống ngô của người dân ở huyện Mộc Châu.
Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô so sánh
Năng suất thực thu của các giống ngơ thí nghiệm so sánh vụ Xn Hè 2008
Năng suất và HQKT của các mật ñộ khác nhau với giống LVN10
Năng suất và HQKT của các mật ñộ khác nhau với giống VN8960
Năng suất và HQKT ở các mức phân bón khác nhau với giống LVN10
Năng suất và HQKT ở các mức phân bónkhác nhau với giống VN8960
Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngơ trình
diễn vụ Thu ðơng năm 2008
Diện tích, năng suất các giống tham gia trình diễn vụ Thu đơng năm 2008

54
54

3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22

3.23
3.24

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… vii

58
59
61
62
66
67
68
69
70
71
72
74
75


DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Diện tích, năng suất, sản lượng ngô thế giới năm 1985 - 2007


12

1.2

Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ Việt Nam 1985-2007

14

3.1

Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Mộc Châu từ 2000- 2007

47

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii


MỞ ðẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Cây ngơ có tên khoa học là Zea mays L. thuộc họ hoà thảo Poaceae. Có
nguồn gốc từ Mehico.
Ngơ được con người coi là một trong ba cây lương thực quan trọng trên thế
giới. Sản phẩm của cây ngơ hiện nay chủ yếu được sử dụng làm lương thực cho
người, làm thực phẩm như ngô rau, ngô ngọt, chế biến thức ăn chăn nuôi và làm
nguyên liệu cho nhiều sản phẩm công nghiệp.
Ở Việt Nam, ngơ là cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa. Sản
xuất ngô phát triển ở cả 8 vùng sinh thái nông nghiệp của cả nước. Những năm gần

ñây, khi dân số và thu nhập trên ñầu người ở nước ta tăng, nhu cầu thịt, cá, trứng,
sữa cho thực đơn của con người ngày càng cao thì phát triển chăn nuôi trở thành thế
mạnh trong sản xuất nơng nghiệp, có thể xem đây là động lực chính ñể phát triển
sản xuất ngô hiện nay.
Từ năm 2006 ñến nay, giá ngô trên thế giới và ở Việt Nam có xu hướng tăng,
đã nâng cao thu nhập cho người sản xuất ngơ và cũng khích lệ nơng dân tiếp thu
những tiến bộ kỹ thuật mới, tăng ñầu tư cho sản xuất ngơ.
Năm 2007, tổng diện tích trồng ngơ cả nước là: 1.067,9 nghìn ha; với năng
suất bình qn đạt 38,5 tạ/ha; tổng sản lượng đạt 4.107,5 nghìn tấn (Tổng cục thống
kê, 2007) [34], sản lượng ngơ mới chỉ đáp ứng ñược khoảng 75 % nhu cầu nguyên
liệu làm thức ăn chăn ni, số cịn lại phải nhập từ nước ngồi. Những năm gần đây
mỗi năm chúng ta phải nhập khẩu từ 500 – 700 nghìn tấn ngơ hạt cho chăn nuôi
(khoảng 135 – 185 triệu USD) (Cục trồng trọt, 2008) [6].
Theo định hướng của Bộ Nơng nghiệp và PTNT, năm 2015 phấn đấu đạt 1,3 triệu
ha ngơ với năng suất trung bình 50 - 55 tạ/ha và tổng sản lượng 8 – 9 triệu tấn, trong đó
cơ cấu giống ngô lai trong sản xuất chiếm 90 – 95 % (Cục trồng trọt, 2008) [6].
ðể đáp ứng nhu cầu ngơ ngày càng tăng, một trong những hướng giải quyết
của chương trình ngơ Việt Nam là:

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 1


- Nghiên cứu lai tạo chọn ra những giống ngô lai mới có năng suất cao, chất
lượng tốt thích hợp cho nhiều vùng sinh thái trên cả nước, ñặc biệt cho những vùng
thâm canh và vùng khó khăn.
- Tăng tỷ lệ sử dụng giống lai trong tổng diện tích trồng ngô cả nước.
- Chuyển giao nhanh những tiến bộ kỹ thuật về sản xuất ngơ lai tới người dân
để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trên thực tế, việc mở rộng diện tích rất khó thực hiện. Vì vậy, song song với
cơng tác tạo ra những giống ngơ lai mới có năng suất cao, chống chịu tốt, thì việc

đẩy nhanh tỷ lệ sử dụng giống ngô lai là một giải pháp quan trọng nhằm thực hiện
mục tiêu về năng suất và sản lượng đề ra.
Sơn La là tỉnh có diện tích trồng ngơ lớn nhất miền Bắc và đứng thứ hai
trong cả nước, với diện tích trồng ngơ năm 2007 là 92,7 nghìn ha, lượng hạt giống
tiêu thụ khoảng 2.000 tấn, trong đó có những huyện diện tích trồng ngơ lai ñạt 95 %
(Tổng cục thống kê, 2007) [34].
Mộc Châu là một trong số các huyện có diện tích trồng ngơ lớn của tỉnh Sơn
La và ñi ñầu trong việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật về cây ngô như giống lai,
biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến ñã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy
nhiên sản xuất ngơ của Mộc Châu mới khai thác được một phần tiềm năng thiên
nhiên và vị trí địa lý thuận lợi của huyện như vùng tiểu khí hậu Á nhiệt ñới phù hợp
phát triển nhiều loại cây trồng trong đó có cây ngơ lai. ðất cao ngun có độ phì
cao, trình độ dân trí khá, có đủ điều kiện áp dụng kỹ thuật thâm canh tiên tiến ñể
nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô. Là huyện cách thủ đơ Hà
Nội khơng xa, giao thơng thuận lợi sản xuất ngơ hàng hố có điều kiện phát triển
nhanh vì tiêu thụ sản phẩm dễ dàng. Nhằm khai thác tiềm năng sẵn có của vùng,
nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô, tăng thu nhập cho người
trồng ngô, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, lao động, vốn đầu tư, góp phần bảo vệ
mơi trường sinh thái chúng tơi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu vai trò và khả năng
phát triển cây ngô lai huyện Mộc Châu - Sơn La.”

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 2


2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục tiêu của ñề tài
- Xác ñịnh ñược hệ thống cây trồng trong đó có cây ngơ đạt hiệu quả kinh tế
cao và bền vững trên ñịa bàn Mộc Châu - Sơn La.
- ðề xuất một số giải pháp góp phần phát triển sản xuất ngơ hàng hố ở
huyện Mộc Châu trong những năm tiếp theo.

2.2. Yêu cầu của ñề tài:
- ðiều tra thực trạng ñiều kiện tự nhiên, xã hội và sản xuất nông nghiệp ở
huyện Mộc Châu.
- Xây dựng cơ cấu cây trồng có ngơ cho hiệu quả kinh tế cao.
- Một số giải pháp kỹ thuật phát triển sản xuất ngô lai.
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học.
- Làm rõ mối quan hệ tương tác giữa khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác trong
sản xuất ngô ở vùng núi cao.
- Cung cấp thêm dữ liệu khoa học ñể xây dựng quy trình canh tác cây ngơ đạt
hiệu quả cao.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu góp phần đẩy mạnh sản xuất ngơ hàng hoá
nhằm phát triển kinh tế xã hội của vùng.
- Xác định được biện pháp canh tác ngơ và hệ thống sản xuất ngô ở huyện
Mộc Châu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ñất, nâng cao năng suất cây trồng trên
một đơn vị diện tích, góp phần xố đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nông dân.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
- Các hệ thống cây trồng, tập quán canh tác tại Mộc Châu thơng qua mơ hình
sử dụng đất.
- Một số giống ngơ lai có triển vọng
- ðịa điểm nghiên cứu: huyện Mộc Châu- tỉnh Sơn La
- Thời gian nghiên cứu: năm 2007 – 2008.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 3


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
1.1.1. Một số khái niệm

*Hệ sinh thái
Hệ sinh thái là một khái niệm chỉ sự thống nhất của một phức hợp các lồi
thực vật, động vật và vi sinh vật với các nhân tố môi trường vật lý của một vùng xác
định, mà ở đó có sự tương tác giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với mơi
trường thơng qua chu trình vật chất và dịng năng lượng (Phạm Văn Phê, 2001) [21].
Như vậy “Hệ sinh thái” là một khái niệm tương ñối rộng, với ý nghĩa khẳng
ñịnh quan hệ tương hỗ, quan hệ phụ thuộc qua lại, quan hệ tương tác, hay là tổ hợp
các yếu tố theo chức năng thống nhất (Odum, 1979) [20].
Hệ sinh thái sinh thái tự nhiên có khả năng tự phục hồi và phát triển nhằm
mục đích kéo dài sự sống của cộng ñồng sinh vật. Hệ sinh thái tự nhiên có chu trình
vật chất khép kín, nó trả lại hầu như toàn bộ khối lượng vật chất hữu cơ và khống
vơ cơ cho đất, đó là hệ sinh thái già ổn định.
*Hệ sinh thái nơng nghiệp
Hệ sinh thái nơng nghiệp do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy
luật khách quan của các hệ sinh thái với mục đích thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng
của mình. Hệ sinh thái nơng nghiệp là hệ sinh thái trẻ, chịu sự tác động của con
người như q trình cung cấp năng lượng sống và năng lượng quá khứ ñể hệ sinh
thái sinh trưởng mạnh, có năng suất cao. Hệ sinh thái nơng nghiệp có số lượng ban
đầu giảm, kém ổn ñịnh, dễ bị thiên tai ñịch hoạ phá hoại.
Gần ñây các nhà sinh thái học của trường ðại học ðông Nam Á (SUAN) cho
rằng hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm hệ xã hội loài người và hệ sinh thái. Từ đó, họ
đề xướng khái niệm “Hệ sinh thái nhân văn” (Sajise, 1984) [66]. Khái niệm ñược ñưa
ra trên quan điểm cho rằng có mối quan hệ giữa xã hội loài người và hệ sinh thái.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 4


*Nông nghiệp
Là sự kết hợp logic giữa sinh học, kinh tế, xã hội cùng vận động trong mơi
trường tự nhiên. Nghiên cứu hệ thống canh tác trên bình diện một vùng nông nghiệp

nhỏ hay trang trại của nông hộ cũng khơng ngồi những quy luật trên (Phạm Chí
Thành, 1993) [32].
*Lý thuyết hệ thống
Theo Conway (1985) [47] thì hệ thống là một tập hợp các tương tác giữa các
thành phần tương hỗ bên trong một giới hạn nhất định. Phạm Chí thành (1993) [32]
ñịnh nghĩa hệ thống là một tập hợp các phần tử có mối quan hệ với nhau tạo nên
một chỉnh thể thống nhất và vận động, nhờ đó xuất hiện những thuộc tính mới, đó là
tính chồi của hệ thống.
ðể hệ thống phát triển bền vững cần nghiên cứu bản chất và đặc tính của các
mối tương tác qua lại giữa các yếu tố trong hệ thống đó, ñiều tiết các mối tương tác
chính là ñiều khiển hệ thống một cách có quy luật “Muốn chinh phục thiên nhiên
phải tuân theo những quy luật của nó”.
Về mặt thực tiễn cho thấy việc tác ñộng vào sự vật một cách riêng lẻ, từng
mặt, từng bộ phận của sự vật ñã dẫn ñến sự phiến diện và ít hiệu quả. Áp dụng lý
thuyết hệ thống ñể tác ñộng vào sự vật một cách toàn diện, tổng hợp mang lại hiệu
quả cao và bền vững hơn. Do nông nghiệp là một hệ thống ña dạng và phức hợp, ñể
phát triển sản xuất nơng nghiệp ở một vùng lãnh thổ cần tìm ra các mối quan hệ tác
ñộng qua lại của các bộ phận trong hệ thống và ñiều tiết mối tương tác đó phục vụ
cho mục đích của con người nằm trong hệ thống và quản lý hệ thống đó.
* Hệ thống nông nghiệp (Agriculture systems)
Hệ thống nông nghiệp theo Phạm Chí Thành (1993) [32] là: Một phức hợp
của đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật ni, lao động, các nguồn lợi và đặc trưng
khác trong một ngoại cảnh mà nơng hộ quản lý tuỳ theo sở thích, khả năng và kỹ
thuật có thể có.
Nhìn chung hệ thống nơng nghiệp là một hệ thống hữu hạn trong đó con
người đóng vai trị trung tâm, con người quản lý và điều khiển các hệ thống nhỏ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 5



trong đó theo những quy luật nhất định, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hệ
thống nông nghiệp.
Hệ thống nơng nghiệp có ba đặc điểm đáng quan tâm sau:
- Tiếp cận “dưới lên” và xem hệ thống mắc ở ñiểm nào tìm cách can thiệp ñể
giải quyết cản trở.
- Coi trọng mối quan hệ xã hội như những nhân tố của hệ thống.
- Coi trọng phân tích động thái của sự phát triển.
* Hệ thống canh tác (Farming systems)
Hệ thống canh tác (HTCT) là sản phẩm của bốn nhóm biến số: Môi trường vật
lý, kỹ thuật sản xuất, chi phối của nguồn tài nguyên và ñiều kiện kinh tế xã hội. Trong
HTCT vai trị của con người đặt ở vị trí trung tâm của hệ thống và quan trọng hơn bất
cứ nguồn tài nguyên nào kể cả ñất canh tác. Muốn phát triển một vùng nông nghiệp,
kỹ năng của nơng dân có tác dụng hơn độ phì của đất (Cao Liêm, 1996) [17].
Một khái niệm khác coi trọng vai trị của con người là phân ra: Hệ sinh thái
nơng nghiệp (Agro – ecosystems) và hệ kinh tế xã hội (Socio – economic Systems).
Trong đó hệ kinh tế - xã hội là hệ tích cực, sự biến đổi chung của hệ thống nông
nghiệp phụ thuộc phần lớn hệ này (Lê Trọng Cúc, 1996) [7].
* Hệ thống trồng trọt ( Cropping Systems)
Hệ thống trồng trọt là hoạt ñộng sản xuất cây trồng trong một nơng trại, nó
bao gồm các hợp phần cần thiết ñể sản xuất một tổ hợp các cây trồng của nông trại
và mối quan hệ của chúng với môi trường.
Hệ thống cây trồng là tổ hợp các cây trồng bố trí theo khơng gian và thời
gian với hệ thống biện pháp kỹ thuật ñược thực hiện nhằm ñạt năng suất cây trồng
cao và nâng cao độ phì của ñất ñai.
Trong hệ thống cây trồng, cơ cấu cây trồng đóng vai trị quan trọng. Cơ cấu
cây trồng là thành phần các lồi cây trồng bố trí theo khơng gian và thời gian trong
một cơ sở hay một vùng sản xuất nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý các nguồn lợi
thiên nhiên và kinh tế xã hội có thể tạo ra nhiều nông sản phẩm cung cấp cho xã hội
(ðào Thế Tuấn, 1962) [35].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 6


1.1.2. Những ñặc trưng và mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu và phát triển hệ
thống canh tác
* Những ñặc trưng và mục đích nơng học
Một hệ thống canh tác tiến bộ chính là tác động của nó theo chiều hướng
tăng sản lượng và ñạt lợi nhuận tối ưu. Một hệ thống sản xuất có tính linh hoạt để
tạo ra ñồng thời một vài loại sản phẩm hàng hoá và khả năng phù hợp trên phạm vi
rộng (Gomez, 1978) [52]. Xây dựng và phát triển hệ thống canh tác cho các vùng
sinh thái ở nước ta phải xuất phát từ tiềm năng khí hậu, đất đai, kinh tế xã hội và
ñược xác ñịnh theo các hướng sau:
- Hệ thống canh tác phải phù hợp với các loại hình sinh thái.
- Hệ thống canh tác phải phù hợp với ñiều kiện kinh tế xã hội, đáp ứng u
cầu của nơng dân và thị trường.
* ðặc trưng và mục tiêu kinh tế của nghiên cứu hệ thống canh tác
Người nông dân muốn có lợi nhuận tối ưu và ít rủi ro chứ không nhất thiết là
năng suất cao (Morris, 1984) [62].
Trong một nền sản xuất người sản xuất phải lựa chọn, phân bổ nguồn tài
nguyên hiện có (với số lượng hạn chế) cho các ngành sản xuất khác nhau (FAO,
1971) [10].
Còn mạng lưới hệ thống canh tác Châu Á, mục tiêu chính là phát triển kỹ
thuật hệ thống canh tác của nông dân trồng lúa. ðất được sử dụng có hiệu quả hơn
bằng cách tăng vụ và năng suất cây trồng trong một vụ (Caragal, 1986) [43]. Châu
Á có xu hướng phát triển hệ thống canh tác bằng con ñường nâng cao hệ số sử dụng
ñất (Hans, 1984) [54].
* ðặc trưng và mục tiêu xã hội của nghiên cứu hệ thống canh tác
Nghiên cứu hệ thống canh tác không chỉ nhằm mục ñích nâng cao năng suất
cây trồng và thu nhập cho nơng dân, mà cịn nhằm nâng cao trình độ dân trí. ðể
người nơng dân tự lo toan cho cuộc sống của họ (Krithvap, 1990) [57]. Khó khăn

hạn chế trong việc áp dụng hệ thống canh tác, tuỳ thuộc vào hệ thống canh tác được

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 7


khuyến cáo, sự thích ứng, tính đơn giản của kỹ thuật, tính mềm dẻo có thể phù hợp
với nhiều hệ thống canh tác (FAO, 1993) [11].
Những mục tiêu trên cũng phù hợp với thực tế nghiên cứu hệ thống canh tác
ở huyện Mộc Châu cần ñạt ñược.
1.1.3. Nguồn gốc, vai trị và vị trí cây ngơ trong hệ thống cây trồng
1.1.3.1. Nguồn gốc và phân loại
Cây ngơ có tên khoa học là Zea mays L. thuộc chi Maydeae, họ Hoà thảo
Poaceae có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng cây
ngơ có nguồn gốc ở Trung Mỹ, trung tâm phát sinh là Mehico. Trải qua hàng triệu
năm phát triển, dưới tác ñộng của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo đã hình thành 8 lồi
phụ, phân bố ở 4 vùng sinh thái: ơn ñới, nhiệt ñới thấp, nhiệt ñới cao và cận nhiệt
ñới (Ngơ Hữu Tình, 2003) [29]
Cây ngơ quang hợp theo chu trình C4, có cường độ quang hợp cao gấp 3 lần
cây quang hợp theo chu trình C3, có khả năng quang hợp cao ở nồng ñộ oxy thấp.
Các yếu tố này tạo điều kiện cho cây ngơ có tiềm năng năng suất cao hơn các cây
trồng khác.
1.1.3.2. Vai trò của cây ngơ trong nền kinh tế
Trong lịch sử tiến hố của khoảng 1000 loài cây trồng phổ biến nhất trên trái
đất hiện nay, chưa có lồi cây trồng nào phát triển nhanh chóng và có nhiều cơng
dụng cho lồi người như cây ngơ (Cao ðắc ðiểm, 1988) [9].
Cây ngơ đã thu hút ñược sự quan tâm của các nhà khoa học vì có nhiều đặc
tính q như sinh trưởng, phát triển khoẻ, năng suất cao và khả năng thích ứng
rộng. Vai trị của cây ngơ thể hiện qua giá trị sử dụng chính sau:
* Ngơ làm lương thực cho người
Sản phẩm từ ngơ đã và đang góp phần ni sống 1/3 dân số thế giới. Toàn

thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực. ðặc biệt, ở nhiều nước Châu
Phi, Châu Mỹ .v.v... ngơ được làm lương thực chính (khoảng 85 % sản lượng ngơ).
Ngơ có chứa các chất dinh dưỡng phong phú hơn lúa mì và gạo, ngồi ra ngơ cịn

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 8


chứa hàm lượng axit amin không thay thế (tryptophan, threonine, leucine, tyrosine)
tương đối cao ( Ngơ Hữu Tình, Trần Hồng Uy, 1997) [30].
* Ngô làm thức ăn chăn nuôi
Trong chăn nuôi ngô là cây thức ăn lý tưởng cho gia cầm, gia súc và thuỷ
sản. Khoảng 70 % thành phần thức ăn tinh là từ ngô, tỷ lệ thành phần này là phổ
biến trên tồn thế giới. Với mục đích sản xuất ngơ phục vụ chăn ni để có thịt,
trứng, sữa và cá, ở các nước có nền chăn ni cơng nghiệp tiên tiến khoảng 70 đến
90 % sản lượng ngơ được dùng cho chăn ni. Ngồi việc cung cấp chất tinh từ hạt
ngơ, thân ngơ cịn là thức ăn xanh giàu dinh dưỡng cho gia súc, ñặc biệt là bị sữa.
* Ngơ làm thực phẩm
Những năm gần đây, ngơ cịn được sử dụng làm thực phẩm (ngơ rau, ngơ
nếp, ngơ đường...). Ngơ rau là một loại rau sạch và có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Sản xuất ngơ rau phát triển rất mạnh, mang lại hiệu quả cao ở Thái Lan, ðài Loan.
Các loại ngơ đường, ngơ nếp được dùng ñể ăn tươi như luộc, nướng hoặc ñóng hộp
làm thực phẩm xuất khẩu.
* Ngô cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Ngơ là ngun liệu chính cho cơng nghiệp chế biến thức ăn chăn ni, ngồi
ra nó cịn là ngun liệu cho cơng nghiệp thực phẩm (đường, rượu bia, đồ giải
khát), công nghiệp nhẹ, công nghiệp y dược, trong công nghiệp dệt dùng để hồ vải;
sản xuất xăng sinh học; ngơ dùng để sản xuất glucose, peniciline, ngơ non cịn được
dùng để tinh chế vitamin...
* Ngơ là nguồn hàng hố xuất khẩu
Hàng năm lượng ngô mua bán trên thị trường quốc tế khoảng 70 triệu tấn,

mang lại nguồn thu nhập ñáng kể cho các nước xuất khẩu nhiều ngơ.
1.1.4. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.4.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới
Trên thế giới cây ngô là cây quan trọng nhất chiếm ưu thế cao nhất về năng
suất và sản lượng ñối với các loại cây làm lương thực, có diện tích lớn thứ ba sau
lúa mì và lúa nước. Ngơ được trồng ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Diện tích

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 9


trồng ngô hiện nay khoảng 157,8 triệu ha, với năng suất 4,97 tấn/ha, trong đó diện
tích trồng các giống ngơ lai chiếm khoảng 65 %. Năm 2007, phần lớn sản lượng
ngô thế giới tập trung ở các nước Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Mehicô, Pháp, và Ấn
ðộ, chiếm 75 % (FAOSTAT, 2008) [51].
Mỹ là nước chiếm vị trí hàng đầu thế giới về diện tích và sản lượng ngơ,
đồng thời cũng là một trong những nước có năng suất ngơ lai cao nhất. Những thí
nghiệm ứng dụng trồng ngơ lai ở Mỹ ñược bắt ñầu từ năm 1925, hiện nay 100 %
diện tích trồng ngơ của nước Mỹ được sử dụng giống lai. Năng suất ngô tăng từ 1,5
tấn/ha năm 1930 lên ñến 9,48 tấn/ha vào năm 2007 (FAOSTAT, 2008) [51].
Tỷ lệ sử dụng ngô lai ở Châu Âu là rất lớn, có nhiều nước đạt năng suất cao
(Vasal, 1999) [72]. Theo CIMMYT các nước có năng suất ngơ cao là: Chi Lê (11,6
tấn/ha), New Zealan (9,04 tấn/ha), Pháp (8,85 tấn/ha) (FAOSTAT, 2008) [51].
Bảng 1.1. Những nước ñứng ñầu về sản xuất ngơ năm 2007
Nước

Sản lượng (triệu tấn)

Mỹ

332,0


Trung Quốc

151,8

Braxin

51,6

Mehico

22,5

Achentina

21,8

Indonesia

12,4

Canada

10,6

Pháp

13,1

Ấn độ


16,8

Nam Phi

7,3
( Nguồn FAOSTAT) [51]

Ở Châu Á, Trung Quốc là nước có diện tích trồng ngơ và sản lượng ngơ
đứng đầu, với năng suất 5,4 tấn/ha, diện tích là 28 triệu ha và sản lượng ngô hàng
năm là 151,8 triệu tấn (Http://nue. okstate.edu) [55]. Trung Quốc đang là nước có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 10


sản lượng ngơ và diện tích trồng ngơ đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, giống ngơ lai đã
được đưa vào Trung Quốc từ những năm 1960 và ñến nay tỷ lệ sử dụng giống ngô
lai là 84 % (CIMMYT, 2005/2006 ) [46].
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngơ thế giới 1985-2007
Chỉ tiêu
Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

Tăng trưởng

Diện tích/năm (%)
Tăng trưởng
năng suất/năm(%)
Tăng trưởng
Sản lượng/năm (%)

Các nước ñang

Trung

Mỹ

Năm

Thế giới

1985

126706,0

79071,0

26767,0

18403,0

2005

145498,0


98136,0

30395,0

26221,0

2007

157850,3

35022,3

28050,0

1985

34,0

21,0

66,0

37,0

2005

49,0

31,8


100,0

51,5

2007

49,7

94,8

54,1

1985

429937,0

168408,0

175383,0

67873,0

2005

712877,0

312073,0

282259,0


135145,0

2007

784646,5

332092,2

151830,0

0,7

2,1

1,4

2,4

2,8

1,9

1,9

2,1

3,1

5,0


4,1

5,6

2005/1985

0,8

2007/1985

1,2

2005/1985

2,1

2007/1985

2,1

2005/1985

3,2

2007/1985

3,8

phát triển


1,2

2,6

4,3

Quốc

(Nguồn:FAOSTAT ) [51]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 11


800

50

Diện tích
(1000 ha)

45

700

40

Sản lượng
(1000000 tấn)

35


Năng suất
(tạ/ha)

500

30

400

25
20

300

15
200

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000000tấn)

600

10
100

5

20

07

20
05

Năm

20
00

19
95

0

19
90

19
85

0

Hình 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ thế giới năm 1985 - 2007
1.1.4.2. Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam
Ở Việt nam, cây ngô là cây xếp hạng thứ hai sau cây lúa, cây ngơ được trồng
ở các thời vụ và vùng sinh thái khác nhau. So với các nước trong khu vực cây ngơ
được nghiên cứu muộn. ðến năm 1973 chúng ta mới ñịnh hướng phát triển cây ngơ
do điều kiện chiến tranh. Những tiến bộ về sản xuất ngô Việt Nam thể hiện rất rõ
nét từ năm 1990 – 2006, tỷ lệ trồng ngô lai từ 0 % tăng lên hơn 90 %. ðây là tốc ñộ

phát triển nhanh so với các nước có nghề trồng ngô trên thế giới (Bùi Mạnh Cường,
2007) [8].
Năng suất ngô Việt Nam những năm 1960 chỉ ñạt trên 1 tấn/ha, với diện tích
hơn 200 nghìn hecta; đến đầu những năm 1980, năng suất cũng chỉ ñạt 1,1 tấn/ha và
sản lượng hơn 400000 tấn do vẫn trồng các giống ngơ địa phương với kỹ thuật canh
tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và
Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở
nước ta, góp phần nâng năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào ñầu những năm 1990. Tuy
nhiên, ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 12


những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc khơng ngừng mở rộng giống ngơ lai ra sản
xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo địi hỏi của giống mới.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam giai đoạn 1985 -2007
Chỉ tiêu
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng Tỷ lệ giống lai

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)


(%)

1985

397,3

14,8

587,1

2001

729,5

29,6

2161,7

61

2002

816,4

30,8

2511,2

69


2005

912,7

34,4

3136,3

82

2004

991,1

34,6

3430,9

87

2005

1052,6

36,0

3787,1

90


2006

1033,1

37,3

3854,5

>90

2007

1067,9

38,5

4107,5

2,7

2,4

6,4

7,9

6,7

25,8


Tăng trưởng 2005/2001 (%)

7,8

5,7

15,8

Tăng trưởng 2007/1985 (lần)

2,7

2,6

7,0

Tăng trưởng 2005/1985 (lần)
Tăng trưởng bình quân năm
2005/1985 (%)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê )[34]
Năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa ñến 1 % trên hơn 400 nghìn hecta
trồng ngơ, năm 2007 giống lai đã chiếm khoảng 95 % trong số hơn 1 triệu hecta.
Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc ñộ cao hơn trung bình thế giới
trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980, năng suất ngô nước ta chỉ bằng 34 % so với
trung bình thế giới (11/32 tạ/ha); năm 1990 bằng 42 % (15,5/37 tạ/ha); năm 2000
bằng 65 % (27,5/42,4 tạ/ha); năm 2005 bằng 73 % (36/49 tạ/ha) và năm 2007 ñã ñạt
77,4 % (38,5/49,7 tạ/ha). Năm 1994, sản lượng ngô Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 13


tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn, và năm 2007 chúng ta đạt diện tích, năng
suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay: diện tích là 1067900 ha, năng suất 38,5
tạ/ha, sản lượng vượt ngưỡng 4 triệu tấn.
4500

45

4000

40

3500

35

3000

30

2500

25

2000

20


1500

15

1000

10

500

5

0

0

Diện tích (1000ha)

Năng suất (tạ/ha)

20
05
20
07

Năm

20
00


19
95

19
90

Năng suất (tạ/ha)

19
85

Sản lượng (1000tấn)

Sản lượng (1000tấn)

Hình 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ Việt Nam 1985-2007
1.1.5.Yêu cầu sinh thái của cây ngô
Cây ngô cũng như các loại cây trồng khác, phát triển ñược ở vùng nào, thời
vụ nào là tuỳ thuộc vào các yếu tố sinh thái.
* Nhiệt độ:
Ngơ là cây ưa nóng. Nhu cầu về nhiệt ñộ ñược thể hiện bằng tổng nhiệt ñộ
cao hơn nhiều cây trồng khác mà ngô cần ñể hồn thành chu kỳ sống từ gieo đến
chín. Bên cạnh đó nhu cầu về nhiệt của cây ngơ được thể hiện bằng các giới hạn
nhiệt độ mà cây địi hỏi như nhiệt ñộ tối thấp, tối cao và tối ưu. Về phương diện
này, theo các chuyên gia CIMMYT, ngô phát triển tốt trong khoảng 24 – 300C.
Nhiệt ñộ trên 380C ảnh hưởng xấu đến q trình sinh trưởng và phát triển của cây
ngô. Ở 450C hạt phấn và râu ngô có thể chết. Nhiệt độ thấp cũng ảnh hưởng đến q
trình sống của cây, đặc biệt vào giai đoạn nảy mầm và giai ñoạn ra hoa. Các giống

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 14



ngơ có thời gian sinh trưởng khác nhau có nhu cầu tổng tích nhiệt khác nhau để
hồn thành chu kỳ sống của mình (Ngơ Hữu Tình, 2003) [29].
Thời gian sinh trưởng của cây ngô chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại
cảnh, trong đó nhiệt độ khơng khí giữ vai trò quan trọng trong việc rút ngắn hay kéo
dài thời gian sinh trưởng của hầu hết các giai ñoạn trong ñời sống cây ngô. Nhu cầu
về nhiệt ñược thể hiện bằng nhiệt ñộ tối thấp sinh vật học và tổng nhiệt độ hữu hiệu.
Các yếu tố khí tượng: nhiệt độ, ñộ ẩm, số giờ nắng gây ảnh hưởng thuận chiều với
q trình sinh trưởng chiều cao cây, diện tích lá, tích luỹ chất khơ. Nhiệt độ trung
bình ngày và số giờ nắng có tương quan thuận và chặt chẽ với năng suất ngô (Văn
Tất Tuyên, 1991 – 1995) [36].
* Nước và độ ẩm
Nước là yếu tố mơi trường quan trọng đối với đời sống cây ngơ, vì vậy nhu
cầu nước là rất lớn. Trong vịng đời cây ngơ cần khoảng 200 – 220 lít nước. Ở
những vùng nóng, nơi có sự bốc hơi và thoát hơi nước cao, nhu cầu nước của cây
ngô lại càng cao. Nhu cầu nước của ngơ thay đổi theo giai đoạn phát triển của nó,
thời kỳ đầu hạt ngơ cần hút một lượng nước bằng 40 -44 % trọng lượng hạt ban đầu
và hạt ngơ mọc nhanh nhất khi ñộ ẩm ñất bằng 80 % sức chứa ẩm tối đa đồng
ruộng, hạt ngơ khơng mọc ở ñộ ẩm ñất bằng 10 % sức chứa tối ña ñồng ruộng, còn
khi no nước 100 % hoặc cao hơn sự nảy mầm cũng bị chậm lại do thiếu oxygen
(Ngơ Hữu Tình, 1997) [28]. Tuỳ mùa vụ, tuỳ giống, tuỳ ñiều kiện thâm canh, tuỳ
ñất ñai mà lượng nước u cầu cho ngơ cũng có khác (Ngơ Hữu Tình, 1988) [26].
Trong cơng trình “Kiểm kê và đánh giá tài ngun khí hậu nơng nghiệp ở ðồng
bằng Sơng Hồng”, Nguyễn Văn Viết và Ngơ Sỹ Giai (2001)[37] đã xác định mức
độ thuận lợi của độ ẩm khơng khí và độ ẩm đất đối với cây ngơ giai đoạn hình thành
năng suất: ðộ ẩm khơng khí khoảng 71 – 85 %, ñộ ẩm ñất từ 61 – 85 % .
* Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng cho sinh trưởng phát triển cây ngơ, tạo điều
kiện thuận lợi cho q trình tích lũy chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến ñộ dài quá

trình sinh trưởng. Năng lượng ánh sáng mặt trời được chuyển hố và cố định vào

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 15


các sản phẩm hữu cơ tạo sinh khối trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây ngơ
nhờ quang hợp. Về phương diện này ngơ được xếp vào nhóm cây trồng quang hợp
kiểu C4, có cường độ quang hợp cao gấp 3 lần cây quang hợp theo chu trình C3. ở
cây ngơ , q trình cacboxyl hố rất mạnh, có điểm bão hồ ánh sáng cao, có khả
năng quang hợp cao ở điều kiện nồng độ C02 thấp, điều đó làm cây ngô phát triển
mạnh và cho năng suất cao. Cây ngơ có thể chống chịu tốt với điều kiện mất nước
và quang hợp ở nhiệt ñộ cao. Trong ñiều kiện khí hậu Việt Nam, vụ trồng ngơ càng
có nhiều nắng càng có lợi cho cây sinh trưởng và tạo năng suất. Tuy nhiên, thời
gian trồng ngô trong một vụ ngắn, số giờ chiếu sáng trong ngày ngắn, nên các vụ
trồng ngơ ở Việt Nam thường nhận được tổng lượng bức xạ thấp hơn so với các vụ
trồng ngô vùng ôn ñới. Do vậy cần phải chọn thời vụ gieo trồng làm sao để cây ngơ
nhận được lượng ánh sáng nhiều nhất (Ngơ Hữu Tình, 2003) [29].
* Chất dinh dưỡng: ðể tạo thành chất hữu cơ, ngồi nhiệt độ, ánh sáng,
nước và khí cacbonic, cây cần nhiều chất khống. Các chất dinh dưỡng chính cho
ngơ là đạm, lân, kali, canxi, magie cũng như các nguyên tố vi lượng: mangan, sắt,
lưu huỳnh, bo...(Ngơ Hữu Tình, 1988) [26]:
- ðạm có vai trị quan trọng trong đời sống cây ngơ, nhất là trong thời kỳ
sinh dưỡng. ðạm ở cây ngô tham gia vào thành phần các chất protit và các dạng của
protit, chất diệp lục, các chất có hoạt tính sinh lý cao như các enzim, một số
ancaloit, glucozit và photphatit.
- Lân cũng như ñạm, lân tham gia thành phần các hợp chất protit quan trọng
trong cây ngơ. Hợp chất lân có trong các tế bào và trong sinh chất tế bào. Lân cần
trong tất cả các q trình sinh sản. Ngơ chứa khoảng 75 % lân đã đồng hố trong
hạt. Lân là ngun tố tham gia tích cực vào q trình trao ñổi chất, tổng hợp gluxit,
lipit và hô hấp của cây ngơ. Lân góp phần tạo dựng bộ rễ khoẻ mạnh, làm tăng sức

sống và khả năng chống chịu. Lân làm tăng khả năng kết hạt và phẩm chất hạt, rút
ngắn thời gian sinh trưởng.
- Kali: Kali cần thiết cho hoạt ñộng của keo nguyên sinh chất, hỗ trợ cho việc
hút nước, nâng cao khả năng thẩm thấu và trạng thái trương của tế bào, hạn chế

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 16


thoát hơi nước, nâng cao khả năng chịu hạn và nhiệt ñộ thấp. Kali giúp cho cây
nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh, thúc ñẩy việc hút và ñồng hố các chất
dinh dưỡng khác như đạm, lân, làm tăng hiệu quả phân bón.
Q trình đồng hố các chất dinh dưỡng của ngô khác với các cây trồng khác
ở chỗ ngô phát triển chậm trong các thời kỳ sinh trưởng đầu tiên. Vì vậy trong thời
gian đó, ngơ cần tương ñối các chất dinh dưỡng. Sau gieo khoảng 40 ngày (thời kỳ
ngơ có 7 – 9 lá) cây ngơ sinh trưởng và phát triển rất nhanh, tăng khối lượng chất
khô mạnh, vì vậy nhu cầu chất dinh dưỡng tăng lên nhiều trong vịng 4 đến 6 tuần
lễ, sau đó cây ñạt ñộ cao tối ña, nhưng sự tích luỹ chất hữu cơ chỉ ngừng lại khi hạt
đã chín đẫy. ðến đầu thời kỳ hình thành bắp, ngơ đã sử dụng 90 % kali; 75 % đạm;
50 % lân. Ngơ nhất thiết cần lân vào lúc làm hạt.
Ngô hấp thụ các chất dinh dưỡng vào nửa sau của thời gian sinh trưởng, cịn
lân thì cho tới tận cuối thời gian đó. Vì vậy cần chú ý là khi bón lượng đạm cao làm
ngô phát triển chậm lại, ngược lại lượng lân cao làm ngơ phát triển nhanh lên.
ðể đạt năng suất cao và ổn định ngơ cần được bón phân cân ñối, ñặc biệt là
các yếu tố NPK. Tỷ lệ nhu cầu dinh dưỡng NPK là 1: 0,35 : 0,45. Muốn sản xuất ra
1 tấn ngơ hạt lượng NPK cần ít nhất là 33,9 kg N : 14,5 kg P2O5 : 17,5 kg K2O (Ngơ
Hữu Tình, 1988) [26].
* ðộ pH: Ngơ ưa đất hơi chua, có pH: 5 – 7. ðộ chua cao ít gây trở ngại cho
sinh trưởng của ngơ. pH thích hợp nhất cho ngơ từ 6 – 7.
1.1.6. Mối quan hệ giữa cây ngô và kỹ thuật trồng trọt
* Lựa chọn giống và hạt giống

ðể lựa chọn chính xác giống cho từng vùng và vụ gieo trồng, chúng ta cần nắm
vững ñiều kiện sinh thái và ñặc ñiểm chính của giống trong từng trường hợp cụ thể,
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến hồn cảnh kinh tế – xã hội, đặc biệt là tập qn địa
phương, trình độ dân trí, trình độ thâm canh, hướng sử dụng và ñầu ra của sản phẩm.
Ở những vùng và ñịa phương, ngơ đã trở thành sản phẩm hàng hố thì cần
phải gieo trồng những giống theo yêu cầu của khách hàng lớn và ổn định. Khi ngơ
khơng phải là sản phẩm đem bán thì chọn những giống chủ yếu có năng suất cao,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 17


×