Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hoá tới chất lượng môi trường và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường tại thị xã cẩm phả tỉnh quảng ninh giai đoạn 2005 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.39 MB, 97 trang )

...

BỘ GIÁO DUC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ðẶNG TIỄN SĨ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ðÔ THỊ HỐ
TỚI CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG VÀ ðỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI THỊ XÃ CẨM PHẢ - TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ðOẠN 2005 - 2009

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP
Chun ngành: Quản lý ðất đai
Mã số

: 60.62.16

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH QUANG HUY

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai cơng bố trong
bất kì cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc./.


Tác giả luận văn

ðặng Tiến Sĩ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ........... i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự
giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo q báu của các thầy giáo, cơ giáo
trong Viện nghiên cứu sau đại học, khoa Tài Nguyên và Môi Trường, trường
ðại học Nông Nghiệp Hà Nội.
ðể có được kết quả nghiên cứu này, ngồi sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tơi cịn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của TS. Trịnh Quang
Huy là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu ñề tài và
viết luận văn, các Thầy cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường, trường
ðại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Tôi cũng nhận ñược sự giúp ñỡ, tạo ñiều kiện của Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Quảng Ninh, UBND thị xã Cẩm Phả, phịng Tài ngun và
Mơi Trường, Văn phịng ðăng ký Quyền sử dụng đất, phịng Kinh Tế, phịng
Thống kê thị xã Cẩm Phả.
Với tấm lịng biết ơn, tơi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ q báu
đó!
Tác giả luận văn

ðặng Tiến Sĩ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........ii



MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục sơ đồ

vii

1.

ðẶT VẤN ðỀ


1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

u cầu nghiên cứu

2

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Khái qt về q trình đơ thị hố tại một số đơ thị điển hình tại
Việt Nam


3

2.2

Các áp lực mơi trường chính do q trình đơ thị hố tại Việt Nam

15

2.3

Các biện pháp bảo vệ môi trường hiện ñang ñược áp dụng

31

2.4

Cơ sở pháp lý về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
ở Việt Nam

32

3.

ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35

3.1


ðối tượng và phạm vi nghiên cứu.

35

3.2

Nội dung nghiên cứu

35

3.3

Phương pháp nghiên cứu

35

4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

37

4.1

ðiều kiện tự nhiên tại thị xã Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh

37

4.2


Tình hình đơ thị hố tại thị xã Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh

39

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........iii


4.3

Diễn biến chất lượng mơi trường dưới tác động của q trình đơ
thị hố tại thị xã Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh

45

4.3.1

Chất lượng môi trường nước

45

4.3.2

Chất lượng môi trường khơng khí

48

4.3.3

Chất thải rắn


51

4.3.4

Cây xanh đơ thị

57

4.4

Tác động của q trình đơ thị hố tới chất lượng mơi trường tại
thị xã Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh

4.5

59

ðề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường tại thị xã Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh.

4.5.1. Các giải pháp xử lý khí thải, tiếng ồn giao thơng

69
69

4.5.2. Các giải pháp thốt nước, cải tạo kênh rạch và xử lý nước thải
sinh hoạt ñô thị
4.5.3

70


Các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn và chất thải
nguy hại

70

4.5.4

Xây dựng cơ sở hạ tầng

70

4.5.5

Xây dựng chính sách quản lý mơi trường đơ thị

72

4.5.6

Thúc đẩy kinh tế đơ thị tăng trưởng nhanh

72

4.5.7

Thực hiện ñồng bộ các chính sách xã hội

74

4.5.8


Xây dựng Mục tiêu phát triển bền vững trong q trình đơ thị hố

75

4.5.9

Các giải pháp thực hiện

77

5

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

81

5.1

Kết luận

81

5.2

Kiến nghị

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO


81

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu

Chú giải

1

GHCP

Giới hạn cho phép

2

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

3

TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp


4

CN

Cơng nghiệp

5

ngđ

Ngày đêm

6

mm

milimét

7

Kg

Kilơgam

8

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép


9

TTS

Tổng lượng chất rơi lơ lửng trong nước

10

DO

Hàm lượng oxy hịa tan trong nước

11

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

12

COD

Nhu cầu oxy hóa học

13

T-N

Tổng lượng Nitơ


14

T-P

Tổng lượng Phốtpho

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........v


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

2.1

Mức độ ơ nhiễm nguồn nước và nước thải tại 3 thành phố lớn

17

2.2

Ơ nhiễm khơng khí và tiếng ồn tại một số thành phố lớn

23


2.3

Lượng phát sinh chất thải cơng nghiệp nguy hại

26

2.4

Tốc độ thải rác và tỷ lệ thu gom tại một số thành phố lớn

27

4.1

Tổng hợp diện tích các loại đất thị xã Cẩm Phả, từ năm 2005 ñến
năm 2009

39

4.2

Dân số thị xã Cẩm Phả từ năm 2005 ñến năm 2009

41

4.3

Kết quả quan trắc môi trường nước tại Bến Do, TX.Cẩm Phả

46


4.4

Kết quả quan trắc mơi trường khơng khí năm 2009

48

4.5

Kết quả quan trắc mơi trường khơng khí khu chế biến, vận
chuyển than

50

4.6

Tình hình thu gom rác tại thị xã Cẩm Phả tháng 12/2009

54

4.7

Hiện trạng chất thải rắn một số ñiểm tại thị xã Cẩm Phả năm
2009

55

4.8

Thành phần rác thải tại các ñiểm trung chuyển (%), năm 2009


56

4.9

Nguồn và những tác động ơ nhiễm môi trường tới hệ sinh thái

61

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........vi


DANH MỤC SƠ ðỒ

STT

Tên sơ ñồ

Trang

4.1

Mối quan hệ giữa cây xanh và hệ thống đơ thị

4.2

Những ngun nhân dẫn đến sự hoạt động khơng đạt u cầu
của hệ thống xử lý nước thải

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........vii


58
63


1. ðẶT VẤN ðỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
ðơ thị hố và phát triển đơ thị trên thế giới và khu vực là một ñộng lực
phát triển quan trọng trong lịch sử, hiện tại cũng như trong tương lai. Sự phát
triển đó đã đóng góp rất to lớn về phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt có ý
nghĩa quan trọng trong cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố của mỗi quốc
gia, mỗi vùng lãnh thổ.
ðơ thị hố và phát triển đơ thị khơng chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà
cịn góp phần tích cực cải thiện đời sống của dân cư đơ thị và các vùng lân
cận. Thực tế nhờ tốc ñộ tăng trưởng kinh tế cao mà tại các đơ thị lớn đã tạo ra
nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân, góp phần quan trọng vào việc nâng
cao thu nhập của dân cư đơ thị. Bên cạnh đó, tốc độ đơ thị hoá nhanh cùng với
việc gia tăng tỷ lệ dân số ñô thị ñã gây áp lực rất lớn ñến môi trường đơ thị đó
là tình trạng ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nguồn nước, sự thối hố đất đai,
chất thải và tiếng ồn đơ thị … đang là mối quan tâm của mỗi quốc gia. Nếu
khơng có các giải pháp bảo vệ mơi trường thì đơ thị sẽ khơng thể phát triển
bền vững, ñi ngược lại với mục tiêu phát triển bền vững mà Chính phủ mỗi
quốc gia đã cam kết.
Vấn ñề cấp thiết ñặt ra ở ñây là việc nghiên cứu q trình đơ thị hố và
tìm ra mơ hình và những giải pháp thích hợp.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tơi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của đơ thị hố tới chất lượng mơi trường và đề xuất một số
giải pháp bảo vệ môi trường tại thị xã Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh, giai
đoạn 2005 - 2009”.


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........1


1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu mức độ và tốc độ đơ thị hố tại thị xã Cẩm Phả - thị xã
Cẩm Phả làm cơ sở cho việc xác định các áp lực chính tác động tới chất lượng
mơi trường
- ðánh giá hiện trạng chất lượng môi trường thị xã Cẩm Phả
- ðề xuất một số giải pháp bảo vệ mơi trường do q trình đơ thị hố gây ra.
1.3. u cầu nghiên cứu
- Phải có các đánh giá ñúng từ việc ñiều tra, thu thập và phân tích số liệu
về q trình đơ thị hố và chất lượng mơi trường làm cơ sở cho việc đề xuất
giải pháp bảo vệ môi trường.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Khái quát về quá trình đơ thị hố tại một số đơ thị điển hình tại Việt Nam
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đơ thị hố
2.1.1.1. Khái niệm đơ thị hố
Nghiên cứu q trình đơ thị hố có rất nhiều quan điểm được đưa ra về
khái niệm đơ thị hố. Có quan điểm cho rằng: ðơ thị hố là q trình tập
trung dân số vào các đơ thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đơ
thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Nhưng cũng có quan điểm cho
rằng ðơ thị hố là q trình dịch cư từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông
nghiệp với biểu hiện bên ngoài là sự tăng trưởng tỷ lệ dân số ñô thị, sự nâng
cao mức ñộ trang bị kỹ thuật ñô thị. Một quan ñiểm khác cũng cho rằng ðô

thị hố là q trình biến chuyển kinh tế - xã hội - văn hố và khơng gian lãnh
thổ, gắn liền với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của xã hội lồi người,
trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao
ñộng, sự chuyển đổi lối sống, sự mở rộng khơng gian thành hệ thống song
song với việc tổ chức bộ máy hành chính - chính trị - qn sự.
Theo quan điểm của tác giả: ðơ thị hố đó là q trình biến ñổi sâu sắc
về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức xã hội, cơ cấu tổ chức
không gian kiến trúc xây dựng từ nông thôn sang thành thị tạo nên những
trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của khu vực.
Việc phát triển đơ thị có thể ñược thực hiện bằng hai cách, một là cải
tạo và mở rộng đơ thị hiện có cho phù hợp với yêu cầu phát triển mới; hai là
qui hoạch xây dựng đơ thị mới ở những địa điểm mới nhằm hỗ trợ cho đơ thị
cũ đồng thời xây dựng những tiền đề mới cho phát triển.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........3


2.1.1.2. ðặc điểm của ðơ thị hố
- ðơ thị hố là q trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nước nông
nghiệp sang một nước công nghiệp dưới tác ñộng thúc ñẩy của sự phát triển
lực lượng sản xuất, khoa học, cơng nghệ và phân cơng lao động xã hội, từng
bước hình thành nên hệ thống các trung tâm ñô thị tách khỏi nông thôn.
Những trung tâm này chuyên hoạt động sản xuất cơng nghiệp, thương mại,
dịch vụ.
- Q trình đơ thị hố tạo ra cơ hội gia tăng qui mơ dân số tại các đơ thị
lớn. ðây có thể ñược coi là một trong số các nguồn nhân lực ñầy tiềm năng ñể
tạo ra hiệu quả kinh tế cao đơ thị. Nguồn lao động tại các đơ thị khơng chỉ dồi
dào về số lượng mà cịn chất lượng khá cao so với mức bình quân chung của
quốc gia. Chính lực lượng lao động này đã và đang được xem như là một yếu
tố ñầu vào cơ bản của q trình sản xuất thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đơ thị.

- Q trình đơ thị hố khơng chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đơ thị mà
cịn góp phần tích cực cải thiện đời sống dân cư đơ thị và các vùng lân cận. Thực
tế nhờ tốc ñộ tăng trưởng kinh tế cao mà các đơ thị lớn ñã tạo ra nhiều cơ hội
việc làm mới cho người dân, góp phần quan trọng vào việc nâng cao thu nhập.
Khi mức thu nhập bình quân của dân cư tăng lên thì nhu cầu chi tiêu của dân cư
đơ thị cũng tăng theo nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
- Dưới tác động của q trình đơ thị hố, hệ thống cơ sở hạ tầng đơ thị
nói chung và hệ thống hạ tầng xã hội nói riêng như các cơ sở y tế, bệnh viện,
trường học… của các đơ thị đã và đang gia tăng cả về qui mơ, số lượng và
chất lượng. Lượng vốn đầu tư phát triển xã hội dành cho y tế và hoạt động
cứu trợ xã hội của các đơ thị ngày càng tăng. Với những cải thiện ñáng kể về
cơ sở hạ tầng y tế, cũng như sự nâng cao cả về chất lượng và số lượng của ñội
ngũ y tá và bác sỹ mà người dân đơ thị có thể tiếp cận ñược một cách dễ dàng
hơn tới dịch vụ y tế chất lượng cao.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........4


- Q trình đơ thị hố mang tính tất yếu khách quan không chỉ làm gia
tăng hiệu quả kinh tế hội tụ sản xuất và tiêu dùng mà nó cịn làm cho qui mơ
đơ thị hội tụ có xu hướng tăng lên. Q trình đơ thị hố đóng vai trị quan
trọng ñối với việc thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế ñô thị, dịch chuyển cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hố, hiện đại hố và nâng cao mức sống cho
người dân đơ thị và góp phần tích cực trong việc tạo ra ảnh hưởng lan tỏa tích
cực đối với tăng trưởng kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm cũng như của
cả nước.
- Q trình đơ thị hố cũng gây ra áp lực quá tải cho hệ thống cơ sở hạ
tầng đơ thị, gia tăng sức ép về nhà ở, ơ nhiễm mơi trường đơ thị, tăng nguy cơ
dẫn đến phát triển kinh tế đơ thị khơng bền vững cũng như sự suy giảm chất
lượng môi trường sống của các đơ thị sẽ càng lớn.

2.1.2. Khái qt về q trình đơ thị hố tại thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đơ của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là thành
phố có diện tích lớn nhất cả nước và có dân số đứng thứ hai sau Thành phố
Hồ Chí Minh.
Nằm giữa đồng bằng sơng Hồng trù phú, Hà Nội ñã sớm trở thành một
trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị và tơn giáo ngay từ những buổi ñầu của
lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Cơng Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết
định xây dựng kinh đơ mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Sau khi
mở rộng ñịa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích
3.344,7 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện. Hà Nội là một trong hai
trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2009, sau khi mở rộng GDP của thành
phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ ñồng [ 25].
Song việc tăng dân số q nhanh cùng q trình đơ thị hóa thiếu quy
hoạch tốt ñã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô
thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc ñang dần biến mất, thay vào đó là

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........5


những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên các con phố. Hà Nội cịn là một thành
phố phát triển khơng ñồng ñều với nhiều khu vực ngoại thành lạc hậu, nơi
người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu.
Dân số Hà Nội tăng ñều ñặn, ñạt con số 2.672.122 người vào năm 1999.
Sau ñợt mở rộng ñịa giới gần ñây vào ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần
93% ñại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thơng qua nghị quyết điều
chỉnh địa giới hành chính thủ đơ Hà Nội và các tỉnh. Theo nghị quyết, toàn bộ
tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương
Sơn, tỉnh Hòa Bình được nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân
số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km²
và dân số 6.232.940 người, nằm trong 17 thủ đơ lớn nhất thế giới. Theo kết

quả cuộc ñiều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là
6.448.837 người [ 25].
Mật ñộ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới
hành chính, khơng ñồng ñều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành.
Trên tồn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.979 người/km² nhưng tại
quận ðống ða, mật độ lên tới 35.341 người/km². Trong khi đó, ở những
huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ ðức, mật độ không tới 1.000
người/km². Sự khác biệt giữa nội thành và ngoại thành cịn thể hiện ở mức
sống, điều kiện y tế, giáo dục... Về cơ cấu dân số, cư dân Hà Nội và Hà Tây
khi đó chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao,
Mường, Tày chiếm 0,9%. Theo số liệu của cuộc ñiều tra dân số ngày năm
2009, toàn thành phố Hà Nội có 2.632.087 cư dân thành thị, tương đương
41,1%, và 3.816.750 cư dân nơng thơn, tương đương 58,1%. Sự phát triển về
kinh tế dẫn đến các khu vực ngoại ơ Hà Nội nhanh chóng được đơ thị hóa.
Những cao ốc mọc lên ở khu vực nội ô và các trung tâm cơng nghiệp cũng
được xây dựng ở những huyện ngoại thành. Sự phát triển cũng kéo theo
những hệ lụy. Do không ñược quy hoạch tốt, giao thông thành phố thường

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........6


xuyên ùn tắc khi số lượng xe máy tăng cao. Nhiều khu phố phải chịu tình
trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn. Mật ñộ dân số quá cao khiến những dân cự
nội ơ phải sống trong tình trạng chật chội và thiếu tiện nghi. Vào năm 2003,
30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3,0 m² một người [ 25].
Do q trình đơ thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 ñến nay, phần lớn các
sông hồ Hà Nội ñều rơi vào tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng. Sơng Tơ Lịch,
trục tiêu thốt nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận
khoảng 150.000 m³. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ một
ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sơng Kim Ngưu

khoảng 110.000 m³. Lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có
hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sơng mương nội và ngoại thành, ngồi
vai trị tiêu thốt nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và
chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ cơng cũng góp phần vào gây nên
tình trạng ơ nhiễm này.
Nhiều con đường giao thơng chính của Hà Nội, như Giải Phóng, Nguyễn
Văn Cừ, Láng Hạ, Ngọc Khánh, Thái Hà ñược mở rộng. Các khách sạn, cao
ốc văn phòng mọc lên, những khu đơ thị mới như nam cầu Thăng Long, bắc
cầu Thăng Long, Du lịch Hồ Tây, ðịnh Công, Bắc Linh ðàm... cũng dần xuất
hiện. Khoảng thời gian gần đây, khu vực Mỹ ðình được đơ thị hóa nhanh
chóng với hàng loạt những ngôi nhà cao tầng mọc lên. Tuy vậy, các khu đơ
thị mới này cũng gặp nhiều vấn đề, như cơng năng khơng hợp lý, thiếu quy
hoạch ñồng bộ, không ñủ không gian công cộng. Trong trận mưa kỷ lục cuối
năm 2008, Mỹ ðình là một trong những khu vực chịu thiệt hại nặng nề vì
nước ngập.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, rất nhiều cao ốc và khách sạn như
Daewoo, Sofitel Plaza, Melia, tòa nhà Tháp Hà Nội... mọc lên mang lại cho
thành phố dáng vẻ hiện ñại. Hà Nội cũng chứng kiến sự ra ñời của nhưng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........7


cơng trình quan trọng như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Quốc
gia Mỹ ðình... ðể kỷ niệm lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, hiện nay rất
nhiều cơng trình được xây dựng, có thể kể đến Keangnam Hanoi Landmark
Tower, Hà Nội City Complex, Tòa nhà Quốc hội.
Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt
Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, ðà Nẵng và Cần Thơ.
Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cịn được xếp vào ñô thị loại ñặc
biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp trong tổng

số lao ñộng trên 90%, quy mô dân số trên 1,5 triệu, mật độ dân số bình qn
từ 15.000 người/km² trở lên, cơ sở hạ tầng tương đối hồn chỉnh.
Sau những thay ñổi về ñịa giới và hành chính năm 2008, Hà Nội hiện có
29 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã – và 577
đơn vị hành chính cấp xã – gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn.
Sau khi mở rộng ñịa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2
triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao
động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải ñào tạo
lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao ñộng chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu
ngành kinh tế. Hà Nội cịn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng
lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn mơi trường
đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc
biệt cơ cấu nội ngành cơng nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn.
Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành
phố cũng chưa huy ñộng tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.
Năm 2007, GDP bình qn đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu ñồng,
trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những ñịa
phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngồi nhiều nhất, với 1.681,2 triệu
USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phịng đại diện

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........8


nước ngồi, 14 khu cơng nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất cơng nghiệp.
Nhưng đi đơi với sự phát triển kinh tế, những khu cơng nghiệp này đang khiến
Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ơ nhiễm mơi trường. Bên cạnh những công ty
nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trị quan trọng trong nền
kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao ñộng, các doanh nghiệp tư
nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất cơng nghiệp của thành phố. Ngồi ra,
15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao ñộng. Tổng cộng,

các doanh nghiệp tư nhân ñã ñóng góp 22% tổng ñầu tư xã hội, hơn 20% GDP,
22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội [ 25].
Mặc dù là thủ đơ của một quốc gia nghèo, thu nhập bình qn đầu người
thấp, nhưng Hà Nội lại là một trong những thành phố ñắt ñỏ nhất thế giới và
giá bất ñộng sản không thua kém các quốc gia giầu có. ðiều này đã khiến
những cư dân Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống trong ñiều
kiện chật chội, thiếu tiện nghi. Theo con số năm 2003, 30% dân số Hà Nội
sống dưới mức 3 mét vuông một người. Ở những khu phố trung tâm, tình
trạng cịn bi đát hơn rất nhiều. Nhà nước cũng khơng đủ khả năng để hỗ trợ
cho người dân. Chỉ khoảng 30% cán bộ.
Trong nội ô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ
tầng đơ thị thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thơng q lớn, đặc biệt
là xe máy và ý thức chưa tốt của các cư dân thành phố. Trên những ñường phố
Hà Nội, vỉa hè thường bị chiếm dụng khiến người ñi bộ phải ñi xuống lịng
đường. Trong những năm gần đây, Hà Nội chỉ phát triển thêm 50 tới 60 km
ñường mỗi năm. Nhiều trục ñường của thành phố thiết kế chưa khoa học,
không ñồng bộ và hệ thống đèn giao thơng ở một vài ñiểm cũng thiếu hợp lý.
Thêm nữa, hiện tượng ngập úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó khăn cho người
tham gia giao thông. Trong thập niên 2000, hệ thống xe bt, loại hình phương
tiện giao thơng cơng cộng duy nhất của thành phố có phát triển mạnh, nhưng
phần đơng người dân vẫn sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........9


Theo quy hoạch giao thơng Hà Nội được Thủ tướng chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng phê duyệt năm 2008, chi phí cho phần phát triển ñường bộ lên tới
100.000 tỷ ñồng. Ba tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng
nhiều tuyến phố sẽ ñược xây dựng mới hoặc cải tạo lại [ 25].
2.1.3. Khái qt về q trình đơ thị hố tại thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là trung tâm kinh tế, văn hố lớn của
nước ta với diện tích khoảng 2.080 km2, dân số khoảng 7 triệu người, trong đó
có khoảng 1,8 triệu người nhập cư. Toạ lạc trên một vị trí ñịa lý thuận lợi,
nằm giữa một chùm ñô thị sầm uất của miền ðơng Nam Bộ có đường giao
thơng thuỷ, bộ, đường khơng thuận lợi từ Tây sang ðơng, từ Nam đến Bắc.
Nơi tụ hội và giao lưu văn hố của nhiều dân tộc và quốc tế [ 26].
Là một đơ thị nhưng diện tích đã và đang đơ thị hố 85% số dân sinh
sống và 75% diện tích cịn lại với 15% dân số sinh sống lại thuộc về nơng
thơn, thành phố Hồ Chí Minh một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ phát
triển cao nhất nước, GDP liên tục tăng trong 20 năm lại đây, GDP bình qn
10,02% có đóng góp lớn cho Nhà nước trên cả các mặt.
Ở Việt Nam, trước 1975 ñất nước liên tục bị chiến tranh nên ở miền Bắc
đơ thị hố diễn ra hết sức chậm chạp. Ở miền Nam dưới thời Mỹ - Ngụy đơ
thị hố diễn ra ồ ạt ở Sài Gịn (nay là TP. Hồ Chí Minh) nhưng mang tính
cưỡng bức nên đã để lại hậu quả khá nặng nề sau chiến tranh.
Sau năm 1975, cả nước ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ
trọng tâm của các tỉnh miền Nam là khắc phục mọi khó khăn khơi phục và
phát triển kinh tế, ổn định xã hội và ñời sống nhân dân. Do vậy những năm
ñầu sau giải phóng, đơ thị hố ở Sài Gịn về cơ bản khơng có gì đáng kể.
Từ năm 1986, khi ðảng và Nhà nước chủ trương đổi mới, khuyến khích
các thành phần kinh tế phát triển, Sài Gòn với ưu thế là một thành phố trẻ có
tiềm năng về khoa học kỹ thuật, về quan hệ bn bán với nước ngồi và tiềm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........10


ẩn nền kinh tế đa thành phần đã nhanh chóng trở thành trung tâm công nghiệp
- thương mại - du lịch - dịch vụ và quan hệ quốc tế. ðây cũng là thành phố
dẫn ñầu cả nước về tốc ñộ đơ thị hố, ở Tp. Hồ Chí Minh đã diễn ra trong
không gian rộng lớn cả nội ô và vùng ven đơ Tp. Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh là một vùng rộng lớn bao gồm các quận nội
thành và các quận, huyện ven đơ của thành phố như: Bình Thạnh, Tân Bình,
Gị Vấp, Hóc Mơn, Thủ ðức, Nhà Bè, Bình Chánh. Trong q trình đơ thị
hố. Tp. Hồ Chí Minh là nơi trực tiếp chịu sự tác động của làn sóng di dân
nơng thơn - thành thị. Theo ñiều tra của các nhà xã hội học, mỗi ngày có hàng
trăm người đủ các thành phần trí thức đến cơng nhân, nơng dân đủ mọi lứa
tuổi từ cụ già ñến em nhỏ khắp các ñịa phương trong nước ñổ về thành phố
với ước muốn khác nhau: Tìm kiếm cơng ăn việc làm, thăng quan tiến chức,
tìm đất dụng võ… Do đó đã làm cho sự gia tăng dân số cơ học của Tp. Hồ
Chí Minh vượt trội so với các thành phố khác. Năm 1990 là 4.005.000 người
và ñến năm 2000 là hơn 6.000.000 người. Nếu xét về dân nhập cư: năm 1996
có khoảng 600.000 người. Trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên của thành phố chỉ
khoảng 1,5% mỗi năm thì tăng dân số cơ học lên đến 2%. Sự gia tăng dân số
nhanh ñã làm cho mật ñộ dân số q đơng. Bình qn là 23.800 người/ km2.
Trong thực tế lên tới 35.900 người/ km2. Một số quận trung tâm mật độ cịn
cao hơn: ở quận 5 là 52.900 người/ km2, các quận ven nội mật ñộ dân thấp
hơn; Gị Vấp mật độ dân số cao nhất là 29.945 người/km2 (phường 1). Dần
dần, các quận nội ô tô trở nên quá tải, di dân nông thôn - thành thị bành
trướng về các quận ven. Trong 600.000 người nhập cư năm 1996 có 65.609
người tạm trú ở Thủ ðức, tập trung tại một số phường như Phước Bình: 2.426
người, Hiệp Bình Chánh: 5.816 người. Phường 26 quận Bình Thạnh có 4.283
người; phường 12 (Bình Thạnh) có 7.576 người [ 26].
Có thể nói rằng áp lực về dân số ngồi yếu tố tích cực là cung cấp lực
lượng lao động dồi dào cho Tp. Hồ Chí Minh, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........11


bức xúc mà cần phải xem xét giải quyết như vấn ñề lao ñộng - việc làm, nhà
ở, tệ nạn xã hội…

Trong q trình đơ thị hố việc gia tăng dân số đã kéo theo tình trạng lấn
chiếm lịng lề ñường, cơ sở hạ tầng ñô thị xuống cấp nhanh chóng.
Kết quả sau 10 năm đơ thị hố, nhiều khu ñô thị mới xuất hiện: Khu
thương mại chợ Bà Chiểu, khu dân cư cơng nghiệp Bình Hồ (Bình Thạnh),
khu ngã 6, khu căn cứ 26, khu chợ Tân Sơn Nhất (Gị Vấp), khu cơng nghiệp
phường 20, khu dân cư Tân Trụ, khu cư xá Nhiêu Lộc, khu công nghiệp tập
trung phường 15 - 16 (Tân Bình). Các cơng trình văn hố du lịch được xây
dựng với quy mơ lớn, thu hút nhiều khách tham quan như: khu Văn Thánh,
Thanh ða, Suối Tiên. Các khu chung cư mới như: Xóm Cải, Xóm ðầm, Thị
Nghè xuất hiện thay thế dần các khu nhà ở tồi tàn lụp xụp [ 26].
Với những chuyển biến về kinh tế xã hội như ñã nêu, quận ven đã dần
chuyển hố thành nội ơ, các huyện ngoại thành chuyển biến thành vùng ven.
ðến năm 1997 một số quận mới được hình thành, bao gồm: Quận 12 được
tách ra từ huyện Hóc Mơn, quận 7 được tách ra từ huyện Nhà Bè, quận 2,
quận 9, quận Thủ ðức được tách ra từ huyện Thủ ðức.
- Q trình đơ thị hoá kéo theo sự phát triển kinh tế:
Sau giải phóng, các quận, huyện bước ra khỏi cuộc chiến tranh với một
thực trạng nền kinh tế nghèo nàn. Cơ sở hạ tầng yếu kém, ñường sá chủ yếu là
ñường ñất ñỏ, các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé.
Sản xuất nông nghiệp lạc hậu và đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế. ðể
tiến lên chủ nghĩa xã hội cùng với cả nước, thời kỳ sau 1975 đến những năm
1980 các tỉnh phía Nam cũng như Tp. Hồ Chí Minh và các quận ven đã ra sức
khắc phục hậu quả chiến tranh, khơi phục kinh tế ổn ñịnh ñời sống nhân dân.
Nhiệm vụ trọng tâm của thành phố và các quận ven lúc này là tập trung cải
tạo XHCN ñối với các thành phần kinh tế, xoá bỏ xếp lại cơ sở sản xuất. ðối
với các xí nghiệp cơng nghiệp tư sản mại bản, Nhà nước tịch thu chuyển
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........12


thành xí nghiệp quốc doanh do nhà nước quản lý. Với phần lớn các xí nghiệp

khác của tư sản, Nhà nước áp dụng hình thức cơng tư hợp doanh. Thực chất
cũng chuyển sang nhà nước quảng lý. Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tổ chức
thành các hợp tác xã, tổ hợp. Về thương nghiệp, thành lập mạng lưới thương
nghiệp hợp tác xã. Một số chuyển sang trực tiếp sản xuất. ðối với nơng nghiệp,
thực hiện chính sách khai hoang phục hố và phát triển theo con đường hợp tác
hố, thành lập đồn sản xuất. Khơi phục kinh tế, sắp xếp lại sản xuất sau chiến
tranh là một nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với ven đơ thành phố. Mặt khác,
việc xố bỏ các thành phần kinh tế đã kìm hãm sức sản xuất vốn có của các
quận huyện Tp. Hồ Chí Minh, làm cho sản xuất chậm phát triển. Nền kinh tế
ven đơ thời kỳ này về cơ bản nơng nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời
sống người dân, mặc dù diện tích nơng nghiệp có giảm dần [ 26].
Từ 1986 ñến nay, ðảng và Nhà nước đã ban hành chính sách đổi mới,
khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế theo ñịnh hướng xã hội chủ
nghĩa, năng lực sản xuất ñược cải thiện, kinh tế ñất nước ñã phát triển mạnh
mẽ, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Trong bối cảnh chung ấy, dưới sự chỉ
ñạo của thành uỷ, Ủy ban nhân dân thành phố, ðảng bộ, chính quyền và nhân
dân đã tự cho mình một hướng đi thích hợp với thực lực kinh tế của từng
quận. Vì vậy, từ sau 1986 đến nay kinh tế các quận, huyện đã phát triển nhanh
chóng theo xu hướng chung là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương
mại - dịch vụ ngày càng chiếm vị trí then chốt. Sản xuất nơng nghiệp giảm
dân về diện tích và ngày càng ñi vào chuyên canh, sản xuất theo kiểu hàng
hố. Trong đó thế mạnh của từng quận được phát huy như Tân Bình nặng về
phát triển (TTCN) - xây dựng cơ bản - thương mại, Bình Thạnh thiên về
thương mại - du lịch - dịch vụ sau đó là CN – TTCN [ 26].
Trong công nghiệp, số lượng cơ sở sản xuất ngày càng tăng, máy móc
trang thiết bị ngày càng hiện đại. Quy mơ sản xuất ngày càng mở rộng. Ngoài
sự hợp tác với các cơ sở sản xuất trong nước cịn có sự liên doanh liên kết với

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........13



nước ngồi và hình thành khu cơng nghiệp lớn như khu cơng nghiệp Bình
Hồ (Bình Thạnh), khu chế xuất Linh Trung (Thủ ðức), khu chế xuất Tân
Thuận (Nhà Bè). Khu cơng nghiệp Tân Thới Hiệp (Quận 12). Tốc độ tăng
trưởng của các giá trị sản lượng công nghiệp - dịch vụ ngày càng cao và giữ
vị trí then chốt trong toàn bộ nền kinh tế của các quận, huyện thành phố.
Do tăng trưởng trong khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và
thương mại - dịch vụ cao, thu nhập của người lao ñộng trong khu vực này
cũng cao hơn hẳn so với lao động ở khu vực nơng nghiệp. Theo số liệu ñiều
tra mức sống của dân Việt Nam năm 1997, những người lao ñộng trong khu
vực thương mại - dịch vụ có thu nhập gấp 10,15 lần so với những người lao
động trong khu vực nơng nghiệp. Chính vì vậy đã tạo nên sức hút mạnh mẽ
đối với lao động khu vực phi sản xuất nơng nghiệp. Trong khi lao động nơng
nghiệp giảm, lao động khu vực CN – TTCN, thương mại - dịch vụ tăng.
Diện tích ñất nông nghiệp ở các quận ven giảm sút do nhiều ngun
nhân. Trước hết là do tốc độ đơ thị hố nhanh, đất nơng nghiệp đã bị sử dụng
vào mục ñích khác như: xây cất nhà máy xí nghiệp, xây dựng nhà ở, cơng trình
phúc lợi. Một số là do những cư dân giàu có mua bán sang nhượng chiếm giữ
đất lưu thơng khá nhiều, và vì sản xuất nơng nghiệp thu nhập thấp, bấp bênh
làm cho nhiều hộ nông dân chuyển sang kinh doanh bằng nghề khác.
Trong ngành nông nghiệp xu hướng chung là diện tích trồng lúa, màu
và cây cơng nghiệp giảm. Diện tích chun canh tăng. Tại quận 12, năm 1998
diện tích trồng lúa giảm 178 ha, diện tích trồng rau xanh giảm 474 ha, diện
tích trồng cây cơng nghiệp giảm 274, diện tích trồng hoa kiểng tăng. Riêng
năm 1998 quận 12 có hơn 187 ha trồng hoa kiểng. Ở Gị Vấp năm 1976 có 50
ha trồng hoa, năm 1985 có 73 ha, năm 1998 có 98 ha và năm 1999 lên tới 116
ha. ðiều ñáng phấn khởi là chăn nuôi phát triển theo chiều hướng mới. Ngồi
chăn ni heo bị, nơng dân đã tiếp cận với khoa học kỹ thuật chăn nuôi cá
giống, cá kiểng, ba ba, cá sấu. Có những gia đình nơng dân đã thu nhập rất


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........14


cao từ những nghề này.
- Vấn đề ơ nhiễm mơi trường
Tại các quận, huyện việc chiếm dụng đất cơng, san lấp mặt bằng, kênh
rạch lấn chiếm lịng đề đường để làm nhà và xây dựng trái phép ñang diễn ra
hàng ngày làm cản trở đến việc tiêu, thốt đơ thị. Ở quận 12, sông Vàm Thuật
bị lấp chiếm hơn 1.500 m2 vi phạm tuyến hành lang giao thơng đường thuỷ.
Kênh Tân Trụ (Phường 17 – Tân Bình) bị san lấp xây nhà với quy mơ lớn.
ðiều đó đã làm cho nước ngập úng nhà dân sau mỗi cơn mưa, ảnh hưởng đến
sinh hoạt của nhân dân và mơi trường đơ thị.
Ơ nhiễm mơi trường cịn do lượng người nhập cư q đơng, trình độ học
vấn có hạn, quen với lối sống tiểu nơng, tuỳ tiện vứt xác động vật, vứt rác ra
đường, ra các mảnh đất lưu khơng xen lẫn trong khu dân cư. Mức sống cao
cũng góp phần làm ơ nhiễm mơi trường. Rác thải trong mỗi gia đình, khu phố
ngày càng nhiều nếu khơng được xử lý tốt, vi trùng sẽ sinh sôi nảy nở, bệnh
tật sẽ dễ dàng lây lan…
Ơ nhiễm mơi trường ln ln gắn liền với ơ nhiễm nguồn nước. Trong
khi tại Tp. Hồ Chí Minh có hơn 6 triệu người; hơn 1 triệu hộ dân chỉ có
300.000 đồng hồ nước. Ơ nhiễm nguồn nước là vấn ñề hết sức bức xúc ñối với
quận, huyện ven đơ Tp. Hồ Chí Minh. Bởi vì đa số người dân vùng ven đơ đều
dùng nước máy tự khoan chưa qua kiểm nghiệm và không qua xử lý [ 26].
2.2. Các áp lực mơi trường chính do q trình đơ thị hố tại Việt Nam
2.2.1. Ơ nhiễm nguồn nước
2.2.1.1. Về cấp nước đơ thị
Do tốc độ đơ thị hố nhanh nên lượng cấp nước phục vụ nhu cầu sinh
hoạt của dân cư đơ thị khơng đáp ứng kịp như cầu. Tại nhiều khu đơ thị mới
người dẫn vẫn khơng có hoặc khơng có đủ nước sinh hoạt theo đúng tiêu
chuẩn. Hiện nay trên toàn quốc 190 nhà máy xử lý nước với tổng công suất


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........15


2,6 triệu m3/ngñ, phần lớn ñược xây dựng từ những năm 60 trở lại đây, cơng
suất từ 500 đến 650.000m3/ngđ. Các nhà máy được xây dựng trước đây thường
có cơng nghệ xử lý không phù hợp, thiết bị lạc hậu, kiến trúc cơng trình, quy
hoạch mặt bằng tổng thể nhà máy khơng phù hợp với cảnh quan chung đơ thị.
Mạng lưới ñường ống ñược xây dựng từ cách ñây 30 năm phần lớn ñều ñã cũ,
nát, cấu trúc mạng lưới khơng hợp lý. Số dân được cấp nước trên tồn quốc đạt
khoảng 15 triệu người, chiếm gần ½ dân số ñô thị, tập trung ở các thành phố lớn
như Hà Nội, Hải Phịng, TP Hồ Chí Minh, Huế, ðà Nẵng với tỷ lệ được cấp
nước khoảng 60%. Tại các đơ thị trung bình phạm vi phục vụ giảm xuống cịn
50%, các thị xã, thị trấn nhỏ tỷ lệ này chỉ ñạt 30-40%. Tiêu chuẩn cấp nước sinh
hoạt tại các thành phố lớn mới chỉ đạt 80-90 lít/người/ngđ, các đơ thị nhỏ chỉ đạt
50-60 lít/người/ngđ. Trừ một vài nhà máy mới xây dựng với vốn tài trợ quốc tế,
có dây chuyền cơng nghệ phù hợp, thiết bị kỹ thuật hiện đại, có chất lượng nước
đạt tiêu chuẩn, phần lớn nước cấp từ các nhà máy nước khơng đảm bảo vệ sinh;
nhiều chỉ tiêu hố lý, vi sinh khơng đạt tiêu chuẩn nước sạch. Thậm chí một số
nơi nước được bơm thẳng từ giếng khoan, sông, hồ cho nhân dân sử dụng mà
không qua hệ thống xử lý. Số lượng nước cung cấp khơng đủ cho nhu cầu đơ thị
và chất lượng nước khơng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh là ngun nhân gây
nhiều bệnh tật cho người dân đơ thị.
2.2.1.2. Về thốt nước và vệ sinh mơi trường đơ thị
Với việc phát triển đơ thị hố thì lượng nước thải sinh hoạt xả thải sẽ
ngày càng cao, như vậy các thông số hữu cơ ô nhiễm trong nước sẽ ngày càng
cao. Nước thải sinh hoạt là nhân tố chính góp phần làm tăng tải lượng ô
nhiễm tới nguồn nước của khu vực.
Nước thải sinh hoạt chưa ñược xử lý là nguyên nhân chính gây ơ nhiễm
mơi trường nước đơ thị. Hệ thống thốt nước ở các đơ thị đều là hệ thống

chung cho cả thoát nước mưa, thoát nước thải sinh hoạt và thốt nước thải

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........16


cơng nghiệp; hầu hết các đơ thị chưa có các trạm xử lý nước thải tập trung.
Hiện nay đã có một số trạm xử lý nước thải bệnh viện ñã ñược ñưa vào hoạt
ñộng nhưng số lượng rất ít. Các dự án thoát nước lớn cho Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh cũng đang được thực hiện, cơ bản chỉ giải quyết vấn đề úng
ngập của thành phố. Nói chung nước thải đơ thị hiện nay chủ yếu vẫn chưa
ñược xử lý; nước thải trực tiếp xả ra các nguồn nước mặt đơ thị dẫn đến mơi
trường nước đều đã bị ơ nhiễm, có nơi ơ nhiễm nặng.
Mơi trường nước mặt đơ thị ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các thành phố lớn
cịn bị ơ nhiễm kim loại nặng và hố chất độc hại như là chì, thuỷ ngân, asen,
phenol... Nước mặt ở một số nơi có màu ñen như Sông Tô Lịch, Sông Kim
Ngưu - Hà Nội, Lưu vực rạch Hàng Bàng - thành phố Hồ Chí Minh. Hàm
lượng ơ xi hồ tan (DO) trong nước tại các sơng, kênh rạch thốt nước tại Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thường là rất nhỏ. Nước các sông, kênh, rạch
bị ô nhiễm nặng các chất ô nhiễm hữu cơ và phân tích các thành phần bùn đáy
cịn phát hiện thấy hàm lượng kim loại nặng ñáng kể tồn ñọng trong bùn ñáy
các kênh rạch. Nhiều ñoạn kênh, mương nước sơng có màu đen và bốc mùi
hơi thối khó chịu.
Mức độ ơ nhiễm nguồn nước và nước thải tại một số thành phố lớn cho
kết quả như sau:
Bảng 2.1. Mức độ ơ nhiễm nguồn nước và nước thải tại 3 thành phố lớn
Chỉ tiêu

Giá trị
TP.ðà Nằng


TP. Hồ Chí Minh

TP. Cần Thơ

Nồng ñộ BOD5 (số lần vượt
tiêu chuẩn)

1-3

5-15

2-3

Hàm lượng coliform (số lần
vượt tiêu chuẩn)

5-15

10-20

10-15

Nguồn: Trung tâm công nghệ môi trường năm 2009

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........17


×