Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Bước đầu áp dụng phương pháp MOM modelling ongrowing fish farm monitoring đánh giá tác động của nuôi cá biển đến môi trường lý hoá học trầm tích vịnh cái bèo cát bà hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.23 MB, 95 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------- ---------

NGUYỄN ðỨC BÌNH

BƯỚC ðẦU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MOM
(Modelling – Ongrowing fish farm – Monitoring)
ðÁNH GIÁ TÁC ðỘNG CỦA NI CÁ BIỂN ðẾN
MƠI TRƯỜNG LÝ, HĨA HỌC TRẦM TÍCH
VỊNH CÁI BÈO, CÁT BÀ, HẢI PHỊNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã số: 60.62.70

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ ðỨC

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai cơng bố trong bất kì cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Nguyễn ðức Bình

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường ðại học
Nơng nghiệp Hà Nội, Viện ðào tạo sau ñại học, Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Ni
trồng Thủy sản 1, Phịng Hợp tác Quốc tế và ðào tạo – Viện Nghiên cứu Ni trồng
Thủy sản 1 đã tạo mọi điều kiện để hồn thành tốt khóa học này.
ðặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê ðức, Khoa Môi
trường, Trường ðại học Khoa học Tự nhiên, ðại học Quốc gia Hà Nội. Người thầy
đã tận tình định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới NCS Mai Văn Tài, người ñã ñịnh
hướng, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Xin bày tỏ lịng biết ơn tới các Thầy giáo: TS. Lê Xân, TS. Nguyễn ðức Cự
những những người đã chỉnh sửa và góp ý cho đề cương và luận văn của tơi được
hồn chỉnh hơn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới chân thành tới TS. Phan Thị Vân, TS. Ngô Thị
Thúy Hường, ThS. Võ Văn Bình và tập thể cán bộ Trung tâm Quan trắc cảnh báo
Mơi trường và Phịng ngừa Dịch bệnh Thủy sản khu vực miền Bắc ñã giúp ñỡ, tạo
mọi ñiều kiện thuận lợi đối với tơi trong suốt q trình học tập.
Lời cảm ơn chân thành xin gửi tới gia ñình, bạn bè, những người ñã giúp ñỡ và
ñộng viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hà nội, tháng 05 năm 2010
Tác giả


Nguyễn ðức Bình

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

iii


CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD-5

Nhu cầu ơ xy sinh học để ơ xy hóa các chất hịa
tan trong trầm tích

COD

Nhu cầu ơ xy hóa học để ơ xy hóa các chất hịa
tan trong trầm tích

DO

Disolved Oxygen – Hàm lượng Ơ hịa tan

EQS

Environmental quality standards – Tiêu chuẩn
chất lượng môi trường

FAO

Food and Agriculture Oganization

Tổ chức nông lương thế giới

ISO/TC 234 N028

Tiêu chuẩn quốc tế ISO – Giám sát môi trường
nuôi cá biển

MOM

Modelling Ongrowing fish farm Monitoring – Mơ
hình hóa, Mơ phỏng các tác động, Quan trắc giám
sát mơi trường trong trại ni cá biển

NS 9410 (E)

Tiêu chuẩn quốc gia của Na Uy (Norwegian
Standard), Giám sát môi trường nuôi cá biển

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QCVN 10: 2008/BTNMT

Quy chuẩn Việt Nam – Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước biển ven bờ

TOC

Total Oganic Carbon – Tổng cac-bon hữu cơ


TN

Total Nitrogen – Tổng ni tơ

TP

Total Phosphorous – Tổng phốt pho

TKN

Total Kjeldahl Nitrogen – Tổng ni-tơ Kjeldahl

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

iv


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ðOAN....................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................. iv
MỤC LỤC.................................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
1.

MỞ ðẦU ............................................................................................................ 1


2.

TỔNG QUAN..................................................................................................... 3

2.1. Hiện trạng nuôi cá biển ..................................................................................... 3
2.1.1. Nuôi cá biển trên thế giới ............................................................................... 3
2.1.2. Nuôi cá biển tại Việt Nam............................................................................... 4
2.1.3. Hiện trạng ni cá biển tại Cát Bà, Hải Phịng .............................................. 4
2.2. Nghiên cứu tác động của ni cá biển ñến môi trường sinh thái ...................10
2.2.1. Trên thế giới..................................................................................................10
2.2.2. Tại Việt Nam .................................................................................................13
2.3. Giám sát môi trường nuôi cá biển của một số quốc gia trên thế giới .............14
2.3.1. Vương quốc Anh............................................................................................14
2.3.2. Ireland ..........................................................................................................15
2.3.3. Canada..........................................................................................................17
2.3.4. Mỹ.................................................................................................................18
2.3.5. Chi Lê ...........................................................................................................20
2.3.6. NewZealand ..................................................................................................20
2.3.7. Thảo luận về một số phương pháp giám sát...................................................21
2.4. Phương pháp giám sát môi trường (MOM) ....................................................23
2.4.1. Hệ thống MOM .............................................................................................23
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

v


2.4.2. Chương trình giám sát (quan trắc) của MOM ...............................................26
2.4.3. Ứng dụng MOM trên thế giới ........................................................................28
3.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................30

3.1. Thời gian nghiên cứu........................................................................................30
3.2. ðối tượng nghiên cứu .......................................................................................30
3.3. Lựa chọn ñịa ñiểm nghiên cứu.........................................................................30
3.4. Tần suất thu mẫu..............................................................................................30
3.5. Phương pháp phân tích ....................................................................................31
3.5.1. Mơi trường thủy lý hóa..................................................................................31
3.5.2. ðánh giá tác động của ni biển tới mơi trường hóa học trầm tích ...............32
3.5.3. ðánh giá tác động của nuôi cá biển tới môi trường theo phương pháp MOM32
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................36
4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................37

4.1. Mơi trường thủy lý hóa.....................................................................................37
4.2. ðánh giá tác động của ni cá biển đến mơi trường hóa học trầm tích.........41
4.3. ðánh giá tác động ni cá biển ñến môi trường theo phương pháp MOM ...45
4.3.1. Thành phần cơ học trầm tích.........................................................................45
4.3.2. Màu sắc và mùi của trầm tích........................................................................46
4.3.3. pH và thế ơxy hóa khử ...................................................................................48
4.3.4. ðộng vật ñáy .................................................................................................49
4.3.5. ðánh giá tác ñộng nuôi cá biển ñến môi trường theo phương pháp MOM ....51
5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT...............................................................................54

5.1. Kết luận.............................................................................................................54
5.2. ðề xuất ..............................................................................................................54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................55
PHỤ LỤC..................................................................................................................60
Phụ lục 1: Form thu mẫu môi trường bè nuôi cá biển (ðiều tra dạng B) ..............60
Phụ lục 2: Xác ñịnh ñiểm số pH/Eh dựa vào giá trị ño của Eh và pH ...................62
Phụ lục 3: ðiều kiện thủy triều hai đợt thu mẫu.....................................................63
Phụ lục 4: Các thơng số mơi trường thủy lý hóa khu vực nghiên cứu ...................64
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

vi


Phụ lục 5: Thơng số mơi trường trầm tích khu vực nghiên cứu.............................64
Phụ lục 6: ðộng vật ñáy............................................................................................66
Phụ lục 7: Kết quả ñiều tra dạng B theo phương pháp MOM ...............................71
Phụ lục 8: Một số hình ảnh hoạt động của ñề tài ....................................................86

DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2-1: Sản lượng nuôi cá Hồi trên thế giới năm 2005 ...................................... 3
Bảng 2-2: Số lượng lồng ni cá biển đảo Cát Bà .................................................. 5
Bảng 2-3: Phương pháp giám sát môi trường nuôi cá biển tại Anh .................... 14
Bảng 2-4: Phương pháp giám sát môi trường nuôi cá biển tại Ireland............... 16
Bảng 2-5: Phương pháp giám sát môi trường nuôi cá biển tại Canada .............. 17
Bảng 2-6: Phân loại và quan trắc môi trường tại Canada ................................... 18
Bảng 2-7: Giám sát môi trường nuôi cá biển tại tiểu bang Maine, Mỹ ............... 19

Bảng 2-8: Phân vùng chịu tác động và chương trình giám sát của MOM .......... 25
Bảng 3-1: Vị trị ñịa lý các địa điểm thu mẫu........................................................ 30
Bảng 3-2: Thơng số mơi trường nước ................................................................... 31
Bảng 3-3: Thơng số hóa học trầm tích .................................................................. 32
Bảng 3-4: Thơng số trầm tích theo phương pháp MOM ..................................... 32
Bảng 3-5: Xác ñịnh ñiều kiện cho mỗi nhóm thơng số......................................... 35
Bảng 3-6: Xác định điều kiện môi trường bè nuôi cá biển................................... 36
Bảng 4-1: Môi trường nước khu vực bè ni cá biển và đối chứng .................... 37
Bảng 4-2: Lượng thức ăn sử dụng hàng ngày cho ni cá biển........................... 42
Bảng 4-3: Hóa học trầm tích khu vực bè ni cá biển và đối chứng................... 43
Bảng 4-4: Thế ơxy hóa khử và pH trầm tích bè ni cá biển và đối chứng ........ 48
Bảng 4-5: ðiều kiện mơi trường trầm tích ........................................................... 51

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

vii


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

Hình 2-1: Bè ni cá biển dày đặc trên vịnh Cái Bèo ............................................ 5
Hình 2-2: Sử dụng cá tạp làm thức ăn cho nuôi cá biển trên vịnh Cái Bèo .......... 7
Hình 2-3: Bè ni tu hài trên vịnh Cái Bèo ............................................................ 8
Hình 2-4: Cá ni bị bệnh trên vịnh Cái Bèo ......................................................... 9
Hình 2-5: Những tác động sinh thái từ trại ni cá biển. .................................... 11

Hình 2-6: Mơ hình lý thuyết về tích đọng P và N trong ni cá biển. ................. 12
Hình 2-7: Sơ ñồ hệ thống MOM............................................................................ 24
Hình 2-8: Phần mềm CADS_TOOL dựa trên hệ thống MOM ........................... 29
Hình 3-1: Sơ đồ thu mẫu vịnh Cái Bèo, vịnh Lan Hạ Cát Bà, Hải Phịng .......... 31
Hình 4-1: Vị trí lồng ni cá biển ở thời điểm thủy triều khác nhau .................. 38
Hình 4-2: Hàm lượng ơxy hịa tan (DO) thời gian triều cường ........................... 39
Hình 4-3: Hàm lượng ơxy hịa tan (DO) thời gian triều kém.............................. 40
Hình 4-4: Ơ nhiễm rác thải khu vực ni cá lồng vịnh Cái Bèo.......................... 41
Hình 4-5: Thành phần cơ học trầm tích vịnh Cái Bèo và vịnh Lan Hạ .............. 46
Hình 4-6: Trầm tích khu vực ðối chứng có chứa ít thành phần hữu cơ ............. 47
Hình 4-7: Trầm tích khu vực Bè ni có chứa nhiều thành phần hữu cơ........... 47
Hình 4-8: Nhóm giun nhiều tơ (a) và Nhóm động vật thân mềm (b) .................. 50
Hình 4-9: Nhóm động vật da gai (c) và Nhóm động vật giáp xác (d) ................. 50
Hình 4-10: Trầm tích vùng nuôi cá biển tại Bolinao, Philippin........................... 53

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

viii


1.

MỞ ðẦU

Nuôi cá biển trên thế giới cũng như tại Việt Nam, những năm qua có bước phát
triển mạnh mẽ, Theo số liệu của tổ chức nông lương thế giới - FAO (2007) sản lượng cá
biển thế giới năm 2005 là 1,237 triệu tấn, trong đó Việt Nam sản lượng khoảng 5.000
tấn. Ni biển đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm và thu nhập
cho người lao động, góp phần ổn định an ninh lương thực.
Ni cá biển cũng có những tác động khơng nhỏ đến mơi trường sinh thái. ðể

giảm thiểu các tác động tiêu cực đó, các quốc gia có nghề ni cá biển phát triển mạnh
như: Na Uy, Anh, Scotland, Hy Lạp, Canada, Mỹ, Australia, Chi Lê, Nhật Bản…đều có
những phương pháp ñể giám sát và ñiều chỉnh những tác ñộng ñó. ðặc biệt Na Uy ñã
xây dựng một hệ thống phương pháp kiểm sốt tác động của ni biển đến môi trường
“Modelling – Ongrowing fish farm – Monitoring” viết tắt là MOM tạm dịch là: Mơ hình
hóa, mơ phỏng các tác động – quan trắc giám sát mơi trường trong trại nuôi cá biển
(Hansen và cộng sự, 1997).
MOM là một hệ thống phương pháp, sử dụng ñể giám sát, ñánh giá các tác động
của hoạt động ni cá biển (ni lồng biển) đến mơi trường, dựa trên cơ sở sức tải môi
trường của vùng nuôi. Tại Na Uy họ quy ñịnh các trang trại nuôi cá biển phải sử dụng hệ
thống MOM để đánh giá tác động của ni cá biển đến mơi trường. Nó cũng được các
quốc gia khác trên thế giới ứng dụng, cải tiến nhằm phù hợp với những ñiều kiện cụ thể
của từng vùng ñịa lý. Ví dụ như Hy Lạp, Australia, Indonesia hay Philippin.
Ở Việt Nam, hiện tại chưa có phương pháp chuẩn thống nhất ñể ñánh giá tác ñộng
của nuôi biển ñến môi trường, mặc dù đã có những nghiên cứu liên quan. Việc ứng dụng
MOM vào điều kiện Việt Nam rất có ý nghĩa: ðây là phương pháp chuẩn có thể áp dụng
trong chương trình quan trắc vùng ni biển của nhiệm vụ quan trắc cảnh báo mơi
trường. Trong q trình thực hiện, MOM có thể được cải tiến dựa trên những tiêu chuẩn
môi trường và tiêu chuẩn nuôi thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh đó nó cũng dễ dàng cập
nhật những nghiên cứu mới nhất, so sánh với phương pháp của các nước khác trên thế
giới. Một ý nghĩa quan trọng nữa khi áp dụng MOM sẽ giúp chúng ta có ñược dữ liệu tin
cậy về ñiều kiện môi trường vùng nuôi, phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm
trong xuất khẩu thủy sản.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

1


ðề tài “Bước ñầu áp dụng phương pháp MOM (modelling – ongrowing fish
farm – monitoring) ñánh giá tác ñộng của ni cá biển đến mơi trường lý, hóa học

trầm tích vịnh Cái Bèo, Cát Bà, Hải Phòng” sẽ là cơ sở bước ñầu cho việc triển khai
ứng dụng MOM vào giám sát, đánh giá các tác động của ni cá biển đến mơi trường.
1.1. Mục tiêu của đề tài
Từng bước áp dụng phương pháp MOM nghiên cứu tác ñộng của ni cá biển
đến mơi trường vùng ni ở Việt Nam.
1.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của ni cá biển đến mơi trường lý hóa học trầm tích vùng
ni bằng phương pháp MOM.


Nghiên cứu tác động của ni cá biển đến một số thơng số hóa học trầm tích.



Nghiên cứu tác động của ni cá biển tới mơi trường bằng phương pháp
MOM

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

2


2. TỔNG QUAN
2.1. Hiện trạng nuôi cá biển
2.1.1. Nuôi cá biển trên thế giới
Ni cá biển trên thế giới đã có sự phát triển mạnh mẽ trong hơn 20 năm qua, tạo
việc làm và thu nhập ổn ñịnh cho hàng triệu lao động, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho
nhiều quốc gia.. Theo FAO (2007), khu vực nuôi cá biển chủ yếu trên thế giới là: Tây –
Bắc Âu, ðịa Trung Hải, Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc, Châu Mỹ La Tinh và
Caribe, Bắc Mỹ, Australia... Xác ñịnh ñược ý nghĩa chiến lược lâu dài của nuôi cá biển,

các nước như: Na Uy, Chi Lê, Nhật Bản, Trung Quốc... coi nuôi cá biển là một trong
những ngành kinh tế quan trọng. Những công nghệ tiên tiến về thiết kế, chế tạo lồng
nuôi, chế biến thức ăn, chọn giống, quản lý mơi trường và phịng trị bệnh ñã tạo ra
những ñột phá lớn trong nền công nghiệp ni cá biển. Sản lượng năm 2005 của 10 nước
đứng ñầu như sau: (Bảng 2-1)
Bảng 2-1: Sản lượng nuôi cá Hồi trên thế giới năm 2005
Stt

Quốc gia

Sản lượng

Tỷ lệ

(tấn)

(%)

Stt

Quốc gia

Sản lượng

Tỷ lệ

(tấn)

(%)


1

Na Uy

582.043

47,02

7

Mỹ

9.401

0,76

2

Chile

374.387

30,24

8

Iceland

6.488


0,52

3

Anh

129.823

10,49

9

Pháp

1.190

0,10

3

Canada

83.653

6,76

10

Nga


204

0,02

4

ðảo Faroe

18.962

1,53

11

ðan Mạch

5

Australia

16.033

1,30

12

Hy Lạp

6


Ireland

13.764

1,11

Total

18
6
1.237.977
Nguồn FAO (2007)

Các loài cá ni chủ yếu là, cá Hồi (Salmonidae), cá Chình (Anguillidae), cá
Song (Serranidae), cá Tráp (Pagrus auratus), cá Cam (Seriola dumerili), cá Hồng
(Lutjanus)... Theo FAO (2007) cá Hồi (Salmonidae) là loài cá có sản lượng cao nhất trên
thế giới, chiếm tới 66% tổng sản lượng cá nuôi biển .
Cá hồi ðại tây dương (Atlantic salmon) hiện được ni lớn nhất cả về diện tích và
giá trị xuất khẩu, tập trung tại các nước như: Na Uy, Chi Lê, Anh, Ca-na-da, ðan Mạch,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

3


Australia và Ireland. Sản lượng cá biển năm 1970 chỉ có 294 tấn đã tăng lên 1.237.977
tấn năm 2005, giá trị khoảng 4,767 tỷ USD (FAO, 2007).
2.1.2. Nuôi cá biển tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia ven biển, tiềm năng ni biển rất lớn nhưng cho đến nay
quy mơ cũng như sản lượng nuôi thủy sản biển của Việt Nam vẫn còn thấp. Theo số liệu
của FAO (2007), sản lượng nuôi cá biển năm 2001 là 2.600, năm 2005 khoảng 5.000 tấn

và năm 2008 ước ñạt trên 10.000 tấn. Năm 2004 số lượng ô lồng nuôi cá biển là 40.059
chiếc. Cá biển được ni chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phịng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Phú n, Bà Rịa – Vũng Tàu và Kiên Giang.
Mặc dù vậy trong những năm qua ni cá biển cũng đã có những bước phát triển
ñáng kể, mục tiêu quan trọng là tạo ra những vùng ni có sản lượng lớn đáp ứng ñược
những tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái và sản phẩm đảm bảo vệ sinh an tồn
thực phẩm, nhằm xuất khẩu ñạt hiệu quả kinh tế cao.
2.1.3. Hiện trạng ni cá biển tại Cát Bà, Hải Phịng
Hải Phịng có nghề ni cá biển phát triển mạnh trong khoảng 10 năm trở lại ñây,
ñặc biệt là các vịnh, vụng thuộc quần ñảo Cát Bà, ñây là những khu vực phát triển kinh
tế và du lịch trọng điểm, do đó phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển hợp lý
kết hợp với du lịch là hướng ñi ñúng, cả hai hỗ trợ cho nhau cùng phát triển.
Quy hoạch và phát triển ni cá biển
Vịnh Cái Bèo với diện tích ước chừng trên 6 km2, vịnh Lan Hạ trên 22 km2, xung
quanh có các đảo bao bọc tạo thành vịnh kín có khả năng ni cá biển rất thuận lợi. Với
địa thế thuận lợi trên mà nghề ni cá biển ở ñây phát triển rất nhanh trong những năm
qua. Số lượng ô lồng nuôi cá tăng nhanh, nhưng chủ yếu là tự phát, ñồng thời việc neo
ñậu chưa theo quy hoạch và sự quản lý của các cơ quan chức năng.
Theo số liệu của Viện nghiên cứu Hải sản (2010), năm 2008 số lượng lồng nuôi
cá biển tại Cát Bà là hơn 10.000 lồng, tăng hơn 3.000 lồng so với năm 2005. Nhiều nhất
là ở vịnh Cái Bèo có 305 bè ni với 6.478 ơ lồng; vịnh Lan Hạ có 101 bè nuôi với
1.773 ô lồng; và vịnh Cát Bà với 165 bè nuôi với 2.158 ô lồng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

4


Bảng 2-2: Số lượng lồng ni cá biển đảo Cát Bà
Năm

Số lượng lồng nuôi

2004

2005

1.000

6.000 10.409 11.554

Số lượng bè

2008
571

2009
575

Nguồn: Viện nghiên cứu Hải sản (2010); Phòng NN & PTNT huyện Cát Hải (2010)

Hình 2-1: Bè ni cá biển dày đặc trên vịnh Cái Bèo
Theo số liệu ñiều tra mới nhất năm 2010, số lượng bè nuôi cá biển tại vịnh Cái
Bèo là 290 bè, vịnh Lan Hạ có gần 50 bè. Trung bình trên mỗi bè có từ từ 30-50 ơ lồng.
Tuy nhiên số lượng ơ lồng hiện đang đưa vào sử dụng chỉ khoảng 70%, cịn khoảng 30%
số ơ lồng bị bỏ trống, không sử dụng do nuôi cá biển mấy năm gần đây đem lại hiệu quả
thấp, thậm chí nhiều bè ni cá bị thất thu.
Ngồi ra cịn khoảng 20 bãi nuôi tu hài và một số lượng lớn bè nuôi tu hài năm rải
rác trong khu vực hai vịnh trên. Nhiều diện tích ni qy bằng lưới, phên nứa ngay trên
mặt vịnh để ni thủy sản.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

5


Kỹ thuật ni
Trình độ kỹ thuật của người dân cịn hạn chế, hơn nữa ý thức về bảo vệ môi
trường, phịng trị bệnh cho cá của người ni cịn thấp, bên cạnh đó vấn đề giao thơng,
thơng tin liên lạc cịn khó khăn nên việc phổ biến kiến thực, tập huấn kỹ thuật ni cịn
hạn chế.
Kết cấu lồng ni cịn ñơn giản, khung lồng chủ yếu làm bằng gỗ, phao nổi làm
bằng thùng phi nhựa hoặc bằng xốp. Kích thước lồng phổ biến (dài x rộng x sâu) 3m x
3m x 3m một số lượng nhỏ có kích thước 5m x 5m x 3m. Vật liệu làm lồng ñơn giản nên
khó có thể triển khai lồng ni ra những khu vực xa hơn, nơi có điều kiện mơi trường tốt
hơn.
ðối tượng cá biển ni chủ yếu là các lồi: cá Mú – Song (Epinephelus spp), cá
Giò (Rachycentron canadum), cá Hồng (Lutjanus spp), Cá Tráp (Pagrosomus spp), Cá
Dìa (Siganus guttatus, cá ðù (Sciaenop occelatus)…đây là những lồi cá kinh tế có giá
bán cao trên thị trường, ñặc biệt là cá Song tại bán tại lồng ni có giá từ 200.000 –
250.000/kg, cá Sủ, cá Hồng giá bán tại lồng nuôi từ 50.000 – 80.000VNð/kg.
Nguồn cá giống chủ yếu ñược thu gom ngoài tự nhiên hoặc nhập từ ðài Loan,
Trung Quốc. Do vậy con giống chưa được kiểm sốt về chất lượng di truyền, dịch
bệnh... gây khó khăn cho người ni. Mật ñộ cá giống ñược thả dựa theo kinh nghiệm
của người ni và tuỳ thuộc vào lượng cá giống mua được. Ví dụ cá Sủ sao thả giống từ
150 con – 300 con/lồng (3m x 3m x 3m), khó xác định được năng suất trên đơn vị diện
tích ni.
Thức ăn chính cho nuôi cá biển là cá tạp, không sử dụng thức ăn tổng hợp do vậy
hệ số chuyển ñổi thức ăn (Fodd conversion ratio - FCR) cao từ 7 – 9, không thể nuôi với
quy mô lớn. ðây là một vấn đề khó khăn cho phát triển ni cá biển Việt Nam nói chung
và cho Cát Bà nói riêng.

Nguồn cá tạp cho nuôi cá biển cũng khan hiếm, dẫn tới giá ñầu vào tăng lên, giá 1
kg cá tạp hiện nay dao ñộng từ 5.000 – 7.000 VNð/kg, tăng cao gấp hơn 2 lần so với
trước ñây, năm 2006- 2007 giá cá tạp từ 2.500 – 3.000 VNð/kg. Góp phần ñẩy giá thành
sản phẩm lên cao dẫn tới hiệu quả thu nhập giảm xuống.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

6


Hình 2-2: Sử dụng cá tạp làm thức ăn cho nuôi cá biển trên vịnh Cái Bèo
Sử dụng cá tạp làm thức ăn đã gây khó khăn trong việc chủ ñộng nguồn thức ăn
vào các thời ñiểm không ñánh bắt ñược cá tạp. Sử dụng cá tạp cũng gây ô nhiễm mơi
trường trầm trọng đặc biệt mơi trường trầm tích.
Do quy mơ NTTS cịn nhỏ nên các dịch vụ hậu cần và thị trường tiêu thụ kém
phát triển, chưa hình thành một ngành sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Do thị
trường ñầu ra bấp bênh nên tư thương thường xuyên ép giá gây thiệt hại cho người nuôi.
ðây là một vấn đề nan giải cho nghề ni cá biển của Việt Nam nói chung.
Hình thức ni
Hầu hết các bè nuôi ở vịnh Cái Bèo là nuôi cá biển và hình thức ni đơn là
chính. Trong vịnh cũng có bè nuôi Tu hài nằm xen kẽ với các bè ni cá mặc dù số
lượng cịn ít (Hình 2-3), các bè Tu hài chủ yếu nuôi ở các khu vực bên ngồi.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

7


Hình 2-3: Bè ni tu hài trên vịnh Cái Bèo
Ni kết hợp giữa cá biển và ñộng vật thân mềm là một mơ hình ni rất hiệu quả

ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên trong ñiều kiện của Việt Nam, đặc biệt tại vịnh Cái
Bèo do khơng kiểm sốt ñược các loại hóa chất, thuốc chữa bệnh nên trong khu vực ni
cá biển vấn đề ni kết hợp với nhuyễn thể khơng có tính khả thi.
Mặt khác do ni Tu hài phải dùng cát làm giá thể nên lượng cát thất thốt xuống
đáy sẽ làm ảnh hưởng tới mơi trường tự nhiên đáy biển.
Hiện chính quyền và nhân dân Thị trấn Cát Bà đang thực hiện Thơng báo số
134/TB-UBND ngày 18/11/2010 của Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải về việc tổ chức,
sắp xếp, quy hoạch nuôi trồng hải sản tại các vịnh thuộc Quần ñảo Cát Bà, trong tương
lai các bè nuôi Tu hài hay cá biển sẽ khơng được phát triển thêm và đến hết năm 2012
giảm 50% số ô lồng nuôi theo số liệu thống kê năm 2010.
Quản lý mơi trường và dịch bệnh
Vấn đề vệ sinh lồng ni cũng là một vấn đề cần quan tâm, lồng nuôi thường bị
các sinh vật như hàu, giun, rong, tảo... bám vào, làm giảm lưu thông và trao ñổi nước
giữa bên trong và ngoài lồng. Do thức ăn sử dụng là cá tạp nên vấn ñề vệ sinh ñáy lồng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

8


cần ñược làm thường xuyên nhưng do phải hạn chế sự tác động đến cá ni nên vấn đề
này thường bị bỏ qua.

Hình 2-4: Cá ni bị bệnh trên vịnh Cái Bèo
Cá chết trong lồng hầu hết đều khơng có biện pháp xử lý để tránh gây ơ nhiễm
mơi trường, do ý thức kém của người ni nên họ đã vứt xác cá chết ra mơi trường bên
ngồi, điều này đã vơ tình làm lây lan dịch bệnh hoặc gây ô nhiễm thêm môi trường. Rác
thải trôi nổi trên mặt vịnh Cái Bèo cũng khơng được vệ sinh, vớt bỏ nên lượng rác trôi
nổi ngày càng nhiều.
Theo Mai Văn Tài (2010), kết quả quan trắc môi trường vịnh Cái Bèo năm 2010
cho thấy: Mật độ Colliforms trong nước có xu hướng vượt ngưỡng ở hầu hết các tháng

và các khu vực thu mẫu, trong đó điểm thu mẫu khu vực ni cá biển có mật độ cao nhất
so với các ñiểm thu khác.
Vi khuẩn Vibrio sp có mật ñộ vượt ngưỡng trong 2 tháng mùa mưa là tháng 6 và
tháng 10. Tỷ lệ bắt gặp tác nhân gây bệnh lớn nhất là vi khuẩn sau đó là ký sinh trùng.
Trong 6 đợt thu mẫu có 4 đợt tỷ lệ bắt gặp 100% tác nhân gây bệnh là vi khuẩn.
Thời ñiểm thu mẫu tháng 6 do sự gia tăng ñồng thời mật độ vi khuẩn hiếu khí,
Vibrio trong nước đã tạo ñiều kiện cho sự phát triển các tác nhân gây bệnh cho cá biển
như vi khuẩn, vi rút, nấm cao hơn các tháng khác. Nấm phân lập được các lồi Fusarium
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

9


moliniforme trên cá Sủ sao, ký sinh trùng thường gặp các loài ký sinh ở da và mang cá
là: Trichodina sp, Pseudorhabdosynochus sp; Gyrodactylus sp; Cryptocaronirrtaus và
Ichthyobodo necator.
Năm 2010 cá chết xảy ra rải rác ở tất cả các tháng với hiện tượng cá Vược bị rộp
da, cá Sủ sao bị rộp da và trương bóng hơi. Ttrong đó tỷ lệ bắt gặp vi khuẩn V. haveryi
có tỷ lệ lớn nhất chiếm 28,2% trên số mẫu cá bệnh.
Nuôi cá biển tại Cát Bà, Hải Phịng đang trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm
trọng. Nguyên nhân có thể kể tới do ô nhiễm môi trường, do dịch bệnh, do chi phí thức
ăn tăng cao, nguồn vốn của dân có hạn, kỹ thuật ni cịn hạn chế…ðặc biệt năm 2008
hiện tượng cá ni chết hàng loạt tại Cát Bà, Hải Phịng đã gây khó khăn rất lớn cho
người ni.
2.2. Nghiên cứu tác ñộng của nuôi cá biển ñến môi trường sinh thái
2.2.1. Trên thế giới
Lợi ích kinh tế của ni cá biển rất lớn nhưng những ảnh hưởng của nó gây ra ñối
với môi trường sinh thái cũng không nhỏ. Những tác ñộng của nuôi cá biển ñến môi
trường ñã ñược nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, phải kể tới các quốc gia như: Na
Uy, Iceland, Anh, Mỹ, Ca-na-da, Australia, Nhật Bản và Chi Lê,... Các báo cáo nghiên

cứu của EAO (1996), G3 Consulting Ltd (2000), Heinig (2000), Kenneth (2001), Nash
(2001), Buschmann (2002), Crawford và cộng sự (2002), Weber (2003), Shakouri,M
(2003) và Phillips (2005) cho thấy: Mặc dù những rủi ro và mức độ tác động có tính đặc
trưng khu vực và có thể khác nhau giữa các vùng nhưng các nghiên cứu ñều ñưa ra
những rủi ro và tác ñộng khá thống nhất, các tác ñộng và rủi ro của ni cá biển tới mơi
trường sinh thái được tổng hợp theo 3 nhóm như sau:
(1) Nhóm có nguy cơ rủi ro cao


Tác động của các phản ứng sinh hóa từ các chất hữu cơ lắng ñọng (phân cá,
thức ăn thừa...) trên bề mặt trầm tích.



Tác động của các kim loại nặng tích tụ trong trầm tích đến khu hệ động vật
đáy.



Tác động khơng mong muốn của thuốc, hóa chất trị bệnh lên cơ thể sinh vật.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

10


(2). Nhóm nguy cơ rủi ro thấp hơn


Tác động sinh lý của hàm lượng ơxy hịa tan thấp trong mơi trường nước.




Tác động gây độc của H2S và NH3 từ các phản ứng sinh hóa.



Tác động gây độc của tảo nở hoa.



Sự biến đổi của khu hệ động vật đáy, biến mất hệ động vật đáy.



Phát tán mầm bệnh của con người vào mơi trường nước.



Phát tán mầm bệnh của cá và động vật thân mềm vào mơi trường nước.



Gia tăng tỷ lệ mắc bệnh của cá tự nhiên.



Thay thế nguồn cá khai thác tự nhiên bởi cá ni.

(3). Nhóm có ít nguy cơ hoặc khơng có nguy cơ rủi ro



Phát tán những giống lồi khơng thuộc bản địa ra mơi trường tự nhiên, sau đó
chúng tác động đến những giống lồi đặc hữu trong vùng.



Tác động của vi khuẩn kháng thuốc lên cá tự nhiên.



Tác động lên sức khỏe và sự an toàn của con người.

Nguồn Forrest và cộng sự (2007)
Hình 2-5: Những tác động sinh thái từ trại nuôi cá biển.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

11


Nguồn White (2009)
Hình 2-6: Mơ hình lý thuyết về tích ñọng P và N trong nuôi cá biển.
Forrest và cộng sự (2007) trong báo cáo tổng quan về tác ñộng sinh thái của nuôi
cá biển trên thế giới cho thấy: Những tác động đến nền đáy khu vực bè ni cá biển là
lớn, ñặc biệt là thức ăn thừa, phân thải, có thể bao gồm cả dư lượng hóa chất và thuốc trị
bệnh dùng trong ni trồng thủy sản (Hình 2-5).
White (2009) đã đưa ra mơ hình lý thuyết về tích đọng phốt pho (P) và ni tơ (N)
trong ni cá biển (Hình 2-6), qua đó cho thấy vật chất hữu cơ như: Ni tơ và phốt pho
lắng ñọng dưới ñáy lồng nuôi rất lớn, phốt pho từ 47 – 54% và Ni tơ từ 12 – 20%.
Vấn ñề quan trọng nhất liên quan tới nuôi cá biển là bệnh cá, hiện tượng cá ni

thốt ra ngồi tự nhiên, sử dụng thuốc, hóa chất và tích lũy vật chất hữu cơ dưới nền ñáy.
Tuy nhiên những vấn ñề này cần phải ñược xem xét trong mối quan hệ với nhau, mật độ
lồng, bè ni lớn cùng với việc tích lũy thức ăn thừa và phân cá có thể là nguyên nhân
dẫn tới việc cá bị sốc (stress), chậm lớn kéo theo bệnh, sự bùng phát của các vật chủ
trung gian mang bệnh và sử dụng nhiều thuốc phòng trị bệnh…Vật chất hữu cơ tích
đọng ở tầng đáy do đó có thể trở nên quan trọng đối với các hình thức tác động mơi
trường khác nhau. (The Directorate of Fisheries - Norwegian, 1999).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

12


2.2.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu về tác động của ni biển đến mơi trường sinh thái tại Việt Nam hiện
rất hạn chế.
Báo cáo của bộ Thủy sản và ngân hàng thế giới (Ministry of Fisheries and The
World Bank, 2005) về thủy sản Việt Nam cho thấy: có nhiều tác động ảnh hưởng của
nuôi trồng, khai thác thủy sản ven bờ và xa bờ tới nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh
thái, trong đó có đề cập tới:


Mơi trường nước vịnh Bắc Bộ ñã bị khai thác quá mức so với sức tải mơi
trường.



Gia tăng ni trồng thủy sản và Trung Quốc cấm ñánh bắt theo mùa làm tăng
khai thác cá (bao gồm cả cá tạp) trong vùng nước Việt Nam.




Quan trắc và giám sát nguồn tác động chưa được thực hiện thường xuyên.

Nghiên cứu của Trần Lưu Khanh (2005) về sức chịu tải môi trường thuỷ vực nuôi
cá biển tại Tùng Gấu (Cát Bà - Hải Phòng) và Phất Cờ (Vân ðồn – Quảng Ninh) cho
thấy: Nuôi cá biển ở hai khu vực này tại thời ñiểm nghiên cứu, vẫn nằm trong giới hạn
cho phép. Báo cáo ñã ñưa ra đề xuất tăng thêm số lượng lồng ni cá ở hai vịnh này.
Vịnh Tùng Gấu có thể lên tới 465 lồng (thể tích mỗi lồng là 60 m3) và vịnh Phất Cờ có
thể lên tới 180 lồng. Khoảng cách giữa các cụm lồng bè, diện tích dãn cách từ 569 1.388m2 với 20 ô lồng/bè và 1.634 - 3.471m2 với những cụm bè ni có khoảng 50 ơ
lồng (Trần Lưu Khanh, 2005).
Theo kết quả quan trắc của Viện nghiên cứu hải sản năm 2008 môi trường nước
khu vực nuôi cá biển ở Quảng Ninh, Hải Phịng có dấu hiệu ô nhiễm: Các muối dinh
dưỡng như: N-NH4+, P-PO43- cũng như Vibrio có mặt tại khu ni cá lồng bè gần cảng
Cát Bà. Nước biển khu vực nuôi cá lồng tại Cái Bèo, Tùng Gấu, gần cảng Cát Bà bị ô
nhiễm ñặc biệt là N-NO2-.
Phương pháp quan trắc về chất lượng mơi trường khu vực biển Hải Phịng, Quảng
Ninh của Viện nghiên cứu NTTS 1 và Viện nghiên cứu Hải sản mới chỉ dùng lại ở mức
độ mơ tả và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước và trầm tích, chưa thật sự
nghiên cứu sâu về tác động của ni cá biển đến trầm tích.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

13


2.3. Giám sát môi trường nuôi cá biển của một số quốc gia trên thế giới
Trên thế giới ñặc biệt ở các quốc gia có nghề ni cá biển phát triển mạnh như:
Na Uy, Anh, Ireland, Scotland, Canada, Mỹ, Chi lê, Australia, New Zealand... mỗi quốc
gia đều có những tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá, giám sát và kiểm sốt về môi

trường nuôi cá biển riêng.
2.3.1. Vương quốc Anh
Scotland thuộc vương quốc Anh đã thơng qua một chính sách bắt buộc các chủ
trại nuôi cá biển phải tự giám sát môi trường, với sự kiểm tra thường xuyên một tỷ lệ
nhất định trại ni bởi cơ quan bảo vệ mơi trường (Scottish Environment Protection
Agency – SEPA). Việc giám sát, thu mẫu và thiết kế chương trình được thay đổi tùy theo
tình hình và mức độ nhạy cảm của trại ni, ñể có thể ñánh giá thường xuyên. Cơ quan
bảo vệ mơi trường cung cấp một bộ hướng dẫn đánh giá liên quan đến tất cả các khía
cạnh của việc giám sát môi trường cần thiết và thiết lập Tiêu chuẩn chất lượng môi
trường (Environment quality Standard – EQS). Họ cũng áp dụng một cách tiếp cận việc
dự đốn các mơ hình mơ phỏng nhưng ở mức độ đơn giản để ñánh giá các tác ñộng của
hoạt ñộng nuôi tới môi trường.
Bảng 2-3: Phương pháp giám sát môi trường nuôi cá biển tại Anh
Thơng số giám sát

Phương pháp phân tích

ðánh giá trực quan

Màu sắc trầm tích: đen, nâu hoặc sáng, xám.
Tính ñồng nhất trầm tích: cứng, mềm, lỏng.
Kết cấu trầm tích: cát, Limon, sét.
Sự có mặt của thức ăn, vi khuẩn Beggiatoa.

Thế ơxy hóa – khử

Hai mẫu được thu và đo trực tiếp thế ơxy hóa –Khử
tại hiện trường (lớp trầm tích bề mặt khoảng 1cm).

Carbon hữu cơ


50g mẫu được thu trong khoảng 2cm lớp trầm tích
bề mặt.

Phân tích thành phần cơ học

100g mẫu được thu trong khoảng 20cm lớp trầm
tích bề mặt.

ðộng vật đáy

Mẫu trầm tích được lọc qua sàng kích thước mắt
lưới 1mm, cố định bằng formalin.
(Nguồn: Wilson và Black, 2009)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

14


Giám sát môi trường nước
Giám sát môi trường nước tập trung vào mức độ dinh dưỡng, oxy hịa tan, thuốc
và hóa chất. Các tần số và mức độ chi tiết có liên quan trực tiếp đến sinh khối cá và sự
nhạy cảm của mơi trường tiếp nhận, liên quan đến thời gian xả các nguồn nước.
Giám sát môi trường trầm tích
Thời gian giám sát mơi trường trầm tích thường diễn ra trong vịng 1 tháng, thời
điểm mà sinh khối (sản lượng) của trại ni đạt cao nhất, trong khoảng từ tháng 5 đến
tháng 10 hàng năm, ngoại trừ cơng việc ñiều tra cơ bản trước khi xây dựng trại nuôi. Tất
cả các vị trí được ghi chép và cố định cho các lần thu mẫu. Sử dụng gầu thu mẫu đáy có
diện tích tối thiểu là 0,02m2 với năm lần lặp để phân tích động vật đáy và hai lần lặp cho

phân tích các thơng số hóa học.
2.3.2. Ireland
Giám sát môi trường nuôi cá biển của Ireland gồm: Báo cáo mơi trường và các
hoạt động sản xuất của trại ni ñược thực hiển bởi chính các chủ trại và một phần ñánh
giá ñộc lập bởi các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu biển.
Giám sát môi trường trong nuôi cá biển được thực hiện bởi một số các phương
pháp:


Mơi trường nước được phân tích hàng tháng từ tháng mười hai ñến tháng ba
hàng năm. Mẫu ñược thu ngay dưới ñáy lồng và khu vực cách xa lồng ni.
ðo nhiệt độ và độ mặn, thu mẫu phân tích các thơng số: ammonia, nitrat, nitrit
và phốt phát.



Mẫu đáy được thu trong vịng 30 ngày, thời gian sinh khối cao điểm của trại
ni.

Tất cả các vị trí trong trại ni được so sánh với điều kiện trầm tích tại các vị trí
cách xa trại ni. Chương trình này được áp dụng để đánh giá việc tuân thủ các quy ñịnh
trong giấy phép hoạt ñộng.
Giám sát Rận cá
Viện nghiên cứu biển thực hiện kiểm tra thường xuyên mức ñộ ảnh hưởng của rận
cá trong tồn quốc theo quy định. Tất cả các trại ni cá trải qua kiểm tra rận cá 14 lần
trong một năm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................

15



Các ñiểm thu mẫu chạy
dọc theo mặt cắt theo
hướng dẫn bởi viện
nghiên cứu biển. sai số
cho ñiểm lấy mẫu ±
0,5m
Dọc theo hai mặt cắt
vng góc ở đáy lồng
mỗi điểm thu cách ñiểm
kia như sau ±10m;
±20m; ±50m; ±100m
và một ñiểm ñối chứng
cách xa khu vực lồng
ni 500m

Sự có mặt của rận trên
cơ thể cá

ðịa ñiểm thu mẫu

Mức ñộ 2 + ðộng
vật đáy kích thước
trên 1mm

Nhiệt độ
Ammonia
Nitrite
Nitrate
Phốt phát

ðộ mặn
Sự có mặt của sinh
khối vi khuẩn, thức
ăn thừa, rác, bọt khí,
khu vực thiếu ơxy,
động vật đáy, tảo
lớn, màu sắc trầm
tích và thành phần cơ
học
Mức độ 1+ thế ơxi
hóa – khử

Số lượng rận trên
một cá ni

Thơng số

Ngồi những cơng việc
trên, tối thiểu phải có 3
số liệu thế ơxi hóa – khử
tại mỗi điểm thu mẫu
Xác định số lượng và
thành phần lồi

Quay Video hoặc chụp
ảnh dưới nước. Quan sát
này ñược thực hiện bởi
thợ lặn chuyên nghiệp

Hằng năm, vào thời điểm mà

sinh khối của trại ni cá lớn
nhất hoặc trong vòng 30
ngày sau khi thu hoạch. Báo
cáo được đệ trình vào cuối
tháng 11 hàng năm

14 lần trong năm. Hai tuần
trên lần trong tháng ba, bốn
và tháng năm.
Thu hàng tháng tính từ tháng
12 đên tháng tư năm sau.
Báo cáo được đệ trình ngày
30/4

Tần suất

16

(Nguồn: Wilson và Black, 2009)

ðếm số lượng 30 con cá
thu từ 2 lồng nuôi ngẫu
nhiên
Mẫu nước được thu bên
cạnh lồng ni (tầng mặt,
giữa và cánh đáy biển
khoảng 1,0m

Phương pháp phân tích


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp ......................................

Mức độ 3

Mức độ 2

Mẫu đáy
Mức độ 1

Chất lượng
nước

Vùng tác
động
Rận cá

Bảng 2-4: Phương pháp giám sát mơi trường nuôi cá biển tại Ireland


Giám sát mơi trường nước
Mơi trường nước cũng được giám sát bởi Viện nghiên cứu biển, tuy nhiên ña
số các giám sát có liên quan đến động vật thân mềm.
Giám sát tác động nền đáy
Chương trình giám sát mơi trường trầm tích được thực hiện bởi Cơ quan Bảo
vệ mơi trường Scotland thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Có ba cấp
độ của Chương trình giám sát nhằm ñánh giá tác ñộng của nuôi cá biển ñến môi
trường (Bảng 2-4).
2.3.3. Canada
Canada có 4 tỉnh ni cá biển là: British Columbia, New Brunswick, Nova
Scotia và Newfoundland. Nhiệm vụ giám sát và đánh giá mơi trường được giao cho

chính quyền cấp tỉnh ở bốn địa phương nói trên. Tại tỉnh New Brunswick, vịnh
Fundy có tới 90 % số trang trại nuôi cá hồi tại ðại Tây Dương của Canada.
Cục Môi trường trực thuộc tỉnh New Brunswick (New Brunswick, the
Department of the Environment - NBDENV), chịu trách nhiệm chính giám sát việc
tn thủ những quy định về mơi trường ni cá biển. Giám sát thường ñược thực hiện
bởi cơ quan, tổ chức ñộc lập - các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn (Bảng 2-5).
Bảng 2-5: Phương pháp giám sát môi trường nuôi cá biển tại Canada
Giám sát

Phương pháp

ðịnh lượng

ðược thực hiện theo mặt cắt
thích hợp
Bộ sưu tập tất cả hình ảnh
khu vực nghiên cứu ñược
ghi nhận
Quan sát, ñánh giá trầm tích
ở từng mặt cắt

Quan sát đáy biển như sau:
ðộ dày trầm tích, màu sắc, độ
đồng nhất, bọt khí, % vi khuẩn
Beggiatoa, sự có mặt của thức ăn
và phân,
ðộng, thực vật ñáy, sự có mặt
của các mảnh vụn hữu cơ.

ðộ sâu

< 30,5m

Mẫu ñược thu bởi thợ lặn.
Giảm tối thiểu sự xáo trộn
đến mẫu thu.

Thế ơxy hóa khử được xác định ở
tầng 2cm bề mặt.

ðộ sâu
> 30,5m

Phân tích cấp hạt trầm tích:
Limon và Sét.
Thu ba mẫu cho một vị trí

5 ml mẫu trong lớp 2 cm bề mặt
ñược lấy ñể xác ñịnh Sulfide (sau
khi xác định thế ơ xy hóa khử)

Khảo sát bằng
quay Video

Mẫu
trầm
tích

Nguồn: NBDENV. 2006a và NBDENV. 2006

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......................................


17


×